Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TRÊN XQUANG PHỔI THẲNG CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB (+) MỚI TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.09 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

ĐỀ CƢƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƢƠNG TRÊN X-QUANG
PHỔI THẲNG CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB (+) MỚI
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH
Chuyên ngành: LAO - BỆNH PHỔI
Mã số:
Ngƣời thực hiện: BS. NGUYỄN ANH TIẾN

Tp. Hồ Chí Minh - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN ANH TIẾN

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƢƠNG TRÊN X-QUANG
PHỔI THẲNG CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB (+) MỚI


TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: LAO VÀ BỆNH PHỔI
Mã số:
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Tp. Hồ Chí Minh - 2014


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
1.1. Dịch tễ học bệnh lao........................................................................................ 5
1.2. Phân loại bệnh lao ......................................................................................... 11
1.3. Đặc trưng lâm sàng của bệnh lao .................................................................. 12
1.4. Chẩn đoán bệnh lao ....................................................................................... 13
1.5. Các hình ảnh tổn thương phát hiện được bằng X-quang phổi thẳng ............ 15
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm hình ảnh học của lao phổi ................... 19
1.7. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu ....... 21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 25
2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 25
2.3. Cỡ mẫu .......................................................................................................... 25
2.4. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 25
2.5. Tiêu chí chọn mẫu ......................................................................................... 25
2.6. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 26
2.7. Định nghĩa biến số ........................................................................................ 28
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................. 31

2.9. Vấn đề y đức ................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 33
Phụ lục 1. Bộ câu hỏi thu thập dữ liệu ............................................................. 38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ năm 1993, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) giới thiệu chiến lược
DOTS khuyến khích việc chẩn đoán lao phổi dựa trên xét nghiệm cấy đàm hoặc
soi đàm trên bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng hay còn gọi là những bệnh nhân
nghi mắc lao. Xét nghiệm vi sinh học được khuyến cáo bởi WHO vì có chi phí
thấp, dễ thực hiện đồng thợi cho độ chính xác tương đối cao. Với khuyến cáo của
WHO, chụp X-quang phổi thẳng trở thành một công cụ chẩn đoán lao phổi ít
được sử dụng ngày nay tại nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó, chụp X-quang phổi truyền thống còn có nhiều điểm hạn chế
trong chẩn đoán lao phổi. Một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả chụp Xquang phổi chính là tình trạng HIV của bệnh nhân. Ở bệnh nhân có suy giảm
miễn dịch nhẹ, hình ảnh X-quang phổi thường điển hình với các thể hang và hình
ảnh thâm nhiễm ở thùy trên trong khi ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch nặng,
hình ảnh X-quang ngực thường không điển hình [18, 22]. Các yếu tố khác ảnh
hưởng đến đặc điểm hình ảnh tổn thương lao trên X-quang phổi chính là sự trì
hoãn trong chẩn đoán và giới tính của bệnh nhân. Ngoài ra các yếu tố này cũng
có thể tương tác cùng ảnh hưởng đến sự biểu hiện tổn thương lao trên phim phổi.
Một yếu tố quan trọng khác chính là kinh nghiệm và kỹ năng đọc kết quả của
nhân viên y tế có thể dẫn đến các sai lệch về kết quả mang tính chủ quan. Kết
quả đọc phim X-quang phổi thẳng còn phụ thuộc vào chất lượng của phim phổi,
chức năng của máy chụp X-quang, và cả quá trình chuẩn bị bệnh nhân chụp
phim.
Mặc dù không còn được sử dụng phổ biến nhưng chụp X-quang phổi
thẳng vẫn đóng vai trò quan trọng chẩn đoán lao phổi. Đối với những trường hợp



2

soi đàm âm tính, chụp X-quang phổi thẳng giúp chẩn đoán phân biệt lao với các
thể bệnh phổi khác. Trong trường hợp bệnh nhân không thể tạo đàm hoặc không
thể khạc đàm như các ca lao trẻ em hoặc không có triệu chứng lâm sàng điển
hình của lao phổi như các trường hợp nhiễm lao và HIV, xét nghiệm soi hoặc
cấy đàm thường cho kết quả âm tính và khi đó việc chẩn đoán lao phổi phải dựa
hoàn toàn vào khám thực thể và chụp X-quang phổi. Ngoài ra, chụp X-quang
phổi thẳng vẫn được sử dụng làm phương pháp chẩn đoán ban đầu ở các nhóm
dân số có nguy cơ mắc lao cao như tù nhân, người sống trong trại dưỡng lão v.v
[19].
Tuy khả năng ứng dụng và tính giá trị của chụp X-quang phổi thẳng còn
nhiều hạn chế nhưng đối với một bác sĩ lâm sàng việc đọc và hiểu các đặc điểm
hình ảnh học của lao phổi hết sức quan trọng. Một bác sĩ giàu kinh nghiệm trong
việc đọc phim X-quang phổi vẫn có thể chẩn đoán chính xác lao phổi mà không
cần làm xét nghiệm cấy đàm hoặc soi đàm tìm BK. Mặc dù các đặc trưng hình
ảnh học của lao phổi đã được nghiên cứu từ lâu, tuy nhiên tùy vào môi trường
lâm sàng và các yếu tố ảnh hưởng nêu trên, hình ảnh học của các nhóm bệnh
nhân mắc lao trên lâm sàng cũng khác nhau giữa các cơ sở điều trị khác nhau.
Chính vì vậy việc tìm hiểu đặc điểm hình ảnh học của bệnh nhân mắc AFB (+)
tại các cơ sở y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả X-quang phổi thẳng là
một điều cần thiết nhằm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán nhanh chóng và chính xác
hơn lao phổi trên bệnh nhân.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung
Xác định các đặc điểm tổn thương lao bằng X-quang phổi thẳng trên bệnh
nhân lao AFB (+) và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến đặc điểm hình ảnh học của
lao AFB (+) trên phim phổi.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định các đặc điểm dân số xã hội học của các trường hợp lao AFB (+) mới
2. Xác định các đặc điểm hình ảnh học trên phim X-quang phổi thẳng trên bệnh
nhân lao AFB (+).
3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh học trên phim X-quang phổi
thẳng.
4. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm hình ảnh học và đặc điểm dân số xã
hội học cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh học của bệnh nhân lao
AFB (+).


