Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Ứng dụng công nghệ GPS thành lập lưới khống chế đo vẽ, phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính xã đồng phúc huyện yên dũng – tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
= = = = = = = =

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

"Ứng dụng công nghệ GPS thành lập lưới khống chế
đo vẽ, phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính xã Đồng Phúc –
huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang"

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

NGÔ QUỲNH TRÂM
QLC
55
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
ThS. NGUYỄN ĐỨC LỘC


Công ty Cổ phần tư vấn quy hoạch và
Phát triển công nghệ Á Châu

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình từ phía Nhà trường, gia đình, bạn bè, cán bộ nhân viên Công
ty Cổ phần tư vấn Quy hoạch và Phát triển công nghệ Á Châu nơi tôi thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội, tới quý thầy cô trong trường nói chung và tất cả
các thầy cô trong Khoa Quản lý đất đai và đặc biệt là các thầy cô trong Bộ
môn Trắc địa – Bản đồ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo – ThS. Nguyễn Đức
Lộc, thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần tư
vấn Quy hoạch và Phát triển công nghệ Á Châu đã tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình tôi thực tập tại công ty và thu thập tài liệu phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bàn bè đã luôn sát cánh bên tôi,
động viên và tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian
thực tập để tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2014
Sinh viên

Ngô Quỳnh Trâm


i


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................................................xii
Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu của cơ quan hàng không vũ trụ Nga....................................xii
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................................1
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề về đất đai, trên đó thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và
một số thông tin địa chính khác của từng thửa đất. Đây là tài liệu cơ bản nhất trong bộ hồ sơ địa chính,
mang tính pháp lý cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ
địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại, đảm bảo cung cấp thông tin không gian
và thuộc tính của các thửa đất. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của
đất đai, trước sự biến động về hình thể, diện tích và chủ sử dụng của các thửa đất....................................1
Bản đồ địa chính xã Đồng Phúc - huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang đã được thành lập từ đầu những năm
90 của thế kỷ trước. Trong suốt một thời gian dài, nó là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý
đất đai trên địa bàn xã Đồng Phúc. Do sự biến động đất đai, các thông tin không gian và thuộc tính trên
bản đồ địa chính hiện nay không còn chính xác. Để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai trên địa
bàn xã, việc thành lập mới bản đồ địa chính là một yêu cầu cấp thiết.........................................................1
Phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay thường sử dụng là phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài
thực địa. Việc đầu tiên trong phương pháp này là thành lập mạng lưới khống chế đo vẽ. Trước đây, lưới
khống chế đo vẽ thường được thành lập dưới dạng lưới đường chuyền; các trị đo góc, cạnh thường được
đo bằng các máy toàn đạc điện tử. Một yêu cầu quan trọng trong thành lập lưới đường chuyền là các
điểm phải thông hướng với nhau. Những năm gần đây, với sự ra đời của công nghệ GPS, việc thành lập
lưới khống chế trắc địa đã có nhiều sự thay đổi. Các điểm trong lưới không cần thông hướng, khoảng
cách giữa các điểm có thể xa tới hàng trăm ki-lô-mét mà độ chính xác vị trí điểm vẫn đảm bảo yêu cầu...1

2.1. Bản đồ địa chính.....................................................................................................................................3
2.2.1. Lưới khống chế nhà nước....................................................................................................................8
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản khi thiết kế lưới tọa độ nhà nước..................................................10
2.3. Lưới tọa độ địa chính............................................................................................................................14
2.4. Hệ thống định vị toàn cầu.....................................................................................................................21
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................................37
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................................37
3.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................................................37
3.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................................37
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Đồng Phúc..................................................................................39
4.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................................ 39
4.2. Ứng dụng công nghệ GPS thành lập lưới khống chế đo vẽ tại xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang....................................................................................................................................................44
Bảng 4.7: Bảng tọa độ vuông góc không gian sau bình sai............................................................................55

vi


Bảng 4.8: Bảng tọa độ trắc địa sau bình sai.....................................................................................................56
Bảng 4.9: Bảng thành quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai..........................................................................57
Phụ lục 05: Kết quả bình sai mặt bằng GPS....................................................................................................76

1

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản khi thiết kế lưới tọa độ nhà nước.Error:
Reference source not found

Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới tam giác giải tích cấp 1 và cấp 2
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Những đặc trưng kỹ thuật cơ bản lưới đường chuyền cấp 1, 2. Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo ve.......Error: Reference
source not found
Bảng 2.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính..Error: Reference source
not found
Bảng 2.6: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính khi thành lập bằng công
nghệ GNSS...................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Chỉ tiêu kỹ thuật khi giải cạnh....Error: Reference source not found
Bảng 2.8: Chỉ tiêu cơ bản lưới khống chế đo ve.....Error: Reference source not
found
Bảng 4.1: Hiện trạng về dân số xã Đồng Phúc năm 2011........Error: Reference
source not found
Bảng 4.2: Tọa độ các điểm lưới địa chính xã Đồng Phúc........Error: Reference
source not found
Bảng 4.3: Bảng thiết kế ca đo.......................Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Một số đặc trưng kỹ thuật của máy GPS S65..........Error: Reference
source not found
Bảng 4.5: Kết quả xử lý cạnh.......................Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Bảng tọa độ vuông góc không gian sau bình sai......Error: Reference
source not found

viii


Bảng 4.8: Bảng tọa độ trắc địa sau bình sai..Error: Reference source not found
Bảng 4.9: Bảng thành quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai.....Error: Reference
source not found


ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo ve trực
tiếp ở thực địa...............................................Error: Reference source not found
Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo ảnh kết
hợp điều ve ngoài thực địa............................Error: Reference source not found
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo hệ thống định vị toàn cầu GPS........Error: Reference
source not found
Hình 2.4: Vệ tinh và quỹ đạo vệ tinh GPS. . .Error: Reference source not found
Hình 2.5: Sơ đồ vị trí các trạm theo dõi và trạm điều khiển GPS............Error:
Reference source not found
Hình 2.6: Phương pháp đo GPS tuyệt đối. . .Error: Reference source not found
Hình 2.7: Phương pháp đo GPS vi phân.......Error: Reference source not found
Hình 2.8: Các phần mềm xử lý số liệu đo GPS......Error: Reference source not
found
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí xã Đồng Phúc huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang....Error:
Reference source not found
Hình 4.2: Các bước thành lập lưới khống chế đo ve.....Error: Reference source
not found
Hình 4.3: Máy thu GPS sử dụng đo lưới......Error: Reference source not found
Hình 4.4: Nhập số liệu vào phần mềm Trimble Geomatics Office............Error:
Reference source not found
Hình 4.5: Xử lí cạnh bằng phần mềm Trimble Geomatics Office.............Error:
Reference source not found
Hình 4.6 : Biên tập kết quả bình sai trên phần mềm HHMAPS................Error:
Reference source not found


x


xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
ITRF

: Bộ Tài nguyên và Môi trường
: Hệ quy chiếu trắc địa quốc tế

(International Terrestrial Reference Frame)
GLONASS

: Hệ thống dẫn đường bằng vệ

(Global Navigation Satellite System)

tinh toàn cầu của cơ quan hàng

GNSS

không vũ trụ Nga
: Hệ thống dẫn đường bằng vệ

(Global Navigation Satellite System)
GPS


tinh toàn cầu
: Hệ thống định vị toàn cầu của cơ

(GlobalPositioning Sytem)
RINEX

quan hàng không vũ trụ Mỹ
: Chuẩn dữ liệu trị đo GNSS theo

(Receiver Independent Exchange format)
khuôn dạng dữ liệu ASCII
UTM
: Lưới chiếu hình trụ ngang đồng
(Universal Transverse Mercator)
VN-2000

góc
: Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc
gia hiện hành của Việt Nam

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề về đất đai, trên đó thể hiện chính

xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính khác của từng

thửa đất. Đây là tài liệu cơ bản nhất trong bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp
lý cao, phục vụ quản lý chặt che đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng
đất. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại,
đảm bảo cung cấp thông tin không gian và thuộc tính của các thửa đất. Bản đồ
địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai,
trước sự biến động về hình thể, diện tích và chủ sử dụng của các thửa đất.
Bản đồ địa chính xã Đồng Phúc - huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang đã
được thành lập từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Trong suốt một thời
gian dài, nó là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên
địa bàn xã Đồng Phúc. Do sự biến động đất đai, các thông tin không gian và
thuộc tính trên bản đồ địa chính hiện nay không còn chính xác. Để phục vụ tốt
hơn cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã, việc thành lập mới bản đồ
địa chính là một yêu cầu cấp thiết.
Phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay thường sử dụng là
phương pháp đo ve trực tiếp ngoài thực địa. Việc đầu tiên trong phương pháp
này là thành lập mạng lưới khống chế đo ve. Trước đây, lưới khống chế đo ve
thường được thành lập dưới dạng lưới đường chuyền; các trị đo góc, cạnh
thường được đo bằng các máy toàn đạc điện tử. Một yêu cầu quan trọng trong
thành lập lưới đường chuyền là các điểm phải thông hướng với nhau. Những
năm gần đây, với sự ra đời của công nghệ GPS, việc thành lập lưới khống chế
trắc địa đã có nhiều sự thay đổi. Các điểm trong lưới không cần thông hướng,
khoảng cách giữa các điểm có thể xa tới hàng trăm ki-lô-mét mà độ chính xác

