Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua một số trò chơi dân gian tại trường mầm non đại thịnh – mê linh – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.45 KB, 77 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƢỜNG MẦM NON
ĐẠI THỊNH- MÊ LINH- HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA
MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƢỜNG MẦM NON
ĐẠI THỊNH- MÊ LINH- HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn:

T S. Lê Thị Thùy Vinh

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2,
các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong quá trình học
tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo – T.S. Lê Thị
Thùy Vinh – người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này.
Qua đây, em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường Mầm non
Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội, cùng các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục
Mầm non lời cảm ơn chân thành nhất .
Hà nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài này chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 5
6. Bố cục khóa luận ......................................................................................................................... 6
NỘI DUNG ...................................................................................................................................... 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................ 7
1.1 Cơ sở lí luận .............................................................................................................................. 7
1.1.1. Đặc điểm trẻ lứa tuổi mầm non ............................................................................................ 7
1.1.2. Ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ ..................................................................................... 13
1.1.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ............................................................................... 16
1.1.4. Trò chơi và một số phƣơng pháp giáo dục trong trƣờng mầm non................................. 22
1.1.5. Trò chơi dân gian ................................................................................................................ 27
1.1.6. Trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ............................... 31
1.2. Thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn tại trƣờng mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà
Nội .................................................................................................................................................. 42
1.2.1. Vài nét về trƣờng mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội ............................................... 42
1.2.2. Thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn thông qua các trò chơi dân gian tại trƣờng
mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội ....................................................................................... 43
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO
LỚN THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN............................................................................. 46
2.1. Hình thành góc “Trò chơi dân gian” trong và ngoài lớp học .............................................. 46
2.2. Tổ chức cuộc thi “Bé tìm hiểu về trò chơi dân gian” trong trƣờng mầm non ................... 47
2.3. Phát động phong trào sáng tác đồng dao cho trò chơi dân gian ......................................... 48
2.4. Phối hợp giữa trƣờng mầm non và gia đình trẻ ................................................................... 50
2.5. Cách thức tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ........................................... 51
2.5.1. Trò chơi “Mèo đuổi chuột”................................................................................................. 51
2.5.2. Trò chơi “Bỏ lá” (bỏ giẻ) ..................................................................................................... 53
2.5.3. Trò chơi “Rồng rắn lên mây” ............................................................................................. 56

2.6. Một số lời đồng dao đƣợc sử dụng trong trò chơi dân gian ................................................ 60
2.6.1. Rán mỡ ................................................................................................................................. 60
2.6.2. Tùm nụm tùm nịu ............................................................................................................... 61


2.6.3. Tập tầm vông ....................................................................................................................... 61
2.6.4. Thả đỉa ba ba ....................................................................................................................... 62
2.6.5. Hỏi tuổi................................................................................................................................. 62
2.6.6. Bỏ lá...................................................................................................................................... 63
2.6.7. Quay cun cút ........................................................................................................................ 63
2.6.8. Nu na nu nống ..................................................................................................................... 63
2.6.9. Rồng rắn lên mây ................................................................................................................ 64
2.6.10. Mèo đuổi chuột .................................................................................................................. 66
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 70


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.

Giáo dục mầm non là bậc học khởi đầu, đặt nền tảng cho các bậc học

sau này. Bậc học này cũng là nền móng cho việc hình thành nhân cách của
con người. Đối với trẻ em, người nắm giữ tương lai vận mệnh của đất nước,
việc phát triển ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng. Phát triển ngôn ngữ
cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là
một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Lứa tuổi
mầm non là thời kì phát cảm ngôn ngữ, đây là giai đoạn có điều kiện thuận lợi
nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và kĩ năng tiền đọc viết ban đầu ở trẻ. Phát

triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển
của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có vai trò hết sức
quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư
duy ở trẻ. Vì nhờ có ngôn ngữ, trẻ có thể nói lên những suy nghĩ, mong muốn
của mình và mở rộng khả năng giao tiếp trong học tập cũng như vui chơi.
1.2.

