Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua một số trò chơi học tập tại trường mầm non văn khê, xã văn khê, huyện mê linh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
******

BÙI THỊ DUNG

GIÁO DỤC DINH DƢỠNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA
MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TẠI TRƢỜNG MẦM NON VĂN KHÊ,
XÃ VĂN KHÊ, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng học trẻ em

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
******

BÙI THỊ DUNG

GIÁO DỤC DINH DƢỠNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA
MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TẠI TRƢỜNG MẦM NON VĂN KHÊ,
XÃ VĂN KHÊ, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng học trẻ em
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:



TS. ĐỖ THỊ LAN HƢƠNG

HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non cùng các thầy cô giáo
trong khoa Sinh - KTNN đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Thị Lan Hương đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi tới Ban giám hiệu cùng giáo viên trường
Mầm non Văn Khê và tất cả những người đã giúp đỡ, hỗ trợ em lời cảm ơn
chân thành nhất!
Do thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên được làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Bùi Thị Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài nghiên

cứu chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Bùi Thị Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 2
NỘI DUNG........................................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
............................................................................................................................... 3
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi học tập để giáo
dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo........................................................................ 5
1.2. Dinh dƣỡng ................................................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm dinh dưỡng................................................................................6
1.2.2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non ............................ 7
1.3. Giáo dục dinh dƣỡng.................................................................................... 7
1.3.1. Khái niệm giáo dục dinh dưỡng............................................................7
1.3.2. Nguyên tắc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.................. 7
1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục dinh dưỡng đối với trẻ mầm non 5 - 6
tuổi......................................................................................................................... 8
1.4. Trò chơi học tập............................................................................................ 9

1.4.1. Khái niệm trò chơi học tập ........................................................................ 9
1.4.2. Phân loại trò chơi học tập........................................................................ 10
1.4.3. Cấu trúc trò chơi học tập ......................................................................... 11
1.4.4. Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với sự phát triển của trẻ mầm non .... 11
1.4.5. Ảnh hưởng của trò chơi học tập đối với sự lĩnh hội kiến thức dinh
dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ..................................................................... 12
1.4.6. Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức trò chơi học tập nhằm
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi .............................................. 13


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG - THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM -

NỘI DUNG -

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 14
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 14
2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 14
2.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 14
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 14
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 14
2.5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................. 14
2.5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn..............................................14
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 15
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 16
3.1.Thực trạng nội dung giáo dục dinh dƣỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại
trƣờng mầm non Văn Khê................................................................................ 16
3.2. Thực trạng nhận thức về dinh dƣỡng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại
trƣờng mầm non Văn Khê................................................................................ 17
3.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục dinh dƣỡng
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua một số trò chơi học tập tại trƣờng

mầm non Văn Khê............................................................................................. 20
3.4. Đề xuất một số trò chơi học tập phù hợp để giáo dục dinh dƣỡng cho
trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi tại trƣờng mầm non Văn Khê .................................... 23
3.4.1. Trò chơi 1: Đội chơi thông thái ............................................................... 23
3.4.2. Trò chơi 2: Hộp quà bí mật ..................................................................... 26
3.4.3. Trò chơi 3: Xếp đúng thứ tự .................................................................... 29
3.4.4. Trò chơi 4: Bé đi chợ................................................................................ 30
3.5. So sánh nhận thức về dinh dƣỡng mà trẻ lĩnh hội đƣợc trƣớc và sau
thực nghiệm........................................................................................................ 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTN: Trước thực nghiệm
STN: Sau thực nghiệm
n

: Số lượng trẻ/giáo viên/cán bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Nội dung giáo viên thường giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi tại trường mầm non Văn Khê………………………....……………..16
Bảng 3.2. Đánh giá tiêu chí kiến thức dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo tại
lớp 5TA1………………………………………………………………….…….17
Bảng 3.3. Đánh giá tiêu chí kỹ năng dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo tại
lớp 5TA1……………………………………………………………………….18
Bảng 3.4. Đánh giá tiêu chí thái độ dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo tại

lớp 5TA1………………………………………………………………….……19
Bảng 3.5. Tầm quan trọng của công tác giáo dục dinh dưỡng tại trường
mầm non Văn Khê ……………………………………………………….…….21
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi thông qua một số trò chơi học tập của các giáo viên tại trường
mầm non Văn Khê………………………………………………………..……22
Bảng 3.7. Nhận thức về mức độ phù hợp của việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua một số trò chơi học tập tại trường
mầm non Văn Khê…………………………………………………………….22
Bảng 3.8. So sánh về kiến thức dinh dưỡng của trẻ trước và sau thực nghiệm...31
Bảng 3.9. So sánh về kỹ năng dinh dưỡng của trẻ trước và sau thực nghiệm….32
Bảng 3.10. So sánh về thái độ dinh dưỡng của trẻ trước và sau thực nghiệm.....32