1


vị trí điểm vẫn đảm bảo yêu cầu.
Xuất phát từ những vấn đề trên, dưới sự phân công của Khoa Quản lý đất
đai, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Ứng dụng công nghệ GPS thành lập lưới
khống chế đo vẽ, phục vụ đo vẽ bản đồ địa chính xã Đồng Phúc – huyện

Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ GPS thành lập lưới khống chế đo ve, phục vụ đo
đạc thành lập bản đồ địa chính xã Đồng Phúc – huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc
Giang.
1.2.2. Yêu cầu
- Thiết kế lưới đảm bảo tính khoa học. Các điểm trong lưới thiết kế
phải tạo điều kiện cho quá trình đo chi tiết về sau được thuận lợi nhất, đo
được nhiều điểm chi tiết nhất.
- Quá trình thi công lưới phải đảm bảo đúng trình tự, tổ chức đo đạc
hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao nhất.
- Kết quả tính toán các yếu tố kỹ thuật của lưới phải đảm bảo các yêu
cầu của quy phạm hiện hành.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Bản đồ địa chính
2.1.1. Khái niệm
Bản đồ là hình chiếu thu nhỏ của một phần hay toàn bộ trái đất lên giấy
theo một tỷ lệ nhất định (có tính đến ảnh hưởng của độ cong bề mặt trái đất).
Bản đồ địa chính là 1 bản đồ chuyên đề thể hiện trọn một thửa đất hoặc
trọn một số thửa đất liền kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo
thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên
quan trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (trường hợp thửa đất có liên quan
đến hai (02) hay nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành
chính xã để làm căn cứ xác định diện tích thửa đất trên từng xã), được cơ quan thực
hiện, Ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.

Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản đề biên tập, biên ve và đo ve
bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị
trấn; được lập phủ kín một hay một số đơn vị hành chính các cấp xã, huyện,
tỉnh; để thể hiện hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ô, thửa có tính ổn
định lâu dài, dễ xác định ngoài thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại
đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng chỉ tiêu thống kê.
Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo ve
bằng các phương pháp đo ve trực tiếp trên thực địa, sử dụng ảnh hàng không
kết hợp đo ve bổ sung ở thực địa hay được thành lập trên cơ sở biên tập, biên
ve từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có. Bản đồ địa chính cơ sở được đo ve kín
ranh giới hành chính và kín mảnh bản đồ.
2.1.2. Mục đích, yêu cầu, nội dung của bản đồ địa chính
2.1.2.1. Mục đích
Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ
trong quản lý nhà nước về đất đai như: thống kê đất đai; giao đất sản xuất
3


nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, tiến hành
đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp; đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà
ở; xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất; lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư,
quy hoạch giao thông, thủy lợi... lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết; giải quyết
tranh chấp đất đai.
2.1.2.2. Yêu cầu
- Thể hiện đúng hiện trạng các thửa đất, chính xác rõ ràng cả về mặt địa
lý và pháp lý, không nhầm lẫn chủ sử dụng và loại đất.
- Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu
phù hợp để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất.

- Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các
điểm, các đường đặc trưng, diện tích các thửa đất…
- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt che.
- Các quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa chính (dạng bản đồ giấy, bản
đồ số) phải thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cập nhật, lưu trữ.
2.1.2.3. Nội dung
Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính vì vậy
trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung đáp ứng nhu cầu quản
lý nhà nước về đất đai.
Nội dung bản đồ địa chính gồm:
- Khung bản đồ.
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm
khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo ve có chôn mốc ổn định.
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.
- Mốc giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, thủy lợi, điện và
các công trình khác có hành lang an toàn.
4


- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất.
- Nhà ở và công trình xây dựng khác tại khu vực đô thị, các khu đô thị
thuộc khu vực nông thôn và các khu đất của tổ chức được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất.
Trên bản đồ chỉ thể hiện trên các công trình xây dựng chính (nhà ở, nhà
làm việc, nhà xưởng, nhà kho, bể chứa...), không thể hiện các công trình tạm
thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải
được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán.
- Các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất.
- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định
hướng cao;

- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được
nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình).
- Các ghi chú thuyết minh.
2.1.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
2.1.3.1. Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ ngoài thực địa
Đây là phương pháp đạt độ chính xác cao, áp dụng cho bản đồ tỷ lệ lớn
và luôn đạt được độ chính xác của bản đồ trong công tác quản lý nhà nước về
đất đai. Đặc biệt phương pháp này phát huy ưu điểm khi dùng để xây dựng
bản đồ tỷ lệ lớn, khu vực đông dân cư, có nhiều địa vật che khuất. Thông tin
trên bản đồ hoàn toàn mới, tính thời sự và độ tin cậy cao. Phương pháp này
áp dụng có hiệu quả đối với khu vực đo ve có diện tích không lớn, thửa đất
nhỏ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thời gian đo đạc chủ yếu
ngoài thực địa do đó kết quả, năng suất lao động và tiến độ thực hiện phụ
thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm việc.

5


Xây dựng phương án kỹ thuật đo
đạc thành lập bản đồ địa chính
Thành lập lưới tọa độ
địa chính các cấp

Chuẩn bị bản ve các
tư liệu liên quan
Đo chi tiết ngoại nghiệp

Ve bản đồ gốc, tu chỉnh tiếp biên
bản ve
Lên mực bản đồ gốc, đánh số

thửa, tính diện tích
Biên tập bản đồ địa chính

Giao diện tích thửa đất
cho các chủ sử dụng

Đăng ký, thống kê, cấp giấy
chứng nhận QSDĐ
In, lưu trữ, sử dụng

Hình 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ
trực tiếp ở thực địa
2.1.3.2. Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo ảnh kết hợp điều
vẽ ngoài thực địa
Đã từ lâu, ảnh hàng không đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong
lĩnh vực thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn. Ảnh
hàng không giúp ta thu nhập thông tin địa vật, địa hình một cách nhanh chóng
và khách quan. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật của công nghiệp thông tin
mới, đang nhanh chóng được sử dụng rộng rãi vào các ngành đo ảnh nên việc
thành lập bản đồ bằng ảnh hàng không được tự động hóa khá cao.

6


Ở những vùng đất nông nghiệp ít địa vật và cây cối che khuất các đường biên
thửa đất, bờ ruộng thể hiện khá rõ nét trên phim ảnh hàng không. Do đó dùng ảnh
hàng không để thành lập bản đồ địa chính ở vùng đất nông nghiệp là hoàn toàn có thể
thực hiện được. Ứng dụng phương pháp này se tăng hiệu quả kinh tế và đẩy mạnh
tốc độ thành lập bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian tiếp xúc ngoài thực địa

ngắn, thời gian làm việc trong phòng tăng lên làm cho công tác thành lập bản
đồ so với phương pháp đo ve trực tiếp nhàn hơn và đạt hiểu quả cao hơn.
Nhược điểm của phương pháp này là độ chính xác bản đồ thành lập phụ
thuộc vào nhiều yếu tố của tấm ảnh bay chụp như: độ nét của ảnh, chất liệu
tấm ảnh, tỷ lệ tấm ảnh bay chụp ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của điều kiện
địa hình và điều kiện ngoại cảnh khi bay chụp. Hơn nữa trong quá trình làm
việc trong phòng còn nhiều sai sót nhẫm lẫn trong việc đoán đọc cũng như có
nhiều sai số trong khi định vị tấm ảnh.
Lập phương án, kỹ thuật,
khảo sát, thiết kế

Bay chụp ảnh hàng không

Lập lưới khống chế ảnh
ngoại nghiệp

Tăng dày điểm khống chế ảnh
nội nghiệp, tính bình sai
Lập mô hình số mặt đất, đo ve
địa vật thủy hệ
Lập bình đồ trực ảnh, điều ve ngoại
nghiệp nôi dung bản đồ gốc
Thành lập bản đồ địa chính cơ sở

Đo ve bổ sung thực địa nội
dung bản đồ địa chính

Biên tập bản đồ địa chính

In, lưu trữ, sử dụng


Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo
ảnh kết hợp điều vẽ ngoài thực địa
7