Qua nghiên cứu các nhóm phương pháp, biện pháp nhằm phát triển

ngôn ngữ cho trẻ, chúng tôi nhận thấy nhóm phương pháp trò chơi là nhóm
phương pháp chủ đạo trong các hoạt động học tập tại trường mầm non. Trò
chơi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Khi chơi
trẻ sẽ trở thành những chủ thể riêng biệt, trẻ có thể chủ động trong các hoạt
động của mình. Trẻ có thể tự do trò chuyện, giao tiếp với cô giáo và các bạn
cùng chơi từ đó vốn từ của trẻ sẽ được nâng cao hơn. Như thế, trò chơi là
phương tiện giáo dục có mối quan hệ rất chặt chẽ ở trường mầm non, nó góp
phần thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ. Trong các trò chơi của trẻ, trò
chơi dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nhận thức
cũng như phát triển ngôn ngữ đối với trẻ. Trò chơi dân gian là những trò chơi
sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản
1


sắc văn hóa dân gian. nó được kết tinh từ quá trình lao động và sinh hoạt,
trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và cả niềm vui sống của bao thế hệ người Việt
xưa. Mỗi một trò chơi đều mang những nét bản sắc văn hóa dân tộc riêng,
không cầu kì cao sang mà vô cùng dân dã, bình dị, gần gũi đúng như bản chất
của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay. Điểm tiêu biểu của trò chơi dân gian
là hầu hết đều gắn với các bài đồng dao vui nhộn, dễ học, dễ thuộc, gần gũi
với thiên nhiên và phù hợp với lứa tuổi mầm non. 5-6 tuổi là giai đoạn quan

trọng trong sự hình thành nhân cách cũng như sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Việc phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này có thể thực hiện bằng nhiều con
đường khác nhau và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian
là một con đường. Thông qua trò chơi dân gian với những bài đồng dao trẻ sẽ
hứng thú thích hát, thích đọc, nó thể hiện được tính ngây thơ, ngộ nghĩnh của
trẻ và từ đó kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo lớn thông qua một số trò chơi dân gian tại trường mầm non
Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu khóa luận.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trò chơi dân gian là một nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam. Trò chơi dân gian là lĩnh vực được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm
và nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu văn hóa và các nhà sư phạm đã có những
tiếng nói chung khi đánh giá về trò chơi dân gian Việt Nam.
Đồng tác giả Trần Hòa Bình và Bùi Lương Việt, trong cuốn “ Trò chơi dân
gian trẻ em” NXB Giáo dục 2007 cho rằng văn hóa truyền thống của bất kì
dân tộc nào cũng đều có một bộ phận hợp thành, đó là những trò chơi dân
gian. Trò chơi dân gian thường xuất hiện trong các dịp lễ hội hoặc trong đời
sống sinh hoạt cộng đồng bởi nó được nảy sinh và hình thành từ chính cộng
đồng đó. Theo tác giả, trò chơi dân gian rất gần gũi với trẻ em, trong cuốn
sách này tác giả đã sưu tầm được gần 80 trò chơi dân gian trẻ em, được chia
2


ra làm ba phần: trò chơi trí tuệ, trò chơi thẩm mĩ và trò chơi thể lực tất cả đều
có hướng dẫn cách thức tổ chức chơi.
Trần Ngọc Thêm trong “ Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam” NXB
Thành phố Hồ Chí Minh 1997 cũng nói răng nguồn gốc của trò chơi dân gian
là xuất phát từ dời sống người nông dân, từ nhân dân lao động, từ những nhu
cầu cần thiết về vật chất và tinh thần, từ những ước mơ về cuộc sống tốt đẹp

hơn của nhân dân Việt nam chúng ta [5,306]
Trịnh Quỳnh Hoa cũng có những nhận định về đặc điểm và tác dụng của
trò chơi dân gian qua bài viết “ Cuộc sống trẻ qua các trò chơi dân gian”
trong báo Văn Hóa số Xuân Bính Tuất 2006. Tác giả cho rằng tông qua các
trò chơi dân gian đơn giản, dễ chơi, dễ tổ chức đã rèn luyện cho trẻ sự nhanh
nhạy, khéo léo, phát triển khả năng phán đoán suy luận, khả năng tính toán,
tính kỉ luật.
Trò chơi dân gian của trẻ rất phong phú và đa dạng, theo G.S Vũ Ngọc
Khánh có bốn loại trò chơi dân gian: trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò
chơi sáng tạo và trò chơi mô phỏng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay thì sự đa dạng và phong
phú của trò chơi dân gian Việt Nam ngày càng bị mai một. Điều đó được thể
hiện rất rõ trên trang Chametainang.net tác giả Trần Xuân Toàn với bài viết
Đồng dao và trò chơi trẻ em, những hình thức giáo dục trẻ dần bị lãng quên.
Qua bài viết tác giả Trần Xuân Toàn đã nói lên được tầm quan trọng của kho
tàng trò chơi trẻ em đó, nó là phương tiện giáo dục đức, trí, thể, mỹ, góp phần
hình thành nhân cách của trẻ.
Đứng trên phương diện là một nhà giáo dục, một nhà tâm lí, Nguyễn Ánh
Tuyết đã nghiên cứu rất nhiều về trò chơi dân gian dối với sự phát triển của
trẻ mầm non. “ Giáo dục mầm non- những vấn đề lí luận và thực tiễn” cuốn
sách được thừa hưởng những quan điểm về hoạt động vui chơi của các nhà
triết học, nhà giáo dục học như: Vugotxki, Leonchiep..; những nhà tâm lí học
3


