Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO
HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I HIỆN
NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HỒ CHÍ MINH HỌC

Hà Nội - Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO
HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I HIỆN
NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Đình Oánh

Hà Nội - Năm 2018



CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Đình
Oánh.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thƣơng


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CAND:

Công an nhân dân

CSND:

Cảnh sát nhân dân

LLCT:

Lý luận chính trị

GDLLCT:


Giáo dục lý luận chính trị

Nxb:

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG AN NHÂN
DÂN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH .................................................... 11
1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục lý luận chính trị ............................................ 11
1.2. Mục đích của giáo dục lý luận chính trị trong lực lƣợng công an nhân
dân....…...……………………………………………………………………16
1.3. Nội dung giáo dục lý luận chính trị ........................................................ 28
1.4. Phƣơng pháp giáo dục lý luận chính trị .................................................. 31
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 39
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO HỌC
VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I HIỆN NAY TIẾP
CẬN TỪ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH.......................................................... 41
2.1. Đặc điểm và yêu cầu giáo dục lý luận chính trị cho học viên Cao đẳng
Cảnh sát nhân dân I ......................................................................................... 41
2.2. Thực trạng giáo dục lý luận chính trị cho học viên trƣờng Cao đẳng
Cảnh sát nhân dân I tiếp cận từ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .................................. 53
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục lý luận chính trị cho học viên
trƣờng Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I hiện nay tiếp cận từ tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh.......................................................................................... ……..72
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 77
Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO

ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH.... 79
3.1. Những yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục lý luận chính trị Công an
nhân dân hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .............................................. 79


3.2. Phƣơng hƣớng và nội dung giáo dục lý luận chính trị theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh……………………………………………………………………..87
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục lý luận chính trị
cho học viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh ......................................................................................................... 88
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 101
KẾT LUẬN ................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo
dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời Ngƣời là tấm gƣơng sáng cho thế
hệ trẻ muôn đời sau noi theo. Tƣ tƣởng của Ngƣời có vai trò, ý nghĩa và tác
dụng to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: Tƣ tƣởng của Ngƣời, cùng với chủ
nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá
của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đƣờng cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn
dành sự quan tâm tới công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ. Phát

triển giáo dục là điều kiện để phát triển nguồn lực con ngƣời, là động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội
nhập quốc tế. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ ra đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; đẩy mạnh
nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc
sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp
đổi mới và phát triển đất nƣớc. Để thực hiện mục tiêu trên cần phải tiến hành
giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện và chu đáo. Hiểu tầm quan trọng của
vấn đề này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã hết sức quan tâm, dìu dắt thế hệ trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà
trƣờng.
Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hƣớng
nghiên cứu đến năm 2030 (Nghị quyết số 37/NQ-TW, ngày 09/10/2014), Kết

1


luận số 94 (28/3/2014) của Ban Bí thƣ và Hƣớng dẫn 127 (ngày 30/6/2014)
của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng thực hiện Kết luận số 94 “Về việc tiếp tục
đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Điều này
chứng tỏ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lý luận chính trị đang đƣợc
Đảng và Nhà nƣớc quan tâm sâu sắc, gắn liền với nhu cầu xã hội về sự thống
nhất, đồng thuận tƣ tƣởng, ổn định chính trị, bảo vệ và phát triển lý luận khoa
học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tƣ duy lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam hình thành từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân
ta, từ những kinh nghiệm và bài học của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, từ những trải nghiệm bi hùng của lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của
ông cha ta, từ chiều sâu của bản sắc văn hóa dân tộc, đƣợc cô đọng, kết tinh

trong đƣờng lối cách mạng của Đảng suốt gần 88 năm qua, trở thành kim chỉ
nam, thành định hƣớng phát triển của dân tộc trong thời đại mới.
Nhìn lại công tác nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị trong thời gian
qua, có thể nhận thấy tƣ tƣởng xuyên suốt chính là sự vận dụng sáng tạo và
phát triển những luận điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, góp phần đáng kể vào việc hình thành
“bản sắc” Việt Nam về tƣ duy lý luận thông qua kế thừa có chọn lọc tinh hoa
trí tuệ của dân tộc và sức mạnh của thời đại, là sự phổ biến thế giới quan,
phƣơng pháp luận và nhân sinh quan tiên tiến, quan điểm, đƣờng lối khoa học
và cách mạng của Đảng đến toàn xã hội, đặc biệt đến đội ngũ học viên, sinh
viên đông đảo trong các cơ sở đào tạo, các trƣờng đại học, cao đẳng, những
ngƣời đang và sẽ đóng vai trò tiên phong trong việc xây dựng và bảo vệ đất
nƣớc, hƣớng đến mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.

