TRƯỜNG ĐẠI HOC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (SCII)
KHOA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
----------
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN :THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc
làm ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015
GVHD : Nguyễn Ngọc Tuấn
SVTH : Trần Thị Bích Vi
Trần Thị Phương Lan
Lớp
: ĐH07NL2
TP.HCM, ngày 02tháng 07 năm
2010
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................3
..................................................................................................1.Lý do chọn đề tài
3..........................................................................................2.Mục tiêu nghiên cứu
4............................................................................................................................
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
....................................................................................................5.Nguồn số liệu
4............................................................................................................................
6.Kết cấu............................................................................................................4
.............................................................................................PHẦN NỘI DUNG
5................................................................................................................................
Chương 1:Cơ sở lí luận về vấn đề việc làm.....................................................5
............................................................................................. 1.1 Một số khái niệm
5............................................................................................................................
1.1.1 Việc làm.................................................................................................5
..................................................................................... 1.1.2 Quan hệ việc làm
5............................................................................................................................
1.1.3 Tạo việc làm...........................................................................................6
................................................................................ 1.2 Các hình thức việc làm
6........................................................................................................................
1.3 Phân loại việc làm.....................................................................................7
............................................ 1.4 Các mô hình kinh tế của sự xác định việc làm
9............................................................................................................................
1.5 Ý nghĩa việc làm......................................................................................10
.................................................................. 1.6 Pháp luật Nhà nước về việc làm
11..........................................................................................................................
Chương 2:Thực trạng về vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay................11
.............................................. I.Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam
11..........................................................................................................................
II.Thực trạng về vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay.................................12
............................................................................. 1.Cơ cấu dân số ở Việt Nam
13..........................................................................................................................
1.1 Cơ cấu dân số theo tuổi ........................................................................13
.................. 1.2 Dân số trong ĐTLĐ tăng nhanh về số tuyệ đối và tương đối
15
2.Chất lượng lao động ở Việt Nam................................................................16
............................................................................................. 3.Phân bố lao động
18..........................................................................................................................
3.1 Cơ cấu lao động theo khu vực .............................................................18
.......................................................... 3.2 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
19
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 2
4.Thực trạng về việc làm ở Việt Nam............................................................20
.......................................................................... 4.1 Những người có việc làm
20..........................................................................................................................
4.2 Những người thiếu việc làm và thất nghiệp..........................................22
........Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm
26..............................................................................................................................
I. Phương hướng,mục tiêu,thách thức và giải pháp VL (2010-2015)...........26
1. Phương hướng,mục tiêu..........................................................................26
.................................................................................... 2.Cơ hội và thách thức
28..........................................................................................................................
2.1 Cơ hội ..................................................................................................28
................................................................................................
2.2 Thách thức
30..........................................................................................................................
3.Giải pháp..................................................................................................32
....................................................................... II.Nhận xét và một số kiến nghị
37..........................................................................................................................
1.Nhận xét...................................................................................................37
.......................................................................................... 2.Một số kiến nghị
38..........................................................................................................................
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................40
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn chuyên đề
Lao động là vốn quý, là yêu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của
mọi hình thức kinh tế xã hội, chính vì lẽ đó Đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn đề
về dân số, lao động ,việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế xã
hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm là vị trí trung tâm lấy lợi
ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.
Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều
kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã
hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao
động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm.
Hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ổn định, hợp
tác để cùng phát triển tác động mạnh đến sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt
là các nước đang phát triển như Việt Nam. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 3
(WTO) là cơ hội tốt để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, được
đối xử bình đẳng trên “sân chơi chung” của thế giới. Hội nhập đem lại nhiều cơ
hội việc làm, đặc biệt là việc làm theo hướng công nghiệp với hàm lượng vốn, tri
thức cao; các rào cản pháp lý về di chuyển pháp nhân, thể nhân được nới lỏng, các
quan hệ kinh tế, đối ngoại, lao động… được thiết lập tạo điều kiện cho lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Tuy nhiên thị trường lao động Việt Nam đang
ở giai đoạn sơ khai, chứa đựng nhiều nghịch lý. Trong bối cảnh hội nhập, Việt
Nam đang phải điều chỉnh thích nghi và hoàn thiện để cạnh tranh phát triển, lại
phải đương đầu với những tác động tiêu cực nặng nề của suy thoái kinh tế toàn
cầu. Hậu quả của thu hẹp quy mô việc làm, ngành nghề xáo trộn đã bộc lộ nhiều
mặt hạn chế từ tầm nhìn hoạch định chính sách đến những giải pháp cụ thể trong
tổ chức điều hành; đòi hỏi phải có cách nhìn nhận khách quan, toàn diện trong
xem xét, đánh giá nhằm tìm giải pháp tích cực hơn trong chuyển đổi, tái cấu trúc
lao động; tổ chức đào tạo để đảm bảo việc làm, an sinh xã hội trong các chương
trình mục tiêu quốc gia.Trước những vấn đề bức xúc về việc làm hiện nay ở Việt
Nam như đã nói trên,chúng em quyết định chọn đề tài “Thực trạng việc làm và
các giải pháp giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015”để
tìm hiểu rõ hơn về thưc trạng việc làm và góp một phần nhỏ bé kiến thức của
mình vào việc giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta .
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về vấn đề việc làm ,những kết quả đạt
được, các cơ hội cũng như thách thức ảnh hưởng đến vấn đề việc làm hiện nay ở
Việt Nam.Đồng thời nêu lên những hạn chế ,bất cập trong các chính sách nhằm
bảo đảm và giải quyết việc làm cho người lao động của Nhà nước.Qua đó đề xuất
một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoat động giải
quyết việc làm cho người lao động.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm và các giải pháp giải quyết việc
làm ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 4
Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề việc làm ở Việt Nam
4.Phương pháp nghiên cứu:
Căn cứ vào giáo trình thị trường lao động của PGS.TS.Nguyễn Tiệp
Dựa trên phân tích số liệu của các báo cáo thực tiễn từ các Doanh nghiệp,
báo cáo của Sở Lao động thương binh – xã hội các tỉnh ,thành phố trong cả
nước ,Tổng cục thống kê về việc làm
5.Nguồn số liệu
Giáo trình thị trường lao động của PGS.TS.Nguyễn Tiệp
Dựa trên các báo chí,website:tuoitre.com.vn,vieclamvietnam.gov.vn,
molisa.gove.vn,thitruonglaodong.gov.vn,….
6.Kết cấu
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương I:Cơ sở lí luận về việc làm
Chương II:Thực trạng việc làm ở Việt nam hiện nay
Chương III:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm
Phần kết
Do kiến thức, tư đuy, thông tin còn hạn hẹp cho nên không tránh khỏi những
sai sót trong quá trình nghiên cứu. Em kính mong được sự giúp đỡ, góp ý của các
thầy và các độc giả quan tâm để em hoàn thành tốt chuyên đề này.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:Cơ sở lí luận về vấn đề việc làm
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Việc làm
Hiện nay ,việc làm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau .
Dưới góc độ kinh tế-xã hội,có quan niệm cho rằng:
Việc làm là một vấn đề mang tính chất cá nhân ,trong đó có sự trả
công do có sự tham gia mang tính chất cá nhân và trực tiếp của
người lao động vào quá trình sản xuất
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 5
Cũng có quan niệm cho rằng việc làm là tất cả những gì quan hệ đến
cách kiếm sống của con người ,kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu
chuẩn hành vi tạo thành quá trình kinh tế
Có quan niệm lại cho rằng việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động
và tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích
của con người…
Dưới góc độ pháp lí trong Bộ luật Lao động :
Việc làm được hiểu như sau:”Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”(Điều 13 Bộ luật
Lao đông)
1.1.2 Quan hệ việc làm
Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực giải
quyết việc làm ,bảo đảm việc làm cho người lao động .Quan hệ việc làm
là loại quan hệ pháp luật phức tạp, nó bao gồm cả những yếu tố của quan
hệ pháp luật hành chính
Quan hệ về việc làm bao gồm 3 loại:
Quan hệ về bảo đảm việc làm giữa Nhà nước với người lao động
Quan hệ về bảo đảm việc làm giữa người sử dụng lao động với
người lao động
Quan hệ giữa các tổ chức giới thiệu việc làm với người lao động
1.1.3 Tạo việc làm
Tạo việc làm cho người lao động là một công việc hết sức khó khăn và nó
chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như : Vốn đầu tư , sức lao động , nhu
cầu thị trường về sản phẩm .
Bởi vậy tạo việc làm là quá trình kết hợp các yếu tố trên thông qua nó để
người lao động tạo ra các của cải vật chất ( số lượng , chất lượng ) , sức
lao động (tái sản xuất sức lao động ) và các điều kiện kinh tế xã hội khác .
1.2 Các hình thức việc làm
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 6
Những hoạt động việc làm biểu hiện dưới các hình thức :
Làm những công việc được trả công lao động dưới dạng bằng tiền
hoặc hiện vật hoặc đổi công
Các công việc tự làm (tự sản xuất, kinh doanh) để thu lợi nhuận
Làm các công việc sản xuất ,kinh doanh cho gia đình mình không
nhận tiền công hay lợi nhuận
Ngoài ra ,các hình thức việc làm còn thường được xem xét theo các góc
độ:
Tính chất địa lý của việc làm :Việc làm khu vực nông thôn,thành
thị,vùng kinh tế (vùng lãnh thổ,vùng kinh tế trọng điểm)
Tính chất kỹ thuật của việc làm:Từ tính chất đặc thù về kĩ
thuật và công nghệ của việc làm có thể phân biệt việc làm theo
ngành,nghề khác nhau (việc làm ngành nghề cơ khí,dệt ,may, chế
biến thực phẩm…)
Tính chất thành thạo của việc làm :Việc làm giản đơn (phổ
thông), việc làm có chuyên môn,kĩ thuật (việc làm đòi hỏi có kiến
thức, kĩ năng ),việc làm trình độ chuyên môn ,kĩ thuật cao
Tính chất kinh tế của việc làm :Vị trí của việc làm trong hệ
thống quản lí lao động như :việc làm quản lí,công nhân ,nhân viên…
Điều kiện lao động của việc làm :Việc làm đảm bảo an
toàn-vệ sinh lao động ,việc làm không đảm bảo an toàn- vê sinh lao
động
Tính chất di động của việc làm :Việc làm có tính di động
cao (mức độ cao về thay đổi nghề nghiệp, khả năng kiêm nhiều nghề
,khả năng thay đổi thứ bậc trong công việc …)
Tính chất đàng hoàng của việc làm :Việc làm đàng hoàng
và việc làm không đàng hoàng
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 7
Việc làm đàng hoàng là việc làm trong đó người lao động được đảm
bảo các điều kiện :
Được tạo điều kiện để tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật
công nghệ
Thỏa mãn với môi trường làm việc ( đảm bảo được sức
khỏe, vệ sinh, an toàn lao động )
Được nhận phần thù lao tương xứng với lao động bỏ ra
Có tiếng nói tại nơi làm việc và cộng đồng
Cân bằng được công việc với đời sống gia đình
1.3 Phân loại việc làm
Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau .
Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian lao động :
Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là
người đang có hoạt động nghề nghiệp , có thu nhập từ hoạt động đó để
nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm . Tuy
nhiên việc xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa
phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập
đến chất lượng của công việc làm . Trên thực tế nhiều người lao động
đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày , việc làm có năng suất
thấp thu nhập cũng thấp . Đây chính là sự không hợp lý trong khái
niệm người có việc làm và cần được bổ xung với ý nghĩa đầy đủ của
nó đó là việc làm đầy đủ .
Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là : Mức độ
sử dụng thời gian lao động , năng suất lao động và thu nhập .Mọi việc
làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao
động theo luật định ( Việt Nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày .)
mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền
lương tối thiểu cho người lao động
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 8
Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu
nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc
làm đầy đủ.
Thiếu việc làm : Với khái niệm việc làm đầy đủ như trên thì thiếu
việc làm là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động
tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động , mang lại thu nhập
cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm
không đầy đủ là người thiếu việc làm .
Theo tổ chức lao động thế giới ( Viết tắt là ILO ) thì khái niệm
thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau .
- Thiếu việc làm vô hình : Là những người có đủ việc làm làm đủ
thời gian thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do
tay nghề , kỹ năng lao động thấp , điều kiện lao động xấu , tổ chức lao
động kém , cho năng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm
công việc khác có mức thu nhập cao hơn .
Thước đo của thiếu việc làm vô hình là :
Thu nhập thực tế
K=
x 100%
Mức lương tối thiểu hiện hành
-Thiếu việc làm hữu hình : Là hiện tượng người lao động làm việc
với thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định , không đủ việc làm và đang
có mong muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc .
Thước đo của thiếu việc làm hữu hình là :
Số giờ làm việc thực tế
K=
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
x 100%
Trang 9
Số giờ làm việc theo quy định
Thất nghiệp : Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động
nhưng không có việc làm , có khả năng lao động , hay nói cách khác là
sẵn sàng làm việc và đang đi tìm việc làm .
Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động .
Việc làm chính : Là công việc mà người lao động thực hiện dành
nhiều thời gian nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ
chuyên môn kỹ thuật .
Việc làm phụ : Là công việc mà người lao động thực hiện dành
nhiều thời gian nhất sau công việc chính .
1.4.Các mô hình kinh tế của sự xác định việc làm :
Mô hình thị trường tự do cạnh tranh truyền thống:
Mô hình này cho rằng không có sự lệch lạc về thị trường và vấn đề
việc làm và tiền lương do sự tác động qua lại giữa cung và cầu về lao
động. Theo mô hình này tiền lương được xem là yếu tố dễ thay đổi, sẽ
không có tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Khi bàn tới vấn đề này
chúng ta phải xem tại sao nhu cầu về lao động lại là nhu cầu phát sinh
(Derived Demand) và nó được quyết định từ sản phẩm lao động lợi
nhuận biên (Marginal Revenue Product of Labor) như thế nào. Chúng
ta cũng bàn về việc nguồn cung lao động được xem là cân bằng giữa
công việc và thời gian rảnh rỗi ra sao và khi tiền lương tăng lên sẽ
khuyến khích người công nhân làm việc nhiều hơn và có ít thời gian
rỗi hơn như thế nào.
Mô hình giữa sản lượng và việc làm ở tầm vĩ mô:
Mô hình giữa sản sượng và việc làm giải thích rằng sự tăng trưởng
về sản lượng có được là do nhiều yếu tố sản xuất được đưa vào trong
quá trình sản xuất hoặc bởi các yếu tố sản xuất hiện có đang trở nên có
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 10
hiệu quả hơn. Mô hình này cho thấy qua thời gian chúng ta sẽ hy vọng
các nước đang phát triển sẽ trở nên có hiệu quả hơn.
Mô hình thúc đẩy giá cả ở tầm vi mô:
Mô hình này cho thấy tính chênh lệch về mức giá của các yếu tố
(distortion in relative prices of factors) sẽ dẫn đến việc sử dụng các
nguồn lực kém đi tính tối ưu. Chẳng hạn, nếu đối với các yếu tố cứng
nhắc hiện có, giá lao động vẫn cao hơn vốn và khi đó các doanh
nghiệp sẽ lựa chọn một phương pháp sản xuất cần nhiều vốn hơn và
kết quả là tổng số người có việc làm trong xã hội sẽ ít hơn.
Mô hình thứ tư, bao hàm nhất là mô hình di cư từ Nông thôn ra
Thành thị
1.5. Ý nghĩa của việc làm
Việc làm là một trong những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa
tư liệu sản xuất , công cụ sản xuất và sức lao động . Tạo việc làm và giải
quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan
trọng, nó mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao
động và toàn xã hội .
