Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG và đề XUẤT một số BIỆN PHÁP QUẢN lý, xử lý rác THẢI SINH HOẠT tại THỊ TRẤN hợp hòa, HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.22 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
"ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN HỢP HÒA, HUYỆN
TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC"

Hà Nội – 2013

0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
"ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ
XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN HỢP HÒA, HUYỆN
TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC"
Người thực hiện

: Trần Thị Huyền

Lớp



: LT4MT2012

Khoá

:4

Ngành

: Khoa học Môi trường

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Đình Thi

Bộ môn

: Sinh thái nông nghiệp

Hà Nội – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng sử dụng trong bất cứ bài luận văn,
khóa luận nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…tháng …năm…
Sinh viên


Trần Thị Huyền

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cám ơn
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo, đặc biệt
là cá thầy cô giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi trường, những người đã trang
bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướn đúng đắntrong học tập và
tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Đình Thi - Bộ môn Sinh
thái nông nghiệp đã tận tình hướn dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các cán bộ, nhân viên trong UBND Thị trấn
Hợp Hòa đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn người thân, gia đình và bạn bè đã
quan tâm giúp đỡ, đọng viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tiến
hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Hà Nội, ngày…tháng …năm…
Sinh viên

Trần Thị Huyền

ii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu........................................................................................2
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.........................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
2.1 Một số vấn đề liên quan đến CTR sinh hoạt...................................................3
2.1.1 Một số khái niệm..........................................................................................3
2.1.2 Các vấn đề liên môi trường liên quan tới chất thải rắn sinh hoạt.................4
2.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt đô thị..........................6
2.2.1 Nguồn gốc....................................................................................................6
2.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt.......................................................................7
2.3 Xử lý chất thải rắn...........................................................................................8
2.3.1 Phương pháp chôn lấp..................................................................................8
2.3.2 Phương pháp đốt rác.....................................................................................8
2.3.3 Phương pháp ủ phân.....................................................................................8
2.3.4 Phương pháp sản xuất khí sinh học..............................................................8
2.4 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam......................................9
2.4.1 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới........................................................9
2.4.2 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam......................................12
2.4.2.1 Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam......................................12

iii



2.4.2.2 Tình hình quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam.........................................13
PHÂN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................21
3.1 Đối tượng, phạm vi........................................................................................21
3.1.1 Đối tượng: Rác thải sinh hoạt.....................................................................21
3.1.2 Phạm vi: Thị trấn Hợp Hòa, huyên Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc..............21
3.2 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................21
3.3 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................21
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp........................................................21
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp......................................................21
3.3.3 Phương pháp chuyên gia............................................................................22
3.3.4 Tổng hợp và xử lý số liệu...........................................................................22
PHẦN IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ........................................................................23
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội thị trấn Hợp Hòa.................................23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................23
4.1.1.1 Địa hình, địa mạo....................................................................................23
4.1.1.2 Khí hậu....................................................................................................23
4.1.1.3 Thủy văn..................................................................................................24
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên.............................................................................24
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................26
4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế...................................................................26
4.1.2.2 Thực trạng dân số, lao động, việc làm và thu nhập của người dân.........30
4.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội..................31
4.2 Hiện trạng phát sinh CTR sinh hoạt tại thị trấn.............................................34
4.2.1 Các nguồn phát sinh...................................................................................34
4.2.2 Thành phần CTR sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa........................................35
4.2.3 Khối lượng rác thải sinh hoạt.....................................................................36
4.2.3.1 Khối lượng rác thỉa sinh hoạt tại Thị trấn Hợp Hòa................................36
4.2.3.2 Khối lượng bình quân rác thải sinh hoạt trên đầu người.........................37


