Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 15 trang )

I. Tên sáng kiến
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 trường mầm non Hoa Lan xã Phú Nhuận”
II. Nội dung sáng kiến
Kỹ năng sống là một trong những kĩ năng nền tảng giúp trẻ mẫu giáo hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp Một. Giáo dục kỹ
năng sống là một trong những nội dung giáo dục quan trọng cho trẻ mẫu giáo.
Chưa bao giờ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo được giáo viên
mầm non và các bậc cha mẹ quan tâm nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn
giáo viên mầm non và các bậc cha mẹ lúng túng về kiến thức và phương pháp
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Chính trường mầm non và gia đình là môi trường rèn luyện tốt nhất, giáo
viên mầm non và cha mẹ là những người hướng dẫn tốt nhất các kỹ năng sống
cho trẻ em.
Chúng ta luôn xác định rõ giáo dục trẻ em trở thành con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giúp trẻ em có kỹ năng biết làm chủ bản
thân, kiềm chế cảm xúc, tự lập, tự bảo vệ mình; kỹ năng tự phục vụ bản thân; kỹ
năng tự tin vào bản thân, biết trình bày và biết phản biện, biết thuyết phục. Bên
cạnh đó là kỹ năng làm việc hiệu quả, phối hợp làm việc theo nhóm, giải quyết
các vấn đề cá nhân xung đột...ứng xử thân thiện trong mọi tình huống.
Việc xây dựng kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn là tạo cho trẻ có cơ hội
để trẻ được trải nghiệm, khám phá thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể
hiện mình. Có như thế thì chúng ta mới có thể có những người lao động chủ
động, tích cực, hòa đồng như chúng ta hằng mong đợi.
Chính vì vậy năm học 2017-2018, khi được phân công chủ nhiêm lớp mẫu
giáo 5 tuổi A1 với tổng số học sinh 27 cháu, đa số trẻ đã ra lớp từ tuổi nhà trẻ,
trẻ cùng độ tuổi nên cùng trình độ nhận thức, trẻ hiếu động, ham học hỏi, khám
phá, thích tham gia với các hoạt động, lĩnh hội nhanh các kiến thức cô giáo
truyền đạt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ở lớp tương đối đầy


đủ, có không gian hoạt động an toàn cho trẻ. Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ,
tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. Giáo viên có trình độ chuyên môn,
được tập huấn về nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non do phòng giáo
dục tổ chức và qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tích cực nghiên
cứu tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Song bên cạnh đó, còn
có một số hạn chế như một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào
các hoạt động, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động lại chưa chú ý vào
sự hướng dẫn của cô, kỹ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế nhất là kỹ năng tự
phục vụ bản thân như tự mặc/cởi áo/quần khi trời nóng/rét, tự đeo ba lô/cất khi
đến lớp.... Giáo viên chưa có nhiều ý tưởng hay trong giảng dạy, đôi khi chưa
khai thác triệt để kiến thức nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ cho phù
hợp độ tuổi. Sự quan tâm của gia đình dành cho trẻ không đồng đều, một số phụ
1


huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với ông bà hoặc với bác, thời gian phụ
huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm
tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ mà chỉ biết chiều theo đòi hỏi của trẻ, trẻ
được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu cần nên trẻ còn thiếu kỹ năng sống. Từ
những thực trạng trên, tôi đã khảo sát chất lượng về kỹ năng sống của trẻ:
Tổng số trẻ được khảo sát: 27 trẻ
Nội dung khảo sát kỹ năng sống qua 5 nhóm kỹ năng cơ bản:
Nội dung
Số trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
- Nhóm kỹ năng tự ý thức bản thân
11/27 đạt 41%
16/27 chiếm 59%
- Nhóm kỹ năng quan hệ xã hội
13/27 đạt 48%

