Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHUYÊN đề dạy học TÍCH hợp LỒNG GHÉP môn đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.1 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LỒNG GHÉP
CÁC MÔN HỌC VỚI MÔN ĐẠO ĐỨC
LỚP 5
A. PHẦN I. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
I. Đặt vấn đề:
- Đối với học sinh tiểu học nói chung thì hầu hết các em chưa có suy nghĩ sâu sắc về việc
làm của mình. Các em chưa biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai nên dẫn đến các em còn
nói năng, ứng xử chưa hay trong mọi tình huống. Vì vậy để hình thành cho các em có những
phẩm chất đạo đức, những hành vi đúng, những cách ứng xử tốt thì đòi hỏi người giáo viên
phải dạy tốt môn đạo đức, truyền thụ những cái hay cái đẹp cho các em qua những tấm
gương, những việc làm cụ thể. Chính vì thế mỗi giáo viên chúng ta phải dạy tốt môn đạo đức
để giúp học sinh hình thành những hành vi và cách ứng xử tốt hơn.
- Trong thời gian qua, phần lớn các giáo viên đều xác định được chuẩn kiến thức kỹ năng
cần đạt của môn đạo đức và có đầu tư trong soạn giảng. Nhiều giáo viên tiếp cận tốt phương
pháp đặc trưng của bộ môn và vận dụng có hiệu quả vào việc giảng dạy như: phương pháp
thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, xử lý tình huống, dạy học lồng ghép,…để chuyển tải
các nội dung giáo dục đạo đức đến học sinh một cách sinh động. Qua từng hoạt động giáo
viên có tiểu kết và liên hệ giáo dục tình cảm, thái độ cho cho học sinh. Một số giáo viên còn
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy với nhiều hình ảnh, thông tin mới, gây sự hứng
thú cho học sinh.
- Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp
dạy học môn đạo đức, còn giảng nhiều, chưa phát huy tính tích cực của học sinh. Việc tổ
chức học nhóm còn mang tính hình thức, thường tập trung ở một số em khá giỏi, khả năng
trình bày trước lớp còn yếu, đa số các em còn rụt rè, nói nhỏ, trình bày thiếu tự nhiên; nhóm
thường ổn định theo quy ước của giáo viên nên không khí kém sinh động. Một số giáo viên
quên lãng việc kết hợp giữa dạy với giáo dục học sinh, do vậy hiệu quả đạt được sau mỗi tiết
dạy chưa cao; đặc biệt là nội dung kiến thức mà giáo viên truyền thụ đến học sinh rất đơn
điệu, kém phong phú và thiếu phần mở rộng.
- Chính vì những lí do trên mà chúng tôi đã lựa chọn chuyên đề “Dạy học tích hợp lồng
ghép” môn Đạo đức.
II. Mục tiêu :


1. Mục tiêu chung:
- Mục tiêu của giáo dục tiểu học là: Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Để góp phần thực hiện mục tiêu đó, môn Đạo đức ở tiểu học nhằm giúp học sinh:
+ Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật
phù hợp với lứa tuổi, trong quan hệ của các em với bản thân , gia đình, nhà trường, cộng
đồng xã hội,môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó.
+ Về kĩ năng, hành vi: Hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và
những người xung quanh theo chuẩn mực đã học ; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi
ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
+ Về thái độ: Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có
trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng mọi người; mong muốn đem lại

1

1


niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái
ác, cái sai, cái xấu.
2. Mục tiêu riêng:
- Môn Đạo đức là một trong những con đường cơ bản và quan trọng nhất để giáo dục học
sinh, do đó nó có mối quan hệ với những môn học khác. Trong quá trình dạy học môn Đạo
đức, giáo viên phải biết tích hợp, lồng ghép các nội dung có liên quan vào bài học nhằm mục
đích khai thác tính tích cực của học sinh.
III. Nội dung chương trình SGK
- Chương trình môn Đạo đức lớp 5 gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực hành vi trong
các mối quan hệ:
1. Quan hệ với bản thân :

