Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

NGHIấN cứu DỊCH tễ HUYẾT THANH học BỆNH QUAI bị và đáp ỨNG tạo KHÁNG THẾ,PHẢN ỨNG KHễNG MONG MUỐN của VẮCXIN QUAI bị CHỦNG LENINGRAD 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 131 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh quai bị (còn được gọi là viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm
tuyến mang tai do virút quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền
trực tiếp qua đường hô hấp thông qua việc tiếp xúc với nước bọt của người bị
nhiễm bệnh. Bệnh thường gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên đặc biệt
những người sống trong các tập thể như trường mẫu giáo, trường học, trại tập
trung, trại lính, tàu thuyền, trại trẻ mồ côi…Mặc dù bệnh thường có biểu hiện
từ nhẹ đến trung bình nhưng có tới 10 đến 15% các trường hợp quai bị có thể
biến chứng thành viêm màng não nước trong và một tỷ lệ nhỏ (khoảng 0,020,03%) các trường hợp chuyển thành là viêm não - gây điếc, tàn tật vĩnh viễn
hoặc tử vong. Viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng gây vô sinh cũng là những
biến chứng thường gặp [63], [152].
Trước những năm 1960, khi chưa có vắcxin phòng bệnh thì quai bị là
một bệnh lây nhiễm phổ biến và xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ mắc
mới hàng năm dao động trong khoảng từ 100-1000 ca bệnh trên 100.000 dân
[153]. Ở những nơi có khí hậu ôn đới, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm
nào trong năm. Ngược lại, ở những nơi có khí hậu theo mùa, bệnh thường xảy
ra vào mùa đông và mùa xuân. Kinh nghiệm dịch tễ từ nhiều quốc gia cho
thấy khi chưa có vắcxin quai bị bao phủ, dịch quai bị thường xảy ra theo chu
kỳ từ 2-5 năm một lần. Mặc dù tỷ lệ mắc quai bị được báo cáo nhiều nhất ở
trẻ em từ 5-9 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở cả thanh thiếu niên và
người lớn [153]. Các kết quả nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới cho
thấy trước khi áp dụng chương trình tiêm chủng vắcxin quai bị trên diện rộng
thì tỷ lệ các trường hợp đã có kháng thể kháng virút quai bị dương tính trong
huyết thanh do lây nhiễm trước đó ở lứa tuổi 14-15 chiếm khoảng 90% [153].


2

Việc bảo vệ khỏi bệnh quai bị có liên quan đến sự có mặt của kháng thể


đặc hiệu có trong huyết thanh. Trong huyết thanh (máu), kháng thể IgG kháng
virút quai bị được tạo ra do nhiễm tự nhiên với virút quai bị có thể tồn tại lâu
dài thậm chí cả đời [158]. Kháng thể IgG kháng virút quai bị được xem là chỉ
điểm để xác định đối tượng đã bị phơi nhiễm với virút quai bị.
Vắcxin quai bị sống giảm độc lực chính thức được cấp phép sử dụng tại
Mỹ vào năm 1967 và tại nhiều các quốc gia khác sau đó [158]. Tại những
quốc gia đã triển khai tiêm phòng vắcxin, tỷ lệ mắc quai bị đã giảm đi nhanh
chóng, điển hình như tại Mỹ tỷ lệ này giảm từ 90/100.000 dân năm 1967
xuống còn 0,7/100.000 dân năm 1993 [63]; ở Châu Âu, tại 44 trong số 53
quốc gia (chiếm 84%) đã đưa vắcxin quai bị vào chương trình tiêm chủng mở
rộng, vì vậy tỷ lệ mắc đã giảm xuống dưới 1/100.000 dân năm 1993 so với
100/100.000 dân năm 1967... Hơn nữa, tại hầu hết các quốc gia này, biến
chứng viêm não và điếc vĩnh viễn do quai bị gần như đã bị loại trừ [63]. Theo
báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, tính đến tháng 8/2007, đã có 112 quốc gia
(chiếm 58%) đã triển khai tiêm phòng vắcxin quai bị trong chương trình tiêm
chủng mở rộng. Mặc dù vậy, vắcxin quai bị vẫn chưa được sử dụng rộng rãi
trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở 81 quốc gia khác trên thế giới đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trên
phạm vi cả nước trong giai đoạn 1991-1996, số người mắc quai bị trung bình
hàng năm là 9.579 trường hợp; đặc biệt giai đoạn 1996-2000, dịch quai bị có
xu hướng gia tăng đáng kể với số mắc trung bình hàng năm là 21.086 trường
hợp. Đến giai đoạn 2001-2005 số mắc trung bình hàng năm tăng lên đến
26.275 trường hợp. Hiện nay, số các trường hợp mắc bệnh quai bị được xếp
hàng thứ 7 trong số 24 bệnh truyền nhiễm gây dịch được quản lý tại Việt
Nam, chỉ sau các bệnh lý viêm đường hô hấp cấp, các bệnh lý đường ruột và


3


sốt xuất huyết Dengue [3]. Cho tới nay ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về
dịch tễ học bệnh quai bị được tiến hành. Các kết quả thu được chủ yếu là
giám sát thụ động về số các trường hợp nhập viện được báo cáo tại các bệnh
viện, trạm y tế xã, huyện. Các nghiên cứu đánh giá dịch tễ huyết thanh học
bệnh quai bị là rất cần thiết để có thể đánh giá đúng thực trạng về tình hình
nhiễm virút quai bị trong cộng đồng cũng như các yếu tố về dịch tễ liên quan
đến bệnh quai bị. Nghiên cứu dịch tễ huyết thanh học của bệnh quai bị cũng
đặc biệt có giá trị khi mà việc giám sát bệnh dịch quai bị tại Việt Nam còn
chưa có hệ thống và đang trong quá trình xây dựng.
Cùng với công tác dự phòng bệnh quai bị, ngoài hệ thống giám sát
bệnh dịch còn có vai trò quan trọng của vắcxin quai bị. Tại Việt Nam, vắcxin
đơn giá được sử dụng gồm 2 loại: vắcxin quai bị chủng Leningrad-3 do Viện
công nghiệp khoa học liên bang Microgen – Nga và vắcxin quai bị chủng
Zagreb do công ty Maiza - cộng hòa Séc sản xuất. Trong thời gian gần đây,
một số vắcxin đa giá sởi - quai bị - rubella như vắcxin MMR-II (Merck Sharp
& Dohm - MSD), Priorix (GlaxoSmithKline - GSK) cũng đã được đưa vào thị
trường Việt Nam. Tất cả các loại vắcxin quai bị hiện nay đều chưa được đưa
vào chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, việc tiêm chủng chủ yếu là
do người dân tự nguyện và tự trả tiền. Giá của một liều vắcxin đa giá trung
bình cao hơn khoảng 5-7 lần so với giá của một liều vắcxin quai bị đơn giá,
do vậy vắcxin quai bị đơn giá với ưu thế về giá cả vẫn được sử dụng rộng rãi
và phổ biến rộng trong cộng đồng đặc biệt ở những khu vực xa thành phố.
Vắcxin quai bị chủng Leningrad-3 được cấp phép lưu hành lần đầu tiên
tại Nga năm 1970 và được sử dụng rộng rãi trên toàn nước Nga kể từ thời
gian đó đến nay. Tại Việt Nam, vắcxin này được cấp phép đăng ký và đưa vào
sử dụng từ năm 2005. Hàng chục ngàn liều vắcxin này đã được sử dụng và
phòng bệnh quai bị cho người dân Việt Nam trong suốt thời gian qua. Tuy


