Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bình luận về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.47 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
---------***--------

TIỂU LUẬN
Môn: Pháp luật Kinh doanh quốc tế
Người thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Minh Ngọc

Hà Nội, tháng 9 năm 2018


MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics..........................1
1.1. Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics.....................................1
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ......................................................1
1.1.2. Khái niệm về dịch vụ logistics........................................................................1
1.1.3. Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics........................................1
1.2. Chủ thể, khách thể, nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics....1
1.2.1. Chủ thể...........................................................................................................1
1.2.2. Khách thể........................................................................................................2
1.2.3. Nội dung.........................................................................................................2
1.3. So sánh hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp đồng mua bán hàng hóa.......2
1.4. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics có yếu tố
nước ngoài................................................................................................................ 3
Chương 2: Bình luận về một hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics..........................5
2.1. Một số nội dung cơ bản cần thiết chưa được đề cập đến trong hợp đồng
đang phân tích.........................................................................................................5
2.1.1. Về chất lượng dịch vụ cung ứng.....................................................................5
2.1.2. Về việc sử dụng nhà thầu độc lập và miễn trách khi có nhà thầu phụ.............5
2.1.3. Về việc chấm dứt hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng


chấm dứt.................................................................................................................... 5
2.1.4. Về các trường hợp bất khả kháng...................................................................5
2.1.5. Về việc giải quyết tranh chấp..........................................................................5
2.2. Một số điều khoản có thể gây rủi ro cho các bên trong hợp đồng đang
phân tích................................................................................................................... 6
2.2.1. Điều khoản Vị trí và hiệu lực (Điều 1 trong hợp đồng)..................................6
2.2.2. Điều khoản Giá vận tải (Điều 2 trong hợp đồng)............................................6
Chương 3: Đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng phân tích 7
3.1. Lý do đề xuất sửa đổi, bổ sung........................................................................7
3.2. Đề xuất bổ sung.................................................................................................7
3.2.1. Điều khoản chất lượng dịch vụ cung ứng........................................................7
3.2.2. Điều khoản nhà thầu độc lập............................................................................7
3.2.3. Điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng...................................................8
3.2.4. Về các trường hợp bất khả kháng....................................................................8
3.2.5. Về việc giải quyết tranh chấp..........................................................................9
3.3. Đề xuất sửa đổi..................................................................................................9
3.3.1. Điều khoản Vị trí và hiệu lực (Điều 1 trong hợp đồng)...................................9
3.3.2. Điều khoản Giá vận tải (Điều 2 trong hợp đồng).............................................9


Chương 1: Tổng quan về hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics
1.1.

Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics

1.1.1. Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Theo khoản 9 điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Hợp đồng dịch vụ là
thỏa thuận, theo đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ
cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách
hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo

thỏa thuận”.
1.1.2. Khái niệm về dịch vụ logistics
Luật Thương mại cũng đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics tại Điều 233, theo
đó “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo
thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
1.1.3. Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
Từ các khái niệm được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam 2005, có
thể đưa ra khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics như sau:
Hợp đồng dịch vụ logistics là một thỏa thuận, theo đó bên cung ứng dịch vụ
cam kết thực hiện một hay một số dịch vụ logistics nhất định cho khách hàng với
giá cả nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2.

Chủ thể, khách thể, nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics

1.2.1. Chủ thể
Chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics bao gồm Người mua dịch vụ
logistics (Khách hàng) và Người cung cấp dịch vụ logistics.
Người mua dịch vụ logistics (Khách hàng) có thể là thương nhân hoặc không
phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải người sở hữu
hàng hóa: người gửi hàng, người nhận hàng hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có
nhu cầu về dịch vụ logistics.
Người cung cấp dịch vụ logistics là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để
thực hiện dịch vụ logistics. Bằng chứng của việc đăng ký kinh doanh là thương

1



nhân này được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, trong đó ghi rõ ngành nghề kinh doanh là dịch vụ logistics. Người cung cấp
dịch vụ logistics được phân thành một số nhóm sau:
 Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai (2PL)
 Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL)
 Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư (4PL)
 Nhà cung cấp dịch vụ logistics khác: người giao nhận và gom hàng
1.2.2. Khách thể
Khách thể trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics là một hay một số dịch
vụ logistics nhất định được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
1.2.3. Nội dung
Nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ là quyền và nghĩa vụ của hai bên,
trong đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thực hiện dịch vụ cho bên
kia, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thanh toán phí sử dụng dịch vụ.
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics
được quy định rất rõ trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 tại các Điều 235 và
Điều 236.
1.3.