Macxit: Freud. Tác giả đã đưa ra những nhận định của mình về hoạt động vui
chơi, trò chơi và trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ, đây là một
hoạt động có tác động mạnh mẽ tới trẻ mầm non, góp phần hình thành và giáo
dục nhân cách trẻ. Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu những mặt hạn chế
của trò chơi dân gian, nó có ảnh hưởng đến sự phát triển và có thể dẫn đến sự

phát triển lệch lạc của trẻ sau này[8,218]
Trong cuốn “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”, NXB Đại học Sư
phạm 2007, Nguyễn Ánh Tuyết còn đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của trò
chơi dân gian với sự phát triển của trẻ mầm non.
Ngoài ra còn có rất nhiều những bài viết, những bài nghiên cứu về đồng
dao và trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam trên các tạp chí Giáo dục Mầm non,
tạp trí Văn học.
Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết các công
trình đều nghiên cứu những đặc điểm, vai trò của trò chơi dân gian trẻ em
Việt Nam đối với sự phát triển chung của trẻ em; riêng chỉ Nguyễn Ánh
Tuyết, nghiên cứu ảnh hưởng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ mầm non.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã rất quan tâm tới những ảnh hưởng của
trò chơi dân gian đối với trẻ em; tới sự tồn tại và phát triển của những trò chơi
dân gian trong cuộc sống trẻ em nói riêng và trong đời sống của nhân dân
Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, hiện tại chưa có công trình nào đi sâu vào
nghiên cứu ảnh hưởng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ trẻ
mầm non một cách có hệ thống. Vì vậy, đề tài của chúng tôi vẫn có một
hướng đi riêng không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

4


Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đề xuất một số biện pháp tối
ưu nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua một số
trò chơi dân gian tại trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài

- Tìm hiểu thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua một số trò chơi dân gian tại trường Mầm non Đại
Thịnh- Mê Linh- Hà Nội
- Trên cơ sở của hai nhiệm vụ trên chúng tôi đưa ra một số đề xuất
nhằm phát triển trò chơi dân gian tại trường mầm non Đại ThịnhMê Linh- Hà Nội
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu này là biện pháp phát triển gnoon
ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Đại Thịnh- Mê LinhHà Nội thông qua một số trò chơi dân gian.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu tại khối 5 tuổi trường Mầm non Đại
Thịnh- Mê Linh- Hà Nội
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu

5


6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua trò chơi dân gian


6


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Đặc điểm trẻ lứa tuổi mầm non
1.1.1.1 Đặc điểm tâm lí
Có quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ”, sự khác nhau
giữa trẻ em và người lớn về mọi mặt (cơ thể, tư tưởng, tình cảm…) chỉ là sự
khác nhau về tầm cỡ, kích thước chứ không khác nhau về chất. Ngay từ thế
kỷ XVIII, nhà giáo dục học lỗi lạc J.J Rutxô (1712-1778) đã nhận xét rất tinh
tế về những đặc điểm tâm lí của trẻ nhỏ. Theo ông, trẻ em không phải là
người lớn thu nhỏ lại và người lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu được
trí tuệ nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ nhỏ vì “trẻ em có những cách
nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó”.
Khi vận dụng quan điểm duy vật của chủ nghĩa Mác vào xem xét sự
phát triển tâm lí trẻ em, các nhà khoa học khẳng định bản chất của sự phát
triển đó không phải là sự tăng lên hay giảm đi về số lượng mà là một quá trình
biến đổi về chất và đưa đến sự hình thành cái mới nhảy vọt. Sự phát triển tâm
lí gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm mới về chất – những cấu tạo tâm
lí mới ở những thời kì tuổi nhất định (ví dụ nhu cầu tự lập ở trẻ lên ba, cảm
giác về sự trưởng thành của bản thân ở tuổi thiếu niên…). Xét trong toàn cục,
phát triển cũng là một quá trình kế thừa. Sự phát triển tâm lí trẻ em là quá
trình trẻ em lĩnh hội nền văn hóa của loài người
Ở năm thứ nhất trẻ chủ yếu phát triển về thể chất, tâm lí chưa phát triển
rõ rệt, cụ thể là
Vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, trẻ đã biết lạ, khi có người lạ
lại gần trò chuyện trẻ không mỉm cười ngay mà tỏ ra không muốn giao tiếp.
Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc. Vào thời điểm


7


này nhu cầu giao tiếp của trẻ phát triển, người lớn là khâu trung gian giữa trẻ
và đồ chơi.

