Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 5 6 tuổi trường mầm non xuân hòa theo quan điểm tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.96 KB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

DƢƠNG MỸ LINH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ 5-6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒAPHÚC YÊN- VĨNH PHÚC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học Mầm Non
Tiểu ban: Phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non

Hà Nội, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

DƢƠNG MỸ LINH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO
TRẺ 5-6 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON XUÂN HÒAPHÚC YÊN- VĨNH PHÚC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học Mầm Non
Tiểu ban: Phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Vũ Long Giang

Hà Nội, 2019


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô giáo trong khoa
Gíao dục Mầm Non đã tận tâm giảng dạy trong suốt quá trình em học tập tại
trƣờng.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Vũ Long Giang ngƣời đã
hƣớng dẫn em thực hiện và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiẹp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, giáo viên trƣờng Mầm non
Xuân Hòa đã hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Em rất mong nhận đƣợc những đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các
bạn đề đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2019.
Sinh viên

Dƣơng Mỹ Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi trƣờng Mầm non Xuân Hòa theo quan điểm
tích hợp.” không có sự trùng lặp với bất kì đề tài nào khác.


Xuân Hòa, ngày tháng năm 2019.
Sinh viên

Dƣơng Mỹ Linh


DANH MỤC VIẾT TẮT
- HĐTH

Hoạt động tạo hình

- QĐTH

Quan điểm tích hợp

- GDTH

Giáo dục tích hợp

- ĐHQG

Đại học quốc gia

- ĐHSPHN

Đại học sƣ phạm Hà Nội

- ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội


- NXB

Nhà xuất bản

- LĐ&XH

Lao động và xã hội

- SL

Số lƣợng

- %

Tỷ lệ phần trăm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Giả thiết khoa học ......................................................................................... 3
7. Cấu trúc đề tài. ............................................................................................. 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỌT ĐỘNG TẠO
HÌNH CHO TRẺ MẦM NON 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP. . 5

1.1 Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 5
1.1.1 Các nghiên cứu tổ chức họat động tạo hình ............................................. 5
1.1.2 Các nghiên cứu về quan điểm giáo dục tích hợp ..................................... 6
1.1.3 Nghiên cứu về tổ chức hoạt động tạo hình theo quan điểm tích hợp. ..... 7
1.2. Hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi. .......................................................... 7
1.2.1. Khái niệm hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi. ...................................... 7
1.2.2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với trẻ 5-6 tuổi ................................. 7
1.2.3. Đặc điểm tạo hình của trẻ 5-6 tuổi. ......................................................... 9
1.2.4. Nội dung của hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi. ............................... 10
1.3. Quan điểm giáo dục tích hợp. .................................................................. 13
1.3.1. Khái niệm giáo dục tích hợp. ................................................................ 13
1.3.2. Đặc trƣng của giáo dục tích hợp. .......................................................... 13
1.3.3. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non....................................... 14


1.3.4. Sự cần thiết của việc giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trƣờng mầm non.
......................................................................................................................... 14
1.3.5. Các bƣớc tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trƣờng
mầm non. ......................................................................................................... 15
1.3.6. Vai trò của giáo viên trong tổ chức các hoạt động tích hợp. ................ 18
1.4. Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục tích
hợp. .................................................................................................................. 18
1.4.1. khái niệm. .............................................................................................. 18
1.4.2. Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi theo hƣớng tích hợp về nội
dung loại bài. ................................................................................................... 19
1.4.3. Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi theo hƣớng tích hợp với các
môn học khác. ................................................................................................. 20
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 24
Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRƢỜNG MẦM

NON XUÂN HÒA- PHÚC YÊN- VĨNH PHÚC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH
HỢP ................................................................................................................. 25
2.1. Thực trạng khổi lớp 5-6 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa. ...................... 25
2.1.1 Số lƣợng trẻ, giáo viên và cơ sở vật chất của khối lớp 5 tuổi. ............... 25
2.1.2. Thuận lợi ............................................................................................... 26
2.1.3 Khó khăn ................................................................................................ 27
2.1.4 Nội dung chƣơng trình giáo dục môn tạo hình của trẻ 5-6 tuổi trƣờng
mầm non Xuân Hòa năm học 2018-2019. ...................................................... 27
2.1.5. Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trƣờng mầm non
Xuân Hòa......................................................................................................... 29
2.1.6. Điều tra khảo sát trẻ học môn tạo hình lớp Mẫu giáo 5 tuổi A1 trƣờng
mầm non Xuân Hòa ........................................................................................ 31


