Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ 5 6 tuổi thông qua tập thơ “góc sân và khoảng trời” của trần đăng khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 86 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

ĐỖ THỊ THU HIỀN

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ BIỂU CẢM
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TẬP THƠ
“GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI”
CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

Hà Nội, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

ĐỖ THỊ THU HIỀN

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ BIỂU CẢM
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TẬP THƠ
“GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI”
CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



PGS.TS NGUYỄN THU HƢƠNG

Hà Nội, 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Trƣờng Đại học sƣ
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non đã tạo điều
kiện, chỉ bảo em trong quá trình học tập tại trƣờng và giúp đỡ cho em thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thu Hƣơng, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các cô giáo trƣờng mầm non Tích
Sơn đã giúp đỡ để em có đƣợc những kiến thức thực tế tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ngƣời thân, bạn bè đã luôn động
viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và thực hiện
khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô là cán bộ quản lí thƣ
viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho em
hoàn thành khóa luận của mình.
Quá trình nghiên cứu và xử lý đề tài, em không thể tránh khỏi những
hạn chế. Vì vậy, em mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các
bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Đỗ Thị Thu Hiền



DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

GDMN : Giáo dục mầm non
VD

: Ví dụ

LQVVH : Làm quen với văn học
GDTM : Giáo dục thẩm mĩ
GV

: Giáo viên



: Hoạt động

KPKH : Khám phá khoa học
KQ

: Kết quả

MN

: Mầm non

MTXQ : Môi trƣờng xung quanh
MGL


: Mẫu giáo lớn

ND

: Nội dung

TC

: Tiêu chí


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2.Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 3
3.Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5
6.Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 6
7.Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................. 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 7
1.1.1. Vấn đề từ tiếng Việt ................................................................................ 7
1.1.1.1. Từ ......................................................................................................... 7
1.1.1.2 Từ vựng ................................................................................................. 8
1.1.1.3. Phân loại từ tiếng Việt.......................................................................... 8
1.1.1.3.1. Phân loại dựa vào cấu tạo.................................................................. 8
1.1.1.3.2. Phân loại dựa vào đặc điểm ngữ pháp ............................................ 10
1.1.1.3.3. Một số cách phân loại khác ............................................................. 13
1.1.1.4.Từ biểu cảm......................................................................................... 13

1.1.2. Đặc điểm phát triển vốn từ biểu cảm của trẻ 5 - 6 tuổi......................... 17
1.1.2.1.Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển vốn từ biểu cảm của trẻ ....... 17
1.1.2.2.Khái quát vốn từ biểu cảm của trẻ mẫu giáo ...................................... 22
1.1.2.3.Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ ..................................................... 26
1.1.2.4.Biện pháp phát triển vốn từ biểu cảm ................................................. 27


1.1.3. Về tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa .... 31
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 33
1.2.1. Chƣơng trình GDMN và việc phát triển vốn từ cho trẻ ........................ 33
1.2.2. Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ ở trƣờng mầm non....................... 34
1.2.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................... 34
1.2.2.2. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian điều tra ............................................... 34
1.2.2.3. Nội dung điều tra................................................................................ 34
1.2.2.4. Phƣơng pháp điều tra ......................................................................... 34
1.2.2.5. Phân tích kết quả điều tra ................................................................... 36
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 41
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ BIỂU CẢM
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ
KHOẢNG TRỜI” ........................................................................................... 42
2.1. Hệ thống từ biểu cảm trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” ............... 42
2.2. Biện pháp phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tập
thơ “Góc sân và khoảng trời” .......................................................................... 43
2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................ 43
2.2.1.1. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi .............................. 43
2.2.1.2. Căn cứ vào nội dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ................ 44
2.2.1.3.Căn cứ vào mục đích của việc sử dụng tập thơ “Góc sân và
khoảng trời” để phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi ......................... 44
2.2.2. Tiêu chí lựa chọn các bài thơ trong tập thơ “Góc sân và khoảng
trời”.................................................................................................................. 44

2.2.3. Đề xuất biện pháp.................................................................................. 45
2.2.3.1.Biện pháp 1: Đọc thơ cho trẻ nghe...................................................... 45


2.2.3.2.Biện pháp 2: Dạy trẻ đọc bài thơ diễn cảm ......................................... 46
2.2.3.3.Biện pháp 3: Giải nghĩa từ .................................................................. 46
2.2.3.5.Biện pháp 5 : Sử dụng trò chơi ngôn ngữ ........................................... 48
2.2.3.6.Biện pháp 6: Sử dụng tranh................................................................. 48
2.2.3.7.Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động góc sách, truyện .............................. 49
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 51
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 52
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 52
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................ 52
3.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 52
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ....................................................................... 52
3.5. Giáo án thực nghiệm ................................................................................ 52
3.6. Tiêu chí đánh giá ...................................................................................... 60
3.7. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 61
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu lúc sinh thời luôn dành cho các cháu trẻ em sự quan
tâm và tình thƣơng yêu đặc biệt. Với Ngƣời, trẻ em là những chủ nhân tƣơng
lai của đất nƣớc , những mầm non cần đƣợc giáo dục và bảo vệ. Bác cho rằng:
“Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tƣơi quả mới