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của bệnh
nhân
Tuổi
Giới
Nghề nghiệp
Thu nhập gia đình
Chỉ số BMI
Số thành viên trong gia đình

Các yếu tố ảnh hƣởng hình ảnh
tổn thƣơng lao trên X-quang phổi

Tiền sử hút thuốc lá
Tiền sử nhiễm HIV
Tiền sử mắc bệnh phổi mạn tính
Tiền sử mắc bệnh mạn tính
Phân loại soi đàm
Phân loại cấy đàm
Chủng vi khuẩn phân lập
Dạng lao
Tình trạng lao kháng thuốc

Các hình ảnh tổn thƣơng lao
trên phim X-quang phổi
Thâm nhiễm
Nốt lao
Nốt vôi hóa
Dày thành phổi
Tràn dịch màng phổi
Xẹp Phổi
Xơ/sẹo
Phì đại hạch rốn phổi


5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Dịch tễ học bệnh lao
1.1.1. Dịch tễ học bệnh lao trên thế giới
Nhìn chung, tình hình mắc và tử vong bệnh lao trên phạm vi toàn thế giới
có xu hướng giảm dần theo thời gian. Vào giữa những năm 1990, tỷ suất lao mắc

mới tăng lên khoảng 1,5% nhưng đến giai đoạn 2003 - 2004 thì tỷ suất lao mắc
mới lại giảm xuống còn 1%. Đến năm 2005 tỷ suất này giữ nguyên và thậm chí
giảm xuống tại một số khu vực trên thế giới [13].
Mặc dù tỷ suất lao mắc mới có giảm xuống nhưng số ca mắc mới lại tăng
lên với tốc độ khá chậm. Năm 2005, số lao mắc mới toàn cầu ước khoảng 8,8
triệu ca và theo ước tính của WHO đến năm 2015 sẽ có khoảng 10 triệu ca lao
mắc mới[13]. Đến năm 2007, số ca lao mắc mới đã là 9,27 triệu ca với 1,75 triệu
ca tử vong và 5% trong số này là các ca lao kháng thuốc[32].
Số liệu thống kê mới nhất trong báo cáo lao của WHO năm 2012 cho biết
trong năm 2011, ước lượng có khoảng 8,7 triệu ca lao mắc mới trên toàn cầu
tương đương 125 ca/100.000 dân. Trong số 8,7 triệu ca mắc mới này, ước tính có
0,5 triệu ca là trẻ em và 2,9 triệu ca là phụ nữ và 1,1 triệu ca xảy ra ở người
nhiễm HIV[34]. Các quốc gia có số mắc mới nhiều nhất phải kể đến là Ấn Độ (2
– 2,5 triệu ca), Trung Quốc (0,9 – 1,1 triệu ca), Nam Phi (0,4 – 0,6 triệu ca),
Indonesia (0,4 – 0,5 triệu ca) và Pakistan (0,3 – 0,5 triệu ca) trong đó chỉ riêng
Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm đến 26% và 12% tổng số ca lao mắc mới toàn
cầu. Hầu hết các ca lao mắc mới đều xảy ra Châu Á (59%) và Châu Phi, chỉ một


6

tỷ lệ nhỏ xảy ra tại khu vực Đông Địa Trung Hải (7,7%), khu vực Châu Âu
(4,3%) và khu vực Châu Mỹ (3%).
Tương tự như số mắc mới lao, tỷ suất mắc mới lao cũng giảm dần theo
thời gian. Theo ước tính của WHO, từ 2010 đến 2011 tỷ suất mắc mới lao tại các
khu vực giảm dần trong đó khu vực Đông Địa Trung Hải giảm 0,5%, khu vực
Đông Nam Á là 2%, khu vực Tây Thái Bình Dương là 2,3%/năm, khu vực Châu
Phi là 3,1%/năm, khu vực Châu Mỹ là 3,8%/năm và khu vực châu âu là
8,5%/năm.
Đối với số hiện mắc lao, năm 2011 WHO ước tính có khoảng 12 triệu ca

hiện mắc lao, tương đương 170 ca/100.000 dân. Từ năm 1990 tỷ suất hiện mắc
lao trên thế giới giảm xuống còn 36%. Từ đó, WHO đã đề ra mục tiêu là giảm
một nửa tỷ suất hiện mắc lao tại tất cả các khu vực trên toàn thế giới vào năm
2015. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, chỉ có khu vực Châu Mỹ hiện đã
hoàn thành mục tiêu này. Khu vực Châu Âu và Tây Thái Bình Dương có thể
hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian sắp tới, riêng khu vực Châu Phi và
Đông Địa Trung Hải khó có thể hoàn thành mục tiêu trước năm 2015 [34].
Hiện nay số ca tử vong do lao trên toàn thế giới giảm dần chỉ còn khoảng
1,4 triệu ca lao tử vong do lao (bao gồm cả bệnh nhân lao nhiễm HIV) tương
đương 20 ca/100.000 dân. Tỷ suất tử vong trên toàn thế giới từ năm 1990 đã
giảm xuống còn 41%, và mục tiêu của WHO đặt ra là giảm một nửa tỷ suất này
vào năm 2015. Căn cứ vào tình hình thực tế tại 6 khu vực trên thế giới, mục tiêu
này hoàn toàn có thể đạt được trong đó khu vực Châu Mỹ và khu vực Tây Thái
Bình Dương có lẽ là hai khu vực đạt được mục tiêu sớm nhất, kế đến là khu vực
Đông Nam Á.


