Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

ĐOÀN THỊ THU HUYỀN

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM
CHO TRẺ MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Hà Nội, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

ĐOÀN THỊ THU HUYỀN

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM
CHO TRẺ MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG

Hà Nội, 2019




LỜI CẢM ƠN
Em xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo – T.S
Nguyễn Thị Hƣơng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong
suốt quá trình hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà
Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Giáo dục Mầm non đã hết lòng giảng dạy,
chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực
hiện khóa luận nghiệp.
Em xin đƣợc cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các cô giáo cùng
các cháu trƣờng mầm non đã tạo điều kiện cho em điều tra, khảo sát thực nghiệm để
phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã
luôn khuyến khích và động viên em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì
vậy, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa
luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Đoàn Thị Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thành do sự cố gắng,
nỗ lực của bản thân em cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của T.S Nguyễn Thị
Hƣơng.

Khóa luận của em không trùng với bất kì đề tài nào khác. Nếu sai em
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Đoàn Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thế nghiên cứu.............................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
7. Giả Thiết nghiên cứu .................................................................................. 3
8. Cấu trúc khóa luận. ..................................................................................... 3
PHẦN 2. NỘI DUNG .................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC STEM CHO TRẺ MẦM NON .............................................................. 4
1.1.Khái quát về giáo dục STEM .................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm STEM.................................................................................. 4
1.1.2. Phân loại giáo dục STEM ..................................................................... 4
1.1.3. Mục tiêu của giáo dục STEM ............................................................... 5
1.2. Đặc điểm của trẻ mầm non ...................................................................... 8
1.2.1. Đặc điểm tâm lí - sinh lí trẻ Mầm non .................................................. 8
1.2.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non ................................................. 10
1.2.3. Đặc điểm về thể chất của trẻ Mầm non ............................................... 12
1.3. Hoạt động giáo dục và thiết kế hoạt động giáo dục trẻ Mầm non ........... 12

1.3.1. Hoạt động giáo dục ............................................................................. 12
1.3.1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục ......................................................... 12
1.3.1.2. Vai trò của hoạt động giáo dục đối với sự phát triển của trẻ Mầm non
..................................................................................................................... 12


1.3.2 Thiết kế hoạt động giáo dục trẻ Mầm non ............................................ 14
1.3.2.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động giáo dục ........................................... 14
1.3.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục cho trẻ .................................. 14
1.4 Đặc điểm chƣơng trình giáo dục trẻ Mầm non ........................................ 14
1.4.1. Nội dung chƣơng trình giáo dục trẻ Mầm non .................................... 14
1.4.2. Đặc điểm chƣơng trình giáo dục ........................................................ 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM
CHO TRẺ MẦM NON ................................................................................ 19
2.1. Khái quát thực trạng .............................................................................. 19
2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng .............................................................. 19
2.1.2. Đối tƣợng khảo sát thực trạng ............................................................. 19
2.1.3. Nội dung khảo sát ............................................................................... 19
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát ......................................................................... 19
2.2. Kết quả khảo sát .................................................................................... 19
2.2.1. Hiểu biết của giáo viên về STEM ....................................................... 20
2.2.2. Hiểu biết của giáo viên về hoạt động giáo dục ................................... 21
2.2.3. Hiểu biết của giáo viên về nguyên tắc thiết kế hoặt động giáo dục ..... 22
2.2.4. Hiểu biết của giáo viên về quy trình thiết kế hoạt động giáo dục ........ 23
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 26
CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM
CHO TRẺ MẦM NON ................................................................................ 27
3.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình thiết kế .................................................... 27
3.1.1. Đảm bảo đăc trƣng của hoạt động giáo dục STEM cho trẻ ................. 27
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc trƣng của trẻ Mầm non .............................. 28

3.1.3. Đảm bảo phù hợp với các tiêu chí giáo dụcError!
defined.

Bookmark

not


3.2. Quy trình thiết kế giáo dục STEM ......................................................... 28
3.2.1. Xác định vấn đề, bối cảnh thực tiễn .................................................... 28
3.2.2.Mục tiêu hoạt động giáo dục STEM .................................................... 28
3.2.3. Các hoạt động ..................................................................................... 28
3.2.4. Thiết kế hoạt động giáo dục STEM mẫu ............................................. 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................. 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Hiểu biết của giáo viên về STEM .................................................... 20
Biểu đồ 1: Hiểu biết của giáo viên về STEM ................................................ 20
Bảng 2: Hiểu biết của giáo viên về hoạt động giáo dục ................................ 21
Biểu đồ 2: Hiểu biết của giáo viên về hoạt động giáo dục ............................ 22
Bảng 3. Hiểu biết của giáo viên về nguyên tắc thiết kế hoạt động giáo dục .. 22
Biểu đồ 3: Hiểu biết của giáo viên về nguyên tắc thiết kế hoạt động giáo dục
..................................................................................................................... 23
Bảng 4. Hiểu biết của giáo viên về quy trình thiết kế hoạt động giáo dục ..... 23
Biểu đồ 4. Hiểu biết của giáo viên về quy trình thiết kế hoạt động giáo dục . 24
Bảng 5: Thực trạng của giáo viên về việc thiết kế hoạt động giáo dục STEM

..................................................................................................................... 24
Biểu đồ 5. Thực trạng của giáo viên về việc thiết kế hoạt động giáo dục ...... 25
STEM........................................................................................................... 25