iv


4.2.4 Hoạt động thu gom.....................................................................................37
4.2.5 Tình hình quản lý và xử lý RTSH tại thị trấn Hợp Hòa.............................39
4.2.5.1 Tình hình quản lý RTSH tại Thị trấn Hợp Hòa.......................................39
4.2.5.2 Biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt đang được thực hiện tại thị trấn Hợp
Hòa......................................................................................................................40
4.3 Hoạt động quản lý rác thải trên địa thị trấn Hợp Hòa...................................42
4.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn..................42
4.3.2 Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhân thức cộng đồng................44
4.3.3 Thái độ của các hộ gia đình và người thu gom với việc quản lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn...........................................................................................44
4.4 Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Hợp Hòa.......44
4.4.1 Tính hiệu quả của công tác quản lý rác thải sinh hoạt................................44
4.4.2 Những tồn đọng trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt.........................45
4.5 Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt đến năm 2017.....................................46
4.6.1 Duy trì và phát huy mô hình thu gom, vận chuyển rác thải ở Thị trấn Hợp
Hòa......................................................................................................................46
4.6.2 Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể địa phương tuyên truyền vận động
nhân dân cùng tham gia vào công tác giữ gìn vệ sinh môi trường......................47
4.6.3 Nâng cao năng lực quản lý cuả cán bộ chuyên trách môi trường của Thị
trấn.......................................................................................................................47
4.6.4 Xã hội hóa công tác thu gom rác thải.........................................................47
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................49
5.1 Kết luận.........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................50

v



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần của CTR sinh hoạt ở một số đô thị miền Bắc...................7
Bảng 2.2: Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số nước.......................11
Bảng 2.3: Phát sinh rác sinh hoạt ở Việt Nam.....................................................12
Bảng 2.4: Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số tỉnh/thành phố ở Việt
Nam.......................................................................................................................4
Bảng 2.5: Thông tin chung về chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam........................5
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của thị trấn Hợp Hòa......................................12
Bảng 4.2: Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2007-2009.........14
Bảng 4.3: Tình hình dân số, lao động một số năm gần đây................................16
Bảng 4.4: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa....................20
Bảng 4.5: Thành phần CTR sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa................................20
Bảng 4.6: Khối lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa.............................21
Bảng 4.7: Khối lượng bình quân rác thải sinh hoạt trên đầu người....................22
Bảng 4.8: Khối lượng rác thải thu gom tại TT Hợp Hòa giai đoạn 2008-2011...23
Bảng 4.9: Dự báo tổng lượng rác thải phát sinh của thị trấn Hợp Hòa giai đoạn
2013 – 2017.........................................................................................................31

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải..............................................................6
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu quản lý lĩnh vực chất thải rắn của Nhật...................................9
Sơ đồ 2.3: Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt ở các đô thị lớn của Việt Nam.......14
Sơ đồ 4.1: Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt tại thị trấn.................................34

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT
CTR
TN$MT
UBND
VSMT
RTSH

Bảo vệ môi trường
Chất thải rắn
Tài nguyên môi trường
Uỷ ban nhân dân
Vệ sinh môi trường
Rác thải sinh hoạt

viii


PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Môi trường đã và đang trở thành vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm. Với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, dẫn đến kinh tế, xã hội phát triển với tốc
độ cao, cùng với nó là việc tài nguyên thiên nhiên bị khai thác tối đa và một lượng lớn
rác thải được thải ra ngoài môi trường. Điều này đã làm huỷ hoại môi trường, dẫn tới
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây nên những hiện tượng thời tiết bất thường.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây, Việt Nam
đang phải gánh chịu các hậu quả nặng nề do môi trường bị ô nhiễm. Một trong
những nguyên nhân chính của tình trạng trên là các vấn đề về môi trường chưa
được đề cập và quan tâm đúng mức trong quy hoạch xây dựng các đô thị như các
hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, nước thải... vẫn chưa được chú ý.
Lượng chất thải rắn thu gom mới chỉ đạt 80% và chủ yếu tập trung ở nội thị, phần
lớn các đô thị vẫn chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành
đúng quy trình nên ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân. Chính vì vậy, công
tác quản lý CTR sinh hoạt đang trở thành vấn đề cần thiết và ưu tiên hàng đầu của
công tác bảo vệ MT nước ta hiện nay.
Vĩnh Phúc cũng như những đô thị lớn của Việt Nam đang phải gồng mình lên
với những vấn đề về môi trường do đất nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, so với các nước trong khu vực thì mức độ công nghiệp hóa
còn thấp nhưng tình trạng ô nhiễm lại khá cao. Chất thải nói chung và CTR sinh
hoạt nói riêng đang gây ô nhiễm môi trường. Vì thế công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại các huyện, xã trong tỉnh Vĩnh Phúc đang là một vấn đề mang tính chất
cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần tìm hiểu và đề xuất một
số giải pháp để quản lý CTR sinh hoạt tại địa phương, chúng tôi tiến hành đề tài:

1


“Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất một số biện pháp quản lý xử lý rác
thải sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Điều tra hiện trạng chất thải sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa;
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất


thải sinh hoạt tại thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ các số liệu liên quan đến việc quản lý chất thải rắn sinh
hoạt của thị trấn Hợp Hòa;
- Số liệu phản ánh trung thực tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của
thị trấn Hợp Hòa;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý CTR sinh
hoạt tại thị trấn Hợp Hòa.

2


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số vấn đề liên quan đến CTR sinh hoạt
2.1.1 Một số khái niệm
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống , sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật (Bộ TNMT,2005) [4].
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Bộ TNMT,2005) [4].
Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải
rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại (Nguyễn Văn Phước, 2008) [8].
CTR sinh hoạt: gồm những chất thải có liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao
gồm kim loại, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư
thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre gỗ, vải, giấy, rơm rạ, xác động

vật, vỏ rau quả…
Quản lý môi trường: là sự tác động liên tục, có phương hướng và mục đích
xác định của chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế…) đối với
một đối tượng nhất định (môi trường sống) nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện
tốt hơn môi trường sống của con người trong những khoảng thời gian dự định
(Lương Đức Anh và Hồ Thị Lam Trà, 2008) [1].
Hoạt động quản lý CTR: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển,

3


tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người (Chính Phủ, 2007) [6].
Phân loại CTR sinh hoạt: Theo trung tâm sức khỏe phụ nữ và gia đình
(RaFH) rác thải sinh hoạt gia đình có thể phân thành 2 loại: (i) Rác hữu cơ dễ
phân hủy: bao gồm rau củ, quả, thịt, cá và phần thừa trong chế biến thức ăn;
thức ăn thừa; phân, xác động vật, hoa lá cành; xương các loài gia súc, gia cầm,
thủy hải sản… (ii) Rác phế liệu: bao gồm túi nilon, các loại vỏ đồ hộp bằng
nhựa, kim loại, giấy báo, thủy tinh, sành sứ, các loại quần áo bỏ đi, giầy dép,
bỉm trẻ em, các dụng cụ thiết bị gia đình, đồ chơi trẻ em, nến, các loại pin, ắc
quy, thuốc quá hạn sử dụng, bông băng trị thương…
2.1.2 Các vấn đề liên môi trường liên quan tới chất thải rắn sinh hoạt
- Tác động tới không khí:
Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển rác thải gây ô nhiễm không khí.
Mặt khác CTR sinh hoạt có tỷ lệ chất hữu cơ cao cộng với thời tiết nóng
ẩm, mưa nhiều ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phân giải chất
hữu cơ, gây thối rữa tạo nên mùi khó chịu cho con người. Hằng ngày, mùi hôi
từ bãi chôn lấp rác phát tán theo gió làm người dân sinh sống tại khu vực này
phải hít thở bầu không khí nồng nặc khó chịu. Trong quá trình chôn lấp CTR

phát sinh ra nhiều khí CH 4, SO2, CO2, H2S, NH3… Lượng CH4 lớn góp phần làm
gia tăng lượng khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. NH 3 và H2S gây hại
đối với sức khỏe con người, gây bệnh về đường hô hấp, bệnh về máu. Ngoài ra
những chất khí này còn ảnh hưởng tới thực vật làm tổn thương lá cây, cũng như
làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây trồng.
- Tác động tới môi trường nước:
CTR sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông hồ gây ô
nhiễm MT nước. Rác thải nổi trên mặt nước như: nylon, chai lọ… làm giảm diện
tích tiếp xúc của mặt nước với không khí, giảm DO trong nước, giảm khả năng
tiếp nhận ánh sáng để quang hợp của thực vật thuỷ sinh. Chất hữu cơ gây mùi hôi