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đội chơi thông thái”tại lớp mẫu giáo
5TA1, trường mầm non Văn Khê ……………………………………….….24
Ảnh 2: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đội chơi thông thái”tại lớp mẫu giáo
5TA1, trường mầm non Văn Khê………………………………….….....….25
Ảnh 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đội chơi thông thái”tại lớp mẫu giáo
5TA2, trường mầm non Văn Khê …………………………………….....….25
Ảnh 4: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đội chơi thông thái”tại lớp mẫu giáo
5TA2, trường mầm non Văn Khê …………………………………….....….26
Ảnh 5: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đội chơi thông thái”tại lớp mẫu giáo
5TA2, trường mầm non Văn Khê …………………………...………......…26
Ảnh 6: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”tại lớp mẫu giáo 5TA1,
trường mầm non Văn Khê ……………………………….………………....27
Ảnh 7: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”tại lớp mẫu giáo 5TA1,
trường mầm non Văn Khê …………………………………….…............…28
Ảnh 8: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”tại lớp mẫu giáo 5TA1,

trường mầm non Văn Khê …………...............................................………28
Ảnh 9: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”tại lớp mẫu giáo 5TA1,
trường mầm non Văn Khê ……………………………………….............…29


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe có thể coi là yếu tố tiên quyết để một con người tồn tại và
hoạt động trong cuộc sống. Và dinh dưỡng là một trong những thành tố quan
trọng để con người có một cơ thể khỏe mạnh, hoạt bát. Dinh dưỡng đối với trẻ
mầm non lại rất quan trọng bởi độ tuổi này là thời kỳ đạt tới tốc độ phát triển
cao về mọi mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm xã hội.
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ vẫn nhận được sự chăm sóc chu đáo của bố
mẹ, giáo viên từ bữa ăn đến giấc ngủ. Tuy nhiên song song với việc chăm sóc
trẻ, chúng ta cũng cần trang bị cho trẻ những kiến thức về dinh dưỡng một
cách sở đẳng nhất để trẻ biết trẻ được ăn gì, được uống gì, những thứ đó chứa
chất gì, nó tốt hay không tốt, nó có đảm bảo vệ sinh hay không; khi trẻ ốm,
mệt chúng cần bổ sung thức ăn, đồ uống gì,… Vì vậy, vấn đề giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ tại trường mầm non hiện nay đang rất được quan tâm.
Quá trình hình thành, củng cố và phát triển kiến thức về dinh dưỡng
cho trẻ mầm non được thiết kế dưới nhiều hoạt động, thực hiện bằng nhiều
cách, nhiều phương pháp, phương tiện khác nhau, trong đó có hoạt động vui
chơi (là hoạt động chủ đạo của trẻ). Dù ở độ tuổi nào trẻ vẫn thích được chơi
và trò chơi là một trong ba thành tố của hoạt động vui chơi. Trò chơi học tập
đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục và phát triển nhân cách của
trẻ, đồng thời đó cũng là phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển tối đa tư
duy, khả năng ghi nhớ cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ 5 - 6 tuổi.
Trò chơi học tập không chỉ là phương tiện giúp củng cố và làm giàu tri
thức cho trẻ mà nó còn giúp giáo viên giải quyết nhiệm vụ dạy học một cách
hiệu quả, không khô khan, chán nản, hơn thế còn khơi dậy ở trẻ sự hứng thú,

tham gia tiết học một cách tích cực, hào hứng hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế việc vận dụng trò chơi học tập vào quá trình
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi còn gặp nhiều bất cập, khó
1