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
bậc học có tính nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách ; chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1. Với vai trò là bậc học đặt nền móng , chất lƣợng giáo dục
mầm non ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
cũng nhƣ chất lƣợng giáo dục ở các cấp học tiếp theo”.
Trong xã hội ngày nay, trẻ em phát triển rất khác nhau, không có đứa trẻ nào
giống với đứa trẻ nào. Có trẻ học toán rất giỏi, có sở thích với những con số, với
những trò chơi trí tuệ nhƣng lại rất kém trong giao tiếp hoặc không giỏi khi tham
gia các hoạt động về thể chất. Có trẻ vẽ rất đẹp, hát rất hay nhƣng lại không giỏi về
các môn khoa học. Có trẻ tiếp thu kiến thức thông qua nhìn, có trẻ tiếp thu kiến thức
thông qua hành động... điều này ảnh hƣởng rất lớn tới công việc và cuộc sống của
trẻ sau này bởi vì mục đích trên hết của giáo dục là đào tạo ra những con ngƣời toàn
diện. Chính vì những sự khác nhau đó mà các nhà giáo dục đã nghiên cứu và khẳng
định rằng ở mỗi một đứa trẻ sẽ có một loại hình thông minh đa dạng khác nhau.
Trong thời gian gần đây giáo dục mầm non không ngừng thay đổi và phát triển
để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Với tƣ cách trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân
lực tƣơng lai cho xã hội, giáo dục mầm non cần phải đổi mới, đổi mới liên tục, đổi
mới trƣớc tiên là từ chƣơng trình giáo dục mầm non. Nhƣ vậy một trong những vấn
đề có tính cấp thời của giáo dục mầm non hiện nay chính là phát triển các chủ đề
giáo dục trong chƣơng trình mầm non để tạo ra các hoạt động giáo dục vừa thể hiện
rõ tinh thần tích hợp đã đƣợc xác lập, vừa định hƣớng phát triển trí tuệ, kỹ năng
sống cho trẻ, vừa phải làm cho các hoạt động giáo dục ấy có hơi thở của thực tiễn,

gần gũi, gắn bó với đời sống của trẻ, vừa phải phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi, từng
vùng miền khác nhau.
“STEM là một chƣơng trình giảng dạy dựa trên ý tƣởng trang bị cho ngƣời
học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ
thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn và ngƣời học có thể áp dụng để giải
quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày”
Có thể nói giáo dục STEM không hƣớng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở
thành nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sƣ hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là

1


trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới
công nghệ hiện đại ngày nay.
Giáo dục STEM tạo ra những con ngƣời có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc
của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động
tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.
“Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó
các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc đƣợc lồng ghép với các bài học trong
thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trƣờng học, cộng đồng,
nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực
STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới” (Theo Hiệp hội các Giáo
viên dạy khoa học Mỹ-NSTA).
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trƣờng Mầm non vẫn chƣa tổ chức đƣợc các hoạt
động giáo dục STEM cho trẻ Mầm Non.
Chính vì vậy nên chúng tôi chọn đề tài: “ Thiết kế hoạt động giáo dục STEM
cho trẻ Mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho trẻ Mầm non nhằm

mục đích nâng cao chất lƣợng dạy học cho trẻ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thế nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho trẻ Mầm non.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy trẻ Mầm non học tập và khám phá
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận về thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho trẻ
Mầm non.
4.2. Tìm hiểu về thực trạng của việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEM
cho trẻ Mầm non.
4.3. Đưa ra quy trình thiết kế hoạt động giáo dục và thiết kế mẫu 1 hoạt
động giáo dục STEM cho trẻ mầm non.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho trẻ Mầm non.
- Thời gian: Tháng 12-2018 đến tháng 4-2019
- Địa điểm: Một số trƣờng Mầm non thuộc thành phố Hà Nội
2


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm
làm rõ các vấn đề lí luận của đề tài cần nghiên cứu.
- Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc
nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp phỏng vấn

7. Giả Thiết nghiên cứu
Nếu quy trình thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho trẻ đạt hiệu quả thì sẽ giúp
trẻ hứng thú, tích cực tiếp thu. Từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục và đồng thời hình
thành ở trẻ những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học.
8. Cấu trúc khóa luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm các
chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế hoạt động giáo dục
STEM cho trẻ Mầm non
Chƣơng 2: Thực trạng của việc thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho trẻ
Mầm non
Chƣơng 3: Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục STEM cho trẻ Mầm non.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC STEM CHO TRẺ MẦM NON
1.1.Khái quát về giáo dục STEM
1.1.1. Khái niệm STEM
“STEM là môt chƣơng trình giảng dạy dựa trên ý tƣởng giáo dục học sinh theo
4 chuyên ngành cụ thể - Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học- theo cách tiếp
cận liên ngành và ứng dụng. Thay vì dạy 4 môn học nhƣ các môn học riêng biệt và
rời rạc, STEM tích hợp chúng vào 1 mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng
trong thế giới thực”
“Giáo dục STEM là 1 cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó
các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc đƣợc lồng ghép với các bài học trong
thế giới thực, khi đó các học sinh áp dung các kiến thức trong khoa học , công nghệ,
kỹ thuật và toán học vào trong các bối cảnh cụ thể, nhằm kết nối giữa trƣờng học,

cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực
trong lĩnh vực STEM và đồng thời cùng với đó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế
mới”
1.1.2. Phân loại giáo dục STEM
- Trên phƣơng diện mục tiêu/mục đích giáo dục STEM có các loại:
+ Giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực cụ thể.
+ Giáo dục STEM phát triển thói quen tƣ duy kĩ thuật
+ Giáo dục STEM nhằm hƣớng nghiệp.
- Trên phƣơng diện nội dung giáo dục STEM có các loại:
+ Giáo dục STEM tích hợp đầy đủ ( còn gọi là STEM đầy đủ): Khi mà trong
một chủ đề học sinh có cơ hội huy động kiến thức và kỹ năng của cả 4 lĩnh vực
S,T,E,M để giải quyết vấn đề.
+ Giao dục STEM tích hợp không đầy đủ ( còn gọi tắt là STEM khuyết): Khi
mà trong các chủ đề không đề cập đầy đủ cả 4 lĩnh vực STEM.
- Trên phƣơng diện phƣơng pháp dạy học có các loại:
+ Hoạt động thực hành xây dựng kiến thức trong các môn học STEM
+ Hoạt động tự chế tạo sản phẩm đơn giản của học sinh ( hands on activities).
+ Dự án giáo dục STEM: Đƣợc tổ chức để học sinh tham gia chế tạo các sản
phẩm hoặc đƣa ra các ý tƣởng sáng tạo thông qua các cuộc thi.
- Trên phƣơng diện không gian tổ chức các hoạt động STEM có các loại:

4


+ Giáo dục STEM trong lớp học: Với loại hình này giáo viên là ngƣời chủ
động lồng ghép vào nội dung bài học của mình các hoạt động dạy học có tính tích
hợp, trong đó yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài học để
giải quyết những vấn đề cụ thể, gắn với cuộc sống. Khó khăn khi thực hiện loại
hình STEM này là khung chƣơng trình bị giới hạn thời gian.
+ Giáo dục STEM tại các câu lạc bộ trong trƣờng: Đây là loại hình STEM

đƣợc nhiều trƣờng triển khai bởi tính linh hoạt và đa dạng trong các hoạt động. Hạn
chế nhất của loại hình này là khó có thể tổ chức với quy mô lớn hay toàn bộ học
sinh trong trƣờng tham gia.
+ Giáo dục STEM tại các trung tâm: Song hành với nhà trƣờng, các trung tâm
giáo dục STEM tại các thành phố lớn cũng phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động giáo
dục STEM tại các trung tâm thƣờng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của học sinh tới
tham gia.
Việc tham gia tại các trung tâm này đối với học sinh dựa trên tinh thần tự
nguyện và thông thƣờng là phải trả kinh phí. Ở một số quốc gia, có những trung tâm
giáo dục STEM do nhà nƣớc tổ chức và điều hành, là nơi định hƣớng, hỗ trợ hoạt
động STEM cho các trƣờng phổ thông trong khu vực.
- Trên phƣơng diện phƣơng tiện phục vụ giáo dục STEM có các loại:
+ STEM tái chế: Là loại thuật ngữ đƣợc đƣa ra do một số trung tâm về giáo
dục STEM để nói đến việc học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng để chế tạo các sản
phẩm từ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng.
+ STEM robtic: Là lĩnh vực giáo dục STEM thực hiện các chủ đề về lập trình,
điều khiển robot.
+ STEM trong phòng thí nghiệm: tùy theo điều kiện từng trƣờng , có thể có
các không gian sáng chế hoặc xây dựng phòng thí nghiệm để tham gia vào mạng
lƣới toàn cầu.
1.1.3. Mục tiêu của giáo dục STEM
a, STEM literacy
“STEM literacy” có thể hiểu là mục tiêu khái quát nhất của giáo dục STEM,
bao gồm khả năng huy động kiến thức, kĩ năng về khái niệm, tiến trình khoa học và
toán học trong việc ra quyết định cá nhân, tham gia vào xã hội với tƣ cách là một
công dân và tạo dựng sản phẩm cho nền kinh tế. Có thể hiểu thuật ngữ này là “năng
lực STEM” bao gồm việc vận dụng cả tri thức về nội dung và tri thức về quá trình
trong lĩnh vực STEM để giải quyết những vấn đề của cá nhân, vấn đề xã hội và vấn

5



đề toàn cầu. Cũng có thể hiểu thuật ngữ này là “ học vấn STEM”, là toàn bộ “ tri
thức STEM”, “ kĩ năng STEM” mà học sinh có đƣợc khi tham gia giáo dục STEM.
Bybee cũng miêu tả “STEM literacy” bao gồm những thành tố sau:
- Huy động kiến thức về kĩ năng và thái độ để phát hiện và giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống, lí giải tự nhiên và thiết kế thế giới, rút ra các kết luận có căn cứ
về những vấn đề liên quan đến STEM.
- Hiểu biết đặc trƣng của các lĩnh vực STEM nhƣ là một dạng của tri thức ,
khám phá và thiết kế của nhân loại.
- Nhận thức cách các lĩnh vực STEM định hình thế giới vât chất, tinh thần và
môi trƣờng văn hóa của chúng ta.
- Sẵn sàng tham gia vào các vấn đề liên quan đến STEM với các ý tƣởng về
khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học nhƣ một công dân có trách nhiệm với tinh
thần xây dựng.
Với cách hiểu nhƣ vậy STEM literacy là mục tiêu chung nhất bao trùm, định
hƣớng mọi hoạt động giáo dục STEM.
b, Thói quen tư duy STEM
“Có 16 thói quen tƣ duy đƣợc nhóm nghiên cứu mô tả về cách mà ngƣời
thông minh suy nghĩ, hành động và quan sát về thế giới”. Bằng cách phỏng vấn các
học viên về khoa học, kĩ thuật, 6 thói quen của các chuyên gia kĩ thuật đã đƣợc xác
định: “ Tƣ duy hệ thống, giải quyết vấn đề, trực quan hóa, cải thiện, giải quyết vấn
đề mang tính sáng tạo, thích nghi”
c, Cơ hội phát triển năng lực trong giáo dục STEM
Dạy học phát triển năng lực tuân theo một số nguyên tắc nhất định, một trong
những nguyên tắc quan trọng đó là học sinh cần phải đƣợc trải nghiệm quá trình
hoạt động thực tiễn đề từng bƣớc hình thành và phát triển năng lực của mình. Việc
phát triển năng lực môn học sẽ đƣợc mô tả trong các phần sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đây là năng lực gắn chặt với giáo dục STEM. Thông qua năng lực này ta có

