BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỒ THỊ LAN
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Ở HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỒ THỊ LAN
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Ở HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
HỒ THỊ LAN
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, cũng như hoàn thành được chương trình
đào tạo Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, chuyên ngành Giáo dục và phát triển
cộng đồng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội; Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý - Giáo dục; Phòng
Sau Đại học và quý thầy, cô giáo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và làm luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thường trực Đảng ủy, thường trực Hội
đồng nhân dân, thường trực Ủy ban nhân dân, cán bộ công chức của 4 xã
Chiềng Tương, Lóng Phiêng, Mường Lựm, Chiềng On; lãnh đạo phòng Nội
vụ huyện Yên Châu đã nhiệt tình giúp đỡ, tham gia quá trình khảo sát một
cách trung thực, khách quan, chân thành để tôi có được kết quả nghiên cứu
xác thực cho luận văn của mình.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do khả năng có hạn nên bản luận
văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn
những chỉ dẫn và góp ý của các nhà khoa học, quý thầy giáo, cô giáo và các
anh, chị đồng nghiệp góp ý để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn
HỒ THỊ LAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu........................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..........................................................2
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu................................3
8. Đóng góp mới của luận văn........................................................................4
9. Cấu trúc luận văn..........................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO
CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ....................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức....................................6
1.1.2. Các nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp.......9
1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu......................................13
1.2.1. Đạo đức và đạo đức công vụ.................................................................13
1.2.2. Giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức công vụ...................................18
1.2.3. Cán bộ công chức cấp xã và biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho
cán bộ công chức cấp xã.................................................................................20
1.3. Quá trình giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công chức cấp xã....24
1.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục..................................................................24
1.3.2. Nội dung giáo dục.................................................................................25
1.3.3. Phương pháp, hình thức và phương tiện giáo dục................................27
1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục.....................................................30
1.4. Cơ sở chính trị, pháp lý trong hình thành và rèn luyện đạo đức công vụ. 30
1.4.1. Cơ sở chính trị, pháp lí..........................................................................30
1.4.2. Rèn luyện đạo đức công vụ....................................................................32
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công
chức cấp xã.....................................................................................................33
1.5.1. Các yếu tố khách quan..........................................................................33
1.5.2. Các yếu tố chủ quan..............................................................................35
Tiểu kết chương 1............................................................................................37
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÁN
BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠ LA.........38
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng..................................................................38
2.1.1. Mục đích khảo sát..................................................................................38
2.1.2. Nội dung khảo sát..................................................................................38
2.1.3. Khách thể và địa bàn khảo sát..............................................................38
2.1.4. Công cụ và cách thức khảo sát..............................................................40
2.1.5. Thời gian khảo sát.................................................................................41
2.1.6. Cách đánh giá kết quả khảo sát............................................................41
2.2. Thực trạng đạo đức công vụ của cán bộ công chức cấp xã ở huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La..................................................................................41
2.2.1. Đôi nét về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La............................................................................................41
2.2.2. Tự đánh giá của cán bộ công chức về đạo đức công vụ.......................42
2.2.3. Đánh giá của nhân dân.........................................................................46
2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công chức cấp xã ở
huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La......................................................................51
2.3.1. Thực trạng về sự cần thiết phải giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ
công chức cấp xã.............................................................................................51
2.3.1. Thực trạng về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục...........................................52
2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục...........................................................53
2.3.3. Thực trạng về phương pháp và hình thức giáo dục..............................57
2.3.4. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục........................................61
2.3.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục..............................62
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ cho
cán bộ công chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.........................64