14/27 chiếm 52%
- Nhóm kỹ năng giao tiếp
15/27 đạt 55,5% 12/27 chiếm 44,5%
- Nhóm kỹ năng thực hiện công việc
18/27 đạt 66,6% 9/27 chiếm 33,3%
- Nhóm kỹ năng ứng phó với sự thay đổi 12/27 đạt 44,5% 15/27 chiếm 55,5%
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm
luôn có suy nghĩ rằng việc dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non
là một việc làm rất cần thiết và cực kỳ quan trọng, nên tôi lựa chọn đề tài “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp
mẫu giáo 5 tuổi A1 trường mầm non Hoa Lan xã Phú Nhuận” và áp dụng một
số biện pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch kỹ năng sống và tự học
tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của bản thân về giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ ở trường mầm non
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch nâng cao chất giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ mầm non tại lớp mình. Tôi bám sát kết hoạch chỉ đạo của nhà
trường để đưa ra những mục đích và biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm của
lớp mình. Dựa vào bộ sách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo và bộ sách
giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội của Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
biên soạn; dựa vào bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng sống của trẻ 5 tuổi. Đặc biệt chú
ý những chỉ số đột phá và thường xuyên sưu tầm tìm đọc một số tài liệu về
chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, các tập san Mầm Non, Truy cập Internet phần
bài giảng Mầm non, để lựa chọn tên bài dạy cho từng chủ đề một cách hợp lí
nhất.

2


Bản thân tôi luôn tự tìm hiểu các kiến thức, phương pháp, hình thức giáo

dục kỹ năng sống cho trẻ một cách riêng lẻ. Tôi luôn tích cực tự bồi dưỡng để
hiểu sâu về sự cần thiết phải dạy kỹ năng sống cho trẻ, tìm hiểu phương pháp
nào để kết quả dạy là tốt nhất. Do đó đầu năm học tôi đã tham mưu với tổ
chuyên môn, chuyên môn nhà trường mua bổ sung một số tài liệu có nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để tham khảo. Đồng thời trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhà trường tôi cùng thảo luận đóng góp những
ý kiến về thực trạng và giải pháp của lớp trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống cần
thiết, qua đó giúp bản thân cũng như giáo viên trong trường hiểu được chương
trình học thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức trong suốt năm học và
thực tế. Từ đó trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng,
giáo viên biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội của trẻ,
3


vì thế khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử
cơ bản trong nhóm bạn thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung
vào việc học một cách nhanh nhất.
Để dạy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả cao. Bản thân tích cực
nghiên cứu tài liệu có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Qua việc nghiên cứu tài liệu tôi cũng đã xác định được những kỹ năng sống cơ
bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản
phù hợp với lứa tuổi giúp tôi lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ
ở lớp mình phụ trách. Các kỹ năng quan trọng nhất trẻ cần được giáo dục chính
là những kỹ năng như: Nhóm kỹ năng tự tin; nhóm kỹ năng hợp tác; nhóm kỹ
năng nhận thức về bản thân; nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội; nhóm kỹ
năng học tập. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên nghiên cứu kỹ bài dạy, chọn các
nội dung hoạt động phù hợp với bài dạy với chủ đề, xác định rõ mục đích yêu
cầu của bài dạy, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. Mặt khác bản thân tự bồi
dưỡng chuyên môn cho mình bằng cách thường xuyên đi dự giờ thăm lớp học
hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường và các đồng nghiệp ở trường

bạn, truy cập Internet từ đó rút ra những bài học quí báu, để tìm ra các phương
pháp hay, hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn, phù hợp với nhận thức của trẻ
để thu hút, gây sự chú ý của trẻ vào các hoạt động.

Dự giờ đồng nghiệp trong trường
Qua biện pháp trên, bản thân đã học hỏi, tích luỹ được một số kiến thức,
kinh nghiệm dạy trẻ về kỹ năng sống, để từ đó áp dụng khi tổ chức các hoạt
động có sự lồng ghép dạy trẻ phù hợp hơn và hiệu quả hơn.
4


2. Biện pháp thứ hai: Tạo môi trường phong phú, hấp dẫn để giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục trẻ. Có
môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. Môi trường trong lớp học như các
góc hoạt động, đồ dùng học tập như tranh ảnh…có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức và một số kỹ năng. Môi trường ngoài lớp học như góc thiên nhiên,
vườn cây…giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội. Để có môi trường dạy kỹ năng
sống tốt cho trẻ tôi thực hiện như sau:
Tôi sử dụng các đồ dùng,vật liệu thông thường trong trường mầm non,
trong gia đình để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đó là đồ dùng hàng ngày, đồ
phế thải, những nguyên vật liệu thiên nhiên, sẵn có như:
Những đồ dùng hàng ngày: Đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, quần
áo, dép, guốc, gương, lược, nơ, tui xách,...), đồ dùng ăn uống (ca, cốc, bát, đũa,
thìa,...), đồ dùng sinh hoạt (chiếu, ghế, bàn, châu nhụa,...), đồ dùng lao động
(nong, nia, rổ, rá, xô, bình tưới nhỏ,...), lương thực (gạo, ngô, khoai, sắn,...), rau,
hoa, quả,...
Những đồ phế thải: Báo, tạp chí, tranh ảnh, lịch cũ, vỏ chai nhựa, hộp
bằng bìa cát tông, vỏ bao diêm,...
Những nguyên vật liệu thiên nhiên: Gạch, đất, cát, nước, sỏi, đá, các loại

