Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Văn hóa ẩm thực tây bắc với phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 52 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

PHẠM THỊ NHẬT LỆ

VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY BẮC
VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

PHẠM THỊ NHẬT LỆ

VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY BẮC
VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Trần Hạnh Phƣơng

HÀ NỘI - 2019




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự
hƣớng dẫn tận tình của Tiến sĩ Trần Hạnh Phƣơng, khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Trong quá trình làm khóa luận, cô đã chỉ bảo, cung cấp kiến thức về đề tài
và hƣớng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận. Cô đƣa ra định hƣớng, góp ý, sửa chữa những
cho sai để không đi lạc đề và vào đúng định hƣớng của đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã
giúp đỡ em trong 4 năm học qua. Các thầy cô đã cung cấp và truyền đạt cho
em những kiến thức nền tảng và những kiến thức chuyên môn để tự tin về
kiến thức và nâng cao kiến thức cho công việc.
Do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên khoá luận không tránh
khỏi những thiếu xót, khuyết điểm. Vậy em rất mong nhận đƣợc ý kiến bổ
sung, đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Nhật Lệ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Văn hóa ẩm thực Tây Bắc với phát triển du
lịch” là công trình nghiên cứu độc lập không sao chép của ngƣời khác.Tôi xin
cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chính xác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện


Phạm Thị Nhật Lệ


MỤC LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu................................................................. 2
5.Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 2
6. Bố cục luận văn ............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN ................................................ 4
1.1.Một số vấn đề về văn hóa ........................................................................... 4
1.1.1.Khái niệm về Văn hóa ............................................................................. 4
1.1.2.Các đặc trƣng và chức năng của văn hóa……………………………….4
1.1.3.Phân loại văn hóa ..................................................................................... 5
1.2.Một số vấn đề về du lịch ............................................................................. 6
1.2.1 Khái niệm ................................................................................................. 6
1.2.2.Chức năng của du lịch .............................................................................. 6
1.2.3. Tài nguyên du lịch................................................................................... 7
1.3.Một số vấn đề về văn hóa ẩm thực.............................................................. 8
1.3.1.Khái niệm văn hóa ẩm thực ..................................................................... 8
1.3.2. Những đặc trƣng văn hóa ẩm thực Việt Nam ......................................... 8
1.4.Giá trị văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt ...................................................... 9
1.4.1. Ẩm thực trong văn học ............................................................................ 9
1.4.2. Nghi thức trong ẩm thực ....................................................................... 10
1.4.3. Tình cảm của con ngƣời đƣợc gửi gắm qua ẩm thực............................ 11
1.4.4. Triết lý sống biểu hiện qua ẩm thực ...................................................... 12
1.4.5.Triết lý âm dƣơng trong văn hóa ẩm thực.............................................. 13

1.5. Vai trò của văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch............................... 14
CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC VÀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA. 17
ẨM THỰC TÂY BẮC .................................................................................... 17


2.1. Giới thiệu khái quát về Tây Bắc .............................................................. 17
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên .................................................................................. 17
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội……………………………………………..18
2.2.Những đặc trƣng của ẩm thực Tây Bắc .................................................... 19
2.2.1. Văn hóa ẩm thực Tây Bắc trong nền chung của ẩm thực Việt Nam .... 19
2.2.2.Giới thiệu một số món ăn nổi tiếng của Tây Bắc................................... 21
2.2.2.1.Món ăn chế biến từ thực vật................................................................ 21
2.2.2.2. Món ăn chế biến từ động vật .............................................................. 23
2.2.2.3.Các gia vị đặc trƣng của Tây Bắc ....................................................... 25
2.3. Thực trạng khai thác giá trị văn hóa ẩm thực Tây Bắc ............................ 27
2.3.1.Phân bố địa điểm ăn uống, bán hàng ..................................................... 27
2.3.2.Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ......................................................... 28
2.3.3.Giá cả các loại ẩm thực .......................................................................... 29
2.3.4.Hiệu quả kinh doanh ẩm thực ................................................................ 30
2.3.5.Văn hóa trong kinh doanh ẩm thực Tây Bắc ......................................... 30
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA .................... 32
ẨM THỰCTÂY BẮC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................... 32
3.1.Giữ gìn bản sắc văn hóa trong ẩm thực Tây Bắc ...................................... 32
3.2. Nâng cao chất lƣợng kinh doanh ăn uống trong hoạt động du lịch ......... 34
3.3. Nâng cao phong cách phục vụ của ngƣời làm du lịch ............................. 35
3.4. Tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị các món ăn đên khách du lịch.............. 36
3.5 .Đa dạng hình thức phục vụ ăn uống ........................................................ 37
3.6. Khai thác văn hóa Tây Bắc trong hệ thống nhà hàng, khách sạn. ........... 37
3.7. Nâng cao chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm ..................................... 38
3.8. Kết hợp các tour du lịch với ẩm thực Tây Bắc. ....................................... 39

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Mỗi dân tộc, đều cơ những bản săc văn hóa riêng luôn đƣợc quan tâm, giữ
gìn phát huy.Thông qua đó thể hiện đƣợc giá trị văn hóa, phong tục tập quán
và lối sống , lễ hôi, trang phục và không thể thiêu đó là ẩm thực.Văn hóa hiện
hữu trong cuộc sống xã hội hàng ngày, xuung quanh ta và ẩm thực là nét ăn
hóa đặc sắc của mỗi vùng miền.
Văn hóa Việt có truyền thống từ ngàn đời nay nên vô cùng phong phú và
đa dạng va đa dạng . Trong đó, văn hóa ẩm thực là một trong những nét nổi
bật thể hiện yếu tố văn hóa qua phƣơng thức chế biến, cách thƣởng thức,của
mỗi món ăn và tùy thuộc vào từng vùng khác nhau.
Gần đây, văn hóa ẩm thực đang đƣợc khai thác và đƣa vào sử dụng trong
du lịch là một mảng vô cùng quan trọng của du lịch. Các nhà kinh doanh cần
phải có những biện pháp phù hợp để phát triển ẩm thực trong du lịch.
Tây Bắc là một vùng núi hiểm chở, nơi sinh sống của các đồng bào dân
tộc. Nơi đây còn gặp nhiều khó khăn về đời sống, kinh tế xã hôi nhƣng lại
đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ban tăng cho tài nguyên vô cùng tiềm năng. Tuy
nhiên, sự phát triển du lịch ở đây chƣa có sự quy mô, định hƣớng và cân bằng
giữa bảo tồn và khai thác , giữa lợi ích văn hóa và kinh tế.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực Tây Bắc với phát triển du
lịch” để nêu ra những tiềm năng và giá trị của nó để phát triển du lịch.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn lại lịch sử vấn đề, số lƣợng tài liệu, sách báo, công trình khoa học
nghiên cứu về ẩm thực Tây Bắc phát triển du lịch khá nhiều nhƣ :
“Văn hóa ẩm thực và trang phục truyền thống của ngƣời Việt” của Nguyễn