2.4.1. Các yếu tố khách quan..........................................................................64
2.4.2. Các yếu tố chủ quan..............................................................................65
2.5. Đánh giá chung về những ưu điểm và hạn chế của giáo dục đạo đức
công vụ cho cán bộ công chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và
nguyên nhân...................................................................................................66
2.5.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân..............................................66
2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân............................................67
Tiểu kết chương 2............................................................................................68
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA
.........................................................................................................................69
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................................69
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và toàn diện...................................69
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp và khả thi........................................69
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và bền vững...................................70
3.1.4. Nguyên tắc phát huy sự giám sát của nhân dân....................................70
3.2. Các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La..............................................71
3.2.1. Nhóm biện pháp tác động vào nhận thức.........................................71
3.2.2. Nhóm biện pháp tác động vào thái độ, niềm tin...............................76
3.2.3.. Nhóm biện pháp tác động vào hành vi, thói quen...........................82
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...........................................................87
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo
dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La..........................................................................................89
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm...........................................................................89
3.4.2. Nội dung và cách thức khảo nghiệm.....................................................89
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................89
Tiểu kết chương 3............................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................98
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
CHỮ VIẾT TẮT
KHXH
ĐĐNN
ĐH
CĐ
TC
CHDCND
CNH-HĐH
KT-XH
CBCC
GDĐĐCV
ĐĐCV
TỪ ĐẦY ĐỦ
Khoa học xã hội
Đạo đức nghề nghiệp
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Cộng hòa dân chủ nhân nhân dân
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Kinh tế - Xã hội
Cán bộ công chức
Giáo dục đạo đức công vụ
Đạo đức công vụ
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Tự đánh giá về đạo đức công vụ của đội ngũ công chức cấp xã....43
Bảng 2.2. Tự đánh giá của cán bộ công chức về những biểu hiện chưa tốt
trong đạo đức công vụ...................................................................44
Bảng 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện không tốt trong đạo đức
công vụ của đội ngũ công chức cấp xã.........................................46
Bảng 2.4. Đánh giá của nhân dân về đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
cấp xã............................................................................................47
Bảng 2.5. Đánh giá của nhân dân về những biểu hiện chưa tốt trong đạo đức
công vụ của công chức cấp xã......................................................48
Bảng 2.6. Ý kiến của người dân về các nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện
không tốt trong đạo đức công vụ của đội ngũ công chức cấp xã..50
Bảng 2.7. Nhận thức của các đối tượng về sự cần thiết phải giáo dục đạo đức
công vụ cho đội ngũ công chức cấp xã.........................................51
Bảng 2.8. Thực trạng ý kiến của các đối tượng về mục tiêu giáo dục............52
Bảng 2.9. Thực trạng ý kiến của các đối tượng về nhiệm vụ giáo dục...........53
Bảng 2.10. Đánh giá của công chức về sự phù hợp của các nội dung giáo dục
đạo đức công vụ............................................................................54
Bảng 2.11. Đánh giá của nhân dân về sự phù hợp của các nội dung giáo dục
đạo đức công vụ............................................................................55
Bảng 2.12. Phương pháp giáo dục ĐĐCV cho công chức cấp xã..................57
Bảng 2.13. Các hình thức giáo dục ĐĐCV cho công chức cấp xã.................60
Bảng 2.14. Các lực lượng giáo dục ĐĐCV cho công chức cấp xã.................61
Bảng 2.15. Thực trạng các hình thức đánh giá đạo đức công vụ của công
chức cấp xã...................................................................................63
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến giáo dục đạo đức công
cụ cho công chức...........................................................................64
Bảng 2.17. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến giáo dục đạo đức công vụ
cho công chức...............................................................................65
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục đạo đức
công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La.............................................................90
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức
công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La.............................................................92
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phản
ánh nhiều hành vi lợi dụng chức quyền đề trục lợi và gây phiền hà, sách
nhiều nhân dân. Những hiện tượng đó đã làm xói mòn niềm tin của nhân dân
vào Đảng và Nhà nước, làm nguy hại đến sự tồn vong của chế độ. Nguyên
nhân chính là do đạo đức công vụ của một số cán bộ công chức bị xuống cấp
nghiêm trọng, nhất là các cán bộ trực tiếp làm việc với dân hằng ngày như
đội ngũ công chức cấp xã.
Hiện nay việc thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ
chưa có sự thống nhất. Các quy định về chuẩn đạo đức công vụ của cán bộ
công chức chưa rõ ràng, điều đó đã tạo ra kẽ hở cho một số cán bộ làm việc
lạnh lùng, vô cảm trước người dân, làm cho người dân vô cùng bức xúc.