2


Thành quả đáng trân trọng của đội ngũ làm công tác nghiên cứu, giảng
dạy lý luận chính trị là bám sát các điểm nóng của thực tiễn xã hội, đào sâu
các vấn đề lý luận, thƣờng xuyên tìm tòi, đổi mới phƣơng pháp, chƣơng trình,
giáo trình, nội dung giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với định
hƣớng và chiến lƣợc phát triển chung của các cơ sở nghiên cứu khoa học và
đào tạo lý luận chính trị trong các trƣờng đại học và cao đẳng bƣớc đầu có
những chuyển biến tích cực; ngƣời học không chỉ thụ động tiếp thu bài giảng,
mà tham gia vào quá trình tƣơng tác tích cực với giảng viên, thể hiện tƣ duy
phê phán, sáng tạo trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin, đồng thời bày tỏ sự
quan tâm thƣờng xuyên đến những biến đổi của thực tiễn xã hội, của thế giới
và Việt Nam, qua đó nâng cao trách nhiệm công dân của mình. Bên cạnh
những thành quả đáng khích lệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập các

môn lý luận chính trị, vẫn còn không ít khuyết điểm, tồn tại cần đƣợc xem
xét, đánh giá một cách nghiêm túc, từ đó đề xuất các định hƣớng và giải pháp
khắc phục, làm cho việc giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị đáp
ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Ở trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I hiện nay việc nghiên cứu, giáo
dục các môn lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn có tầm quan trọng
đặc biệt nhằm trang bị cho học viên hệ thống lý luận chính trị khoa học, cách
mạng; giúp ngƣời học nắm bắt đƣợc những đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc; những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất
nƣớc; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tiến hành thắng lợi sự nghiệp bảo
vệ và phát triển đất nƣớc. Với vai trò là trƣờng trọng điểm về đào tạo cán bộ
chiến sĩ Công an, nhiệm vụ đặt ra đối với trƣờng Cao đẳng Cảnh sát nhân dân
I là đào tạo, cung cấp cho đất nƣớc đội ngũ cán bộ chiến sĩ không chỉ giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm
chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh. Để thực hiện mục tiêu đó, vấn

3


đề giáo dục lý luận chính trị cho học viên trƣờng Cao Đẳng Cảnh sát nhân
dân I vừa là đòi hỏi tất yếu khách quan, vừa là nhiệm vụ quan trọng của
trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Trong xu thế chung của sinh viên cả nƣớc,
đa số học viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I đều chấp hành tốt nội
quy của trƣờng, phấn đấu học tập không ngừng để trở thành những cán bộ có
ích phụng sự cho tổ quốc, cho nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ
phận không nhỏ có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức nhƣ: xác định
lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị không đúng, còn vi phạm điều lệnh Công an
nhân dân, một số em còn thờ ơ với những vấn đề chính trị, các hoạt động xã
hội, còn mơ hồ về lý tƣởng cách mạng, chạy theo vật chất, xem nhẹ giá trị
tinh thần.

Đứng trƣớc yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa,
công cuộc hội nhập quốc tế, diễn biến của tình hình thế giới ngày một khó
khăn, phức tạp, đã đặt ra cho thế hệ sinh viên nhất là học viên trƣờng Cao
đẳng Cảnh sát Nhân dân I những trọng trách to lớn, khó khăn và phức tạp. Vì
vậy việc nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị cho học viên của
trƣờng Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I là yêu cầu khách quan và cấp bách hơn
bao giờ hết, bởi đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong việc rèn luyện tƣ
tƣởng, quan điểm chính trị cho mỗi học viên, là sự chuẩn bị quan trọng để
những chiến sĩ công an trẻ bƣớc vào đời.
Với những lý do trên, học viên chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giáo
dục lý luận chính cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Hồ Chí Minh học.