7

1.1.2. Dịch tễ học lao tại Việt Nam
Tình hình dịch tễ học lao tại Việt Nam cũng có xu hướng tương tự như thế
giới. Theo kết quả điều tra tình hình nhiễm và mắc lao toàn quốc VINCOTB
năm 2006 – 2007 tỷ suất lao mắc mới tại các khu vực trong nước là 145 ca/
100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc lao phổi là 114 ca/100.000 dân[3].
Theo số liệu thống kê của WHO năm 2011, số ca mắc mới lao là 180.000
ca, số ca hiện mắc lao là 290.000 ca và số ca tử vong là 30.000 ca. Tỷ suất mắc
mới lao ước tính vào khoảng 199 ca/100.000 dân, tỷ suất hiện mắc lao là vào
khoảng 323 ca/100.000 dân và tỷ suất tử vong do lao là 33 ca/100.000 dân. Theo
tính toán của WHO, Việt Nam xếp hạng 12 trong tổng số 22 quốc gia được
WHO xếp vào nhóm gánh nặng bệnh tật do lao so với các quốc gia khác trên

toàn thế giới[34].
Bảng 1.1. Tình hình dịch tễ lao tại Việt Nam (WHO năm 2011)
Chỉ số
Số thống kê ước
tính
Dân số ước tính

88.792.000

Thứ hạng trong các nước gánh nặng bệnh tật lao cao

12

Tỷ suất tử vong do lao (ca /100.000 dân)

33

Tỷ suất lao hiện mắc các thể (ca /100.000 dân)

323

Tỷ suất lao mới mắc các thể (ca /100.000 dân)

199

Tỷ suất lao/HIV dương tính mới mắc (ca /100.000 dân)

14

Tỷ suất phát hiện các thể (%)


56

Tỷ suất lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân mới (%)

2.7

Tỷ suất kháng đa thuốc trong bệnh nhân điều trị lại (%)

19

Tỷ lệ % bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV

59


8

1.1.3. Tình hình lao kháng thuốc trên thế giới
Nếu so sánh các báo cáo LKT trước đây, thì số hiện mắc LKT đã gia tăng
trên bình diện toàn cầu. Năm 2004, báo cáo WHO cho biết số mắc LĐKT là
424.203 ca, còn trong năm 2007 số ca đã tăng lên 511.000 ca. Số liệu thống kê
mới nhất của WHO năm 2011 cho thấy có khoảng 625.000 ca LĐKT hiện mắc
trên toàn cầu, 10 – 25% số này có khả năng trở thành các ca LSKT [35].
Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ LĐKT trên bệnh nhân lao mới chưa điều trị
cũng gia tăng. Số nước có tỷ lệ bệnh LĐKT ở những bệnh nhân lao mới gia tăng
> 5% hằng năm. Còn đối với tỷ lệ bệnh LĐKT ở bệnh lao có tiền sử điều trị lao
các nghiên cứu cũng cho thấy có sự gia tăng đáng kể. Tỷ lệ bệnh LĐKT ở
những bệnh nhân lao có tiền sử điều trị lao cao tại một số nước có thể cao >
30% [26].

Hầu hết các ca LĐKT đều tập trung tại các nước đang phát triển. Khu vực
Tây Thái Bình Dương có số ca LĐKT nhiều nhất chiếm 1/3 số ca LĐKT toàn
cầu, kế tiếp là khu vực Đông Nam Á và khu vực Đông Âu và Châu Phi. Một số
quốc gia tại các khu vực kể trên được WHO liệt kê vào nhóm quốc gia có tỷ lệ
LĐKT cao bao gồm cộng hòa Dominica (6,6%), Ecuador (4,9%), Bờ Biển Ngà
(5,3%), Estonia (12,2%), Latvia (9,3%), Uzerbekistan (13,2%), Trung Quốc
(8,4%), và Iran (5%)[9].
Từ năm 1994- 1997, WHO phối hợp với Hiệp hội Lao và Bệnh phổi Quốc
tế tiến hành nghiên cứu có quy mô rất lớn về kháng thuốc lao trên toàn thế giới,
nghiên cứu thực hiện ở 35 nước trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tình hình LKT ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ LĐKT ở bệnh
nhân lao phổi năm 1997 là 2,3% và đến năm 2000 đã tăng lên 3,8%. Tại thành
phố Hồ Chí Minh một nghiên cứu vào năm 1998 cho thấy tỷ lệ kháng các thuốc


9

isoniazid (INH) là 20,3%, Sm là 20,3%, RIF là 2,44%, EMB là 0,81% và tỷ lệ
LĐKT là 2,3%. Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Lao và Bệnh phổi quốc tế tại
Hồ Chí Minh khảo sát trong thời gian từ 1998 – 2000 tại khu vực nội thành thực
hiện trên 1.433 bệnh nhân lao phổi cho thấy tỷ lệ kháng thuốc bất kỳ là 36,6%,
kháng INH là 25,1%, kháng Sm là 29,4%, kháng RIF là 4,0%, tỷ lệ LĐKT là
3,8%.
Trước tình hình LĐKT ngày càng trầm trọng, từ tháng 11/2004 đến
11/2005 WHO và CDC đã tiến hành phân tích 17.690 mẫu đàm được gửi từ 40
quốc gia trên thế giới. Trong quá trình phân tích, WHO nhận thấy rằng trong số
bệnh lao đa kháng có một loại bệnh lao mà khả năng điều trị lành bệnh rất kém,
nhóm bệnh lao đa kháng này còn kháng thêm với 1 loại thuốc fluoroquinolone