Một cán bộ tốt phải là người vừa làm đúng pháp luật quy định, vừa có
tâm với con người và công việc, vừa có văn hoá ứng xử phù hợp, gần gũi với
dân. Đặc biệt, tâm người cán bộ phải trong sáng, phải có tinh thần phục vụ,
phải vì người dân. Đạo đức công vụ là gốc làm cho người cán bộ quan tâm,
sâu sát đời sống của người dân.
Cán bộ công chức cấp xã là những người trực tiếp làm việc với dân
hằng ngày, họ là bộ mặt của bộ máy công quyền nhà nước. Vì vậy, những
người này phải được giáo dục đạo đức công vụ một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Làm
thế nào để người dân cảm thấy cảm mến cán bộ về cả đức, cả tài. Làm thế nào
để đội ngũ cán bộ công chức cấp xã góp phần nâng cao hạnh phúc của nhân
dân, làm thế nào để người dân cảm thấy đang sống trong một xã hội đáng
sống. Đó là những vấn đề cả hệ thông chính trị xã hội ta đang đặt ra.
Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là một địa phương miền núi, mặt bằng
dân trí của cán bộ và người dân còn thấp, nhiều hủ tục lạc hậu chưa được cải
thiện. Điều đó càng làm cho vấn đề đạo đức công vụ của các cán bộ cấp xã
nổi cộm và đáng quan tâm hơn so với các địa phương khác.
1
Từ những lí do trên, có thể khẳng định việc lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La” là rất cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao,
góp phần thực hiện công cuộc cải cách hành chính của Chính phủ qua đó
nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng dân cư địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công
chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp
xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
4. Giả thuyết khoa học
Do nhiều tác động khác nhau đã làm cho đạo đức công vụ của một số
cán bộ công chức cấp xã không phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính của
Chính phủ. Nếu xây dựng các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho đội
ngũ cán bộ công chức cấp xã có tính hệ thống theo hướng tổ chức vừa tuyên
truyền hằng ngày, vừa bồi dưỡng theo các lớp ngắn hạn thì sẽ nâng cao được
đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ này, góp phần thực hiện công cuộc cải
cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ
công chức cấp xã.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục đạo công vụ cho đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
2
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công
chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và khảo nghiệm nhận thức của
các đối tượng liên quan về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu một số biện pháp tuyên truyền, bồi
dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công chức cấp xã trong phòng trào
“Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”
thông qua tổ chức đảng, đoàn thể và các lực lượng khác (nhân dân)
- Về địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành ở 4 xã: Chiềng On, Chiềng Tương, Lóng
Phiêng, Mường Lựm thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
- Về thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 9 năm 2018 đến
tháng 6 năm 2019.
7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt sâu sắc tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề đạo đức
công vụ và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, định hướng tiếp cận đối tượng theo
quá trình giáo dục để nghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng đạo đức công vụ cho cán bộ.
+ Phân loại và hệ thông hoá lí thuyết nhằm sắp xếp các tri thức lí thuyết
có liên quan theo các nhóm vấn đề, tạo thuân lợi cho việc phân tích, tổng hợp
và xâ ydựng cơ sở lí luận.
3
+ Mô hình hoá lí thuyết nhằm trình bày các vấn đề lí luận một cách rút
gọn theo các sơ đồ, mô hình tạo điều kiện thuận lợi cho việc hệ thống hoá và
khái quát hoá lí luận.
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Phương pháp khảo nghiệm
* Nhóm các phương pháp bổ trợ
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận văn
8.1. Về mặt lí luận
Xác định được hệ thống khung lí luận về giáo dục đạo đức công vụ
cho cán bộ công chức cấp xã. Đó là các khái niệm, các thành tố quá trình giáo
dục đạo đức công vụ như mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp, các con
đường giáo dục... Xác định vai trò ý nghĩa của đạo đức công vụ, các yếu tố
ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công chức cấp xã.
8.2. Về mặt thực tiễn
- Phát hiện được một số vấn đề về thực trạng giáo dục đạo đức công vụ
cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công
chức cấp xã.