2.1.3.3. Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp biên tập, biên vẽ và
đo vẽ bổ sung chi tiết trên nền bản đồ cùng tỷ lệ
Phương pháp này thực chất là biên tập lại các yếu tố nội dung bản đồ
địa chính phù hợp với nội dung bản đồ địa chính cơ sở và hiệu chỉnh các yếu
tố nội dung bản đồ địa chính mới ở thời điểm đo ve. Phương pháp này chỉ áp
dụng để bổ sung các yếu tố ở khu vực đất lâm nghiệp, khu vực trồng cây công
nghiệp và đất chưa sử dụng ở khu vực miền núi, ở tỷ lệ 1:5000, 1:10000.
Trong phương pháp này bản đồ được sử dụng làm gốc biên ve cần đảm
bảo chất lượng bản đồ tốt và mới, kết hợp với các tài liệu bổ sung như ảnh
hàng không, ảnh vệ tinh và bản đồ chuyên nghành. Các yếu tố thửa đất được
nhận biết từ các bản đồ tài liệu, sau đó được đối soát, bổ sung hoàn thiện bằng
điều tra, đo đạc ngoài thực địa.
2.2. Lưới khống chế trắc địa
Lưới khống chế trắc địa là tập hợp các điểm được đánh dấu mốc vững
chắc trên mặt đất, được liên kết với nhau bởi các trị đo góc, cạnh, chênh cao
tạo thành hệ thống lưới mặt bằng và độ cao. Giá trị tọa độ (X,Y) và độ cao
(H) của chúng được xác định trong một hệ thống tọa độ và độ cao thống nhất.
Hệ thống lưới khống chế trắc địa được xây dựng theo nguyên tắc: “Từ
toàn diện đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp”. Theo quy
mô và độ chính xác, người ta chia lưới khống chế trắc địa thành 3 loại: lưới
khống chế nhà nước, lưới khống chế khu vực và lưới khống chế đo ve.
2.2.1. Lưới khống chế nhà nước
Lưới tọa độ nhà nước là lưới khống chế tọa độ cơ bản, thống nhất trong
toàn quốc phục vụ cho các nghiên cứu khoa học, đo ve bản đồ địa hình, bản

đồ địa chính, thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và các loại bản đồ chuyên đề khác.
Lưới tọa độ nhà nước bao gồm: Lưới tọa độ cấp 0, lưới tọa độ hạng I, lưới
tọa độ hạng II và lưới tọa độ hạng III khác nhau về độ chính xác, mật độ phân bố
điểm, mục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự phát triển của lưới.
8


Lưới tọa độ nhà nước được tính toán trong Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ
VN-2000, có điểm gốc là N00. Độ cao của các điểm trong lưới tọa độ nhà
nước được tính theo hệ độ cao quốc gia. Riêng lưới tọa độ cấp 0 được tính
toán trong hai hệ tọa độ: VN-2000 và ITRF.
Giá trị tọa độ của các điểm trong lưới tọa độ nhà nước được biểu thị
trên mặt phẳng theo lưới chiếu UTM múi 6 o kinh tuyến trục là 105o kinh đông
(đối với múi thứ 48), múi 6o kinh tuyến trục là 111 o kinh đông (đối với múi
thứ 49) và múi 6o kinh tuyến trục là 117 o kinh đông (đối với múi thứ 50), tỷ lệ
biến dạng chiều dài trên kinh tuyến trục trong cả ba trường hợp là 0.9996.
Lưới tọa độ cấp 0 là lưới có độ chính xác cao nhất, được phân bố với
mật độ khoảng 10.000 km2 – 15.000km2/điểm với khoảng cách trung bình
giữa các điểm từ 100km – 150km. Trong một số trường hợp được xây dựng
riêng cho các mục đích đặc biệt như nghiên cứu khoa học, an ninh quốc
phòng có thể được phân bố với mật độ dày hơn.
Lưới tọa độ hạng I là mạng lưới hiện đang tồn tại nhưng không xây
dựng lại.
Lưới tọa độ hạng II là lưới tọa độ tăng dày trung gian làm cơ sở để phát
triển lưới tọa độ hạng III được phân bố với mật độ khoảng 700km 2 –
1000km2/điểm với khoảng cách trung bình giữa các điểm từ 25km-30km. Các
điểm gốc được sử dụng để phát triển lưới tọa độ hạng II là các điểm tọa độ cấp 0.
Lưới tọa độ hạng III là lưới tọa độ làm cơ sở để phát triển các lưới
khống chế đo ve được phân bố với mật độ khoảng 5km2 – 15km2/điểm đối với
khu vực đồng bằng và 25km 2-50km2/điểm đối với khu vực miền núi. Khoảng