Trẻ em

Đồ chơi
Ngƣời lớn

Trong khoảng 7-8 tháng trẻ đã nghe tốt và phân biệt được một số giọng
nói quen thuộc như giọng của mẹ, bố, ông bà, anh, chị,...
Cuối năm thứ nhất chủ yếu phát triển về vận động và định hướng vào
môi trường xung quanh chủ yếu dựa và thị giác, thính giác và xúc giác. Có thể
nói rằng định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh trước hết bằng sự vận
động và thao tác với đồ vật, trên cơ sở đó mà làm phát triển của quá trình tâm
lí, rồi sau đó mới có sự định hướng bằng các quá trình tâm lí.
Ở lứa tuổi nhà trẻ hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, trẻ tò mò
muốn khám phá mọi thứ xunh quanh. Trẻ thường đăt ra các câu hỏi “ tại sao”,
“ vì sao”
Ở tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu hình thành sự chú ý, ghi nhớ có chủ định: trẻ học
suy nghĩ về đối tượng thật khi tham gia trò chơi nghĩ là trò chơi đã góp phần
vào việc chuyển từ tư duy trực quan- hành động sang tư duy trực quan- hình
tượng.
Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, là thời kì bước ngoặt với sự biến đổi của hoạt
động chủ đạo. Hoạt động vui chơi vẫn là hoạt động chủ đạo trong suốt thời kì
mẫu giáo. Tuy nhiên, bước sang độ tuổi mẫu giáo lớn những yếu tố của hoạt
động học tập bắt đầu nảy sinh và dần giữ vai trò chủ đạo. Do đó, bước ngoặt 6

tuổi là sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục phải quan tâm, một măt là
để giúp trẻ hoàn thiện tâm lí trong suốt thời kì mẫu giáo, mặt khác tích cực

8


chuẩn bị cho trẻ đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc
sống phổ thông.
1.1.1.2 Đặc điểm sinh lí
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, nhưng với trẻ tới trường
mầm non không chỉ để học tập mà còn để tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội.
Thời kì bú mẹ (0-12 tháng) cơ thể trẻ phát triển nhanh. Trẻ 12 tháng cân
nặng gấp 3 lần, chiều cao tăng 1,5 lần lúc đẻ do đó nhu cầu dinh dưỡng cao.
Tinh thần vận động phát triển nhanh lúc mới sinh trẻ chỉ có một phản xạ bẩm
sinh cuối thời kì này trẻ đã có nhiều phản xạ có điều kiện, trẻ nói được và
hiểu được nhiều điều. Lúc này hệ thống cơ xương phát triển mạnh 1 tuổi trẻ
đã đi được.
Thời kì răng sữa (12-60 tháng) thời kì này được chia làm 2 giai đoạn
Tuổi nhà trẻ ( 1-3 tuổi) thời kì này cơ thể trẻ vẫn phát triển nhanh tuy nhiên
chậm hơn so với độ tuổi bú mẹ.
Tuổi mẫu giáo( 3-6 tuổi) đặc biệt từ 5-6 tuổi sự phát triển ở trẻ chậm hơn
so với các giai đoạn trước.
Chiều cao trung bình tăng từ 4-6cm, đạt 105,5-125,5cm; cân nặng tăng
khoảng 1-2,5kg, đạt khoảng 15,7kg, trẻ có sự thay đổi rõ rệt về số lượng.
Về hệ thần kinh, trẻ 5-6 tuổi cường độ và tính linh hoạt của các quá
trình thần kinh tăng lên rõ rệt. Trẻ có thể tập trung vào một đối tượng nhất
định trong khoảng 25-30 phút. Đông thời, ở lứa tuổi này vai trò của hệ thống
tín hiệu thứ 2 thăng lên. Tư duy bằng từ ngày càng tăng, ngôn ngữ bên trong
xuất hiện. Chức năng khát quát của từ đã có bước nhảy vọt gần như ở người
lớn ở chỗ sự khái quát hóa được thể hiện theo hoạt động với đồ vật, vì thế tư

duy bằng hành động vẫn giữ vai trò qua trọng trong thần kinh cấp cao của trẻ.
Do sự phát triển của hệ thần kinh nên số lần ngủ trong ngày của trẻ giảm
xuống còn 11 tiếng trên ngày.