2.2. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi theo quan
điểm tích hợp. .................................................................................................. 32
2.2.1. Cơ sở đề xuất quy trình. ........................................................................ 32
2.2.2. Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trƣờng mầm non
Xuân Hòa theo quan điểm tích hợp................................................................. 32
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 38
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 41
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan điểm giáo dục tích hợp là một quan điểm tiến bộ đang đƣợc
quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trƣờng ở nhiều nƣớc trên thế
giới. Ở nƣớc ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây quan điểm này

mới đƣợc thực sự tập chung nghiên cứu và áp dụng. Tích hợp có nghĩa là
sự hợp nhất, sự hòa nhập và kết nối. Xuất phát từ quan niệm về quá trình
học tập, trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở
học sinh những năng lực rõ ràng. Năng lực này là một hoạt động phức
hợp đòi hỏi sự tích hợp, phối hợp các kiến thức và kĩ năng. Tích hợp
trong giáo dục mầm non là một phƣơng pháp giúp cho đứa trẻ nhận thức
đƣợc các lĩnh vực nhƣ một thực thể trọn vẹn. Nó làm cho các lĩnh vực
phát triển của trẻ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Quan điểm này giúp
trẻ tự khám phá những điều chƣa biết, rèn luyện cho trẻ các phƣơng pháp
để trẻ biết các thao tác tƣ duy và dần dần hình thành, phát triển khả năng
sáng tạo. Không chỉ vậy giáo dục tích hợp với phƣơng châm tạo điều
kiện cho trẻ đƣợc thảo luận, nghĩ và làm nhiều hơn, thông qua đó sẽ phát
triển ở trẻ nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nó
kết nối giữa các kiến thức lí thuyết và thực tiễn, giúp cho đứa trẻ có thể
tự thực hiện các thao tác tƣ duy, các kĩ năng theo cách tìm hiểu và nhận
thức của riêng mình.
Hoạt động tạo hình trong trƣờng mầm non có vị trí quan trọng, nó
góp phần không nhỏ trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Nhờ có hoạt
động tạo hình đƣợc tổ chức linh động mà ở trẻ đƣợc khơi gợi năng kiếu
về hội họa nói riêng về nghệ thuật nói chung và là tiền đề để tiến hành
giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Bên cạnh đó, hoạt dộng tạo hình còn giúp cho
trẻ phát triển các kĩ năng vận động tinh, vận động thô và sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các kĩ năng, hình thành những phẩm chất mang tính nền
tảng đầu tiên của nhân cách.
Hoạt động tạo hình đƣợc tổ chức dựa trên cơ sở tích hợp sẽ giúp
cho đứa trẻ đƣợc khám phá thế giới một cách sinh động và đầy hấp dẫn.

1



Trẻ sẽ lĩnh hội đƣợc các kiến thức một cách tự nhiên, hứng thú mà không
mang tính bắt buộc. Qua tạo hình trẻ sẽ có thêm các kiến thức trên nhiều
lĩnh nhƣ toán bằng việc đếm, so sánh và phân tích các đối tƣợng,...; phát
triển vốn từ khoa học về nghệ thuật, màu sắc,..; các kiến thức mới về tự
nhiên và xã hội,... Rèn luyện năng lực tƣ duy, khả năng quan sát kĩ năng
vận động, các kĩ năng sống cần thiết nhƣ giao tiếp, kĩ năng thuyết trình,
đƣa ra quyết định, thƣơng lƣợng, nhận xét, giải quyết vấn đề,...
Trƣờng mầm non Xuân Hòa là trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc
gia, với đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn sâu và một
chƣơng trình chăm sóc giáo dục phù hợp, đạt chuẩn, đáp ứng đƣợc yêu
cầu giáo dục. Tuy nhiên để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục thì nhà trƣờng
cần có nhiều phƣơng pháp và hình thức trong các hoạt động giáo dục hơn
nữa. Qua quá trình thực tập tại trƣờng mầm non Xuân Hòa nhận thấy
hoạt động tạo hình tại đây vẫn còn khô khan chƣa thật sự đƣợc giáo viên
tổ chức một cách linh hoạt.
Qua nghiên cứu và thực tập nhận thấy việc tổ chức hoạt động tạo
hình cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm tích hợp là hoàn toàn phù hợp với
trẻ, trên cơ sở này đề tài " Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
trƣờng mầm non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc theo quan điểm tích
hợp" đƣợc lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống lí luận về tổ chức hoạt động tạo hình theo quan
điểm tích hợp.
Đƣa ra các quy trình tổ chức hoạt động tạo hình theo quan điểm tích
hợp để nâng cao chất lƣợng giáo dục.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động tạo hình theo quan
điểm tích hợp.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi tại
trƣờng mầm non Xuân Hòa.


2


- Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi theo
quan điểm tích hợp.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa tổ chức hoạt động tạo hình
cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm tích hợp.
- Khách thể nghiên cứu: Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6
tuổi thuộc năm học 2018- 2019 của toàn bộ khối lớp trẻ 5-6 tuổi trƣơng mầm
non Xuân Hòa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu.
Quan điểm tích hợp: là sự kết hợp tổng hòa giữa các đối tƣợng thành
một thể thống nhất thể hiện bản chất của các đối tƣợng.
Quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm: ngƣời học là chủ thể tri thức
vì vậy khi dạy học phải hƣớng vào ngƣời học, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
ngƣời học tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất.
Quan điểm biện chứng: những mối liên hệ và sự phát triển của các đối
tƣợng trong giáo dục.
5.2. Nghiên cứu cụ thể.
Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
Phƣơng pháp giả thuyết, chứng minh.
Phƣơng pháp quan sát, điều tra.
Phƣơng pháp trò chuyện.
6. Giả thiết khoa học
Nếu đề tài khoá luận xây dựng đƣợc quy trình tổ chức HĐTH theo

QĐTH thì sẽ nâng cao chất lƣợng giáo dục trong hoạt động tạo hình cho trẻ
trƣờng mầm non Xuân Hòa.
3


7. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của
khóa luận gồm:
Chƣơng 1:Cơ sở lí luận của tổ chức hoặt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
theo quan điểm tích hợp.
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất quy trình tổ chức hoạt
động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh
Phúc theo quan điểm tích

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HỌT ĐỘNG
TẠO HÌNH CHO TRẺ MẦM NON 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM
TÍCH HỢP.