khăn. Đa số giáo viên chưa biết tận dụng ưu thế và sử dụng trò chơi học tập
chưa phù hợp với tiết dạy của mình. Bên cạnh đó giáo viên còn ít quan tâm
đến sự chủ động, tính phù hợp của trò chơi học tập đối với trẻ khiến trò chơi
học tập không phát huy được hết các điểm tối ưu, tích cực vốn có. Do đó, trẻ
khó có thể khắc sâu, ghi nhớ những kiến thức dinh dưỡng mà giáo viên muốn
truyền đạt.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, đề tài “Giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua một số trò chơi học tập tại
trường mầm non Văn Khê, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số trò chơi học tập để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiệu quả tại trường
mầm non Văn Khê, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các thông tin và tài liệu tham khảo cho hoạt động học tập,
nghiên cứu khoa học của người học và người nghiên cứu về giáo dục dinh
dưỡng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được kiến thức về dinh dưỡng của giáo viên và trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi ở trường mầm non Văn Khê. Qua đó, đề xuất một số trò chơi học tập
để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.


2


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu
giáo
Hơn một năm sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tháng 12 năm
1946 kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Lúc này vấn đề về dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm đã được quan tâm và trở thành vấn đề bức xúc trong
toàn xã hội nhằm đảm bảo sức khỏe cho toàn dân, toàn quân Việt Nam.
“Cũng trong thời gian này đã xuất hiện khá nhiều những công trình nghiên
cứu về hình thái và thể lực của trẻ em như các công trình nghiên cứu khoa
học của Lê Thị Hợp (1981 - 1984), Trịnh Hữu Vách (1987), Nguyễn Thu
Nhạn (1987 - 1989), Nguyễn Công Khanh, Trần Đình Long, Lê Nam Trà và
nhiều cộng sự (1995). Trong đó vấn đề về giáo dục dinh dưỡng được quan
tâm và triển khai ở nhiều cấp, ngành với nhiều đối tượng khác nhau” [8].
Thế kỷ XXI, đứng trước những thách thức và đòi hỏi về sự phát triển
nước ta đã đưa ra những chiến lược về dinh dưỡng và coi đó là một trong
những thành tố quan trọng của chiến lược phát triển bền vững. Giai đoạn
2001 - 2010, chiến lược quốc gia về dinh dưỡng là việc tiếp tục của kế hoạch
hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1996 - 2000. Trong đó nội dung
giáo dục dinh dưỡng được đưa vào nhà trường đặc biệt là bậc học mầm non
với nhiệm vụ “Hoàn thiện mục tiêu chương trình giáo dục dinh dưỡng ở các
cấp từ mầm non đến đại học”.
Như vậy, ngay sau thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945 vấn đề giáo
dục dinh dưỡng đã được Đảng và nhà nước quan tâm, triển khai đến cả bậc
học mầm non. Kế thừa nhận thức đó nên ở những năm tiếp theo đã xuất hiện


3


khá nhiều những công trình nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm
non như:
Hướng 1: “Công trình nghiên cứu về các biện pháp giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ mầm non thông qua hoạt động vui chơi: Một số biện pháp giáo
dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo
chủ đề của Trần Thị Thu Hà (2007); Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi qua trò chơi học tập theo chủ đề ở trường mầm non của Lê Thị Mai
Hoa (2007)” [2,8].
Hướng 2: “Công trình nghiên cứu về các biện pháp giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động học có chủ đích: Một số
biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh của Nguyễn Thị Thu Trang
(2007); Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua
hoạt động tạo hình của Ngô Thị Phương Thảo (2009)” [2,8].
Hướng 3: “Công trình nghiên cứu về các biện pháp giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ mầm non thông qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Một số
biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua việc tổ
chức bữa ăn trưa ở trường mầm non của Lương Thị Hà (2009)” [2,8].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng tại Việt
Nam, từ thế kỷ XVII trên thế giới đã xuất hiện những công trình nghiên cứu
như: “Các công trình nghiên cứu của Lavoidie (1743 - 1794) và những người
kế tụng đã cho thấy vấn đề ăn ngày càng được các nhà khoa học chú ý nổi bật
là vấn đề tiêu hao năng lượng; Lunin (1853 - 1937) nghiên cứu vai trò của
hợp chất cần thiết cho sự sống ngoài protein, gluxit, lipid, nước, muối khoáng
còn có một số hợp chất khác nữa, tuy ít nhưng lại rất cần thiết cho sự sống
của con người và đến tận hơn 30 năm sau A. Funck mới phát hiện ra đó là các

vitamin” [8].