9


Về hệ vận động, trẻ 5-6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm
cơ như ở người lớn. Tuy nhiên việc tiếp thu những thói quen và vận động còn
phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể trẻ nhất là sự tập luyện phù hợp.
Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ cũng tăng lên và biến đổi về
chất: huyết sắc tố 80-90%; hồng cầu 4,5-5 triệu dơn vị; bạch cầu 7-10 nghìn;
tiểu cầu 200-300 nghìn. Ngoài ra, tần số co bóp của tim cũng tăng lên từ 80110 lần trên phút.
Về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũng
phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển.
1.1.1.3 Đặc điểm tƣ duy nhận thức
Từ kết quả nghiên cứu tâm lí học, trong giáo dục học trẻ em chia ra làm 2 giai
đoạn lớn: giai đoạn từ 0-3 tuổi gọi là lứa tuổi nhà trẻ, giai đoạn từ 3-6 tuổi
được gọi là giai đoạn mẫu giáo. Mỗi giai đoạn trên lại được chia thành các
giai đoạn nhỏ hơn. Mỗi giai đoạn đều được đặc trưng bởi các đặc điểm phát
triển nhất định.
*Lứa tuổi nhà trẻ (0-3 tuổi)
Trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ được đặc trưng bởi tốc độ phát triển nhanh về thể chất
và tâm lý. Sự phát triển thể chất có quan hệ và ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát
triển trí tuệ của trẻ. Trước khi biết nói trẻ đã biết chỉ tay vào đối tượng để trả
lời câu hỏi của người lớn. trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã lĩnh hội ngôn ngữ gắn liền
với sự phát triển tư duy. Những biểu hiện đầu tiên của tư duy xuất hiện vào
cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai khi trẻ lĩnh hội các hành động thực
hành, định hướng vào việc làm rõ mối quan hệ giữa các đối tượng. Đây là tư
duy trực quan hành động, cũng ở giai đoạn này trẻ đã phát triển những quá

trình tâm lí khác như ghi nhớ, chú ý. Ở cuối năm thứ ba trẻ đã có thể phân
biệt được âm thanh theo độ cao, cường độ và nhịp điệu, biết gọi tên một số
màu sắc. Nghiên cứu của L.A. Venger và các cộng sự cho thấy trẻ 2 đến 3
tuổi có thể phân biệt các hình cơ bản và các hình dạng gần gũi. Ở độ tuổi này
10


hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. Thông qua đó, trẻ lĩnh hội cách sử
dụng các công cụ và phương tiện vật chất. Cùng với giao tiếp, hoạt động với
đồ vật làm cơ sở cho sự xuất hiện trò chơi sáng tạo ở tuổi mẫu giáo. Ở lứa
tuổi nhà trẻ trẻ cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm xã hội đầu tiên. Ở
trẻ hình thành những thói quen hành vi, nhu cầu tiếp xúc cá nhân với người
lớn ngày cang tăng theo điều đó giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết của mình.
*Lứa tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi)
- Mẫu giáo bé ( 3 đến 4 tuổi)
Việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng hơn, trẻ bắt đầu tìm
hiểu thế giới của chính con người và dần dần khám phá ra các mối quan hệ đa
dạng giữa người với người. Trẻ đã nhận biết được vị trí của mình trong gia
đình và trong trường, lớp mẫu giáo. Lứa tuổi mẫu giáo bé cũng là điểm khởi
đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nên trong ý thức của trẻ còn mang đậm
đặc điểm duy kỷ. Theo L.X. Vugotxki, sau 3 tuổi tư duy của trẻ sẵn sàng để
hiểu biết các mối quan hệ nhân quả và sự phụ thuộc nếu như chúng thể hiện ở
hình thức trực quan hình tượng. Nếu trẻ được cung cấp kiến thức về các mối
liên hệ đơn giản và sự phụ thuộc thì trẻ không chỉ tiếp thu được mà còn lập
luận, suy luận về chúng.
-Mẫu giáo nhỡ ( 4 đến 5 tuổi )
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trực quan hình tượng.
Trẻ có nhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng
để giải bài toán nhận thức ngày càng đa dạng và phức tạp. Ngoài ra trẻ mẫu
giáo nhỡ cũng có khả năng suy luận mặc dù những kết luận của trẻ còn rất

ngây thơ và ngộ nghĩnh. Trẻ chưa có tư duy trừu tượng, trẻ thường chỉ dựa
vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã qua để suy luận những
vấn đề mới tuy nhiên chúng chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài chứ chưa
đi sâu vào bản chất bên trong. Trẻ mẫu giáo lớn đã biết so sánh các dấu hiệu
giống và khác nhau của hai đối tượng. Trong giao tiếp trẻ đã có ý thức đối với
11