1

loại

thuốc

lao

thế

hệ

thứ

hai

dạng

chích

(Capreomycin/

Kanamycin/Amikacin) và được gọi là nhóm bệnh LSKT. Kết quả phân tích của
17.960 mẫu cho thấy có 20% là LĐKT và 2% là LSKT[11].
Phân tích cũng cho thấy tỷ lệ LSKT ở bệnh nhân LKT ở các nước khác
nhau trong đó tại Mỹ là 4%, Latvia là 19% và tại Hàn Quốc là 15%. Khu vực các
nước công nghiệp có tỷ lệ LSKT trong bệnh nhân LĐKT tăng dần theo thời gian.
Khu vực Đông Âu và Tây Á có tỷ lệ LSKT trong bệnh nhân LĐKT là 4%, cao
nhất so với các khu vực khác.
1.1.4. Tình hình nhiễm lao ở người nhiễm HIV

Mối liên quan chặt chẽ giữa nhiễm lao và HIV được thể hiện qua việc có
1,37 triệu ca lao mắc mới trên tổng số người nhiễm HIV và 1/4 số ca tử vong do
lao có liên quan đến HIV trong năm 2007. Năm 2008, ước tính có 1,4 triệu ca lao
mắc mới ở người nhiễm HIV và 520.000 ca tử vong [30, 33]. Năm 2010, có 14
triệu trường hợp toàn cầu được ước tính là đồng nhiễm cả hai bệnh. Lao là


10

nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong trường hợp bệnh nhân nhiễm AIDS,
chiếm đến 26% số ca tử vong do AIDS và 99% xảy ra tại các nước đang phát
triển. Ngược lại, số người nhiễm HIV chiếm 13% số ca mắc mới lao và 25% số
ca tử vong do lao [16].
Đứng trước đại dịch HIV đồng nhiễm lao, các quốc gia trên thế giới phải
gánh chịu các gánh nặng bệnh tật khác nhau. Gần 85% gánh nặng bệnh tật đồng
nhiễm lao và HIV xảy ra ở các nước Châu Phi. Tỷ lệ mắc lao đồng nhiễm HIV
cũng rất thay đổi tùy vào khu vực địa lý trong đó tại Châu Âu là 14% còn tại
Đông Nam Á là 46%.
Hiện nay các dữ liệu về mối liên quan giữa lao đa kháng thuốc và nhiễm
HIV vẫn chưa được đầy đủ. Một nghiên cứu của Dự Án Toàn Cầu Về Lao
Kháng Thuốc khảo sát dữ liệu của 7 quốc gia cho thấy tại 5 quốc gia không có
sự kết hợp giữa lao đa kháng thuốc và nhiễm HIV, và chỉ có dữ liệu của 2 quốc
gia cho thấy có mối kết hợp có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra các nghiên cứu khác
điều tra tại các quốc gia hạ Sahara, Đông Nam Á, và các nơi khác cũng không
thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hai tình trạng bệnh lý này [6, 23].
Tuy nhiên các nghiên cứu này có thể vì gặp nhiều hạn chế nên vẫn chưa thể phát
hiện được mối quan hệ này. Hai trong số những hạn chế đó là số lượng ca lao
kháng thuốc được đưa vào các nghiên cứu còn ít và nhiều nghiên cứu vẫn chưa
khử được các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn.
Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng, chặt chẽ, nhưng các nghiên cứu

thường cho thấy tình trạng lao kháng thuốc thường xảy ra ở người nhiễm HIV và
tình trạng này thường đi kèm với tỷ lệ tử vong cao và thời gian sống sót của bệnh
nhân HIV giảm đi. Các nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa lao


11

kháng rifampicin ở bệnh nhân HIV, nhưng tình trạng kháng thuốc này chủ yếu là
do lây truyền từ bên ngoài[28].
1.2. Phân loại bệnh lao
Phân loại theo kết quả xét nghiệm soi tươi trực tiếp [2]
 Lao phổi AFB (+): Đảm bảo một trong các tiêu chuẩn sau:
o Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
o Một tiêu bản đờm AFB (+) và hình ảnh nghi lao trên X - quang phổi.
o Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy dương tính.
 Lao phổi AFB (-): Đảm bảo một trong các tiêu chuẩn sau:
o Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) ít nhất 3 mẫu đờm khác nhau, có tổn
thương nghi lao trên X - quang phổi, không đáp ứng với kháng sinh
phổ rộng, đáp ứng với phác đồ điều trị lao đầy đủ được quyết định bởi
bác sĩ lâm sàng.
o Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) nhưng nuôi cấy dương tính.
Phân loại theo tiền sử điều trị lao [2]
 Lao mới: Người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới dùng thuốc chống
lao dưới 1 tháng.
 Lao tái phát: Người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là
khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+).
 Lao điều trị thất bại: Người bệnh mới điều trị lần đầu, còn AFB(+) trong đờm
từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải chuyển phác đồ điều trị.
 Lao điều trị lại sau bỏ trị: Người bệnh không dùng thuốc trên 2 tháng liên tục
trong quá trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị từ đầu với AFB (+) trong

đờm.


12

 Lao mạn tính: Người bệnh vẫn còn vi khuẩn lao trong đờm sau khi đã dùng
công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc.
1.3. Đặc trƣng lâm sàng của bệnh lao
Hầu hết các trường hợp lao không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu
chứng lâm sàng không rõ rệt, một số trường hợp được phát hiện tình cờ qua
khám sức khỏe định kỳ, hoặc được phát hiện với bệnh cảnh cấp tính như ho ra
máu, đau ngực, khó thở, sốt cao, suy kiệt.
Các triệu chứng toàn thân của bệnh bao gồm [8]:
 Mệt mỏi: không giảm khi nghỉ ngơi, tăng dần vào buổi chiều và kéo dài dai
dẳng
 Chán ăn, ăn không ngon miệng
 Gầy sút, sụt cân: đây là triệu chứng quan trọng để gợi ý chẩn đoán và theo dõi
khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân.
 Sốt nhẹ: tăng dần khi làm việc và giảm khi nghỉ ngơi, có thể kèm theo mồ hôi
ban đêm. Triệu chứng sốt gặp trong khoảng 60 – 80% các trường hợp.
Các triệu chứng cơ năng bao gồm [8]:
 Ho: là triệu chứng thường gặp nhất trong lao phổi. Lúc đầu là ho khan, dai
dẳng, thường vào buổi sáng, về sau ho có đàm nhầy, hoặc mủ nhầy. Khi
lượng đàm tăng nhiều và thành mủ, có thể gợi ý đến hang lao.
 Ho ra máu: ít khi là triệu chứng khởi phát và thường là kết quả của bệnh lao
trước đó đang tiến triển. Lượng máu thường thay đổi từ mức độ nhẹ như đàm
dính máu đến rất nặng (ho ra máu sét đánh, với lượng máu có thể trên
1000ml/24 giờ).



