Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đảng bộ huyện đan phượng (thành phố hà nội) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====

TRẦN ĐỨC TOÀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐAN PHƢỢNG (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====

TRẦN ĐỨC TOÀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐAN PHƢỢNG (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. TRẦN THỊ CHIÊN

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này đƣợc hoàn thành cần rất nhiều sự giúp đỡ từ ThS.
Trần Thị Chiên. Em cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo và hƣớng dẫn em
trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn các thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị và các thầy cô giáo
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp em có một nền tảng nhất định
trƣớc khi rời khỏi ghế nhà trƣờng để có bƣớc đi tiếp theo trên con đƣờng
lập nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của gia
đình,bàn bè trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên trong quá trình
thực hiện đề tài này em vãn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự
tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để đề tài này đƣợc hoàn
thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Trần Đức Toàn


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô ThS.
Trần Thị Chiên. Em xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Trần Đức Toàn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã


TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ..................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 12
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
BỘ HUYỆN ĐAN PHƢỢNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2017 ........................................... 18
2.1. Chủ trƣơng của Đảng ............................................................................ 18
2.2. Quá trình Đảng bộ huyện Đan Phƣợng chỉ đạo thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .................................................................. 27
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................... 39
3.1. Nhận xét ................................................................................................ 39
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu................................................................. 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 58
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, vì vậy trong lịch sử, nông nghiệp,
nông dân, nông thôn luôn giữ vị trí và có vai trò quan trọng góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Sản phẩm của nông nghiệp không chỉ đáp ứng
yêu cầu sinh hoạt của đời sống xã hội, mà còn cung cấp nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu và đóng góp một phần quan trọng vào
tổng thu nhập kinh tế quốc dân, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận thức rõ vai trò và vị trí quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp, Đảng
luôn quan tâm và đƣa ra những chủ trƣơng về phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT)
nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(CNH, HĐH)
“Đan Phƣợng là một huyện của thủ đô Hà Nội, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi
và có vị trí phát triển kinh tế thuận lợi nên có nhiều lợi thế trong việc phát
triển kinh tế - xã hội đặc biệt có kinh tế nông nghiệp. Nhận thức sâu sắc về
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề
CDCCKT nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Đảng
bộ huyện Đan Phƣợng đã chủ động quán triệt sâu sắc chủ trƣơng, đƣờng lối
của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ thành phố Hà Nội, kịp thời hoạch định
những chủ trƣơng về CDCCKT nông nghiệp hợp với tình hình thực tiễn của
địa phƣơng và từng bƣớc tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn huyện.”
“Thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế nông nghiệp và
CDCCKT nông nghiệp của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ Thành phố Hà Nội,
trong những năm 2005- 2017, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đan
Phƣợng, kinh tế nông nghiệp và CCKT nông nghiệp huyện Đan Phƣợng đạt
đƣợc nhiều thành tựu to lớn: CCKT nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích

cực trong cơ cấu ngành và cơ cấu giống cây trồng vật nuôi. Những thành tựu

1


đạt đƣợc trong CDCCKT nông nghiệp góp phần tạo ra những chuyển biến
tích cực về mặt xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn
định; đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đan Phƣợng
trong phát triển kinh tế nông nghiệp.”
Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, nên trong quá trình Đảng bộ huyện
Đan Phƣợng lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH, còn
bộc lộ một số hạn chế: tốc độ CDCCKT nông nghiệp chƣa mạnh, sự chuyển
dịch chƣa đều và bền vững, dẫn đến hiệu quả kinh tế nông nghiệp chƣa cao,
chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp
thiết cho Đảng bộ và nhân dân huyện Đan Phƣợng phải tiếp tục đẩy mạnh
CDCCKT nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, bền vững, gắn liền với bảo vệ
môi trƣờng sinh thái và có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng, đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đảng bộ huyện Đan Phượng (Thành
phố Hà Nội) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2005
đến năm 2017” làm khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong phát tiển kinh tế - xã hội nên đã
có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về CDCCKT nông nghiệp. Có thể
kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Đề tài “Luận cứ khoa học và kiến nghị
những giải pháp đồng bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng,
thành phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Ngô Đình
Giao; đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn” của Ban
Kinh tế Trung ƣơng; đề án “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm

nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

2


nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân” của tác giả Ngô Đình Giao;
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ
công nghiệp hóa ở Việt Nam” của Bùi Tất Thắng; “Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp” của
Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dƣơng; “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005” của
Nguyễn Văn Vinh; “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006” của Đặng Kim Oanh;
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng Thực trạng và giải pháp” của Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dƣơng...
Các công trình nghiên cứu kể trên dƣới các góc độ nghiên cứu khác nhau
đã làm sáng tỏ quá trình CDCCKT nông nghiệp của Việt Nam cũng nhƣ của
một số địa phƣơng dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, chƣa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống quá trình CDCCKT nông nghiệp
ở huyện Đan Phƣợng (thành phố Hà Nội). Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Đảng
bộ huyện Đan Phượng (Thành phố Hà Nội) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2017” làm khóa luận tốt nghiệp,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Đảng bộ huyện Đan Phượng
(Thành phố Hà Nội) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ
năm 2005 đến năm 2017” làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Đan Phƣợng
(thành phố Hà Nội) lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 2005

đến năm 2017. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những ƣu
điểm, hạn chế của Đảng bộ huyện Đan Phƣợng (thành phố Hà Nội) trong quá

3


trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp và bƣớc đầu đúc rút một số kinh
nghiệm chủ yếu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Đan Phƣợng (thành phố Hà Nội) trong CDCCKT nông nghiệp từ năm
2005 đến năm 2017
- Làm rõ các chủ trƣơng và quá trình Đảng bộ huyện Đan Phƣợng (thành
phố Hà Nội) chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2017
- Đánh giá khách quan, khoa học những ƣu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên
nhân của thực trạng đó, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá
trình Đảng bộ huyện Đan Phƣợng (thành phố Hà Nội) lãnh đạo quá trình
CDCCKT nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2017
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đan Phƣợng (thành
phố Hà Nội) về CDCCKT ngành nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2017.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-“Về nội dung: CDCCKT nông nghiệp ở huyện Đan Phƣợng (thành phố
Hà Nội) là một đề tài lớn với nhiều nội dung. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu đề tài, khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Đan Phƣợng (thành phố Hà Nội) về sự chuyển dịch giữa các
ngành nông nghiệp, thủy sản và chuyển dịch cơ cấu nội ngành.”
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Đan Phƣợng (thành phố
Hà Nội)

- Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2017
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
“Khóa luận đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng
về nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp.”

4


“Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng
pháp logic làm nổi bật sự lãnh đạo của Đảng trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp huyện Đan Phƣợng.”
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác:
thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu…
6. Đóng góp của khóa luận
“Khóa luận góp phần hệ thống các quan điểm, chủ trƣơng của Trung
ƣơng Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội và Đảng bộ huyện Đan Phƣợng về
phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp từ năm 2005 đến
năm 2017.”
“Bƣớc đầu nêu một số nhận xét về ƣu điểm, hạn chế và đúc rút một số
kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ huyện Đan Phƣợng trong quá trình lãnh
đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2017 trên địa bàn huyện,
góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn của Đảng trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.”
“Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để góp phần tổng kết
thực tiễn, gợi mở những bài học kinh nghiệm để vận dụng trong lãnh đạo
CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay.”
7. Kết cấu của khóa luận
“Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của khóa luận gồm 3 chƣơng, 6 tiết”


