Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của nấm HỒNG CHI đà lạt (GANODERMA LUCIDUM) TRONG điều TRỊ hội CHỨNG rối LOẠN LIPID máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 132 trang )

-1-

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu được coi là một nguy cơ quan trọng cho sự hình thành,
phát triển của bệnh xơ vữa động mạch (XVĐM). XVĐM đã gây ra nhiều biến
chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người như: nhồi máu cơ tim, xuất
huyết não [29], [48].
Trên thế giới có 17 triệu người tử vong do nguyên nhân tim mạch; dự
báo trong tương lai (đến năm 2020) bệnh động mạch vành và đột quỵ là
nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới và tử vong do
tim mạch tăng lên 20 triệu người (trong đó có các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ
tử vong sớm như: tăng cholesterol tử vong 4,4 triệu, tăng huyết áp tử vong 7,1
triệu, hút thuốc lá tử vong 4,9 triệu người, ...) [48]. Ở Mỹ, hàng năm có
khoảng 1 triệu người chết về bệnh lý tim mạch, trong đó XVĐM gây tử vong
liên quan tới 42,6 %. Ở Pháp, mỗi năm có khoảng 10.000 ca nhồi máu cơ tim
và 50.000 ca tử vong liên quan đến XVĐM. Ở Việt Nam, theo Phạm Khuê,
Phạm Tử Dương (1986) tử vong do XVĐM gây nên chủ yếu là tai biến mạch
máu não (85,1%) và động mạch vành (14,86%) [14], [28]. Hội chứng rối loạn
lipid máu đang là vấn đề thời sự được các nhà Y- Dược học trên thế giới và
trong nước quan tâm nghiên cứu. Có nhiều loại thuốc tân dược đã được dùng
để điều trị hội chứng này nhưng ngoài tác dụng điều trị vẫn còn có những tác
dụng phụ không mong muốn. Ngay cả sự phát triển của các thuốc ức chế
HMG-CoA reductase là một tiến bộ lớn trong điều trị tăng cholesterol và tăng
lipoprotein máu - nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu an toàn và hiệu quả
nhất là statin nhưng vẫn làm cho enzym gan tăng lên và có một tỉ lệ gây quái
thai; hậu quả sau 20 đến 30 năm liên tục điều trị bằng Statin vẫn chưa được
biết rõ; cụ thể như: sau sử dụng thuốc cerivastatin (Baycol) của công ty Bayer
có 31 người chết liên quan đến bệnh tiêu cơ vân (thuốc không còn được lưu
hành trên thị trường nữa) [6], [23], [62], [122]. Chính vì vậy xu hướng chung



-2-

trên thế giới ngày nay đang nghiên cứu và sử dụng các thuốc có nguồn gốc tự
nhiên đặc biệt là dùng thảo mộc làm thuốc phòng và chữa bệnh [33], [69].
Ở Việt Nam, với truyền thống “Nam dược trị Nam nhân”, nhiều bài
thuốc cổ phương, nghiệm phương, nhiều vị thuốc thảo mộc đã được sử dụng
rộng rãi trong nước để chữa chứng bệnh này như bài: Nhị trần thang, Bối mẫu
qua lâu tán, Thanh khí hoá đàm thang, Bán hạ bạch truật thiên ma thang,
”Giáng chỉ ẩm” viên ngưu tất, viên nghệ nén (choletan) ...[19], [20], [22].
Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae)
là một loại thuốc quí đã mọc và được nuôi trồng nhiều ở Lâm Đồng. [40]
Truyền thuyết xưa còn coi đây như một loại thuốc trường sinh bất lão bởi tác
dụng đa năng trong điều trị nhiều chứng bệnh. Việc nghiên cứu sử dụng nấm
Linh chi trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu đã được Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ đánh giá có hiệu quả [41], [68], [96]. Ở nước ta Bùi Chí
Hiếu, Đào Văn Phan, Nguyễn Thị Mai Anh đã sơ bộ nghiên cứu trên thực
nghiệm cho thấy nấm Linh chi có tác dụng hạ lipid máu trên chuột [2], [21].
Tại Đà Lạt Lâm Đồng các nhà dược học và sinh học đã tìm thấy nấm Linh chi
mọc tự nhiên trong các khu rừng, hiện nay đang được nhân dân nuôi trồng và
sử dụng rộng rãi, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong phạm vi đề tài
này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về cây thuốc địa phương nấm Hồng chi
Đà Lạt (Ganoderma lucidum) chủng DL1 trong điều trị hội chứng rối loạn
lipid máu với những mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định độc tính cấp (LD50) và độc tính bán trường diễn của
nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum) chủng DL1 .
2. Đánh giá tác dụng của thuốc nghiên cứu trên mô hình gây tăng
cholesterol máu thực nghiệm.
3. Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội
chứng rối loạn lipid máu thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm
sàng.