So sánh hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp đồng mua bán hàng hóa

Thứ nhất, căn cứ vào kết quả của việc thực hiện hợp đồng thì có thể phân hợp
đồng dịch vụ thành hai loại là hợp đồng theo kết quả công việc và hợp đồng theo nỗ
lực cao nhất. Trong khi đó, người ta không thể làm công việc tương tự đối với hợp
đồng mua bán hàng hoá.
Thứ hai, trong một số trường hợp một dịch vụ được cung ứng dựa trên việc
cùng tiến hành hoặc phối hợp giữa các nhà cung ứng dịch vụ khác nhau thì có thể
xảy ra tình trạng người cung ứng dịch vụ này gây cản trở hoặc làm chậm tiến độ của
người cung ứng dịch vụ khác. Vì vậy, cần phải quy định về nghĩa vụ hợp tác giữa

các nhà cung ứng dịch vụ, nghĩa là trong quá trình thực hiện dịch vụ các nhà cung
ứng dịch vụ phải tìm hiểu tiến độ công việc và nhu cầu của nhau để đảm bảo thực
hiện đúng hợp đồng với khách hàng. Vấn đề này cũng phát sinh nghĩa vụ của người
nhận cung ứng dịch vụ là phải tạo các điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin và
điều phối các hoạt động giữa các nhà cung ứng dịch vụ để đảm bảo trên cơ sở đó
các nhà cung ứng dịch vụ có thể hợp tác với nhau một cách tốt nhất.

2


Thứ ba, theo lẽ thông thường, trong hợp đồng mua bán hàng hoá nếu thời hạn
giao hàng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật đã hết thì người mua
không cần phải biểu lộ việc có tiếp tục nhận hàng hay không và đương nhiên có
quyền không nhận hàng hoặc nhận hàng đồng thời yêu cầu người bán bồi thường
thiệt hại. Tuy nhiên, một đặc thù của hợp đồng dịch vụ là việc thực hiện dịch vụ
thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đặc thù này đặt ra trường
hợp tại thời điểm phải hoàn thành dịch vụ người cung ứng dịch vụ chưa hoàn thành
việc cung ứng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện dịch vụ mà
khách hành biết hoặc không thể không biết đồng thời không phản đối việc tiếp tục
thực hiện dịch vụ thì có thể suy đoán việc chưa hoàn thành hợp đồng đúng hạn của
người cung ứng dịch vụ không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Thứ tư, như trên đã đề cập, việc thực hiện đa số các dịch vụ đều yêu cầu một
khoảng thời gian nhất định nên cần phải cân nhắc để quy định theo hướng coi việc
hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp các kế hoạch, chỉ dẫn, và các vấn đề
khác trong quá trình thực hiện hợp đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung
ứng dịch vụ không bị trì hoãn hay gián đoạn là một nghĩa vụ của khách hàng.
1.4.

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics có yếu tố
nước ngoài

Nguổn luật điều chỉnh có thể là:
-

Luật liên quan của nước người sử dụng dịch vụ

-

Luật liên quan của nước người cung ứng dịch vụ

-

Công ước quốc tế có liên quan đến các phương thức vận tải trong quá
trình logistics: Hamburg (chặng đường biển), FIATA (dịch vụ giao nhận),


-

Các nguồn luật khác: Điều kiện Logistics chung của công ty
BELOTRA/Logistics Cell of FEBETRA và Royal Federation of
Managers of Flows and Goods …

Theo Pháp luật Việt Nam hiện hành, các luật, văn bản pháp luật điều chỉnh
hoạt động logistics gồm Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và Nghị định
140/2007/NĐ-CP, ngoài ra còn có những quy định pháp luật chuyên ngành về từng
lĩnh vực vận tải cụ thể như Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, …
Có thể khẳng định, nguồn luật điều chỉnh hợp đồng logistics rất rộng, đặc biệt
khi hoạt động logistics có yếu tố nước ngoài đang ngày càng phát triển. Khi các bên
tham gia ký kết hợp đồng logistics có yếu tố nước ngoài, ngoài việc tìm hiểu luật

3



quốc gia thì cũng cần biết về các Công ước quốc tế, các nguồn luật khác về logistics
để tránh các rủi ro pháp lý sau này, cũng như xác định cách giải quyết tranh chấp
liên quan đến hợp đồng.
1.5.