4


vậy, cũng như tất cả các loại vắcxin quai bị đơn giá hay đa giá khác đang sử
dụng tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để đánh giá về khả
năng đáp ứng tạo kháng thể cũng như các phản ứng không mong muốn của
các vắcxin quai bị này trong đó có vắcxin quai bị chủng Leningrad-3.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu dịch tễ huyết thanh học bệnh quai bị và đáp ứng tạo kháng thể,
phản ứng không mong muốn của vắcxin quai bị chủng Leningrad -3”.
Nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ huyết thanh học của bệnh quai bị tại hai tỉnh
phía Bắc Việt Nam.
2. Đánh giá hiệu quả đáp ứng tạo kháng thể của vắcxin phòng quai bị
chủng Leningrad-3.
3. Đánh giá các phản ứng không mong muốn của vắcxin phòng quai bị
Leningrad-3 sau tiêm chủng.


5

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. VIRÚT QUAI BỊ

1.1.1. Lịch sử phát hiện virút quai bị
Từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, Hyppocrates đã mô tả những người
bị bệnh do nhiễm virút hoang dại với các biểu hiện sưng đau cạnh tai do
nhiễm trùng ở một hoặc cả hai bên mang tai [24].
“Mumps” là xuất phát từ một động từ cũ trong trong tiếng Anh, có
nghĩa là nhăn nhó (grimace), hoặc nhai trệu trạo (mumble). Halmiton, một

bác sĩ cuối thế kỷ 18, khi mô tả về bệnh học thần kinh của các trường hợp
gây chết người đã đề cập đến mối liên quan giữa hệ thống thần kinh trung
ương và bệnh quai bị [24], [25].
Các công trình nghiên cứu từ năm 1908 đã cho thấy sự đa dạng của các
vi sinh vật gây bệnh ở những người được nghi mắc quai bị. Những kết quả
thu được này đã gợi ý về các yếu tố chọn lọc và lây truyền trong bệnh quai bị
tuy vẫn còn chưa hoàn toàn rõ ràng. Các công trình nghiên cứu trên thực
nghiệm của Johnson và Goodpasture đã chứng minh virút quai bị (VRQB) là
nguyên nhân gây sưng tuyến mang tai của khỉ Rhezus khi tiêm dịch tiết từ
tuyến mang tai của 4 đến 6 bệnh nhân bị bệnh quai bị vào lỗ ống Stensen của
các con khỉ này [162].
Từ những kết quả ban đầu, Johnson và Goodpasture đã tiếp tục hoàn thiện
công trình của mình bằng một loạt các thực nghiệm như tranh thủ sự hợp tác
của hàng xóm là những người có con em tham gia tiêm thử nghiệm lây nhiễm
với VRQB được phân lập từ các mô tuyến mang tai của khỉ nhiễm VRQB.
Virút được đưa vào cơ thể trẻ em bằng cách phết dịch miệng vào vị trí lỗ ống
tuyến mang tai và hít vào bằng cách xịt qua mũi. Kết quả cho thấy không có


6

trẻ nào bị nhiễm quai bị trở lại trong số 4 trẻ có tiền sử mắc bệnh quai bị.
Ngược lại, có 6 trẻ được giả định là có khả năng bị sưng tuyến mang tai
nhưng thực ra chỉ có 3 trong 6 trẻ bị sưng tuyến mang tai với thời gian ủ bệnh
18 ngày [162].
Những công trình nghiên cứu tiếp theo của các tác giả Habel và Enders
vào năm 1945 đã cho thấy VRQB có thể phân lập và nhân lên trong phôi
của trứng với các đặc tính ngưng kết hồng cầu, ly giải hồng cầu, ái tính với
thần kinh [25]. Sau này các nghiên cứu về VRQB ngày càng sâu hơn, đặc
biệt khi công nghệ sinh học phân tử phát triển đã giúp hiểu rõ hơn về cấu

trúc, đặc điểm sinh học, bệnh học cũng như dịch tễ học của bệnh quai bị
[24], [25].
1.1.2. Một số đặc điểm sinh học của virút quai bị
1.1.2.1. Xếp loại virút quai bị
VRQB là virút ARN sợi âm, không cắt đoạn, thuộc họ Paramyxoviridae,
dòng Paramyxovirinae, nhóm Rubulavirus [24],[25].

Hình 1.1: Hình ảnh virút quai bị dưới kính hiển vi điện tử


7

1.1.2.2. Hình thái học của virút
Giống như các thành viên khác cùng nhóm, VRQB có hình thái đa dạng,
kích thước từ 100 đến 600nm, gồm 1 lõi ribonucleocapsid xoắn cuộn bao
quanh bởi lớp vỏ lipid có nguồn gốc từ tế bào vật chủ. Lớp vỏ ngoài tạo thành
các điểm nhô lên khoảng 12-15nm trên bề mặt virút được tạo thành bởi các
glycoprotein của virút. Cấu trúc lõi bên trong (nucleocapsid) là phức hợp các
ribonucleoprotein tạo thành một ống rỗng có chiều dài xấp xỉ 1µm, đường
kính 17nm, và một lõi giữa 5nm. ARN là một phân tử lớn không phân cực
âm, sợi đơn, không cắt đoạn gồm 15.384 nucleotit [25].
1.1.3. Các protein chính của virút quai bị
Rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra phác họa về hình thái
của virút quai bị. Cấu trúc chủ yếu của virút quai bị gồm 6 loại protein: 2
glycoprotein: 1 hemagglutinin - neuraminidase (HN) và 1 phân tử liên kết F (Fusion);
protein phức hợp hay gọi là protein chính M (Matrix); protein liên kết nucleocapsid
NP; phosphoprotein (P) và protein polymerase (L) liên kết nucleocapsid [24].
Virút quai bị có hai glycoprotein xuyên màng là F và HN.
Glycoprotein lớn nhất HN có cả hai đặc tính ngưng kết hồng cầu và ái
tính thần kinh [103]. Khi ở dạng tự nhiên, protein HN là một oligomer có

cầu sulfit kép, có vai trò làm trung gian trong quá trình hấp phụ virút vào
tế bào chủ và kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng HN có tác dụng ức chế
khả năng gây nhiễm của virút [24].
Protein F là một phức hợp bao gồm glycopolypeptide (F1 và F2) liên kết với
nhau bởi cầu nối sulfit kép có kích thước không đồng nhất. Glycoprotein F liên
kết với màng lipid ở điều kiện pH trung tính, do đó có tác dụng trong việc xâm
nhập nuclecapsid của virút vào tế bào vật chủ và làm ly giải hồng cầu. [24].
Protein M hay còn gọi là protein màng hoặc protein phức hợp là loại
protein không glycosyl hóa. Protein M đóng vai trò quan trọng trong việc tạo