hột, hạt (hạt nhãn, hạt hồng xiêm, hạt bưởi, hạt na, hạt gấc,...), hoa (hoa dâm
bụt, hoa tóc tiên, hoa đại, hoa mẫu đơn....), lá (lá đa, lá chuối, lá cau, lá dừa,...),
vỏ (vỏ trứng, vỏ trai, vỏ sò, vỏ ổc, vỏ hến,...)
Cô và trẻ sử dụng những nguyên, vật liệu phế thải, sẵn có để làm đồ chơi
trang trí lớp
Tôi thường xuyên sắp xếp lại các góc trong lớp học phù hợp và thu hút
được sự chú ý của trẻ. Ở trong lớp trang trí lại các góc hợp lý, bổ sung đồ dùng
đồ chơi tự tạo phù hợp với chủ đề. Trên tường được trang trí theo các mảng lớn
như mô hình các con vật sống trong gia đình có ngôi nhà, cây xanh và một số
con vật như: Gà, vịt, lợn… phía cuối lớp được trang trí theo nội dung câu truyện
“Cây rau của thỏ út” có hình ảnh ngôi nhà, thỏ mẹ, hai thỏ anh và thỏ út…với
những hình ảnh này giáo viên có thể giáo dục cho trẻ như biết chăm chỉ làm
việc, nghe lời người lớn, biết bảo quản và giữ gìn sản phẩm, đồ dùng đồ chơi
của trường, của lớp.
Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm một số hình ảnh về giáo dục kỹ năng sống
trang trí trên mảng tường để trẻ được trực tiếp quan sát hàng ngày như tranh về
kỹ năng tự phục vụ: Bé chải tóc, bé gập chăn gối, bé cất đồ dùng đồ chơi, bé vứt
rác đúng nơi quy định, tranh bé đánh răng, rửa mặt, tự xúc cơm, tự mặc quần áo
và đi giày, dép. Một số tranh về quy tắc hành vi ứng xử văn minh như: Tranh bé
xin và cảm ơn khi nhận quà, bé biết nói lời xin lỗi khi làm rơi vỡ đồ, tranh chào
hỏi lễ phép với mọi người…Một số tranh về hành vi sai trái như vứt rác bừa bãi,
không dọn đồ chơi, không chào hỏi… hằng ngày, giáo viên hướng trẻ đến các
hình ảnh được trang trí trong và ngoài lớp qua đó trẻ có thể biết được đó là
những hành vi sai trái và không được làm theo.
5


Phía ngoài cửa lớp trang trí thêm góc tuyên truyền về giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ mầm non, ở góc này treo bộ chỉ số đánh giá kỹ năng sống cho trẻ 5
tuổi, phiếu theo dõi đánh giá tiêu chí tạo đột phá theo giai đoạn nhằm tuyên

truyền cho cha mẹ học sinh về giáo dục kỹ năng sống của trẻ trong nhà trường,
qua đó phụ huynh có thể nắm bắt và hiểu sâu hơn về giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ tại trường mầm non. Ngoài ra, sưu tầm một số hình ảnh về kỹ năng sống treo
ở góc tuyên truyền và những hình ảnh đó được thay đổi phù hợp với các chủ đề
trong năm học.
Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc
sách cho con trẻ. Tại lớp tôi đã trang trí sắp xếp góc thư viện và văn học để trẻ
được hoạt động, thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ,
vừa tầm với trẻ. Vận động cha mẹ thường xuyên tặng sách cho góc thư viện của
trẻ tại lớp. Ở góc khám phá khoa học và thiên nhiên bổ sung thêm những chậu
hoa cây cảnh để trẻ được khám phá, trải nghiệm, trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt
động chăm sóc bảo vệ cây, lau lá, tưới cây, ngắt bỏ những lá già úa…qua đó
giáo dục trẻ thêm yêu thiên nhiên và bảo vệ cây cối xung quanh.