Việt Hƣơng, NXB Thông tin, xuất bản năm 2011.
Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu văn hóa ẩm thực Tây Bắc
phát triển du lịch, cũng nhƣ đề xuất những giải pháp đẩy mạnh sự hoạt động
du lịch ngày càng phát triển ở Tây Bắc.Chính vì thế, ngƣời viết đề tài này

1


mong muốn đem lại những giải pháp mới và phù hợp , cấp thiết cho văn hóa
ẩm thực Tây Bắc ngày càng phát triển và đổi mới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
-Giới thiệu, khám phá ẩm thực Tây Bắc và xác định giá trị của ẩm thực Tây
Bắc để phát triển du lịch.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ẩm thực Tây Bắc đƣa ra nhận
đinh về giá trị, ý nghĩa cũng nhƣ vai trò để phát triển du lịch.
-Tìm hiểu về ẩm thực Tây Bắc đƣa ra định hƣớng và giải pháp để phát
triển giá trị của văn hóa ẩm thực Tây Bắc trong phát triển du lịch.
4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu các giá trị văn hóa ẩm thực Tây Bắc, qua đó để phát triển du
lịch các tỉnh Tây Bắc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi vùng Tây Bắc để thấy đƣợc những nét
văn hóa ẩm thực và vai trò trong phát triển của ngành du lịch địa phƣơng.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích
- Phƣơng pháp điều tra thực địa
-Phƣơng pháp thống kê

-Phƣơng pháp tổng hợp và so sánh
-Phƣơng pháp phỏng vấn

2


6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo luận văn
đƣợc chia thành 3 chƣơng.
-Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung
-Chƣơng 2: Khái quát về Tây Bắc và đặc trƣng văn hóa ẩm thực Tây Bắc.
-Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm khai thác văn hóa ẩm thực Tây Bắc
phục vụ hoạt động phát triển du lịch.

3


CHƢƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
1.1. Những vấn đề về Văn hóa
1.1.1.Khái niệm văn hóa
Bản thân từ “ Văn” có nghĩa là vẻ đẹp đƣợc bộc lộ ra ở vẻ bề ngoài, vẻ
đẹp màu sắc tạo ra, nó thể hiện một quy tắc ứng xử đep, hoàn hảo, “ hóa ” là
đƣợc chuyển thành, tạo thành và trở thành.
Trong Cơ sở văn hoá Việt Nam, PGS.TS Trần Ngọc Thêm đã đƣa ra định
nghĩa- “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con ngƣời sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội” [7;tr 13].
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của
cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho

sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời sản sinh ra
nhằm thích ứng với yêu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”. [3;tr 413].
1.1.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
Tính hệ thống. Đặc trƣng này tạo mối quan hệ mật thiết giữa các hiện
tƣợng trong xã hội, các sự kiện văn hoá, phát hiện các đặc trƣng đọc đáo của
văn hóa, phát hiện ra các điểm đặc trƣng nổi bật của văn hóa. Nhờ có tính hệ
thống mà văn hoá đã trở thành một hệ thống hoạt động xã hội, hoàn thành
đƣợc chức năng tổ chức xã hội. Đây là nền tảng của xã, cho nên ngƣời Việt
Nam ta dùng từ “nền” để chỉ rõ các khái niệm về văn hóa nói riêng và nói
chung.
Tính giá trị. Đặc trƣng này dùng để phân biệt giá trị vật thể và giá trị phi
vật thể. Đây là thƣớc đo sự chuẩn mực của xã hội và con ngƣời.Tính giá trị
trong văn hóa đƣợc chia theo ý nghĩa nó mang giá trị đạo đức, mỹ học, thời
gian và vĩnh cửu. Trong quá trình phát triển của nhân loại giá trị của văn hóa
luôn đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống lƣu truyền thế hệ sau.

4


Tính nhân sinh.Đặc trƣng này để phân biệt sự khách nhau của văn hóa nhƣ
một vấn đề xã hội với giá trị tự nhiên.Văn hóa gắn liền với các hoạt động
thực tế của cong ngƣời, là những giá trị đƣợc cộng đồng sáng tạo ra và mang
dấu ấn của con ngƣời. Điều đó khẳng đinh, con ngƣời vừa là chủ thể văn hóa,
khách thể văn hóa, sản phẩm của văn hóa.
Tính lịch sử.Đặc trƣng này đƣợc hình thành và phát triển trong suốt một
quá trình lâu dài và tích luỹ qua nhiều thế hệ.Tính lịch sử tạo nên một văn
hoá có bề dày, chiều sâu.Tính lịch sử đƣợc lƣu giữ và phát triển qua sự truyền
miệng và giáo dục. Những thành tự do cộng đồng tạo ra trong quá trình tiếp

xúc với thiên nhiên, xã hội và luôn hƣớng tới sự hoàn mỹ để lƣu truyền lại
cho con cháu đời sau.
1.1.3.Phân loại văn hóa
*Văn hóa vật thể
Văn hóa vật thể bao gồm những giá trị vật chất do chính con ngƣời sáng tạo
ra thể hiện trình độ và tài năng của con ngƣời trong suốt quá trình lịch sử. Văn
hóa vật thể nƣớc ta vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo mang gí trị văn
hóa lịch sử của đất nƣớc đối với sự hình thành và phát triển. Bao gồm những
công trình về khảo cổ học, kiến trúc nghệ thuật điêu khắc ở các đình chùa,
miếu, nhà thờ, lăng tẩm mang giá trị kiến trúc độc đáo thu hút sự hấp dẫn đối
với du khách.
Trong di tích lịch sử văn hóa đƣợc chia thành 4 loại chính
-Di tích văn hóa khảo cổ học
-Di tích lịch sử
-Di tích văn hóa – nghệ thuật
-Danh lam thắng cảnh
Văn hóa vật thể là nguồn di sản quý hiếm cần đƣợc bảo về giữ gìn và phát
huy giá trị truyền thống của nó trong cộng đồng va toàn thế giới đƣợc biết
đến.
*Văn hóa phi vật thể