1.1 Lịch sử nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu tổ chức họat động tạo hình
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tổ chức HĐTH trong đó có các tác
giả:
Trên thế giới có công trình nghiên cứu của tác giả Akiyóhi Tori,
(2016). Đọc vị trẻ qua nét vẽ ( Lý thuyết và thực hành), NXB Lao động.
Tác giả đã nghiên cứu về cách học và cách chơi cùng trẻ qua cách vẽ
tranh. Thông qua đó giúp ta phán đoan những suy nghĩ và tính cách của trẻ.

Hơn thế nữa còn có thể quan sát sự thay đổi, trƣởng thành qua sự tiến bộ của
trẻ.
Ở Việt Nam có các nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Toản về tổ chức hoạt động tạo hình cho
trẻ mầm non đã đƣa ra:
“Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mầm non; mục
đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non; các
phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non; các hình
thức tổ chức hoạt động tạo hình ở trƣờng mầm non”.-Tài liệu số 1, NXB
ĐHSP
“Giáo án chƣơng trình tạo hình; phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo
hình ở trƣờng mầm non; tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật tạo
hình và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ; tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ lứa
tuổi mầm non; tổ chức hoạt động nặn cho trẻ lứa tuổi mầm non; tổ chức hoạt
động xé dán cho trẻ lứa tuổi mầm non; tổ chức hoạt động chắp ghép và trò

5


chơi tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non; theo dõi và đánh giá hoạt động tạo
hình”.- Tài liệu số 2, NXB ĐHSP
Tác giả Lê Thạh Thủy, phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mần non, NXB Đại học sƣ phạm.
“Tác giả đã đƣa ra đặc điểm phát triển của trẻ về hoạt động tạo hình,
các vấn đề giáo dục của việc tỏ chức hoạt động tạo hình trong giáo dục Mầm
Non, cách lập kế hoạch, soạn giáo án và tổ chức môi trƣờng giáo dục, tổ chức
hôạt động tạo hình cho trẻ”.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Giang về phƣơng pháp tổ chức hoạt
động hình đã đƣa ra:
“Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển của trẻ, chƣơng

trình hoạt động tạo hình ở trƣờng mầm non, phƣơng pháp và hình thức tổ
chức hoạt động tạo hình cho trẻ”.- Tài liệu số 1
“Phƣơng pháp tổ chức hoạt động vẽ; phƣơng pháp tổ chức hoạt động
nặn; phƣơng pháp tổ chức hoạt động xé, cắt dán; tổ chức hoạt động chắp ghép
cho trẻ mầm non”.- Tài liệu số 2.
1.1.2 Các nghiên cứu về quan điểm giáo dục tích hợp
Tác giả Nguyễn Thị Hòa, giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm Non, NXB
ĐHSP.
“Giáo trình giáo dục tích hợp bậc mầm non kế thừa, tiếp nối những
công trình nghiên cứu về giáo dục mầm non và giáo dục tích hợp ở bậc mầm
non. Đồng thời giáo trình cập nhật xu thế phát triển của khao học giáo dục
Mầm Non trên thế giới, trong khu vực và trong nƣớc nhằm góp phần đáp ứng
yêu cầu đào tạogiáo viên hệ cử nhân chuyên ngành giáo dục Mầm non trng
giai đoạn hiện nay”. tr5,Giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm Non
Tài liệu học tập về phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích hợp của TS.
Nguyễn Văn Tuấn trình bày chi tiết các vấn đề về: Cơ sở chung cho việc đào
tạo tích hợp, dạy học tích hợp, phƣơng pháp dạy theo quan điểm định hƣớng
giải quyết vấn đề và định hƣớng hoạt động.

6


1.1.3 Nghiên cứu về tổ chức hoạt động tạo hình theo quan điểm tích hợp.
Có rất nhiều nghiên cứu về phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình
cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học theo quan điểm tích hợp khác nhau.
Có một số nghiên cứu về phƣơng pháp tổ chức hoạt động tạo hình theo
quan điểm tích hợp nhƣng chủ yếu là dành cho học sinh tiểu học và trung học
cơ sở. Hiện nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu về việc " Tổ chức hoạt động
tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trƣờng mầm non Xuân Hòa theo quan điểm tích
hợp."