4


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc các cấp, các
ngành và nhiều đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học dày công nghiên cứu.
Vấn đề giáo dục lý luận chính trị cho học viên, sinh viên trong các trƣờng Cao
đẳng, Đại học cũng đƣợc đề cập đến trong các cuộc hội thảo và trong nhiều
chƣơng trình nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo cùng các nhà khoa học
trong và ngoài ngành công an. Vấn đề nâng cao giáo dục lý luận chính trị cho
sinh viên đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu theo nhiều khía
cạnh, cách tiếp cận khác nhau. Điển hình là một số công trình sau:
Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính
trị trong tình hình mới do Nguyễn Khoa Điềm viết đăng trên Tạp chí Thông
tin công tác tƣ tƣởng lý luận, Ban Tƣ tƣởng Văn hóa Trung ƣơng đã nêu nên

tầm quan trọng việc học tập của cán bộ, đảng viên và học viên trong đó học
tập lý luận chính trị có vị trí cực kỳ quan trọng, những nội dung của công tác
giáo dục lý luận chính trị, đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm đảm bảo
yêu cầu và nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận trong tình hình hiện nay.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo và ra sách
kỷ yếu: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tƣ tƣởng, lý luận”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002. Hội thảo đã đề nhiều nội dung quan trọng, đáng chú
ý có các bài của các tác giả nhƣ: Nguyễn Khánh Bật với bài “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với công tác tƣ tƣởng, lý luận”; Hoàng Trang với bài “Mấy suy nghĩ về
công tác tƣ tƣởng, lý luận ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong
tình hình mới dƣới ánh sáng của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”; Lê Văn Tích với bài
“Đƣa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống – khâu trọng yếu ở công tác tƣ
tƣởng, lý luận hiện nay”; Phạm Ngọc Anh với bài “Quan niệm của Hồ Chí
Minh về giáo dục lý luận”… Nội dung của những bài viết trong hội thảo tập
trung vào các vấn đề nhƣ sau:

5


Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lý luận.
Khẳng định Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tƣ tƣởng, lý luận. Ngƣời
quan tâm giải quyết từ vị trí, vai trò đến nội dung công tác tƣ tƣởng, lý luận,
từ nguyên tắc, phƣơng châm, phƣơng pháp giáo dục lý luận đến công tác nâng
cao chất lƣợng giáo dục lý luận cho sinh viên.
Một số quan điểm của Hồ Chí Minh và kho tàng lý luận Mác - Lênin.
Công tác tƣ tƣởng, lý luận trong tình hình mới dƣới ánh sáng tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh. Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo dục tƣ tƣởng lý luận, nhìn
lại công tác giáo dục lý luận chính trị đã qua, xây dựng, chấn chỉnh công tác
nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo Khoa học

quốc gia và ra sách kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia 2015 “Nâng cao chất
lƣợng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong các trƣờng Đại học,
Cao đẳng”. Hội thảo đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng đáng chú ý có
các bài viết của các tác giả nhƣ: Hoàng Chí Bảo “Về một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong
các trƣờng Đại học ở nƣớc ta hiện nay”; Nguyễn Thế Nghĩa “Đổi mới nâng
cao chất lƣợng công tác lý luận chính trị trong các trƣờng Đại học và Cao
đẳng”; Trần Thị Anh Đào “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giáo dục
lý luận chính trị ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng - yêu cầu bức thiết hiện
nay”; Tần Xuân Bảo “Nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập lý luận chính
trị cho sinh viên - Quan trọng nhất là ngƣời thầy”; Phạm Văn Bình “ Gắn lý
luận với thực tiễn trong giảng dạy các bộ môn lý luận chính trị ở các trƣờng
Đại học, Cao đẳng hiện nay”; Nguyễn Văn Công “Giảng dạy, học tập các
môn lý luận chính trị ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng hiện nay - Thực trạng
và giải pháp”…

6


Các bài viết đều bày tỏ sự băn khoăn của các nhà khoa học trƣớc những
bất cập, mâu thuẫn trong công tác lý luận, đào tạo lý luận chính trị, đồng thời
gợi mở những ý tƣởng quý báu cho việc phát triển tƣ duy lý luận, nâng cao
chất lƣợng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị trong điều kiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Những công trình đó đã đƣa ra những quan điểm, ý tƣởng, phƣơng pháp
đặt cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn theo nhiều góc độ khác
nhau về công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trƣờng Cao
đẳng, Đại học nói chung và học viên các trƣờng Công an nhân dân nói riêng.
Tuy vậy cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp và
có hệ thống về nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị cho học viên

trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Xuất phát
từ thực trạng trên tôi thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu về “Nâng cao chất lượng
giáo dục lý luận chính trị cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” là việc làm cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính
trị, từ đó tổng kết, đánh giá công tác giáo dục, bồi dƣỡng lý luận chính trị thời
gian qua của trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I và đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị cho học
viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I thời kỳ hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo
dục lý luận chính trị.