Các nội dung cơ bản cần có của hợp đồng cung ứng dịch vụ logistics

Để tránh những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, hợp
đồng cung ứng dịch vụ logistics nên đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
Ngày ký hợp đồng

Miễn trách

Bên bán, bên mua

Thời hạn và chấm dứt hợp đồng

Định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong Cách thức thông báo
hợp đồng
Phạm vi dịch vụ cung ứng

Thỏa thuận về tính độc quyền dịch vụ
logistics cung cấp

Chất lượng dịch vụ

Bất khả kháng


Quy định gặp mặt giữa bên bán và bên Thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng
mua
Quan hệ nhà thầu độc lập

Bảo mật thông tin

Giá cả dịch vụ

Sở hữu trí tuệ

Thanh toán

Giải quyết tranh chấp

Bảo hiểm

Phụ lục

4


Chương 2: Bình luận về một hợp đồng cung ứng dịch vụ Logistics
2.1.

Một số nội dung cơ bản cần thiết chưa được đề cập đến trong hợp đồng
đang phân tích

2.1.1. Về chất lượng dịch vụ cung ứng
Điều khoản về chất lượng dịch vụ cung ứng giúp các bên có căn cứ để xác
định mức độ hoàn thành cung ứng dịch vụ, cơ sở để xem xét việc thực hiện tốt hợp

đồng và căn cứ giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng. Việc thưởng
khi hoàn thành vượt tiêu chuẩn chất lượng hay phạt khi bên cung ứng không đáp
ứng được tiêu chuẩn yêu cầu cũng được tính theo điều khoản chất lượng dịch vụ
của hợp đồng.
2.1.2. Về việc sử dụng nhà thầu độc lập và miễn trách khi có nhà thầu phụ
Trong hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải, bên cung ứng dịch vụ có thể sẽ sử
dụng đến nhà thầu phụ. Quy định về việc có cho phép sử dụng nhà thầu phụ hay
không, mối quan hệ giữa khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ cũng như với nhà
thầu phụ của người cung cấp như thế nào, trách nhiệm khi có tổn thất, khiếu nại của
nhà thầu phụ, … cần được đưa vào hợp đồng.
2.1.3. Về việc chấm dứt hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của các bên khi hợp
đồng chấm dứt
Hợp đồng chưa chỉ ra các trường hợp theo đó hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực
(ví dụ như vi phạm hợp đồng, không có biện pháp sửa chữa khi có vi phạm, khi một
bên chấm dứt hợp đồng và thông báo trước trong thời gian hợp lý, một bên mất khả
năng thanh toán …) và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chấm dứt hợp đồng.
2.1.4. Về các trường hợp bất khả kháng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có rất nhiều lý do khiến cho một bên
không thể thực hiện được đầy đủ những nghĩa vụ của mình, một trong những lý do
mà các bên thường viện dẫn để được miễn trách nhiệm là bất khả kháng. Để xác
định liệu lý do mà các bên đưa ra có thuộc vào trường hợp bất khả kháng hay
không, các bên nên thỏa thuận quy định trong hợp đồng.
2.1.5. Về việc giải quyết tranh chấp
Hợp đồng mới chỉ quy định luật áp dụng là Luật Việt Nam, tuy nhiên chưa chỉ
ra phương thức giải quyết tranh chấp cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp. Điều
này có thể là rủi ro khi xảy ra tranh chấp, các bên không thống nhất được vấn đề

5



này.
2.2.

Một số điều khoản có thể gây rủi ro cho các bên trong hợp đồng đang
phân tích

2.2.1. Điều khoản Vị trí và hiệu lực (Điều 1 trong hợp đồng)
Điều 1: Vị trí và hiệu lực
Hợp đồng này dành cho tất cả các địa điểm của thành phố Hà Nội và Hồ Chí
Minh trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 01/08/2018, sau khi hai bên ký hợp
đồng. Sau thời hạn 01 năm, hợp đồng sẽ được tự động gia hạn cho năm kế tiếp
với cùng các điều kiện và điều khoản, nếu một trong hai bên không đưa ra văn
bản thông báo chính thức nào.

Điều khoản này có thể gây rủi ro khi một bên không muốn tiếp tục gia hạn hợp
đồng nhưng lại sơ suất không đưa ra văn bản thông báo chính thức cho bên kia
(quên mất thời hạn, gửi thông báo bằng văn bản nhưng bên kia không nhận được,
…). Ngoài ra, việc quy định hợp đồng áp dụng cho “tất cả các địa điểm của thành
phố Hà Nội và Hồ Chí Minh” cũng chưa thực sự rõ ràng, có thể gây hiểu lầm giữa
các bên.
2.2.2. Điều khoản Giá vận tải (Điều 2 trong hợp đồng)