tốt, con trẻ có đƣợc nuôi dƣỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cƣờng tự
lập”. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Ngƣời
luôn nhắc nhở, quan tâm và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các
ngành, đoàn thể. Trong Di chúc trƣớc lúc đi xa, Ngƣời căn dặn: “Bồi dƣỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [13].
Nhận thức đƣợc điều này, ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung
luôn thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm của mình trong nuôi dƣỡng
- chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ở tất cả các cấp học từ mầm non đến đại
học.
Đặc biệt, bậc học mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục
quốc dân, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Hiểu
đƣợc vai trò, tầm quan trọng của giáo dục mầm non, Đảng, nhà nƣớc luôn
dành cho bậc học mầm non những gì tốt nhất, thể hiện trƣớc hết ở việc xác
định rõ ràng mục tiêu giáo dục mầm non “ Giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một; hình thành và phát triển ở trẻ em những
chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những
khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho
việc học tập suốt đời”[22]. Để đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra, phải kể đến vai
trò của ngôn ngữ bên cạnh các mặt nhƣ: trí tuệ, thể chất, tình cảm, thẩm mĩ…

1


Với xã hội loài ngƣời nói chung và với trẻ em nói riêng, ngôn ngữ đóng
vai trò vô cùng quan trọng. Ngôn ngữ đƣợc coi là một hệ thống tín hiệu ,
mang ý nghĩa cá nhân và xã hội, xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa
ngƣời với ngƣời, từ đó thúc đẩy xã hội loài ngƣời phát triển theo hƣớng văn
minh, hiện đại. Ngôn ngữ cũng là điểm đặc biệt phân biệt loài ngƣời với tất cả

các loài khác trên trái đất. Đồng thời, với trẻ em, ngôn ngữ giúp trẻ gia nhập
vào xã hội ngƣời lớn và sống đúng với ý nghĩa con ngƣời. Có rất nhiều câu
chuyện về những đứa trẻ không may bị lạc vào những khu rừng, sống với
những con vật hoang dã ở thiên nhiên và hoàn toàn không có bất cứ giao tiếp
bằng ngôn ngữ nào với thế giới loài ngƣời. Sau một thời gian, chúng không
nói, không giao tiếp và làm theo những gì bản năng nhƣ loài vật. Nhƣ vậy, ta
thấy đƣợc tầm quan trọng của ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ với trẻ
mầm non nói riêng và với con ngƣời nói chung.
Với ý nghĩa kể trên, phát triển ngôn ngữ đƣợc coi là nhiệm vụ hàng
đầu, mà mở rộng vốn từ là biện pháp tối ƣu nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đặc biệt, chƣơng trình GDMN đã đƣa ra 5 mặt phát triển của trẻ : tình
cảm - quan hệ xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ; trong đó phát
triển tình cảm - quan hệ xã hội là một lĩnh vực mới, rất cần thiết trong chƣơng
trình GDMN và cần giáo dục cho trẻ ngay từ lúc nhỏ. Trong đó có nội dung
phát triển kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc Để thực hiện nội dung này,
phải kể đến bộ phận từ biểu cảm thƣờng xuyên xuất hiện trong các tác phẩm
thơ văn viết cho thiếu nhi; có tác dụng hình thành và phát triển cho trẻ tình
yêu cuộc sống, con ngƣời, yêu quê hƣơng đất nƣớc, tình yêu gia đình, thầy cô,
bè bạn…
Có nhiều nhà thơ dành cả cuộc đời mình để sáng tác cho thiếu nhi phải
kể đến nhƣ: Xuân Quỳnh, Phạm Hổ, Phan Thị Vàng Anh, Định Hải…Trong
đó có một em nhỏ làm thơ, một hiện tƣợng lạ xƣa nay chƣa từng có - Trần

2


Đăng Khoa - một thời làm rung động cả trẻ em lẫn ngƣời lớn. Trần Đăng
Khoa đã góp mặt xuất sắc vào phong trào thơ viết cho thiếu nhi từ những năm
68 với tập thơ để đời “Từ góc sân nhà em” sau đƣợc đổi tên thành “Góc sân
và khoảng trời” . Cho đến tận bây giờ “Góc sân và khoảng trời” vẫn đƣợc coi

là sách gối đầu giƣờng của mỗi em nhỏ. Nhƣ tác giả Trần Thanh Vân cho
rằng : “Thơ Khoa gợi rõ và làm cho ta yêu mến biết bao quê hƣơng bình dị,
thân thuộc và đang đổi mới, những con ngƣời lao động cần cù, vất vả, một
quê hƣơng gắn bó biết bao với sự nghiệp chiến đấu và xây dựng” . Quê
hƣơng, những con ngƣời lao động, cảnh sắc làng quê chính là sợi dây nối tâm
hồn trẻ thơ với nhà thơ Trần Đăng Khoa dù có khác nhau về khoảng cách về
thời gian, về không gian địa lí và về thế hệ thông qua những từ ngữ mang đậm
ý nghĩa biểu cảm. Bởi hẳn trong mỗi chúng ta đều quen thuộc và văng vẳng
đâu đó tiếng gà ò…ó…o, tiếng ếch nhái, tiếng chim; mùi bùi, mùi đất; hình
ảnh mƣa qua bốn mùa xuân, hạ, thu đông… Nói nhƣ Nguyễn Đăng Mạnh :
“Làng quê đã tạo nên thơ Khoa từ màu sắc đến linh hồn” . Để qua tập thơ này,
chúng ta hoàn toàn tin tƣởng có thể phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ mầm
non.
Từ những lí do kể trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển vốn từ biểu
cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần
Đăng Khoa”. Cũng nhờ đó, tôi tích lũy đƣợc cho bản thân thêm nhiều kinh
nghiệm hữu ích cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm
non, có rất nhiều công trình mang tâm huyết, sự hiểu biết và đóng góp của các
tác giả, các nhà nghiên cứu đã ra đời và đƣợc xã hội ghi nhận
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo” [8] đã đề cập một cách “toàn diện, có hệ thống các vấn

