BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
……***……
NGUYỄN THU HÀ
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHĂM SÓC CATHETER
ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN THEO DÕI HUYẾT ÁP
XÂM NHẬP TẠI KHOA GMHS TÍCH CỰC NGOẠI
TIM MẠCH TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
……***……
NGUYỄN THU HÀ
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHĂM SÓC CATHETER
ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN THEO DÕI HUYẾT ÁP
XÂM NHẬP TẠI KHOA GMHS TÍCH CỰC NGOẠI
TIM MẠCH TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E
Chuyên ngành: Cử nhân điều dưỡng
Mã số: 7720301
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Người hướng dẫn:
TS. Lê Thị Cúc
HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành tiểu luận, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu,
bộ môn Điều Dưỡng Hộ Sinh, phòng đào tạo đại học trường đại học y Hà Nội đã
dạy dỗ, cho phép và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tiểu luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Ths. Lê Thị Cúc,
người thầy đã dạy dỗ, động viên, dẫn dắt tôi bước đi đầu tiên trong con đường
nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên khoa GMHS Ngoại
Tim Mạch TTTM bệnh viện E đã không ngừng giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cảm ơn những người bạn lớn của tôi đã luôn ở bên cạnah động viên,
giúp đỡ tôi có được thành quả này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ tôi, những người
đã sinh thành, nuôi dưỡng, luôn ở bên cạnh và là nguồn động lực giúp tôi
hoàn thành tiểu luận này.
Trong quá trình hoàn thành tiểu luận, do kiến thức và kinh nghiệm còn
hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô cùng các bạn
góp ý kiến để tiểu luận của tôi thêm hoàn thiện.
Người thực hiện
Nguyễn Thu Hà
LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại khoa GMHS tích cực
Ngoại Tim Mạch TTTM Bệnh Viện E. Tôi xin cam đoan công trình nghiên
cứu này là do chúng tôi thực hiện, các kết quả trong nghiên cứu là trung thực,
chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019
Sinh viên thực hiện nghiên cứu
Nguyễn Thu Hà
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐMQ
: Động mạch quay
ĐMCT
: Động mạch cánh tay
ĐMN
: Động mạch nách
ĐMĐ
: Động mạch đùi
ĐMMC
: Động mạch mu chân
ĐHAKXN : Đo huyết áp không xâm nhập
ĐHAXN
: Đo huyết áp xâm nhập
NKTC
: Nhiễm khuẩn tại chỗ
TTTM
: Trung tâm tim mạch
GMHS
: Gây mê hồi sức
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
...........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Phương pháp đo huyết áp xâm nhập........................................................3
1.1.1. Định nghĩa catheter động mạch [5]..................................................3
1.1.2. Vai trò của HAĐMXN [1]................................................................3
1.2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến trị số HADMXN [1]...........................3
1.2.4. Mô hình cấu tạo của hệ thống...........................................................3
1.2.5. Nguyên lý hoạt động........................................................................4
1.2.6. Vị trí đặt catheter động mạch...........................................................5
1.2.7. Chỉ định, chống chỉ định..................................................................6
1.2.8. Kỹ thuật đặt catheter động mạch......................................................7
1.2.9. Biến chứng của đặt catheter động mạch.........................................11
1.3. Chăm sóc và theo dõi.............................................................................13
1.3.1. Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và theo dõi catheter động
mạch.
