Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GA trải nghiệm sáng tạo giun đât sinh 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.3 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 1/10/2019
Thực hiện từ ngày …./10/2019 đến …/10/2019
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN SINH HỌC 7
CHỦ ĐỀ: Khám phá về giun đất
I.Mục tiêu:
-Biết được đặc điểm hình thái cấu tạo và đặc điểm phân loại của giun đất
- Thiết kế được bình nuôi cấy giun đất để quan sát tập tính và vai trò của giun đất
trong trồng trọt.
II.Nội dung và hình thức tổ chức
1.Nội dung:
-Hệ thống kiến thức về giun đất thành sơ đồ (hình thái, cấu tạo tập tính, thức ăn,
điều kiện sống, vai trò của giun đất đối với việc cải tạo đất).
-Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của giun đất (yếu tố nhiệt độ, ánh
sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, tính chất đất như độ pH của đất, kết cấu, các sinh vật
sống trong đất khác ....).
2.Hình thức
Tổ chức cho học sinh khối 7 gồm 7 lớp, 71 đến 77, mỗi lớp thành lập các nhóm học
sinh thực hiện nuôi cấy giun đất .
III.Chuẩn bị hoạt động
- Địa điểm: Tại phòng học trường THCS Tân Bửu
- Thành phần: học sinh khối 7.
- Cơ sở vật chất:
+ Giấy Ao, bút, các dụng cụ để HS làm thí nghiệm,
+Hộp nhựa trong suốt, dụng cụ xúc đất, đất
+Mùn (rơm rạ, mùn cưa bã chè, lá mục ,...)
+Giun đất tối thiểu 2 con giun đất
+ Dao nhọn, kéo nhỏ, bao ni lon đen ...
IV.Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin.
a. Chia mỗi lớp thành 3 nhóm: Tìm kiếm thông tin từ SGK bài 15: Giun đất; bài 16


mổ và quan sát giun đất
Từng cá nhân trong nhóm tập trung đọc bài 15,16 trang 53-58 sgk sinh học 7 để tìm
hiểu về giun đất để tìm hiểu về giun đất:
Kết luận1: Có kiến thức về giun đất: (hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy)
+ Đặc điểm phân loại
+ Tập tính
+ Đặc điểm hình thái cấu tạo
1

1


+ Điều kiện sống và nơi phân bố
b. Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Bước 1:
-HS các nhóm thống nhất lựa chọn sản phẩm bình nuôi cấy giun đất
Thiết kế sản phẩm về chất liệu, thành phần, kích thước, chủng loại giun, nơi thu
mẫu,...vào góc giấy Ao
- Trưởng nhóm ý tưởng giống nhau và khác nhau của các thành viên trong nhóm
- Thống nhất nên thêm vào hay bớt đi các ý tưởng về cấu trúc và thành phần sinh
vật đã được ghi lại giữa tờ giấy Ao
Kết luận2:
* Chất liệu : bền chịu lực nhưng đảm bảo được khả năng thoát nước và có thể dễ
dàng quan sát được hoạt động của giun trong bình
* Kích thước bình nuôi cấy đảm bảo phù hợp với số lượng nuôi nhưng vẫn phải
phù hợp với điều kiện không gian gia đình khi bố trí bình nuôi cấy
* Nơi Thu mẫu: Đất vườn, đất trong chậu cảnh, cửa hàng bán thức ăn cho chim cá
Bước 2: Tiến hành chế tạo bình nuôi cấy giun đất
cả nhóm vẽ bản thiết kế bình nuôi cấy giun đất
Bước 3: Phân công công việc. Phân công mỗi thành viên thực hiện một nhiệm vụ

Chuẩn bị bình nuôi cấy (hộp nhựa trong suốt) tối thiểu 1,5 lít
Chuẩn bị đất (lá khô, rơm rạ, mùn cưa, ..)
Chuẩn bị dao, kéo để gia công
Chuẩn bị giun đất từ 2 đến 7 con
Hoạt động 2 (học sinh làm ở nhà):
Học sinh gia công bình nuôi cấy theo bản thiết kế
Bước 1: Làm sạch vỏ bình nuôi cấy, để khô, đùng vật nhọn để tạo lỗ thủng thoát
nước
Bước 2: Cho vỏ trấu (hoặc xỉ than), đất, lá khô vào bình nuôi vào bình nuôi cấy
theo như bản thiết kế cho đến 1/2 thể tích bình
Bước 3: Cho giun đất vào bình qua miệng bình rồi đặt vào chổ tối (dùng bao
tải hoặc nilon đen để che lại)
Hoạt động 3 (học sinh làm ở nhà):
Học sinh phân chia nhau theo theo dõi chăm sóc, nghi chép, thực hiện hoàn
thành sản phẩm bình nuôi:
Bước 1: Chăm sóc bình nuôi cấy hằng ngày bằng cách vẩy nước theo lỗ thoáng
phía trên một ngày 2 lần (như khi tưới cây )
Bước 2: Quan sát bình nuôi cấy mỗi khi vẫy nước và nghi chép vào hai bảng theo
dõi
Bước 3: Đánh giá nhận xét: Cả nhóm cùng thảo luận các nội dung sau :

2

2


Stt
Tiêu chí đánh giá
Đạt
Không đạt

Ghi chú
1 Số lượng
2 Khả năng sống của giun
3 Điều kiện sống của giun
4 Hình thức bình nuôi cấy giun
Hoạt động 4:
Thiết kế bản trình bày báo cáo và trưng bày sản phẩm sau tiết 16 PPCT sinh
học 7 năm học 2017-2018
Bước 1: HS lựa chọn loại hình báo cáo: tờ rơi, bản trình bày, ...
Bước 2: Thảo luận thống nhất nội dung báo cáo
Bước 3: Trình bày báo cáo trước lớp và giáo viên
Bước 4 : Thu thập ý kiến đánh giá bố cục trình bày, tính khả thi ở địa phương
V.Đánh giá- rút kinh nghiệm
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá
+ Cá nhân tự đánh giá: Đóng góp theo mức độ :0,1,2,3,4.
Họ và tên thành viên
Mức độ đóng góp
+ Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các
mức độ A;B;C; D.
Nội
Tinh thần làm việc
Hiệu quả làm việc
Trao đổi, thảo luận
dung
nhóm
nhóm
trong nhóm
Mức A
B
C

D
A
B
C
D
A
B
C
D
độ

3

3


4

4



×