8

nên các paramyxovirus bằng cách liên kết các nucleocapsid ở vùng màng tế
bào chủ mà các hạt virút sẽ được hình thành [24],[102].
Trong nucleocapsid của hạt virút, thành phần chủ yếu là protein NP, một
lượng ít hơn là protein P, và một polypeptide có trọng lượng phân tử lớn là L.
Các protein này tham gia vào quá trình sao chép virút khi virút quai bị xâm
nhập vào trong tế bào [24].
Ngoài ra, virút quai bị còn có hai protein không cấu trúc là: SH và I. SH
(Small Hydrophorbic) là dạng protein kỵ nước nhỏ có liên kết với màng [50],
[52]. Vai trò của các protein SH và I trong quá trình nhân lên của virút cho
đến nay vẫn còn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy một số
chủng virút quai bị không có loại protein này. Điều đó có nghĩa là gen SH
không liên quan đến việc nhân lên của virút quai bị [24] [4].
Virút quai bị có hai quyết định kháng nguyên chính là S và V tương ứng
với 2 protein NP và HN. Trong thử nghiệm trung hòa, sử dụng kháng huyết
thanh đa giá cho thấy có tác dụng chéo đối với kháng nguyên HN của các
chủng virút quai bị khác nhau. Cho dù có một số kháng thể trung hòa kháng
HN đặc hiệu typ nhưng không thấy có sự thay đổi đặc hiệu về chuỗi axit

nucleic ở các kháng thể đặc hiệu typ này. Kháng huyết thanh đặc hiệu virút và
kháng thể đơn dòng kháng NP của virút quai bị cho phản ứng chéo huyết
thanh giữa các virút quai bị và các virút á cúm khác [24], [96].


9

Hình 1.2: Sơ đồ các protein chính của virút quai bị [4]
1.2. CÁC CHỦNG VIRÚT QUAI BỊ

Mặc dù VRQB là một virút đơn typ nhưng sự thay đổi về gen giữa các
chủng virút khác nhau cũng đã được nghiên cứu. Kiểu gen của VRQB được
xếp loại từ A đến L dựa vào chuỗi nucleotid của gen SH là gen có sự thay đổi
chuỗi nucleoti lớn nhất trong các gen của VRQB [165]. Gen SH hoàn chỉnh
gồm chuỗi 316 nucleotid chứa vùng mã hóa protein 57 axit amin. Đây được
xem là vùng chứa lượng thông tin chuỗi gen tối thiểu để xếp loại một kiểu gen
mới đối với một chủng virút chưa biết [83]. Sự thay đổi của các chủng VRQB
có cùng một genotyp SH ở mức độ nucleotit thay đổi lên tới 4%, trong khi sự
thay đổi bản thân bên trong genotype đó lên tới 8-19% [82],[85]. Điều này
gợi ý về tiêu chuẩn xác định các genotyp mới phải có sự thay đổi nucleotide
lớn hơn 5% so với các genotyp hiện hành [25].
Các nghiên cứu về phân bố địa lý và thời gian cho thấy rằng đặc điểm
genotyp của VRQB có vai trò rất quan trọng trong việc giám sát bệnh quai bị.
Đặc điểm genotyp có thể giúp xác định đường lây truyền của virút cũng như


10

phân biệt được giữa chủng VRQB hoang dại với chủng VRQB sản xuất
vắcxin [83],[5], [79], [84] [91].

Để các nghiên cứu về dịch tễ học phân tử của VRQB được dễ dàng và có
thể nghiên cứu mở rộng hơn, đồng thời xây dựng tiêu chí để xác định các
genotyp mới của VRQB, các nhà khoa học đã đề xuất cách đặt tên, sơ đồ đặc
điểm gen chuẩn của các chủng VRQB hoang dại, tuy nhiên cho đến nay vẫn
chưa thống nhất [136],[142].
Hiện tại, tên của chủng được bắt đầu bằng 3 chữ cái mã nước, sau đó đến
năm phân lập được chủng, số nhận dạng của chủng và gen, và đưa tên MuVs
và MuVi để chỉ ra chủng virút được phân lập từ mẫu lâm sàng hay từ nuôi cấy
tế bào [83].
Bảng 1.1: Các chủng virút quai bị hoang dại tham chiếu [83]
Kiểu gen
A

B

C
D
E (C)
F
G
H

Tên chủng
End/USA 45*
SBL-1/SWE69
JL/US63 (vaccine)
Rubini (vaccine)
Ura/Jap67
Mat/Jap84
Miya (vaccine)

Hoshino (vaccine)
Bf/UK75
Bml/Uk90
Ge9/Gem77
Islip 1/UK97
Ed2/UK88
WLZ1/CNA95
WSH1/CNA96
Glouc1/CNA95
UK01-22
Be1/UK96
ManchS1/UK95

Mã nước và năm phân lập
USA 45, 50, 63; SWE69, 93; CHE74;
DEU87, 92; CAN88

JPN67-95; GBR89, 90

GBR75, 80s, 90, 98-2000; SWE80s, 92;
DEU87, 92, 93; CHE95; PRT96; LTU98-00.
DEU77; PRT96, 97, 99; LTU99; DEN80s,
90s, 01; JPN93.
GBR88
CHN95; GBR99; SWE71, 72, 84.
GBR91, 96-05; JPN99-05.
GBR88,95,96n98-01; CHE95,98-00;
KOR99; JPN97.



11

I
J
K
L
*
*
*

Odate-1

JPN93; KOR97-01.

AA12/Korea97
MP94H/JNP94

JPN94, GBR97

Loug1/UK97
DK81/01 (DMK81)
Fukuoka49/JPN00

DNK81-88
JPN-01

TokyoS-III-10/JPN01
Leningrad-3 (vaccine)

RUS53


L-Zagreb (vaccine)
Tay/UK50s
UNK02-19

GBR50s
GBR02

*: Chủng virút tham chiếu để xếp loại kiểu gen mới.
Một số chủng trong số 12 chủng virút quai bị được đưa ra trong bảng trên
nhưng cho đến nay vẫn chưa phân lập thành công, một số chủng trong số đó
đã được dùng để sản xuất vắcxin.
Bảng 1.2: Các chủng virút quai bị sản xuất vắcxin đang sử dụng hiện nay
Tên chủng

Nước phân lập

Jeryl Lynn

Mỹ (1967)

Urabe Am9

Nhật Bản (cuối
những năm 1960)

Nhà sản xuất

Tế bào


Phạm vi sử

(Hãng, viện)
Merck Sharpe and

nuôi cấy

dụng

CEF

Toàn cầu

CEF

Toàn cầu

CEF

Nga

CEF

Toàn cầu

Dohme
SmithKline Beecham
Biken

Liên Xô cũ (những


Pasteur Merioux
Viện y học vi sinh,

RIT 4385a

năm 1970)
Đức 1997
Yugoslavia

Mát xcơ va
GlaxoSmithKline
Viện huyết thanh

Leningrad-

(Croatia)

học, Ấn Độ

Zageb

(Những năm 1970)