13
1.3.2. Nguyên tắc chung...........................................................................13
1.3.3. Theo dõi..........................................................................................14
1.3.5. Thay băng.......................................................................................17
1.3.6. Lấy máu làm khí máu.....................................................................19
1.3.7. Quy trình rút catheter......................................................................19
CHƯƠNG 2....................................................................................................21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................21
2.2. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................21
2.4. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu.......................................21
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................21
2.4.2. Xử lý số liệu...................................................................................21
CHƯƠNG 3....................................................................................................22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................22
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng.....................................................22
3.2.Đặc điểm về thủ thuật:............................................................................22
3.2.1. Vị trí đặt và thời gian lưu Catheter.................................................22
3.2.2. Tỷ lệ đặt lại.....................................................................................22
3.3. Chăm sóc và kết quả chăm sóc:.............................................................23
3.3.1. Các thủ thuật chăm sóc trên catheter động mạch:..........................23
3.3.2. Tỷ lệ các biến chứng.......................................................................24
3.3.3. Tỷ lệ biến chứng theo vị trí:...........................................................24
CHƯƠNG 4....................................................................................................24
BÀN LUẬN....................................................................................................25
4.2. Thủ thuật đặt ống thông động mạch.......................................................25
4.2.1. Vị trí đặt..........................................................................................25
4.2.2. Thời gian lưu catheter.....................................................................26
4.2.3. Tỷ lệ đặt lại.....................................................................................26
4.3. Chăm sóc và kết quả chăm sóc...............................................................26
4.3.1. Tỷ lệ các biến chứng.......................................................................27
4.3.2. Thay băng.......................................................................................27
4.3.3. Truyền dịch.....................................................................................27
4.3.4. Rút catheter.....................................................................................28
4.3.5. So sánh tỷ lệ biến chứng theo vị trí................................................28
4.3.6. Các biến chứng...............................................................................28
4.4. Những khó khăn trong nghiên cứu.........................................................30
KẾT LUẬN....................................................................................................30
KIẾN NGHỊ...................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng.........................................22
Bảng 3.2. Vị trí đặt và thời gian lưu Catheter............................................22
Bảng 3.3. Tỷ lệ đặt lại....................................................................................23
Bảng 3.4. Tỷ lệ biến chứng theo vị trí..........................................................24
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các biến chứng.................................................................24
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu tạo của hệ thống ĐHAXN......................................................3
Hình 1.2: Động mạch đùi................................................................................6
Hình 1.3: Động mạch cánh tay.......................................................................6
Hình 1.4: Động mạch quay.............................................................................6
Hình 1.5: Test Allen.......................................................................................10
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong gây mê hồi sức huyết áp là chỉ số rất quan trọng, nó giúp chúng ta