1.2. Hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.
1.2.1. Khái niệm hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 5-6 tuổi là một hoạt động giáo dục
nằm trong hệ thống chƣơng trình giáo dục ở bậc học mầm non phù hợp với
tâm lí và nhận thức của trẻ 5-6 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình , trẻ đƣợc
trải nghiệm, làm quen với màu sắc, đƣờng nét, hình khối,… sản phẩm độc đáo
và rèn luyện các kĩ năng vận động tinh, khéo léo của đôi bàn tay hơn thế nữa
trẻ còn đƣợc phát triển trí tƣởng tƣợng óc sáng tạo. Hoạt động này trong giáo
giục mầm non đƣợc xếp vào lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ.
1.2.2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với trẻ 5-6 tuổi
Hoạt động tạo hình với sự phát triển thể chất của trẻ:
Khi tham gia hoạt động tạo hình trẻ đƣợc phát triển về các kx năng vận
động tinh và kĩ năng vận động thô thông qua các trò chơi tạo hình hoặc tham
gia vào các hạt động sáng tạo nghệ thuật nhƣ vẽ, nặn, xé, dán,… cùng với đó
là niềm ham mê ham khám phá sẽ tác động đến tàn bộ hoạt động cảu các hệ
cơ quan của cơ thể giúp trẻ có tinh thàn thoải mái, tự tin, hứng khởi, làmcho
giờ học của trẻ đƣợc linh động và trở nên nhẹ nhàng.
Hoạt động tạo hình với sự phát triển nhận thức:
Đây là một trong những hoạt động học tập mang tính tƣ duy, hình
tƣợng cao trong các hoạt động học tập của trẻ ở trƣờng mầm non. Chính vì
vậy nó đòi hỏi trẻ khi tham gia học tập phải liên tục tƣởng tƣợng và sáng tạo.

7


Từ đó các thao tác tƣ duy, óc quan sát, kĩ năng so sánh phân tích, mêu tả đối
tƣợng của trẻ đƣợc phát triển một cách tích cực.
Qua hoạt động tạo hình trẻ có thêm nhiều kiến thức về màu sắc, hình
khối, chất liệu để tạo nên sản phẩm tạo hình. Trẻ phân tích đƣợc các thao tác
để sử dụng sao cho phù hợp đối vói các hoạt động tạo hình khác nhau nhƣ vẽ,

nặn, xé, dán, cắt, hay khi chơi các trò chơi với các đồ chơi tạo hình. Trẻ cũng
đƣợc phát triển các kĩ năng nhận xét, so sánh, phân tính, các sản phẩm tạo
hình của mình và của bạn. Vấn từ của trẻ đƣợc tăng lên đáng kể cả về vấn từ
khao học và vốn từ nghệ thuật thông qua việc gọi tên, đặt tên cho các sản
phẩm hay nguyên vật liệu tạo hình. Lời nói của trẻ sẽ truyền cảm và mạch lạc
tự tin hơn khi trẻ đƣợc tự giới thiệu về sản phẩm của mình.
Hoạt động tạo hình đối với giáo dục đạo đức, tình cảm và kĩ năng xã hội:
Hoạt động tạo hình góp phần tạo nên nhân cách của trẻ, tạo cho trẻ cmả
xúc yêu, ghét và từ đó trẻ biết bộc lộ cảm xúc của. Nhận thức đƣợc cái đẹp,
cái xấu, phân biệt đƣợc đúng sai từ đó trẻ sẽ có thái độ tích cực khi có đƣợc
sự khích lệ tạo điều kiện cho trẻ hình thành ý thức cộng đồng, sự quan tâm,
chia sẻ với những ngƣời xung quanh. Các kĩ năng cần thiết đƣợc xây dựng và
củng cố nhƣ kĩ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng tƣơng tác, hoạt động nhóm. Biết
phối hợp cùng bạn bè và nhƣờng nhịn nhau khi chơi, học tập và rèn luyện.
Hình thành ở trẻ những phẩm chất tốt đẹp nhƣ yêu lao động thái độ tích cực,
trân trọng những sản phẩm của mình tạo ra.
Hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thẩm mĩ:
Tạo hình đƣợc coi nhƣ một cái nôi, nền tảng cho việc giáo dục thẩmmĩ.
Qua đó trẻ đƣợc làm quen thực hành với cái đẹp trong ca đời sống sinh hoạt
hằng gày và trong nghệ thuật phù hợp với độ tuổi nhƣ màu sặc diệu kì, hình
khối sinh động, hình dạng phong phú và sự biến đổi của chúng với các tác
động khác nhau. Từ đó trẻ thêm yêu thích thiên nhiên, yêu cuộc sống, biết bảo
vệ và sáng tạo cái đẹp.
Hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1:
Với những kiến thức, kĩ năng sơ đẳng mà trẻ thu thập đƣợc từ hoạt
động tạo hình sẽ giúp trẻ tự tin bƣớc vào lớp 1.
8


1.2.3. Đặc điểm tạo hình của trẻ 5-6 tuổi.