Bổ sung thêm chậu hoa, cây cảnh

6


Chăm sóc cây: Nhổ cỏ, lau lá, nhặt lá úa
3. Biện pháp thứ ba: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động
hàng ngày của trẻ
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Trẻ mẫu giáo học hoạt động giáo dục kỹ năng sống luân phiên giữa các
hoạt động học, vì vậy là giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy cho trẻ tôi luôn
chủ động lựa chọn bài dạy phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ, phù hợp với chủ
đề trẻ đang học, sau đó thiết kế bài dạy nổi bật được nội dung trọng tâm, thu hút
được sự chú ý của trẻ và quan trọng hơn sau mỗi tiết học trẻ lĩnh hội được
những kỹ năng sống để vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.
Thể loại tiết cung cấp kỹ năng mới thực hiện như sau:

Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non”
Tên đề tài: Bé chào hỏi lễ phép
Cô lựa chọn trò chơi 1: Xắc xô vui nhộn. Cô nêu tình huống: Trong giờ
chơi ngoài trời ở phần chơi tự do bạn Hoa đẩy bạn Châu ngã để tranh chèo lên
cầu trượt. Nếu là con con sẽ làm gì? Trẻ lắc xắc xô trả lời. Cô đưa ra 4 tình
huống để trẻ giải quyết
Trò chơi 2: Tô màu hình ảnh chào đúng. Cô chuẩn bị tranh ảnh các tư thế
chào của các bạn
Trò chơi 3: Thực hành chào hỏi lễ phép theo các tình huống cô đưa ra.
Ví dụ: Chủ đề “Giao thông”
Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng đội mũ bảo hiểm
Cho trẻ xem Video hướng dẫn đội mũ bảo hiểm.
Cô làm mẫu
Cho trẻ thực hiện.
Cho trẻ thi đua giữa các tổ.
Cho trẻ trình diễn thời trang mũ bảo hiểm.
Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống trẻ được cung cấp những kỹ
năng một cách trực tiếp và được thực hành có hiệu quả ngay trong giờ học.
7


Tổ chức giờ học giáo dục kỹ năng sống
- Hình thức 2: Tích hợp vào các môn học khác và các hoạt động trong
ngày của trẻ
Thông qua các môn học khác: Giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục kỹ
năng sống từ đó hình thành cho trẻ một số thói quen, hành vi văn minh như ở
hoạt động Làm quen với văn học: Đề tài “Kể chuyện: Cây rau của thỏ út ” khi
cho trẻ chơi trò chơi “Ghép tranh” giáo viên yêu cầu trẻ xếp hàng và đi trong
đường hẹp lên ghép tranh theo nội dung câu chuyện sau đó về cuối hàng đứng.
Đội nào ghép xong trước đội đó dành chiến thắng. Chính yêu cầu đó buộc trẻ

phải chụm đầu lại với nhau để bàn bạc, thảo luận (Kỹ năng hợp tác). Hay qua
hoạt động Môi trường xung quanh với đề tài “Tìm hiểu một số bộ phận trên cơ
8


thể” ở chủ đề bản thân. Trẻ được trò chuyện, thảo luận, giao tiếp và lắng nghe
biết chờ đến lượt mình nói...
Qua những hình ảnh trực quan, vật thật, những tình huống gắn liền với bài
học trẻ được nhìn thấy; dưới sự hướng dẫn, khơi gợi của giáo viên đã giúp trẻ
sáng tạo và tự xử lí một số tình huống trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất.
Thông qua hoạt động góc, hoạt động ngoài trời; giờ đón trẻ, trả trẻ; giờ
ăn, giờ ngủ để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Hoạt động góc
Trẻ được thực hành trải nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau phản ánh
cuộc sống của người lớn, lồng kỹ năng sống vào hoạt động góc. Qua đó trẻ được
giao tiếp với nhau bằng những lời nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ phép, những lời cảm
ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay... luôn được thể hiện, giáo viên theo dõi lắng
nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ
hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.