5


Văn hóa phi vật thể là các sản phẩm mang giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học,
chữ viết,.. mang truyền thống văn hóa bản sắc dân tộc. Đƣợc đút kết từ kinh
nghiệm cuộc sống đời thƣờng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và thể hiện giá
trị tâm linh đối với con ngƣời thể hiện sự hiểu biết, giá trị, và mục đích sống
của con ngƣời.
Văn hóa phi vật thể gồm những dạng chính sau:

-Văn học truyền miệng
-Hình thức diễn xƣớng dân gian
-Phong tục tập quán của con ngƣời trong đời sống xã hội
-Tín ngƣỡng, phong tuc, lế hội
-Kiến thức dân gian
-Văn hóa nghệ thuật
-Văn hóa ẩm thực
-Nét văn hóa của các đồng bào dân tộc
1.2.Một số vấn đề lý luận du lịch
1.2.1 Khái niệm
Du lịch đang trở thành một nền kinh tế trọng điểm trong xã hội và dang

đƣợc phát triển rộng rãi trên toàn thế giới.Tuy nhiên, hiểu đƣợc về du lịch vẫn
còn khác nhau ở mỗi quốc gia.
Du lịch là để đi vui chơi, giải trí là hoạt động rời khỏi nơi cƣ trú trong vòng
24 giờ. Với mong muốn và mục đích là để thƣ giản, giải trí, nghỉ dƣỡng, đi
công tác hay hội nghị và tham quan học hỏi trải nghiệm.
Tuy nhiên, dƣới cái nhìn của các nhà kinh doanh, đầu tƣ về du lịch không
chỉ đơn giản chỉ là hoạt động xã hội mà nó gắn liền với hoạt động phát triển
kinh tế. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả cao về mọi
mặt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đƣợc nâng cao va xã hội ổn định thông qua
thực hiện bán hàng hóa và dịch vụ du lịch lại tại chỗ.
1.2.2.Chức năng của du lịch
-Chức năng xã hội: Tái tạo và tăng cƣờng sức sống, khả năng lao động cho
xã hội, kéo dài tuổi thọ trung bình của con ngƣời. Tạo cơ hội để nâng cao
nhận thức cá nhân, nâng cao lòng tự hào dân tộc. Góp phần bảo tồn và gìn giữ
6


các giá trị về văn hoá, lịch sử và nhân văn. Thúc đẩy sự giao lƣu văn hoá, tăng

cƣờng sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa các dân tộc với nhau.
-Chức năng chính trị: Du lịch là thông điệp của hoà bình gắn kết các quốc
gia lại với nhau và thông qua đó hiểu biết về nền văn hóa. Du lịch góp phần
ổn định các khu vực trên thế giới.
-Chức năng kinh tế:Mở của cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế cả
trực tiếp và gián tiếp cần thiết cho hoạt động cho du lịch. Góp phần tăng thu
nhập kinh tế, tích luỹ ngoại tệ thông qua hoạt động du lịch quốc tế. Tạo cơ hội
việc làm tƣơng đối lớn góp phần giải quyết bài toán thất nghiệp, cải thiện chất
lƣợng cuộc sống của ngƣời dân.
-Chức năng sinh thái: Giúp phát triển cho con ngƣời sống hoà hợp với môi
trƣờng thiên nhiên. Nâng cao nhận thức của con ngƣời về giá trị của tự nhiên,
từ đó làm thay đổi thái độ hành vi của con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên.
Góp phần thúc đẩy việc khả năng và tiềm năng phát triển môi trƣờng thiên
nhiên thông qua đầu tƣ, tu bổ cho hoạt động du lịch.
1.2.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một dạng tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng
phục vụ rất lớn cho du lịch và phát triển môi trƣờng sinh thái ngày càng mở
rộng và mang lại nguồn tài nguyên bất tận.
Theo khoản 4 (điều 4, chƣơng 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị
nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch”.[4;tr4]
Vai trò của tài nguyên du lịch
Đây là yếu tố cần thiết để hình thành các sản phẩm du lịch, là cơ sở nền
tảng cho việc hình thành và phát triển du lịch, là yếu tố cần thiết để hình thành
điểm du lịch. Tài nguyên du lịch là một phần không thể thiếu trong việc tổ
chức và hình thành điểm du lịch. Nó ảnh hƣởng tới địa hình và phân loại
nguồn tài nguyên du lịch đó và đánh giá về chất lƣợng của sản phẩm du lịch

va là điều kiện, cơ hội để các nhà đầu tƣ phát triển du lịch một cách toàn diện.
7


Phân loại du lịch gồm hai loại du lịch là du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn
-Du lịch tự nhiên là các nguồn có sẵn trong tự nhiên chúng ta khai thác và
giữ gữ các đặc điểm cơ bản của nó.Tái tạo và sử dụng nó một cách hợp lý.
-Du lịch nhân văn là các giá trị văn hóa truyền thống đƣợc lƣu truyền qua
thời gian và đƣợc bảo tồn và giữ gìn nhƣ việc thông qua chữ viết, văn học
1.3.Một số vấn đề lý luận về văn hóa ẩm thực
1.3.1.Khái niệm văn hóa ẩm thực
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu vô cùng quan trọng trong đời sống của con
ngƣời. nó cung cấp chất dinh dƣỡng để nuôi sống cơ thể, giúp ta có thể hoạt
động và làm việc. Ăn uống của con ngƣời còn thể hiện đƣợc phong tục, lối
sống của con ngƣời qua đó thể hiện đƣợc văn hóa và bản sắc đƣợc nâng lên
thành văn hóa ẩm thực.
Việc ăn uống luôn đƣợc coi trọng trong cuộc sống. Ăn nhƣ thế nào cho
đúng chúng ta phải học tập từ mọi ngƣời trong gia đình. Gia đình chính là
trƣờng học đầu tiên giúp con ngƣời hoàn thiện bản thân, phát triển nhân cách,
đạo đức và học hỏi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn hóa ẩm
thực chính là cách thức ăn, lối ăn ,cách ứng xử trong ăn uống, trình độ văn
hóa cách ứng xử của con ngƣời đó và truyền thống dân tộc.
Văn hóa ẩm thực đƣợc hiếu là một dạng của văn hóa tổng hợp thể hiện
các đặc trƣng về vật chất, văn hóa, lối sống, tình cảm, giá trị đạo đức,.. khắc
họa đƣợc bản sắc độc đáo của một cộng đồng, vùng miền, quốc gia. Nó góp
phần không nhỏ tronh việc hình thành lối sống cách ứng xử giao tiếp con
ngƣời với nhau trong nghệ thuật ăn uống.
Văn hóa ẩm thực là phong tục tập quán lối sống và cách chế biến, thƣởng
thức món ăn của con ngƣờu trong việc ứng xử giao tiếp với nhau, thể hiện
phong tục riêng những điều trong ăn uống riêng.