theo dõi được sự sống còn của bệnh nhân.Trong phẫu thuật tim và mạch máu
lớn thì chỉ số huyết áp cần phải được theo dõi một cách chính xác và liên tục.
Chính vì vậy huyết áp động mạch xâm nhập (IBP) là một trong những chỉ số
không thể thiếu được để theo dõi, đánh giá chức năng tim mạch trong phẫu
thuật tim hở. Chúng ta biết rằng phương pháp đo huyết áp động mạch không
xâm lấn(HAĐMKXL) chỉ chính xác khi bệnh nhân có huyết áp trong giới hạn
bình thường và không có rối loạn chức năng tim mạch. Huyết áp đo bằng áp
kế và tai nghe có giá trị thấp hơn HAĐMXN. Huyết áp tâm thu thấp hơn
17mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 3-5mmHg[1]. Trong phẫu thuật tim
hở cần phải có kết quả chính xác lên phải tiến hành đo bằng phương pháp
xâm lấn. Qua phương pháp này chúng ta có thể có thông số chính xác và theo
dõi huyết áp liên tục giúp cho phẫu thuật viên và kíp chạy máy có thể xử trí
kịp thời chính xác ngay cả khi tim đã ngừng đập, cũng như thuận tiện trong
việc xét nghiệm lấy khí máu nhiều lần. Thủ thuật nhằm đặt một ống thông
chịu áp lực cao vào động mạch với mục đích theo dõi huyết áp liên tục và lấy
mẫu máu xét nghiệm thường xuyên. Hàng năm, có khoảng 8 triệu và 2.5 triệu
catheter động mạch được đặt ở Mỹ và Châu Âu [2] với khoảng 1.5% đến 35%
biến chứng trên động mạch quay và ở động mạch đùi là 1,45%, biến chứng
xảy ra ở động mạch cánh tay là 0,2% [2],[3].Tại phòng mổ khoa gây mê
hồi sức tích cực ngoại tim mạch trung tâm tim mạch Bệnh Viện E, đặt
catheter động mạch trở thành một thủ thuật được làm thường xuyên hàng
ngày giúp cho việc phẫu thuật và theo dõi huyết áp,trong mổ và sau mổ
được dễ dàng, phát hiện kịp thời các biến chứng sau mổ. Do đó việc chăm
sóc catheter động mạch rất quan trọng đòi hỏi điều dưỡng phải có kiến thức
2
tốt, chăm sóc thông thạo để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao [4]. Tại Việt
Nam, đây là kỹ thuật mới được áp dụng chưa phổ biến rộng rãi và dưới góc
độ điều dưỡng chưa có nhiều nghiên cứu về thủ thuật này. Tại trung tâm
tim mạch bệnh viện E hàng năm có hàng nghìn ca được chỉ định đặt
catheter động mạch. Chính vì vậy mà chăm sóc catheter động mạch là
nhiệm vụ cơ bản của Điều Dưỡng để duy trì sự lưu thông của catheter. Do
đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Khảo sát thực trạng chăm sóc
catheter động mạch ở bệnh nhân theo dõi huyết áp xâm nhập tại khoa
GMHS tích cực ngoại tim mạch trung tâm tim mạch Bệnh Viện E” Nhằm
mục tiêu:
Khảo sát thực trạng chăm sóc catheter động mạch tại khoa GMHS
tích cực ngoại tim mạch trung tâm tim mạch Bệnh Viện E từ 06/2019 đến
10/2019
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Phương pháp đo huyết áp xâm nhập
1.1.1. Định nghĩa catheter động mạch [5]
Catheter động mạch là đưa ống thông vào trong lòng động mạch và nối
với bộ phận nhận cảm áp lực,áp lực động mạch sẽ được theo dõi liên tục trên
máy theo dõi
1.1.2. Vai trò của HAĐMXN [1]
Là tiêu chuẩn vàng để xác định huyết áp
Theo dõi huyết áp liên tục, chính xác
Điều chỉnh lượng dịch chống sốc thích hợp
Lấy máu động mạch để xét nghiệm khí máu nhiều lần
1.2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến trị số HADMXN [1]
Caliber (định mức zezo) không đúng hay thay đổi tư thế bệnh nhân mà
không caliber lại
Gập góc catheter (hay gặp)
Vị trí sensor không đúng: ngay liên sườn 4 đường nách giữa.
Chọn kích thước catheter không phù hợp
Tắc nghẽn trong catheter
1.2.4. Mô hình cấu tạo của hệ thống
Hình 1.1: Cấu tạo của hệ thống ĐHAXN
4
Hệ thống đo, theo dõi huyết áp động mạch xâm nhập bao gồm:
Catheter động mạch, các ống nối kém đàn hồi, các khóa nối chạc 3 [6].
Bộ phận cảm nhận và chuyển đổi tín hiệu áp lực (pressure
transducer): là một thiết bị cơ-điện có một màng nhận cảm sự thay đổi áp lực
và chuyển thành tín hiệu điện để hiển thị trên màn hình theo dõi. [6]
Máy khuếch đại–theo dõi: thu nhận những tín hiệu điện được truyền
từ bộ phận cảm nhận và chuyển đổi tín hiệu áp lực. Những tín hiệu này được
khuếch đại biên độ và hiển thị trên màn hình theo dõi [6]
Hệ thống xả dịch (flush system): một túi dung dịch nước muối sinh
lý (có hoặc không có heparin) được nối với catheter qua các khóa chạc 3 và
ống nối. Túi dịch được bao bởi một túi tạo áp lực. Áp lực luôn được duy trì ở
300mmHg đảm bảo luôn có một dòng dịch lưu thông qua catheter với tốc độ
3-5ml/h, giúp ngăn cho máu không chảy ngược vào catheter và tránh nguy cơ
tạo cục máu đông trong catheter [6]
1.2.5. Nguyên lý hoạt động
Những thay đổi áp lực theo chu chuyển tim ở đầu catheter sẽ được
truyền qua hệ thống ống nối đã được đổ đầy dịch đến bộ phận cảm nhận và
chuyển đổi tín hiệu áp lực, làm dao động màng của bộ phận cảm nhận áp lực.
Sự dao động của màng sẽ làm thay đổi trở kháng trong bộ phận cảm nhận áp
lực giúp chuyển đổi những biến thiên áp lực thành những tín hiệu điện thế.