cách trung bình giữa các điểm trong lưới tọa độ hạng III là 2km-4km đối với
khu vực đồng bằng và 5km-7km đối với khu vực miền núi. Trong trường hợp
đặc biệt, khi xây dựng lưới tọa độ hạng III ở khu vực miền núi không thể bố
trí được điểm theo mật độ quy định, khoảng cách giữa các điểm trong lưới
hạng III được phép kéo dài hơn nhưng không được vượt quá 2 lần.
9


Lưới tọa độ hạng III được xây dựng chủ yếu theo phương pháp thiết kế
thành mạng lưới trên phạm vi rộng. Trong trường hợp cá biệt, khi có nhu cầu
xây dựng một vài điểm để phục vụ cho các mục đích riêng hoặc khôi phục
điểm bị mất, bị phá hủy được phép xây dựng theo phương pháp chêm điểm.
Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản khi thiết kế lưới tọa độ được quy định
trong bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản khi thiết kế lưới tọa độ nhà nước
TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Cấp 0

Hạng II

Hạng III

1 Khoảng cách trung bình giữa 2 điểm 100km -150km25km-30km
- Đồng bằng
2km - 4km
- Miền núi
5km - 7km

2 Khoảng cách tối đa giữa 2 điểm
- Đồng bằng
- Miền núi

200km

3 Khoảng cách tối thiểu giữa 2 điểm
- Đồng bằng
- Miền núi

70km

30km
40km

7km
15km

15km
25km

1,5km
4km

4 Số hướng đo nối tối thiểu tại 1 điểm

5

4


3

5

Số cạnh độc lập tối thiểu tại 1 điểm

3

2

2

6

Số điểm khống chế tọa độ tối thiểu

Không quy
định

5

8

100km

50km

Không quy
định


5

7 Khoảng cách tối đa từ một điểm bất Không quy
kỳ trong lưới đến điểm khống chế tọa
định
độ cấp cao gần nhất.
8

Số điểm khống chế độ cao tối thiểu

Không quy
định

9 Khoảng cách tối đa từ một điểm bất
Không quy Không quy
kỳ trong lưới đến các điểm khống chế
75km
định
định
độ cao gần nhất
(BTNMT, 06/2009/TT-BTNMT)

10


2.2.2. Lưới khống chế trắc địa khu vực
Điểm khống chế nhà nước không đủ mật độ cần thiết làm cơ sở cho đo
ve bản đồ tỷ lệ lớn, vì thế phải chêm dày thêm bằng các điểm tam giác cấp
thấp. Người ta dùng thuật ngữ “lưới khống chế khu vực” để chỉ các lưới
khống chế loại này. Lưới khống chế trắc địa khu vực có thể thành lập dưới

dạng lưới tam giác hoặc đường chuyền.
2.2.2.1. Lưới khống chế khu vực dạng tam giác
Khi sử dụng dạng lưới tam giác để xây dựng lưới khống chế khu vực,
người ta phân chia chúng thành 2 cấp, đó là lưới tam giác giải tích cấp 1 và
cấp 2. Ở khu vực đã có lưới tam giác nhà nước thì lưới tam giác giải tích cấp
1 se là dạng lưới tam giác chêm dày. Trên khu đo diện tích nhỏ, không có đủ
điểm tam giác nhà nước thì có thể xây dựng lưới tam giác giải tích theo dạng
lưới độc lập.
Lưới tam giác cấp 2 được phát triển chủ yếu theo dạng lưới chêm dày
dựa trên cơ sở các điểm tam giác nhà nước và tam giác giải tích cấp 1.
Tùy theo diện tích, hình dạng và địa hình khu đo, mặt khác dựa vào số
lượng và sự phân bố của các điểm khống chế hạng cao đã có, ta lựa chọn hình
dạng lưới tam giác giải tích cho thích hợp.
Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới tam giác giải tích cấp 1 và cấp 2 nêu
trong bảng 2.2.