- Xây dựng các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công
chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
4
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng trong xây dựng
chuẩn đánh giá đạo đức công vụ cho cán bộ công chức cấp xã.
9. Cấu trúc luận văn
Gồm phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công chức cấp xã
Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ
công chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Chương 3: Các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công
chức cấp xã ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục đạo đức, tư tưởng chính
trị, lối sống cho mọi người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng đã trở thành mối
quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Đã có nhiều công trình khoa học trong và
ngoài nước đề cập đến lĩnh vực giáo dục đạo đức, đạo đức nghề nghiệp
nhưng nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ công
chức thì rất ít.
1.1.1. Các nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức
Khổng Tử (551- 479 TrCN) là một học giả lớn, một nhà tư tưởng, nhà
giáo dục lớn của Trung Quốc thời cổ đại. Học thuyết của ông đã có ảnh hưởng
không chỉ trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc mà còn ảnh hưởng sâu
rộng đến nhiều quốc gia phương Đông khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam...
Khổng Tử có nhiều quan niệm giáo dục rất tiến bộ so với đương thời,
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm giáo dục phong phú, trong đó có nhiều
kinh nghiệm giá trị lịch sử và giá trị thực tiễn cho đến ngày nay.
+ Khổng Tử đánh giá cao vai trò của giáo dục
+ Coi trọng giáo dục đạo đức trong nhân cách con người [10, tr.47].
Ở phương Tây, trước công nguyên có nhiều nhà triết học quan tâm đến
vấn đề đạo đức. Nhà triết học Sôcrát (469 – 399 TrCN) hướng triết học vào
việc giáo dục con người sống có đạo đức. Ông cho rằng: “Nguyên nhân sâu
xa của hành vi có hay không có đạo đức là do nhận thức” [10, tr.55]. Ông
không lưu lại một tác phẩm nào nhưng ngày nay người ta biết được quan
điểm triết học của ông là nhờ vào những ghi chép của học trò như Platon,
6
Arixtophan. Sôcrat rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức và lí luận nhận
thức. Theo ông mục đích của triết học là giảng về đạo đức, thông qua các tri
thức triết học mà con người nhận thức chân lí và hành động đúng.
Sau này trên thế giới có nhiều triết gia, nhiều nhà giáo dục khác bàn về
vấn đề đạo đức, trong đó phải kể đến nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc
J.A. Cômenxki Cômenxki (1592- 1670). Cả cuộc đời ông hiến dâng cho sự
nghiệp giáo dục, ông đã để lại cho nhân loại 100 tác phẩm giáo dục, trong đó
có những tác phẩm kiệt xuất đóng góp vào kho tàng giáo dục những kinh
nghiệm quí báu.
Theo J.A. Cômenxki, nội dung giáo dục đạo đức cần tập trung vào hai
vấn đề lớn:
+ Giáo dục lòng tin vào thượng đế, vào chúa Trời
+ Nhận thức vào bản thân mình và nhận thức được thế giới xung quanh,
biết xây dựng đời sống thực tế, tham gia tích cực vào cuộc sống [10, tr.92].
Các phương tiện giáo dục đạo đức:
+ Giáo dục đạo đức thông qua dạy học
+ Thông qua thực tiễn đời sống, hoạt động của con người
+ Bằng sự gương mẫu
+ Bằng qui tắc của cuộc sống, bằng kỉ luật [10, tr 93].
Tư tưởng giáo dục của nhà triết học, nhà tâm lí, giáo dục học John
Dewey (1859 – 1952) có ý nghĩa lớn lao đối với việc khởi xướng phong trào
giáo dục tiến bộ của nước Mỹ từ những năm đầu thế kỉ XX.