Mục đích của tạo việc làm nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực , các tiềm năng kinh tế , tránh lãng phí nguồn lực xã hội . Về
mặt xã hội tạo việc làm nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò
của mình trong quá trình phát triển kinh tế , giảm được tình trạng thất
nghiệp trong xã hội . Không có việc làm là một trong những nguyên
nhân gây ra các tệ nạn xã hội như : Trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút .. giải
quyết việc làm cho người lao động nhất là các thanh niên là hạn chế các
tệ nạn xã hội do không có ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề
kinh tế xã hội đòi hỏi . Về mặt kinh tế khi con người có việc làm sẽ
thoả mãn được các nhu cầu thông qua các hoạt động lao động để thoả
mãn nhu cầu vật chất , tinh thần , ổn định và nâng cao đời sống của
người lao động . Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập . Người lao
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 11
động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế
do nhu cầu đòi hỏi của xã hội . Hiện nay nhiều người lao động được trả
công rất rẻ mạt , tiền công không đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi
làm , hiệu quả làm việc không cao , ỷ lại ngại đi xa các thành phố thị xã.
Một mặt thất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng nông thôn lại thiếu cán bộ,
thiếu người có trình độ chuyên môn . Bởi vậy tạo điều kiện có việc làm
cho người lao động thôi chưa đủ mà còn tạo việc làm gắn với thu nhập
cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động .
Giải quyết việc làm , tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa
giúp họ tham gia vào qua trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự
phát triển , là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người
.
1.6. Pháp luật Nhà nước về việc làm
Luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Bộ luật Lao động ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1994, sửa đổi bổ
sung vào các năm 2002,2006,2007 Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội .
Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc
làm
Chương 2 :Thực trạng về vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay
I. Khái quát về tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam
Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và Quý I năm
2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp Báo Chính phủ ngày 1/4/2010,
mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong quý I/2010 nền
kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với
tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng
trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 12
lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trường trong nước tiếp tục
phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi
nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm
trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kì
năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%;...
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vừa có tính
trước mắt vừa có tính lâu dài. Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng hạn chế; sức
cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của nhiều ngành, nhiều loại sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ còn thấp. Một số cân đối kinh tế vĩ mô chưa được cải
thiện đáng kể, thiếu tính bền vững, nhất là cân đối xuất nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ; cân đối thu chi ngân sách Nhà nước; cân đối vốn đầu tư phát triển;
chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Những khó khăn, thách thức đó đã tác động
không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được triển khai tích cực tại
các địa phương nhằm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Ban hành
chính sách tăng mức hỗ trợ 1,5 lần so với trước cho các đối tượng bảo trợ xã
hội. Các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc
làm, tăng thu nhập đã được coi trọng. Các đối tượng cứu trợ xã hội được
hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên như: hỗ trợ xây dựng và sửa chữa
nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm miễn phí, thẻ y tế và những hỗ trợ khác.
Đặc biệt trong giai đoạn 2008-2009, tình hình kinh tế thế giới gặp
nhiều khó khăn. Khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới bắt đầu từ năm 2007 và
đang tiếp tục diễn biến ngày một phức tạp và lan rộng. Một trong những tác
động rõ nhất đó là tình trạng sụt giảm của thương mại toàn cầu thể hiện ở sự
sụt giảm nhập khẩu hàng loạt hàng hoá tiêu dùng và các nguyên vật liệu từ
thị trường bên ngoài. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và
việc làm của người lao động ở các nước, trong đó có Việt Nam.
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 13
II.Thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay
1.Cơ cấu dân số ở Việt Nam
Từ cuộc Tổng điều tra dân số đầu tiên sau khi nước nhà thống nhất
(1975) đến nay, "bức tranh dân số" nước ta đã thay đổi nhanh chóng. Quy mô
dân số đã tăng từ 52,742 triệu năm 1979 lên 85,155 triệu năm 2007; cơ cấu
dân số cũng thay đổi mạnh, đặc biệt là cơ cấu dân số theo nhóm tuổi; tỷ lệ
những người trong độ tuổi lao động tăng từ 51% lên 65%. Tương ứng, tỷ lệ
những người ngoài độ tuổi lao động giảm từ 49% xuống còn 35%.
1.1 Cơ cấu dân số theo tuổi
Cơ cấu dân số theo tuổi là sự phân chia tổng số dân theo từng độ tuổi
hay nhóm tuổi. Bảng 1 dưới đây mô tả cơ cấu dân số của nước ta theo nhóm
tuổi với các khoảng cách là 5 năm, tại các thời điểm điều tra: 1979; 1989;
1999 và 2007.
Bảng 1: Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam (1979-2007)
Đơn vị : %
Nhóm tuổi
0-4
5-9
10 - 14
15 - 19
20 - 24
25 - 29
30 - 34
35 - 39
40 - 44
45 - 49
50 - 54
55 - 59
60 - 64
65 - 69
70 - 74
1979
14,62
14,58
13,35
11,40
9,26
7,05
4,72
4,04
3,80
4,00
3,27
2,95
2,28
1,90
1,34
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
1989
14,0
13,3
11,7
10,5
9,5
8,8
7,3
5,1
3,4
3,1
2,9
3,0
2,4
1,9
1,2
1999
9,52
12,00
11,96
10,77
8,86
8,48
7,86
7,27
5,91
4,07
2,80
2,36
2,31
2,20
1,58
2007
7,49
7,84
10,18
10,71
8,69
7,66
7,71
7,66
7,51
6,44
5,23
3,43
2,27
7,18
Trang 14
75 - 79
80 - 84
85+
Tổng cộng
0,90
0,38
0,16
100,0
0,8
0,4
0,3
100,0
1,09
0,55
0,38
100,0
100,0
Nguồn:
- TĐTDS 1979, 1989, 1999
- Điều tra biến động DS-KHHGĐ năm 2007
Số liệu bảng 1 cho thấy cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi
nhanh chóng: tỷ lệ dân số của các nhóm tuổi đều tăng lên hoặc giảm đi một
cách rõ rệt. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em ở nhóm (0-4) tuổi, năm 2007 so với năm
1979 chỉ còn khoảng 1/2. Ngược lại, trong 20 năm, tỷ lệ nhóm tuổi từ 5 trở lên
đó tăng tới hơn hai lần: từ 0,16% năm 1979 tăng lên 0,38 % năm 1999. Điều
này báo hiệu tuổi thọ tăng lên và xu hướng già hoá dân số đang diễn ra.
Sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi đã và đang tác động to lớn đến sự
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta theo cả hai chiều: tạo ra cơ hội và nảy sinh
những thách thức lớn. Có thể thấy rõ những cơ hội và thách thức này khi phân
tích dân số theo từng nhóm tuổi cụ thể sau:
1.2 Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh cả về số tuyệt đối và số
tương đối
Sự phát triển của đất nước, trước hết phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn lao
động, cả số lượng và chất lượng. Để nghiên cứu nguồn lao động có thể xét các
nhóm dân số “trong độ tuổi lao động” và “ngoài độ tuổi lao động”, như: (0-14);
(15- 59) và nhóm 60 tuổi trở lên. Người ta thường tính tỷ lệ dân số của các
nhóm tuổi nói trên trong tổng dân số. Các tỷ lệ này ở nước ta từ năm 1979 đến
2007 đó biến đổi nhanh chóng, thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi
phản ảnh khả năng tham gia lao động
Năm
Tỷ trọng từng nhóm tuổi trong tổng số dân (%) Tổng số
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 15
1979
0-14
42,55
15-59
50,49
60+
6,96
100
1989
39,00
54,00
7,00
100
1999
33,48
58,41
8,11
100
2007
25,51
65,04
9,45
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu Bảng
100
Như vậy, sau gần 30 năm, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt
Nam đã tăng từ khoảng 50% lên 65%, nghĩa là tăng thêm 15%. Nói khác đi,
so với năm 1979, số người ở độ tuổi lao động trong 100 người dân, năm
2007 đã tăng thêm 15 người. Năm 2005, ở các nước phát triển, tỷ lệ người
trong độ tuổi lao động là 63%, các nước đang phát triển khoảng 61,1% còn
các nước kém phát triển nhất chỉ có 52,6%.
Quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác
định số lượng người "trong độ tuổi lao động". Ở Việt Nam, không chỉ quy
mô dân số tăng lên không ngừng mà cả “Tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi"
cũng tăng nhanh. Do vậy, số người trong độ tuổi lao động tăng lên với tốc
độ thường cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số (xem bảng 3).
Bảng 3: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 59 ở Việt Nam
Chỉ tiêu
Tổng số dân (triệu)
P15-59* (triệu)
Tỷ lệ gia tăng P (%)
Tỷ lệ gia tăng P15-59 (%)
Nguồn:
1979
52,742
26,63
2,0
2,66
1989
64,375
34,76
1,7
2,49
1999
76,325
44,58
1,37
2,71
2007
85,1549
55,38
1,16
1,18
2020
99,003
64,543
-
- Tính toán kết quả tổng điều tra dân số 1979; 1989; 1999.
- Tổng cục Thống kê. Kết quả Điều tra biến động dân số - kế hoạch hoá
gia đình 2007
- Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em. Dự báo Dân số, Gia đình và Trẻ
em năm 2025. Hà Nội, 6-2006.
2.Chất lượng lao động ở Việt Nam
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 16
Nguồn nhân lực Việt Nam chưa đạt yêu cầu và còn yếu so với các nước
trong khu vực. Tỷ lệ lao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều
qua các năm nhưng đến nay vẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỷ lệ tương ứng
của các nước trong khu vực là 50%). Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp
còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm) và chưa tương ứng với nhu cầu lao động
có đào tạo cho phát triển kinh tế. Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, theo
trình độ còn nhiều bất cập. Chất lượng thấp làm lao động Việt Nam mất thế
cạnh tranh, ngay cả ở thị trường lao động nội địa. Với chất lượng nguồn
nhân lực như hiện tại, khi hội nhập với thị trường lao động quốc tế, lao
động Việt Nam sẽ mất lợi thế và phải chấp nhận nhiều thiệt thòi. Theo kết
quả phiên giao dịch kì 2 ngày 20/05/2010
Tổng số Doanh nghiệp tham gia: 96 Đơn vị
Kết thúc Phiên giao dịch việc làm (17 giờ 00 ngày 20/05/2010) đã có 1.521
lao động được phỏng vấn .Tổng số lao động được tuyển dụng : 535 người
Chia theo trình độ:
+ Lao động có trình độ ĐH : 176 người.
+ Lao động có trình độ CĐ : 121 người.
+ Lao động có trình độ TC, CNKT : 154 người.
+ Lao động có trình độ sơ cấp nghề : 47 người.
+ Lao động phổ thông : 37 người.
Theo kết quả hoạt động của phiên giao dich việc làm tháng
01/200 :Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội Báo cáo kết quả hoạt động
của phiên giao dịch việc làm ngày tháng 20 tháng 01.
Tính đến 17 h ngày 20/01/2009 tổng hợp nhanh tại phiên giao dịch việc
làm đã có
Bảng báo cáo kết quả hoạt động của phiên giao dịch
việc làm ngày tháng 20 tháng 01.