11


Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới tam giác giải tích cấp 1 và cấp 2
TT

Các yếu tố đặc trưng

Cấp 1

Cấp 2

1 – 5 km


1 – 3 km

- Trong chuỗi tam giác

300

300

- Chêm điểm và lưới dày đặc

200

200

10

10

1

Chiều dài cạnh tam giác

2

Giá trị nhỏ nhất

3

Lưới tam giác giải tích


Số tam giác tối đa trong chuỗi
tam giác giữa 2 cạnh khởi đầu

4

Sai số khép tam giác

20”

40”

5

Sai số trung phương đo góc

5”

10”

6

Sai số trung phương của cạnh

1 : 50.000

1 : 20.000

1 : 20.000

1 : 10.000


khởi đầu
7

Sai số trung phương tương đối
cạnh yếu nhất

(Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 - Cục
Đo đạc và Bản đồ nhà nước, 1990)
2.2.2.2. Lưới khống chế khu vực dạng đường chuyền
Khi xây dựng lưới khống chế tọa độ theo phương pháp đường chuyền
ta có thể sử dụng ba dạng cơ bản là: đường chuyền phù hợp; đường chuyền
khép kín và lưới đường chuyền.
Những đặc trưng cơ bản của lưới đường chuyền cấp 1, 2 được giới
thiệu trong bảng 2.3 sau:

12


Bảng 2.3: Những đặc trưng kỹ thuật cơ bản lưới đường chuyền cấp 1, 2
Đặc trưng kỹ thuật
Chiều dài tối đa của đường chuyền (km)

Cấp 1

Cấp 2

- Nối hai điểm cấp cao

5


3

- Nối hai điểm cấp cao đến điểm nút

3

2

- Nối hai điểm nút

2

1,5

1,5

9

0,8

0,35

- Vòng khép kín
Chiều dài cạnh (km)
- Lớn nhất

- Nhỏ nhất
0,12
0,08

Số cạnh tối đa trong một đường chuyền
15
15
± 5”
± 10 ”
Sai số trung phương đo góc
Sai số khép góc giới hạn
10” n
20” n
1 : 10.000 1 : 5000
Sai số khép tương đối giới hạn f s / [ S ]
(Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 - Cục
Đo đạc và Bản đồ nhà nước, 1990)
2.2.3. Lưới khống chế đo vẽ
Lưới khống chế đo ve là tập hợp các điểm trên mặt đất có liên hệ với
nhau theo một quy luật toán học nhất định. Lưới khống chế đo ve bao gồm
lưới mặt bằng và lưới độ cao.
Lưới khống chế đo ve là cấp khống chế nhằm tăng dày các điểm tọa độ,
độ cao, làm cơ sở để tăng dày lưới trạm đo. Lưới khống chế đo ve về tọa độ
mặt bằng thành lập bằng phương pháp như đường chuyền kinh vĩ, lưới tam
giác nhỏ hoặc sử dụng công nghệ GPS.
Hiện nay, để thành lập lưới khống chế đo ve chủ yếu sử dụng phương
pháp đường chuyền. Đường chuyền của lưới đo ve gồm 2 cấp: đường chuyền
kinh vĩ cấp 1 và đường chuyền kinh vĩ cấp 2. Ngoài ra có thể dùng phương
pháp giao hội, hoặc phóng điểm phụ để phát triển lưới đo ve.

13


Bắt đầu từ việc xây dựng lưới đường chuyền kinh vĩ cấp 1, sau đó phát

triển đường chuyền kinh vĩ cấp 2. Việc thiết kế đường chuyền phải tuân theo
các quy định sau:
- Các điểm của đường chuyền phải bố trí ở những nơi chắc chắn, có thể
đặt máy để đo ve.
- Các điểm của đường chuyền phải trải đều trên khu vực đo.
- Tại một điểm phải nhìn thấy 2 điểm bên cạnh.
- Chiều dài các cạnh đường chuyền phải gần bằng nhau.
- Tổng chiều dài các cạnh phải tuân theo quy định tùy thuộc vào khu
vực đo, được quy định trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ
STT

Tỷ lệ BĐ

1
1:500, 1:1000, 1:2000
2
1:1000
1:2000
1:5000
1:10000 ÷ 1:25000

Smax(m)
mβ’’
fs ∕ [S]
KV1 KV2 KV1
KV2
KV1
KV2
Khu vực đô thị

600 300
15
15
1:4000 1:2500
Khu vực nông thôn
900 500
15
15
1:4000 1:2000
2000 1000
15
15
1:4000 1:2000
4000 2000
15
15
1:4000 1:2000
8000 600
15
15
1:4000 1:2000
(Giáo trình trắc địa,TS Đàm Xuân Hoàn, tr.90)

2.3. Lưới tọa độ địa chính
Nghiên cứu về đặc điểm của lưới tọa độ nhà nước ta thấy lưới tọa độ
hạng I, II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác
cao, đã xử lý tổng hợp cùng các số liệu khác nên nó đảm bảo tính thống nhất
và hệ thống và hệ thống trên phạm vi cả nước. Mạng lưới này đủ điều kiện về
mật độ và độ chính xác làm cơ sở để phát triển lưới tọa độ địa chính trên mọi
vùng lãnh thổ của cả nước.