5


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, nhận thức của Đảng
ngày càng sâu sắc hơn về vai trò của vấn đề CDCCKT nông nghiệp và coi đó là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc.
Cơ cấu kinh tế: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003):“CCKT là
tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tƣơng đối ổn
định hợp thành. CCKT là hệ thống động, các yếu tố trong CCKT vận động
trong mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau, giai đoạn sau phát triển
cao hơn giai đoạn trƣớc. Nội dung CCKT có thể nghiên cứu dƣới nhiều góc
độ, nhiều lĩnh vực, nhƣng về cơ bản gồm: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành
phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế.”[25]
Cơ cấu ngành kinh tế: “Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành
kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của
mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình
độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển
chung của lực lƣợng sản xuất”. Là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế
quốc dân, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003):
“CDCCKT là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ trạng thái lạc hậu, mang
nặng tính chất tự cấp, tự túc sang chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ thuật,
công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó tạo ra hiệu quả kinh tế cao. CDCCKT bao
gồm CDCCKT ngành, vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế.”[26]
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình làm
thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành CCKT


6


để hình thành một CCKT hiện đại, trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao trong GDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm;
các vùng kinh tế cũng đƣợc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa và phát
huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, gắn với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế,
nhằm đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển đạt hiệu quả cao.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất thành thành đầu tiên của xã hội
loài ngƣời từ khi ra đời đến nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò không thể
thay thế trong phát triển kinh tế nói chung và đảm bảo sinh tồn của loài ngƣời
nói riêng. Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm các ngành trồng trọt, chăn
nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Theo nghĩa rộng nông nghiệp còn bao gồm cả
lâm và ngƣ nghiệp. Vì vậy, CCKTNN phản ánh số lƣợng, vị trí các ngành,
các bộ phận cấu thành nên nông nghiệp.
“ Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế. Trong đó
bao gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản. Ở Đan Phƣợng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm: trồng trọt,
chăn nuôi, thủy sản.”
Trồng trọt là ngành nông nghiệp ra đời đầu tiên. Trong trồng trọt, bên
cạnh cây lƣơng thực còn có các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu, cây
dƣợc liệu, cây cảnh… Trồng trọt cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho con
ngƣời và nguyên liệu cho công nghiệp.
Chăn nuôi là ngành cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật cho con
ngƣời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp sức kéo,
phân bón cho ngành trồng trọt và các mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
Thủy sản là ngành nuôi trồng và khai thác các loài thủy sản bao gồm cả
thủy sản nƣớc ngọt (trong các ao, hồ, đầm ruộng, sông ngòi..) và thuỷ sản

nƣớc lợ.

7


Vị trí của các ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể thay đổi
theo thời gian, đây cũng chính là một trong những định hƣớng phát triển
nông nghiệp để khai thác tốt hơn các nguồn lực phát triển của đất nƣớc, của
địa phƣơng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:“là quá trình thay đổi yếu tố
và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc nông nghiệp. Hiểu cách khác
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc và
các mối quan hệ tƣơng tác trong hệ thống theo những định hƣớng và mục tiêu
nhất định, nghĩa là đƣa hệ thống từ một trạng thái nhất định sang trạng thái tối
ƣu để đạt hiệu quả mong muốn, thông qua sự điều khiển ý thức của con
ngƣời, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.”
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc xem xét trên ba góc độ:
chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả chỉ làm rõ khái niệm chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp.”
“Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là sự thay đổi tỷ trọng giữa các
nhóm ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp nhằm khai thác tốt hơn các
nguồn lực của địa phƣơng. Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành hiện nay là
hƣớng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, sản xuất thâm canh đa dạng hóa
sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị.”
“Trong ngành trồng trọt, xu hƣớng độc canh cây lƣơng thực đã đƣợc hạn
chế dần thay vào đó là việc trồng những loại cây có năng suất cao, có giá trị
hàng hoá lớn.”
“Trong ngành chăn nuôi, những vật nuôi có giá trị dinh dƣỡng tốt, mang
lại giá trị đƣợc chú trọng phát triển.”