* Tổng số lao động được phỏng vấn
Trong đó
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
616 ngưởi
Trang 17
- Tổng số lao động được hẹn phỏng vấn lần II
* Tổng số lao động được tuyển dụng
- Lao động có trình độ Đại học
-Lao động có trình độ Cao đẳng khác
-Lao động có trình độ Cao đẳng nghề
-Lao động có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp
- Lao động có trình độ Trung cấp nghề
- Lao động có trình độ Sơ cấp nghề
* Tổng số học sinh đăng kí học nghề
Trong đó
- Hệ Cao đẳng nghề
-Hệ Trung cấp nghề
- Hệ Sơ cấp nghề
* Tổng số doanh nghiệp tham gia phien giao dịch
298 người
318 người
104 người
81 người
15 người
65 người
25 người
0 người
15 người
ngày 20/01/2009
* Tổng số người lao động đến phiên giao dịch (ước
nghiệp
900 người
tính)
*Tổng doanh nghiệp đăng kí tham gia phiên giao
31 doanh
dịch ngày 20/02/2009
6 hồ sơ
9 hồ sơ
0 hồ sơ
36 doanh
nghiệp
3.Phân bố lao động
3.1.Cơ cấu lao động theo khu vực
Về phát triển thị trường lao động: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào,
theo kết quả sơ bộ điều tra năm 2007, lực lượng lao động cả nước là 46,61
triệu người (chiếm 54,8% dân số cả nước), tăng 2,27% so với năm 2006,
lao động nữ chiếm 49%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt khoảng
70%, trong đó nữ là 66,5%. Nhìn chung, lao động Việt Nam vẫn tập trung
chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm 74,57%), làm việc trong khu vực nông
nghiệp nên việc chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung, cơ cấu lao động ở
nông thôn nói riêng theo hướng công nghiệp hoá thực sự là một thách thức
lớn, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập.
Năm 2007cả nước hiện có gần 45,6 triệu lao động có việc làm, tăng
2,31% so với năm 2006; cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng
tích cực, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp
và tăng trong khu vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Năm
2007, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp,
công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ lần lượt là 52,8%; 18,93%
và 28,26%. Với tốc độ tăng này cùng với bối cảnh kinh tế đất nước ngày
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 18
càng khởi sắc, Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ lao động
trong nông nghiệp xuống dưới 50% trước năm 2010
Biểu đồ 1
3.2.Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Lao động bình quân trong khu vực Nhà nước phân theo
ngành kinh tế
Năm
2000
Tổng số
100
* Phân theo thành
phần kinh tế
- Kinh tế Nhà nước
9.31
- Kinh tế ngoài Nhà
89.7
nước
- Khu vực có vốn đầu
0.99
tư nước ngoài
* Phân theo ngành
kinh tế
- Nông nghiệp và lâm
62.46
nghiệp
- Thủy sản
2.63
-Công nghiệp khai thác 0.68
mỏ
- Công nghiệp chế biến 9.44
- Sản xuất và phân
0.22
phối điện, khí đốt
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
2001
100
2002
100
2003
100
2004
100
2005
100
2006
100
2007
100
2008
100
9.34
89.49
9.49
89.01
9.95
88.14
9.88
87.92
9.50
87.84
9.11
87.81
9.02
87.44
9.07
87.20
0.10
1.49
4.91
2.29
2.66
3.08
3.54
3.73
60.65
58.66
56.98
55.37
53.61
51.78
50.20
48.87
2.81
0.70
3.25
0.72
3.27
0.72
3.28
0.78
3.49
0.80
3.59
0.85
3.70
0.90
3.75
0.96
10.08
0.27
10.53
0.29
11.24
0.31
11.62
0.33
12.34
0.36
13.05
0.40
13.50
0.44
14.04
0.50
Trang 19
- Xây dựng
2.77
3.35
- TN,sửa chữa xe máy 10.36 10.54
và đồ dùng cá nhân
,gia đình
- Khách sạn và nhà
1.82
1.82
hàng
- Vận tải,kho bãi và
3.12
3.06
thông tin liên lạc
- Tài chính,tín dụng
0.20
0.22
- Hoạt động khoa học
0.05 0.05
và công nghệ
- Các hoạt động liên
0.17
0.19
quan đến kinh doanh
tài sản và dịch vụ tư
vấn
- QLNN,bảo đảm xã
1.00
1.03
hội bắt buộc
- Giáo dục và đào tạo
2.65
2.69
- Y tế và hoạt động cứu 0.60
0.66
trợ xã hội
- Hoạt động văn hóa và 0.35
0.32
thể thao
- Các hoạt động Đảng,
0.17
0.21
Đoàn thể và hiệp hội
- Hoạt động phục vụ
1.31
1.36
cá nhân ,cộng đồng và
dịch vụ làm thuê
3.86
10.84
4.16
11.17
4.62
11.86
4.70
11.60
4.93
11.80
5.13
11.98
5.33
11.96
1.81
1.82
1.82
1.80
1.81
1.84
1.85
2.99
2.94
2.89
2.84
2.80
2.76
2.72
0.25
0.05
0.27
0.05
0.30
0.06
0.37
0.06
0.42
0.06
0.48
0.06
0.48
0.06
0.23
0.27
0.31
0.36
0.41
0.49
0.56
1.11
1.19
1.29
1.52
1.65
1.80
1.93
2.76
0.71
2.82
0.76
2.85
0.83
2.90
0.85
3.00
0.86
3.07
0.87
3.12
0.89
0.32
0.32
0.31
0.31
0.31
0.31
0.30
0.24
0.27
0.30
0.35
0.40
0.44
0.49
1.39
1.42
1.48
1.74
1.88
2.03
2.18
Nguồn:Tổng cục thống kê
4.Thực trạng việc làm ở Việt Nam
4.1 Những người có việc làm
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự
nỗ lực vươn lên của nhân dân, trong những năm qua, công tác giải quyết
việc làm và phát triển thị trường lao động đã thu được nhiều kết quả khả
quan.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ: “phát triển thị
trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung – cầu lao
động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và
tìm việc làm”.