1.3.2. Những đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam
-Tính da dạng. Văn hóa ẩm thực Việt đa dạng trong cách chế biến phụ
thuộc vào từng vùng miền. Các nguyên liệu phong phú, đa dạng và rất nhiều
các gia vị khác nhau.Mỗi vùng miền lại có những nguyên liệu và cách chế
biến riêng tạo nên nét đặc trƣng riêng và phong phú cho ẩm thực Việt.
8


-Tính không dùng các loại mỡ. Việt Nam xuất pháp từ nền nông nghiệp
trồng lúa nƣớc nên các sản phẩm chủ yếu là thực vật nên thói quen ăn ít mỡ
đã đƣợc hình thành trong ăn uống của ngƣời Việt.
-Tính đa dạng về hƣơng vị. Ở nƣớc ta phong phú về các gia vị và nguyên
liệu nên mỗi cái mang một mùi vị và nét đặc trƣng riêng và thông qua cách
chế biến của các vùng miềm khác nhau nên hƣơng vị sec thay đổi.
-Tính cộng đồng. Dân tộc ta luôn có tinh thần đoàn kết và yêu thƣơng
nhau, đùm bọc yêu thƣơng nhau trong lúc khó khăn vì thế trong lúc đó miếng
ăm luôn đƣợc chia sẻ cùng nhau nhƣ ăn chung, dùng chung đũa,…
-Tính hiếu khách. Khi khách đến nhà thì ngƣời Việt luôn làm cơm mời
khách rất thịnh soạn, làm những món ăn ngon đãi khách. Trong bữa ăn luôn
gắp những miếng ngon cho khách và mời khách ăn thể hiện sự lịch sự, tôn
trong khi có khách đến nhà.
1.4.Giá trị văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt
Ẩm thực đƣợc coi là một vấn đề lớn của văn hóa. Nó không chỉ thỏa mãn
du cầu của con ngƣời sự sống ăn no mà nó còn mang giá trị nhân sinh sâu sắc
đƣợc thể hiện trong những khía cạnh sau và mang giá trị sâu sắc.
1.4.1. Ẩm thực trong văn học
Văn học Việt Nam từ khi chƣa có chữ viết, chỉ đƣợc truyền miệng trong
dân gian đến khi xuất hiện những tác phẩm có giá trị xuyên thời đại, cũng
nhiều lần đề cập tới chủ đề ăn uống. Từ những truyền thuyết thuở vua Hùng
dựng nƣớc nhƣ Bánh Chƣng Bánh Dày, Mai An Tiêm…cho đến những trang

viết tinh tế của các nhà văn nổi tiếng việc ăn uống đã trở thành một nghệ thuật
của sự khéo léo, đa dạng và sâu sắc.
Ăn uống là đề tài thƣờng xuyên đƣợc nhắc đến trong dân gian Việt Nam.
Nó đƣợc đề cập ở trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết thông qua
các chi tiết nhƣ niêu cơm của Thạch Sanh, hay truyện Thánh Gióng dân làng
góp gạo nuôi. Qua đó, ngƣời dân gửi gắm nỗi niềm của mình trong việc ăn
uống cả vào trong những chiến công của đất nƣớc đối với những ngƣời anh
hùng chống giặc ngoại xâm bảo về Tổ quốc.

9


1.4.2. Nghi thức trong ẩm thực
Ăn uống không đơn thuần là một hoạt động mà nó còn là một nghi thức
và phong tục. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhân dân ta thƣờng lấy câu
chuyện làm đầu để giao tiếp. Trong gia đình của ngƣời Việt các thế hệ sống
cùng với nhau nên tôn ti, trật tự trong gia đình luôn đƣợc tuân thủ. Trong bữa
ăn phải mời ngƣời lớn tuổi xong mới đến ngƣời bé và ƣu tiên họ. Trong các
dịp lế tết, lễ hội việc ăn uống luôn đƣợc đề cao ngồi đúng nơi, ăn đúng cách.
Ngoài xã hội việc ăn uống rất đƣợc coi trọng thể hiện phép lịch sự, văn
hóa “một miếng giữa làng, hơn một sàng xó bếp”. Khi ăn phải mời và ăn
đúng thời điểm “ăn có mời, làm có khiến”. Trƣớc khi ăn ngƣời ta không quên
mời chào nhau vì “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Khi ăn phải chú ý ăn thế nào
cho đúng, cho lịch sự “ăn trông nồi, ngồi trông hƣớng”.
Trong ăn uống, ngƣời già va trẻ em luôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong
bữa ăn của ngƣời Việt. Trong gia đình, có nhiều thế hệ thì đồ ăn phải làm sao
phù hợp để mọi ngƣời có thể ăn và cảm thấy ngon miệng. Việc tuân thủ tôn ti,
trật tự rất quan trọng và không khí vui vẻ hòa đồng trong bữa ăn. Mọi ngƣời
ngồi quây quần lại với nhau trong bữa ăn và cùng ăn chung một mâm, chung
một bát nƣớc chấm không phân biệt giữa các thành viên trong gia đình. Khi

có khách đến nhà, chủ nhà làm cơm mời khách thể hiện tấm lòng tốt chu đáo,
ƣu tiên khách ngồi cạnh chủ nhà và gắp cho khách những thức ăn ngon và nói
chuyện thân mật.
Trong bữa ăn, ngƣời Việt thƣờng kể những câu chuyện xảy ra trong đời
sống hàng ngày một cách thân mật cở mở từ chuyện gia đình, chuyện xã hội.
Nhƣng không bao giờ nhắc đến chuyện xấu, buồn của khách để châm chọc
hay khiến khách buồn và phải bỏ về. “ Trời đánh còn tránh miếng ăn”.
Ăn nhƣ thế nào là một việc không hề dễ tí nào, đây là cả một nghệ thuật
cẩn phải học không ngừng để nâng cao giá trị truyền thống của văn hóa dâm
tộc. Nghệ thuật ẩm thực của ngƣời Việt không đơn giản là gói gọn trong cách
thức ăn mà còn trong cách thƣởng thức, chế biến món ăn, giao tiếp giữa con
ngƣời với con ngƣời thể hiện giá trị đạo đức. Những nét đẹp ấy luôn đƣợc ông
cha ta giữ gìn và phát huy để cho con cháu đời sau học tập. Bản thân việc ăn