“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH: là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ

8


phận cấu thành CCKT nông nghiệp nhằm hình thành một CCKT nông nghiệp
hiện đại. Trong đó, tỷ trọng ngành trồng trọt ngày càng giảm, tỷ trọng ngành
chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp tăng (theo nghĩa hẹp); tỷ trọng ngành nông,
lâm nghiệp giảm, tỷ trọng ngành thủy sản ngày càng tăng (theo nghĩa rộng).”
Quá trình CDCCKT nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH ở Việt Nam là
một quá trình phức tạp, kéo dài trong suốt thời kỳ quá độ, nên đòi hỏi các cấp
ủy Đảng, chính quyền, trong đó có Đảng bộ huyện Đan Phƣợng phải quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng đƣợc một CCKT nông nghiệp hợp lý theo
hƣớng văn minh, hiện đại.
1.1.2. Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện
Đan Phượng
Để tăng tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo ra cơ cấu kinh tế hợp
lý nhất cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự CDCCKT nông
nghiệp ở huyện Đan Phƣợng xuất phát từ:
Thứ nhất, CDCCKT nông nghiệp xuất phát từ vai trò, vị trí của nông
nghiệp trong đời sống kinh tế - xã hội huyện Đan Phƣợng. Nông nghiệp có
vai trò rất quan trọng, nếu không muốn nói nông nghiệp là khởi đầu của sự
phát triển. Chú ý đến nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
là xu hƣớng đƣợc áp dụng phổ biến trong những năm gần đây ở nhiều nƣớc
trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hà Nội cũng nhƣ huyện
Đan Phƣợng nói riêng.
“Nông nghiệp, nông thôn là thị trƣờng rộng lớn của CNH - HĐH, vì đầu
ra cho công nghiệp chính là nông nghiệp, nông thôn. Thật vậy, muốn công
nghiệp phát triển phải có thị trƣờng, thị trƣờng chủ yếu là nông dân, có nâng

cao đƣợc sức mua của nông dân thì mới có đầu ra cho công nghiệp.”
“Nông nghiệp, nông thôn là nơi cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho đời
sống xã hội và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Trong các cuộc cách

9


mạng công nghiệp thì công nghiệp và nông nghiệp luôn đi đôi với nhau, vì thế
nếu không phát triển nông nghiệp thì sẽ không thể phát triển công nghiệp.
Phát triển nông nghiệp là tiền đề để CNH đất nƣớc.”
CDCCKT nông nghiệp còn nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Thực hiện
CNH -HĐH đất nƣớc tạo thế và lực để chủ động hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới.
“Thứ hai, CDCCKT nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với việc tăng
trƣởng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần quan trọng
thực hiện CNH - HĐH đất nƣớc.Điều quan trọng là CDCCKT nông nghiệp sẽ
tác động đến việc phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao năng suất lao
động, khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai, sức lao động, cơ sở vật chất
hiện có và sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế.”
“CDCCKT nông nghiệp sẽ góp phần chuyển dịch nền nông nghiệp tự
cung tự cấp độc canh, thuần nông sang kinh tế hàng hóa, đa canh, đa dạng
hóa. CDCCKT nông nghiệp sẽ làm tăng khối lƣợng sản phẩm hàng hóa, đáp
ứng nhu cầu thị trƣờng, đẩy mạnh xuất khẩu. Chuyển từ sản xuất cho nhu cầu
trong nƣớc sang sản xuất để xuất khẩu, tăng thị trƣờng nông sản hàng hóa
trong cả nƣớc. CDCCKT nông nghiệp sẽ làm thay đổi tƣơng quan giữa nông lâm - ngƣ nghiệp. Trong đó, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng chăn nuôi,
thủy sản tăng lên.”
“Thứ ba, CDCCKT tế nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu của CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một chủ
trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong đại hội VIII (1996) nhằm đƣa nông

nghiệp nƣớc ta trở thành nền nông nghiệp tiên tiến, kinh tế nông nghiệp thôn
phát triển bền vững, có cơ sở hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có năng suất
lao động và hiệu quả kinh tế cao. CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình

10


chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tăng nhanh sản phẩm và
lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao
động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quy hoạch phát
triển nông thôn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tổ chức lại sản xuất và xây dựng
quan hệ phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân ở nông thôn.”“Theo
cách hiểu trên CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình hoàn thiện
phƣơng thức tổ chức, quản lý và ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ
thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhằm xóa
bỏ cơ cấu kinh tế nông thôn truyền thống, tạo sự tăng trƣởng cao và lâu bền,
đƣa khu vực nông thôn phát triển bền vững.”“Và nhƣ vậy CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn không chỉ đơn giản bao gồm phát triển công nghiệp nông
thôn và hiện đại hóa một số công đoạn của sản xuất nông nghiệp nhƣ cơ giới
hóa, điện khí hóa, thuỷ lợi hóa và sinh học quá, mà nó còn bao gồm toàn bộ
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống vật chất và tinh thần ở
nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp hiện đại và phƣơng thức tổ
chức quản lý tiên tiến và CDCCKT nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH.”
Thứ tư, sự hình thành và phát triển kinh tế thị trƣờng là một đòi hỏi
khách quan đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quá trình xây dựng CDCCKT dựa trên những
tính toán mang nặng tính chủ quan của Ủy ban kế hoạch Nhà nƣớc, tuy có
“tham khảo” thị trƣờng nhƣng chƣa xuất phát từ những yêu cầu thị trƣờng. Ở
đây thì trƣờng đã đặt ra yêu cầu cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, sản xuất nông nghiệp, gắn với nghiên cứu thị trƣờng trong và ngoài
nƣớc. Chỉ có kinh tế nông nghiệp nếu không suất phát từ những yêu cầu
khách quan của thị trƣờng thì sẽ dẫn đến kém năng động và hiệu quả.

11


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng
1.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
“Huyện Đan Phƣợng nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại
khoảng giữa của trục đƣờng quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Phía
Đông giáp Đông Anh (ranh giới tự nhiên là sông Hồng) và Từ Liêm. Phía Nam
giáp Hoài Đức. Phía Tây giáp Phúc Thọ. Phía Bắc giáp Mê Linh (ranh giới tự
nhiên là sông Hồng).”“Cơ cấu hành chính gồm có 15 xã và 1 thị trấn. Đó là
các xã: Đan Phƣợng, Song Phƣợng, Đồng Tháp, Phƣơng Đình, Thọ Xuân, Thọ
An, Trung Châu, Thƣợng Mỗ, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên
Trung, Tân Hội, Tân Lập và thị trấn Phùng.”
“Diện tích tự nhiên 78 km2, dân số trên 156.000 (năm 2014). Cƣ dân
sinh sống trên vùng châu thổ hữu ngạn sông Hồng và tả ngạn sông Đáy.
Nhiều năm huyện Đan Phƣợng thuộc tỉnh Hà Đông.Trong kháng chiến chống
Pháp, có thời kỳ thuộc tỉnh Lƣỡng Hà (Hà Nội, Hà Đông sáp nhập), có lức
thuộc Hà Nội, khi thuộc tỉnh Sơn Tây, hòa bình lập lại (8/1945) thuộc về Hà
Đông, rồi Hà Tây (1965), Hà Sơn Bình (1976), Hà Nội (1979-1991); trở về
với Hà Tây (1991-2008). Ngày 01/08/2018, huyện Đan Phƣợng trở thành đơn
vị hành chính của Thành phố Hà Nội.”
Những đặc điểm về vị trí địa lý này đã giúp huyện Đan Phƣợng thực
hiện tốt trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là giúp Đan Phƣợng thực hiện và
đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp, đƣa kinh tế của huyện Đan

Phƣợng phát triển hơn nữa so với các đơn vị hành chính khác trong thành phố
Hà Nội. Đặc biệt phát triển nền kinh tế nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH.
* Điều kiện tự nhiên
Về địa hình: “Đan Phƣợng là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trƣng
của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm
trong khoảng 3,5 m - 6,8 m.”