Đặc điểm, khả năng thể hiện bằng đường nét:
Trẻ 5-6 tuổi đa có sự phát triển mạnh vẽ về thể lực và sự khéo léo của
đôi bàn tay. Vì vậy trẻ có thể miêu tả đƣợc các đƣờng nét, màu sắc, hình dạng
của các sự vật hiện tƣợng một cách chính xác và sinh động hơn khi thể hiện
các sản phẩm tạo hình thông qua các hình thức nhƣ vẽ, nặn, xé, dán. Trẻ biết
ìm kiếm cái đẹp trong tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, trong thiên nhiên và nhận
biết đƣợc sự biến đổi của chúng. Trẻ có thể diễn tả cảm xúc của mình bằng lời
và sản phẩm sáng tạo của mình một cách có chủ đích. Trẻ cũng đã biết tham
gia thỏa luận với các bạn trong nhóm để đƣa ra những quyết định, lựa chọn
chung khi hoạt động tập thể. Biết tự giới thiệu về sản phẩm của mình một
cách trôi chảy và nhận xét, nêu lên những cảm nghĩ về sản phẩm của các bạn
khác. Từ đó trẻ có thể hệ thống hóa và chuẩn xác các biểu tƣợng, biết nâng
cao chất lƣợng trong sản phẩm tạo hình của mình đồng thời tạo bƣớc đệm
vững chắc, phát triển khả năng tạo hình trong tƣơng lai.
Đặc điểm, khả năng thể hiện bằng màu sắc:
Trẻ vẽ màu bằng cách bắt chƣớc và không bắt chƣớc. Hầu nhƣ trẻ vẫn
còn vẽ màu tùy ý nên trẻ có thể vẽ màu bắt chƣớc kiểu thuộc lòng hoặc vẽ
màu không bắt chƣớc kiểu ngẫu nhiên không có logic.
Ở tuổi này một số trẻ đã có cảm giác về màu sắc, khả năng quan sát để
phát hiện ra sự linh hoạt biến đổi và phối hợp màu sắc. Tính tích cực quan sát
và nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc để miêu tả đối
tƣợng và thể hiện ý tƣởng tình cảm của mình.
Đặc điểm kả năng xây dựng bố cục:
Trẻ biết tạo bố cục tranh với thế câ bằng qua cách sắp xếp đối xứng và
khộng đối xứng. Trẻ biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động
và các mối quan hệ giữa các sự vật để tạo nên một không gian có chiều sâu.
Tính nhịp điệu trong tranh vẽ đƣợc thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi
lặp lại của các hình ảnh cùng loại, bằng sự sắp xếp đan xen các hình ảnh
không cùng loại, bằng sự phân biệt, thể hiện quan hệ chính phụ,…


9


1.2.4. Nội dung của hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi.
Để hình thành và phát triển khả năng nhận thức thẩm mĩ và hoạt động
thực tiễn cho trẻ, ngƣờ ta phân các nội dung giáo dục và phát triẻn của hoạt
động tạo hình thành 4 nhóm:
Nhóm 1: các kiến thức kĩ năng, năng lực thể hiện vật mẫu đơn giản.
Về sự thể hiện hình dạng:
Nội dụng miêu tả nhằm giúp trẻ thể hiện hình dạng: có thể cho trẻ miêu
tả các vật mẫu có hình dạng khối lăng trụ: Cần cho trẻ tập phát triển và thể
hiện nét khác biệt, độc đáo trong hình dáng của các vật mẫu.
Về sự thể hiện khích thước của các vật mẫu và các bộ phận của chúng:
Trẻ phải thể hiện đƣợc quan hệ, tỉ lệ, kích thƣớc của các bộ phận có
hình thù, màu sắc khác nhau trong một vật mẫu để sau này trẻ sẽ thể hiếnự
tƣơng quan về kích thƣớc của các hình ảnh trong một bức tranh theo chủ đề.
Trẻ cần tập ƣớc lƣợng bằng mắt và xác định xem vật này lớn hơn vật
kia bao nhiêu lần.
Về sự thể hiện cấu trúc:
Cho trẻ chuyển từ việc thể hiện các vật mẫu có hình thù cấu trúc đơn
giản sang miêu tả một cách chính xác hơn, đầy đủ hơn, những vật mẫu có các
chi tiết, bộ phận khác nhau về hình thù phức tạp hơn về cấu trúc cũng nhƣ
quan hệ không gian giữa các bộ phận.
Cho trẻ tập thể hiện các đặc điểm, tính chất đặc thù riêng của các vật
mẫu để làm nổi bật nét độc đáo trong hình dạng và cấu trúc của chúng.
Về sự thể hiện màu sắc:
Trẻ phải xác định đƣợc từ hai, ba rồi bốn,… sắc thái của một màu. Trẻ
cần phải thấy đƣợc sự biến đổi màu sắc của mọi vật tùy theo sự thay đỏi của
điều kiện: thời gian, không gian, thời tiết, độ chiếu ánh sáng. Trẻ cần phải biết
đƣợc con ngƣời cũng có thể thay đổi màu sắc của một số sự vật xung quanh

theo ý mình, theo cảm nghĩ cá nhân: quét sơn, quét vôi, treo rèm, tạo màu sắc
cho đò vật,…
10