J.Dewey xác định ba yếu tố độc lập nhưng có quan hệ chặt chẽ không
tách rời đối với mỗi quyết định liên quan đến đạo đức con người là: giá trị vật
chất, quyền lợi và lương tâm. Điều này được Dewey phân tích rõ trong tác
phẩm: “Ba nhân tố độc lập của đạo đức” viết năm 1930. Ông cho rằng: Yếu tố
bản sắc văn hóa và đạo đức luôn sống mạnh mẽ trong mỗi cá nhân, dù là
thành viên yếu ớt nhất trong xã hội. Cho nên có thể nhận thấy rõ rằng các yếu
7
tố văn hóa và đạo đức được hình thành trong quá trình sống, chứ không phải
bẩm sinh có từ trước, nó luôn được bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển trong
từng cá nhân. Do đó, đánh giá đạo đức phải là nhiệm vụ của từng thế hệ,
quyết định những quy phạm đạo đức cần được xét trong trường hợp cụ thể,
trong những điều kiện chính trị, xã hội khác nhau [10, tr.167].
Tác phẩm: ‘‘Triết lý giáo dục quốc dân và ảnh hưởng đến sự phát triển
quốc gia’’ của Bassey Ubong (2011) cho rằng: “Đạo đức còn có nghĩa là ý
thức tuân thủ kỷ luật phản ánh qua quan niệm xem giáo dục là con đường dẫn
đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà thanh niên tích cực học tập, tuân
theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và nhờ vậy giảm tỉ lệ
thất nghiệp, mọi người đều tốt nghiệp và có việc làm” [27].
Ở Việt Nam cũng đã có những công trình nghiên cứu về đạo đức và giáo
dục đạo đức. Có thể kể đến một số công trình sau:
“Về phát triển toàn diện con người thời kì công nghiệp hóa – hiện đại
hóa ” thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nước do Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh
Hạc chủ trì, mã số KHXH 04-04(2001). Trong đó dành hẳn một chương
(chương 7) nói về định hướng chiến lược xây dựng đạo đức con người Việt
Nam, các tác giả trình bày thực trạng đạo đức, nêu rõ mục tiêu giáo dục đạo
đức trong giai đoạn hiện nay cũng như việc đề ra các giải pháp giáo dục đạo
đức cho con người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải có
các chuẩn mực đạo đức sau:
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và dân tộc
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc
+ Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến môi trường sống [8, tr158-159].
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hoàng Anh với đề tài: “Xây dựng mô
hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại
8
học trong giai đoạn hiện nay” đã chỉ ra được thực trạng về đạo đức, công
tác giáo dục đạo đức, mô hình quản lí công tác giáo dục đạo đức cho sinh
viên hiện nay, từ đó phân tích, so sánh đặc trưng của mô hình hiện nay với
mô hình trước đây.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho
sinh viên trong cơ chế thị trường, giáo dục đạo đức cho sinh viên các
trường cao đẳng sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục...
Đây chính là những đề tài khoa học chúng tôi kế thừa, nghiên cứu
vận dụng xây dựng chuẩn mực đạo đức công vụ cho công chức.
1.1.2. Các nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Mỗi nghề nghiệp đều đặt ra những yêu cầu về đạo đức riêng. Tuy
nhiên, ngiên cứu về đạo đức nghề thầy giáo được chú ý nhiều nhất. Trên thế
giới có thể kể đến những nhà sư phạm lỗi lạc đã nghiên cứu về đạo đức và
giáo dục đạo đức nghề thầy giáo như Khổng Tử, J.A Cômenxki, Usinxki,
Cômenxki, A.S. Makarenco, John Dewey, ...
Khổng Tử đánh giá cao vai trò đạo đức của người thầy giáo trong nghề
dạy học, trong đó coi trọng bậc nhất là thái độ, quan hệ tốt đẹp với những
người xung quanh [10,tr.48].
J.A Cômenxki đặc biệt đề cao vai trò của người thầy giáo. Ông cho rằng
nghề dạy học là nghề vinh quang nhất, “dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề
nào vinh quang và ưu việt hơn nghề dạy học” [10, tr 94]. Ông yêu cầu:
+ Người thầy giáo phải là người mẫu mực về mọi mặt, trong sáng về
đạo đức và tác phong, có lòng nhân ái với học trò.