12


Về khí hậu: Huyện Đan Phƣợng“nằm trong nền khí hậu chung của miền
Bắc Việt Nam với các đặc điểm nhƣ sau: nhiệt độ trung bình năm là 23,80C,
lƣợng mƣa trung bình 1700 mm - 1800 mm. Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình
năm dao động từ 23,1 - 23,30C. Mùa lạnh diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C. Mùa nóng diễn ra từ tháng 4 đến
tháng 10, nhiệt độ trung bình thƣờng trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 7.
Chế độ ẩm: độ ẩm tƣơng đối trung bình từ 83 - 85 . Tháng có ẩm độ trung
bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87 - 89 ), các tháng có độ ẩm tƣơng đối
thấp là các tháng 11, tháng 12 (80 - 81%). Chế độ bức xạ: hàng năm có
khoảng 120 - 140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình là 1.617 giờ.
Chế độ mƣa: lƣợng mƣa phân bổ không đều, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng
10 (chiếm 85 - 90%) tổng lƣợng mƣa trong năm. Mùa khô thƣờng diễn ra từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau (chiếm 10 - 15%) lƣợng mƣa.”
Về sông ngòi: Nằm dọc theo hữu ngạn của sông Hồng, thƣờng xuyên
bồi đắp phù sa cho đất đai của huyện Đan Phƣợng, ngoài lƣợng phù sa của
sông Hồng bồi đắp còn một lƣợng lớn phù sa của sông Đáy
“Về tài nguyên đất: Điều kiện thổ nhƣỡng đất đai của huyện Đan
Phƣợng chủ yếu là đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi dọc theo sông Hồng. Gồm các
loại đất sau: Đất phù sa đƣợc bồi (Pb); Đất phù sa không đƣợc bồi (P); Đất
phù sa gley (Pg)”

Về tài nguyên nƣớc: Sông Hồng, Sông Đáy“ảnh hƣởng trực tiếp đến việc
cấp và tiêu thoát nƣớc khu vực huyện. Vì vậy về mùa mƣa nơi nào chƣa san
lấp tôn cao thƣờng bị úng ngập nặng. Nƣớc ngầm: Mực nƣớc ngầm có áp về
mùa mƣa (từ tháng 3 đến tháng 9) thƣờng gặp ở cốt (-9m) đến (-11,0m); Mùa
khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thƣờng ở cốt từ (-10m) đến (-13m). Còn
nƣớc ngầm mạch nông không áp thƣờng cách mặt đất từ 1 - 1,5m.”
“Với đặc điểm điều kiện tự nhiên, địa hình bằng phẳng, Đan Phƣợng có
điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng

13


vụ, tăng năng suất. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh,
khô vào mùa đông, là một trong những thuận lợi để cho huyện Đan Phƣợng
phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt
đới, á nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh
tế cao nhƣ một số loại rau cao cấp - súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và
hoa cây cảnh các loại. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện có lƣu lƣợng
đảm bảo cho nhu cầu tƣới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân cƣ trên địa bàn toàn huyện. Tuy nhiên
số giờ nắng không phân bổ đồng đều trong năm, mùa đông thƣờng có những
đợt không có nắng kéo dài 2 - 5 ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn
đến ảnh hƣởng không tốt tới sản xuất nông nghiệp - hạn chế sinh trƣởng phát
triển của cây trồng vụ Đông Xuân và gây hạn trong vụ hè.”
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm 2005 - 2017, do ngành công nghiệp, dịch vụ ở huyện
Đan Phƣợng phát triển mạnh mẽ, nên thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt mức
cao và liên tục qua các năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời liên tục tăng qua
các năm (năm 2015 ƣớc đạt 28.8 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng hơn 10 triệu

đồng/ngƣời/năm so với năm 2011). Ngoài ra, huyện Đan Phƣợng có truyền
thống lao động cần cù, ngƣời dân chịu thƣơng chịu khó, làm lụng để ổn định
đời sống, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cá nhân.
“Dân số tăng nhanh, tỷ lệ dân cƣ sinh sống và tham gia sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn nông thôn vẫn chiếm chủ yếu, có những ảnh hƣởng nhất
định đến sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tình trạng đất nông nghiệp giảm
nhanh, trong khi sản xuất công nghiệp và dịch vụ chƣa có đủ khả năng giải
quyết nguồn lao động dƣ thừa từ nông nghiệp. Do đó đã xảy ra tình trạng lao
động thiếu việc làm ở một số xã. Đây là vấn đề xã hội nổi cộm gây khó khăn

