Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế của hộ CHĂN NUÔI lợn THỊT BẰNG THỨC ăn SINH học TRÊN địa bàn HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.79 KB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ
CHĂN NUÔI LỢN THỊT BẰNG THỨC ĂN SINH HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

: TÔ THỊ BÍCH THẢO

CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
LỚP

: K58 KTNNA

NIÊN KHÓA

: 2013-2017

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Ths.LƯU VĂN DUY

HÀ NỘI-2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả trong đề tài nghiên cứu là của tôi. Tất cả số


liệu mà tôi sử dụng và các vấn đề tôi nghiên cứu trong đề tài này hoàn toàn là
trung thực. Nó chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng thông tin được trích dẫn trong khóa luận đều
được ghi rõ nguồn và mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đều được cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả khóa luận

Tô Thị Bích Thảo

LỜI CẢM ƠN
i

năm 2017


Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, trong thời gian thực tập
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Ths.Lưu
Văn Duy, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôt trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ phòng Kinh tế huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, chính quyền địa phương các xã trong huyện,

cùng với các hộ chăn nuôi lợn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu và điều tra thực tế.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận vẫn còn những thiếu sót nhất định, vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự thông cảm, góp ý của các thầy cô giáo và độc giả để khóa luận
trở nên hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả khóa luận

Tô Thị Bích Thảo
TÓM TẮT
ii


Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn
sinh học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”.
Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu chính là: Đánh giá hiệu quả kinh
tế của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học trên địa bàn huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế của mô hình chăn nuôi.. Mục tiêu cụ thể của đề tài là: (1) Góp
phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của hộ chăn
nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học. (2) Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ chăn

nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội. (3)
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thịt lợn sử dụng
thức ăn sinh học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội. (4) Đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của lợn thịt bằng thức ăn sinh học,
mở rộng quy mô trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu chính là các hộ chăn nuôi lợn thịt bằng TASH
trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến HQKT của các hộ từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao HQKT cho các hộ. Để làm rõ hơn các nôi dung trong phần kết quả nghiên
cứu, trong phần cơ sở lý luận tôi đã làm rõ mộ số vấn đề: (1) Khái niệm về
hiệu quả; (2) Khái niệm hiệu quả kinh tế, các quan điểm về hiệu quả kinh tế;
(3) Khái niệm về chăn nuôi, lợn thịt, hộ, khái niệm hộ nông dân và bản chất
hộ nông dân, khái niệm hộ chăn nuôi lợn thịt; (4) Khái niệm TASH; (5) Hiệu
quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng TASH. Trong phần cơ sở thực tiễn,
tôi tiến hành tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi của một số nước trên thế giới,
thực trạng hộ chăn nuôi của Việt Nam cũng như chủ chương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Tôi tiến hành nghiên cứu ở 22 xã và 1 Thị trấn có đậc điểm tự nhiên,
kinh tế xã hội khác nhau. Đặc biệt ở 4 xã có hộ chăn nuôi lợn thịt bằng TASH
iii


là xã Thọ Lộc, Võng Xuyên, Tích Giang, Cẩm Đình với điều tra 30 hộ theo
cách chọn mẫu về quy mô. Phương pháp được sử dụng trong đề tài: Phương
pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp, phân tích kinh tế,
thống kê so sánh, thống kê mô tả và phân tích SWOT. Đồng thời tôi sử dụng
các tiêu chí thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ để
xác định hiệu quả kinh tế mà các hộ chăn nuôi đã đạt được.
Quá trình nghiên cứu HQKT của các hộ chăn nuôi lợn thịt bằng TASH
trên địa bàn huyện Phúc Thọ tôi rút ra được một số kết luận như sau:

Chăn nuôi lợn thịt bằng TASH trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ chăn nuôi cũng như sự phát triển kinh tế
của huyện. Tuy mô hình chưa được phổ biến rộng trên toàn huyện, nhưng đã
và đang được các hộ chăn nuôi lợn rất hưởng ứng. Trong thời gian hơn 2 năm
đã có thêm 3 xã có hộ chăn nuôi lợn thịt bằng TASH và từ 3 hộ nuôi thí điểm
lên 15 hộ. Tuy vẫn còn tồn tại một số những khó khăn như nguồn vốn, áp
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thị trường tiêu thụ… Nhưng
nhờ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo địa phương các vấn đề khó khăn cũng
dần được khắc phục.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số lợn chăn nuôi bằng TASH năm
2016 vừa qua là 5172 con, với sản lượng 548,2 tấn. Thị trường tiêu thụ chủ
yếu là trên địa bàn, một số huyện lân cận và các hợp đồng với công ty.
Hiệu quả của chăn nuôi lượn thịt bằng TASH cao hơn so với lợn nuôi
bằng thức ăn thông thường.
Định hướng
Thứ nhất, quy hoạch vùng chăn nuôi lợn thịt chăn nuôi bằng TASH.
Thứ hai, mở rộng quy mô, địa bàn chăn nuôi lợn theo hướng sử dụng TASH.
Thứ ba, khuyến khích, thúc đẩy các hộ chăn nuôi lợn thịt bằng TASH tiếp tục
phát triển, các hộ chăn nuôi lợn thông thường chuyển hướng chăn nuôi để
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
iv


Thứ tư, không ngừng tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng cáo trên các phương
tiện thông tin về thịt lợn chăn nuôi bằng TASH nhằm mở rộng thị trường.
Giải pháp về quy hoạch vùng nuôi lợn thịt, về giống lợn thịt, về vốn,
về khoa học, kỹ thuật và về thị trường.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i

v


LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
TÓM TẮT.......................................................................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..................................................................................xi
DANH MỤC HỘP.........................................................................................xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................xiii
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề.............................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA HỘ CHĂN NUÔI LỢN THỊT BẰNG THỨC ĂN SINH HỌC..........5
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài...........................................................5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản..........................................................................5
2.1.2 Đặc điểm của chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học.........................12
2.1.3 Vai trò của chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học.............................13
2.1.4 Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng
thức ăn sinh học...............................................................................................14
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hộ chăn nuôi lợn thịt bằng
thức ăn sinh học...............................................................................................17
2.2 Cơ sở thực tiễn về chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học....................24
2.2.1 Tình hình của một số nước trên thế giới................................................24

2.2.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt bằng TASH trong nước.............................30
vi


2.2.3 Một số chính sách và hỗ trợ của chính phủ về chăn nuôi lợn thịt bằng
thức ăn sinh học ở nước ta trong thời gian qua...............................................25
2.2.4 Bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu.....................................................25
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM, ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .27
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................27
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên..................................................................................27
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội........................................................................30
3.1.3 Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Phúc Thọ..........................31
3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................35
3.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu...............................................35
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin............................................................35
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin.................................36
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................37
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................39
4.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học
trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội.............................................................39
4.1.1 Chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học trên địa bàn huyện................39
4.1.2 Quy trình, kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt bằng TASH................................40
4.1.3 Tình hình đầu tư các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt bằng thức
ăn sinh học.......................................................................................................43
4.1.4 Kết quả trong chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học.........................49
4.1.5 Hiệu quả từ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học............................54
4.1.6 Tiêu thụ lợn thịt của các hộ điều tra.......................................................56
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học........57
4.2.1 Các chủ chương chính sách của địa phương..........................................57
4.2.2 Nguồn nguyên liệu tạo thức ăn...............................................................59

4.2.3 Ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lợn thịt bằng TASH đến HQKT
trong chăn nuôi lợn..........................................................................................59
vii


4.2.4 Trình độ, kinh nghiệm của nhóm hộ chăn nuôi......................................60
4.2.5 Yếu tố thị trường....................................................................................63
4.3. Giải pháp và định hướng..........................................................................64
4.3.1 Giải pháp................................................................................................64
4.3.2 Định hướng.............................................................................................66
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................68
5.1 Kết luận.....................................................................................................68
5.2 Kiến nghị...................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................71
PHỤ LỤC.......................................................................................................74