3


đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang đƣợc thực hiện trong các lớp
nhà trẻ, mẫu giáo ở nƣớc ta bằng phƣơng pháp tiếp cận hoạt động – nhân
cách, tích hợp”… Bằng sự nghiên cứu dày công các tƣ liệu khoa học trong và

ngoài nƣớc, tác giả đã đƣa ra các biện pháp dạy trẻ nghe và phát âm đúng, ,
phƣơng pháp dạy trẻ đặt câu câu, phƣơng pháp phát triển từ ngữ, cho trẻ làm
quen với các tác phẩm văn chƣơng, phƣơng pháp phát triển lời nói mạch lạc,
chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết.
Tiếp theo cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6
tuổi”[15] nhóm tác giả Hoàng Thị Oanh - Nguyễn Kim Đức - Phạm Thị Việt
đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ
đồng thời nêu nội dung, biện pháp, phƣơng pháp phát triển vốn từ, để luyện
âm, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Trong cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non”[19] tác giả Nguyễn
Ánh Tuyết đã đƣa ra những quy luật chung về sự phát triển của tâm lí trẻ em
qua các mốc từ lọt lòng đến 6 tuổi, trong đó có sự ảnh hƣởng cũng nhƣ vai trò
quan trọng của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển tâm lí trẻ. Từ đó
tác giả đƣa ra các hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn để nhà giáo dục có
phƣơng hƣớng đúng đắn về mặt phƣơng pháp, con đƣờng giáo dục phù hợp
nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất. Đây cũng là cơ sở quan trọng ảnh hƣởng đến
phát triển, mở rộng vốn từ cho trẻ.
Trong cuốn “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” của
tác giả Đinh Hồng Thái [17], ngoài các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nhƣ:
“giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt ; dạy trẻ sử dụng mẫu câu tiếng Việt;
phát triển lời nói mạch lạc; chuẩn bị cho trẻ đọc, viết ở trƣờng phổ thông” ;
tác giả đề cập đến hai nội dung quan trọng có liên quan mật thiết đến đề tài đó
là : “hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ; phát triển lời nói nghệ thuật
thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với thơ, truyện” .

4


Trong cuốn “Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành” [11] đã đƣa ra đại
cƣơng về Tiếng Việt, ngữ âm học Tiếng Việt, từ vựng Tiếng Việt, ngữ pháp

Tiếng Việt…làm cơ sở để dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trƣờng mầm non
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục “Phát triển vốn từ vựng tiếng Việt
cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc H’Mông tỉnh Lào Cai thông qua tập thơ Góc sân và
khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa” [12] Đinh Thị Mận nêu ra các biện
pháp phát triển vốn từ.
Nhƣ vậy, đã có nhiều tác giả, các bài nghiên cứu sâu về vốn từ vựng
của trẻ mầm non, về những phƣơng pháp phát triển vốn từ cho trẻ. Tuy nhiên,
phát triển vốn từ biểu cảm là một vấn đề mới và chƣa có nhiều sự quan tâm.
Cho nên, tôi chọn đề tài “Phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa”. Với đề tài này
chúng tôi đã tìm đƣợc hƣớng đi riêng, dựa trên sự hiểu biết của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này để đƣa ra biện pháp phát triển vốn từ
biểu cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của
Trần Đăng Khoa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Các biện pháp phát triển vốn từ biểu
cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần
Đăng Khoa.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Những bài thơ Trần Đăng Khoa viết
cho trẻ em in trong tập “Góc sân và khoảng trời”
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

5


- Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi

thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa.
- Thực nghiệm sƣ phạm phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa
Trên cơ sở của ba nhiệm vụ trên, chúng tôi đƣa ra kết luận
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp thực nghiệm
- Phƣơng pháp điều tra
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, nội dung khóa luận bao gồm BA
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chƣơng 2: Biện pháp phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ 5 - 6 tuổi thông
qua tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vấn đề từ tiếng Việt
1.1.1.1. Từ
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ. Qua tìm hiểu, chúng tôi xin
tổng hợp một số định nghĩa về từ nhƣ sau:
Trong từ điển Wikipedia: “ Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ. Từ là
đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh, đƣợc dùng để cấu