Những tín hiệu này được khuếch đại biên độ và hiển thị liên tục trên màn hình
theo dõi [6],[7]
Không khí là một trong những yếu tố thường xuyên và quan trọng nhất
gây ra lỗi thiếu chính xác của sóng huyết áp dẫn đến chỉ số huyết áp bị sai [7].
Để chỉ số huyết áp được chính xác ta đặt mốc “0”(zezo) trên mornitor và
đặt bộ chuyển đổi áp lực ở vị trí ngang mức khoang sườn 4 đường nách giữa.
[1],[7]
5
1.2.6. Vị trí đặt catheter động mạch
Vị trí
Ưu điểm
- Nông, dễ xác định, dễ
Động mạch
quay (ĐMQ):
nằm giữa xương
quay và gân cơ
gấp cổ tay quay
Động
mạch
cánh tay
(ĐMCT):
nằm
giữa cơ nhị đầu
và gân ở hố
trước cánh tay,
Nhược điểm
đặt, dễ bất động.
- Tỷ lệ biến chứng cao nếu
- Dễ theo dõi.
đặt kéo dài.
- Dễ đánh giá tuần hoàn.
- Biến chứng: tổn thương
- Dễ được bệnh nhân dung thần kinh quay do tụ máu.
nạp.
- Đường kính lớn.
- Dễ tổn thương thần kinh.
- Ít làm tăng huyết áp tâm - Hình thành huyết khối làm
thu giả tạo.
giảm lưu lượng máu của
- Giảm nguy cơ suy mạch
ĐMQ và động mạch trụ
[6],
[6],
khi ngửa tay
Động mạch đùi
(ĐMĐ): tốt nhất
là
dưới
dây
chằng bẹn
Ít biến chứng: ĐMĐ là vị
trí rất hữu dụng ở bệnh
nhân sốc. Khi sốc không
bắt được mạch thì đặt ống
thông ĐMQ sẽ khó khăn.
- Xơ vữa động mạch ngăn
cản việc đưa ống thông vào,
nếu bong ra gây tắc mạch [8]
- Nếu tổn thương sẽ chảy
máu nhiều vào phúc mạc,
Động mạch
hình thành khối máu tụ.
- Đường kính lớn, ít biến - Có thể tắc mạch máu não
nách (ĐMN): ở
chứng.
do khí hoặc huyết khối trong
khoang nách khi - Thường được chọn ở lúc xả dịch catheter hoặc lấy
giang tay
những bệnh nhân có bệnh máu làm xét nghiệm [15],
lý mạch máu.
[16].
Cho hình dáng sóng huyết - Kỹ thuật đặt khó khăn.
áp tương tự của động
mạch chủ gốc.
6
Vị trí
Ưu điểm
-Là vị trí hữu dụng ở bệnh
Nhược điểm
nhân sốc.
Động mạch mu
chân (ĐMMC): Được chọn trong trường
trên mu chân hợp không thể đặt catheter
giữa xương đốt chi trên.
thu.
- Đường kính nhỏ dễ tắc
mạch.
bàn một và hai
Hình 1.2: Động mạch đùi
- Khuêch đại huyết áp tâm
Hình 1.3: Động mạch
cánh tay
Hình 1.4: Động mạch quay
1.2.7. Chỉ định, chống chỉ định
Chỉ định [6]:
Theo dõi huyết áp và thường xuyên lấy mẫu máu xét nghiệm (khí máu,
đo PH máu, …).
7
- Bệnh nhân nặng: chấn thương, phẫu thuật lớn cần theo dõi huyết áp liên
tục [1]
- Theo dõi huyết áp liên tục ở những bệnh nhân có rối loạn huyết động
trong và sau phẫu thuật (đặc biệt là ở bệnh nhân phẫu thuật tim và mạch máu
lớn).[1]
- Không đo được huyết áp đo bằng tay.[1]
- ĐHAKXN không thể tin cậy được hoặc không thể thực hiện được: béo
phì, bỏng nặng, trong hồi sức giảm thể tích tuần hoàn (shock) [1].