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng lợn của Việt Nam giai đoạn 2013-2015..........................22
Bảng 2.2: Số lượng và sản lượng lợn phân theo vùng của Việt Nam.............23
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phúc Thọ Hà Nội giai đoạn 20142016.................................................................................................................29
Bảng 3.2: Tình hình dân số huyện Phúc Thọ, Hà Nội giai đoạn 2014-2016...30
Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn giai đoạn 2014-2016............31
Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Phúc Thọ, Hà Nội giai đoạn
2014-2016........................................................................................................33
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp............................................36
Bảng 4.1 Số hộ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học năm 2016..............40
Bảng 4.2 Diện tích chuồng trại của các hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi....43

Bảng 4.3 Thiết kế chuồng trại chăn nuôi.........................................................44
Bảng 4.4 Giống và quản lý con giống.............................................................46
Bảng 4.5 Giá lợn giống theo phương thức chăn nuôi.....................................47
Bảng 4.6 Công thức phối trộn thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn
sinh học (cho 100 kg lợn thành phẩm)............................................................48
Bảng 4.7: Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi ...............................................48
Bảng 4.8 Sản lượng lợn hơi xuất chuồng của các hộ điều tra theo phương
thức nuôi ........................................................................................................49
Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu kết quả của hộ theo phương thức chăn nuôi...........50
Bảng 4.10 Chi phí chăn nuôi cho 100kg lợn hơi của các hộ theo phương thức
chăn nuôi.........................................................................................................51
Bảng 4.11 Hạch toán chi phí giết mổ lợn thịt bằng TASH năm 2016.............52
Bảng 4.12 Tổng chi phí chăn nuôi của hộ theo quy mô chăn nuôi.................53
Bảng 4.13 Tổng chi phí chăn nuôi của hộ phân theo phương thức nuôi.........53

ix


Bảng 4.14 Kết quả và hiệu quả của các hộ theo phương thức chăn nuôi (bình
quân/hộ/năm)...................................................................................................54
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế cho 100 kg lợn thịt theo phương thức chăn nuôi......55
Bảng 4.16 Thông tin chung của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi........61
Bảng 4.17 Thông tin chung của các hộ theo phương thức chăn nuôi.............62

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tương quan về tỷ lệ giữa thịt lợn nhập khẩu và thịt lơn sản xuất
trong nước năm 2016.......................................................................................24

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lượng thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam trong năm
2016 và từ ngày 01/01 đến ngày 15/3/2017....................................................24
Biểu đồ 4.1: Thể hiện chi phí chăn nuôi lợn theo phương thức nuôi..............52

Sơ đồ 1: Quy trình thiết kế chuồng trại chăn nuôi lợn thịt bằng TASH..........41

xi


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Về việc mở rộng địa bàn chăn nuôi...................................................43
Hộp 4.2 Về việc vay vốn sản xuất...................................................................45
Hộp 4.3 Về việc mở rộng thị trường tiêu thụ..................................................56

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

AHDB:

Ban Phát triển Nông nghiệp và Trồng cây

CNH - HĐH:

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


ĐVT:

Đơn vị tính

ĐB.S Hồng:

Đồng bằng sông Hồng

ĐB.S Cửu Long:

Đồng bằng sông Cửu Long

HQKT:

Hiệu quả kinh tế

PTCN:

Phát triển chăn nuôi

PTNT:

Phát triển nông thôn

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:


Trung học phổ thông

TASH:

Thức ăn sinh học

UBND:

Ủy ban nhân dân

xiii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp
của Việt Nam. Trong những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp đang diễn ra tích cực theo hướng phát triển kinh tế, tăng theo
giá trị và tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chăn
nuôi trong cả nước đang có nhiều biến động, nhất là chăn nuôi lợn gặp khó
khăn trong khâu tiêu thụ, giá thịt lợn hơi giảm mạnh trong những tháng đầu
năm 2017, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ nặng. Do giá bán thịt lợn hơi từ
đầu năm thấp hơn giá thành nên đã có xu hướng giảm đàn, ước tính số lượng
lợn hiện tại của cả nước giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2016 (Báo cáo chăn
nuôi 17/5/2017). Hơn nữa, theo cục Thú y, tính đến thời điểm 14/5/2017 tình
hình dịch bệnh trong cả nước vẫn tồn tại dịch cúm gia cầm… Từ giữa tháng 5
năm 2016, Trung Quốc đột ngột ngừng nhập lợn hơi qua đường tiểu ngạch do
tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch đối với mặt hàng thực phẩm vào nội
địa, khiến giá lợn hơi tại Việt Nam bắt đầu giảm. Trong tháng 6 năm 2016, giá
thu mua thịt lợn hơi tại nhiều địa phương đã diễn biến theo xu hướng giảm, do

cung lớn hơn nhiều so với cầu, bên cạnh đó các thông tin trái chiều về chất
cấm, chất tạo nạc được sử dụng trong chăn nuôi đã làm cho người chăn nuôi
bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, xu thế của người tiêu dùng, nhất là người
tiêu dùng Thủ đô rất muốn được tiếp cận sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc rõ
ràng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa hiện nay, giá thu mua lợn hơi thông
thường trên thị trường của Việt Nam dao động từ 25.000 đồng đến 27.000
đồng/kg (tùy địa phương), giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái (2016) và hiện
đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay, làm cho người chăn nuôi thiệt hại
lớn về kinh tế. Xuất phát từ những vấn đề đó, đòi hỏi phải có hướng chăn nuôi
mới về an toàn thực phẩm, đảm bảo thực phẩm sạch chất lượng để đáp ứng được
1


nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, nhằm nâng cao thu nhập cho
người dân, và đặc biệt nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi.
Phúc Thọ là huyện phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, có vị trí vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, cung cấp
nhiều nông sản thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn và
khu vực. Đặc biệt với quy hoạch thủ đô Hà Nội, Phúc Thọ là vùng sản xuất
nông nghiệp ven đô theo hướng phát triển nông nghiệp sạch. Với nhiều sản
phẩm trồng trọt chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao như: Bưởi Phúc Thọ,
Chuối Vân Nam, rau an toàn, và chăn nuôi mô hình trang trại tập trung, xa
khu dân cư, chăn nuôi an toàn sinh học… Trong bối cảnh tình trạng mất vệ
sinh an toàn thực phẩm đang là nỗi lo đối với người tiêu dùng và cơ quan
quản lý. Nhằm hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh
trong sản xuất, huyện Phúc Thọ đã phối hợp với Trung tâm Phát triển chăn
nuôi Hà Nội thí điểm mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học cho hiệu
quả kinh tế cao từ tháng 8/2014 tại xã Thọ Lộc. Đến nay thì mô hình đang
tiếp tục được mở rộng và phát triển, với mức giá bán lẻ trên thị trường là
110.000 đồng trên 1kg, cao gấp 2 lần giá thịt lợn thường.

Trước thực trạng đó, nhằm nâng cao giá trị kinh tế của ngành chăn
nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học trên địa bàn, nên em chọn đề tài: “Đánh
giá hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học trên
địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh
học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; từ đó, đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi.

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh
học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thịt lợn sử
dụng thức ăn sinh học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của lợn thịt
bằng thức ăn sinh học, mở rộng quy mô trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ lợn thịt được nuôi bằng thức ăn sinh
học ở một số xã trên địa bàn huyện và các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị kinh tế
của lợn thịt được nuôi bằng thức ăn sinh học.
Các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học trên địa bàn
huyện.
Các thương lái và cán bộ có liên quan đến mô hình chăn nuôi lợn thịt

bằng thức ăn sinh học trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh
tế của mô hình chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sing học, đồng thời phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ của mô hình chăn
nuôi. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình
chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học.
Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn
xã Thọ Lộc, xã Võng Xuyên, xã Tích Giang và xã Cẩm Đình huyện Phúc
Thọ, Hà Nội.