Viện miễn dịch học

Leningrad-3

Toàn cầu
CEF

Yugoslavia

Zagreb
Viện nghiên cứu điều
Miyahara
NK M-46
S-12

Nhật bản

trị huyết thanh-hóa

CEF

Nhật bản

Chiba
Iran

học Chem – Sero
Chiba
Viện vắcxin và hyết

CEF
HDCS

Nhật bản
Iran



12

thanh Razi
Theo tài liệu tham khảo [37,79]

Ghi chú:
CEF (Chicken Embryo Fibroblast): nguyên bào sợi phôi gà;
HDSC (Human Diploid Cell Strain): chủng tế bào lưỡng bội người
a

: Tinh chế từ chủng Jeryl Lynn

Bảng 1.3: Các chủng virút quai bị đã được phân lập dùng để sản xuất
vắcxin nhưng hiện nay không sử dụng hoặc sử dụng hạn chế [25], [17].
Tên chủng
Hoshino

Nước phân lập
Nhật Bản

Nhà sản xuất

Tế bào
nuôi cấy

Phạm vi sử
dụng

Viện Kitasato


CEF

Nhật Bản

Takeda Chemicals

CEF

Nhật Bản

(những năm 1970)
Torii

Nhật Bản
(những năm 1970)

Sofia-6

Bun-ga- ri (1965)

Trung tâm bệnh
truyền nhiễm và ký
sinh trùng, Sofia.

Bun- ga- ri

Rubini

Thụy sĩ (1985)


Viện huyết
học, Thụy sĩ

Châu Âu

thanh HDCS

Theo tài liệu tham khảo [37, 79].

1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ ĐỐI
VỚI VIRÚT QUAI BỊ

1.3.1. Cơ chế bệnh sinh
Kết quả nghiên cứu về khả năng lan truyền của VRQB sau khi gây
nhiễm virút này vào dịch tiết của mũi và miệng đã cho thấy quá trình lây
nhiễm tự nhiên với VRQB được bắt đầu bằng lan truyền qua dịch tiết đường
hô hấp trên của người bệnh [24], [25]. Trong vòng 18 ngày ủ bệnh kể từ khi
bắt đầu phơi nhiễm đến khi có biểu hiện triệu chứng đầu tiên, VRQB sẽ nhân
lên ở dịch tiết đường hô hấp trên, xâm nhập vào các hạch lympho và sau đó
lan tỏa nhanh theo đường máu. VRQB có thể lây nhiễm vào hầu hết các mô


13

và tổ chức của cơ thể. Cơ quan lây truyền phổ biến nhất bao gồm tuyến mang
tai, thần kinh trung ương, cơ quan sinh dục, thận, tụy, tim, các khớp, làm sưng
hệ thống biểu mô của các cơ quan này [25].
VRQB có mặt trong nước bọt khoảng 6 ngày trước khi khởi phát viêm
tuyến mang tai [68]. Khi quá trình bài tiết virút vào nước bọt kết thúc cũng là
lúc kháng thể IgA đặc hiệu được sản xuất và thường xuất hiện khoảng 5 ngày

sau khi bệnh khởi phát [37]. Kháng thể IgM đặc hiệu cũng có mặt sớm trong
nước bọt của người bệnh [117]. Do vậy, khả năng lan truyền VRQB của
người bệnh thông thường trong khoảng từ 7 đến 10 ngày [25].
VRQB biến mất trong máu cũng là thời điểm kháng thể dịch thể đặc hiệu
kháng virút quai bị được sản xuất và người ta có thể xác định được kháng thể này
trong huyết thanh rất sớm, khoảng 11 ngày sau khi được lây nhiễm [25], [161].
1.3.2. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với virút quai bị
Hiện nay, chỉ có các kháng thể trực tiếp kháng protein HN đã được xác
định là có thể trung hòa với VRQB. Ngoài ra, mặc dù kháng thể trực tiếp
kháng protein F hình như cũng có tác dụng trung hòa VRQB nhưng chưa thật
khẳng định. Các kháng thể này có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm
với VRQB [70], [72], [100]. Tiến hành các thử nghiệm trung hòa virút bằng
các kháng huyết thanh đa giá cho thấy có sự phản ứng chéo giữa các genotype
khác nhau của virút quai bị [79]. Tuy nhiên, khả năng chọn lọc các kháng thể
xác định chỉ trung hòa với các chủng VRQB đặc hiệu cũng cho thấy có sự có
mặt của các epitope là nhóm đặc hiệu của kháng nguyên chủng virút [25],
[46], [94], [115].
Đáp ứng miễn dịch với VRQB của cơ thể rất phức tạp nhưng về cơ bản
có thể chia thành 2 loại: đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứng
miễn dịch dịch thể.
1.3.3.1. Đáp ứng miễn dịch dịch thể


14

Tiến hành kỹ thuật cố định bổ thể (CF - Complement Fixation) với
kháng nguyên VRQB cho thấy nếu có kháng thể đặc hiệu kháng VRQB thì
phản ứng sẽ dương tính. Như vậy, CF (+) giúp phát hiện các trường hợp
nhiễm VRQB dù có hay không có viêm tuyến mang tai [59], [81]. Bằng thử
nghiệm CF, người ta đã xác định được kháng thể kháng protein HN và kháng

nguyên tương ứng là V; kháng thể kháng protein NP với kháng nguyên tương
ứng là S [81]. Kháng thể kháng kháng nguyên V tồn tại hàng năm sau khi
phơi nhiễm với virút. Ngược lại kháng thể kháng kháng nguyên S bị giảm đi
trong vòng vài tháng sau khi phơi nhiễm. Sự tăng giảm khác nhau giữa hai
loại kháng thể này giúp cho việc phân biệt giữa nhiễm trùng cấp tính có cả hai
loại kháng thể kháng V và S đều cao trong khi nhiễm trùng mạn tính tức đã
nhiễm lâu trong quá khứ thì kháng thể kháng V cao, kháng S thấp hoặc không
đo được [25].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các kỹ thuật
miễn dịch gắn enzym (ELISA), kỹ thuật trung hòa giảm đám hoại tử (PRNT –
Plaque Reduction Neutralization Test), ức chế ngưng kết hồng cầu (HI –
Hemaglutination Inhibition) hoặc kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA – Radio
Immuno Assay) đã dần thay thế cho kỹ thuật CF trong các nghiên cứu in-vitro
[66], [104], [120], [125].
Đáp ứng tạo kháng thể lớp IgM đặc hiệu kháng VRQB thường xuất hiện
sớm hơn đáp ứng tạo kháng thể lớp IgG và thường mất đi trong vòng 2 đến 6
tháng [143]. Do vậy, đáp ứng tạo kháng thể lớp IgM đặc hiệu VRQB được coi
là chỉ điểm huyết thanh sớm và nhạy nhất để xác định tình trạng nhiễm virút
cấp tính hoặc nhiễm mới. Ngoài ra, loại kháng thể này có ưu điểm là ít có
phản ứng chéo với các kháng nguyên liên quan khác của các virút á cúm
[143]. Đáp ứng kháng thể lớp IgG đặc hiệu VRQB thường chỉ đạt nồng độ
cao nhất khoảng 3 tuần sau khi có biểu hiện bệnh trên lâm sàng nhưng có thể
không tồn tại suốt đời [143]. Tuy nhiên, với kỹ thuật ngưng kết miễn dịch cho