-3-

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN
1.1. LIPID MÁU, LIPOPROTEIN

1.1.1. Lipid máu: Lipid là thành phần quan trọng của màng tế bào. Các lipid
đều không tan trong nước nên để tuần hoàn được trong huyết tương, chúng
phải kết hợp với protein tạo thành phức hợp gọi là lipoprotein (LP) [18].
1.1.2. Thành phần và cấu trúc của lipoprotein:
Lipoprotein là những phân tử hình cầu gồm phần nhân và phần vỏ [1],
[18], [134], [141]:
Apoprotein
Phospholipid
Cholesterol tự do
CE = Cholesterol
este hóa
TG = Triglycerid

Hình 1.1: Cấu trúc của lipoprotein (theo G. Turpin, 1991) [134].
- Phần nhân trung tâm, chứa triglycerid và cholesterol este hoá không
phân cực [18], [141].
- Phần lớp vỏ được cấu tạo bởi các phân tử lipid phân cực gồm
phospholipid, cholesterol tự do và các apoprotein. Phần vỏ này đảm bảo tính tan
của LP trong huyết tương có tác dụng vận chuyển các lipid không tan [18].
1.1.3. Phân loại lipoprotein:
Bằng phương pháp siêu ly tâm lipoprotein huyết tương được phân chia

theo tỷ trọng. Độ lắng của các loại LP khi siêu ly tâm tỷ lệ nghịch với trữ
lượng lipid [1], [18], [141]. Lipoprotein có 5 dạng chính (bảng 1.1):


-4-

Bảng 1.1: Đặc điểm của các lipoprotein chính trong huyết tương [1], [18].
Các LP

Tỷ trọng
g/ml

Đường
kính
(nm)

Tỉ lệ
TG/ CT

Nguồn gốc

Chức năng

Loại apo
chính

CM

≤ 0,960


500- 80

10: 1

Ruột

0,96÷ 1,006

80- 30

5: 1

Gan

Vận chuyển
TG ngoại sinh
Vận chuyển
TG nội sinh
Tiền chất của
LDL-C
Vận chuyển
CT

B48, E, A1,
C
B100, E, C

Vận chuyển
CT ngược


A1, A2, E, C

VLDL
IDL- C

1,006- 1,019

LDL-C

1,006 ÷ 1,063

35- 25

NS

1,063÷ 1,210

12- 5

NS

HDL-C

Sản phẩm chuyển
hóa của VLDL-C
Sản phẩm chuyển
hóa của VLDL qua
trung gian IDL
Gan, ruột, sản phẩm
chuyển hóa của CM

và VLDL-C

B100, E, C
B 100

1.1.4. Các con đường chuyển hóa lipoprotein:
Chuyển hóa của lipid trong máu gồm 2 con đường: ngoại sinh và nội
sinh [18], [85], [115].

Hình 1.2: Các con đường chuyển hoá lipoprotein.


-5-

1.1.4.1. Chuyển hóa lipid máu ngoại sinh:
Con đường này liên quan đến lipid thức ăn, xảy ra sau bữa ăn có nhiều
mỡ, là con đường vận chuyển triglycerid và cholesterol do thức ăn cung cấp
đến các mô khác nhau của cơ thể [18], [115], [135], [141].
Quá trình tiêu hoá lipid ở ruột tạo ra glycerol, acid béo, monoglycerid.
Sau khi hấp thu các sản phẩm này, tế bào niêm mạc ruột sẽ tái tổng hợp
triglycerid, đồng thời nó cũng tổng hợp apoprotein để tạo chylomicron.
Chylomicron được hấp thu qua màng đáy vào mạch bạch huyết, qua ống ngực
vào hệ tuần hoàn, rồi theo dòng máu đến các mô khác nhau [18], [115], [141].
Trong máu tuần hoàn, chylomicron có thời gian bán huỷ vài phút. Quá
trình thanh lọc chylomicron ra khỏi máu tuần hoàn được diễn ra qua nhiều
giai đoạn:
- Enzym LPL có ở bề mặt các tế bào nội mô mao mạch của mô mỡ, cơ,
xương, cơ tim, tuyến vú được hoạt hoá bởi apo CII sẽ thuỷ phân triglycerid,
giải phóng acid béo tự do cho những tổ chức này. Acid béo được sử dụng để
sinh năng lượng hoặc lại được este hoá thành triglycerid dự trữ [18], [115],

[141].
- Chylomicron bị rút dần triglycerid tạo thành chylomicron tàn dư.
Thành phần bề mặt của chylomicron tàn dư có chứa cholesterol,
phospholipid; apo A và apo CII sẽ được chuyển giao cho HDL-C đồng thời
chylomicron tàn dư nhận cholesterol este từ HDL-C được vận chuyển về gan
[18], [115], [141].
- Tại gan, apoE của chylomicron tàn dư sẽ gắn vào receptor E của tế
bào gan và phân tử tàn dư này được vận chuyển vào trong tế bào đến tiêu thụ
ở lysosom. Một phần cholesterol được sử dụng để tổng hợp acid mật, một
phần cùng với triglycerid tạo thành VLDL [18], [115], [141].