+ Phải thường xuyên trau dồi nâng cao trình độ nghề nghiệp
+ Phải có những đức tính: gương mẫu, ân cần, hòa nhã, thân thiện, kiên
trì, thành thực, tích cực dạy cho học sinh, “nếu anh không thể làm như một
người cha thì anh không thể làm như một người thầy” bởi “trẻ em học bắt
chước trước khi chúng học biết” [7].
9
Usinxki có quan điểm tương đồng với Cômenxki khi đánh giá rất cao
lao động sư phạm và ý nghĩa xã hội của nghề thầy giáo. Usinxki viết:
“Người thầy giáo nên theo kịp bước tiến của nền giáo dục hiện đại. Sự
nghiệp người thầy giáo tuy bề ngoài bình thường, nhưng đó là một sự
nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử” [10, tr.121]. Ông đưa ra những yêu cầu đối
với người thầy giáo: Phải dạy tốt môn của mình, phải là nhà giáo dục yêu
nghề, có tri thức chuyên môn sâu rộng, có hiểu biết về tâm lí học và giáo dục
học, có kĩ năng giáo dục học sinh, nêu cao tấm gương mẫu mực trong công
tác giáo dục.
A.S. Makarenco là nhà giáo dục Xô Viết xuất sắc, một nhà nhân đạo
chân chính, một nhà văn, một nghệ sĩ đầy sức sáng tạo của đất nước Xô Viết
những năm sau Cách mạng tháng Mười. Cho đến ngày nay người ta vẫn tìm
thấy những giá trị thực tiễn trong hệ thống quan điểm về người thầy giáo của
ông. Makarencô đòi hỏi nhà giáo phải có phẩm chất đạo đức, phải yêu trẻ, yêu
nghề, mẫu mực trong lời nói, ăn mặc, cử chỉ, có lí tưởng, hoài bão, ước mơ,
sống lạc quan.
J. Dewey đề cập đến một vấn đề thực sự có ý nghĩa đối với những người làm
công tác sư phạm đó là: “Trách nhiệm của lực lượng giáo viên không chỉ đào tạo
nhân lực mà còn chính là việc định hình lối sống xã hội đúng đắn. Mỗi giáo viên
cần nhận thức đúng về vai trò của mình - vừa là người phục vụ, duy trì trật tự xã hội
vừa là người đảm bảo cho xã hội phát triển đúng hướng” [10, tr.183].
Trong cuốn “Về đạo đức học” của Giáo sư Oshima Yasumasa
(Doutoku) đã viết: Thầy cô giáo về đạo đức phải là một khuôn mẫu cho học
sinh noi theo. Bề ngoài phải là người có lời nói, cử chỉ đoan chính, bên
trong phải là người có lòng bác ái, công minh không thiên vị. Cuộc sống
phải lấy sự đơn giản đạm bạc, tránh sự xa hoa, phung phí. Phải có những
đức tính sáng suốt, cương nghị, tính dân chủ biết lắng nghe và tôn trọng ý
kiến của người khác. Phải làm cho học trò tin tưởng, dễ gần và nương cậy
khi cần thiết.
10
Quy định về đạo đức nghề nghiệp của Hiệp hội Tham vấn tâm lý Hoa
Kỳ ACA (ACA Code of Ethics, 2005) nhằm phục vụ cho 5 mục đích chính về
đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể:
+ Giúp hiệp hội (ACA) làm sáng tỏ bản chất trách nhiệm đạo đức chung nhất.
+ Giúp duy trì sứ mệnh của hiệp hội.
+ Chính thức hóa những nguyên tắc dùng để xác định những hành vi đạo
đức và việc hành nghề một cách tốt nhất của những hội viên.
+ Cung cấp sự hướng dẫn về đạo đức để hỗ trợ hội viên.
+ Làm căn bản cho việc khiếu kiện và hướng dẫn để phản đối những hội
viên của hiệp hội trong những vấn đề đạo đức. Do đó, ĐĐNN cần phải được
thể hiện, định hướng qua hiệu quả làm việc...
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu đạo đức nghề nghiệp cũng đã có nhiều
công trình nghiên cứu của các tác giả như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng,
Hồ Chí Minh, Nguyễn Dục Quang, Phạm Khắc Chương...Tuy nhiên, vẫn
chủ yếu tập trung vào nghiên cứu đạo đức nhà giáo.