4


thối, gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Mỗi khi trời mưa, nước do rác thải
phân hủy chảy theo nước mưa tràn đi khắp nơi gây ô nhiễm MT, ảnh hưởng đến
sinh hoạt của người dân xung quanh. Nước rò rỉ từ các bãi rác ảnh hưởng đến
nước mặt nói chung làm thay đổi pH của nước, gây nhiều dịch bệnh lan tràn như
đau mắt hột, sốt xuất huyết, giun sán, bệnh ngoài da, tiêu chảy, thương hàn…
Do các hố chôn lấp không có lớp lót chống thấm đáy hố và hệ thống
gom nước thải nên nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm như: ô nhiễm kim loại nặng, hàm lượng nitrogen,
photpho cao… Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ bị nhiễm các
chất bẩn vào cơ thể. Vì vậy cần phải thu gom và xử lý rác thải kịp thời thì mới
có thể ngăn chặn sự lây lan bệnh tật cho con người.
- Tác động tới môi trường đất:
Do rác thải sinh hoạt thường được người dân vứt trên các khu đất trống, một
số CT khó phân huỷ như túi nilon, chất dẻo, nhựa… làm đất mất khả năng sản xuất,
đất bị ô nhiễm kim loại nặng, các chất này có khả năng tích luỹ theo chuỗi thức ăn
và gây độc cho cơ thể con người. Ngoài ra, do trong rác thải còn có một số thành

phần như chất trơ, thuỷ tinh, gỗ, gạch ngói làm đất bị chai cứng và khô cằn.
- Tác động tới con người và sinh vật: Rác thải sinh vật sau khi phát sinh
nếu không được thu gom, xử lý đi vào môi trường gây ô nhiễm môi trường
đất, nước không khí và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và sinh
vật. Tại cá bãi rác không được quản lý tốt có thể là môi trường thuận lợi cho
dịch bệnh phát sinh, sự phân hủy các chất hữu cơ sinh ra các khí độc, đặc biệt
là khi mưa lớn hiện tượng chảy tràn gây nên ô nhiễm môi trường nước mặt, ô
nhiễm nguồn nước ngầm cá khu vực xung quanh gây ảnh hưởng tới sức khỏe
con người như bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu chảy và bệnh mắt hột…

5


2.2 Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt đô thị
2.2.1 Nguồn gốc
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: Từ các khu dân
cư, khu thương mại, cơ quan công sở, các công trình xây dựng và phá hủy, khu
công cộng, nhà máy xử lý chát thải đô thị, công nghiệp, nông nghiệp (Ứng Quốc
Dũng và cộng sự, 2001) [7].

Hoạt động xã hội của con người

Sản xuất
của cải,
vật chất

Sống và
tái sản
sinh con
người


Các hoạt
động trong
lĩnh vực sản
xuất phi
nông nghiệp

Các
hoạt
động
quản


Các
hoạt
động
giao
tiếp

Các
hoạt
động
đối
ngoại

Chất thải

Thể khí

Thể lỏng


Bùn
ga,
nước
cống


Chất
lỏng,
dầu
mỡ

Hơi
độc
hại

Thể rắn

Chất
thải
sinh
hoạt

Chất
thải
công
nghiệp

Các
Các

loại
loại
khác
khác

Sơ đồ 2.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải

6


2.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất bao gồm
các chất hữu cơ, chất vô cơ và các chất thải đặc biệt khác.
Chất thải sinh hoạt chứa phần lớn các chát hưu cơ dễ phân hủy. Do vậy,
các bãi rác hữu cơ phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường
Thành phần và khối lượng chất thaỉ rắn phụ thuộc vào dân số, mùa trong
năm, điều kiện kinh tế xã hội, thói quen và thái độ môi trường, chính sách của
nhà nước vè chất thải, khí hậu (Cục BVMT, 2001) [5].
Thành phần rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng có xu hướng biến đổi tăng
các chất khó phân hủy, độc hại. Tỷ lệ phần trăm các chất hữu cơ chiếm 40-65%
tổng lượng chất thải .
Bảng 2.1: Thành phần của CTR sinh hoạt ở một số đô thị miền Bắc.
Đơn vị tính: % trọng lượng

Thành phần

Hà Nội

Hải Phòng


Nam Định

Các chất dễ cháy
1.Các chất hữu cơ
2. Plastic
3.Giấy vụn,catton
4. Giẻ vụn
5. Cao su
Chất không cháy
6. Kim loại
7. Thuỷ tinh
8. Chất trơ
Phần nguy hại

69,9
51,9
7,3
4,5
3,7
2,5
29,6
7,0
5,1
17,5
0,5

52,0
40,3
3,1
6,4

1,1
1,1
46,3
5,7
5,6
35
1,7

80,5
65,0
7,0
4,0
2,3
2,2
18,3
3,0
2,0
13,3
1,2

Thái
Nguyên
74,7
62
6,0
5,0
1,2
0,5
24,5
2,1

1,7
20,7
0,8

(Nguồn : T/C Xây dựng, số 12/2006.