15

thấy các kháng thể lớp IgG kháng kháng nguyên HN, F, NP, P được sản sinh
kéo dài sau khi nhiễm tự nhiên, riêng kháng nguyên M thì không tuân theo
quy luật này. Đáp ứng miễn dịch tạo IgG chủ yếu ở phân lớp IgG1 và có một

phần nhỏ ở phân lớp IgG3, có liên quan đến đáp ứng của tế bào hỗ trợ T loại 1
(Th1) [123]. HN là protein đích chính tạo ra đáp ứng miễn dịch dịch thể bảo
vệ cơ thể khỏi VRQB [72], [113], [114], [130]. Kháng thể IgA chế tiết có
được sau khi nhiễm virút tự nhiên hoặc sau tiêm vắcxin cũng có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm [58], [60], [135].
Vai trò của kháng thể dịch thể trong việc bảo vệ cơ thể chống lại VRQB
là rõ ràng. Tiến hành tiêm VRQB với nồng độ 109 đơn vị tạo đám hoại tử
(PFU-Plaque-Forming-Unit) vào cơ thể người đã có huyết thanh dương tính
với kháng thể kháng VRQB, kết quả là những người này chỉ có biểu hiện sốt
thoảng qua và không có triệu chứng tái nhiễm cho dù hiệu giá kháng thể có
tăng trở lại sau đó khoảng 4-5 ngày [111]. Mặt khác, tiêm kháng thể đơn dòng
trung hòa một vài ngày sau khi đưa VRQB vào cơ thể động vật cũng có tác
dụng bảo vệ tránh nhiễm virút thử thách có độc tính [163]. Nghiên cứu trên
chuột đất vàng cho thấy có mối liên quan giữa việc tăng kháng thể trung hòa
đối với kháng nguyên HI và VRQB với việc giảm mật độ virút tại các tổ chức
bị lây nhiễm. Tuy nhiên, trên chuột đất vàng, kháng nguyên virút vẫn tiếp tục
tăng và các triệu chứng thần kinh trung ương thực tế vẫn xảy ra trên lâm sàng
ngay cả sau khi hiệu giá kháng nguyên virút đã giảm đi đáng kể [161] .
1.3.3.2. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
Kết quả nghiên cứu in-vitro ở những đối tượng có huyết thanh dương tính
với kháng thể kháng VRQB cho thấy có quá trình đáp ứng tăng sinh tế bào
lympho [76]. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với kháng
nguyên được phát hiện trước đó có thể giảm trong vòng 4 tuần ở người
nhiễm VRQB chủng dùng sản xuất vắcxin cũng như đối với phần lớn các
chủng VRQB tự nhiên.


16

Tế bào lympho T gây độc (CD8+) xuất hiện trong máu và trong dịch não

tủy sau khi gây nhiễm với các chủng VRQB hoang dại hoặc các chủng virút
sản xuất vắcxin [15], [38], [55], [95]. Hiện tượng tăng sinh các tế bào đơn
nhân ở các tổ chức mô bị nhiễm VRQB tại thời điểm khởi phát bệnh trên lâm
sàng chứng tỏ rằng đáp ứng miễn dịch tế bào đặc hiệu đã diễn ra trong thời kỳ
ủ bệnh. Sự xuất hiện của các tế bào lympho T mang phức hợp hòa hợp mô
chủ yếu (MHC - Major Histo-Compatibility) và các tế bào cảm nhiễm đặc
hiệu ở trong cả máu và dịch não tủy của một số bệnh nhân viêm màng não
nước trong do quai bị cũng đã khẳng định thêm quan điểm này [61]. Đáp ứng
miễn dịch đạt được cao nhất là khoảng từ 2 đến 3 tuần sau nhiễm virút [38].
Đáp ứng của tế bào T gây độc lưu hành đã làm giảm số lượng các tế bào đích
bị nhiễm virút được thấy trong 1 vài tuần đầu tiên ở bệnh nhân viêm màng não
nước trong do quai bị. Thêm vào đó, những thay đổi trong đáp ứng miễn dịch tế
bào của vật chủ đối với các tế bào nhiễm virút cũng ảnh hưởng đến các biểu hiện
lâm sàng của bệnh và góp phần tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau của
bệnh quai bị.
Qua các nghiên cứu về miễn dịch học đối với các virút cùng họ (ví dụ:
virút sởi…) một lần nữa đã chứng tỏ tầm quan trọng của đáp ứng miễn dịch tế
bào trong quá trình khỏi bệnh và miễn dịch bảo vệ kéo dài [48], [74], [141].
1.4. BỆNH QUAI BỊ

1.4.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh quai bị
Đặc điểm lâm sàng bệnh quai bị phản ánh bệnh cảnh nhiễm trùng.
Khoảng 1/3 trong số các trường hợp bệnh không xuất hiện triệu chứng [118].
Các nghiên cứu gây nhiễm nhân tạo và dịch tễ học đã cho thấy thời gian ủ bệnh
kể từ khi bắt đầu phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 16
-18 ngày. VRQB có mặt trong nước bọt của người bệnh vài ngày trước khi bắt
đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và tồn lưu trong nước bọt khoảng 5 ngày