thành nên câu. Từ có thể làm tên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động
(động từ), trạng thái, tính chất (tính từ)... Từ là công cụ biểu thị khái niệm của
con ngƣời đối với hiện thực.Trong ngôn ngữ học, từ là đối tƣợng nghiên cứu
của nhiều cấp độ khác nhau nhƣ: cấu tạo từ, hình thái học, ngữ âm học, phong
cách học, cú pháp học...”
Trong Ngonngu.net định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết
cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, đƣợc vận dụng
độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.”
Trong cuốn Cơ sở Tiếng Việt [3], Hữu Đạt đã đƣa ra định nghĩa về từ
nhƣ sau: “ Từ chính là hệ thống vốn từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác, từ
vựng là tập hợp tất cả các từ ngữ cố định trong một ngôn ngữ theo một hệ
thống nhất định.”
Hay trong cuốn “Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành” [11], tác giả Lã
Thị Bắc Lý cũng đƣa ra định nghĩa ngắn gọn về từ nhƣ sau: “ Từ là đơn vị
nhỏ nhất của ngôn ngữ có ý nghĩa và chức năng độc lập tạo câu”
Cho đến nay, các định nghĩa về từ đã đƣợc đƣa ra không ít, song định
nghĩa về từ của tác giả Đỗ Hữu Châu đƣợc sử dụng phổ biến nhất:

7


“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những
đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả
ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để
tạo câu”[1].
Với đề tài này, nghiên cứu của chúng tôi đồng ý với nhận định của tác
giả Đỗ Hữu Châu khi tìm hiểu và định nghĩa về từ.
1.1.1.2 Từ vựng
“Từ vựng là tập hợp các từ của một ngôn ngữ.” Nhƣ đã biết, trong
ngôn ngữ, bên cạnh các từ còn có các ngữ cố định. Ngữ cố định là những tập

hợp từ có sẵn cố định, bắt buộc và nhỏ nhất để tạo câu nhƣ: mắt bồ câu, lá
lành đùm lá rách, nói trộm vía… Ngữ cố định còn gọi là cụm từ cố định, là
những đơn vị tƣơng đƣơng với từ về kết cấu, về ý nghĩa, về mặt sử dụng, có
thể kết hợp hoặc thay thế cho từ để tạo thành câu. Giống nhƣ từ, ngữ cố định
cũng là một đơn vị từ vựng. Từ đó, có thể hiểu khái niệm từ vựng nhƣ sau:
“ Từ vựng của một ngôn ngữ là tập hợp các từ và các ngữ cố định của
ngôn ngữ đó”
1.1.1.3. Phân loại từ tiếng Việt
Có rất nhiều cách phân loại từ tiếng Việt. Ở nghiên cứu này, chúng tôi
đƣa ra các cách phân loại nhƣ sau:
- Phân loại dựa vào cấu tạo
- Phân loại dựa vào đặc điểm ngữ pháp
- Các cách phân loại khác: Theo nghĩa, theo nguồn gốc, theo phạm vi sử
dụng.
1.1.1.3.1. Phân loại dựa vào cấu tạo
Theo cấu tạo, từ tiếng Việt bao gồm: Từ đơn và từ phức
a. Từ đơn
a.1.Khái niệm: Từ đơn là những đƣợc cấu tạo bởi một âm tiết

8


a.2.Phân loại:
+ Từ đơn đơn âm: nhà, đường, người, đẹp,….
+ Từ đơn đa âm: .) Thuần Việt: ễnh ương, tắc kè, bồ kết…
.) Vay mƣợn: xà phòng, ri đô,gác đờ bu, gác đờ xen, ti vi,
ra-đi-ô, ăng ten…
b.Từ phức:
b.1.Khái niệm: Từ phức là từ đƣợc cấu tạo từ hai âm tiết trở lên. Từ phức
gồm: từ ghép và từ láy

b.2.Phân loại:
b.2.1. Từ ghép:
- Khái niệm: Từ ghép là từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức ghép hai tiếng có
nghĩa trở lên lại với nhau để tạo ra từ mới
- Phân loại: Căn cứ vào mối quan hệ giữa các tiếng với nhau, ngƣời ta chia từ
ghép thành 2 loại:
+ Ghép chính phụ: Là từ ghép gồm 2 tiếng, trong đó tiếng chỉ loại lớn là tiếng
chính, đứng trƣớc; tiếng phụ đứng sau, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
VD: Cá rô, cá trê, cá trắm, cá chép…; ông nội, ông ngoại, bác trai, bác gái, bà
nội, bà ngoại…
+ Ghép đẳng lập: Là ghép 2 tiếng có quan hệ ngang hàng, đẳng lập với nhau,
không phân biệt chính, phụ
VD: ông bà, nhà cửa, mua bán, chăn gối, lau chùi…
b.2.2. Từ láy:
- Khái niệm: Từ láy là từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức láy toàn bộ (âm đầu
và phần vần) và láy bộ phận âm đầu hoặc phần vần
- Phân loại: Căn cứ vào số lần láy, ngƣời ta chia thành láy đôi, láy ba và láy tƣ
+ Láy đôi:

9


.) Láy toàn bộ (láy hoàn toàn): xanh xanh,xinh xinh, thanh thanh, đa đa, xa
xa, chang chang...
Láy toàn bộ có 2 biến thể :
Láy toàn bộ có biến thanh VD: đu đủ, nhè nhẹ, khe khẽ…
Láy toàn bộ có biến thanh, vần VD: thiêm thiếp, rừng rực, đèm đẹp…
.) Láy bộ phận: dễ dãi, lanh chanh, mập mạp, lùm xùm, lò dò,liêu xiêu, lênh
khênh…
+ Láy ba: Trong tiếng Việt, loại này xuất hiện không nhiều