2.3 Xử lý chất thải rắn
2.3.1 Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp là phương pháp xử lý lâu đời, cổ điển nhất, đơn giản nhất và dễ
làm. Rác được thu gom lại rồi chôn xuống dưới đất. Phương pháp này đòi hỏi tốn
nhiều diện tích đất và thời gian xử lý lâu, có mùi hôi thối do sinh ra các khí độc

7


như CH4, H2S, NH3. Nước bãi rác rò rỉ làm ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước.
Nhìn chung, phương pháp chôn lấp rác ngày càng ít được lựa chọn do chúng ngăn
cản sự thu hồi các sản phẩm có thể dùng lại được (plastic, giấy, các vật liệu xây
dựng…) và chúng ít hiệu quả trong việc thu hồi năng lượng (biogas).
2.3.2 Phương pháp đốt rác
Phương pháp đốt được áp dụng để xử lý những chất thải có khả năng phá vỡ
liên kết hoá học nhờ nhiệt để chuyển thành dạng không độc, không gây ô nhiễm.
Phương pháp này chỉ áp dụng với các loại chất thải mà tính nguy hại của
chúng chỉ có thể được xử lý triệt để bằng thiêu đốt như chất thải rắn y tế và chất
thải rắn công nghiệp nguy hại.
2.3.3 Phương pháp ủ phân
Đây là phương pháp nhằm tận dụng lại rác thải như là một nguồn phân bón
hữu cơ cho nông nghiệp. Để xử lý rác thải làm phân bón người ta xây dựng các xí
nghiệp xử lý rác thải thành phân trộn compost. Sau quá trình lên men chất thải trở
thành nguồn phân bón tốt cho cây trồng. Phưng pháp này có thể đảm bảo ở nhiệt

độ lên tới 60 – 650C do đó tiêu diệt được hầu hết các mầm bệnh và trứng giun.
2.3.4 Phương pháp sản xuất khí sinh học
Cơ sở của phương pháp này là nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật phân
hủy một số chất cao phân tủ khác thành các chất dễ tan. Qúa trình này trong điều
kiện kỵ khí nhờ một quần thể sinh vật được gọi chung là vi sinh vật len men
mêtan, chúng biến đổi các chất hữu cơ thành khí CH 4, CO2 và một số khí khác.
Trong quá trình này 90% các chất hữu cơ được chuyển hóa thành CH 4, CO2.
Lượng khí thu vào phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
2.4 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới
Nhật Bản: Đây là nước đi đầu trong việc bảo vệ môi sinh, nhất là xử lý
CT bởi sản xuất càng phát triển, CT càng nhiều. Chính sách PLCTTN được Nhật
Bản triệt để áp dụng, nhằm khuyến khích người dân tận dụng "tài nguyên" rác.

8


Các gia đình tiến hành phân loại CTR thành từng loại riêng biệt, cụ thể là các
chất cháy được, không cháy được, CTR sinh hoạt tái sinh gồm 2 loại là: vô cơ
(giấy catton, hộp, plastic, vỏ lon, chai bia, rượu…) và hữu cơ. Ngoài ra còn có
loại rác cồng kềnh. Sau đó chính quyền địa phương sẽ đến thu gom rác theo
từng loại vào từng ngày nhất định. CTR sinh hoạt không tái sử dụng được sẽ
được đưa đến bãi chôn lấp, CT hữu cơ sẽ được chuyển tới nhà máy xử lý rác thải
để sản xuất phân vi sinh. Các loại còn lại như: thuỷ tinh, giấy, vải, kim loại…
được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hoá . Dưới đây là mô hình quản lý CTR ở
Nhật Bản.
Bộ Môi trường