Giờ hoạt động góc của trẻ
Qua hoạt động góc trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chào
hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người. Trong một thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi
kỹ năng chào hỏi lễ phép, giao tiếp lịch sự có phần chuyển biến rất tốt.
Hoạt động chơi ngoài trời
Hoạt động chơi ngoài trời, dạo chơi tham quan...tôi đều quan tâm nhắc
nhở trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng
bạn, khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận
bằng hai tay và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ ...
9



Ví dụ: Hoạt động quan sát vườn hoa, cây cảnh tôi cho trẻ quan sát, đàm
thoại và trong bồn cây có giấy, vỏ kẹo, lá cây tôi lấy bỏ vào thùng rác rồi khuyến
khích trẻ làm.

Trẻ chăm sóc vườn hoa
Giờ đón và trả trẻ
Giờ đón trẻ và trả trẻ giáo viên ân cần và chuẩn mực trong cách xưng hô
với bố mẹ trẻ, tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô và bố mẹ trẻ.
Ví dụ: Khi đến lớp con chào ai? Và chào như thế nào?

10


Khi đến lớp khoanh tay chào cô
Khi về con nhớ chào hỏi lễ phép nhé…
Giờ ăn, giờ ngủ
Để trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân như: Rửa tay bằng xà phòng đúng
cách trước và sau khi ăn, lau miệng sau khi ăn. Trẻ biết sử dụng câu như: “Con
mời cô giáo ăn cơm”; “Tôi mời các bạn ăn cơm” khi vào bữa ăn; Trẻ tự cố gắng
ăn hết xuất, không làm rơi, vãi thức ăn khi ăn không nói chuyện riêng, biết nhặt
cơm rơi vào đĩa. Biết tự cất gối gấp chăn sau khi ngủ dậy

11


Trẻ rửa tay bằng xà phòng
Thực hiện biện pháp này, sự chuyển biến của trẻ về lĩnh hội những nội
dung giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động cô giáo tổ chức được thể

hiện rõ rệt, mọi hoạt động trong lớp đã có sự tham gia của trẻ tích cực hơn, bền
vững hơn.
4. Biện pháp thứ tư: Công tác phối kết hợp với phụ huynh giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ ở lớp và ở gia đình
Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5
tuổi A1 thì việc phối kết hợp với các bậc phụ huynh là việc làm rất cần thiết để
giáo dục trẻ. Giáo viên và gia đình cần có sự thống nhất về yêu cầu khi hướng
dẫn trẻ vì muốn có được kỹ năng sống, trẻ cần có sự tương tác với những người
gần gũi: người lớn (bố mẹ, ông bà, người thân, cô giáo,...), bạn cùng trang lứa
có kỹ năng sống thành thạo hơn vì những thành viên này là tấm gương để trẻ
quan sát và bắt chước kỹ năng sống.
Nếu chỉ được tập mà không thực hành thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều
lần, hàng ngày, trong các hoạt động giáo dục thích hợp thì kỹ năng sống cũng
nhanh chóng mất đi. Như vậy, cũng cần cho trẻ một thời gian đủ dài để trẻ được
tập đi tập lại nhiều lần một kỹ năng sống. Rõ ràng là người lớn không nên hối
thúc khi trẻ đang tập luyện, hoặc chỉ dành cho chúng một thời gian ngắn để hoàn
thành một kỹ năng sống.
Chính vì vậy tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trả
trẻ về sự thay đổi của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện
cho trẻ ở nhà. Đặc biệt là những trẻ hiếu động, trẻ thừa cân, béo phì, trẻ suy dinh
dưỡng. Khen ngợi, khuyến khích kịp thời với những trẻ tích cực làm tốt việc ở
12


lớp với khả năng trẻ có thể làm được thường xuyên sẽ là động lực cho trẻ tích
luỹ kinh nghiệm cho bản thân .

Trao đổi với phụ huynh
Bên cạnh đó, giúp phụ huynh hiểu rõ hơn vai trò, lợi ích của giáo dục kỹ
năng sống với việc chăm sóc giáo dục trẻ; cách theo dõi; cách đánh giá và mức

độ phát triển của trẻ thông qua các tiêu chí đánh giá. Đồng thời trao đổi giải đáp
những thắc mắc của phụ huynh thông qua giờ đón; trả trẻ tại lớp hoặc mời phụ
huynh tham gia dự một số hoạt động của trẻ qua đó phụ huynh hiểu thêm về
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trẻ nhằm hướng
trẻ đạt được các tiêu chí đánh giá. Từ đó phụ huynh hiểu và luôn tin tưởng vào
trẻ và năng lực của trẻ; tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình
đối với trẻ. Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đạt được kết quả như sau:
Thời điểm
Đầu năm
tháng 3/2018
Nội dung
So sánh
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
- Nhóm kỹ năng tự ý thức
11/27
41% 23/27
85 % Tăng 44 %
bản thân
- Nhóm kỹ năng quan hệ
13/27
48% 21/27 77,8 % Tăng 29,8 %
xã hội
- Nhóm kỹ năng giao tiếp
15/27 55,5% 25/27 92,6 % Tăng 37, 1%
13