VD: sạch sành sanh, tuốt tuồn tuột, tất tần tật…
+ Láy tƣ:
VD: khấp kha khấp khểnh, lênh kha lênh khênh, khúc kha khúc khích, tích tịch
tình tang…
1.1.1.3.2. Phân loại dựa vào đặc điểm ngữ pháp
Chia từ thành 3 nhóm:
a. Nhóm 1: Thực từ
Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thể làm thành
phần câu. Nhóm từ này gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ
a.1 Danh từ:
Danh từ là những từ chỉ sự vật theo nghĩa khái quát (sự vật đƣợc hiểu
theo nghĩa khái quát nhất: đồ vật, con vật, cây cối, ngƣời, khái niệm…) . Cụm
danh từ đƣợc hình thành bởi từ chỉ số lƣợng ở trƣớc danh từ và từ chỉ định ở
sau danh từ , danh từ là thành tố trung tâm. Danh từ bao gồm:
- Danh từ riêng: Là tên gọi riêng của một ngƣời, một địa danh hay một vật.
VD: Thái Bình, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,Gia Lai…
- Danh từ chung: Là tên gọi của một loại sự vật (gọi chung cho một loại sự
vật)
VD: bàn ghế, giường tủ, bát đĩa, quần áo…

10


a.2. Động từ:
Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động, trạng thái
(trạng thái vật lí, sinh lí, tâm lí).
Động từ gồm: Động từ độc lập và động từ không độc lập
- Động từ độc lập là động từ có thể đứng một mình trong một cú pháp câu.
VD: Nhảy, múa, hát, chạy, đi, đá…
- Động từ không độc lập là động từ không thể đứng một mình trong một cú

pháp câu mà phải có một từ hay một cụm từ đi kèm. Động từ không độc lập
gồm:
+ Động từ tình thái: nên, cần, phải, có thể, không thể, bị, được…
+ Động từ quan hệ: là, làm…
+ Động từ biểu thị sự tồn tại: còn, có…
a.3 Tính từ:
Tính từ là những từ có nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất của sự
vật, trạng thái, hoạt động. Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ (trừ phụ từ
chỉ mệnh lệnh). Tính từ bao gồm:
- Tính từ tự thân: Là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, , hình
dáng, kích thƣớc, màu sắc, mức độ… của hiện tƣợng, sự vật
- Tính từ không tự thân: Là những từ vốn không phải là tính từ mà là những
từ thuộc các nhóm từ loại khác (ví dụ: danh từ, động từ) nhƣng đƣợc sử dụng
nhƣ là tính từ. Tính từ loại này chỉ có thể xác định đƣợc trên cơ sở quan hệ
của chúng với các từ khác trong câu hay cụm từ. Bình thƣờng, nếu không có
quan hệ với các từ khác, chúng không đƣợc coi là tính từ. Nhƣ vậy, đây là loại
tính từ lâm thời.
b.Nhóm 2: Hƣ từ
Hƣ từ “ là những từ rỗng nghĩa, tức không có ý nghĩa chân thực, không
nhằm chỉ các sự vật, hiện tƣợng nhƣng có giá trị ngữ pháp, ngữ cảnh ”

11


Gồm: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ
b.1. Phụ từ
Phụ từ là những từ không thực hiện chức năng định danh, nó chỉ có
chức năng bổ sung một loại ý nghĩa nào đó cho các từ định danh. Phụ từ
chuyên đi kèm với một từ loại nào đó nhằm xác định từ loại cho một từ.
Bao gồm:

- Phụ từ đi kèm danh từ. Là các từ: những, các, mỗi, mọi, một, từng,
- Phụ từ đi kèm động từ. Là các từ : đã, sẽ, đang, sắp, vừa…
- Phụ từ đi kèm tính từ. Là các từ : rất, lắm, quá, hơi…
b.2.Quan hệ từ
Quan hệ từ “ là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ bộ phận trong
một câu hoặc trong một đoạn ”
- Phân loại:
+ Cặp quan hệ từ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả: Hễ... thì, Nếu... thì…
+ Cặp quan hệ nhân - quả: Do... nên, Vì... nên
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không chỉ…mà còn, Không
những... mà còn…
+ Cặp quan hệ từ tƣơng phản: Mặc dù...nhưng, Tuy... nhưng,…
b.3.Tình thái từ
Tình thái từ “ là một số từ đƣợc thêm vào câu nhằm mục đích tạo ra sắc
thái biểu cảm và tình cảm cho câu nói đó. Việc thêm từ ngữ ngắn gọn vào sẽ
tạo ra thành câu cầu khiến, câu cảm thán.”
- Phân loại: Tình thái từ bao gồm:
+ Tiểu từ tình thái: ạ, nhé…
+ Trợ từ nhấn mạnh: những, chính, cả, chỉ, đến, tận, ngay, đích…
+ Từ cảm thán: ơi, vâng, dạ, ôi, trời ơi, ô, ơ kìa…
c.Nhóm 3: Từ trung gian: Đại từ

12


Đại từ: Là những từ ngữ có chức năng để xƣng hô hoặc để thay thế
(cho danh từ, tính từ , động từ).
- Dựa vào chức năng thay thế có thể chia đại từ thành ba nhóm :
+ Đại từ thay thế cho danh từ : Tôi, chúng tôi, tao, mày, chúng, nó, họ....
+ Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: Thế, vậy, như thế, như vậy