13

 Đau ngực: có thể âm ỉ hoặc đau nhói đột ngột, đau tăng lên khi thở sâu hoặc
ho. Đau ngực thường có liên quan đến tổn thương hoặc phản ứng của màng
phổi.
 Khó thở: ít xảy ra, trừ khi có tổn thương phổi rộng hoặc có tràn khí, tràn dịch
màng phổi kèm theo, hay trên cơ địa có bệnh lý mạn tính. Khó thở thường là
tăng dần, thường gặp nhịp thở nhanh nông, nhưng có thể nhịp thở rất chậm.
 Xanh tím: thường gặp trong bệnh cảnh nặng. Sự thiếu oxy có thể là mạn tính
hoặc cấp tinh do tắc nghẽn đường dẫn khí đột ngột.
1.4. Chẩn đoán bệnh lao
Chẩn đoán bệnh lao sẽ bao gồm: 1) Thăm hỏi triệu chứng lâm sàng của
bệnh nhân; 2) Thăm khám thực thể; 3) Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng.
1.4.1. Triệu chứng thực thể
Các triệu chứng thực thể của bệnh có thể được phát hiện khi thăm khám
bao gồm các tiếng ran bệnh lý ở phổi như ran ẩm, ran nổ, hay ran tắc nghẽn.
1.4.2. Cận lâm sàng
Bao gồm các phương pháp xét nghiệm sau:
 Nhuộm soi đàm trực tiếp tìm AFB: Tất cả những người có triệu chứng nghi
lao phải được xét nghiệm đờm ít nhất 2 mẫu, tốt nhất là 3 mẫu: 1 mẫu tại chỗ
khi đến khám, 1 mẫu buổi sáng sớm sau ngủ dậy và mẫu thứ 3 lấy tại chỗ khi
đem mẫu đờm buổi sáng đến phòng xét nghiệm. Trong các phương pháp
nhuộm axit thì kỹ thuật nhuộm Ziehl-Nielson được đánh giá là nhanh nhất
(khoảng 30 phút), độ chính xác cao, đơn giản, dễ làm và rẻ tiền nên thường
được dùng rộng rãi. Tuy nhiên soi đàm có nhược điểm là chỉ phát hiện
khoảng 50 – 80% các trường hợp lao phổi và cần phải có ≥ 5.000 AFB/ml


14


mới có thể kết luận là dương tính. Do đó kết quả soi đàm không được sử dụng
để loại trừ lao.
 Phương pháp nuôi cấy tìm vi khuẩn lao: cấy phân lập vi khuẩn lao là tiêu
chuẩn để chẩn đoán lao. Độ nhạy của phương pháp này là 80 – 85% và độ đặc
hiệu là 98%. Do đó, mẫu đàm sau khi được nhuộm soi trực tiếp dù kết quả
dương tính hay âm tính đều phải cấy tìm vi khuẩn lao và làm kháng sinh đồ
để đánh giá tình trạng kháng thuốc. Nuôi cấy trong môi trường đặc cho kết
quả sau 6 - 8 tuần trong khi nuôi cấy trong môi trường lỏng (MGIT, BATEC)
cho kết quả khoảng 10 ngày.
 X - quang phổi thẳng: X – quang phổi là phương tiện được sử dụng rộng rãi
và có giá trị cao trong chẩn đoán lao phổi, nhất là trong những trường hợp có
triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhưng soi đàm trực tiếp hoặc cấy đàm âm tính.
Ngoài ra, các dấu hiệu trên X – quang phổi còn cho biết được mức độ tổn
thương phổi, diễn tiến bệnh học xảy ra trong quá trình tiến triển của lao
nguyên phát hay thứ phát và theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.
 Phản ứng Tuberculin (Mantoux): Phản ứng Mantoux chỉ có ý nghĩa hỗ trợ
trong chẩn đoán, nhất là chẩn đoán lao ở trẻ em khi phản ứng dương tính
mạnh (≥ 15 mm đường kính cục phản ứng với Tuberculin PPD). Độ nhạy và
độ đặc hiệu của phản ứng tuberculin rất thay đổi, trong đó kết quả âm tính giả
là 25% vì vậy độ nhạy của xét nghiệm này rất thấp. Thử nghiệm được thực
hiện bằng cách tiêm 0,1 ml dung dịch PPD trong da, và sau đó đọc kết quả
sau 48 – 72 giờ. Nếu phản ứng dương tính sẽ thấy một vùng mẫn đỏ và một
nốt sần cứng ở da. Đo đường kính của nốt sần bằng thước đo trong suốt theo
chiều ngang cánh tay.