Điều 2: Giá vận tải
Giá vận tải cung cấp bởi Bên A theo từng điểm đến sẽ được đưa ra bởi Bên A.
Đối với các điểm đến chưa được đề cập đến, giá thị trường hoặc giá đặc biệt sẽ
được áp dụng.
Bên A có thể xem xét lại giá cả sau một thời gian dựa trên tình hình thị tr ường
và sẽ thông báo cho Bên B bằng văn bản nếu có bất kỳ thay đổi nào.
Điều khoản này có thể gây rủi ro cho người sử dụng dịch vụ khi giá cả không
được quy định theo một khoản tiền cụ thể mà hợp đồng chỉ đưa ra cách tính giá vận

tải. Giá vận tải đưa ra trong từng thời điểm phụ thuộc hoàn toàn vào bên cung ứng
dịch vụ, điều này gây bất lợi cho khách hàng nếu giá người cung ứng dịch vụ đưa ra
quá cao, không hợp lý so với giá thị trường. Đồng thời, hợp đồng cũng không quy
định cách xử lý khi người sử dụng dịch vụ không đồng ý với giá vận tải mà bên

6


cung ứng dịch vụ đưa ra.
Chương 3: Đề xuất sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng phân tích
3.1. Lý do đề xuất sửa đổi, bổ sung
Việc xây dựng hợp đồng chặt chẽ sẽ đảm bảo và duy trì thành công của các kế
hoạch kinh doanh. Cụ thể, một hợp đồng chặt chẽ giúp việc thực hiện hợp đồng
được dễ dàng, hạn chế tranh chấp xảy ra giữa các bên. Mặt khác khi có tranh chấp,
kiện tụng xảy ra thì điều khỏan này giúp cho những người xét xử hiểu rõ những nội
dung các bên đã thỏa thuận và ra phán quyết chính xác.
Theo như những phân tích ở trên, trong hợp đồng đang phân tích còn tồn tại
một số điều khoản không rõ ràng, có thể gây rủi ro cho các bên trong quá trình thực
hiện hợp đồng; cũng như hợp đồng vẫn còn một số vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được
quy định. Do vậy việc chỉnh sửa, bổ sung hợp đồng là hoàn toàn cần thiết và nên
làm.
3.2. Đề xuất bổ sung
3.2.1. Điều khoản chất lượng dịch vụ cung ứng
Trong trường hợp Người cung ứng dịch vụ giao chậm trễ, không đúng tiến độ,
không đảm bảo đúng số lượng, làm hư rách do lỗi chủ quan của mình thì có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho Khách hàng, cụ thể như sau:


Giao chậm trễ 01 ngày quy định đã thỏa thuận: phạt 5%/tổng giá trị hóa đơn




Giao chậm trễ từ ngày thứ hai trở đi: phạt 10%/tổng giá trị hóa đơn



Không giao đủ số kiện đã nhận bàn giao hoặc kiện hàng bị hư hại: bồi
thường giá trị hàng giao thiếu hoặc bị tổn thất



Tỷ lệ đơn hàng giao chậm trễ, không đúng tiến độ, không đảm bảo đúng số
lượng hay hư hỏng, tổn thất hàng do lỗi của Người cung ứng dịch vụ không
quá 5%. Vượt quá 5%, Khách hàng có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.

3.2.2. Điều khoản nhà thầu độc lập
Đơn hàng cần vận chuyển chỉ được phép thực hiện thông qua bên thứ ba khi
có sự cho phép bằng văn bản của Bên sử dụng dịch vụ.
Trong trường hợp có bất cứ khiếu nại, tổn thất nào do nhà thầu phụ gây ra,

7


Bên cung ứng dịch vụ phải chịu trách nhiệm trước Khách hàng. Bên sử dụng dịch
vụ được miễn trách nhiệm đối với tất cả các khiếu nại của nhà thầu phụ trong
trường hợp bên này đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán.
Người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động cho nhân
viên của người cung cấp dịch vụ.
3.2.3. Điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng

Người sử dụng dịch vụ được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
 Tỷ lệ đơn hàng giao chậm trễ, không đúng tiến độ, không đảm bảo
đúng số lượng hay hư hỏng, tổn thất hàng do lỗi của Người cung ứng
dịch vụ vượt quá 5%.
 Bên cung ứng dịch vụ từ chối bồi thường những thiệt hại do mình gây
ra.
Người cung ứng dịch vụ được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi
 Người sử dụng dịch vụ không cung cấp các giấy tờ cần thiết, không tạo
điều kiện để nhân viên của Người cung ứng dịch vụ lấy hàng, vận
chuyển hàng.
 Người sử dụng dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo Điều
4 của Hợp đồng này.
 Người sử dụng dịch vụ mất khả năng thanh toán.
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng, Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn trả tất
cả tài sản thuộc quyền sở hữu của Bên sử dụng dịch vụ; Bên sử dụng dịch vụ phải
thanh toán tất cả các khoản còn nợ. Các bên có quyền yêu cầu bên kia đền bù các
tổn thất, thiệt hại.
3.2.4. Về các trường hợp bất khả kháng
Trong việc thực hiện hợp đồng này, trường hợp bất khả kháng được hiểu là
sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm không thể kiểm soát được,
không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện
pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Bất khả kháng bao gồm nhưng không bị
giới hạn bởi bão, lốc, lũ lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun,
chiến tranh, phá hoại, đình công, lệnh cấm của Chính phủ…
Bên viện ra bất khả kháng phải báo cáo không chậm trễ về sự kiện bất khả