+ Các đại từ thay thế cho số từ : Bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu
- Dựa vào mục đích sử dụng, có thể chia đại từ thành các nhóm :
+ Đại từ xƣng hô: Tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình, chúng mình, tớ, chúng
tớ, mi, mày, chúng mày, ngươi...; Nó, chúng nó, hắn, thị, y, chúng, họ...
+ Các đại từ để hỏi : Ai, Đâu, Bao giờ, Nào, cái gì, Bao, bao nhiêu, Sao,...
+ Các đại từ chỉ định: Ấy, đó, kia, nọ, này, đấy, bây, đây, này, bấy...
1.1.1.3.3.Một số cách phân loại khác :
- Phân loại theo nguồn gốc: Gồm từ từ Hán - Việt, từ thuần Việt, từ mƣợn
tiếng Pháp…
- Phân loại theo nghĩa: Gồm từ trái nghĩa và đồng nghĩa
- Phân loại theo phạm vi sử dụng: Gồm từ địa phƣơng và từ toàn dân
1.1.1.4.Từ biểu cảm
- Khái niệm: Biểu cảm là “ biểu hiện tình cảm, cảm xúc ”
Từ đó ta hiểu: Từ biểu cảm là những từ chỉ tình cảm, cảm xúc của ,
ngƣời viết, ngƣời nói đối với một hiện tƣợng, một đối tƣợng, một sự vật nào
đó trong cuộc sống.
- Nói về tính biểu cảm của ngôn ngữ thơ, có thể tìm thấy một số định nghĩa
nhƣ sau:
+ Hocvanvanhoc.vn cho rằng: “Biểu cảm là một thuộc tính quan trọng
của ngôn ngữ văn chƣơng, bên cạnh tính chính xác, điêu luyện và tính hình
tƣợng. Thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của nhà thơ qua ngôn ngữ thơ. Nhà nghệ
sĩ giàu cảm xúc nên ngôn ngữ thơ giàu tính biểu cảm. Biểu cảm có thể bộc lộ

13


dƣới nhiều dạng thức: trực tiếp, gián tiếp, có hình ảnh hoặc là ngôn từ thuần
túy”
+ Một định nghĩa khác cho rằng: “Tính biểu cảm trong ngôn ngữ văn
chƣơng, xét từ phía ngƣời sáng tác là đặc tính thể hiện những cảm xúc thông

qua những hình tƣợng nghệ thuật đƣợc tạo ra bằng chuỗi ngôn từ của tác
phẩm văn chƣơng; và xét từ phía ngƣời thƣởng thức là đặc tính gây kích thích
của chuỗi ngôn từ có khả năng khắc hoạ những hình tƣợng nghệ thuật, làm
dấy lên những cảm xúc ở ngƣời thƣởng thức, giúp họ có đƣợc những tri nhận,
cảm nhận và thức nhận văn chƣơng”
Nói một cách khái quát, trong các bài thơ nói chung và các bài thơ viết
cho trẻ nhỏ nói riêng, nhà thơ luôn đặt tình cảm, cảm xúc của mình vào ngôn
từ, đó có thể là tình cảm gia đình: “Con yêu mẹ bằng ông trời/Rộng lắm
không bao giờ hết” [16]; đó cũng có thể là tình cảm yêu mến cô giáo: “Cần
như hạt muối/Đẹp như hoa rừng/Cô giáo của con/Ai mà chẳng quý” [6]; hay
đó là tình yêu quê hƣơng , bản quán, yêu đất nƣớc đến từ những điều bình dị :
“Ấm nước chè tỏa nóng/Thơm như hương lúa đồng” [9]… Chính những cảm
xúc ấy truyền đến tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên, gần gũi và hình thành ở
trẻ những cảm xúc, tình cảm đẹp đẽ.
- Các loại cảm xúc đƣợc thể hiện qua từ biểu cảm:
+ Định nghĩa cảm xúc :
Ngô Minh Duy cho rằng :
“ Cảm xúc là những thái độ rung cảm của con người với sự vật hiện
tượng có liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu cá
nhân. Hay nói một cách khác, cảm xúc là những rung động của con người đối
với hiện thực, trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh
và trong quá trình thoả mãn nhu cầu” [2]

14


+ Phân loại cảm xúc : Cảm xúc rất phong phú và đa dạng. Dƣới những tác
động khác nhau của điều kiện môi trƣờng, hoàn cảnh đã tạo ra ở con ngƣời
những cảm xúc khác nhau. Có rất nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu
về cảm xúc và chia cảm xúc thành 6 loại cơ bản: vui, buồn, sợ hãi, giận dữ,