15

 Các xét nghiệm khác: công thức máu thường trong giới hạn bình thường,
ngoại trừ bạch cầu và lympho có thể tăng. Trong đợt cấp tính thì bạch cầu đa

nhân có thể tăng lúc đầu. Ngoài ra, giảm bạch cầu cũng có thể gặp trong bệnh
lao. Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra trong khoảng 10 -30% bệnh nhân lao.
Tốc độ lắng máu thường tăng cao (có thể cao gấp 5 – 10 lần trị số bình
thường) có giá trị hỗ trợ chẩn đoán lao trong giai đoạn sớm và theo dõi diễn
tiến điều trị[24].
1.5. Các hình ảnh tổn thƣơng phát hiện đƣợc bằng X-quang phổi thẳng
1.5.1. Đặc điểm hình ảnh X-quang phổi thẳng của lao nguyên phát
Lao nguyên phát thường gặp ở bệnh nhân chưa từng phơi nhiễm với vi
khuẩn lao trước đó. Đây là dạng lao phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có tỷ lệ
mắc cao nhất ở trẻ < 5 tuổi. Chính vì vậy, lao nguyên phát thường được cho là
xảy ra ở trẻ em, nhưng trong thực tế có một tỷ lệ người trưởng thành vẫn mắc lao
nguyên phát. Một nghiên cứu cho thấy lao nguyên phát chiếm đến 23-34% số
trường hợp lao ở trẻ em [20].
Việc chẩn đoán lao nguyên phát cũng chủ yếu dựa vào hình ảnh học trong
đó chụp X-quang phổi thẳng có thể giúp phát hiện lên đến 15% số bệnh nhân
mắc lao nguyên phát [31]. Lao nguyên phát có thể biểu hiện trên hình ảnh học
dưới 4 thể chính: tổn thương nhu mô phổi, sưng hạch phổi, lao kê và tràn dịch
màng phổi.
Tổn thương nhu mô phổi
Tổn thương nhu mô phổi biểu hiện dưới dạng hình ảnh đông đặc phế nang
ở bất kỳ thùy nào của phổi, tuy nhiên thùy dưới và thùy giữa thường gợi ý đến
thể bệnh này đặc biệt là ở người trưởng thành. Biểu hiện của đông đặc phế nang
chính là những nốt mờ nhỏ (4-10 mm), tương đương với một tiểu thuỳ, có giới


16

hạn không rõ, lúc đầu rời rạc, về sau có thể tiến triển dính vào nhau tạo ra những
đám mờ khu trú (10-70 mm). Trong một số trường hợp, đông đặc phế nang có
thể chiếm toàn bộ một phân thùy hoặc một thùy phổi tạo hình ảnh viêm phổi

thùy.
Ở trẻ < 2 tuổi, hình ảnh xẹp phổi cũng thường thấy, thường gặp ở phân
thùy trước của thùy trên hoặc phân thùy trong của thùy giữa. Xẹp phổi xảy ra do
hạch rốn phổi phì đại chèn ép hay hạch vỡ vào phế quản gây tắc. Xẹp phổi bên
phải thường phổ biến hơn ở bên trái. Biểu hiện của xẹp phổi là một đám mờ
đồng nhất, giới hạn rõ, co kéo các cấu trúc gần kề về phía bệnh lý (ví dụ kéo khí
quản, rốn phổi, rãnh liên thùy). Trong trường hợp có viêm phổi tắc nghẽn kèm
theo, thể tích của vùng bị tổn thương có thể giảm không đáng kể, các cấu trúc
gần kề có thể không bị kéo lệch.
Trong 2/3 số ca lao nguyên phát, chụp X-quang phổi thẳng có thể phát
hiện các củ lao tại nhu mô phổi đã lành hẳn (quá trình này thường kéo dài đến 2
năm). Trong 1/3 trường hợp còn lại, chụp X-quang phổi có thể phát hiện các sẹo
nhu mô phổi có thể bị vôi hóa (còn gọi là các củ lao Ghon) (15% số trường hợp),
các củ lao đã hôi hóa và các khối bắt màu đậm (còn gọi là u hạt lao) (khoảng 9%
trường hợp). U hạt lao có thể tạo hang và sau đó vôi hóa.
Phì đại hạch phổi
Phì đại hạch phổi là đặc trưng hình ảnh học của lao nguyên phát, có thể
được phát hiện bằng chụp X-quang phổi thẳng ở 96% số ca lao trẻ em và 43% số
ca lao trưởng thành. Phì đại hạch phổi thường xảy ra một bên (85% số trường
hợp) và thường là phì đại hạch rốn phổi và hạch cạnh khí quản phải [17]. Trong
1/3 số trường hợp còn lại, phì đại hạch phổi thường xảy ra ở cả hai bên. Hạch phì
đại ở rốn phổi hoặc cạnh khí quản thường có bờ ngoài rõ, dạng đa cung.


17

Phì đại hạch phổi thường là biểu hiện đơn độc của lao phổi trên phim Xquang ở trẻ sơ sinh. Khi tuổi càng tăng, sưng hạch phổi thường đi kèm với các
biểu hiện khác của lao phổi. Sự kết hợp giữa các nốt vôi hóa tại hạch rốn phổi và
củ lao Ghon còn gọi là phức hợp Ranke cũng có thể được phát hiện trên X-quang
phổi.

Lao kê
Lao kê chiếm khoảng 1-7% các trường hợp lao [17]. Lao kê thường gặp ở
người già, trẻ sơ sinh và người suy giảm miễn dịch. Chụp X-quang phổi thẳng
thường bình thường trong giai đoạn khởi phát. Hình ảnh đặc trưng của lao kê khi
chụp X-quang phổi ( trong 85% các trường hợp lao kê) chính là các hạt kê có
kích thước từ 2-3 mm, bờ rõ, có cùng kích thước, phân bố đều 2 phế trường hay
đều trong một thùy phổi (thường là thùy dưới). Các hạt kê thường lành hẳn trong
vòng 2-6 tháng sau khi điều trị mà không để lại sẹo hoặc vôi hóa, tuy nhiên
chúng có thể dính lại với nhau tạo thành các thể đông đặc lan tỏa hoặc tập trung.
Tràn dịch màng phổi
Tràn dịch màng phổi có thể xảy ra ở 1/4 số bệnh nhân mắc lao nguyên
phát [31]. Tràn dịch màng phổi là biểu hiện đặc trưng của lao và thường xảy ra
từ 3-7 tháng sau khi phơi nhiễm ban đầu. Tràn dịch màng phổi hiếm khi xảy ra ở
trẻ sơ sinh, hầu hết gặp ở lứa tuổi vị thành niên và người lớn trẻ (13-30 tuổi).
Trên phim X-quang phổi có thể thấy tràn dịch màng phổi thường xảy ra một bên
với lượng dịch từ ít đến trung bình.
1.5.2. Đặc điểm hình ảnh X-quang phổi thẳng của lao thứ phát
Lao thứ phát là dạng lao xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành. Bệnh xảy ra
khi một người tái nhiễm lao hoặc mắc lao nguyên phát trong giai đoạn tái hoạt
động của vi khuẩn lao. Lao nguyên phát là dạng lao tự giới hạn, trong khi lao thứ