- Nhóm kỹ năng thực hiện
Tăng 29,7 %
18/27 66,6% 26/27 96,3 %

công việc
- Nhóm kỹ năng ứng phó
Tăng 43,3%
12/27 44,5% 24/27 88,8%
với sự thay đổi
Các biện pháp trên sẽ tiếp tục áp dụng đến cuối năm học, giúp trẻ có
những kỹ năng sống cơ bản và đạt được các chỉ số theo yêu cầu cuối mỗi độ
tuổi.
III. Tính mới của sáng kiến
Có tính kế thừa, từ cấp học mầm non đến các cấp học tiếp theo, phát huy
được hết khả năng của mỗi cá nhân nói chung, mỗi trẻ nói riêng về kỹ năng sống
của bản thân trong cuộc sống hiện tại và tương lai sau này, thích ứng được trong
mọi tình huống, mọi hoàn cảnh và là hành trang cho trẻ bước vào trường tiểu
học và các cấp học tiếp theo một cách vững vàng, tự tin, phù hợp với đổi mới
giáo dục, đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
IV. Hữu ích của sáng kiến
Áp dụng sáng kiến“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A1 trường mầm non Hoa Lan
xã Phú Nhuận” đã tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác
nhau, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ; thông qua các hoạt
động dạy trẻ với các nội dung lựa chọn phù hợp với độ tuổi, tổ chức các hoạt
động lao động tự phục vụ vừa sức với trẻ đã tạo cho trẻ sự tự tin khi trẻ tham gia
vào các hoạt động/các công việc vừa sức và tích cực tham gia để thể hiện bản
thân với bạn bè, cha mẹ, người thân về những điều trẻ làm được mà không cần
sự trợ giúp của người khác; mặt khác, thông qua các biện pháp nâng cao chất
lượng dạy trẻ kỹ năng sống giúp giáo viên, nhà trường có sự thống nhất với cha
mẹ trẻ về phương pháp, hình thức và các nội dung dạy trẻ phù hợp dạy trẻ ở
trường cũng như ở gia đình, giúp cha mẹ trẻ nhận thức được đầy đủ hơn việc
dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường, lớp, chuẩn bị những điều kiện cần thiết giúp
trẻ bước vào lớp Một trường tiểu học tự tin hơn vì trẻ đã được trang bị những kỹ

năng sống cần thiết nhất là kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ thích nghi được với
môi trường hoạt động mới và thích ứng được với mọi tình huống xảy ra trong
cuộc sống của trẻ; bên cạnh đó, giúp giáo viên nhận thức được bản thân luôn
học hỏi, áp dụng phương pháp mới, hình thức mới, sáng tạo trong các hoạt động
tổ chức và cuốn hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, tạo môi trường cho trẻ
được trải nghiệm, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung, chất
lượng giáo dục kỹ năng sống nói riêng, đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục, đào tạo trong tình hình mới.
IV. Khả năng phổ biến và nhân rộng
Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các trường học nói
chung, ở các trường mầm non nói riêng không chỉ là nhiệm vụ của các nhà
trường (thầy, cô giáo), của cha mẹ học sinh mà là của toàn xã hội đang quan tâm
về lĩnh vực này. Vì thiếu kỹ năng sống, trẻ không có khả năng chống chọi với
những biến cố, những tình huống xảy ra với trẻ, chính vì vậy, áp dụng “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp
14


mẫu giáo 5 tuổi A1 trường mầm non Hoa Lan xã Phú Nhuận” đã và đang có
hiệu quả rõ rệt vì tính phù hợp của nó và đang được áp dụng với các lớp 5-6 tuổi
trong nhà trường, với các biện pháp này có thể áp dụng ở các lớp 5- 6 tuổi ở các
trường mầm non trên địa bàn huyện, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ
đột phá của ngành học nói chung, cấp học mầm non nói riêng ./.

15



×