7


- Làm rõ vai trò của giáo dục lý luận chính trị đối với học viên trƣờng
Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I từ 2010 đến nay.
- Phân tích đánh giá thực trạng của giáo dục lý luận chính trị ở trƣờng
Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng giáo
dục lý luận chính trị cho học viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị
và vận dụng tƣ tƣởng đó nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị
cho học viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ

Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị.
Lý luận chính trị và công tác giáo dục lý luận cho học viên trƣờng Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân I hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chính sách giáo dục của Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các
văn bản quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Công an có liên quan đến
giáo dục lý luận chính trị trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng và các trƣờng
Công an nhân dân.

8


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của Khoa học
chính trị và nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa
học liên ngành nhƣ:
Phƣơng pháp - phân tích tổng hợp: sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân
tích làm rõ các nguồn tài liệu, số liệu về đội ngũ cán bộ, giảng viên và học
viên. Đƣa ra các kết luận về công tác giáo dục lý luận chính trị cho học viên
theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Phƣơng pháp thống kê - so sánh: Thu thập các số liệu về đội ngũ cán bộ,
giảng viên và học viên để phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục
chính trị cho học viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tạo cơ sở cho
việc so sánh, đánh giá khoa học.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bảng hỏi tạo điều kiện cho

học viên thể hiện đƣợc quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến học
tập lý luận chính trị. Qua đó, xử lý các số liệu để nhận đƣợc các thông tin cần
thiết phục vụ yêu cầu của đề tài nghiên cứu.
Luận văn kế thừa những giá trị, những thành tựu của một số công trình
khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị. Phân
tích nội dung và giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính
trị.
Đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng công tác đào tạo, giáo dục
lực lƣợng chính trị cho học viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I từ
2010 đến nay.

9


Đề xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo
dục lý luận chính trị cho học viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I hiện
nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã khẳng định đƣợc tính tất yếu, tầm quan trọng và ý nghĩa công
tác giáo dục lý luận chính trị cho học viên các trƣờng công an nói chung cũng
nhƣ học viên trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I hiện nay theo tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho học
viên Trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I.
Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, học tập trong Trƣờng Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I và các trƣờng

công an nhân dân.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn chia thành 3 chƣơng 12 tiết và các tiểu kết chƣơng.

10


Chƣơng 1
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG AN NHÂN
DÂN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1.

Vị trí, vai trò của giáo dục lý luận chính trị

Giáo dục là một hoạt động hết sức quan trọng của con ngƣời, qua đó
những kinh nghiệm, tri thức nhân loại tích lũy trong thực tiễn cuộc sống đƣợc
trao truyền, giúp nhân loại không ngừng bổ sung, phát triển tri thức mới. Nhờ
giáo dục và thông qua giáo dục, con ngƣời ngày càng phát triển toàn diện,
hoàn thiện nhân cách. Bao trùm lên tất cả là giáo dục giúp tạo nguồn nhân lực
cho sự phát triển trong tƣơng lai. Chính vì vậy, giáo dục đƣợc coi là yếu tố
quyết định sự phát triển nhanh và bền vững, là nguồn “của cải nội sinh” của
mỗi quốc gia.
Giáo dục là một chỉnh thể trọn vẹn bao gồm các mặt, các khâu thống nhất
biện chứng với nhau. Giáo dục đạt tới hiệu quả khi mỗi cá nhân vừa có đƣợc
ý thức đúng, lại vừa có hành vi đúng trong mọi tình huống của cuộc sống. Ý
thức và hành vi là hai mặt song song tồn tại trong mỗi phẩm chất giáo dục.
Hoạt động của con ngƣời phải là hoạt động có ý thức, ý thức của con ngƣời
phải đƣợc biểu hiện bằng hành vi. Sự thống nhất giữa ý thức và hành vi phải
là mục tiêu và cũng là nguyên tắc chỉ đạo để tiến hành các hoạt động giáo