18

phát thường tiến triển với việc tạo thể hang, lây lan vi khuẩn lao vào máu, và lan
tỏa bệnh trên toàn bộ phổi. Quá trình chữa lành lao thứ phát sẽ dẫn đến xơ hóa
và vôi hóa phổi. Các đặc điểm hình ảnh học của lao nguyên phát và lao thứ phát
có thể giống nhau, tuy nhiên ba đặc trưng riêng về hình ảnh học của lao thứ phát
chính là tổn thương chủ yếu xảy ra ở thùy trên, không có sưng hạch phổi và tạo
thể hang. Trên phim X-quang phổi thẳng, lao thứ phát có thể biểu hiện dưới ba

thể là tổn thương nhu mô phổi, tổn thương đường hô hấp và tổn thương màng
phổi.
Tổn thương nhu mô phổi
Đặc điểm dễ nhận biết của tổn thương nhu mô phổi trong lao thứ phát
chính là hình ảnh đông đặc (thâm nhiễm) ở phân thùy đỉnh sau của thùy trên
phổi. Phế nang khi đó xuất hiện các nốt có bờ không rõ hoặc các nốt dính với
nhau (sang thương mềm). Trên phim X-quang thường thấy có những đường mờ
chạy từ rốn phổi cùng bên đến sang thương. Khi tổn thương càng mạn tính, bờ
sang thương càng sắc nét và bị co kéo (sang thương cứng). Trong hầu hết các
trường hợp, có thể nhiều phân thùy có hình ảnh thâm nhiễm và 1/3-2/3 các
trường hợp bị tổn thương cả hai bên [17].
Thể hang, là dấu hiệu đặc trưng của lao thứ phát, xảy ra ở khoảng 50% số
ca lao. Thể hang là một khoảng chứa khí trong nhu mô phổi có bờ dầy trên 1
mm, đồng tâm, thường không có mực nước hơi. Thể hang xuất hiện nhiều quanh
khu vực thâm nhiễm. Quá trình lành của thể hang khi điều trị có thể dẫn đến khí
phế thủng hoặc tạo sẹo. Thể hang rất hiếm khi có mực nước hơi, nếu có chứng tỏ
bệnh nhân đang bị bội nhiễm. Phì đại hạch rốn phổi và khí phế thủng rất hiếm
gặp (chỉ ở khoảng 5% số ca lao phổi) [20].


19

Tổn thương đường hô hấp
Đối với những trường hợp có sức đề kháng kém, tổn thương lao có thể
biểu hiện dưới dạng phế quản phế viêm lan tỏa mà không có hình hang rõ ràng.
X-quang có biểu hiện là mờ không đồng nhất, phân bố theo phân thùy, có thể có
giảm thể tích phổi (kết hợp đông đặc phế nang ngoại biên dạng nốt hay từng
mảng, phì đại mô kẽ, xẹp phế nang, xen kẽ những vùng nhu mô phổi bình
thường hoặc tăng thông khí).
Tổn thương màng phổi

Tràn dịch màng phổi xảy ra phổ biến hơn ở lao nguyên phát nhưng cũng
có khoảng 18% tổn thương này xảy ra ở các ca lao thứ phát [17]. Khối dịch
thường có nhiều vách ngăn và ổn định về kích thước trong nhiều năm. Màng
phổi khi đó trở nên xơ dày có thể trở thành mủ màng phổi do lao và có nguy cơ
rò màng phổi khí quản. Xơ dày màng phổi và vôi hóa đôi khi cũng có thể bắt gặp
trên X-quang phổi.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đặc điểm hình ảnh học của lao phổi
1.6.1. Lao kháng thuốc
Hình ảnh học của các trường hợp LĐKT tương tự như các trường hợp lao
không kháng thuốc.
1.6.2. Lao ở người nhiễm HIV
Ở người nhiễm HIV mắc lao có tần suất tổn thương lao ngoài phổi nhiều
hơn so với người nhiễm lao không mắc HIV. Một nghiên cứu cho thấy có 38%
bệnh nhân suy giảm miễn dịch có lao phổi, 30% có lao ngoài phổi và 32% có cả
hai dạng lao ngoài phổi và lao phổi. Do đó khi quan sát hình ảnh học của các


20

trường hợp lao ở người nhiễm HIV cần lưu ý đến các đặc điểm của lao ngoài
phổi [27].
Các hình ảnh X-quang phổi thẳng điển hình của lao chỉ có thể gặp ở
khoảng 1/3 số bệnh nhân HIV. Cac trường hợp nhiễm HIV còn lại có hình ảnh
tổn thương lao phổi rất đa dạng. Các nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân
đồng nhiễm HIV và lao tại hai quốc gia Zairea và Zambia cho thấy ở bệnh nhân
HIV nhiễm lao phổ biến hình ảnh phì đại hạch phổi, tràn dịch màng phổi, tổn
thương nhu mô phổi, hình ảnh đông đặc và hạt kê trong khi các thể hang và xẹp
phổi lại rất ít [12, 29]. Phì đại hạch rốn phổi, một hình ảnh ít gặp ở bệnh nhân lao
có HIV âm tính lại phổ biến ở bệnh nhân lao mắc HIV với tỷ lệ lên đến 25-50%
[25].