Lưới tọa độ hạng III và IV nhà nước đã được xây dựng ở một số vùng,
nó chỉ đảm bảo mật độ và độ chính xác phục vụ đo ve bản đồ địa chính ở khu

14


vực nông thôn, đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, vai trò thực tế của nó
rất hạn chế vì mạng lưới này đã bị mất mát, phá hỏng nhiều.
Bản đồ địa chính cần đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất
đai thống nhất từ trung ương đến địa phương nên trên toàn lãnh thổ, bản đồ
địa chính phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học, độ chính xác.
Mặt khác, thực tế đặt ra nhu cầu phải đo ve bản đồ địa chính ở nhiều vùng
khác nhau trong cùng một thời gian. Để đảm bảo các yêu cầu trên, lưới tọa độ
địa chính phải được phủ trùm toàn quốc, có độ chính xác đồng đều và có khả
năng độc lập thực hiện cho từng khu vực.
Phương án cơ bản để xây dựng lưới tọa độ địa chính đã được chọn là:
chêm vào các điểm hạng I, hạng II nhà nước một mạng lưới địa chính cơ sở
đo bằng công nghệ GPS, có độ chính xác đạt tiêu chuẩn hạng III nhà nước và
mật độ tương đương hạng IV nhà nước. Như vậy, lưới địa chính vừa hòa nhập
với mạng lưới quốc gia vừa đáp ứng yêu cầu đo ve bản đồ địa chính tất cả các
loại tỷ lệ trên phạm vi toàn quốc.
Để tăng dày mật độ điểm khống chế tọa độ, hiện nay người ta thực hiện
chêm dày vào lưới địa chính cơ sở bằng hệ thống lưới địa chính (mà trước đây
là hệ thống tọa độ địa chính cấp I và cấp II).
Khi đo ve bản đồ địa chính bằng phương pháp đo ve trực tiếp ngoài
thực địa cần xây dựng lưới địa chính rải đều khu đo. Dựa vào lưới địa chính,
người ta chêm dày bằng hệ thống lưới khống chế đo ve.
Như vậy, lưới tọa độ địa chính bao gồm: lưới địa chính cơ sở, lưới địa
chính và lưới khống chế đo ve.
2.3.1. Lưới địa chính

Lưới địa chính được xây dựng trên cơ sở lưới tọa độ và độ cao Quốc
gia để tăng dày mật độ điểm khống chế, làm cơ sở phát triển lưới khống chế
đo ve và đo ve chi tiết.
15


Lưới địa chính được xây dựng bằng phương pháp đường chuyền hoặc
bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam
giác, tứ giác để làm cơ sở phát triển lưới khống chế đo ve.
Lưới địa chính được thiết kế trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hoặc bản đồ
địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Khi thiết kế lưới phải đảm bảo các
điểm được phân bố đều trên khu đo, trong đó ưu tiên tăng dày cho khu vực bị
che khuất nhiều, địa hình phức tạp; các điểm khống chế tọa độ từ địa chính
cấp II (trước đây) trở lên, điểm độ cao Quốc gia từ hạng IV trở lên đã có trong
khu đo phải được đưa vào lưới mới thiết kế.
Lưới địa chính phải được đo nối tọa độ với ít nhất 03 điểm khống chế
tọa độ có độ chính xác tương đương điểm tọa độ Quốc gia hạng III trở lên.
Trường hợp thành lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS phải đo nối độ
cao với ít nhất 02 điểm khống chế độ cao có độ chính xác tương đương điểm
độ cao Quốc gia hạng IV trở lên.
Khi tính toán kết quả thành lập lưới địa chính bằng công nghệ GNSS
phải xác định đồng thời tọa độ và độ cao.
Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới địa chính được quy định như
sau:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới địa chính
STT

Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính


16

Chỉ tiêu kỹ
thuật


×