dục.
Theo Hồ Chí Minh: “Lý luận là sự tổng kết những nghiên cứu của loài
ngƣời, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá
trình lịch sử” [54, tr. 96]. Ngƣời chỉ rõ: “Lý luận nhƣ cái kim chỉ nam, nó chỉ
phƣơng hƣớng cho chúng ta trong công việc thực tế”. Trong hoạt động thực
tiễn, bất cứ làm việc gì muốn thành công phải có lý luận dẫn đƣờng. Do đó,
công tác lý luận tƣ tƣởng luôn có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp
cách mạng của Đảng.

11


Nhận thức rõ vị trí, vai trò của tƣ tƣởng, lý luận cũng nhƣ của công tác tƣ
tƣởng, lý luận, trong Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 khoá X “Về công tác
tƣ tƣởng, lý luận là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ
hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng
chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân
thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong
của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức; thể hiện vai trò đi
trƣớc, mở đƣờng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [30, tr.41].
Cũng nhận thức đƣợc tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của công tác lý luận
trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc hiện nay, nhất là trong xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng,
tại Đại hội XI, Đảng chỉ rõ: “Tạo môi trƣờng dân chủ thảo luận, tranh luận
khoa học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập
thể trong nghiên cứu lý luận. Khẩn trƣơng ban hành quy chế dân chủ trong
nghiên cứu lý luận chính trị. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan
nghiên cứu lý luận, cải tiến tổ chức nghiên cứu lý luận phù hợp hơn với nhu
cầu thực tiễn” [32, tr. 256]. Đồng thời, để phát huy tốt vai trò, tác dụng của
công tác tƣ tƣởng trong tình hình mới, nhất là đối với việc đấu tranh chống

“diễn biến hoà bình” và “tự diễn biến”, trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta
khẳng định: “kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu và hoạt động
“diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu
tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ
ta; khắc phục sự suy thoái cán bộ, đảng viên chính trị, đạo đức, lối sống trong
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” [32, tr.257].
Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng của lý luận, phản ánh những tính
quy luật chính trị, các quan hệ chính trị - xã hội; đời sống kinh tế - chính trị xã hội, đồng thời, là một bộ phận quan trọng của công tác tƣ tƣởng, góp phần

12


xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội. Trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tƣ tƣởng kim chỉ nam cho mọi hành động.
Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay là hệ thống những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc cùng những tinh hoa tƣ tƣởng
chính trị của dân tộc và nhân loại. Nó phản ánh tính quy luật của các quan hệ
kinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, là công cụ quan trọng cho việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục lý luận là truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, đƣờng lối và quan điểm tƣ tƣởng của Đảng vào cán bộ, đảng viên và
quần chúng nhân dân. Giáo dục lý luận chính trị theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
là truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, nhằm hƣớng dẫn ngƣời học vận dụng
những hiểu biết ấy vào cuộc sống. Do đó, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “gắn
lý luận với thực tiễn trong giáo dục lý luận chính trị là nguyên tắc cơ bản”.
Chất lƣợng là 1 phạm trù khoa học trong đó có Khoa học Xã hội & Khoa
học chính trị. Là một thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tƣợng, nói nên bản

chất của sự vật, hiện tƣợng; đảm bảo độ chính xác, độ chuẩn giữa hình thức
và nội dung. Chất lƣợng còn đƣợc hiểu là mức độ, cấp độ thực hiện mục tiêu
hay đạt đến tiêu chuẩn đƣợc quy định. Hay hiểu theo một cách khác chất
lƣợng còn là 1 phạm trù lịch sử vì nó thay đổi liên tục, thƣờng xuyên phụ
thuộc vào tiêu chuẩn, mục tiêu, độ chuẩn đƣợc xác định.
Nâng cao chất lƣợng là làm cho chất lƣợng 1 sự vật, hiện tƣợng, 1 quá
trình… ngày càng sát mục tiêu, đáp ứng đầy đủ tiêu chí, yêu cầu, nội dung
mục tiêu đề ra.