thể dễ dàng nhận ra sự tƣơng đồng giũa thành tố của năng lực này với mục tiêu của
giáo dục STEM.
Khi học sinh tham gia vào quy trình thiết kế kĩ thuật để xây dựng các sản
phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu của thực tiễn thì đồng thời học sinh sẽ lần lƣợt
đƣợc trải nghiệm quá trình giải quyết vấn đề ở mức độ cao.

6


Việc phân mức độ tƣơng ứng với các cấp học: Mầm non, Tiểu học, Trung học
cơ sở, Trung học phổ thông cũng là các hƣớng dẫn để xây dựng các hoạt động
STEM đảm bảo tính vừa sức và hứng thú đối với từng đối tƣợng học sinh.
Ví dụ: Chủ đề “Chế tạo xe đua” có thể thực hiện ở các cấp khác nhau, tuy
nhiên yêu cầu với từng cấp học lại rất khác nhau, cụ thể nhƣ sau :
+ Đối với trẻ Mầm non: trẻ đƣợc giáo viên hƣớng dẫn từng chi tiết và đƣợc
cùng giáo viên chế tạo một chế tạo một chiếc xe đua có thể chạy đƣợc bằng các
nguyên liệu sẵn có trong cuộc sống.
+ Đối với cấp tiểu học: Học sinh đƣợc yêu cầu chế tạo xe đua từ các nguyên
vật liệu sẵn có, theo các bảng hƣớng dẫn bằng văn bản, bằng video clip. Sản phẩm
thu đƣợc đem ra thi về khả năng chạy nhanh hay chậm, đi đƣợc quãng đƣờng dài
hay ngắn.
+ Đối với cấp THCS: Học sinh đƣợc yêu cầu thiết kế chế tạo xe đua từ các
nguyên vật liệu có sẵn trong cuộc sống. Mô tả nguyên lí hoạt động của xe về mặt
vật lí. Sản phẩm thu đƣợc để thi về khả năng leo dốc, đi đƣợc quãng đƣờng trong
khoảng thời gian xác định. Tối ƣu hóa về mặt khối lƣợng, chi phí chế tạo, khả năng
tải trọng.
+ Đối với cấp THPT: Học sinh đƣợc yêu cầu chế tạo xe từ các nguyên vật liệu
sẵn có, kết nối với bộ phận điều khiển bằng arduino. Học sinh làm rõ nguyên lí cấu
tạo và hoạt động của xe về mặt vật lí, kĩ thuật và công nghệ. Sản phẩm thu đƣợc cần
thi đi theo quỹ đạo đã lập trình, xe có thể đi chính xác theo các vận tốc, độ cao, quỹ

đạo, tránh chƣớng ngại vật …
- Năng lực tự chủ và tự học (TCTH)
Năng lực tự chủ và tự học theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới nằm
trong nhóm các năng lực chung. Đó là những năng lực nền tảng và thƣờng làm tiền
đề để phát triển các năng lực khác.
Ví dụ: Khi ta nói học sinh có năng lực tự chủ và tự học thì ta cần nói học sinh
có thể tự chủ trong việc thực hiện hành động nào, ví dụ tự học sử dụng máy vi tính,
tự học làm thí nghiệm. Nhƣ vậy phát triển năng lực này thƣờng gắn với các năng
lực chuyên môn khác.
Trong giáo dục STEM học sinh có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tự học
và tự chủ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác (GTHT)
Đây là năng lực chung đƣợc hình thành và phát triển thông qua hoạt động
nhóm một thế mạnh của giáo dục STEM. Trong bối cảnh hội nhập, khả năng hợp
7


tác và giải quyết vấn đề là khả năng then chốt quyết định sự thành công trong tƣơng
lai của ngƣời học.
Trong các hoạt động STEM, hoạt động hợp tác là hoạt động bắt buộc, trong đó
mỗi thành viên trong nhóm có cơ hội phát huy thế mạnh riêng để hoàn thành các
nhiệm vụ chung của nhóm.
 Vai trò của giáo dục STEM cho trẻ
Giáo dục STEM không phải biến học sinh trở thành nhà khoa học hay kỹ sƣ
mà là để chuẩn bị cho công dân toàn cầu mới.
STEM giúp trẻ vừa học tập vừa kết hợp với ứng dụng thực tế. Ngoài ra, STEM
còn giúp trẻ biết cách áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Đồng thời giúp trẻ
giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở khoa học chặt chẽ và có tính ứng dụng thực tế rất
cao. Giáo dục định hƣớng STEM có thể áp dụng với trẻ nhỏ đến học sinh cấp 3, tuy
nhiên ở mỗi cấp học lại có cấp độ khác nhau:

* Ở bậc Mầm non: Giáo dục định hƣớng STEM theo chủ đề học của trẻ: Chủ
đề động vật, chủ đề thực vật, chủ đề giao thông, chủ đề gia đình,….
* Ở bậc tiểu học: Giáo dục định hƣớng STEM thƣờng tập trung giúp trẻ làm
quen, tạo hứng khởi cho trẻ và các lĩnh vực STEM.
* Ở bậc trung học cơ sở: Giáo dục định hƣớng STEM ở giai đoạn này sẽ có chủ
đề và thử thách rõ ràng. Ở cấp học này sẽ nhận thức rõ hơn về ứng dụng các lĩnh
vực STEM trong thực tế. Qua đó trẻ sẽ định hƣớng đƣợc rõ hơn về nghề nghiệp
trong tƣơng lai thông qua những hiểu biết đa dạng về STEM.
* Ở bậc trung học phổ thông: Trẻ đã biết đƣợc sự liên hệ giữa các lĩnh vực
STEM một cách rõ ràng, trẻ hoàn toàn có thể giải quyết đƣợc các bài toán STEM
thách thức hơn với kiến thức và kĩ năng đã có.
1.2. Đặc điểm của trẻ mầm non
1.2.1. Đặc điểm tâm lí trẻ Mầm non
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lí của trẻ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lí của trẻ. Sự phát triển
tâm lí của trẻ có thể bị ảnh hƣởng bởi những yếu tố nhƣ ảnh hƣởng bởi nền văn hóa.
Đối với mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có tác động ảnh hƣởng tới suy nghĩ, tâm lí
khác nhau của trẻ.
Tâm lí của trẻ cũng dễ bị ảnh hƣởng bởi các hoạt động và tính di truyền. Các
hoạt động thƣờng ngày mà bé tham gia cũng ảnh hƣởng tới tâm lí của trẻ. Trẻ sẽ trở
nên hòa đồng, vui vẻ với các bạn hơn nếu nhƣ hàng ngày bé đƣợc vui chơi với bạn
bè. Ngƣợc lại, nếu trẻ ít đƣợc vui chơi với bạn bè, chỉ chỉ chơi một mình thì sẽ dẫn
8


đến việc trẻ bị khó hòa nhập với bạn bè khi tới trƣờng. Tam lí của trẻ mang tính di
truyền, nếu nhƣ cha mẹ của trẻ ít nói thì cũng rất có thể dẫn đến việc bé cũng trở
nên nhút nhát, ít nói giống cha mẹ.
Bên cạnh đó, tâm lí của trẻ cũng dễ bị ảnh hƣởng bởi cách chúng ta giáo dục
trẻ hàng ngày nữa. Nếu nhƣ một đứa trẻ đƣợc chúng ta giáo dục tốt thì sẽ trở thành

một đứa trẻ tốt và ngƣơc lại.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý giống nhau
để giúp giáo viên và cha mẹ có thể giao tiếp tốt với trẻ. Khi hiểu rõ đƣợc những đặc
điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phƣơng pháp
giảng dạy, định hƣớng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn.
- Các biểu hiện tâm lí của trẻ
+ Học hỏi kĩ năng giao tiếp
Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trẻ lần đầu đƣợc
biết cách giao tiếp với mọi ngƣời. Ở giai đoạn này trẻ thƣờng rất hay để ý và quan
sát ngƣời lớn giao tiếp hàng ngày và học theo. Do vậy, cha mẹ và thầy cô giáo cần
phải hết sức chú ý đến lƣời nói của bản thân cùng với những hành vi của mình khi
giao tiếp với trẻ, tránh nói những lời lẽ thiếu lịch sự, tế nhị trƣớc mặt trẻ vì nhƣ thế
trẻ sẽ học theo điều đó.
+ Tâm lí sợ đi học
Đối với trẻ em việc đi học sẽ trở nên rất thú vị nếu nhƣ ở trƣờng có nhiều bạn
bè và thầy cô quan tâm, chơi cùng, hoặc là ở trƣờng có điều gì đó tạo hứng thú cho
trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ rất sợ đi học. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý khi trẻ có những
biểu hiện nhƣ đau bụng mỗi khi sắp tới giờ đi học, nhƣng khi bạn cho bé nghỉ học
thì bé lại hết đau. Hoặc trẻ có biểu hiện rõ ràng hơn nhƣ khóc khi phải tới trƣờng.
+ Trẻ tò mò khám phá thế giới xung quanh
Thế giới xung quanh trẻ chứa vô vàn những điều thú vị mà trẻ luôn mong
muốn đƣợc khám phá. Trẻ bắt đầu biết quan sát và khám phá các vật xung quanh
mình. Bất kì sự vật, hiện tƣợng mà trẻ nhìn thấy đều có thể trở thành đề tài để thắc
mắc nhƣ tại sao mây màu trắng, bầu trời màu xanh, bông hoa có màu đỏ …Trẻ
thích các trò chơi nhƣ nghịch nƣớc, ném bóng, đồ chơi, nếm thử mùi vị của đồ
ăn…Chính vì vậy mà trí tƣởng tƣợng của trẻ ngày càng trở nên phong phú và đa
dạng hơn.
Giai đoạn này, các giáo viên nên chú ý việc để dụng cụ học tập, đồ dụng nguy
hiểm xa tầm với của trẻ để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
+ Trẻ thích được yêu thương