17


[37]. VRQB cũng có thể được phát hiện trong nước tiểu của người bệnh vài tuần
sau khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện [25].
Triệu chứng phổ biến nhất trong bệnh quai bị là sưng tuyến nước bọt,
xảy ra khoảng 95% các trường hợp có triệu chứng. Có khoảng 90% các
trường hợp viêm tuyến mang tai cả 2 bên. Bên cạnh tình trạng viên tuyến
nước bọt thì viêm tuyến hàm dưới lan tỏa và tuyến dưới lưỡi cũng thường
xuất hiện. Viêm lan tỏa ở các tuyến này thường xảy ra tối đa trong vòng 48
giờ và đây cũng là thời điểm triệu chứng đau nổi bật nhất [ 67]. Sốt ở mức
độ vừa và thường xuất hiện ngay khi khởi phát bệnh và giảm sau vài ngày.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bệnh quai bị khá đa dạng, có liên
quan đến nhiều các cơ quan và hệ thống các cơ quan như: tinh hoàn, mào tinh
hoàn, tuyến tiền liệt, buồng trứng, hệ thần kinh, gan, tuyến tụy, lách, tuyến
giáp, thận, tai trong, mắt, tuyến yên, tim, tuyến vú, phổi, tủy xương, và các
khớp nối [24], [25]. Các cơ quan này có thể bị nhiễm virút sau khi đã viêm
tuyến mang tai nhưng triệu chứng lâm sàng của chúng có thể biểu hiện trước,
trong hoặc thậm chí khi không có sưng tuyến mang tai [25]. Sau khi nhiễm
VRQB, khoảng 1/4 các trường hợp nam giới phát triển thành viêm tinh hoàn,
biến chứng này thường gặp ở một bên nhiều hơn và tỷ lệ mắc cao sau tuổi dậy
thì [118]. Viêm tinh hoàn thường dẫn đến teo mào tinh hoàn [12]. Khoảng
15% các trường hợp nữ giới có triệu chứng sưng và đau vú. Cũng như viêm
tinh hoàn ở nam giới, tỷ lệ viêm vú cao gấp đôi ở các nữ giới bị bệnh ở tuổi
sau dậy thì [118]. Buồn nôn và nôn kèm theo đau hoặc không đau vùng
thượng vị là các triệu chứng thường gặp trong bệnh quai bị. Điều này được
ghi nhận trong một vụ dịch quai bị xảy ra ở hòn đảo St. Lawrence [25], [118].
Tuy nhiên, các triệu chứng này có mối liên quan giữa bệnh quai bị với tụy
hoặc một số cơ quan nội tạng khác hay không còn chưa rõ ràng. Ngoài ra, các


18


triệu chứng toàn thân như đau mỏi cơ, chán ăn, khó chịu cũng thường xuất
hiện và không đặc hiệu như nhiễm các loại virút nói chung [25].
Viêm màng não trên lâm sàng do quai bị có thể xảy ra ở khoảng <15%
các trường hợp, viêm não ít xảy ra hơn [11], [78], [133]. Viêm màng não do
quai bị có thể xảy ra trước khi viêm tuyến mang tai nhưng biểu hiện rõ nét
thường vào khoảng 5 ngày sau khi có biểu hiện viêm tuyến mang tai. Các
nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng 50% trong số những người viêm màng
não do quai bị không có biểu hiện viêm tuyến nước bọt [25], [87].
1.4.2. Chẩn đoán bệnh quai bị
1.4.2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng bệnh quai bị thường rất khó khi không có triệu
chứng viêm tuyến mang tai và đặc biệt là trong những trường hợp bệnh xảy ra
đơn lẻ không mang tính dịch tễ. Tuy nhiên, cũng cần loại trừ các nguyên nhân
khác gây viêm tuyến mang tai như do ăn tinh bột, nhạy cảm với iodine, khối
u, hội chứng Sjogren, bệnh Sarcoit, nhiễm trùng có mủ bao gồm nhiễm
Mycobacterial không điển hình và nhiễm các virút khác như á cúm typ 1 và 3,
cúm A, Coxsackie [24].
Chẩn đoán lâm sàng bệnh quai bị chủ yếu dựa vào triệu chứng sốt và
các hội chứng của các cơ quan nội tạng (ví dụ: viêm tuyến mang tai) thường
xảy ra khoảng 3 tuần sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng của viêm màng não
nước trong nếu có sẽ gồm đau đầu, nôn, sốt, và cứng gáy thường xảy ra vào
khoảng 3-5 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng viêm tuyến mang tai và
kéo dài trong khoảng 1-2 tuần sau đó [11], [122]. Các dấu hiệu Kernig và
Brudzinski thường dương tính ở các bệnh nhân viêm màng não và chẩn đoán
phân biệt với viêm não có thể dựa vào kết quả EEG bình thường mặc dù đôi
khi trong viêm não kết quả EEG cũng bình thường [64]. Trong rất nhiều


19


trường hợp, việc chẩn đoán có thể dựa vào tỷ lệ kháng thể trong dịch não tủy
và huyết thanh tăng lên [109], [143]. Viêm màng não nước trong do quai bị
nhìn chung thường là lành tính và hồi phục hoàn toàn sau 3-4 ngày [25].
Trạng thái mê sảng và tổn thương thần kinh khu trú ít phổ biến [87], [107]. Sự
cải thiện rõ rệt về chức năng thần kinh trên lâm sàng ở các bệnh nhân viêm
màng não nước trong và viêm não do quai bị không có tổn thương thần kinh
khu trú, không có các cơn co giật cục bộ kéo dài, tái diễn chỉ gặp trong vòng từ
2-4 ngày. Thậm chí với những trường hợp tổn thương sâu, bệnh nhân vẫn có thể
hồi phục nhưng để lại một vài di chứng [10].
Khi bệnh quai bị không biểu hiện triệu chứng điển hình bằng viêm
tuyến mang tai hoặc viêm tuyến nước bọt lan tỏa chỉ thoáng qua trong khi
biểu hiện tại các cơ quan khác hay triệu chứng TKTƯ có phần trội hơn thì
việc chẩn đoán bệnh quai bị cần dựa vào kết quả chẩn đoán cận lâm sàng, và
yếu tố dịch tễ [24], [25].
1.4.2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Hiện nay, việc chẩn đoán cận lâm sàng bệnh quai bị có thể dựa vào
phân lập virút, các chẩn đoán huyết thanh học tùy theo mẫu huyết thanh bệnh
nhân đó ở giai đoạn cấp tính hay giai đoạn hồi phục, hoặc xác định genome
của virút bằng kỹ thuật phản ứng PCR sao chép ngược (RT-PCR: Reverse
Transcription – Polymerase Chain Reaction) [24], [25].
* Phân lập virút quai bị
Phân lập virút hầu hết là trực tiếp từ nước bọt, tuy nhiên phương pháp
này ngày càng ít được sử dụng. Phân lập virút từ nước bọt trong vòng 4-5
ngày xuất hiện triệu chứng [40] và từ nước tiểu trong vòng 2 tuần [146]. Ở
những bệnh nhân viêm màng não, tốt nhất phân lập VRQB trong dịch não tủy