13


Nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị là nâng cao mức độ thực
hiện mục tiêu đã đề ra. Rút ngắn những mục tiêu đề ra để đi đến hoàn thành
mục tiêu đề ra.
Tất cả chất lƣợng của cơ sở giáo dục, đào tạo thể hiện ở chất lƣợng của
ngƣời học viên (sản phẩm) trong mối quan hệ với mục tiêu giáo dục đào tạo
của cơ sở GD đào tạo, đáp ứng yêu cầu của phát triển xã hội.
Công tác giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận cơ bản trong công tác
tƣ tƣởng của Đảng, thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh, Cƣơng lĩnh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nƣớc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác giáo dục lý
luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học,
nhận thức tƣ tƣởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực
tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu của từng
thời kỳ phát triển của đất nƣớc.
Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng, xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo của Đảng, xây dựng con ngƣời mới. Thông qua giáo dục lý luận
chính trị để nâng cao trình độ lý luận chính trị trong toàn Đảng, làm cho toàn

Đảng thống nhất mục tiêu lý tƣởng, cƣơng lĩnh, đƣờng lối, khắc phục mọi
biểu hiện suy thoái tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Thông
qua công tác giáo dục lý luận chính trị góp phần nâng cao ý thức tự giác tu
dƣỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên. Đồng thời, giáo dục lý luận chính trị cũng góp phần vào việc
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo gồm những ngƣời kiên định lập trƣờng, có
năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng, có
năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, công tác giáo dục lý luận

14


chính trị có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng từ Trung ƣơng
đến cơ sở.
Giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác
huấn luyện, bồi dƣỡng đạo đức, phẩm chất ngƣời chiến sĩ công an nhân dân
nói chung và học viên trƣờng Cao đẳng CSND I nói riêng. GDLLCT cho
chiến sĩ CAND qua các điểm sau:
Một là, Hồ Chí Minh cho rằng lý luận để nâng cao vốn lý luận của mỗi
cán bộ, từ đó mà nâng cao trình độ lý luận của Đảng để bản thân mỗi cán bộ,
chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và nhƣ thế toàn Đảng sẽ hoàn
thành tốt hơn nhiệm vụ của Đảng.
Hai là, theo Hồ Chí Minh, Đảng ta có nhiều ƣu điểm nhƣng còn có nhiều
nhƣợc điểm mà “một trong những nhƣợc điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp
kém” và “vì trình độ lý luận thấp kém cho nên đứng trƣớc nhiệm vụ cách
mạng ngày càng mới và phức tạp, trong việc lãnh đạo, Đảng ta không khỏi
lúng túng, không tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm”. Do vậy học tập lý luận là
nhu cầu thiết yếu của thực tế đòi hỏi.
a là, xuất phát từ thực tế nƣớc ta chƣa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, trong khi đó thế giới và trong nƣớc đã biến đổi đòi

hỏi chúng ta phải có những đƣờng lối, phƣơng châm, phƣơng pháp đấu tranh
cho thích hợp. Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải tự nâng cao mình lên nữa, mà
muốn tự nâng cao mình thì phải tổ chức học tập lý luận trong toàn Đảng,
trƣớc hết là trong cán bộ cốt cán của Đảng.
ốn là, muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm thì chúng ta phải tự
nâng cao sự tu dƣỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhƣ thế là phải học tập lý
luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng.
Năm là, mỗi đảng viên, cán bộ chiến sĩ phải tự cải tạo mình, đấu tranh
chống thói hƣ tật xấu, đấu tranh tự khắc phục chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện

15


chủ nghĩa tập thể, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, phát huy đầy đủ tính sáng
tạo của quần chúng thì phải học lý luận để nâng cao trình độ lý luận chung
của Đảng, đó là một đòi hỏi bức thiết của Đảng ta.
1.2.

Mục đích của giáo dục lý luận chính trị trong lực lƣợng công an

nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng mục đích của giáo dục lý luận chính trị
không phải là sự tăng lên đơn thuần về khối lƣợng kiến thức mà phải tạo ra sự
biến đổi trong nhân cách ngƣời học viên về lập trƣờng, quan điểm và đạo đức
để làm việc tốt hơn, cống hiến đƣợc nhiều hơn, một lòng một dạ phấn đấu vì
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Theo Người, mục đích của giáo dục lý luận chính trị như sau:
Thứ nhất, giáo dục lý luận chính trị nhằm xây dựng và rèn luyện bản lĩnh
chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán

bộ chiến sĩ CAND. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mỗi cán bộ chiến sĩ phải
luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, không hoang mang, dao động trƣớc mọi
khó khăn, thử thách. Đây chính là yếu tố tiên quyết giúp cho mỗi cán bộ chiến
sĩ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cán bộ chiến sĩ có tinh thần trách
nhiệm, dám nghĩ, dám làm, anh dũng, quả cảm và sẵn sàng chiến đấu vì mục
tiêu cách mạng. Ngƣời nói: “Phải nâng cao chí khí chiến đấu, luôn luôn sẵn
sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình” [53, tr. 385].
CAND phải giác ngộ chính trị vững vàng, kiên định con đƣờng xã hội chủ
nghĩa. Với Ngƣời, “lửa thử vàng, gian nan thử sức” chính là thƣớc đo đánh
giá trình độ giác ngộ chính trị của mỗi cán bộ chiến sĩ. Ngƣời khẳng định:
“Đảng và Chính phủ tin vào lòng tuyệt đối trung thành và chí kiên cƣờng
phấn đấu của các đồng chí. Toàn thể cán bộ chiến sĩ công an phải cố gắng
vƣợt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ nặng nề nhƣng rất vẻ vang của công an

16


cách mạng, xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân, của Đảng và chính phủ
đối với các đồng chí” [55, tr. 72]. Lực lƣợng CAND luôn luôn củng cố niềm
tin và kiên định bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ con đƣờng đi lên CNXH
của dân tộc. Ngƣời nói: “Nên nhớ rằng bọn Mỹ - Diệm, bọn phản động không
bao giờ muốn cho chúng ta xây dựng CNXH thành công, công an phải luôn
cảnh giác ngăn ngừa những hành động phá hoại của chúng để bảo vệ lợi ích
của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp cách mạng. Đó là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ
đồng thời cũng rất vẻ vang” [53, tr. 221-222]. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ
chiến sĩ phải phát huy bản chất tốt đẹp của ngành Công an, phải giác ngộ và
nắm vững quy luật vận động và phát triển của tình hình chính trị, xác định rõ
kẻ thù, vững vàng và quyết tâm đấu tranh để bảo vệ lý tƣởng của Đảng và
nhân dân.
Ngƣời chiến sĩ CAND phải làm chủ trƣớc những cám dỗ vật chất, những

tiêu cực xã hội; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Ngƣời cho rằng: “Nếu
không giữ đƣợc thói quen tiết kiệm thì sẽ tham ăn ngon, tham mua các thứ xa
hoa. Lƣơng không đủ thì sẽ lấy ở đâu? Lúc ấy chỉ có hai cách : một là ăn cắp
của Chính phủ, hai là bị tiền mua chuộc” [50, tr. 46]. Ngƣời khẳng định việc
“ăn hối lộ là có tội, vì nó làm hại cho nhân dân, thiệt đến công quỹ của Chính
phủ” [50, tr. 46]. Ngƣời phân tích: “ Có thể những ngƣời khi kháng chiến thì
rất anh dũng, trƣớc bom đạn địch không chịu khuất phục, những khi về thành
thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trƣờng sa vào tội lỗi. Cho nên
bom đạn của địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đƣờng” vì nó làm hại
mình mà mình không trông thấy” [50, tr. 46-47]. Ngƣời tỏ thái độ rất kiên
quyết đối với ngƣời che giấu phản động và bọn lợi dụng hoàn cảnh để phá
hoại, trộm cắp. Ngƣời nói: “Ngƣời nào thừa cơ phá hoại, trộm cắp, mang tiền
của công hoặc giấy tờ đi trốn, hoặc không chịu giao lại cho chính quyền và
quân đội nhân dân thì sẽ bị trừng trị… Ai che giấu cho bọn thực dân, bù nhìn