3


Phạm vi thời gian:
-Thời gian thực hiện đề tài từ ngày:16/01/2017 đến 24/05/2017
-Số liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập từ năm: từ năm 2014
đến 2016

4


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA HỘ CHĂN NUÔI LỢN THỊT BẰNG THỨC ĂN SINH HỌC
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Hiệu quả
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao
động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu
quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế,

kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa
các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo
ra những kết quả đầu ra đó (Võ Đình Quyết, 2014).
2.1.1.2 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt
cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố
hiện vật và giá trị được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong
nông nghiệp. Nếu chỉ đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu
quả phân bổ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt
hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh
tế. (Đỗ Kim Chung, 2009)
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật
được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng từng
nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về
các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của

5


sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất sẽ đem lại
thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm (Đỗ Kim Chung, 2009).
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là
hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.
Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (Price Efficiency). Việc xác định hiệu
quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyêt biên để tối đa hóa lợi

nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí
biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất (Đỗ Kim Chung, 2009).
Từ những năm 1878, Sapodonicop và nhiều nhà kinh tế, nhà khoa
học đã bàn về vấn đề hiệu quả kinh tế, song cho đến năm 1919 mới có văn
bản pháp quy đánh giá HQKT của vốn đầu tư cơ bản. Từ đó đến nay khái
niệm này đã và đang được quan tâm nghiên cứu là một bộ phận quan
trọng trong nền kinh tế thị trường. Ở đây chúng tôi chia ra các quan điểm hệ
thống như sau:
Quan điểm 1: HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh
doanh mà ta thu được so với chi phí mà ta bỏ ra để sản xuất kinh doanh.
Công thức: H = Q/C
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả sản xuất kinh doanh
C là chi phí sản xuất kinh doanh
Đại diện cho hệ thống quan điểm này, Culicop cho rằng: Hiệu quả sản
xuất là kết quả của một nên sản xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánh kết quả
với chi phí cần thiết để đạt kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn
sản xuất chúng ta được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chia cho số vật tư ta
được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia cho số lao động ta được hiệu suất
lao động. Với cách tính này chỉ rõ được mức độ hiệu quả của sử dụng các
6


nguồn lực sản xuất khác nhau, từ đó so sánh được HQKT của các quy mô sản
xuất khác nhau.
Tuy nhiên, nếu xét rộng ra, với các đơn vị chịu nhiều tác động của điều
kiện tự nhiên thì sẽ khó có thể biết được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
như thế nào. Vì vậy, các đơn vị sản xuất kinh doanh ở các địa điểm không
gian và thời gian khác nhau sẽ cho hiệu quả kinh tế khác nhau cho dù chi phí
sản xuất như nhau.

Nhược điểm của cách tính này là không thể hiện được quy mô của
HQKT nói chung.
Quan điểm thứ 2: HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt
được với lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Công thức: H = Q – C
Theo quan điểm này có thể xác định được quy mô của HQKT song lại
không thể so sánh được HQKT giữa các đơn vị có quy mô khác nhau. Theo
quan điểm này, giữa hai đơn vị sản xuất kinh doanh đạt được hiệu số của kết
quả trừ đi chi phí sản xuất như nhau ta không thể xác định được hao phí lao
động xã hội trong sản phẩm và năng suất lao động.
Quan điểm thứ 3: Theo quan điểm này HQKT được xem xét theo lý
thuyết cận biên tức là xem xét tỷ số giữa sự gia tăng kết quả và gia tăng
chi phí.
Công thức: HCB = ∆Q/∆C
Trong đó: HCB là hiệu quả kinh tế cận biên
∆Q là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
∆C phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất
với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này phức
tạp với một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chưa đầy đủ bởi trong thực tế
kết quả sản xuất luôn là hệ quả của chi phí sẵn có và chi phí bổ sung.
7