Nhóm 2: Các kiến thức, các kĩ năng, năng lực giúp trẻ thể hiện một nội
dung mạch lạc.
* Thể hiện bố cục trong không gian
Xê dịch các hình để có các vị trí khác nhau không phỉa là việc khó:
trong- ngoài, trên – dƣới, trái – phải,… song thể hiện trên mặt phẳng không
gian hai chiều của tờ giấy vẽ làm sao cho ngƣỡi xem hiểu đƣợc đây là sự kiện
gì hay cảnh thiên nhiên nà lại là việc khá phức tạp.
Nội dung chƣơng trình hoạt động tạo hình cần phải tập trung bồi dƣỡng
cho trẻ khả năng tƣ duy, tri giác giúp trẻ từng bƣớc xác định đƣợcc quan hệ
không gian ba chiều với khôn gian hai chiều.
* Về sự thể hiện kích thƣớc tƣơng đốivà tƣ thế của các hình ảnh:
Thể hiện kích thước:
Cho trẻ miêu tả những vật mẫu có nét khác nhau về kích hƣớc tinh vi
và gần với thực tế.
Sự thể hiện tư thế vận động:
Trẻ cần hiểu rằng tƣ thế của mọi vật thay đổi song hình thù và kích
thƣớc của chúng không bị biến đổi nhiều, vẫn giữ đƣợc đặc điểm của chúng.
Trẻ cần phải tập thay đổi nét vẽ, tập xoay chuyển các bộ phận của vật trong
hình cát dán hay trong nặn tƣơng tự.
Trẻ tập thể hiện sự khác biệt trong hình ảnh của ngƣời, con vật với
nhiều tƣ thế khác nhau nhƣ đối mặt, xoay nghiêng hay quay lƣng lại.
Về cách thể hiện sự vận động:
Một số vận động đơn giản của cơ thể nhƣ giơ tay thẳng lên hay giơ tay
sang ngang thì trẻ có thể làm đƣợc còn các động tác phức tạp hơn nhƣ thay
đỏi phần mình thì chỉ một số ít trẻ làm đƣợc.

Nhóm nội dung 3: Các tri thức, kĩ năng, năng lực trang trí
Về sự sắp xếp vị trí không gian cả bố cục trang trí.

11


Trẻ cần làm quen và sử dụng tính nhịp điệu của sự sắp xếp các hình
trang trí. Làm quen với cachs sắp xếp theo bố cục hàng lối rồi bố cục mạng
với các bố cục phức tạp dần:
- Lập đi lập lại các họa tiết giống nhau
- Xen kẽ các họa tiết khác nhau.
- Tạo mạng hàng lối heo nhịp lặp lại và nhịp xen kẽ.
Khi đã thành thục với bố cục hàng lối và bố cục theo mạng, trẻ có thể
tập xây dựng các bố cục trang trí đăng đối đơn giản nhƣ: trang trí trong các
hình khuân hình hình học, các hình tự nhiên, hình dáng đồ vật,…Trẻ cs thể
tập tạo các bố cục tự do với cấu trúc bất đối xứng.
Về sự lựa chọn hình dáng họa tiết:
Trẻ cần tập sử dụng các hình tự nhiên đơn giản trong tự nhiên làm họa
tiết( hoa, lá,…)
Về sự thể hiện màu sắc:
Trẻ không chỉ tập sủ dụng các màu cơ bản mà cả các sắc thái đa dạng
của các màu đó.
Nhóm nội dung 4: Các tri thức, kĩ năng có tính chất kĩ thuật.
Về các kiến thức kĩ năng vẽ:
Trẻ phải cầm bút bằng 3 ngón tay: giữ bút bằng ngón cái và ngón trỏ;
ngón giữa giữ ở phía dƣới; khi vẽ cánh tay cho đến ngón tay đều phải đặt nằm
trên mặt bàn làm điểm tì hoặc hơi nhích cao hơn, dựa vào cây bút.
Trẻ phải học cách nhấn bút mạnh hoặc nhẹ đối với mức độ khác nhau
tùy theo ý muốn để tạo nên các sắc thái màu, đƣờng nét,… với các tính chất
khác nhau đã gây nên sức truyền cảm.

Ngoài ra trẻ còn cần làm quen với các kĩ thuật tạo bề mặt nhƣ: in ấn,
phun, thổi, bắn, cào xƣớc,…
Về kiến thức và kĩ năng xếp dán:

12


Trẻ tập cắt bằng kéo, tập cầm kéo đúng bằng tay phải và vận động linh
hoạt, tay trái luôn xoay tờ giấy để tay phải dùng kéo cho tiện,…
Trẻ phải nắm các cách cắt sau nhƣ: cắt thẳng, cắt cong lƣợn, cắt các
vật, các bộ phận giống nhau từ tờ giấy gấp đôi, từ tờ giấy gấp nhiều lần và
xếp nếp, cắt các hình theo hình vẽ trƣớc, các hình không theo hình vẽ.
Các kĩ thuật xé, vo cuấn giấy,… cũng cần đƣợc luyện tập và sử dụng
linh hoạt tùy theo nội dung nghệ thuật và ý tƣởng biểu cảm.
Về các kiến thức và kĩ năng nặn:
Cần phát triển các thao tác tay nhằm giúp trẻ tạo nên các hình khối
tròn, các bản dẹt và từ đó tạo nên các hình thù khác nhau. Trẻ có thể tập sử
dụng dao nặn, tập nặn từ một khối đất rồi tập nặn gắn ghép từ các bộ phận.
1.3. Quan điểm giáo dục tích hợp.
1.3.1. Khái niệm giáo dục tích hợp.
Giáo dục tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn
thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở người học những năng lực rõ
ràng, có dự tính trước cho những người học nhằm phục vụ cho các quá trình
học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động.
Như vậy, giáo dục tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
1.3.2. Đặc trưng của giáo dục tích hợp.
Mục tiêu của giáo dục tích hợp là làm cho quá trình học tập có ý nghĩa,
hình thành ở học sinh những kĩ năng chung giúp họ có thể huy động kiến thức
một cách có hiệu để giải quyết vấn đề và thích nghi với mọi tình huống khó
khăn bất ngờ.