17


dung túng, giúp đỡ bọn thổ phỉ, sẽ bị truy tố” [48, tr. 489]. Ngƣời nhiều lần
nói đến những căn bệnh trong bộ máy lực lƣợng vũ trang phải đấu tranh loại
bỏ và sửa chữa. Ngƣời nói: “Công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch
bên trong ngƣời còn khó khăn hơn” [52, tr. 599]. Theo Ngƣời chủ nghĩa cá
nhân giống nhƣ cỏ dại đẻ ra nhiều thứ bệnh khác, nhƣ: “Chủ nghĩa cá nhân
nhƣ vi trùng đẻ ra nhiều bệnh khác: sợ khó, sợ khổ; tự do chủ nghĩa; vui thì
làm, không vui thì không làm, thích thì làm, không thích không làm” [52, tr.
249]. Chính vì vậy, cán bộ chiến sĩ CAND phải thƣờng xuyên rèn luyện để
xoá bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Xây dựng bản lĩnh chính trị là cái “gốc” chính trị nhằm thực hiện mục tiêu
chính trị của Đảng. Niềm tin, lý tƣởng và bản lĩnh chính trị là mục tiêu cao
nhất của mỗi chủ thể chính trị, có tính chất định hƣớng cho tình cảm, ý chí

chính trị và hoạt động chính trị. Tuy nhiên, lý tƣởng có đƣợc biểu hiện thành
hành động chính trị hay không, phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ chiến sĩ. Vì vậy,
cán bộ chiến sĩ, học viên trƣờng Cao đẳng CSND I phải luôn luôn kiên định
mục tiêu, lý tƣởng của Đảng và dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mục
tiêu của Đảng là mục tiêu của nhân dân và của công an Việt Nam.
Thứ hai, giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ lý luận chính
trị cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh: “chính trị quan trọng hơn quân sự”
[42, tr. 539], “phải lấy chính trị làm gốc” [46, tr. 398] thể hiện rất rõ tƣ tƣởng
của ngƣời trong giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chiến sĩ. Theo Ngƣời,
vấn đề cốt yếu của cách mạng là trình độ giác ngộ chính trị của cán bộ chiến
sĩ, xác lập hệ tƣ tƣởng Mác - Lênin trong giáo dục lý luận chính trị. Ngƣời
đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, giáo dục, rèn luyện và tuyên truyền
chính trị cho cán bộ chiến sĩ công an.

18


Công tác giáo dục lý luận chính trị đóng vai trò tiên phong và có tính định
hƣớng trong công tác chuyên môn của ngƣời chiến sĩ công an. Ngƣời nói:
“chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có
chính trị thì chỉ là cái xác không hồn. Phải có chính trị trƣớc rồi mới có
chuyên môn” [43, tr. 234-235], vì vậy “phải không ngừng nâng cao trình độ
chính trị, tƣ tƣởng, ra sức học tập thêm nghiệp vụ, kỹ thuật…” [51, tr. 436].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiệp vụ công an là nghiệp vụ chính trị, làm
công an là làm chính trị, mà chính trị là quan điểm, là lập trƣờng giai cấp, là
nền tảng tƣ tƣởng và là mục tiêu của cách mạng. Lực lƣợng Công an nhân dân
có lý luận chính trị vững vàng thì mới có thể trung thành với con đƣờng cách
mạng của Đảng, toàn tâm toàn ý phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Thực tiễn cho thấy, lực lƣợng Công an nhân dân chỉ thật sự vững mạnh về

chính trị khi tƣ tƣởng, đƣờng lối, quan điểm của Đảng đƣợc quán triệt đến tất
cả các lĩnh vực công tác công an; khi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an không
ngừng rèn luyện phẩm chất chính trị, nâng cao trình độ, bản lĩnh, ý chí chiến
đấu và lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Vì vậy, công tác giáo
dục, đào tạo lý luận chính trị cho học viên trƣờng Cao đẳng CSND I có vai trò
quan trọng, là nhiệm vụ thƣờng xuyên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ,
chiến sĩ công an vững vàng về chính trị, tƣ tƣởng, đủ năng lực hoàn thành
thắng lợi nhiệm vụ đƣợc giao.
Ngƣời nói: “Cấp trên từ Bộ trƣởng xuống phải giáo dục chính trị cho
tốt…Ngƣời không hiểu biết chính trị, chỉ phất phơ cốt làm sao cho hết ngày,
hết giờ thôi. Do đó, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng là một điều rất quan trọng”
[51, tr. 62]. Ngƣời cho rằng: “Nếu anh em tƣ tƣởng vững vàng, chính trị
vững, kỹ thuật khá, thân thể khoẻ mạnh thì nhất định thắng” [46. Tr. 219].
Để có đƣợc nền tảng tƣ tƣởng chính trị vững vàng thì mỗi cán bộ chiến sĩ
công an nhân dân phải không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính

19


×