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 20
Các cơ chế, chính sách về lao động – việc làm được kịp thời đánh giá, bổ
sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị
trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử
dụng lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường. Hệ thống các văn
bản quản lý nhà nước về lao động – việc làm ngày càng hoàn thiện, nhiều
Luật mới ra đời và đi vào cuộc sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề,
Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm từng
bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh
vực lao động – việc làm,góp phần hỗ trợ người lao động tạo việc làm,
nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Qua đó:
- Hằng năm đã giải quyết việc làm cho từ 1,1 – 1,2 triệu lao động, tận
dụng tối đa nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.
- Tạo và tự tạo việc làm cho từ 300 – 350 nghìn lao động/năm.
- Đã và đang thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
- Đến nay đã có 150 trung tâm giới thiệu việc làm và hàng nghìn doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao
động.
Cụ thể :
Trong năm 2007, cả nước đã tạo việc làm cho 1,68 triệu lao động trong
đó, giải quyết việc làm trong nước khoảng 1,6 triệu lao động, vượt kế hoạch
đề ra (1,52 triệu lao động) và ngoài nước khoảng 85 nghìn lao động, cụ thể
thông qua các chương trình, hoạt động sau:
Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt nguồn vốn bổ sung cho Quỹ Quốc gia
về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm 250 tỷ đồng,
đã phân bổ cho 64 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức
đoàn thể chính trị – xã hội như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 21
Nông dân, Hội người mù, Hội Cựu chiến binh, ... nâng doanh số cho vay
năm 2007 lên trên 1.400 tỷ đồng cộng với gần 300 tỷ đồng từ nguồn Quỹ
giải quyết việc làm địa phương của 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Gần
30 trung tâm giới thiệu việc làm đã tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ,
thường xuyên thay cho hội chợ việc làm thu hút hàng vạn lao động, hàng
trăm doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tham gia. Số lao động được phỏng vấn tại
chỗ chiếm hơn 60%, khoảng 25-30% số lao động được tuyển dụng, qua đó,
thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đến với người lao
động thuận tiện hơn, hiệu quả kết nối cung - cầu lao động được nâng lên
một bước tiến mới.
Thông qua đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Năm 2007 có khoảng 85 nghìn lao động (kế hoạch đề ra là 80 nghìn) đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa tổng số lao động và chuyên gia Việt
Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên trên 400.000 người, tại 40
quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một trong những hướng đi quan trọng tạo
việc làm cho lao động, chủ yếu là lao động thanh niên nông thôn
Năm 2009: Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cả nước đã tạo việc làm
cho 1,55 triệu người (đạt 88% kế hoạch năm). Trong đó: Tạo việc làm trong
nước cho hơn 1,47 triệu người và đưa 73.028 người đi XKLĐ (đạt 85,9%
thực hiện năm 2008 và 81,1% kế hoạch năm).Đáng chú ý, Quỹ Quốc gia
giải quyết việc làm đã cho vay trên 1.600 tỉ đồng. Trong năm qua, Đề án 71
của Chính phủ về Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm
nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2009-2020, đến nay đã thí điểm thực hiện
tại 28 huyện thuộc 10 tỉnh, tuyển chọn, đào tạo cho 3.500 người, trong đó
1.000 người đã xuất cảnh.
Năm 2010: Tập trung tạo việc làm cho 1,6 triệu người (trong đó tạo việc
làm trong nước cho 1,515 triệu người, XKLĐ 85.000 người). Giảm tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị dưới 4,7%. Ngành
cũng sẽ tuyển mới dạy nghề cho gần 1,75 triệu người, trong đó, đào tạo
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 22
trình độ TC nghề, CĐ nghề là 360.400 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề lên 30%.
4.2 Những người thiếu việc làm và thất nghiệp
Việt Nam hiện có khoảng 49,5 triệu lao động và mỗi năm lại có thêm
gần 1,5 triệu người tham gia vào thị trường này. Đây vừa là lợi thế vừa là
thách thức trong vấn đề việc làm. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu lao
động không ăn khớp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm giảm đáng kể hiệu
quả sử dụng nguồn nội lực dồi dào tiềm năng này. Thị trường lao động lúc
nào cũng sôi động, nhưng việc làm thì thiếu ổn định, bền vững
Sự sôi động của thị trường lao động thể hiện qua công việc của hàng
trăm trung tâm và hàng nghìn doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu việc làm,
cung ứng lao động, mỗi năm đáp ứng nhu cầu cho hàng triệu lượt người.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa rồi càng làm cho nhu cầu việc làm
trở nên bức xúc. Các hội chợ, phiên chợ, điểm hẹn, sàn giao dịch việc
làm,... được tổ chức liên tục ở nhiều nơi.