10


uống đã thể hiện hoạt động thực tiễn và thông quá quá toát lên giá trị đạo đức
và truyền thống.
1.4.3. Tình cảm của con người được gửi gắm qua ẩm thực
Ẩm thực cũng là cách thể hiện tình cảm của con ngƣời đó là tình yêu trai
gái,quê hƣơng, bạn hữu...
Ẩm thực thể hiện lòng hiếu thảo. Ngƣời con phải tận tâm săn sóc cha mẹ
già, cố gắng tìm món ngon vật lạ để dâng cho song thân:
“ Tôm càng lột vỏ, bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.”
Tình ái nhƣ một vị hƣơng ngào ngạt làm đắm say lòng ngƣời, kẻ đƣợc
yêu cảm thấy ngây ngất nhƣ đƣợc thƣởng thức món ăn ngon vật lạ :
“Cầm tay em nhƣ ăn bì nem, gỏi cuốn
Dựa lƣng nàng nhƣ uống chén rƣợu ngon”.

Khi trai gái đã thành gia thất thì mối tình kia lắng xuống đậm đà hơn để
đƣơng đầu với bao thử thách đắng cay :
“Tay bƣng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”.
Và đây là một hình ảnh ấm cúng, cảnh vợ chồng hòa thuận, tâm đầu ý hợp
trong bữa ăn đạm bạc :
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”.
Tình bác ái trong miếng ăn, khi quyền lợi cá nhân đã đƣợc thỏa đáng, khi
bản thân đã ấm no thì con ngƣời hay nghĩ đến những ngƣời bất hạnh khác,
những con ngƣời sống đời đói rét,khó khăn. Lòng nhân từ phải cần đƣợc thi
hành đúng đắn, nghĩa là phải thiết thực cứu giúp ngƣời, trong lúc ngƣời còn
đƣơng hoạn nạn, đau khổ :
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Ẩm thực trong các dịp sinh hoạt cộng đồng
Vào những dịp đặc biệt nhƣ các ngày lễ tết, giỗ, cƣới... ngƣời Việt Nam
tổ chức các bữa ăn có tính chất long trọng, thịnh soạn hơn, bao gồm từ 5 đên
7 món đƣợc gọi là bữa cỗ hay là bữa tiệc.

11


Vào các ngày lế hội hay lễ tết ngƣời ta thƣờng làm những món ăn mang
đậm nét giá trị truyền thống của dân tộc và mọi ngƣời cùng thƣởng thức
những đồ ăn thức uống đó để chúc mừng và thể hiện sự vui vẻ gắn kết.Ở đây
mọi ngƣời thƣờng quây quần bên mâm cỗ để thƣởng thức các món ăn do
chính họ làm ra. Họ cùng nhau chế biến thức ăn, làm cùng nhau từ sáng cho
đến tối thể hiên sự đoàn kết. Nó mang tính cộng đồng rất cao con ngƣời gắn
kết lại với nhau cùng nhau trò chuyện, vui chơi và tâm sự trong cuộc sống.
Lễ hội là dịp ngƣời ta đƣa ra các món ăn đặc sản của từng vùng miền có

khi đó là đặc sản dùng để tế thần linh, sau đó là con ngƣời thƣởng thức. Ví
nhƣ trong lễ hội Đền Hùng diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch thu hút hàng
triệu ngƣời hành hƣơng về vùng đất tổ cũng nhƣ du khách đến để thƣởng thức
chiếc bánh chƣng to nhất Việt Nam. Lễ hội cũng là dịp để địa phƣơng tổ chức
thi nấu cỗ, thi tài nấu ăn, chế biến đồ ăn thức uống truyền thống, tìm ra những
món ngon, vật lạ, những bàn tay vàng sáng tạo ra các món ăn độc đáo thu hút
khách thập phƣơng.
Tính chất cộng đồng dễ dàng nhận thấy trong mâm cơm và giữa các thành
viên trong gia đình, cách dùng bát, đũa, nồi và mâm. Chiếc bát “cái”, chiếc
đĩa “cái” đƣợc dùng chung trong bữa cơm thông qua bát nƣớc mắm, bát canh.
Tính cộng đồng đƣợc thể hiện qua “miếng ăn” thể hiện sự yêu thƣơng, đoàn
kết đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn ở việc “nhƣờng cơm, sẻ
áo”. Từ xƣa, ông cha ta đã nhận ra và tổng kết lại qua câu ca : “ một miếng
khi đói bằng một gói khi no” .
1.4.4. Triết lý sống biểu hiện qua ẩm thực
Ăn uống thể hiện nét văn hóa trong truyền thống của ngƣời Việt, qua việc
ăn uống ta có thê thấy đƣợc đạo đức và lối sống của mỗi ngƣời, vùng miền,
quốc gia. Văn là để rèn luyện, giáo dục con ngƣời trở nên tốt đẹp và hoàn
thiên bản thân và thực hiện những lối sống tốt đẹp nhƣ chăm chỉ, cần cù : “Có
làm thì mới có ăn. Không dƣng ai dễ đem phần đến cho”; sống tiết kiệm,
không phung phí: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”; lối sống tốt đẹp có đạo
đức: “ăn tuỳ nơi chơi tuỳ chốn”, “đói cho sạch, rách cho thơm”...
Ăn uống đƣợc thực hiện thông qua miếng ăn, cách ăn uống . Qua đó thể
hiện những triết lý sống khuyên răn con ngƣời, những lối sống đạo đức tốt
12