4


Bước sang thế kỷ XX, nhiều viện nghiên cứu, các ban ngành về nhân
học đã được thành lập và có rất nhiều các công trình nghiên cứu về dinh
dưỡng và giáo dục dinh dưỡng. Các công trình nghiên cứu này đã vượt xa các
công trình nghiên cứu trước đó cả về chất lượng và số lượng. Trong các
nghiên cứu đó rất quan tâm đến sự ảnh hưởng của điều kiện xã hội đối với sự
tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là cơ thể trẻ nhỏ.
Như vậy, từ xa xưa vấn đề dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng đã được
nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể; các nhà giáo dục nói chung và các nhà
nghiên cứu nói riêng quan tâm một cách đúng đắn, kịp thời; giáo dục dinh
dưỡng đã trở thành một trong nhiều thành tố quan trọng trong mọi kế hoạch
và trong các chiến lược phát triển ở từng quốc gia.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi học tập để
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
Nhiều nhà giáo dục nổi tiếng như J. Rútxô (1712 - 1778), I.A.
Kômenxki (1592 - 1670) ngay từ thế kỷ XVII - XVIII đã xem trò chơi như
một phương tiện nhằm mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ trong
đó nguyên tắc sử dụng trò chơi phải là vừa sức, phù hợp, trực quan với đặc
điểm phát triển từng lứa tuổi của trẻ. Trong khi chơi trẻ được tự mình trải
nghiệm bằng nhiều tri giác và cảm giác với những đồ vật trực quan. Các nhà
khoa học cho rằng trò chơi học tập là một dạng trò chơi trí tuệ nghiêm túc,
đây là nơi mà mọi khả năng của trẻ được phát huy, phát triển một cách tối đa,
các biểu tượng về thế giới xung quanh trẻ được mở rộng và phong phú, đa
dạng hơn rất nhiều. Họ cũng cho rằng trò chơi chính là niềm vui sướng của
mỗi đứa trẻ, là phương tiện để phát triển toàn diện cho trẻ.
Một số nhà giáo dục khác như K.Đ. Usinki, E.I Chikhiêva… xem trò

chơi học tập chính là phương tiện để làm giàu biểu tượng về thế giới xung
quanh cho trẻ, giúp trẻ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và là nơi phát
huy tính sáng tạo của trẻ. Nguyên tắc sử dụng trò chơi phải tự do, phù hợp với
5


lứa tuổi và không được áp đặt bất kỳ điều gì đối với trẻ trong khi chơi,…
Trong tác phẩm “Trò chơi học tập” của E.I Chikhiêva cho rằng “trò chơi là
một quá trình sư phạm trong trường mẫu giáo”, “Trò chơi cũng là một trong
những phương tiện tác động toàn diện lên nhân cách trẻ”. Bà đánh giá rất cao
ý nghĩa của trò chơi học tập trong trường mầm non, về vai trò của nó trong
việc giúp trẻ phát triển về mọi mặt đặc biệt là những năng lực như tri giác,
chú ý, nhận thức [9].
“Theo quan điểm của L.X. Vưgôtxki, trò chơi là phương tiện dạy học
hiệu quả giúp hình thành và phát triển ở trẻ những biểu tượng về thế gới xung
quanh dưới sự hướng dẫn sư phạm đúng đắn của người lớn. Bản chất của
phương thức dạy học này là dựa trên khả năng hiện tại của trẻ, đồng thời cần
tính đến những điều mà trẻ có thể thực hiện dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ
chức của người lớn, theo quy luật tác động “Vùng phát triển gần nhất” của
trẻ” [8,9]. Như vậy, theo quan điểm này, trong quá trình sử dụng trò chơi học
tập nhằm giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, nhà sư phạm cần dựa trên
khả năng nhận thức của trẻ để đưa ra các yêu cầu trong trò chơi phù hợp, sử
dụng trò chơi học tập linh hoạt, kết hợp nhiều hình thức chơi phong phú, đa
dạng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng.
1.2. Dinh dƣỡng
1.2.1. Khái niệm dinh dưỡng
Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết dưới dạng thức ăn cho
các tế bào cơ thể phát triển và duy trì sự sống. Dinh dưỡng bao gồm các hoạt
động ăn uống, hấp thu, vận chuyển, sử dụng các chất dinh dưỡng và bài tiết
chất thải. “Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ, người lớn

cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Dinh dưỡng là nhu cầu sống
hàng ngày, cũng là nhu cầu bức thiết không thể không có của mỗi con người,
mỗi sinh vật trên trái đất” [1,7].