14


cho quy mô CDCCKT nông nghiệp, có ảnh hƣởng lớn đến việc hoạch định
chủ trƣơng CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ huyện Đan Phƣợng.”
“Sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học
ngày càng có những bƣớc nhảy vọt, trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp
thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT nói
chung, CCKT nông nghiệp nói riêng, cũng nhƣ thúc đẩy sự biến đổi sâu sắc
các lĩnh vực đời sống xã hội. Những tiến bộ về khoa học công nghệ, đặc biệt
là những tiến bộ trong lĩnh vực lai tạo giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật
canh tác tiên tiến, cho phép huyện Đan Phƣợng tiến hành CDCCKT nông
nghiệp một cách nhanh chóng, triệt để hơn theo hƣớng bám sát nhu cầu tiêu
dùng và nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lƣợng sản phẩm; đồng thời giúp cho
ngành nông nghiệp huyện Đan Phƣợng có thể cung cấp những sản phẩm và
dịch vụ mới, cao cấp cho thị trƣờng.”
1.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đan
Phượng trước năm 2005
Trƣớc năm 2005, huyện Đan Phƣợng thuộc địa giới hành chính của tỉnh
Hà Tây. Trong giai đoạn này, sản xuất nông nghiệp đƣợc coi là nhiệm vụ

hàng đầu, sản xuất lƣơng thực là mục tiêu số một. Các xã trong huyện Đan
Phƣợng từng bƣớc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhƣ: sử
dụng các giống cây trồng có năng suất cao, điều chỉnh đất đai. Nhờ đó, sản
xuất nông nghiệp ở Đan Phƣợng có điều kiện phát triển. Sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nhƣng cơ cấu chƣa đƣợc phân bố hợp lí, có sự
phân chia không đồng đều giữa các ngành, trong nội bộ ngành.
Tuy nhiên, trƣớc 2005 kinh tế - xã hội huyện Đan Phƣợng gặp nhiều khó
khăn. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn. Xuất phát điểm của nền kinh tế còn
ở mức thấp, thu nhập bình quân đầu ngƣời chƣa cao so với bình quân cả
nƣớc. Về cơ bản, kinh tế Đan Phƣợng chƣa phát triển đƣợc hết tiềm năng kinh

15


tế nông nghiệp. Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất
CCKT nói chung còn lớn.
Riêng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tốc độ CDCCKT ngành
nông nghiệp có sự thay đổi hơn so với khi huyện thuộc tỉnh Hà Tây. Trong
đó, tỷ trọng ngành trồng trọt còn cao; tỷ trọng ngành chăn nuôi thấp, ngành
nuôi trồng thủy sản chƣa đƣợc quan tâm, chú ý.
Về cơ cấu cây trồng, trƣớc năm 2005, Đan Phƣợng chỉ tập trung vào hai
loại cây trồng chính là lúa (ở vùng đất ruộng) và màu (ở vùng bãi ven các
sông lớn). Một số loại cây công nghiệp, cây ăn quả đƣợc đƣa vào sản xuất
nhƣng chƣa nhiều, hiệu quả kinh tế thấp. Nhìn chung, Đan Phƣợng chƣa có
sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, tỷ trọng cây lƣơng thực vẫn chiếm đa số,
tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao
không đáng kể.
“Trên lĩnh vực chăn nuôi, Đảng bộ huyện Đan Phƣợng chủ trƣơng phát
triển theo hƣớng đa dạng hóa sản xuất, nhƣng trong thực tiễn đã không khai
thác hết tiềm năng. Trƣớc năm 2005, hoạt động chăn nuôi chủ yếu là chăn