1.6.3. Lao ở người mắc đái tháo đường
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân lao mắc ĐTĐ có nhiều
tổn thương vùng dưới phổi hơn so với bệnh nhân lao không mắc lao. Một nghiên
cứu lớn của Aktogu cho thấy tỷ lệ tổn thương vùng dưới phổi ở bệnh nhân lao
ĐTĐ là 11% trong khi ở nhóm lao không ĐTĐ là 5,3%. Một nghiên cứu của
Singla cũng cho thấy tổn thương vùng dưới phổ biến hơn ở bệnh nhân ĐTĐ
(23,5% so với 2,4%). Bệnh nhân lao mắc ĐTĐ cũng thường có tổn thương dạng
hang cao hơn so với nhóm lao không mắc ĐTĐ. Ngoài ra bệnh nhân lao mắc
ĐTĐ cũng có những hình ảnh lao ngoài phổi nhiều hơn. Lý do giải thích cho sự
bất thường trên hình ảnh học ở bệnh nhân lao mắc ĐTĐ chính là sự suy giảm
miễn dịch gây ra bởi ĐTĐ trên nhóm bệnh nhân này.


21

1.7. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến chủ đề nghiên cứu
1.7.1. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Carreira năm 2012 tại Bồ Đào Nha tiến hành trên 123
bệnh nhân mắc lao và ĐTĐ so sánh với một nhóm 123 bệnh nhân mắc lao không
ĐTĐ về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và điều trị. Kết quả cho thấy mặc dù cả
hai nhóm đều có tổn thương đa thùy nhưng tỷ lệ tổn thương thùy dưới phổi cao
hơn ở nhóm có ĐTĐ so với nhóm không ĐTĐ (10.6% so với 3.3%, p= 0.03).
Các tổn thương hang lao ít phổ biến hơn ở nhóm ĐTĐ (63.4% so với 82.1%,p=
0.01) nhưng các tổn thương ngoài phổi lại phổ biến hơn ở nhóm ĐTĐ (28.5% so
với 16.3%, p= 0.02). Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm về tình
trạng kháng thuốc và tác dụng phụ của thuốc kháng lao. Nghiên cứu kết luận
rằng ĐTĐ có tác động đến đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của bệnh nhân lao.
Các tổn thương lao vùng thùy dưới phổi và lao ngoài phổi phổ biến ở bệnh nhân
mắc ĐTĐ [10].
Nghiên cứu của Ozahin SL năm 2011 được tiến hành nhằm đánh giá hình

ảnh X-quang phổi thẳng ở bệnh nhân lao phổi và xác định mối liên quan giữa tổn
thương trên phim với các tham số vi sinh học. Đây là một nghiên cứu mô tả hồi
cứu trên 800 bệnh nhân nam nhập viện từ năm 1995 đến 2011 tại một bệnh viện
của Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy trong giai đoạn đầu của điều trị, bệnh nhân có
thể hang có tỷ lệ cấy đàm dương tính cao hơn so với bệnh nhân không thể hang
(53,7% so với 37,7%, p < 0.001). Số vùng tổn thương không liên quan đến tuổi,
thời gian khởi phát triệu chứng, tiếp xúc với ca lao hoạt tính hoặc mắc ĐTĐ (p >
0.05) nhưng lại tương quan thuận với tốc độ lắng máu (r = 0.23, p < 0.001) [21].
Nghiên cứu của Al-Kadhimi năm 2011 tại Irag nhằm so sánh tác động của
tuổi lên đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học ở bệnh nhân mắc lao phổi. Đây là


22

một nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 251 bệnh nhân soi đàm dương tính
tại một trung tâm y tế ở Baghdad. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về
triệu chứng giữa nhóm bệnh nhân trẻ tuổi và lớn tuổi. Ở nhóm bệnh nhân trẻ, tỷ
lệ gia đình có người mắc lao cao hơn so với nhóm lớn tuổi. Về hình ảnh học, kết
quả cho thấy người cao tuổi có tỷ lệ hình ảnh đặc trưng cao hơn so với người trẻ
tuổi (p=0.036) [7].
Nghiên cứu của Feng và cộng sự năm 2009 tại Trung Quốc khảo sát đặc
điểm hình ảnh học của bệnh nhân lao phổi nhiễm vi khuẩn lao dòng W-Beijing
so với các dòng lao khác. Kết quả cho thấy ở nhóm mắc dòng lao W-Beijing đặc
điểm hình ảnh học điển hình, tổn thương xơ nốt không có hang lao phổ biến hơn
trong khi tổn thương lao kê lại ít hơn so với các dòng lao khác. Nghiên cứu kết
luận rằng mắc lao phổi dòng W-Beijing là một yếu tố độc lập tác động đến đặc
trưng hình ảnh học của lao phổi [14].
Nghiên cứu của Garcia năm 2007 được thực hiện tại Brazil khảo sát đặc
điểm hình ảnh tổn thương X-quang phổi của 38 bệnh nhân lao nhiễm HIV. Kết
quả cho thấy mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng những bệnh nhân có

CD4+ thấp có tỷ lệ đàm dương tính thấp hơn bệnh nhân có CD4+ cao hơn (37%
vs. 64%; p = 0.18). Bệnh nhân nhiễm HIV có tỷ lệ cao hình ảnh tổn thương
không điển hình của lao thứ phát và bệnh nhân có CD4+ < 200 TB/mm có đặc
trưng hình ảnh lao thứ phát thấp hơn so với bệnh nhân có CD4+ ≥ 200 [15].
1.7.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo và Quảng Văn Trị năm 2010 trên 154
bệnh nhân lao mắc ĐTĐ. Kết quả cho thấy tổn thương phân bố lan tỏa chiếm tỷ
lệ 66,2% ở nhóm ĐTĐ và 58,2% ở nhóm không ĐTĐ. Tổn thương dạng hang và
tổn thương thùy dưới gặp nhiều hơn ở nhóm ĐTĐ so với nhóm không ĐTĐ.


×