6


1.2.2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non
Một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh, lành lặn đã là một thực thể sống nhưng
sự sống của đứa trẻ có thể tồn tại hay không thì phần lớn dựa vào yếu tố dinh
dưỡng.
Chúng ta đều nhận thấy việc ăn uống hay việc cung cấp dinh dưỡng cho
một cơ thể người đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của họ. Đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu bức thiết của con người,
nó không chỉ giải quyết cảm giác đói mà quan trọng hơn là thông qua hoạt
động ăn uống, xử lý, hấp thu các chất… cơ thể được cung cấp một lượng chất
dinh dưỡng như lipit, protein, gluxit, vitamin, chất khoáng… vừa đủ và hợp lý
nhằm duy trì, phát triển các tế bào, các tổ chức cơ thể. Điều này càng quan
trọng hơn đối với trẻ mầm non vì trẻ ở độ tuổi này có nhu cầu dinh dưỡng cao
và khẩu phần dinh dưỡng yêu cầu phải hợp lý, đầy đủ.
Tóm lại, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội nói
chung và trong trường mầm non nói riêng. Một đứa trẻ có sức khỏe tốt là nền
tảng vững chắc cho việc phát triển các lĩnh vực khác như: nhận thức, ngôn
ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
1.3. Giáo dục dinh dƣỡng
1.3.1. Khái niệm giáo dục dinh dưỡng
Giáo dục dinh dưỡng là việc đưa ra những kiến thức về dinh dưỡng, về
nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể truyền đạt lại cho người học dưới nhiều hình
thức khác nhau, từ đó hình thành kiến thức dinh dưỡng và giúp người học
phát triển khỏe mạnh.

1.3.2. Nguyên tắc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Dựa trên một số nguyên tắc giáo dục mầm non nói chung chúng ta có
một số nguyên tắc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi như sau:
1.3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

7


Trong quá trình giáo dục, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt nhiều
phương pháp, hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo giáo dục đúng trọng
tâm kiến thức cho trẻ.
1.3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, thường xuyên và tính
vừa sức
- Tính hệ thống: Đảm bảo giáo dục từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Tính liên tục, thường xuyên: Đảm bảo cho trẻ luôn được hoạt động, được
thường xuyên tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm thế giới xung
quanh.
- Tính vừa sức: Đảm bảo giáo dục phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm - sinh
lý của trẻ và phù hợp với đặc điểm cá nhân mỗi trẻ [6].
1.3.2.3. Nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của
trẻ trong hoạt động
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc luôn coi trẻ là chủ thể tích cực
trong mọi hoạt động của chúng, trên cơ sở đó, giáo viên là người tạo cơ hội,
tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được bộc lộ tính cách, năng lực, quyết định của
mình, để trẻ được làm điều trẻ thích, trẻ muốn. Từ đó, giáo viên đánh giá kết
quả mà trẻ tự thực hiện, phân tích để trẻ hiểu và tự hoàn thiện bản thân trong
những hoạt động tiếp theo [1,6].
1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục dinh dưỡng đối với trẻ mầm non 5 6 tuổi
Hoạt động giáo dục dinh dưỡng có ý nghĩa to lớn đối với mọi người,
với cán bộ y tế, giáo viên nói chung và với trẻ mẫu giáo nói riêng. Trẻ mẫu

giáo 5 - 6 tuổi là lứa tuổi lớn nhất trong bậc học giáo dục mầm non, trong độ
tuổi này trẻ được trang bị nhiều kiến thức về văn học, làm quen với toán,
khám phá khoa học… Trong đó nội dung giáo dục dinh dưỡng là vấn đề cần
thiết đối với trẻ. Trẻ được dạy về 1 số loại thực phẩm gần gũi như rau xanh,
trứng, cá, thịt và các dưỡng chất chính trong các thực phẩm đó; trẻ được học
8