nuôi lợn với quy mô gia đình theo kiểu khép kín, tự sản xuất giống, sử dụng
thức ăn tự nhiên, chăn nuôi từ khi gia súc, gia cầm còn nhỏ tới khi xuất
chuồng, nên năng suất thấp. Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật
vào sản xuất, nhất là đƣa các giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao trong
chăn nuôi còn ít và chƣa đạt nhiều kết quả. Song, trên địa bàn huyện Đan
Phƣợng cũng bắt đầu hình thành một số HTX chăn nuôi lợn giống, ngoài ra
thì chăn nuôi thêm trâu bò để lấy sức kéo, phục vụ trồng trọt và vận chuyển ở
nông thôn. Ngành nuôi trồng thủy sản chƣa đƣợc chú ý, chƣa coi là ngành
kinh tế quan trọng trong CCKT nông nghiệp của huyện Đan Phƣợng.”
Trƣớc năm 2005, trong CCKT nông nghiệp huyện Đan Phƣợng,“tỷ trọng
ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản

16


chiếm tỷ lệ thấp. Điều này là thách thức lớn đối với Đảng bộ huyện Đan
Phƣợng trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp sau khi huyện đƣợc
sát nhập vào thành phố Hà Nội năm 2008.”
“Những hạn chế trên có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhƣ: thay
đổi địa giới hành chính; ruộng đất canh tác ít, manh mún; bị thiên tai đe dọa,
đặc biệt là thiếu chủ trƣơng, giải pháp đồng bộ, đúng đắn nhằm phát triển
kinh tế nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH, nhất là chƣa xây dựng đƣợc mô
hình CCKT nông nghiệp phù hợp với tiềm năng của địa phƣơng. Trƣớc thực
tế đó, đặt ra yêu cầu đối với Đảng bộ huyện Đan Phƣợng phải đƣa ra chủ
trƣơng đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phƣơng để xây dựng và phát triển
sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiện đại với CCKT hợp lý theo hƣớng tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và giảm ngành trồng trọt, tạo nền tảng cơ cấu
kinh tế hợp lý, phù hợp với yêu cầu đề ra.”

17



Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN ĐAN PHƢỢNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2017
2.1. Chủ trƣơng của Đảng
2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Từ khi thành lập, Đảng luôn khẳng định vai trò quan trọng của sản xuất
nông nghiệp và cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm của quá trình CNH, HĐH
đất nƣớc trƣớc hết là phải tiến hành CDCCKT nông nghiệp theo hƣớng sản
xuất hàng hoá lớn.
Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng chủ trƣơng “Đẩy
mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong đó tập trung chỉ
rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”[4, tr.88]. Cụ
thể đó là: “Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hƣớng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và
thị trƣờng; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đƣa nhanh tiến bộ
khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất,
chất lƣợng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa
phƣơng. Phát triển đồng bộ và có hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cƣờng các hoạt động khuyến nông, khuyến
công, khuyến ngƣ, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật
khác ở nông thôn”.
“Báo cáo của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về phƣơng
hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010” tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đƣa ra định hƣớng phát triển ngành,
lĩnh vực và vùng cụ thể nhƣ sau: Một là, “vấn đề nông nghiệp, nông dân và


18


nông thôn có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Luôn coi trọng đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hƣớng tới xây dựng
một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có
năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh cao”. Hai là, “đẩy mạnh thâm
canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các loại quy trình sản xuất đồng bộ
và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất lƣơng thực ổn định; phát triển mạnh
chăn nuôi theo hƣớng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi
trƣờng”. Ba là, “phát triển nuôi trồng thủy sản theo hƣớng sản xuất hàng hoá
lớn đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua
việc lựa chọn ngƣ trƣờng, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí, nâng cao
sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trƣởng bền vững”. Bốn là, “đẩy mạnh nghiên
cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản
xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu chọn giống, kỹ thuật canh tác, nuôi
trồng, công nghệ sau thu hoạch và chế biến”
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng, để quá trình
CDCCKT nông nghiệp tiếp tục đạt đƣợc những kết quả cao hơn, ngày 5-82008, Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa X) ban hành
Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nghị
quyết khẳng định:
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp
công nghiêp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của đất nƣớc. Các vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy
mạnh công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”[3].


19


×