Quan điểm thứ 4: HQKT là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực. Nhiều nhà kinh tế học ở trên thế giới và nước ta cho rằng đây là quan
điểm mới về phạm trù HQKT.
Một số tác giả khi nghiên cứu HQKT cho rằng: HQKT là một chỉ tiêu
tổng hợp về chất lượng của sản xuất kinh doanh, HQKT là một phạm trù phản
ánh tổng hợp trình độ sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra những dịch vụ

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội.
Như vậy, cho đến nay đã và đang có nhiều quan điểm kinh tế khác nhau
khi nghiên cứu về phạm trù HQKT và mỗi quan điểm đều có các chỉ tiêu đánh
giá và cách tính toán khác nhau về HQKT. (Dẫn theo Trần Thị Ý, 2016)
2.1.1.3 Hộ chăn nuôi lợn thịt
a. Chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn
vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động.
Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống
sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa
kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh
định cư.
Lợn thịt là lợn được chăn nuôi để lấy thịt, trong quá trình chăn nuôi lợn
sẽ được chủ chăn nuôi tạo mọi điều kiện thuận lợi từ nơi sinh sống đến thức
ăn, thức uống một cách tốt nhất, nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển
của con lợn một cách tối đa, và đến một khối lượng nhất định thường là
100kg lợn sẽ được xuất chuồng để bán với một mục đích chung là giết mổ để
lấy thịt.
b. Khái niệm hộ
Theo Weberster – Từ điển kinh tế năm 1990: Hộ là những người cùng
sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.

8


Theo Martin năm 1988: Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái
sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác.
Theo Raul năm 1989: Hộ là những người có cùng chung huyết tộc, có
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn
chính bản thân mình và cộng đồng.

Theo Magê năm 1989: Hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc
hoặc không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà và ăn chung
một mâm cơm.
Theo các tác giả nhóm nhân chủng học từ năm 1982-1985: Hộ là đơn vị
đảm bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo thông qua quá trình tổ chức
nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân và đầu tư vào sản xuất.
Như vậy, các cá nhân và các tổ chức khi nhìn nhận và quan niệm về hộ
không giống nhau. Tuy nhiên, trong đó cũng có những nét chung để phân biệt
về hộ. Đó là: chung hay không cùng chung huyết tộc (huyết tộc và quan hệ
hôn nhân); cùng chung sống dưới một mái nhà; cùng chung một nguồn thu
nhập (ngân quỹ); cùng ăn chung; cùng tiến hành sản xuất chung. (Đào Thế
Tuấn, 1997)
c. Khái niệm và bản chất về hộ nông dân
Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp,
chiếm đại đa số trong cư dân nông nghiệp. Khái niệm và bản chất hộ nông
dân được nhiều học giả trên thế giới thảo luận như Chayanov (1925), Frank
Ellis (1988, 1992, 1993, 2001), Martin (1996). Có thể có các cách nhìn khác
nhau, nhưng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nông dân là hộ có
phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình
vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ không
hoàn hảo. Từ khái niệm trên cần lưu ý các bản chất cơ bản sau đây của hộ
nông dân:
9


Thứ nhất, hộ nông dân có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất.
Như vậy, những hộ không có phương tirnj kiếm sống nhờ vào ruộng đất thì
không phải là hộ nông dân.
Thứ hai, hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Như vậy, hộ