đẹp và tinh cảm của con ngƣơi với nhau trong cách ứng xử. Thông qua ca dao
xƣa: “yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mƣời”.Sự nhớ ớn
đối với những ngƣời đã có công : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ uống nƣớc nhớ

nguồn”.
Trong đời sống mọi ngƣời thƣờng khuyên răn nhau những lời hay lẽ phải
và truyền đến cho mọi ngƣời “bóc ngắn, cắn dài” với ý khuyên con ngƣời nên
tiết kiệm, biết chừng mực trong chi tiêu, “ăn một mình đau tức, làm một mình
cực thân”, chớ có “ của mình thì giữ bo bo, của ngƣời thì để cho bò nó ăn”
với ý nghĩa: cái gì của mình thì khƣ khƣ giữ chặt lấy, quyết không để lọt ra
ngoài, của ngƣời khác thì không quan tâm.
1.4.5.Triết lý âm dương trong văn hóa ẩm thực
Nƣớc ta là một nƣớc xuất pháp từ nền nông nghiệp lúa nƣớc nên văn hóa
cũng bắt nguồn từ nhứng phong tục tập quán của cƣ dân nôn nghiệp. Họ có
đời sống vô cùng phong phú, đa dạng nên văn hóa cũng theo đó mà đa dạng.
Mỗi vùng miền lại có cách chế biến và kết hợp các nguyên liệu lại với nhau
một cách riêng biệt, độc đáo. Từ xƣa, ngƣời dân đã biết chế biến và tìm các
loại thực phẩm tốt cho cơ thể để nuôi sống và giúp họ khỏe mạnh để lao động
và sản xuất phục vụ cho cuộc sống. Nhƣng bên canh đó, qua ẩm thực chế biến
các món ăn , ngƣời Việt còn thể hiện sự khéo léo tài năng trong việc chế tạo
và hòa quyện các nguyên liệu lại với nhau sao cho trời đất hòa hợp. Các món
ăn không đơn thuần chỉ để ăn mà nó còn đƣợc dùng để thờ cúng tổ tiên, qua
đó thể hiện âm dƣơng hòa hợp với nhau để thể hiện lòng thành kính con cháu
đối với Tổ tiên.
Trong cách chế biến các món ăn, ngƣời Việt luôn tuân thủ đúng các quy luật
trong quá trình kết hợp các loại thực phẩm, gia vị với nhau để tạo nên sự cân
bằng hòa hợp trong các món ăn âm dƣơng ngũ hành. Các món ăn của ngƣời
Việt luôn độc đáo và đa dạng về loại, màu sắc và hƣơng vị riêng chỉ có ở Việt
Nam.
Ẩm thực không chỉ mang giá trị văn hóa mà nó còn có tác dụng chữa bệnh
thông qua việc kết hợp hài hòa giữa các loại nguyên liệu với nhau để cân bằng
giữa các yếu tố âm dƣơng. Theo quan niệm xƣa, bệnh tật sinh ra là do cơ thể
bị mất cân bắng về âm dƣơng không hòa hợp, ổn định thức ăn là vị thuốc tốt
13



nhất để giúp cơ thể con ngƣời mong khỏe và khỏi bệnh. Những vị thuốc đó
đƣợc lấy từ những nguyên liệu rất đơn giản nhƣ gừng, sả và các loại thực vật
nhƣ ngó sen, long nhãn,táo tàu, nghệ, rau răm,… có tác dụng vô cùng hiệu
quả.
Trong ẩm thực, triết lý âm dƣơng luôn đƣợc đề cao, đảm bảo sự cân bằng
giữa con ngƣời với tự nhiên sao cho hòa hợp. Ngƣời Việt có tập quán, lối
sống theo vùng nên các nguồn nguyên liệu khác nhau đo điều kiện khí hậu,
đất, mùa nơi họ sinh sống. Vào mùa hè, ngƣời Hà Nội thƣờng sử dụng các
loại quả mát nhƣ quả sấu, quả mơ có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ
uống, dễ tiêu hóa. Trong các món ăn của ngƣời Việt luôn đảm bảo đủ chất
dinh dƣỡng để tốt cho sức khỏe gồm chất bột , nƣớc, chất đạm, chất béo; đủ
vị chua, cay, mặn , ngọt, đắng và các màu sắc để tạo nên sự hấp dẫn cho món
ăn và thể hiện sự khéo léo tài tình của ngƣời chế biến món ăn.
Tóm lại, văn hóa ẩm thực Việt là sự kết hợp hài hòa cân bằng về âm dƣơng
ngũ hành luôn hòa quyện và đan xen vào nhau tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo.
Tất cả các món ăn ở các vùng miền đều thể hiện trí lí này. Sự kết hợp này tạo
nên sự mới mẻ và sáng tạo của ngƣời Việt đối với các món ăn để thể hiện giá
trị truyền thống sâu sắc và đặc biệt. Biết tận dụng các nguyên liệu tự nhiên
sẵn có trong tự nhiên để chế tạo ra những vị thuốc để chữa bệnh tốt cho sức
khỏe và tiết kiệm đƣợc về kinh tế giúp đời sống tốt hơn và thúc đẩy sự trồng
trọt sản xuất của ngƣời dân. Qua đó, nhắc nhở việc ăn uống rất quan trọng và
cần thiết đối với mọi ngƣời
1.5. Vai trò của văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch
Kinh doanh du lịch bao gồm cung cấp các dịch vụ nhƣ ăn uống, nghỉ ngơi,
đi lại vui chơi đem lại giá trị lớn cho phát triển kinh tế. Tạo cơ hội phát triển
cho các sản phẩm thủ công, gia truyền của khu vực du lịch đó đến với du
khách thông qua đó quảng bá về hình ảnh đất nƣớc con ngƣời. Các doanh
nghiệp chính là cầu nối giữa du khách và các mặt hàng họ sản xuất, mặt hàng

tốt thì chất lƣợng và dịch vụ của các doanh nghiệp đi lên và hình ảnh đất nƣớc
đƣợc quảng bá rộng rãi. Trong kinh doanh ẩm thực, là một lĩnh vực phổ biến
và thu hút sự chú ý nhiều. Khi đi đến đâu, ai cũng phải ăn nên các cửa hàng
đƣợc mở ra rộng rãi với sự giao lƣu các nền ẩm thực với nhau tạo nên sự đa
14