9


Trẻ bắt đầu đƣợc tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lí trẻ mầm
non ở giai đoạn này là sợ hãi và cần đƣợc sự yêu thƣơng của gia đình, giáo viên và
mọi ngƣời xung quanh. Vì vậy, khi trẻ sợ hãi giáo viên nên động viên, an ủi trẻ, khi
trẻ mắc sai lầm thì giáo viên nên nhẹ nhàng phân tích để trẻ hiểu, tránh quát mắng
làm các em hoảng sợ.
+ Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân
Tuy còn nhỏ nhƣ trẻ đã bắt dầu hình thành ý thức cá nhân của mình. Trẻ có
thể tự đƣa ra nhận xét của mình khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay.
Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những lời nhận xét của ngƣời khác dành cho mình.
- Trẻ bắt đầu tự lập
Trẻ thích đƣợc thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những
việc nhƣ: mặc quần áo, đánh răng, rửa tay, tự ăn, đi vệ sinh, vứt rác,…Chính vì vậy
giáo viên nên để trẻ tự làm những việc trong khả năng của mình và khuyến khích trẻ
giúp đỡ gia đình với những việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe
Thông qua sự phát triển về tâm lí- sinh lí của trẻ ta nhận thấy trẻ ở lứ tuổi này rất
thích tò mò khám phá, rất thích học hỏi và trẻ đã bắt đầu biết tự lập chính vì vậy
hoạt động STEM rất là thách thức dối với trẻ.
1.2.2. Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non
Từ kết quả nghiên cứu của tâm lí học, trong giáo dục học trervem giai đoạn từ
0 đến 6 tuổi đƣợc phân thành hai thời kì lớn, đó là giai đoạn từ 0-3 tuổi và giai đoạn
từ 3-6 tuổi. Mỗi giai đoạn lại đƣợc phân thành các giai đoạn nhỏ hơn và mỗi giai
đoạn lại có những đặc trƣng và đặc điểm phát triển nhất định.
* Lứa tuổi nhà trẻ (0 đến 3 tuổi)
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đƣợc đặc trƣng bởi tốc độ phát triển nhanh về mặt thể chất
và tâm lí. Sự phát triển thể chất có quan hệ và ảnh hƣởng rõ rệt tới sự phát triển trí
tuệ của trẻ.
Ở lứa tuổi nhà trẻ nhận thức thông qua cảm giác và tri giác, hai quá trình này

tạo điều kiện cho sự phát triển nhận cảm của trẻ. Trƣớc khi biết nói trẻ đã biết chỉ
tay vào đối tƣợng để trả lƣời câu hỏi của ngƣời lớn (Ví dụ: Ngƣời lớn hỏi mũi con
đâu trẻ đã biết chỉ tay lên mũi của mình)
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã lĩnh hội ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ gắn liền
với phát triển tƣ duy. Những biểu hiện đầu tiên của tƣ duy xuất hiện vào cuối năm
thứ nhất và đầu năm thứ 2 khi trẻ đã lĩnh hội đƣợc các hoạt động thực hành và định
hƣớng vào việc làm rõ mối quan hệ giữa các đối tƣợng. Đây là tƣ duy trực quan

10


hành động. Cũng ở giai đoạn này trẻ đã phát triển các quá trình tâm lí khác nhƣ: chú
ý, trí nhớ. Chúng đảm bảo cho trẻ nhận thức thế giới đầy đủ và chính xác hơn.
Ở tuổi này hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật. Thông qua đó,
trẻ lĩnh hội cách sử dụng các công cụ và phƣơng tiện vật chất. Cùng với giao tiếp
hoạt động với đồ vật là cơ sở cho sự xuất hiện trò chơi sáng tạo ở tuổi mẫu giáo.
* Lứa tuổi mẫu giáo ( 3 đến 4 tuổi)
Việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài đƣợc mở rộng hơn. Trẻ bắt đầu
tìm hiểu thế giới của chính con ngƣời và dần dần khám phá ra các mỗi quan hệ đa
dạng giữa ngƣời với ngƣời. Trẻ đã nhận biết đƣợc vị trí của mình trong gia đình và
trong trƣờng, lớp mẫu giáo.
Tƣ duy của trẻ ở lứa tuổi này đã đạt tới ranh giới của tƣ duy trực quan hình
tƣợng nhƣng các hình tƣợng và biểu tƣợng của trẻ còn gắn liền với hành động, vì
vật cần giúp trẻ tích lũy những biểu tƣợng thông qua quan sát, tiếp xúc với thế giới
xung quanh để cho thế giới hình tƣợng ngày càng phong phú. Trẻ ở lứa tuổi này đã
biết phân biệt các sự vật, hiện tƣợng bằng dấu hiệu bên ngoài tiêu biểu, nhận ra sự
khác nhau rõ rệt giữa 2 đối tƣợng. Trẻ hay đặt câu hỏi “Tại sao?” là vì tƣ duy của
trẻ chƣ cho phép tìm ra nguyên nhân khách quan. Đối với trẻ mọi vật đều có hồn, có
tính tình và ý thích. Khi nhìn sự vật trẻ không bao quát đƣợc sự vật đó là gồm nhiều
chi tiết mà chỉ để tâm lần lƣợt tới từng chi tiết một và không liên kết các chi tiết ấy

lại với nhau thành một tổng thể. Trẻ mẫu giáo rất thích thú khi quan sát các sự vật,
hiện tƣợng xung quanh, thích bắt chƣớc những vận động, hoạt động ngộ nghĩnh,
mới lạ.
* Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi)
Mẫu giáo nhỡ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tƣ duy trực quan hình
tƣợng. Trẻ có nhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tƣợng
để giải bài toán nhận thức ngày càng đa dạng, phong phú. Trẻ mẫu giáo cũng có khả
năng suy luận mặc dù những kết luận của trẻ còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh. Trẻ chƣa
có khả năng tƣ duy trừu tƣợng, trẻ chỉ dựa vào những biểu tƣợng đã có, những kinh
nghiệm đã trải qua để suy luận những vấn đề mới, nhƣng chúng chỉ dừng lại ở các
hiện tƣợng bên ngoài chứ chƣa đi sâu vào bản chất bên trong.
Trẻ mẫu giáo biết so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai đối tƣợng.
Trong giao tiếp trẻ đã có ý thức đối với hành động và lƣời nói của mình. Đối với trẻ
cái đẹp, cái tốt chỉ là một, vì vậy để giáo dục đạo đức cho trẻ cần sử dụng đồ dùng
trực quan đẹp, sinh động và hấp dẫn.
* Lứa tuổi mẫu giáo lớn ( 5 đến 6 tuổi )
11