hành động và lời nói của mình. Trẻ biết thực hiện nghĩa vụ bản thân và tuân
thủ những quy định, nề nếp trong vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt ở
gia đình cũng như ở trường mầm non.
-Mẫu giáo lớn (5 đến 6 tuổi)
Ở giai đoạn này trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những
cảm xúc và hành vi, điều đó tạo điều kiện cho sự chủ động của hành vi. Ở
mẫu giáo lớn, ý thức bản ngã của trẻ đã được xác định, trẻ có khả năng so
sánh mình với những người khác. Trẻ đã hiểu được giới tính của mình và biết
phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính. Trẻ có thể lĩnh hội các
khái niệm sơ đẳng và có các lập luận chính xã khi được dạy dỗ. Sự chú ý của
trẻ cũng được nâng cao hơn, bền vũng hơn, ghi nhớ cũng có tính chủ động
hơn. Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng tổng hợp và khái quát hóa đơn giản
những dấu hiệu tiêu biểu bên ngoài. Trẻ biết so sánh đặc điểm giống và khác
nhau của một vài đối tượng, biết phân nhóm các đối tượng theo một vài dấu
hiệu rõ rệt.
Ở trẻ mẫu giáo lớn, kiểu tư duy trực quan hình tượng vẫn mạnh mẽ, vào cuối
tuổi mẫu giáo lớn đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Nó cho phép trẻ đi
sâu vào những mối liên hệ phức tập của sự vật và mở ra khả năng nhìn thấy
bản chất sự vật, hiện tượng, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở trình độ khái quát
cao nhưng vẫn nằm trong phạm vi của tư duy trực quan hình tượng nói chung.
Theo tác giả L.A.Venger, tư duy trực quan sơ đồ của trẻ 5-6 tuổi là quá trình
hình thành các biểu tượng về không gian với hai thao tác trí tuệ là sơ đồ hóa

(mã hóa), tức là sắp xếp vị trí của các sự vật trong không gian thật (3 chiều)
vào một sơ đồ (không gian 2 chiều) theo một chuẩn trong một hệ quy chiếu
nhất định bằng các kí hiệu đã được quy ước và đọc hiểu sơ đồ (giải mã) tức là
từ một sơ đồ không gian 2 chiều trẻ có thể xác định được vị trí của các vật tồn
tại.

12


1.1.2 Ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản
và quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng
thời cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn
hóa- lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử mà sự hình thành dân tộc và ngôn ngữ dân tộc mỗi
nơi, mỗi thời kì một khác, theo những con đường khác nhau. Mác và
Ăngghen đã viết “ Trong bất cứ ngôn ngữ phát triển nào hiện nay, cái nguyên
nhân khiến cho một ngôn ngữ phát sinh một cách tự phát, được nâng lên
thành ngôn ngữ dân tộc, thì một phần là do ngôn ngữ đó được phát triển một
cách lịch sử từ chỗ nó được chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, như ngôn ngữ La Mã
và ngôn ngữ Giescmani chẳng hạn; một phần là do sự giao dịch và hỗn hợp
của các dân tộc như tiếng Anh; một phần nữa là do các phương ngữ tập trung
thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất và sự tập trung đó lại do sự tập trung kinh
tế, chính trị quyết định.
Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ sơ sinh trở thành một thành viên trong xã hội loài
người. Vậy ngôn ngữ có vai trò gì? Chúng tôi xin đưa ra một số vai trò của
ngôn ngữ như sau:
1.1.2.1 Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp
Theo C. Mác “ Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. “
Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc

trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất” (Lenin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau,
cùng nhau hành động vì những mục đích chung. Không có ngôn ngữ con
người không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là trẻ
em, một sinh thể yếu ớt rất cần sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn.
Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng
của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giúp
13


đỡ. Giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt
động và trong hoạt động hình thành nhân cách.
1.1.2.2 Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tƣ duy nhận thức
Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, bên cạnh thể chất là trí tuệ,
trong đó ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy. Ngôn ngữ chính là hiện
thực (sự hiện hữu) của tư duy. Tư duy của con người có thể hoạt động được
(nhất là tư duy trừu tượng) đều nhờ vào ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có
mối quan hệ mật thiết với nhau; nếu không có ngôn ngữ thì tư duy của con
người không thể diễn ra. Ngôn ngữ làm cho các kết quả của tư duy được cụ
thể hóa, do đó có thể khách quan hóa nó cho người khác và bản thân chủ thể
tư duy. Ngược lại nếu không có tư duy và các sản phảm của nó thì ngôn ngữ
chỉ là những âm thanh vô nghĩa. Phát triển ngôn ngữ của trẻ không chỉ có mục
đích phát triển bản thân mà có ngôn ngữ tư duy của trẻ được phát triển. Đây là
hai mặt của một quá trình biện chứng có tác động qua lại mạnh mẽ đến nhau
(Galperin: ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí trẻ em). Ngôn
ngữ phát triển đồng thời làm cho tư duy phát triển. Ngược lại, tư duy phát
triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ. Mối quan hệ đó có thể được
sơ đồ hóa như sau:

Tƣ duy


Nhận thức

Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi- đây là những hoạt động chủ yếu
ở trường mầm non. Giống như việc dạy tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác, phát
triển lời nói cho trẻ ở trường mầm non thực hiện mục tiêu “kép”. Đó là, trẻ
học để biết tiếng mẹ đẻ, đồng thời sử dụng nó như một công cụ để vui chơi,
học tập. ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục,
14


ở mọi nơi, mọi lúc. Như vây, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược
lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ phát triển nhận thức
1.1.2.3 Ngôn ngữ là phƣơng tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
Sự phát triển toàn diện của đứa trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo đức,
chuẩn mực hành vi văn hóa. Điều gì tốt, điều gì xấu? cần phải ứng xử giao
tiếp như thế nào cho phù hợp?... không chỉ là sự bắt chước máy móc. Ngôn
ngữ phát triển sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này giúp cho trẻ có
điều kiện học hổi những gì tốt đẹp xunh quanh trẻ. Giáo viên sử dụng lời cũng
sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ.
Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ
ca, kể chuyện - những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể
đem đến cho trẻ từ những ngày thơ ấu. Đó là sự tác động của lời nói nghệ
thuật như một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
1.1.2.4 Ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi
Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi, nhất là từ 3 đến 6 tuổi, là giai đoạn “siêu
tốc” phát triển ngôn ngữ. Thành tựu phát triển tối ưu nhất thiết đòi hỏi phải có
sự giáo dục ngôn ngữ “kịp thời”, “đúng lúc” (khái niệm của các nhà giáo dục
Nga “vovremia”). Những thành tựu phát triển lời nói ở lứa tuổi này là rất to

lớn. chẳng hạn, đây là giai đoạn hoàn thiện cơ quan phát âm. Đến 6 tuổi, về
cơ bản trẻ đã phát âm chính xác tất cả các âm vị, thanh điệu của tiếng mẹ đẻ.
Trẻ đã nói năng tương đối lưu loát, biểu cảm. Về mặt ngữ pháp, hầu hết các
mẫu câu tiếng Việt trẻ cũng đã sử dụng vào lúc 6 tuổi. Sự thật là từ những giờ
học ngôn ngữ đầu tiên đối với mỗi con người là ngay từ khi lọt lòng mẹ.
Trường mầm non là trường học đầu tiên. Ở đây, có điều kiện, có cơ hội để
giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Có thể khẳng định rằng: Học tiếng mẹ đẻ là sự học
tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm
nhất.
15


1.1.3 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
1.1.3.1 Khái niệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
U.Sinxki đã khẳng định “tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn
quý của mọi tri thức”. Từ đó có thể thấy rằng ngôn ngữ có vai trò rất to lớn
trong cuộc sống con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, đồng thời là
công cụ tư duy. Nhờ ngôn ngữ con người có thể trao đổi với nhau những kinh
nghiệm hay tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín.
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở thành
những con người phát triển toàn diện.
Về mặt đạo đức: ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo
đức cho trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ dồi
dào những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực, đạo đức, rèn luyện cho
trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
Về trí tuệ: ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục trí tuệ cho
trẻ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ có thể nhận thức thế giới xung quanh một cách
sâu rộng, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt
động trí tuệ. Vì vậy, việc phát triển trí tuệ cho trẻ không tách rời phát triển
ngôn ngữ.

Về mặt thể lực: giáo dục thể lực trong trường mầm non là quá trình tác
động chủ yếu vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ em vận động, rèn luyện cơ thể,
giữ gìn vệ sinh tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể
trẻ phát triển một cách hài hòa, cân đối, sức khỏe tăng cường đạt và đến trạng
thái hoàn thiện về mặt thể chất. Để giáo dục thể lực cho trẻ các nhà giáo dục
đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò
quan trọng đáng kể.
Về mặt thẩm mỹ: ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác
động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp và