- Huyết áp động mạch cần được giữ ở giới hạn hẹp: bệnh nhân bệnh lý
mạch vành, phình động mạch não, rối loạn thăng bằng kiềm-toan, ….
- Theo dõi gây mê ở trẻ em.
Chống chỉ định.
- Tương đối:
+ Bệnh lý mạch máu ngoại biên: hội chứng Raynaud [6],
+ Bệnh lý chảy máu, rối loạn chức năng đông máu hoặc dùng chất chống
đông, tiêu sợi huyết [8],[9].
+ Nhiễm trùng hoặc bỏng sâu nặng vùng dự định đặt catheter. Đã có
phẫu thuật động mạch trước đó [6],.
+ Viêm mạch máu tạo huyết [8]
+ Sưng phù không lấy được động mạch
-Tuyệt đối: không có.
1.2.8. Kỹ thuật đặt catheter động mạch
1.2.8.1. Chuẩn bị
Nhân viên y tế [10]:
- Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc gây mê hồi sức đã được
huấn luyện về thủ thuật này.
- Một điều dưỡng (y tá) hoặc một bác sĩ phụ.
Nhân viên y tế: sát khuẩn tay, đeo găng, mặc áo choàng, đeo khẩu trang
8
vô khuẩn.
Phương tiện và dụng cụ [10],[11]:
- Băng gạc vô khuẩn, khăn vô khuẩn, băng trong suốt.
- Tấm nẹp.
- Dung dịch sát khuẩn da.
- Xi-lanh 5ml chứa hỗn hợp dung dịch nước muối có pha heparin.
- Catheter động mạch kích cỡ phù hợp:
+ Cỡ 20 ga cho trẻ em lớn và bệnh nhân trưởng thành.
+ Angiocatheter cho trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
- Kim, chỉ khâu nylon 3.0
- Khóa chạc 3 kiểu Luer-Lock, bộ ống chịu áp lực và chuyển đổi áp lực,
monitor
- Bộ dụng cụ lấy máu xét nghiệm: ống nghiệm, xi-lanh, ống nối lấy máu
Tư thế bệnh nhân [10]:
- Bệnh nhân nằm ngửa.
- ĐMQ: để tay thẳng, bàn tay ngửa trên mặt phẳng cứng, có thể cố định
nẹp cứng. Dùng gạc cuộn kê nâng cổ tay 30 o để hạn chế bớt sự khúc
khuỷu của mạch
- ĐMĐ: kê gối mông, đùi giạng 30o so với đường giữa và quay ra ngoài.
Hồ sơ bệnh án: theo quy định chung.
1.2.8.2. Kỹ thuật
Thiết lập hệ thống theo dõi huyết áp [12][5]:
- Chuẩn bị túi nước muối sinh lý (pha heparin nếu có chỉ định).
- Nối túi dịch với dây truyền. Mở khóa và bóp bầu đếm giọt và xả dịch
khoảng 1/4-1/3 vào bầu đếm giọt.
- Xả nhanh dịch đuổi hết khí trong dây truyền và bộ phận chuyển đổi
áp lực.
9
- Bơm túi áp lực lên 300mmHg áp lực của bao phải lớn hơn áp lực của
máu trong mạch để tránh gây trào ngược máu và đọc kết quả không chính xác.
- Nối bộ chuyển đổi áp lực với monitor.
- Đặt bộ chuyển đổi áp lực ở vị trí ngang mức khoang gian sườn 4,
đường nách giữa.
- Đặt mốc “0” trên monitor.
- Khi catheter đặt xong nối với hệ thống, mở khóa xả dịch nhanh làm
sạch máu ở catheter. Điều chỉnh tốc độ truyền dịch 3-5ml/h.
- Kiểm tra sóng động mạch trên monitor, áp lực và các giá trị trung bình
trên monitor.
Test Allen [11]:
Trước khi đặt catheter động mạch nên thực hiện nghiệm pháp Allen. Thủ
thuật này ban đầu được miêu tả bởi bác sĩ người Mỹ Edgar Van Nuy Allen
vào năm 1929, là thử nghiệm được thiết kế đơn giản để đánh giá sự lưu thông
máu động mạch song song của bàn tay: động mạch quay và động mạch trụ.