Bác Hồ đã có những phát biểu về đạo đức nghề nghiệp của một số
nghề trong xã hội. Chẳng hạn, đối với nghề y, Bác nói: Thầy thuốc phải
như mẹ hiền (lương y như từ mẫu); Đối với quân đội thì phải “trung với
nước, hiếu với dân”; Đối với công an, trong 6 điều Bác dạy, có nhiều điều
nói đến tư cách đạo đức (đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính; đối
với chính phủ phải tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải kính trọng,
lễ phép; đối với động nghiệp phải thân ái, giúp đỡ).
Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng là người luôn dành sự quan tâm đặc
biệt cho sự nghiệp của dân tộc ta. Đối với người thầy giáo và nghề dạy học
ông cho rằng: Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí, là
nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều
khiển quá trình hình thành nhân cách con người ở học sinh, giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức, kĩ năng, hình thành thái độ, rèn luyện hành vi thói quen đạo
11
đức, phát triển hoạt động trí tuệ. Nhà giáo phải luôn phấn đấu để khẳng
định vị thế của mình, tích cực học hỏi, nâng cao trình độ [6].
Tác giả Hà Nhật Thăng khi nghiên cứu về những giá trị đạo đức của
nhà giáo Việt Nam đã rút ra kết luận: “ở mỗi giai đoạn, tuy có những đặc thù
riêng, biểu hiện ở những mức độ khác nhau, nhưng các tầng lớp thầy giáo ở
các vùng, các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam đều có chung những
đặc trưng cơ bản là:
+ Có lòng nhân ái, vị tha, có tình cảm dân tộc sâu sắc và tự trọng cao.
+ Trung thực, thẳng thắn, lao động hết mình vì sự tiến bộ của xã hội, vì
sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cho mai sau.
+ Ít tham vọng chính trị, ít đòi hỏi đãi ngộ về vật chất.
+ Sống lạc quan, giàu hoài bão, ước mơ nghị lực.
+ Thông minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, trong cuộc sống”
[24, tr.110].
Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu khác mà tác giả chưa
có điều kiện để đưa vào phân tích trong luận văn của mình.
Qua xem xét lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy, vấn đề đạo đức công vụ
và giáo dục đạo đức công cụ chưa được chú trọng nghiên cứu nhiều. Những
công trình nghiên cứu về đạo đức công cụ của cán bộ xã, phương và giáo dục
đạo đức công vụ cho họ còn quá ít. Trong khi đó, đây là đội ngũ thường
xuyên tiếp xúc trực tiếp với dân, là bộ mặt của nền công vụ nhà nước trước
nhân dân. Đạo đức, tư cách của họ có ảnh hưởng to lớn đến đời sống nhân
dân, đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, cần phải có các nghiên
cứu thật cụ thể về đạo đức công vụ của cán bộ công chức cấp phường, xã và
đề ra các biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cho họ, góp phần cải thiện công
tác hành chính ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
12
1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Đ
ạo đức và đạo đức công vụ
1.2.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức được xem xét ở các góc độ khoa học khác nhau. Ở góc độ triết
học, đạo đức được xem là một hình thái ý thức xã hội. Đạo đức là tập hợp
những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp
người nhất định về thế giới, về cách sống. Đạo đức là tập hợp những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng
xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được
thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh
của dư luận xã hội.
Ở góc độ tâm lí học, đạo đức được xem xét là một bộ phận của cấu trúc
nhân cách (đức - tài). Đạo đức được xem là một mặt quan trọng của nhân
cách con người. Vì thế, trong cuộc sống, những người có tư cách đạo đức tốt
được xem là những người có nhân cách.
Ở góc độ đạo đức học, đạo đức được xem là hệ thống các quy tắc, chuẩn
mực của xã hội mà mọi người tự giác tuân thủ. Đạo đức điều chỉnh hành vi
con người, là cơ sở tạo ra dư luận xã hội chân chính.