ngạc nhiên và ghê tởm [2]. Với trẻ em, những cảm xúc này cũng có phần
tƣơng tự nhƣ ngƣời lớn. Tuy nhiên, trẻ thƣờng thể hiện cảm xúc một cách
trực tiếp, bộc lộ ngay ra bên ngoài, ít thể hiện cảm xúc nội tâm hoặc có nhƣng
đơn giản hơn so với ngƣời lớn.
+ Vai trò của từ biểu cảm trong thể hiện cảm xúc con ngƣời
Từ biểu cảm là một dạng trình bày cảm xúc của con ngƣời đối với
những sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời… trong đời sống. Từ biểu cảm có thể
đƣợc phát ra trực tiếp khi con ngƣời nói chuyện, trao đổi (ngôn ngữ nói) ;
cũng có thể đƣợc ghi lại gián tiếp thông qua ngôn ngữ trên sách, vở, thơ,
truyện (ngôn ngữ viết).
- Phân loại từ biểu cảm : Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy, có thể có 2 loại từ biểu
cảm đó là : Từ trực tiếp biểu cảm và từ gián tiếp biểu cảm.
+ Từ trực tiếp chỉ tình cảm, cảm xúc con ngƣời : Với những từ ngữ này ta có
thể dễ dàng nghe và hiểu đƣợc thái độ, tình cảm của con ngƣời cũng nhƣ mức
độ, sắc thái tình cảm mà ngƣời nói, ngƣời viết muốn đề cập. Khi vui ta nói là
vui, vui vẻ ; khi buồn ta có thể than thở rằng buồn, buồn rầu hay ngạc nhiên ta
có thể thốt lên rằng ôi, chao ôi… Những từ này khi đến với trẻ, với tâm hồn
non nớt, ngây thơ và tƣ duy tƣởng tƣợng chƣa mấy phát triển thì trẻ hoàn toàn
có thể hiểu và nắm bắt đƣợc.
+ Từ gián tiếp chỉ tình cảm, cảm xúc con ngƣời
Tại sao có từ gián tiếp chỉ tình cảm, cảm xúc ? Có lẽ chúng ta không
còn quá xa lạ với bộ phận từ tƣợng thanh, tƣợng hình - một gia tài từ ngữ đặc
sắc của tiếng Việt. Trƣớc hết để hiểu tại sao từ tƣợng thanh và từ tƣợng hình

15


có khả năng chỉ tình cảm, cảm xúc ; ta cần nắm đƣợc khái niệm của 2 loại từ
này. Từ tƣợng thanh tƣợng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm
thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con ngƣời. Từ tƣợng hình

gồm các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật [24]. Cả từ
tƣợng thanh từ tƣợng hình đều có tác dụng mang lại sự biểu cảm, phong phú,
sinh động cho sự diễn đạt. Đặc biệt trong văn miêu tả từ tƣợng thanh và từ
tƣợng hình giúp mọi thứ hiện ra thật tự nhiên, sống động, nhiều sắc thái.Vì
vậy có thể khẳng định các loại từ này tạo nên sự đặc sắc, giá trị nghệ thuật
cho các tác phẩm. Nói về tính biểu cảm mà từ tƣợng thanh và từ tƣợng hình
mang lại, có thể kể đến ví dụ sau : Trong bài “Qua đèo ngang”, Bà huyện
Thanh Quan đã miêu tả nỗi nhớ nƣớc thƣơng nhà giữa cảnh đèo cô đơn tĩnh
lặng qua câu thơ: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ
mấy nhà/ Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc/ Thương nhà, mỏi miệng cái da
da”. Ở đây tác giả sử dụng từ tƣợng hình “ lom khom ” để gợi ra sự vất vả,
gian nan của ngƣời tiều phu lên núi đốn củi giữa không gian hoang vu chỉ lẻ
tẻ vài căn nhà “ lác đác ”. Đồng thời nhà thơ lại gợi nên sự nhớ nƣớc thƣơng
nhà khắc khoải, da diết qua tiếng chim kêu “ quốc quốc, da da ” - cặp từ
tƣợng thanh mà chỉ nghe thoáng qua cũng gợi cho con ngƣời ta khôn nguôi
lòng nhớ thƣơng tổ quốc, đất nƣớc, quê hƣơng. Tất cả gợi nên nét buồn man
mác trong tâm hồn ngƣời thi sĩ.
Vậy mới nói, bộ phận từ tƣợng hình, tƣợng thanh đã ẩn ý thể hiện cảm
xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình. Đây cũng là một điểm tôi dành nhiều tâm
huyết khi tìm hiểu về tập thơ “Góc sân và khoảng trời ” nhằm phát triển vốn
từ biểu cảm cho trẻ. Tuy vậy, để hiểu tính hình tƣợng, biểu cảm ẩn sâu sau
lớp ngôn từ đơn thuần, cũng là một vấn đề khá khó đối với trẻ. Xuất phát từ
nhận thức cũng nhƣ lứa tuổi của trẻ, tôi nhận thấy trẻ mầm non, nhất là với độ
tuổi lớn nhất là trẻ 5 - 6 tuổi, trẻ tƣ duy trực quan là chủ yếu ; tƣởng tƣợng và