Test được thực hiện như sau:
- Nâng cao tay và yêu cầu bệnh nhân nắm tay trong 30 giây, ép đồng thời
cả động mạch quay và động mạch trụ
- Xòe bàn tay ra, sẽ xuất hiện da tái nhợt
- Giảm áp lực trên động mạch trụ và quan sát biến đổi màu sắc của tay
khoảng 5-10 giây
+ Nếu màu sắc thay đổi trong khoảng 5 giây, test Allen là âm tính (bình
thường) và động mạch quay có thể an toàn cho đặt catheter.
+ Nếu màu sắc không thay đổi trong khoảng 5 giây, test Allen là dương
tính (bất thường): sự cấp máu cho tay có thể không đủ và nên đặt catheter ở
động mạch khác.
Trong bệnh thiếu mạch máu ngoại biên, test Allen không thể tiên đoán
được thiếu máu bàn tay trong hoặc sau khi đặt catheter động mạch quay. Do
10
đó một số chuyên gia khuyên nên đánh giá Doppler mạch lại ở những trường
hợp nguy cơ cao trước khi đặt catheter.
Hình 1.5: Test Allen
Kỹ thuật đặt:
Thường đặt ở động mạch quay:
- Làm nghiệm pháp Allen.
- Đặt bàn tay ở vị trí thích hợp, có thể cố định bằng nẹp cứng.
- Dùng tay thuận bắt mạch xác định vị trí hướng đi của động mạch.
- Rửa tay ngoại khoa và đeo găng vô khuẩn.
- Sát khuẩn da trên vị trí đặt và phủ khăn vô khuẩn xung quanh
- Có thể gây mê cục bộ (tránh tạo nốt phỏng lớn làm mờ đi điểm mạch).
- Tay không thuận bắt mạch, tay thuận đưa kim qua da với một góc thích
hợp so với bề mặt da, ngửa mặt vát lên [10].
+ Động mạch quay: đưa kim góc 30-45 o, chỗ mạch đập, dọc theo mạch
về phía cánh tay
+ Động mạch đùi: chọc thẳng góc với động mạch rồi hạ kim xuống đẩy
lên phía trên, theo trục của chân, làm một góc 60o so với mặt phẳng đùi.
- Đưa kim theo chiều động mạch đến khi máu trào ra, rút nòng kim ra,
11
đưa kim nhựa ở ngoài vào lòng mạch
- Giữ cố định kim và đưa dây dẫn vào
Nếu dây dẫn bị mắc lại, không cố đẩy vào, hãy rút ra và đặt vị trí khác.
- Luồn catheter theo dây dẫn đi vào lòng mạch.
- Giữ catheter tại chỗ đồng thời rút kim, dây dẫn. Nối với hệ thống dây nối
- Bơm chậm 1-2ml heparine pha loãng và theo dõi sự thâm nhiễm
(vùng da xung quanh vị trí đặt tái xanh khi bơm qua catheter).
- Khâu cố định catheter và băng lại.
- Kiểm tra sóng động mạch trên monitor. Nếu sóng mạch cụt ngay từ
đầu, có thể do co thắt mạch thứ phát, hãy chờ cho hết co thắt mạch.
Ở trẻ sơ sinh, do đường kính mạch nhỏ khó khăn cho đưa dây dẫn vào
lòng mạch, nên thường dùng angiocatheter đặt trực tiếp vào lòng mạch. Cách
đặt cũng tương tự trên (không có bước luồn dây dẫn)
1.2.9. Biến chứng của đặt catheter động mạch.
Thiếu máu, hoại tử mô.
- Tắc động mạch: do huyết khối, bóng khí hay mảng xơ vữa bong ra lúc đặt.
- Huyết khối hay gặp nhất. Tỷ lệ huyết khối sau đặt catheter cỡ 20G
trong 1-3 ngày là 10%. Nếu lưu ống lâu hơn (có thể 10 ngày) thì tỷ lệ huyết
khối có thể lên 30% [6], [8].
- Biểu hiện lâm sàng: hoại tử da (0.5-3%), nặng hơn có thể hoại tử ngón
tay, bàn tay (0.01%) [6].