16


hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật,
giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực sáng tạo ra cái đẹp.
Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trở
thành những con người phát triển toàn diện, sự phát triển chậm trễ về mặt
ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
1.1.3.2 Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em được các nhà tâm lí – ngôn ngữ học nhìn
nhận từ những góc góp khác nhau. L.S. Vugotxki xuất phát từ mục đích mà
nhìn nhận: “Bản chất sự phát triển ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp, nhận
thức và tất nhiên sự phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ không chỉ thuần túy dựa
trên sự phát triển khả năng nhận thức của đứa trẻ”.
Nhấn mạnh vai trò giao tiếp của ngôn ngữ, A.A. Leonchiev lại cho rằng:
“Sự phát triển của lời nói (ngôn ngữ) của trẻ trước hết là sự phát triển của
phương thức giao tiếp”.
Nguyễn Huy Cẩn và K. Haino Dich đều thống nhất với nhau khi cho rằng:
“Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao, phù
hợp với gian đoạn các giai đoạn nhất định của lứa tuổi; có thể thấy được

nguồn gốc của sự phát triển ngôn ngữ ở các giai đoạn trước”.
Các nhà khoa học Hoa Kì, Australia ( Morrow Lesley, Otto Bervelly,...),... coi
phát triển khả năng giao tiếp ngôn ngữ tích hợp các thành tố ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp, lời nói mạch lạc, ngữ dụng, thêm vào đó là phát triển khả năng tiền
đọc- viết (emergent literacy) của trẻ.
Như vậy, có thể thấy rằng: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình
từ thấp đến cao với các giải mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào
từng độ tuổi của trẻ; ở mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển những thành
tựu của giai đoạn trước.
Các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất với nhau chia hai giai đoạn: Giai
đoạn tiền ngôn ngữ và giai đoạn ngôn ngữ chính thức.
17


- Giai đoạn tiền ngôn ngữ: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình học
nói của đứa trẻ. Mặc dù trẻ chưa có các từ, chưa hiểu cách sử dụng các quy
tắc ngữ pháp nhưng trẻ đã bắt đầu vào giao tiếp. Các nhà tâm lí học cho rằng
thời kì tiền ngôn ngữ này là chung cho tất cả các ngôn ngữ và thời kì âm bập
bẹ của trẻ em trên toàn thế giới là như nhau. Đứa trẻ sử dụng các âm bập bẹ,
cử chỉ, thái độ để giao tiếp với người lớn.
- Giai đoạn ngôn ngữ: Bắt đầu từ tháng 12 trở đi sẽ xuất hiện những
âm bập bẹ có nghĩa đầu tiên và ngay lập tức trẻ huy động chúng vào giao tiếp
với người lớn. Các âm bập bẹ nhanh chóng mất đi nhường chỗ cho các từ
tham gia vào cấu tạo câu sử dụng trong giao tiếp. Những từ đầu tiên xuất
hiện, các kiểu câu đơn giản gồm 2-3 từ khiến cho khả năng giao tiếp của trẻ
tăng lên. Trẻ tích cực hơn trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
Nhu cầu giao tiếp tăng lên thúc đẩy hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, kết quả là
các kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ được hình thành.
Các tác giả Penny Tassony và Kate Beith trong cuốn Nursery Nursing
(chăm sóc trẻ thơ) đã khái quá các bước phát triển chung ngôn ngữ cho

trẻ em theo bảng dưới đây:

18


THỜI KÌ TIỀN NGÔN NGỮ

- Khóc để biểu thị tình trạng đói, mệt, ốm,..
- Nhận ra những âm sắc lời nói khác nhau.
- Phát ra những âm thanh gừ gừ trong cổ họng
để thể hiện sự thích thú, toại nguyện.
0-3 tháng

- Đến 3 tháng có thể nhận ra âm sắc giọng nói
của người chăm sóc và thể hiện sự vui sướng
khi nghe thấy giọng nói, âm thanh đó.
- Mỉm cười với người khác.
- Vẫn khóc để thể hiện tình trạng bị mệt, bị
đau nhưng dễ nín hơn

3-6 tháng

- Biết phát âm bập bẹ và gừ gừ
- Âm bập bẹ có thể bao gồm những âm thanh
ngắn như: ma ma, da da,...
- Cười, cười thành tiếng thậm chí kêu to.
- Bập bẹ thành những âm thanh không rõ
tiếng.
- Nối các nguyên âm và phụ âm với nhhau
thành những âm thanh được lặp đi lặp lại


6-12 tháng

như: me me me me, da da da da,...
- Âm bập bẹ trở nên du dương hơn, sáng tạo
hơn và đến 9 tháng tuổi hầu hết các âm thanh
được sử dụng đều cần thiết để trẻ học nói.
- Đến tháng 10, trẻ đã hiểu được khoảng 15 từ.

19


×