20


trong khoảng 8-9 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng thần kinh trung ương
[164]. Hiếm khi phân lập được VRQB từ máu [116].
* Chẩn đoán bằng huyết thanh học
Chẩn đoán huyết thanh học chủ yếu dựa vào kết quả tăng hiệu giá
kháng thể trong huyết thanh giai đoạn cấp tính và giai đoạn phục hồi. Mẫu
huyết thanh giai đoạn cấp tính được lấy ở thời điểm khởi phát bệnh và giai
đoạn phục hồi lấy ở thời điểm tối thiểu 2 tuần sau đó [24]. Bởi vì phần lớn các
trường hợp hoặc được tiêm vắcxin hoặc phơi nhiễm tự nhiên với virút quai bị
nên phát hiện kháng thể đối với VRQB đơn thuần trong huyết thanh bệnh
nhân, nhưng không chẩn đoán được tình trạng nhiễm virút cấp tính. Hiệu giá
kháng thể phải cao ít nhất gấp 4 lần hoặc hơn ở mẫu huyết thanh giai đoạn
phục hồi lấy được từ 2-4 tuần sau giai đoạn khởi phát so với mẫu huyết thanh
lấy được trước đó hoặc lấy được vào giai đoạn khởi phát mới có giá trị trong
chẩn đoán.
Thêm vào đó, nồng độ kháng thể IgM và IgG đối với VRQB có sự khác
biệt khi chỉ có mẫu huyết thanh ở giai đoạn cấp tính. Đáp ứng kháng thể IgM
đặc hiệu kháng virút quai bị thường diễn ra sớm hơn so với kháng thể IgG và
trở về bình thường sau khoảng từ vài tuần đến vài tháng [143], [16]. Kháng
thể IgG thường tồn tại bền vững. Phương pháp xác định kháng thể kháng
VRQB phổ biến hiện nay là ELISA. Ngoài ra, một số phương pháp khác như
CF, HI, trung hòa virút … cũng được thực hiện nhưng ít phổ biến hơn.
* Kỹ thuật RT-PCR
Việc khuếch đại và giải trình gen (ví dụ: gen SH) bằng kỹ thuật RTPCR tiến hành trực tiếp hoặc sau khi đã nuôi cấy tế bào từ các mẫu bệnh
phẩm thu được trên lâm sàng có thể giúp nhận dạng được chủng VRQB và
đưa ra được các dữ liệu quan trọng về dịch tễ học của bệnh [25], [57]. Kỹ
thuật này rất đặc hiệu và nhạy, có thể xác định được VRQB trong các mẫu
bệnh phẩm lâm sàng với lượng rất nhỏ mà phương pháp nuôi cấy tế bào trước


21


đó đã cho kết quả âm tính [45], [119]. Trong trường hợp bệnh nhân có biểu
hiện viêm tuyến mang tai thì nên xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ nước bọt và
hầu họng của bệnh nhân. Kỹ thuật PCR-RT rất có giá trị để xét nghiệm dịch
não tủy của bệnh nhân trong trường hợp nghi ngờ viêm màng não do quai bị.
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được RNA của virút
quai bị ở 96% các trường hợp trước đó đã được chẩn đoán là hội chứng
TKTƯ do virút trên lâm sàng. Ngược lại, chỉ có khoảng 39% trong số các
trường hợp này có kết quả dương tính với VRQB khi tiến hành xét nghiệm
bằng phương pháp nuôi cấy tế bào [119]. Tỷ lệ xác định được VRQB bằng kỹ
thuật RT-PCR trong nước tiểu bệnh nhân lại rất thấp [25], [45].
1.5. DỊCH TỄ HỌC BỆNH QUAI BỊ

Ngày nay, bệnh quai bị không còn giới hạn về địa lý ngoại trừ một số ít
những vùng dân cư xa xôi hẻo lánh hoặc ở những hòn đảo nhỏ. Tại những nơi
đô thị hiện đại ngày nay không được bao phủ bởi vắcxin phòng bệnh, bệnh
quai bị xảy ra thành dịch với tỷ lệ mắc tập trung vào các tháng mùa đông và
mùa xuân [107]. Bệnh được xác định lưu hành rộng trên toàn thế giới gây nên
nhiều vụ dịch đối với lứa tuổi trẻ em, thanh thiếu niên, những nơi tập trung
đông người như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trại mồ côi, nhà tù, trại lính,
tàu thuyền... [25], [99]. Các vụ dịch quai bị vẫn tiếp tục xảy ra ở cả các quốc
gia có nền kinh tế phát triển và kém phát triển thậm chí ở những quần thể đã
được tiêm phòng vắcxin quai bị [14], [21], [36], [69].
1.5.1. Tình hình bệnh quai bị trên thế giới
Việc thu thập các số liệu về tỷ lệ mắc quai bị đã gặp khó khăn do có tới
30% các trường hợp mắc bệnh quai bị không có biểu hiện triệu chứng trên
lâm sàng [97], [101]. Hơn nữa, do các biểu hiện thông thường nói chung của
bệnh, nên chỉ có khoảng 25% các trường hợp được thăm khám trên lâm sàng



22

và chỉ có khoảng 14% trong số các trường hợp này được báo cáo tới các cơ sở
y tế công cộng [25], [107].
Theo số liệu giám sát dịch tễ quai bị của WHO, số ca mắc quai bị từ
năm 2002 đến 2006 tại một số quốc gia trên thế giới được trình bày trong
bảng sau [160] :
Bảng 1.4: Số ca mắc quai bị từ 2002 – 2006 tại một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia
Argentina
Bỉ
Bulgaria
Trung quốc
Pháp
Cộng hòa Czech
Cuba
Iraq
Nhật bản
Nga
Singapore
Thái lan
Anh
Mỹ

2006
11461
54
911
273242
7500

5172
882
1865
0
2361
844
7595
5691
6339

2005
10727
70
608
291135
N/A
1803
346
3243
0
3017
1003
8791
63525
N/A

2004
11483
56
91

226619
13749
244
279
15256
84672
4366
1003
10767
10055
258

2003
N/A
94
180
N/A
13000
753
N/A
N/A
84672
9191
877
10608
N/A
197

2002
N/A

N/A
334
N/A
N/A
748
N/A
N/A
254711
11490
1090
N/A
544
238

NA: không có số liệu báo cáo
Hằng năm, dịch quai bị vẫn xảy ra trên toàn thế giới không chỉ ở những
quốc gia chưa có vắcxin bao phủ mà cả ở những quốc gia vắcxin quai bị được
đưa vào chương trình tiêm chủng thường xuyên từ rất lâu. Các lý do chính
của dịch quai bị vẫn tiếp tục xảy ra là do không có vắcxin quai bị, hoặc vắcxin
quai bị mới được đưa vào tiêm chủng gần đây, hoặc đã được đưa vào từ lâu
nhưng độ bao phủ thấp, hoặc miễn dịch bảo vệ giảm, không bảo vệ được quần
thể khỏi bị nhiễm VRQB.
* Các quốc gia chưa đưa vắcxin quai bị trong chương trình tiêm chủng:


23

Ở những quốc gia chưa đưa vắcxin quai bị vào chương trình tiêm
chủng, bệnh quai bị thường xảy ra thành từng vụ dịch và chu kỳ của các dịch
thường lặp lại từ 2-5 năm [156]. Tỷ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi từ 5-9 tuổi. Ví