dạng phong phú nhƣ các nhà hàng món á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc,.., nhà
hàng món Âu trong cùng một đất nƣớc.
Các món ăn truyền thống không chỉ đƣợc bán ở các nhà hàng trong nƣớc
mà nó còn đƣợc bán ở các cửa hàng nƣớc ngoài. Chúng ta đã mở rộng thị
trƣờng tới các nƣớc châu Á và châu Âu để quảng bá , tuyên truyền và xúc tiến
đầu tƣ thƣơng mại với các quốc gia. Tạo cơ hội hiểu biết về nền văn hóa và
thức đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác hữu nghị, đặc biệt là về ngành kinh tế
du lịch.
Khi đi du lịch, du khách không chỉ tham quan khám phá địa điểm du lịch
vui chơi thì cần phải ăn. Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong du lịch,
các món ăn khiến níu lòng các du khách và khiến họ muốn quay lại đây.
Trong xu thế hiện nay, ăn uống không chỉ để nó là nó còn là cách để tìm hiểu
về văn hóa của quốc gia đó có những gì đặc sắc và nổi bật. Các nhà kinh
doanh luôn chú trọng đầu tƣ và giữ gìn các món ăn truyền thống để phát triển
kinh tế đồng thời giữ gìn ăn hóa.
Với sự tìm hiểu, vui chơi giải trí và nghỉ dƣỡng… của con ngƣời, ngành du
lịch đã không ngừng phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó đƣợc gọi
là ngành “công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng”. Ở Việt Nam, du
lịch đang và sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, giúp tạo
lợi nhuận lớn cho ngành kinh tế quốc dân. Vì thế, việc kinh doanh du lịch là
không thể thiếu trong phát triển và kinh doanh ngành du lịch trong nƣớc với
các loại hình kinh doanh nhƣ: kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh khách
sạn nhà hàng du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các

dịch vụ bổ sung.Trong việc kinh doanh du lịch, các loại hình kinh doanh có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc kinh doanh và thực hiện dịch vụ du
lịch. Trong các chuyến đi du lịch không thể thiếu đƣợc việc ăn uống, ăn no thì
mới có đủ sức khỏe để vui chơi, khám phá. Trong từng món ăn thể hiện bản
sắc của vùng miền đó đối với du khách,ấn tƣợng tốt thì các sản phẩm càng
bán chạy doanh nghiệp càng thành công và hình ảnh cũng nhƣ tên tuổi của
các món ăn đặc sản đƣợc nhiều ngƣời biết đến.
Nhắc đến, vai trò của ẩm thực đối với du lịch không thể không nhắc đến
những lễ hội của Việt Nam. Lễ hội là dịp ngƣời ta đƣa những món ăn truyền

15


thống của vùng đó là đặc sản dùng để tế thần linh, sau đó là con ngƣời thƣởng
thức. Trong lễ hội Đền Hùng đƣợc tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch thu
hút hàng ngàn ngƣời hành hƣơng về vùng đất tổ. Lễ hội cũng là dịp để địa
phƣơng tổ chức các cuộc thi nấu ăn, chế biến đồ ăn thức uống truyền thống,
tìm ra những món ngon, vật lạ, qua những bàn tay vàng. Hoạt động này trong
lễ hội còn là dịp quảng bá hình ảnh du lịch của địa phƣơng đến từng mọi miền
của tổ quốc, giới thiệu các món ăn truyền thống và giá trị văn hóa của địa
phƣơng mình tới du khách để tạo ra nguồn lợi cho địa phƣơng.
Các phiên chợ cũng là nơi du khách có thể khám phá tất cả các đặc trƣng
của vùng đó, nơi buôn bán tấp nập bày bán các sản phẩm đặc trƣng của vùng
giúp du khách có thể tham quan thƣởng thức các món ăn đặc sản và khám phá
nét đặc trƣng của vùng đó nhƣ chợ phiên chợ vùng cao nhƣ chợ Tình ở Sa
Pa,..
Bằng những hoạt động du lịch, ẩm thực Việt đã đƣợc bạn bè thế giới biết
đến với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng.Hình ảnh đất nƣớc Việt
Nam xinh đẹp đã đƣợc bạn bè thế giới biết đến thông qua các chƣơng trình
nhƣ giao lƣu văn hóa ẩm thực Việt Hàn,.. để quảng bá và xúc tiến đầu tƣ với

các nƣớc trên thế.Ẩm thực có vai trò quan trọng trong hoạt độngkinh doanh
tăng trƣởng kinh tế, phát triển kinh tế, xã hội và thông qua đó quảng bá đƣợc
nền văn hóa truyền thống của đất nƣớc đến với bạn bè thế giới.
Trong kinh doanh du lịch, ẩm thực là yếu tố quan trọng cần đƣợc chú ý làm
sao cho du khách đƣợc thƣởng thức những món ăn ngon bổ dƣỡng của từng
vùng miền mà khi họ đặt chân tới là phải nhớ tới ngay nhƣ khi đến với Tây
Bắc là nhớ ngay tới món thắng cố, thịt trâu gác bếp,…

16


CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC VÀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA
ẨM THỰC TÂY BẮC
2.1. Giới thiệu khái quát về Tây Bắc
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên
Theo phân định địa lý, Tây Bắc là khu vực bao gồm lãnh thổ của năm tỉnh
Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu là các tỉnh trung tâm kinh tế
của vùng
Về lãnh thổ văn hóa thì còn bao gồm tỉnh Yên Bái và một phần tỉnh Phú Thọ.
Về hành chính, vùng Tây Bắc chủ yếu bao gồm ba tỉnh Lai Châu, Sơn La,
Điện Biên về vị trí địa lý.
Về mặt, địa lý du lịch, vùng du lịch miền núi Tây Bắc gồm sáu tính là Yên
Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Dù theo cách phân định
nào thì điều kiện địa lý tự nhiên, khu vực này mang những đặc điểm cơ bản .
Tây Bắc có vị trí địa lý vô cùng quan trọng có ý nghĩa rất lớn đối với vấn
đề an ninh quốc phòng của đất nƣớc. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam
giáp Lào, phía đông và phía tây giáp Phú Thọ. Tây Bắc có địa hình rất hiểm
trở với rất nhiều các dãy núi cao, các cung đƣờng hiểm trở nhƣ dãy núi Hoàng
Liên Sơn, đèo Pha Đin,… địa hình rất dốc và những con đƣờng sát với chân
các ngọn núi rất nguy hiểm nhƣng lại là sự thích thú và muốn khám phá của

con ngƣời với địa hình Tây Bắc một trong những nơi thú vị nhất Việt
Nam.Khí hậu mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu mát mẻ
nhƣng thƣờng xảy ra mƣa đá và sạt lỡ đất. Khí hậu mang đến cho ngƣời dân ở
nơi đây sự thuận lợi trong việc trồng trọt chăn nuôi trên những cánh rừng.
Địa hình nơi đây bị chia cắt nhiều bởi các con sông, con suối, các dãy núi
tạo nên nhƣng thung lung lớn nhƣ lòng chảo ở dƣới các ngọn núi, các khe
suối.Hệ thống sông ở đây khá dày đặc và chằng chịt chủ yếu là dòng sông Đà
con sông và sông Hồng hai con sông lớn. Đặc biệt con sông Đà đã cung cấp
và ƣu đãi cho Tây Bắc rất nhiều các nguồn tài nguyên và cung cấp chất dinh
dƣỡng phù sa cho đất.
Tây Bắc đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng cho nhiều thổ nhƣỡng vô cùng
phong phú và đa dạng với số lƣợng lớn. Về độ cao, đất ở nơi đây thƣờng có