nông dân không coi lao động thuê là nguồn lao động chính của mình. Do đó,
thu nhập mà nông dân nhận được còn có cả giá trị tiền công của lao động gia
đình của chính họ. Trong trường hợp, giá trị thu nhập thấp, đồng nghĩa với
việc họ tự bóc lột lao động của chính mình (Chaynow, 1925).
Thứ ba, hộ nông dân luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn. Sản
xuất nông nghiệp trong kinh tế hộ, tự nó chưa bao giờ là một phương thức sản
xuất, nó luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nơi mà có một phương
thức sản xuất khác phổ biến (kinh tế phong kiến, kinh tế tư bản và kinh tế xã
hội chủ nghĩa) (Frank Ellis, 1996).
Thứ tư, hộ nông dân tham gia từng phần vào thị trường ở mức độ không
hoàn hảo. Điều đó có nghĩa là hộ nông dân sử dụng nguồn lực của mình và
một phần nguồn lực mua ở ngoài thị trường. Sự tham gia vào thị trường cao
hay thấp tùy thuộc vào trình độ phát triển thị trường trong nông nghiệp ở mỗi
quốc gia. Sự tham gia đó thường không hoàn hảo, thể hiện ở chỗ nông dân
thường có sản phẩm trao đổi nhỏ, ít biết đầy đủ về thông tin thị trường.
Tuy nhiên, trên quan điểm hiện đại về sự phát triển nông nghiệp và
nông thôn, theo nghĩa tiếng Việt, “nông dân” còn được hiểu rộng hơn là
“những người dân sống ở nông thôn”. Từ “nông” ở đây không phải chỉ “nông
nghiệp” mà là “nông thôn”. Do đó, với cách nhìn này sẽ giúp cho chúng ta
nhìn nhận hộ nông dân với phạm vi nghề nghiệp sinh kế rộng hơn, bao trùm
cả kinh tế nông thôn (Đỗ Kim Chung, 2009).
d. Hộ chăn nuôi lợn thịt
Hộ chăn nuôi lợn thịt là những hộ nông dân, sử dụng nguồn vốn sẵn có
của gia đình như đất đai, lao động… hoặc thuê thêm, để đầu tư xây dựng
10


chuồng trại, các nguyên vật liệu cần thiết phục vụ trong chăn nuôi lợn thịt,
nhằm sản xuất ra lượng sản phẩm thịt lợn trong một thời gian nhất định, cung
cấp ra thị trường tiêu thụ với mục đích thu lợi nhuận.

2.1.1.4 Thức ăn sinh học
Thức ăn sinh học dùng để nuôi lợn là một hỗn hợp tự nhiên bao gồm:
cám gạo, bột ngô, khô đậu tương, men vi sinh, Mix 4002… Trong đó, cám
gạo, bột ngô, khô đậu tương cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như tinh bột,
vitamin…cho lợn; men vi sinh là những vi khuẩn có lợi, được trộn đều với
thức ăn, giúp cho thức ăn khi đi vào cơ thể con lợn sẽ được tiêu hóa nhanh
hơn, hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng, đồng thời có khả năng kháng lại các
vi sinh có hại cho lợn. Nhằm nâng cao sức đề kháng, giảm thiểu khả năng
mắc bệnh, và lợn được khỏe mạnh hơn. Mix 4002 giúp kháng bệnh cao, ngừa
bệnh đường tiêu hóa; bổ sung vitamin và khoáng vi lượng đáp ứng nhu cầu
của lợn, phòng bệnh do thiếu vitamin và khoáng vi lượng; bổ sung chất, đặc
biệt tăng tính thèm ăn giúp lợn ăn nhiều, tăng trọng nhanh, khỏe mạnh mà
không cần các chất kích thích tăng trọng, chất tạo nạc... Hơn nữa, khi sử dụng
công thức phối trộn thức ăn sinh học như vậy, lợn còn thải ra chất thải có mùi
hôi giảm so với sử dụng các loại thức ăn thông thường, điều này làm giảm
thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Điều đặc biệt nhất từ
phương thức chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học này là cho ra sản phẩm thịt
lợn thơm ngon, thịt ngọt, khi luộc thịt lên nước trong, đảm bảo không có tồn
dư chất độc hại, có lợi cho sức khỏe con người.
Như vậy, chăn nuôi lợn thịt bằng thức ăn sinh học là hình thức chăn
nuôi sử dụng thức ăn sinh học trong suốt quá trình chăn nuôi lợn, kết hợp với
quy trình kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm thịt lợn
đảm bảo an toàn chất lượng cung cấp trên thị trường, đảm bảo an toàn sức
khỏe cho con người. Từ đó, nâng cao được hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi
lợn thịt bằng thức ăn sinh học.
11


×