dụ các quốc gia chưa có vắcxin quai bị trong chương trình tiêm chủng đại trà
đã xảy ra các vụ dịch quai bị trong thời gian gần đây như Bhutan (25.554 ca
quai bị vào năm 1999), Việt nam (18.008 trường hợp quai bị vào năm 1999),
Kenya (30.468 trường hợp vào năm 2000), Trung Quốc (226.619 trường hợp
vào năm 2004), Romania (64.427 trường hợp năm 2004), và Zambia (17.472
trường hợp năm 2004) [156].
* Các quốc gia mới đưa vắcxin quai bị vào chương trình tiêm chủng trong
thời gian gần đây:
Đối với những quốc gia này, dịch quai bị vẫn tiếp tục có thể xảy ra ở
nhóm chưa được tiêm vắcxin quai bị. Ví dụ như Argentina là nước đã đưa
vắcxin MMR vào tiêm chủng quốc gia cho trẻ em 1 tuổi từ năm 1997, tỷ lệ
bao phủ vắcxin được báo cáo là 99% năm 1998. Tuy nhiên dịch quai bị vẫn
bùng phát với số các trường hợp quai bị lên đến 24.028 vào năm 1999. Hoặc
như nước cộng hòa Ả rập Xy-ri đã đưa vắcxin MMR vào chương trình tiêm
chủng trên diện rộng cho trẻ em 15 tháng tuổi từ năm 1999 với tỷ lệ bao phủ
vắcxin được báo cáo đạt 94% năm 2000. Tuy nhiên, đại dịch quai bị vẫn bùng
phát trên diện rộng vào năm 2001 với số ca mắc bệnh là 18.651. Tương tự
như vậy, Ba Lan cũng đã đưa vắcxin MMR vào chương trình tiêm chủng cho
trẻ em 13-14 tháng tuổi năm 2003 nhưng dịch đại quai bị vẫn tiếp tục xảy ra
vào năm 2004 với tổng số 135.179 ca được báo cáo.
* Các quốc gia đã đưa vắcxin quai bị vào chương trình tiêm chủng nhưng tỷ
lệ bao phủ thấp:
Các quốc gia đã đưa vắcxin quai bị vào chương trình tiêm chủng nhưng
tỷ lệ bao phủ còn thấp thì dịch quai bị cũng vẫn tiếp tục có thể xảy ra. Ví dụ:


24

tại Nhật Bản, vắcxin quai bị đã được đưa vào tiêm chủng từ năm 1981 (ngoại
trừ giai đoạn 1989-1993: giai đoạn này vắcxin quai bị được đưa vào chương

trình tiêm chủng quốc gia) nhưng mức độ bao phủ vắcxin này vẫn còn thấp và
chỉ đạt khoảng 30-40%, các trường hợp mắc quai bị được báo cáo năm 2004
tại Nhật Bản lên đến 84.672 ca [156].
* Các quốc gia đã được bao phủ vắcxin quai bị trong nhiều năm:
Các vụ dịch quai bị thậm chí vẫn xảy ra ở cả các quốc gia đã đưa
vắcxin quai bị vào tiêm chủng từ nhiều năm nay. Ví dụ: Bắc Tây Ban Nha với
1.300 ca được chẩn đoán quai bị trong vụ dịch xảy ra vào tháng 8/2006 01/2007 [26]; Tại Mid-Ulster của Bắc Ireland với 729 ca được báo cáo trong
vụ dịch xảy ra vào tháng 11/1999 - 8/2000 [121]; Bulgari với 997 ca năm
2007; Tại Anh với 2 vụ dịch lớn xảy ra trong 2 năm liên tiếp 2004-2005 với
tổng số 56.000 trường hợp mắc quai bị được báo cáo [148], [154]; Tại Bỉ với
ít nhất 105 trẻ em của 7 trường tiểu học năm 2004 [147]; Tại Áo với ít nhất
150 ca mắc tại 5 quận của 1 tỉnh miền Nam và 2 tỉnh miền Bắc vào tháng
7/2006 trong đó có 2 ca viêm màng não do quai bị, 9 ca bị viêm tinh hoàn và
2 ca viêm tụy, 1 phụ nữ có thai [128]; Tại Thụy Điển với 42 ca xảy ra từ
tháng 2-4/2004 [124]...
Từ 1999, WHO đã yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên phải báo cáo
thường niên số ca mắc quai bị của nước đó. Dữ liệu giám sát quai bị rất khác
nhau giữa các vùng khác nhau của WHO. Ở hầu hết các nước việc giám sát
chủ yếu là thụ động [156]. Trong giai đoạn từ 1999-2004, gần 3 triệu trường
hợp mắc quai bị đã được báo cáo chính thức trên toàn thế giới [156].
Bảng 1.5: Số ca quai bị trên thế giới được báo cáo chính thức cho WHO
giai đoạn 1999-2004 [156].
Năm
Khu vực
Châu Phi

1999

2000


2001

2002

2003

2004

13.327

38.713

15.731

18.023

11.550

19.266


25

Châu Mỹ
Trung Đông
Châu Âu
Đông Nam Á
Tây Thái Bình
Dương
Tổng số


35.825
64.361
385.428
34.250

43.840
65.935
243.344
9.395

46.894
35.431
160.350
14.994

9.477
19.861
169.110
2.710

20.712
12.351
188.413
13.318

29.947
26.492
251.003
12.861


25.111

142.866

138.941

257.898

87.719

314.647

558.122

544.093

412.197

477.079

334.063

654.216

1.5.2. Tình hình bệnh quai bị tại Việt nam
Kết quả giám sát bệnh quai bị hiện nay cho thấy bệnh quai bị lưu hành
rộng rãi ở mọi nơi trên lãnh thổ nước ta. Tỷ lệ mắc trung bình trong 10 năm
(1991-2000) là 20,6/100.000 dân và không có tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh cũng
được ghi nhận khác nhau giữa các miền. Miền Bắc có tỷ lệ cao nhất là

32,5/100.000 dân; Tây Nguyên 24/100.000 dân; Miền Trung 16/100.000 dân;
Miền Nam 6,6/100.000 dân [1], [2]. Hiện nay, số mắc bệnh quai bị được xếp
hàng thứ 7 trong số 24 bệnh truyền nhiễm gây dịch được quản lý ở nước ta,
chỉ xếp sau các bệnh về viêm đường hô hấp cấp, các bệnh về đường ruột và
sốt xuất huyết Dengue [3].
Theo thống kê của Viện VSDTTƯ trên phạm vi cả nước trong giai đoạn
1991-1996, số mắc bệnh trung bình hàng năm là 9.579 trường hợp [1]. Sang
giai đoạn 1996-2000, dịch ngày càng có xu hướng gia tăng một cách đáng kể
với số mắc trung bình hàng năm là 21.086 trường hợp [2]. Đến giai đoạn
2000-2006, số mắc trung bình hàng năm tăng lên 24.001 trường hợp.
Bảng 1.6: Tình hình mắc bệnh quai bị ở Việt nam từ 1997 - 2005

Năm
1997
1998
1999
2000
2001

Miền Bắc
Miền Trung
Tây Nguyên
Miền Nam
Cả nước
Mắc/
Mắc/
Mắc/
Mắc/
Mắc/
Số

Số
Số
Số
Số
5
5
5
5
10
10
10
10
105
mắc
mắc
mắc
mắc
mắc
dân
dân
dân
dân
dân
23.354 65,86 2.744 26,71
683
26,77 3.673 13,54 30.454 40,38
17.059 48,79 2.438 21,76
392
13,95 3.759 13,50 23.648 30,78
9.330 26,96 2.460 21,64

201
6,56 1.253
4,59 13.244 17,35
6.736 18,67 3.837 35,97 2.880
9,25 2.600
9,37 13.461 17,34
7.462 20,71 2.540 23,98
466
15,01 3.077 10,89 13.545 17,37


×