Giáo dục tích hợp nói lên mục đích của quá trình học một cách rõ rệt,
giúp ngƣời học tìm ra đực cái cốt lõi của vấn đề.
Giáo dục tích hợp giúp cho học sinh biết vận dụng tri thức trong các
tình huống và biết liên kết mối quan hệ của các kiến thức đã đƣợc học.
Chính sự tích hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau làm giảm bớt sự chồng
chéo về nội dung học tập khiến ngƣời học đƣợc thoải mái và luôn nỗ lực vƣợt
13


qua khó khăn để chiếm lĩnh tri thức của lịch sử xã hội loài ngƣời. Bỏ qua tâm
lí “ phải học”, giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động.
1.3.3. Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non.
Giáo dục tích hợp ở bậc mầm non chính là quá trình tác động sƣ phạm
một cách phù hợp vào sự phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ của trẻ, cho trẻ
đƣợc tham gia vào nhiều hoạt động theo chủ đề nhằm cung cấp cho trẻ cơ hội
đƣợc học tập và rèn luyện để trở thành “nhà nghiên cứu”, trẻ tích cực nănhg
động trong việc tìm hiểu, khám phá, kích thích trẻ tƣ duy tích cực, vận dụng
các kiến thức, kĩ năng, lựa chọn và ra quyết định đúng trong hoàn cảnh có ý
nghĩa đối với cuộc sống thực của chúng.
Giáo dục tích hợp trong giáo dục mầm non đƣợc hiểu và thể hiện trong
quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng
chƣơng trình giáo dục mầm non không nên xuất phát từ logic phân chia cụ thể
thành các môn học nhƣ ở trƣờng phổ thông mà phải dựa trên những yêu cầu
hình thành năng lực chung nhằm hƣớng tới sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt
nền tảng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam.
Giáo dục tích hợp ở trƣờng mầm non là hoạt động giáo dục tích hợp
theo chủ đề.
1.3.4. Sự cần thiết của việc giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm
non.
Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành ở trẻ những phẩm

chất, tính cách và kĩ năng sống hù hợp với độ tuổi nhƣ mạnh dạn, tự tin, tự
lực, sáng tạo, linh hoạt, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, dễ hợp tác,… giúp cho trẻ dễ
dang thích nghi với cuộc sống, chuẩn bị kiến thức nhất định cho trẻ vào lớp
một và các bậc học sau.
Trẻ lứa tuổi mầm non có nhu cầu hoạt động rất sớm vì chúng rất tò mò
về thế giới xung quanh, luôn muốn tìm hiểu, khám phá và chính vì vậy mà
nhu cầu nhận biết thế giới xung quanh của trẻ trở thành chất xúc tác giúp trẻ
tích cực tham gia các hoạt động. Việc hƣớng dẫn cho trẻ lĩnh hội các tri thức
nhân loại khác nhau là rất quan trọng, bởi lẽ chính thao tác trí tuệ tạo điều
kiện phát triển tính thích cực của trẻ, hình thành hệ thống thao tác trí tuệ giúp
14


trẻ lĩnh hội những tri thức mới, thông tin mới về thế giới xung quanh. Qúa
trình lĩnh hội tri thức cũng nhƣ hiệu quả của quá trình ấy phụ thuộc vào sự
sáng tạo, óc quan sát, tính tự lập, đặc biệt là sự nỗ lực trí tuệ của trẻ. Mà muốn
đứa trẻ bộc lộ đƣợc những phẩm chất thì phải tạo diều kiện cho trẻ đƣợc đứng
ở vị trí “ nhà nghiên cứu” để tìm ra con đƣờng giải quyết nhiệm vụ nhận thức
một cách đúng đắn. Giáo dục tích hợp theo chủ đề đã đáp ứng đƣợc điều kiện
này. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trƣờng, lớp
mầm non giúp trẻ nhanh chóng thích ứng, hòa nhập tích cực vào các mối quan
hệ xã hội, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực và sáng
tạo theo khả năng, theo nhu cầu, hứng thú của trẻ.
Trong xu thế đổi mới và phát triển của ngành mầm non hiện nay cần có
nhiều cách tiếp cận mới về nội dung, phƣơng pháp cũng nhƣ hình thức giáo
dụctrẻ. Một trong những cách tiếp cận ấy là tiếp cận tích hợp theo chủ đề ở
trƣờng mầm non.
Phƣơng pháp tiếp cận này dựa trên quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm
trung tâm” của Dewey, giáo dục trẻ cần dựa trên đặc điểm cá nhân, phù hợp
với nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng, sở thích của trẻ trên nguyên tắc tự

ngyện, chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động cá nhân, của nhóm ở nhà
cũng nhƣ ở trƣờng mầm non.
1.3.5. Các bước tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường
mầm non.
* Bƣớc 1: chuẩn bị
Đây là bƣớc khởi đầu quan trọng, nó đảm bảo cho việc tổ chức hoạt
động giáo dục theo chủ đề đƣợc thành công.
- Lựa chọn chủ đề: có rất nhiều cách lựa chọn chủ đề, giáo viên có thể xác
định dựa trên tài liệu hƣớng dẫn của bộ giáo dục, lựa chọn theo nhu cầu, hứng
thú của trẻ hoặc lựa chọn theo nhu cầu thực tế của địa phƣơng.
Lƣu ý khi lựa chọn chủ đề:
+ Chủ đề phải có sự liên quan mật thiết với nhau, với cuộc sống, gần gũi với
trẻ.