- Tự nhận thức được về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; biết phát huy những
điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để tiến bộ.
- Có trách nhiệm về hành động của bản thân.
2. Quan hệ với người khác :
- Đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè.
- Biết hợp tác với mọi người trong công việc chung.
- Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ.
3. Quan hệ với công việc :
- Ham học hỏi.
- Có ý chí vượt khó, vươn lên.
4. Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại :
- Yêu quê hương, đất nước ; tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để góp phần xây dựng và bảo vệ
quê hương.
- Có hiểu biết ban đầu về vai trò của chính quyền địa phương đối với cuộc sống của
người dân, đặc biệt là trẻ em.
- Yêu hoà bình.
- Tôn trọng các dân tộc và các nền văn hoá khác.
- Có hiểu biết ban đầu về Liên Hợp quốc.
5. Quan hệ với môi trường tự nhiên :
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
IV. Một số phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu học :
- Có rất nhiều hình thức và phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu học, tuỳ theo nội dung
từng bài, từng hoạt động cụ thể mà giáo viên cần lựa chọn sao cho thích hợp.
1. Phương pháp kể chuyện: Là phương pháp dùng lời để thuật lại truyện kể. Giáo viên
hoặc học sinh kể chuyện bằng lời kết hợp với cử chỉ điệu bộ và sử dụng đồ dùng trực quan.
2. Phương pháp đàm thoại : Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện. Chủ yếu là
giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi liên quan
đến nội dung bài học.
3. Phương pháp thảo luận nhóm : Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho học sinh

trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ về vấn đề đạo đức nào đó để đưa ra ý kiến chung của nhóm
mình nhằm giải quyết vấn đề mà tình huống đạo đức nêu ra.
4. Phương pháp đóng vai : Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một
số ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

2

2


5. Tổ chức trò chơi : Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác hành
động phù hợp với chuẩn mực đạo đức thông qua trò chơi nào đó.
6. Tổ chức điều tra : Tổ chức điều tra là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực
trạng những vấn đề về thực tế xung quanh liên quan đến bài đạo đức. Khi điều tra về học sinh
phải thâm nhập, nghiên cứu thực tiễn, quan sát hiện trạng để lấy số liệu cần thiết, xác định
nguyên nhân đề ra biện pháp giải quyết.
7. Phương pháp rèn luyện : Rèn luyện là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện
những hành vi, công việc trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập, lao động hàng ngày theo bài
học đạo đức. Việc rèn luyện có vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đạo đức
cho học sinh.
8. Phương thức thuyết trình : Thuyết trình là phương pháp tổ chức cho học sinh trình bày
kết quả thực hiện công việc được giao. Phương pháp này thường được vận dụng nối tiếp sau
khi học sinh thực hiện các hành vi, công việc điều tra, rèn luyện. Nhờ có điều tra và rèn luyện
mà các em có được số liệu để xây dựng báo cáo.
IV. Ý TƯỞNG XÂY DỤNG TIẾT DẠY
- Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học sinh như kĩ
thuật mảnh ghép, kĩ thuật góc, thảo luận nhóm, trò chơi,…
- Tiết dạy có lòng ghép kiến thức của các môn học khác như Âm nhạc, Mĩ thuật và khai thác
tối đa các kĩ năng vốn có của học sinh.
- Phân chia nội dung bài thành các hoạt động cụ thể:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Cho HS xem đoạn video, hình ảnh về cuộc sống của người dân trong thời chiến tranh và
hoà bình
- Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để HS hiểu nội dung bài:
- Học sinh thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
+ Nhóm 2: Nêu những hậu quả của chiến tranh gây ra.
+ Nhóm 3: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em vùng chiến
tranh?
+ Nhóm 4: Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình và mọi trẻ em đều
được tới trường thì chúng ta cần phải làm gì?
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
- Tiến hành cho HS chơi trò chơi để thay đổi không khí cho lớp học, đồng thời để giúp học
sinh trình bày những suy nghĩ, ý kiến riêng của mình về chiến tranh và hoà bình.
- HS trình bày những hiểu biết về các hoạt động vì hoà bình.
* Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ
- Sử dụng kĩ thuật góc: giúp HS phát huy tính sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm và mạnh dạn
tự tin khi thuyết trình.
- Cụ thể:
+ Học sinh sẽ được di chuyển ra sân để thay đổi không gian hoạt động. Các nhóm sẽ tiến
hành trưng bày sản phẩm đã chuẩn bị trước và trang trí các góc của nhóm mình theo hướng
dẫn của giáo viên.
+ Có 4 góc:
Góc tranh vẽ chủ đề hoà bình: Trưng bày toàn bộ tranh đã vẽ ở nhà.
Góc Hình ảnh: HS mang những hình ảnh, tranh vẽ sưu tầm được tới trưng bày.
Góc Báo chí: HS mang những bài báo, bài viết sưu tầm được tới trưng bày.