Sở Quản lý chất thải và tái chế


Phòng Hoạch định
chính sách

Đơn vị quản lý CT

Phòng Quản lý CT
công nghiệp

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu quản lý lĩnh vực chất thải rắn của Nhật
Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lý CT và tái
chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh CT, đẩy mạnh việc tái sử dụng, tái chế
những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là bảo
tồn MT sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hà Lan: Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, rác thải sinh hoạt đang
là một vấn đề nan giải. Ở Hà Lan người dân tiến hành phân loại rác thải và
những gì có thể tái chế sẽ được tách riêng. Những thùng rác với kiểu dáng màu
sắc khác nhau được sử dụng trong thành phố. Thùng màu vàng ở gần siêu thị để
chứa các đồ kính, thủy tinh. Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy. Tại các nơi

9


đông dân cư sinh sống thường đặt 2 thùng rác màu khác nhau, một loại chứa rác
có thể phân hủy và một loại chứa rác không phân hủy. Các thùng này được thu
gom riêng và được xử lý khác nhau.
Phrompenh, Campuchia: Theo nghiên cứu do công ty Kokusai kogyo
company Ltd, KKCL tiến hành năm 2003, lượng CTR sinh hoạt phát sinh của hộ
gia đình ở đây là 0,49 kg/người/ngày, thành phần chất thải phần lớn là chất hữu cơ
(77,1%) và chất dẻo (15,5%), khoảng 24% lượng CTR sinh hoạt có thể tái chế.
Việc thu gom CTR sinh hoạt được thực hiện bởi các công ty thu gom, tất cả số

chất thải thu gom được đưa đến bãi chôn lấp Stung Meanchey, cách trung tâm
thành phố Phrompenh 5 km. Bãi chôn lấp này được quản lý rất kém và thiếu
những cơ sở hạ tầng cơ bản nhất. Hiện nay CT thu gom được đưa về các trung
tâm quản lý và được phân làm 3 loại: CT có thể chế biến phân Compost, CT có
thể tái chế và chất thải thu gom thứ cấp. CT để thu gom thứ cấp được chất lên xe
tải vận chuyển đến bãi chôn lấp Stung Meanchey.
Singapore: Tại đây, lượng rác thải phát sinh hàng năm rất lớn nhưng lại
không có đủ diện tích để chôn lấp như các quốc gia khác nên họ rất quan tâm
đến các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu lượng rác thải, kết hợp xử lý rác
bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Cả nước này chỉ có ba nhà máy đốt rác,
những loại rác nào không cháy và không tái chế được chôn lấp ngoài biển. Hòn
đảo đồng thời là bãi rác mang tên Semakau có diện tích 350 ha, có sức chứa 63
triệu m 3 rác, bắt đầu hoạt động từ năm 1999. Mỗi ngày có hơn 2.000 tấn rác
được đưa ra đảo. Bãi rác được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7 km
nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường ra xung quanh. Ngày nay, sau hơn 10
năm bãi rác đi vào hoạt động, rừng, động thực vật trên đảo vẫn phát triển tốt,
chất lượng không khí và nước ở đây cũng vẫn được đảm bảo. Rác thải được
phân loại sơ bộ tại nguồn, sau đó được thu gom, vận chuyển đến trung tâm phân
loại rác và được phân thành các phần: có thể tái chế (kim loại, nhựa, giấy…),
các chất hữu cơ, phần cháy được và phần không cháy được. Những chất tái chế

10


được được đưa đến các nhà máy để tái chế, các chất cháy được được chuyển tới
nhà máy đốt rác, còn những chất không cháy được hoặc không tái chế được chở
ra khu chôn lấp rác Semakau ngoài biển.
Bảng 2.2: Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số nước
Chôn lấp Chế biến
TT


Tên nước

hợp vệ

thành

sinh

phân bón

(%)

(%)

1
2
3
4
5
6

Singapore
Thụy Sĩ
Nhật Bản
Đan Mạch
Thụy Điển
Hà Lan

20,00

23,00
18,00
35,00
45,00

4,20
12,00
10,00
4,00

7
8
9
10
11
12

Pháp
Đức
Bỉ
Australia
Anh
Mỹ

40,00
22,00
65,00 37913,00
62,00
9,00
62,00

11,00
88,00
1,00
75,00
5,00

Đốt rác
phát điện
(%)