về tác dụng của các loại thực phẩm đó đối với sức khỏe bản thân; trẻ biết
được rằng thông qua việc ăn uống những thực phẩm đó trẻ được lớn lên, phát
triển một cách khỏe mạnh, có sức khỏe tốt trẻ sẽ học tập và vui chơi thoải
mái, hết mình… Giáo dục dinh dưỡng là nội dung dạy học quan trọng đối với
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giáo viên hãy trang bị cho trẻ một lượng kiến thức cơ
bản để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân, tự lập trong ăn uống trước khi bước
vào bậc học tiểu học [3,4].
1.4. Trò chơi học tập
1.4.1. Khái niệm trò chơi học tập
“Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một nội dung, một chủ đề
nhất định và có những quy định yêu cầu người tham gia phải tuân thủ” [9].
Nếu vui chơi chỉ là một dạng hoạt động giải trí tự nguyện, tạo sự sảng
khoái, vui vẻ, thư giãn cho mọi người thì trò chơi là sự vui chơi có nội dung
và mục đích rõ ràng, trong đó có sự tham gia của người quản trò và người
chơi, có những quy định, luật lệ mà người chơi phải thực hiện theo.
Trò chơi học tập có thể cho là một hoạt động vui chơi được thiết kế
theo một nội dung đã cho trước và sau khi kết thúc hoạt động vui chơi đó
người chơi sẽ nhận thức, học hỏi, đúc rút ra được bài học, kiến thức cần thiết,
đó gọi là mục đích của trò chơi học tập.
Tóm lại, trò chơi học tập là một bài học, một phần kiến thức được thiết
kế dưới dạng một trò chơi, trong trò chơi đó có nội dung, mục đích, số người
chơi, luật chơi, cách chơi… rõ ràng và yêu cầu người chơi phải tuân theo.

Thông qua trò chơi học tập người chơi sẽ nhận thức, lĩnh hội được kiến thức
bài học một cách dễ hiểu, thoải mái chứ không khô khan, gò bó như tiết học
thông thường., đồng thời cũng rèn luyện cho người chơi những phẩm chất đạo
đức, thể lực nhất định [9,10].

9


1.4.2. Phân loại trò chơi học tập
”Trò chơi học tập của trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú cả về nội
dung, tính chất hay cách thức tổ chức trò chơi. Vì vậy, có nhiều cách để phân
loại trò chơi học tập, cụ thể như sau:
- Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển:
+ Nhóm 1: Gồm các trò chơi thực hành
+ Nhóm 2: Gồm các trò chơi theo bản năng
- Phân loại trò chơi theo quá trình tâm lý được huy động để giải quyết các
nhiệm vụ chơi:
+ Nhóm 1: Trò chơi học tập phát triển các giác quan
+ Nhóm 2: Trò chơi học tập phát triển trí nhớ
+ Nhóm 3: Trò chơi học tập phát triển trí tưởng tượng
+ Nhóm 4: Trò chơi học tập phát triển tư duy
- Phân loại trò chơi theo hệ thống phân loại trò chơi của Liên Xô cũ:
+ Nhóm 1: Những trò chơi sáng tạo. bao gồm:
 Trò chơi đóng vai theo chủ đề
 Trò chơi lắp ghép - xây dựng
 Trò chơi đóng kịch
+ Nhóm 2: Trò chơi có luật, bao gồm:
 Trò chơi học tập
 Trò chơi vận động” [9,10]
Như vậy, trò chơi học tập có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc

vào mục đích, nội dung chơi hay sự phát triển của thời đại. Giáo viên là người
thiết kế những trò chơi học tập nên linh động trong việc lựa chọn và phân loại
trò chơi để trẻ được tham gia trò chơi một cách tự do, thoải mái nhưng vẫn
đảm bảo những mục đích giáo dục nhất định.

10


1.4.3. Cấu trúc trò chơi học tập
Trò chơi học tập mang bản chất là một hoạt động học đồng thời cũng là
một hoạt động vui chơi. Vì vậy có thể chia cấu trúc trò chơi học tập thành 3
phần như sau:
- “Nhiệm vụ nhận thức: Là thành phần cơ bản trong trò chơi học tập. Nó đặt
ra cho trẻ một bài toán mà trẻ phải giải quyết dựa trên những điều kiện đã
cho. Nó khơi sự gợi hứng thú, tính tích cực, nguyện vọng chơi của trẻ. Nhiệm
vụ nhận thức của trò chơi học tập trong giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ngoài
những điều mà trẻ học được như một trò chơi giải trí thông thường là nội
dung kiến thức dinh dưỡng mà trẻ cần lĩnh hội hoặc ôn tập, vận dụng thực
hành để tham gia trò chơi và để phát triển cá nhân còn phát triển ở trẻ tinh
thần đồng đội, tình đoàn kết, kỹ năng hợp tác…
- Luật chơi: Là những điều quy định buộc người chơi phải tuân thủ trong quá
trình tham gia trò chơi. Luật chơi xác định tính chất, cách thức các hành động
nhận thức. Luật chơi chỉ ra con đường để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức của
trẻ. Luật chơi cũng là căn cứ để xác định hành động chơi đúng hay sai. Trong
luật chơi còn bao hàm cả luật cấm mà nếu người chơi vi phạm thì phải làm lại
hoặc thua cuộc.
- Hành động chơi: Là hành động mà trẻ thực hiện trong khi chơi. Hành động
chơi bao gồm nhiều thao tác, chủ yếu là thao tác trí óc, nhằm thực hiện nhiệm
vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra nhưng mặt khác phải đảm bảo được những
yêu cầu mà luật chơi đề ra. Trò chơi học tập hiện nay thường được các giáo