17


độ dốc và rất cao, thoai thoải ở một số cao nguyên lớn nhƣ Mộc Châu, Sơn
La, Mƣờng Thanh, vô cùng rộng lớn và rất tiềm năng để phát triển. Độ màu
mỡ của đất rất lớn và phong phú về nguồn tài nguyên rừng với các loại cây
quý hiếm và động vật quý hiểm có ở nơi đây.
Quang cảnh núi rừng Tây Bắc thật tuyệt vời, giữa khung cảnh đó bắt gặp
thửa ruộng bậc thang ngút ngàn rộng lớn ở Hòa Binh, Mộc Châu,những đồi
chè bạt ngàn ở Mộc Châu,Yên Bái, những đồng cỏ xanh mƣớt trù phú cho
chăn nuôi bò sửa ở Mộc Châu. Gần đây, du khách tới Tây Bắc không thể quên
đƣợc ấn tƣợng khi chiêm ngƣỡng nhƣng vạt núi, triền núi cao chọc trời hai
bên đƣờng quốc lộ trải kín một màu xanh biếc của những thảm ngô vàng óng.
2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hoạt động nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của các đồng bào ở Tây
Bắc. Bên cạnh đó, họ chăn nuôi gia sức gia cầm theo hình thức gia đình, làm
nghề thủ công đan lát, dệt vải, làm lâm nghiệp,… Phƣơng thức sản xuất canh

tác, sản xuất nơi đây vẫn là phƣơng thức sản xuất truyền thống chƣa phát triển
máy móc công nghệ.Tuy nhiên, tập quán trồng trọt của các đồng bào dân tộc
tại đây vẫn dựa vào các thung lũng, khu đồi thấp, trên các đỉnh núi để canh
tác và sản xuất, đây là nơi họ làm ăn từ hàng nghìn năm sinh sống và canh tác
ở đó.
Ngày nay, các dân tộc ở Tây Bắc vẫn sản xuất các mặt hàng truyền thống
và duy trì nghề truyền thống thủ công nhƣ dệt vải, đan lát,may mặc,làm rèn,
trang sức.Mỗi một dân tộc lại có những nghề truyền thống riêng biệt, độc đáo
nhƣ ngƣời Thái , ngƣời Mƣờng nổi tiếng với nghề trồng bông, dệt thổ cẩm.
Những công việc thủ công nhẹ nhàng do ngƣời phụ nữ thƣc hiện và sản xuất,
sản xuất nhƣ dệt vải, đan lát và đàn ông là công việc nặng nhƣ làm rèn, đúc
kim loại. Nghề thủ công mang công việc ổn định và đời sống ấm no và phát
triển kinh tế cho nơi đây.
Về mặt xã hội, các quy định nề nếp, phong tục của các dân tộc ở Tây Bắc
rất đặc sắc và đa dạng phụ thuộc vào đời sống văn hóa riêng của các dân tộc
đó. Mỗi dân tộc có những sinh hoạt đời sống xã hội khác nhau và cách thực
hiện các nếp sống khác nhau. Vấn đề y tế, giáo dục là nhiệm vụ quan trọng

18


trong chính sách của nhà nƣớc là phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống
ấm no cho nhân dân. Bây giờ, mạng lƣới ý tế đã đến với ngƣời dân, có trạm y
tế xã ở từng địa phƣơng. Chăm sóc sức khỏe, sinh sản cho phụ nữ và trẻ em
để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, y tế khám chữa bệnh ở đây vẫn còn gặp nhiều
khó khăn , thiếu thốn, cơ sở hạ tầng còn yếu, thiếu bác sĩ do ddiieuf kiện và
địa hình đi lại khó khăn và khó vận động ngƣời dân đến bệnh viện. Mạng lƣới
giáo dục đã phủ kín đến các tỉnh của Tây Bắc để nâng cao chất lƣợng giáo
dục và cải thiện dân trí của các đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, giáo
dục Tây Bắc còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc tuyên truyền đi học

do điều kiện địa lý, gia đình khó khăn nên các em không đến trƣờng và bỏ dỡ
việc học hành.
2.2.Những đặc trƣng của ẩm thực Tây Bắc
Tây Bắc là địa bàn cƣ trú của các dân tộc thiểu số nhƣ Thái, Tày, Dao,
Mông,… Trong đó, ẩm thực là một nét đặc sắc không thể thiếu khi đến với
Tây Bắc với những ẩm thực truyền thống , độc đáo và đặc sắc chỉ có ở nơi
đây. Trong các dịp lễ hội, lễ tết, tại các chợ ta sẽ thấy đƣợc ẩm thực rõ nhất và
bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Ẩm thực Tây Bắc mang một nét độc đáo,
riêng biệt và để lại những ấn tƣợng khó quên về giá trị văn hóa của nó.
2.2.1. Văn hóa ẩm thực Tây Bắc trong nền chung của ẩm thực Việt Nam
Ăn uống là nhu cầu sinh tồn của muôn loài sinh vật. Nhƣng chỉ có con
ngƣời một loài sinh vật thƣợng đẳng mới xây dựng đƣợc nền văn hoá đa
dạng, trong đó có văn hoá ăn uống.
Ăn uống là một hoạt động thể hiện trình độ văn hóa, phong tục tập quán
của con ngƣời. Mỗi dân tộc, đều có những bản sắc văn hóa riêng mang đậm
bản sắc. Đặc điểm ăn uống hình thành từ quá trình sinh sống, điều kiện địa lý,
kinh tế, xã hội, tập quán, lối sồng và các yếu tố bên ngoài tác động đến. Đất
nƣớc ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh tạo ra sự chia cắt địa lý, thể chế xã hội
giữa các vùng miền trên một đất nƣớc có sự khác nhau.Chúng ta có cùng cội
nguồn, sống trên cùng một đất nƣớc nhƣng có sự khác nhau về tập quán,
phong tục trong ăn uống , khẩu vị, cách chế biến. Các đặc điểm này tạo nên
sự hấp dẫn, độc đáo đối với các món ăn. Mỗi vùng của Việt Nam ngoài những

19


×