8


kháng, tác động của bất khả kháng đến việc thực hiện hợp đồng cho bên kia. Khi sự

kiện bất khả kháng chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng có trách nhiệm thông báo ngay
cho bên kia biết. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo kịp thời cho
bên kia thì không được hưởng miễn trách và phải bồi thường thiệt hại.
Một bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng sẽ không bị coi là vi phạm
hợp đồng hay phải chịu trách nhiệm với bên kia về bất kỳ sự chậm thực hiện, hay
không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của hợp đồng này với điều kiện sự chậm trễ
hay không thực hiện này có nguyên nhân từ sự kiện bất khả kháng đã được thông
báo cho bên kia.
Trong trường hợp này, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, do gặp bất khả kháng mà
không thực hiện được, sẽ tạm ngừng trong thời gian chịu ảnh hưởng của bất khả
kháng. Nếu hậu quả của trường hợp bất khả kháng kéo dài quá 2 tháng hai bên sẽ
gặp nhau đàm phán lại về việc có cần thiết để thực hiện tiếp hợp đồng phù hợp với
tình hình hay không. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, một trong hai bên có
thể chấm dứt hợp đồng.
3.2.5. Về việc giải quyết tranh chấp
Bất kỳ tranh chấp, mâu thuẫn hay khiếu nại nào phát sinh từ hoặc có liên
quan đến hợp đồng này, bao gồm cả việc ký kết, giải thích, thực hiện, vi phạm,
chấm dứt hay vô hiệu hợp đồng trước hết phải được hai bên thương lượng giải
quyết trên nguyên tắc thiện chí.
Nếu hai bên không thể thương lượng, tranh chấp được giải quyết tại Tòa án
Việt Nam. Luật áp dụng là Luật Việt Nam.
3.3. Đề xuất sửa đổi
3.3.1. Điều khoản Vị trí và hiệu lực (Điều 1 trong hợp đồng)
Hợp đồng này dành cho tất cả các địa điểm thuộc khu vực nội thành và ngoại
thành của thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh trong thời hạn 01 năm kể từ ngày
01/08/2018, sau khi hai bên ký hợp đồng.
Trong vòng 01 tháng trước thời hạn hết hiệu lực của hợp đồng, Bên cung ứng
dịch vụ sẽ gửi thông báo về việc hợp đồng sắp hết hiệu lực, nếu được Người sử
dụng dịch vụ đồng ý tiếp tục gia hạn cho năm kế tiếp thì hai bên ký kết hợp đồng
mới với cùng các điều kiện và điều khoản.

3.3.2. Điều khoản Giá vận tải (Điều 2 trong hợp đồng)
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa được tính theo bảng giá cước của Bên cung ứng

9


dịch vụ và được sự đồng ý thống nhất của Bên sử dụng dịch vụ với chi tiết cụ thể
theo bảng báo giá đính kèm với Hợp đồng này.
Đơn giá vận chuyển bao gồm chi phi bốc xếp hai đầu lên xuống và thuế VAT
10%.
Đơn giá và số lượng hàng cung cấp sẽ thay đổi tùy theo chủng loại, từng thời
điểm và tình hình thị trường , được thể hiện trên hóa đơn GTGT (theo bảng giá của
Bên cung ứng dịch vụ cung cấp và ghi theo danh sách tên, địa chỉ, mã số thuế như ở
trên) khi nhận hàng. Nếu có sự điều chỉnh giá do giá thị trường biến đổi thì Bên
cung ứng dịch phải báo bằng văn bản cho Bên sử dụng dịch vụ trước ít nhất 15
ngày để 2 bên thống nhất việc điều chỉnh giá này.
Các khoản hỗ trợ khác hai bên thỏa thuận từng chương trình cụ thể và có văn
bản áp dụng.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương mại Việt Nam 2005
2. TS Nguyễn Minh Hằng, Giáo trình Pháp luật Kinh doanh quốc tế, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội, 2012




×