Ở góc độ giáo dục học, đạo đức được xem là một trong 05 nội dung giáo
dục cơ bản hay 05 mặt giáo dục nhân cách con người (đức, trí, thể, mĩ, lao
động). Các chuẩn mực, các quy tắc...đạo đức tồn tại khách quan bên ngoài cá
nhân. Giáo dục là phải làm thế nào để chuyển hóa những chuẩn mực, những
quy tắc đó thành phẩm chất nhân cách cá nhân. Đạo đức là một hệ giá trị cần
được giáo dục cho mỗi con người.
Nói tóm lại, mỗi góc độ khoa học đều xem xét khái niệm đạo đức ở góc
độ khác nhau. Trong luận văn này chủ yếu xem xét ở góc độ đạo đức học gồm
một số đặc trưng sau:
13
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, bị chi
phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội.
- Đạo đức là tiêu chuẩn phản ánh mối tương quan giữa lợi ích chung của
xã hội và lợi ích riêng của từng người, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Đạo đức được thể hiện ở hành vi đạo đức mang tính tự giác, tự nguyện
và vì lợi ích của người khác.
Đạo đức bao gồm các yếu tố cấu thành là: ý thức đạo đức, hành vi đạo
đức và quan hệ đạo đức.
- Ý thức đạo đức
Con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Để tồn tại,
con người phải dựa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp
với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp
của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống
chính là ý thức đạo đức.
- Hành vi đạo đức
Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động cơ nào đó. Khi hành
vi được thực hiện do thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó được gọi là hành vi đạo
đức. Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá đạo đức của cá nhân. Hành vi
đạo đức tác động trực tiếp đến con người và gắn liền với ý thức đạo đức.
- Quan hệ đạo đức
Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã được ý thức đạo đức điều chỉnh
giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội, giữa con người
với công việc, với môi trường. Những quan hệ này thường được hình thức
hoá bằng những nghi thức xã hội, những phong tục, tập quán... vì thế một mặt
nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý
thức đạo đức.
14
1.2.1.2. Đạo đức công vụ
Đạo đức công vụ được hiểu là đạo đức thực thi công vụ của cán bộ,
công chức; là những giá trị và chuẩn mực đạo đức được áp dụng cho một
nhóm người nhất định trong xã hội - cán bộ, công chức trong lĩnh vực hoạt
động cụ thể là công vụ. Đạo đức công vụ là hệ thống các chuẩn mực, quy tắc,
nguyên tắc, hành vi trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức nhằm
điều chỉnh thái độ, hành vi, cách ứng xử, chức trách bổn phận, nghĩa vụ của
cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Đạo đức công vụ là hệ thống các
chuẩn mực quy định nhận thức và hành động được xem là tốt hay xấu, là nên
hay không nên làm trong hoạt động công vụ của người cán bộ, công chức
nhằm xây dựng một nền công vụ trách nhiệm, chuyên nghiệp và trong sạch,
tận tụy, công tâm. Theo một nghĩa nào đó (thực thi công vụ là một nghề), đạo
đức công vụ có thể xem là một dạng đạo đức nghề nghiệp liên quan đến
những con người trong bộ máy công quyền.
Đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức gắn liền với đạo đức xã
hội, những chuẩn mực được xã hội coi là giá trị, nhưng đồng thời đạo đức
công vụ là đạo đức nghề nghiệp đặc biệt - thực thi công vụ của cán bộ, công
chức, do đó đạo đức công vụ gắn chặt với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm
những điều cán bộ, công chức không được làm, cách ứng xử của cán bộ, công
chức khi thi hành công vụ do pháp luật quy định. Vì vậy, đồng thời với những
cố gắng để biến những quy định pháp luật đối với cán bộ, công chức thành
những chuẩn mực đạo đức công vụ, nêu cao tính tự giác, trách nhiệm phục vụ
nhân dân của cán bộ, công chức, cần thể chế hoá những chuẩn mực, nguyên
tắc đạo đức thàn những quy phạm pháp luật.
Ở nước ta hiện nay, các quy định về đạo đức công vụ của cán bộ, công
chức đã được thể hiện trong nhiều văn bản như Luật Cán bộ, công chức, Luật
Viên chức, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí…
15