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi năm 2008
Tỉ lệ thất nghiệp
Chung Thành
Nông
Tỉ lệ thiếu việc làm
Chung Thành
Nông
thôn
1.53
1.29
0.61
5.10
6.33
2.55
thị
2.34
2.13
2.47
thôn
6.10
8.23
2.56
Cả nước
Đồng bằng Sông Hồng
Trung du và niền núi
2.38
2.29
1.13
thị
4.65
5.53
4.17
phía Bắc
Bắc Trung bộ và duyên
2.24
4.77
1.53
5.71
3.38
6.34
hải miền Trung
Tây nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu
1.42
3.74
2.71
5.21
4.89
4.12
1.00
2.05
2.35
5.12
2.13
6.39
3.72
1.03
3.59
5.65
3.69
3.11
Long
Nguồn:Tổng cục thống kê
Năm 2008: Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu
năm cả nước có hơn 107.000 người làm việc trong các doanh nghiệp bị
mất việc làm, tập trung ở các thành phố lớn như TP HCM (23.000), Hà
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 23
Nội (15.000), Bình Dương (gần 9.000). Ở khu vực làng nghề, nửa năm
qua đã có 37.000 bị mất việc làm và gần 110.000 thiếu việc do phải nghỉ
luân phiên, giảm năng suất làm việc.( Vnexpress)
Đánh giá của Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho thấy, do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế toàn cầu, những tháng cuối năm 2008, cả nước đã có
gần 30.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp bị mất việc.Năm 2009,
con số này tăng lên 150.000 người.
Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội cho biết, đã có 9.600 lao động
làm việc tại các doanh Dự báo năm nay số lao động tại doanh nghiệp bị
mất việc từ 6.000 đến 9.000 người, số thiếu việc làm là 8.000. Số lao
động thiếu việc, mất việc chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp làm hàng
xuất khẩu, hoặc gia công hàng xuất khẩu như: dệt may, da giày, lắp ráp
điện tử.
Năm 2009:Theo số liệu điều tra do Viện Chính sách và chiến lược
phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa công bố: Suy giảm kinh tế đã khiến
trung bình mỗi tỉnh có gần 22% lao động di cư từ thành phố phải trở về
nông thôn và hơn 17% lao động xuất khẩu phải về nước trước thời hạn.
Trong đó, chỉ có trên 11% số lao động di cư trở về tìm được việc làm mới.
Trong đó, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn
Thị Kim Ngân cho biết qua khảo sát thực tế và báo cáo của 48 tỉnh/thành
phố, trong quý 1/2009 có 1.264 doanh nghiệp gặp khó khăn, với 64.897
người bị mất việc, chiếm 10% lao động đang làm việc trong các doanh
nghiệp có báo cáo. TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng,
Nam Định là những địa phương có người lao động bị mất việc nhiều nhất,
riêng TP.HCM có tới 15.548 người bị mất việc.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cũng tổng kết: “Quý 1/2009, số lao
động bị mất việc làm trong các làng nghề là 30.594 người”. Bắc Ninh,
Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, lần lượt là những địa phương có
lao động bị mất việc tại các làng nghề nhiều nhất. Lượng người bị mất
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 24
việc làm tiếp tục tăng khi có hàng nghìn lao động xuất khẩu ra nước ngoài
bị về trước thời hạn.
Theo Bộ trưởng Ngân, tính đến thời điểm hiện nay đã có tới trên 7.000
lao động về nước trước thời hạn. Bộ trưởng Ngân dự báo: “Lao động bị
mất việc làm trên phạm vi toàn quốc trong các doanh nghiệp năm 2009
khoảng 300.000 người, và có thể có 10.000 lao động làm việc ở nước
ngoài bị mất việc phải về nước trước thời hạn”. Tuy nhiên, Bộ trưởng
Ngân cũng cho rằng: “Nhu cầu về lao động ở các doanh nghiệp vẫn còn
rất lớn”. Theo Bộ trưởng Ngân, hiện tại đã có 80% số lao động bị mất
việc ở các địa phương đã tìm được việc làm mới, ở Bình Dương con số
này lên tới 95%.( Thoibaoviet.com). Ngoài ra còn hơn 1.000 người thiếu
việc từ 3 tháng trở lên.
Trên 1.000 doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu lao động lại xảy ra cục bộ tại một số
địa phương.
Theo thống kê của Cục Việc làm, Bộ LĐTB-XH, quý I năm 2009, có
1.264doanh nghiệpđang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khiến
64.897 lao độngmất việc, chiếm 10% tổng số lao động và gần 39.000 lao
động bị thiếu việc làm. Các ngành có lượng lao động mất việc và thiếu
việc nhiều nhất là: gia công, chế biến hải sản, nông sản, điện tử, địa ốc...
Tuy nhiên, theo báo cáo từ những tỉnh, thành lớn như: TP Hà Nội,
TPHCM, Tỉnh Bình Dương... tình trạng thất nghiệp của người lao động
không kéo dài quá lâu, bởi hầu hết số lao động bị cắt giảm trong thời gian
vừa qua đều đã được hỗ trợ tìm việc làm mới. Thậm chí một số địa
phương còn báo cáo về tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt tại những
doanh nghiệp dệt may.
Đơn cử như tại TPHCM, tính đến cuối tháng 5/2009, có gần 21.900
người mất việc trong khi nhu cầu tuyển dụng của cácdoanh nghiệplà
61.527 người, gấp 3 lần sốlaođộngmất việc.
SVTH: Bích Vi_ Phương Lan
Trang 25