Số lượng
NM đốt Lượng rác
rác đang

đốt/năm

hoạt động (Triệu tấn)

100,00
80,00
72,80
70,00
55,00
51,00

(NM)
3,00
34,00
1899,00
46,00

23,00
11,00

2,55
1,70
30,86
1,45
1,40
1,70

38,00
284,00
2,00
32,00
65,00
4,30
29,00
29,00
1,32
24,00
3,00
0,35
11,00
38,00
1,80
10,00
157,00
13,69
(Nguồn: Vũ Thị Hồng Thủy, 2002) [9]


2.4.2 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
2.4.2.1 Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Lượng phát sinh CTR tại Việt Nam lên đến 15 triệu tấn/năm, trong đó rác
thải sinh hoạt chiếm đến 80% tổng lượng CTR phát sinh trong cả nước. Lượng
còn lại được sinh ra từ các cơ sở công nghiệp. CT nguy hại công nghiệp và CT y
tế phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng
lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường nếu
không được xử lý một cách thích hợp.

11


Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại
phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng
CTR sinh hoạt của cả nước). Theo kết quả nghiên cứu năm 2005 của Bộ Xây Dựng
về lượng phát sinh CTR ở các đô thị cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh ở các đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10 - 16% mỗi năm. Theo số
lượng thống kê năm 2002 lượng CTR sinh hoạt bình quân khoảng từ 0,6 đến 0,9
kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,4 - 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị
nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó đã tăng tới 0,9 - 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố
lớn và 0,5 - 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ.
Bảng 2.3: Phát sinh rác sinh hoạt ở Việt Nam
Địa điểm

Lượng phát thải

% so với

theo đầu người


tổng lượng

% thành

phần hữu cơ
(kg/người/ngày)
thải
Đô thị (toàn quốc)
0,7
50,0
55,0
TP. Hồ Chí Minh
1,3
9,0
Hà Nội
1,0
6,0
Đà Nẵng
0,9
2,0
Nông thôn (toàn quốc)
0,3
50,0
60,0 – 65,0
(Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, 2004 – Chất thải rắn)
Theo số liệu của Bộ xây dựng, tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh
trên toàn quốc năm 2009 ước tính khoảng 21.500 tấn/ ngày. Dự báo của Bộ
TN&MT cho biết, đến năm 2015, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ các đô
thị ước tính khoảng 37.000 tấn/ngày và năm 2020 là 59.000tấn/ngày cao gấp 2 3 lần hiện nay . Như vậy, với lượng CTR sinh hoạt gia tăng nhanh chóng và các
công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng được yêu cầu. CTR sinh hoạt

hầu như chưa được PLTN, tái sử dụng còn manh mún, hầu hết được thu gom lẫn
lộn sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Mặt khác Việt Nam lại là nước có
mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, vì vậy việc xác định địa điểm bãi chôn lấp
gặp khó khăn và không đảm bảo VSMT.

12


2.4.2.2 Tình hình quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam
Việc quản lý CTR sinh hoạt ở các đô thị nói chung về cơ bản phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
Phải phân loại, thu gom và vận chuyển hết rác thải. Đây là yêu cầu đầu
tiên, cơ bản của việc xử lý chất thải nhưng hiện còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi
phải có nhiều cố gắng khắc phục.
Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ
nhất nhưng lại thu được hiệu quả cao nhất. Đảm bảo sức khoẻ cho đội ngũ
những người lao động trực tiếp tham gia việc thu gom xử lý rác thải.
Đưa các công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý rác tiên
tiến vào công tác quản lý rác thải.
Cơ cấu quản lý CTR sinh hoạt ở Việt Nam
- Cơ quan Bộ chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực môi trường Việt Nam
là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ này có 3 Cục/Vụ liên quan chính đóng vai
trò chủ chốt trong quản lý chất thải:
+ Vụ Môi trường: Hoạch định các chính sách, chiến lược và pháp luật
ở cấp trung ương và địa phương. Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động MT: Thẩm định báo cáo đánh giá tác
động MT các dự án xây dựng các hệ thống quản lý CTR, các khu chôn lấp, xử lý.
+ Cục Bảo vệ Môi trường: Phối hợp thực hiện thanh tra môi trường đối
với các bãi chôn lấp. Thực hiện giám sát về mặt môi trường đối với các khu đô
thị. Thẩm định các công nghệ xử lý. Phối hợp quy hoạch các khu chôn lấp.