15


+ Chủ đề phải có sự tích hợp các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội kết hợp
giáo dục các kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
+ Chủ đề đƣợc lựa chọn phải mang lại hứng thú học tập, tạo điều kiện cho trẻ
tham gia tích cức vào các hoạt động học tập, vui chơi.
+ Lƣu ý tích hợp nhiều kiến thức khác nhau của môn học.
+ Chủ đề đƣợc lựa chọn phải có nội dung, kiến thức phong phú để trẻ khám
phá. Thể hiện đƣợc nhiệt huyết của giáo viên và đảm bảo an toàn với trẻ.
- Xâydựng mạng nội dung và mạng hoạt động của chủ đề đã chọn:
+ Mạng nội dung là hình thức thể hiện các ý tửng về nội dung, về các khái
niệm, kiến thức cần cung cấp cho trẻ. Để xây dựng đƣợc mạng nội dung, giáo
viên cần có kiến thức về chủ đề để đƣa vào chủ đề những tri thức cung cấp
cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
+ Mạng hoạt động là các hoạt động đƣợc dự thảo sẽ đƣợc giáo viên tổ chức

cho trẻ tham gia hoạt động, trải nghiệm và sáng tạo để lĩnh hội những tri thức
đƣợc xác định ở mạng nội dung.
- Lựa chọn những tri thức cơ bản và ngôn ngữ phù hợp với chủ đề và lứa tuổi
trẻ sẽ sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia, khám
phá.
- Dự kiến môi trƣờng tổ chức hoạt động nhƣ trong lớp, ngoài trời,… và lựa
chọn, chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ học tập.
- Xây dựng mục lục về hoạt động cụ thể ở từng góc phải dựa vào những quy
dịnh chung của Bộ giáo dục kết hợp với đan cài, lồng ghép các hoạt động giáo
dục cụ thể khi tiến hành chủ đề.
- Lập kế hoạch theo chủ đề và phân nhóm linh hoạt: đây là khâu đầu tiên
trongcông tác tổ chức giáo dục và là định hƣớng trong hoạt động của giáo
viên và trẻ.
Cấu trúc của một bản kế hoạch giáo dục gồm có
+ Mục tiêu giáo dục: là mục tiêu cụ thể đặt ra trong hoạt động gáio dục.

16


+ Nội dung giáo dục: là nội dung hoạt động theo chủ về và theo nhu cầu,
húng thú của trẻ.
+ Hình thức giáo dục: là hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của trẻ theo
chủ đề phù hợp với trẻ một cách tự nhiên.
+ Các biện pháp, phƣơng pháp giáo dục: các cách hƣớng dẫn trẻ tham gia
khámphá hoạt động.
+ Môi trƣờng giáo dục: đó là không gian, thời gian và các trang thiết bị học
tập.
+ Tiến hành thực hiện hoạt đông giáo dục.
* Bƣớc 2: triển khai thực hiện hoạt động.
- Giới thiệu chủ đề: là cách giáo viên dẫn dắt trẻ vào bài học một cách tự

nhiên tùy theo mục đích của giáo viên, giáo viên có thể sử dụng nhiều phƣơg
pháp nhƣ đàm thoại, sử dụng trò chơi, câu đố, bài thơ, bài hát,…phù hợp với
nhu cầu và hứng thú của trẻ.
- Khám phá chủ đề: việc khám phá chủ đề này cần đƣợc đi theo một logic
đảm bảo cho trẻ khám phá trong cả quá trình dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
- Kết thúc chủ đề: chủ đề đƣợc kết thúc khi các kiến thức đã đƣợc trẻ lĩnh hội
hết, không thể kết nối theo logic nữa hoặc khi trẻ không còn hứng thú với chủ
đề đó nữa. giáo viên có thể kết thúc bằng nhiều cách khác nhau nhƣ cho trẻ
trƣng bày các sản phẩm đã đƣợc trẻ làm ra hoặc trò chuyện với trẻ về nội
dung dã đƣợc học tùy theo mục đích giáo dục của giáo viên, lƣu ý đến hứng
thú của trẻ.
- Đánh giá kết quả hoạt động của trẻ: sau khi kết thúc mỗi chủ đề giáo viên
cần đánh giá để đƣa ra những kinh nghiệm đồng thời phát hiện ra những khả
năng của trẻ, phát hiện mặt tích cực, hạn chế còn tồn tại để xây dựng chủ đề
tiếp theo đƣợc tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.
Các bƣớc đánh giá hoạt động của trẻ theo chủ đề:
+ Thu thập thông tin để xác định nhu cầu, hiểu biết, kĩ năng của trẻ.

17


×