- → để phòng huyết khối:
+ Chọn ống đường kính nhỏ nhất có thể (20ga).[2]
+ Tránh chọc động mạch nhiều lần. Nếu đặt khó khăn có thể chọn
phương pháp Seldinger.
+ Dịch truyền nên pha heparin truyền với tốc độ 2-5ml/h.
+ Rút catheter ngay khi không còn chỉ định.
12
Thuyên tắc động mạch não:
- Do dùng bơm tiêm bơm dịch vào catheter tạo nên dòng chảy ngược
chiều mang theo huyết khối, bóng khí vào tuần hoàn não gây tắc mạch não,
nhồi máu não cục bộ. Đặc biệt khi đặt catheter động mạch nách, bên phải hay
gặp hơn bên trái do bên phải sẽ gần nơi cấp máu cho não hơn.
- Xả dịch nhanh 6-7ml/h dịch từ động mạch quay có thể tạo ra dòng chảy
ngược chiều tại động mạch đốt sống thân nền dễ tắc động mạch não ngược
dòng [6],[13].
Chảy máu:
Chảy máu thường rất nặng, có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào với tỷ
lệ 10%. Biến chứng chảy máu hình thành khối máu tụ thường xảy ra ở những
bệnh nhân lớn tuổi, béo phì, rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông
hoặc thuốc tiêu sợi huyết, đặc biệt nghiêm trọng với động mạch đùi. Chảy
máu có thể nhìn thấy được hay không nhìn thấy được như chảy máu vào phúc
mạc (đặt catheter động mạch đùi).
Chảy máu có thể do tuột ống nối của hệ thống đo huyết áp động mạch.
Đặt catheter động mạch đùi cỡ 18G khi chảy máu tốc độ có thể lên đến
500ml/phút gây mất máu đe dọa tính mạng [4].
Tổn thương thần kinh.
Thường hay gặp khi đặt catheter động mạch quay có thể do:
- Tổn thương thần kinh quay, gần động mạch quay, có thể xảy ra do chấn
thương trong lúc đặt catheter động mạch quay nhiều lần. Kỹ thuật đặt catheter
động mạch bằng cách xuyên qua động mạch hoặc những trường hợp có bệnh
lý rối loạn đông máu kèm theo có thể góp phần hình thành khối máu tụ lan ra
giữa gây đè ép thần kinh giữa vào dây chằng ngang cổ tay.
- Trong lúc đặt để cổ tay ở tư thế ngửa quá lâu làm căng thần kinh giữa.
Nhiễm khuẩn:
Có thể tại chỗ hay toàn thân: tỷ lệ nhiễm Staphylococcus epidermidis
13
tại chỗ được ghi nhận là 0% sau 1 ngày đặt và 14% sau 5 ngày đặt
catheter động mạch [4].
Nguy cơ biến chứng nhiễm trùng và nhiễm trùng huyết tăng lên theo
thời gian đặt catheter, đặc biệt là thời gian lưu ống thông trên 96h[25].
Biến chứng khác: phồng động mạch, dò động mạch do kim chọc qua
thành động mạch vào tĩnh mạch [10].
1.3. Chăm sóc và theo dõi.
1.3.1. Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và theo dõi catheter động
mạch.
Điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc duy trì, ngăn ngừa cho bệnh
nhân khỏi các biến chứng và hiểu được theo dõi huyết áp động mạch. Việc
theo dõi và chăm sóc góp phần đảm bảo huyết động giúp theo dõi tình trạng
bệnh nhân và cung cấp các dữ liệu cho quá trình điều trị của bác sĩ.
Theo dõi huyết áp trực tiếp là một công cụ hữu ích để trực tiếp theo dõi
huyết động của bệnh nhân. Gíá trị của đường sóng biểu diễn cung cấp thông
tin cho chẩn đoán mà còn để thiết lập chu trình chăm sóc và các phương pháp
điều trị. Đó là công cụ phải được chăm sóc bởi các điều dưỡng có kiến thức
chuyên môn vì lợi ích của bệnh nhân được đặt ra và cần đạt được .