- Bộ Xây dựng: Hoạch định các chính sách, kế hoạch, quy hoạch và xây
dựng các cơ sở quản lý CTR. Xây dựng và quản lý các hệ thống cơ sở hạ tầng
liên quan đến chất thải rắn ở cả cấp trung ương và địa phương.
- Bộ Y tế: Đánh giá tác động của CTR đối với sức khỏe của con người.
- Bộ Giao thông Vận tải: Bao gồm Sở GTCC có trách nhiệm giám sát các
hoạt động của các công ty Môi trường Đô thị.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy hoạch tổng thể các dự án đầu tư và điều
phối các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức liên quan đến quản lý CT.

13


Bộ TN & MT

- UBND các Tỉnh/TP: Giám sát công tác quản lý MT trong phạm vi quyền
hạn cho phép. Quy hoạch, quản lý các khu đô thị và việc thu các loại phí.
- Các công ty Môi trường Đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân các Tỉnh/
Thành phố hoặc các Sở Giao thông Công chính hoặc Sở Xây dựng: Có nhiệm vụ
thu gom và tiêu hủy chất thải.
Bộ Xây Dựng

Bộ TN & MT

Sở GTCC

Chiến lược, đề xuất

Sở TN & MT

Công ty MTĐT

Thu gom,

luật pháp loại bỏ CT

UBND Thành phố

UBND cấp dưới

Vận chuyển, tiêu hủy

xử lý

Quy tắc, quy chế
Chất thải rắn

loại bỏ CT

Cư dân thủ đô và khách vãng lai
(nguồn tạo chất thải rắn)

Sơ đồ 2.3: Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt ở các đô thị lớn của Việt Nam
Hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay hệ thống quản lý CT từ trung ương tới các tỉnh, thành
phố chưa hoàn thiện và chưa nhất quán. Ở cấp thành phố và thị xã mỗi nơi có hệ
thống quản lý khác nhau, các thị trấn thì hầu như không có. Những năm gần đây
tổ chức quản lý CTR sinh hoạt ở các địa phương đã được chú trọng hơn trước,
nhưng về cơ bản hình thức và nội dung vẫn chậm đổi mới. Tuy đã có luật bảo vệ
MT nhưng còn thiếu các văn bản pháp quy quy định về quản lý đô thị nói chung
và quản lý CTR sinh hoạt nói riêng. Hệ thống thu hồi chất thải tái sinh trong các
đô thị chưa được hợp pháp hoá mà được tổ chức lỏng lẻo với một mạng lưới gồm

những người thu nhặt và thu mua tự phát.

14


Một nghiên cứu gần đây của Bộ TN-MT cho thấy tổng lượng CTR phát sinh
ở nước ta năm 2007 ước đạt 17 triệu tấn, trong đó riêng CTR sinh hoạt tại 69 đô thị
được điều tra khảo sát đã đạt khoảng 6,5 triệu tấn. Lượng CTR còn lại tập trung ở
các xã, thị trấn thuộc huyện. Với lượng CTR sinh hoạt gia tăng nhanh
chóng thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu tới sức khỏe con
người đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi
trường nước ta hiện nay.
Về quản lý CTR sinh hoạt tại các đô thị, việc thu gom và xử lý CT đô thị
thường do công ty MTĐT đảm nhận. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt trung bình ở
nước ta tuy đã tăng lên song vẫn còn ở mức thấp. Trong giai đoạn 2000-2003, tỷ
lệ thu gom rác thải trong cả nước từ 65%-71%. Năm 2003, tỷ lệ thu gom dao
động từ 45% (Long An) đến 95% (Huế) . Năm 2004 tỷ lệ này là 72% [9]. Năm
2008, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt trên cả nước trung bình đạt 80%. Trong khi
Hà Nội, Hưng Yên, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc... có tỷ lệ thu gom đạt hơn 90% thì Lai
Châu, Hà Giang... chỉ thu gom được dưới 40%.
Rác thải tạo ra chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Tuy
nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

15


×