viên thiết kế kết hợp với hoạt động vận động nhằm tạo không khí sôi nổi, đa
dạng cho trò chơi đồng thời rèn luyện sức khỏe thể chất cho trẻ” [9,10].
1.4.4. Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với sự phát triển của trẻ mầm non
Theo nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục, trò chơi học tập giúp kiến
thức đi vào trí nhớ của trẻ một cách dễ dàng, tự nhiên mà không hề khô khan,

11


gò bó. Trò chơi là một trong nhiều hình thức dạy học tích cực để giáo dục 5
lĩnh vực phát triển toàn diện con người cho trẻ. Cụ thể:
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hệ thống các hành động chơi,
tạo hứng thú và duy trì tốt hơn sự chú ý chú ý của trẻ vào bài học.
- Sử dụng trò chơi học tập thay thế tiết dạy truyền thống làm giảm tính chất
căng thẳng của giờ học, nhất là trong giờ học lý thuyết, giúp trẻ dễ dàng tiếp
thu kiến thức mà không gây áp lực với trẻ hay người dạy.
- Trò chơi học tập yêu cầu nhiều trẻ tham gia sẽ tạo cơ hội cho trẻ phát triển
các kỹ năng sống như kỹ năng hợp tác, kỹ năng đoàn kết, kỹ năng giao tiếp…
- Sử dụng trò chơi học tập một cách linh hoạt bằng cách kết hợp nhiều hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau (thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ,
kỹ năng - tình cảm xã hội hội) giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ,
tư duy.
Như vậy, trò chơi học tập vừa là một hình thức tổ chức dạy học tích
cực, vừa là một phương tiện dạy học hữu ích. Trẻ không chỉ học trong lúc học
mà còn được học cả trong khi chơi. Cũng giống như nhà sư phạm nổi tiếng
N.K.Crupxkaia từng nói: “Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là
hình thức giáo dục nghiêm túc”.
1.4.5. Ảnh hưởng của trò chơi học tập đối với sự lĩnh hội kiến thức dinh
dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Những kiến thức dinh dưỡng khi được cụ thể hóa dưới dạng một trò

chơi học tập sẽ là con đường truyền đạt kiến thức nhanh gọn, dễ hiểu nhưng
lại không khô khan, căng thẳng như tiết học thông thường. Không khí học tập
trong trò chơi luôn sôi động, vui vẻ, tạo hứng thú, hấp dẫn đối với trẻ, cho trẻ
một tâm thế thoải mái khi bước vào bài học. Đây là một trong nhiều yếu tố
quan trọng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, không áp lực, căng thẳng.
Ngoài ra, trẻ mẫu giáo đang ở lứa tuổi hiếu động, nghịch ngợm nên việc tổ
chức trò chơi học tập phần nào thỏa mãn nhu cầu vui chơi, hoạt động chân tay
12