“Ở lứa tuổi này trẻ đã biết tƣơng đối về bản thân, biết điều khiển những cảm
xúc và hành vi, điều đó tạo cho sự chủ động của hành vi”. Ở mẫu giáo lớn, kiểu tƣ
duy trực quan hình tƣợng vẫn mạnh mẽ, vào cuối tuổi mẫu giáo lớn xuấ hiện kiểu tƣ
duy trực quan sơ đồ. Nó cho phép trẻ đi sâu vào những mối liên hệ phức tạp của sự
vật và mở ra khả năng nhìn thấy bản chất của sự vật, hiện tƣợng giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức ở trình độ khái quát cao nhƣng vẫn nằm trong phạm vi của tƣ duy trực
quan hình tƣợng nói chung.
Qua đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ ta thấy ở từng lứa tuổi thì trẻ đã có
những phát triển về nhận thức khác nhau. Trẻ đã biết nhận thức thông qua cảm
giác và tri giã, nhận thức thông qua ngôn ngữ, thông qua việc tiesp xúc với thế giới
bên ngoài. Chính vì vậy các hoạt động STEM rất phù hợp với đặc điểm nhận thức

của trẻ.
1.2.3. Đặc điểm về thể chất của trẻ Mầm non

Trẻ Mầm non phát triển các mặt về thể chất nhƣ:
- Chiều cao và cân nặng
- Đại não, tim, phổi.
- Sức đề kháng
- Tiêu hóa
- Sự phát triển vận động
Ở đô tuổi này trẻ ngày càng phát triển về mặt thể chất. Trẻ rất vui và hứng
thú khi tham gia các hoạt động trên lớp. Chính vì vậy hoạt động giáo dục
STEM rất phù hợp với trẻ
1.3. Hoạt động giáo dục và thiết kế hoạt động giáo dục trẻ Mầm non
1.3.1. Hoạt động giáo dục
1.3.1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục
“Hoạt động giáo dục là quá trình đƣợc tổ chức dƣới hình thức học tập theo đó
kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm ngƣời đƣợc trao truyền cho nhau từ
thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu”
1.3.1.2. Vai trò của hoạt động giáo dục đối với sự phát triển của trẻ Mầm non
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ thể hiện:
 Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân
cách của cá nhân
“Sự định hƣớng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã
hội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tƣơng lai để thúc đẩy
12


sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trƣớc, đón đầu sự phát triển. Muốn đi
trƣớc, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển
của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con ngƣời thời đại với hệ thống định

hƣớng giá trị tƣơng ứng”.
 Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá
trình phát triển của trẻ
“Các yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trƣờng và hoạt động các nhân đều có
ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo
dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát
triển của trẻ””
* Đối với di truyền
-“Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con ngƣời có
trong chƣơng trình giáo dục đƣợc phát triển. Chẳng hạn, trẻ đƣợc di truyền cấu tạo
cột sống, bàn tay và thanh quản … nhƣng nếu không đƣợc giáo dục thì trẻ khó có
thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…”
* Đối với môi trường
-“Giáo dục tác động đến môi trƣờng tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý
thức bảo vệ môi trƣờng của con ngƣời, khắc phục đƣợc sự mất cân bằng sinh thái,
làm cho môi trƣờng tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn”.
- “Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trƣờng xã hội nhỏ nhƣ gia đình,
nhà trƣờng và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trƣờng nhỏ tạo nên những tác
động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con ngƣời. Hiện nay công tác
giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm
no, hạnh phúc; nhà trƣờng là một môi trƣờng thân thiện đối với học sinh, cộng đồng
dân cƣ là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ”.
* Đối với hoạt động cá nhân
- Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm
phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi
lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phƣơng, …); xây dựng
những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời
hƣớng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của
bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích
cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hƣớng cho trẻ

tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát
triển nhân cách”
13


- “Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính
chủ thể của cá nhân khi con ngƣời đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các
yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu
khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ
thấp hoặc thậm chí không thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá
nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hƣớng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy
đủ sẽ giúp con ngƣời hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trƣớc những tác
động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những ngƣời
biết tự giáo dục mới là những ngƣời thực sự có giáo dục.””
1.3.2 Thiết kế hoạt động giáo dục trẻ Mầm non
1.3.2.1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động giáo dục
Thiết kế hoạt động giáo dục cho trẻ cần tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc tự giác và tích cực
- Nguyên tắc trực quan
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa hoc, hệ thống và toàn diện
-Nguyên tắc củng cố và nâng cao
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong quá trình dạy và tập luyện cho trẻ.
1.3.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục cho trẻ
Quy trình thiết kế một hoạt động giáo dục cho trẻ Mầm non bao gồm các bƣớc:
- Bƣớc 1: Xác định mục đích, yêu cầu
Ở bƣớc này cần phải xác định đƣợc kiến thức, kĩ năng, tháo độ học tập trẻ.
- Bƣớc 2: Chuẩn bị ( Đồ dùng của cô và đồ dùng của trẻ )
- Bƣớc 3: TIến hành
+ Ổn định tổ chức gây hứng thú cho trẻ
+ Nội dung bài học mới