16


logic mới đang dần hình thành và phát triển. Nên, trẻ khó hình dung các từ
tƣợng hình, tƣợng thanh. Điều này cũng đặt ra thách thức, yêu cầu lớn đối với

giáo viên khi phát triển vốn từ biểu cảm cho trẻ bằng các từ tƣợng hình, tƣợng
thanh.
1.1.2. Đặc điểm phát triển vốn từ biểu cảm của trẻ 5-6 tuổi
1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vốn từ biểu cảm của trẻ
a.Cơ sở sinh lí học
Cho đến lúc chào đời, não bộ của trẻ vẫn chƣa đƣợc phát triển, hoàn
thiện đầy đủ, dù cấu tạo giải phẫu và hình thái không khác với não ngƣời lớn.
Trẻ sơ sinh, não bộ có kích thƣớc bé, trọng lƣợng bằng1/8 - 1/9 trọng lƣợng
cơ thể (khoảng 370 - 392g) . Trong 9 năm đầu, đa số các tế bào thần kinh đã
đƣợc biệt hóa và trọng lƣợng não của trẻ tăng lên gấp đôi lúc sơ sinh .
Nghiên cứu về đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp ở ngƣời đã chỉ ra
rằng: Ở con ngƣời có hai hệ thống tín hiệu, đó là : Tín hiệu cụ thể (hệ thống
tín hiệu thứ nhất) là những sự vật, hiện tƣợng cụ thể, trực tiếp nhƣ ánh sáng,
nhiệt độ, màu sắc… và tín hiệu ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai) là những
vật kích thích có tính chất khái quát, gián tiếp nhƣ chữ viết, lời nói. Trong đó
đặc trƣng cho con ngƣời là ngôn ngữ, tiếng nói là giá trị tín hiệu mà con vật
khác không thu nhận đƣợc; ngôn ngữ là âm thanh (nếu là ngôn ngữ nói) và là
hình ảnh (nếu là ngôn ngữ viết). Giữa hai hệ thống tín hiệu kể trên, hệ thống
tín hiệu ngôn ngữ (thứ hai) nổi bật hơn ở khả năng khái quát hóa và trừu
tƣợng hóa các hiện tƣợng, sự vật xảy ra bên trong cơ thể con ngƣời và ở thế
giới bên ngoài. Vì vậy, cơ sở của tƣ duy ở ngƣời là hệ thống tín hiệu thứ hai.
Ở ngƣời, hai hệ thống tín hiệu có liên hệ mật thiết với nhau, trong đó chiếm
ƣu thế là hệ thống tín hiệu thứ hai. Hệ thống tín hiệu này đƣợc xây dựng trên
cơ sở hệ thống tín hiệu thứ nhất và nó ảnh hƣởng trở lại đối với hệ thống tín
hiệu thứ nhất. Vậy nên, muốn nhận thức đầy đủ hiện thực khách quan chỉ

17


bằng cách tác động qua lại chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu Nhận thức đƣợc

điều này, trong giáo dục, chăm sóc trẻ cần kết hợp giữa lời nói với các biểu
tƣợng trực quan để có hiệu quả cao nhất.
Ở trẻ, hệ thống tín hiệu thứ hai đƣợc hình thành nhƣ sau: từ tháng thứ
6, ở trẻ đã xuất hiện phản xạ có điều kiện với kích thích ngôn ngữ, nhƣng
thƣờng kết hợp với những kích thích khác nhƣ nụ cƣời, nét mặt …Do đó, kích
thích này chỉ đƣợc gọi là kích thích ngôn ngữ có điều kiện bởi trẻ chƣa phân
biệt đƣợc từ ngữ với nghĩa tƣ duy của từ ngữ, mà chỉ phân biệt đƣợc âm sắc
với cao độ của giọng nói, tiếng nói. Lúc này, nếu thay đổi hoàn cảnh và hình
dáng của ngƣời nói sẽ gây ức chế phản ứng. Ngôn ngữ trực tiếp bắt đầu xuất
hiện khi trẻ 7,8 tháng và mối liên hệ “trực tiếp - ngôn ngữ”. Trẻ nhờ sự giúp
đỡ của ngƣời lớn mà có thể giao tiếp với những ngƣời xung quanh bằng ngôn
ngữ khi trẻ bƣớc vào 1,5 tuổi. Từ đó vốn từ của trẻ đƣợc tăng lên đáng kể.
Trẻ 4 tuổi ngôn ngữ của chúng có thêm các từ mới vì vậy rất phong phú. Do
vậy, trẻ nói đúng ngữ pháp hơn và số lƣợng các khái niệm đƣợc chúng lĩnh
hội cũng tăng hơn. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để đáp lại ngôn ngữ từ khi 5 - 7
tuổi do vốn từ khá nhiều. Lúc này, mối liên hệ “ngôn ngữ - ngôn ngữ” ở trẻ
xuất hiện.
Bộ máy phát âm không thể không nhắc đến khi tạo ra giao tiếp hiệu
quả. Bộ máy phát âm đã có sẵn khi con ngƣời sinh ra - đó là một trong những
tiền đề quan trọng nhất ; nếu không có nó sẽ không có ngôn ngữ; nếu nó có
một khiếm khuyết nào đó về mặt cấu tạo (nhƣ hở hàm ếch, sứt môi, ngắn lƣỡi
…) thì lời nói hình thành hết sức khó khăn. Bộ máy phát âm của con ngƣời
khi sinh ra chƣa hoàn chỉnh. Giai đoạn mầm non chính là lứa tuổi để hoàn
thiện dần dần bộ máy đó với sự hình thành của răng, sự vận động của môi,
lƣỡi, hàm dƣới… Cùng với sự lớn lên của trẻ, quá trình đó diễn ra tự nhiên
theo các quy luật sinh học. Mỗi trẻ có sự phát triển ngôn ngữ khác nhau do bộ

18



×