của trẻ. Vì vậy, khi tinh thần thoải mái, tâm thế sẵn sàng thì kiến thức sẽ dễ
dàng ăn sâu vào trí nhớ trẻ, giúp quá trình lĩnh hội tri thức diễn ra thuận lợi,
hiệu quả hơn.
1.4.6. Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức trò chơi học tập nhằm
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
Việc sử dụng trò chơi học tập trong tiết dạy trên lớp giống như một
hình thức dạy học thông thường. Tuy nhiên, giáo viên giảng dạy trực tiếp tại
lớp mẫu giáo là người hiểu rõ tâm lý, sở thích, tình trạng sức khỏe và các ưu
điểm, hạn chế của trẻ lớp mình nên người thiết kế trò chơi học tập phải là giáo
viên đã theo dõi, giảng dạy trẻ một thời nhất định tại lớp. Trò chơi được thiết
kế phải đảm bảo phù hợp với tất cả các đặc điểm nêu trên của trẻ, vì vậy giáo
viên đóng vai trò quan trọng từ việc lên ý tưởng, thiết kế trò chơi cho đến việc
tổ chức trò chơi trên lớp.
Ngoài ra trong một số trò chơi giáo viên còn là người quản trò, là người
trọng tài, người hướng dẫn trẻ tham gia trò chơi học tập. Xuyên suốt trò chơi
từ lúc giới thiệu tên trò chơi cho đến khi trò chơi kết thúc, giáo viên không
phải là người tham gia trò chơi nhưng lại là người đóng vai trò quan trọng để
đảm bảo trò chơi có được tiếp tục hay trò chơi có thực hiện đúng các bước, có
đạt hiệu quả giáo dục hay không?
Tóm lại trong quá trình tổ chức trò chơi học tập để giáo dục dinh dưỡng

cho trẻ mẫu giáo,trẻ sẽ là trung tâm của trò chơi và giáo viên là người hướng
dẫn, bao quát toàn bộ yếu tố trong trò chơi. Vì vậy, nếu coi trẻ là điều kiện
cần thì giáo viên sẽ là điều kiện đủ để một trò chơi học tập được tiến hành.

13


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG - THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/10/2018 đến ngày 25/04/2019.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Trường mầm non Văn Khê, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi thông qua một số trò chơi học tập tại trường mầm non Văn Khê.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa
thông tin trong các tài liệu, đề tài, những công trình nghiên cứu có liên quan
để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu [5,11].
2.5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.5.2.1. Phương pháp quan sát thực tiễn
Dự các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ và quan sát, ghi chép,
đánh giá cách thức tổ chức, hướng dẫn trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi trong các hoạt động về giáo dục dinh dưỡng tại trường mầm non Văn
Khê [5,11].

2.5.2.2. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra với giáo viên, thông qua câu trả lời của giáo
viên người điều tra có cơ sở nhận xét về thái độ, nhận thức của việc sử dụng

14


trò chơi học tập để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non Văn Khê [5,11]
2.5.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Người phỏng vấn chuẩn bị một hệ thống những câu hỏi có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, sau đó trực tiếp đặt câu hỏi, ghi chép lại câu trả lời của
giáo viên và trẻ. Trên cơ sở đó, người phỏng vấn nhận xét về mức độ kiến
thức dinh dưỡng của trẻ và giáo viên cũng như cách thức, quy trình sử dụng
trò chơi học tập của giáo viên trong các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Văn Khê [5,11]
2.5.2.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Trao đổi với một số giáo viên giỏi và giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi [5,11]
2.5.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Quy trình giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua
một số trò chơi học tập tại trường mầm non Văn Khê [5,11]
2.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng toán thống kê để xử lý và phân tích kết quả nghiên cứu [5,11]

15


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Thực trạng nội dung giáo dục dinh dƣỡng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
tại trƣờng mầm non Văn Khê
Để khảo sát thực trạng vấn đề này, tôi tiến hành điều tra đối với 20 giáo
viên đã và đang giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu được
thể hiện dưới bảng sau đây:
Bảng 3.1. Nội dung giáo viên thường giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi tại trường mầm non Văn Khê
Nội dung
Nhận biết và gọi tên các loại thực phẩm

Ý kiến

Tỷ lệ

18/20

90%

15/20

75%

19/20

95%

18/20

90%


20/20

100%

14/20

70%

Nhận biết đƣợc các thực phẩm có trong các nhóm chất
dinh dƣỡng chính và gọi tên đƣợc các nhóm chất dinh
dƣỡng đó
Trẻ biết lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe con
ngƣời và sự cần thiết của việc ăn uống dầy đủ chất
dinh dƣỡng, hợp vệ sinh
Nhận biết và làm quen với một số thao tác chế biến
món ăn đơn giản
Trẻ biết thực hiện một số công việc tự phục vụ đơn
giản ở lớp học và gia đình
Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe để
phòng tránh bệnh tật và tìm hiểu về một số bệnh liên
quan tới ăn uống

Nhận xét:
Về cơ bản giáo viên đã thực hiện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Tuy nhiên, có hai nội dung đó là “Nhận
16


×