+ Củng cố, nhận xét và đánh giá
- Bƣớc 4: Kết luận
1.4 Đặc điểm chƣơng trình giáo dục trẻ Mầm non
1.4.1. Nội dung chương trình giáo dục trẻ Mầm non
a) Chương trình giáo dục nhà trẻ
- Nuôi dƣỡng và chăm sóc sức khỏe
+ Tổ chức ăn
+ Tổ chức ngủ
+ Vê sinh
+ Chăm sóc sức khỏe và an toàn
14


- Giáo dục
* Giáo dục phát triển nhận thức:
- Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, khƣớu giác, vị giác và
xúc giác
- Nhận biết:
“+ Tên gọi, chức năng một số bộ phận trên cơ thể ngƣời
+ Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng 1 số đồ dùng quen
thuộc của trẻ
+ Tên gọi, đặc điểm nổi bật của 1 số con vật, hoa quả quen thuộc với trẻ
+ Một số màu cơ bản (Đỏ, vàng, xanh), kích thƣớc ( to, nhỏ), hình dạng
( tròn, vuông), số lƣợng( một , nhiều), và vị trí không gian ( trên- dƣới, trƣớc- sau)
với bản thân trẻ
+ Bản thân và những ngƣời gần gũi”
* Giáo dục phát triển thể chất
- “Phát triển vận động
+ Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
+ Tập các vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động ban đầu

+ Tập các cử động bàn tay, ngón tay”
- “Giao dục dinh dƣỡng và sức khỏe
+ Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
+ Làm quen với một số việc tự phục vụ và giữ gìn sức khỏe
+ Nhận biết và tránh một số những nguy cơ không an toàn”
- “Giao dục phát triển ngôn ngữ
+ Nghe: Nghe các giọng nói khác nhau, nghe và hiểu các từ và câu chỉ đồ vật
quen thuộc và một số loại câu đơn giản. Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao
phù hợp với đội tuổi của trẻ
+ Nói: Phát âm các âm khác nhau, trả lời và hỏi một số câu đơn giản, thể hiện
nhu cầu, cảm xúc của bản thân thông qua lời nói”
- “Giao dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ
+ Phát triển tình cảm: ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện một số trạng
thái cảm xúc
+ Phát triển kĩ năng xã hội: Mối quan hệ tích cực giữa con ngƣời và sự vật
gần gũi, hành vi văn hóa và thực hiện các quy trình đơn giản trong giao tiếp.
+ Phát triển cảm xúc, thẩm mĩ: Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc.
Vẽ nặn, xé dán, xếp hình và xem tranh”
15


b, Chương trình giáo dục mẫu giáo
- “Nuôi dƣỡng và chăm sóc sức khỏe
+ Tổ chức ăn
+ Tổ chức ngủ
+ Vê sinh
+ Chăm sóc sức khỏe và an toàn”
- “Giáo dục
* Giáo dục phát triển thể chất
- Phát triển vận động:

- Phát triển vận động
+ Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
+ Tập các vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động ban đầu
+ Tập các cử động bàn tay, ngón tay
- Giáo dục dinh dƣỡng và sức khỏe
+ Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thƣờng và lợi ích của chúng đối
với sức khỏe
+Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt
* Giao dục phát triển nhận thức
- Khám phá khoa học
+ Các bộ phận của cơ thể con ngƣời
+ Đồ vật
+ Động vật và thực vật
+ Một số hiện tƣợng tự nhiên
- Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
+ Tập hợp số lƣợng, số thứ tự và đếm
+ Đo lƣờng
+ Hình dạng
+ Định hƣớng trong không gian và định hƣớng thời gian
- Khám phá xã hội
+ Bản thân, gia đình, xã hội và cộng đồng
+ Trƣờng Mầm non
+ Một số nghề phổ biến
+ Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ hội”
* “Giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Nghe:
16


+ Nghe các từ chỉ ngƣời, sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm, tính chất hoạt động của

các từ biểu cảm, từ khái quát
+ Nghe lƣời nói trong giao tiếp hằng ngày
+ Nghe kể chuyện, thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với lứa tuổi
- Nói:
+ Phát âm rõ các tiếng trong tiếng việt
+ Bày tỏ nhu cầu, cảm xúc của bản thân bằng các câu khác nhau
+ Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện
+ Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp
* Làm quen với việc đọc, viết
- Làm quen với cách sử dụng sách, bút
- Làm quen với một số kí hiệu thƣờng dùng trong cuộc sống
- Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách”
1.4.2. Đặc điểm chương trình giáo dục
* Tính tích hợp
- “Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động xung quanh một nội
dung nào đó, giúp giáo viên tìm ra các cách dạy mới, sáng tạo hơn và đạt hiệu quả
nhất”
* Tính toàn diện
- Phát triển tình cảm xã hội
- Phát triển thẩm mĩ
- Phát triển thể chất
- Phát triển trí tuệ
- Phát triển ngôn ngữ
* Tính mở
* Theo chủ đề
- Lứa tuổi nhà trẻ:
+ Bé và các bạn
+ Các cô, các bác trong trƣờng Mầm non
+ Đồ dùng, đồ chơi của bé
+ Những con vật đáng yêu

+ Cây- hoa - quả - rau và những bông hoa đẹp
+ Ngày tết vui vẻ
+ Mẹ và những ngƣời thân yêu của bé
+ Bé đi khắp nơi bằng các phƣơng tiện giao thông
17


×