1.3.2. Nguyên tắc chung
Bất động chi đặt catheter động mạch:
- Tư thế chi: trung gian, không quá gấp, không quá duỗi.[10],[6],[14].
- Khi đặt: đảm bảo tay ngửa 60o trên một nẹp gỗ (ngửa quá mức có thể tổn
thương thần kinh).
Thay băng ít nhất 4 ngày/lần. Không cần thiết phải thay hàng
ngày.
Làm sạch đánh giá vị trí đặt và thay gạc vô khuẩn mới. Băng
được theo dõi hàng giờ, hàng ngày [4].
14
Thay hệ thống xả dịch mỗi 96h/lần và dán nhãn.
Đảm bảo áp lực bao dịch để duy trì tốc độ xả dịch 3-5ml/h hoặc
xả dịch định kỳ [6],[15],[4].
Thay cài đặt mốc “0” khi thay đổi (thay dịch, hệ thống truyền dịch)
Khi lấy máu xét nghiệm phải đảm bảo vô khuẩn (dùng kim và
[5].
đầu nối riêng) [5].
Rút catheter ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của tổn thương tuần
hoàn hoặc hình thành cục máu đông (chứng xanh tím ngón tay, giảm xung
sóng trên monitor). Ngừng truyền dịch và báo bác sĩ.
Tuyệt đối không được bơm bất kỳ thuốc j vào catheter
Rút catheter sớm khi không cần thiết (theo chỉ định).
1.3.3. Theo dõi
Đánh giá vị trí đặt mỗi 12h/lần: rò rỉ, viêm, sưng nề, tấy đỏ, máu tụ ,….
- Thay băng và thường xuyên đánh giá vị trí đặt [6],[16].
- Nên cố định bằng băng trong suốt để dễ quan sát [6],[14].
Đánh giá tuần hoàn đầu chi:
- Màu sắc, nhiệt độ da chi đặt so với bên không đặt 2-4h/lần [17].
- Đánh giá thời gian lấp đầy mao mạch (SPO2) đầu chi sau đặt catheter
4h/lần [6],[4].
Đánh giá cảm giác, cử chỉ vận động (bệnh nhân tỉnh) [14].
Tình trạng chảy máu động mạch: kiểm tra băng thấm dịch hồng,
chảy máu có thể gây tụ máu dưới da.
Thường xuyên kiểm tra chỗ nối, nhất là khi di chuyển.
Nên đặt catheter động mạch ở những vị trí ít cử động.
Theo dõi đường truyền: nên dùng dịch truyền có pha heparin để
15
tránh máu phụt ngược dòng gây tắc.
Sóng động mạch [14]:
- Đường sóng bình thường:
Hình 1.5: Hình ảnh sóng động mạch trên monitor
+ Đường đi lên khi kỳ tâm thu cùng với việc mở van động chủ và co
tâm thất trái.
+ Đỉnh của sóng là do lượng máu được tống đi khi tâm thất trái co lại,
do đó vẫn trong kỳ tâm thu.
+ Đường sóng đi xuống thể hiện máu chảy ra ngoại biên.
+ Đường lõm xuống khi van động mạch chủ đóng, bắt đầu kỳ tâm
trương và sẽ tiếp tục giảm cho đến kỳ tâm thu tiếp.
- Kiểu sóng động mạch chỉ được thay đổi khi có chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra sóng áp lực để giảm áp lực và sự xuất hiện của đường đôi
khuyết lõm khi đường sóng động mạch thay đổi áp lực.
- Đặt chế độ báo động giới hạn áp lực cao, thấp trên monitor đặc trưng
riêng với mỗi bênh nhân.
- Kiểm tra ĐHAKXN bằng băng quấn tay hoặc tự động.
16
( kết quả lớn hơn ĐHAXN 20mmHg, báo bác sĩ kiểm tra áp lực)
- Đặt đường áp lực động mạch trên bảng theo dõi bệnh nhân khi bắt đầu
thay đổi (bất cứ khi nào có sự thay đổi trên sóng biểu diễn).
- Nếu sóng xuất hiện yếu.
Hình 1.6: Sóng không đúng
+ Cân bằng và hiệu chỉnh lại.