3

3



Góc Âm nhạc: Học sinh mang những bài hát sưu tầm được tới trưng bày.
+ Sau khi hoàn thành, HS sẽ đi tham quan các góc của nhóm khác, có thể đặt câu hỏi để tìm
hiểu thêm kiến thức.
+ HS thay phiên nhau làm người phụ trách đứng trực tiếp tại góc để giới thiệu và giải đáp
những thắc mắc của các bạn và giáo viên.
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, sau đó nhận xét và tuyên dương của học sinh.
Trong hoạt động này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép.
* Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
- Cả lớp cùng di chuyển thành vòng tròn, nắm tay nhau thể hiện tinh thần đoàn kết và hát một
bài hát về chủ đề hoà bình.

B. PHẦN 2. TIẾT DẠY MINH HỌA

Bài 12: EM YÊU HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài này là:
a) Môn Đạo đức:
+ Giúp học sinh hiểu giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có
trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
+ Học sinh hiểu được sự cần thiết phải yêu chuộng hoà bình.
b) Môn Âm nhạc: Học sinh sưu tầm và hát được các bài hát về chủ để hoà bình.
c) Môn Lịch sử - Địa lí: Học sinh biết được nguyên nhân gây ra chiến tranh và những hậu
quả mà chiến tranh mang lại cho con người. Biết được thời gian máy bay Mĩ ném bom xuống
bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đó là ngày 26/12/1972.
d) Môn Mĩ thuật: Học sinh vẽ được các bức tranh thể hiện lòng yêu hoà bình.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh các kĩ năng như sau:
+ Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hoà bình, yêu hoà bình).

+ Kĩ năng hợp tác với bạn bè.
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh ở
Việt Nam và trên thế giới.
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về chủ đề hoà bình
3. Tư tưởng:
- Giáo dục học sinh biết yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù
hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Học sinh biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh
phi nghĩa.
- Học sinh đoàn kết với bạn bè, không gây ra mâu thuận trong lớp học và biết giải quyết mâu
thuận một cách hợp lí.
II. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Học sinh lớp 5 – Trường TH – THCS Lê Quý Đôn
- Số lượng học sinh: 24 em
III. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA BÀI HỌC
- Thông qua tiết học tích hợp lồng ghép kiến thức các môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Lịch sử, Địa
lí, giáo dục tư tưởng giúp học sinh:

4

4


+ Nắm vững, mở rộng kiến thức, đồng thời giúp các em phát triển năng lực, kiến thức, kĩ
năng sống và tăng hứng thú học tập của học sinh đối với môn học.
+ Giúp học sinh có kĩ năng vận dụng nhiều mảng kiến thức của những môn học khác nhau để
giải quyết vấn đề của môn học góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Các phương tiện để sử dụng công nghệ thông tin cho tiết học.
+ Tranh ảnh, video về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh; những
hình ảnh các trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam.
+ Phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết cho tiết học.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các hình ảnh, tranh vẽ về lòng yêu hoà bình, tên các bài hát, các bài báo liên quan
đến chủ đề hoà bình.
- Tìm hiểu về các hoạt động vì hoà bình.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh có nhận thức riêng và nêu được cảm nghĩ về chiến tranh và hoà bình.
- HS nắm được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết để bảo vệ hoà bình.
* Phương pháp, kĩ thuật: Phân tích phim video, trực quan, chia nhóm, mảnh ghép
* Cách tiến hành:
- Cho HS xem đoạn video, mốt số hình ảnh nói về chiến tranh và hoà bình.
- Phân chia nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung bài:
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- Học sinh thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
+ Nhóm 2: Nêu những hậu quả của chiến tranh gây ra.
+ Nhóm 3: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em vùng chiến
tranh?
+ Nhóm 4: Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình và mọi trẻ em đều
được tới trường thì chúng ta cần phải làm gì?
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP
- Chia nhóm mới: hát: “Anh em ta về”.
- Câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với
nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm
vụ hoàn tất.

- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm. GV nhận xét.
- Hỏi: Các em là những học sinh được sống trong hoà bình thì các em cần phải làm gì?
- HS trả lời.
GV kết luận: Như chúng ta đã thấy, chiến tranh đã để lại những hậu quả to lớn, làm cho
cuộc sống của người dân vô cùng cực khổ. Gây ra nhiều đau thương, mất mát, người dân vô
tội bị chết, trẻ em bất hạnh, thất học, đời sống khổ cực, đói nghèo,… Chính vì vậy mỗi chúng
ta cần cùng nắm tay nhau, cùng bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh để đem lại cuộc sống cho
ngày càng tươi đẹp hơn. Chiến tranh gây ra nhiều tội ác như vậy, mỗi chúng ta có những suy
nghĩ và ý kiến riêng, khác nhau về chiến tranh và hoà bình. Các em hãy bày tỏ ý kiến của
mình qua một trò chơi nha.

5

5


3. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
* Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham
gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi, động não.
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến về trò chơi: KAHOOT
- HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Chiến tranh không mang lại hạnh phúc cho con người.
Câu 2: Chỉ trẻ em các nước giàu mới có quyền được sống hoà bình.
Câu 3: Chỉ có nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
Câu 4: Thích chơi và cổ vũ cho các trò chơi bạo lực.
Câu 5: Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 6: Đoàn kết, hữu nghị với các bạn là người dân tộc khác.
Câu 7: Thích dùng bạo lực với người khác.

- HS giải thích những lí do tán thành và không tán thành với các ý kiến hoặc việc làm trên.
- GV chốt, rút ra nội dung bài: Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách
nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
- HS trình bày những hiểu biết về các hoạt động vì hoà bình mà em biết.
VD: Đi bộ vì hoà bình,…
- GV nhận xét, khen thưởng cho những HS chơi tốt hoặc trình bày được các hoạt động vì hoà
bình. GV cung cấp thêm kiến thức (nếu cần).
GV chốt: Ngay trong những hành động nhỏ trong cuộc sống, các em cần phải biết giữ thái độ
hòa nhã, đoàn kết. Đó là đức tính tốt. Như thế các em mới xây dựng được tình yêu hòa bình.
Yêu hòa bình là các em đã noi gương theo Bác Hồ vĩ đại.
4. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ
* Mục tiêu: Học sinh trưng bày và giới thiệu được những tư liệu đã sưu tầm và làm việc ở
nhà về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
* Phương pháp, kĩ thuật: góc, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, di chuyển HS ra phía ngoài sân trang trí góc của nhóm mình.
- Căn cứ vào thể loại sản phẩm mà học sinh tìm được để chia lớp thành các góc:
+ Góc tranh vẽ chủ đề hoà bình.
+ Góc Hình ảnh
+ Góc Báo chí
+ Góc Âm nhạc
- HS tiến hành trang trí, trưng bày sản phẩm của HS đã chuẩn bị trước lên các góc.
- Cụ thể:
+ Góc tranh vẽ chủ đề hoà bình: Trưng bày toàn bộ tranh đã vẽ ở nhà.
+ Góc Hình ảnh: Học sinh mang những hình ảnh, tranh vẽ sưu tầm được tới trưng bày.
+ Góc Báo chí: Học sinh mang những bài báo, bài viết sưu tầm được tới trưng bày.
+ Góc Âm nhạc: Học sinh mang những bài hát sưu tầm được tới trưng bày.
- Sau khi hoàn thành, HS sẽ đi tham quan các góc của nhóm khác, có thể đặt câu hỏi để tìm
hiểu thêm kiến thức.
- HS thay phiên nhau làm người phụ trách đứng trực tiếp tại góc để giới thiệu và giải đáp

những thắc mắc của bạn.
- GV theo dõi, hướng dẫn, sau đó nhận xét và tuyên dương của học sinh.

6

6


6. Hoạt động 5: Tổng kết tiết học.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại nội dung bài.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút, vấn đáp
* Cách tiến hành:
- HS cả lớp di chuyển tạo thành một vòng tròn.
- Đại diện góc Âm nhạc bắt một bài hát chủ đề hoà bình.
- HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được qua bài
học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp
tục tìm hiểu thêm.
- HS – GV giải đáp nếu có HS thắc mắc.
- GV nhận xét, kết luận và giáo dục tư tưởng cho học sinh.
RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

7

7




×