-6-

1.1.4.2. Chuyển hóa lipid máu nội sinh:
Con đường này liên quan đến lipid chủ yếu có nguồn gốc từ gan, là con
đường vận chuyển triglycerid và cholesterol từ gan đến các mô khác nhau của
cơ thể và ngược lại [18], [115], [141].
VLDL-C giàu triglycerid được tạo thành ở gan (90%) và một phần từ
ruột (10%) sẽ được chuyển đến các mô ngoại vi. Tại đây, VLDL-C có số phận
giống như CM, phần lớn triglycerid của nó được thuỷ phân bởi enzym LPL
giải phóng các acid béo cho tổ chức. Thành phần bề mặt còn lại của VLDL-C
có chứa cholesterol tự do, phospholipid, apo C và một phần apo E sẽ được
chuyển giao cho HDL-C, VLDL-C trở nên nhỏ hơn tạo thành IDL-C. Bên cạnh
đó, cholesterol tự do được chuyển giao cho HDL-C sẽ được este hoá và được đưa
ngược trở lại IDL bằng cách trao đổi với triglycerid của IDL-C [18], [115], [141].
IDL-C trở lại gan, một phần nhỏ gắn vào receptor đặc hiệu của LDL-C
(receptor B và E) của tế bào gan, sau đó được hấp thu vào tế bào và tiêu thụ
trong lysosom. Trong khi đó, một phần lớn IDL-C bị lấy đi triglycerid do tác
dụng của lipase gan HTGL sẽ chuyển thành LDL-C. LDL-C với thành phần

chủ yếu là cholesterol este và apo B100, giữ vai trò chính trong sự vận chuyển
cholesterol đến các mô ngoại vi. Tại đây, apo B100 sẽ nhận diện receptor B
đặc hiệu ở màng tế bào và gắn vào tế bào. Tiếp theo đó, LDL-C được đưa vào
trong tế bào bằng hiện tượng thực bào rồi bị thoái hoá trong lòng lysosom,
giải phóng cholesterol tự do. Cholesterol tự do trong tế bào có vai trò điều hoà
số lượng repceptor của LDL theo cơ chế feedback âm, gây ức chế enzym
HMG-CoA reductase và ngăn cản quá trình tổng hợp cholesterol ở các mô ngoại
vi, đồng thời nó cũng kích thích enzym ACAT gây este hoá chính bản thân nó. Khi
receptor của LDL ở màng tế bào bị thiếu hụt về số lượng hoặc bị biến đổi về chất
lượng, nồng độ LDL-C trong máu tăng cao và bị biến đổi như bị oxy hoá hoặc
glycosyl hoá. Khi đó đại thực bào có thể bắt giữ LDL-C biến đổi này thông qua
các receptor đặc hiệu. Sự lấy đi LDL-C ở thành động mạch của đại thực bào đóng
một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch. Khi đại thực


-7-

bào đã chứa đầy các cholesterol este, chúng sẽ trở thành những "tế bào bọt" (foam
cell) - một thành phần của mảng xơ vữa [18], [115], [141].
HDL-C được tổng hợp ban đầu ở gan và một phần nhỏ ở ruột dưới
dạng những phân tử tiền chất, HDL-C có hai vai trò quan trọng: là nguồn
cung cấp apoprotein cho CM, VLDL-C và tham gia vận chuyển cholesterol
"trở về" gan (cholesterol revert) [18], [115], [141].
Bình thường quá trình tổng hợp và thoái hóa lipoprotein là cân bằng
nhau, khi có sự bất thường trong quá trình tổng hợp và thoái hóa sẽ gây nên
rối loạn lipid máu.
1.2. RỐI LOẠN LIPID MÁU:

1.2.1. Tăng lipid máu tiên phát và thứ phát:
Tăng lipid máu được chia làm hai loại là tăng lipid máu tiên phát và

tăng lipid máu thứ phát. Tăng lipid máu tiên phát thường gặp hơn tăng lipid
máu thứ phát [11], [18], [115], [141].
1.2.1.1. Rối loạn lipid máu thứ phát:
Bảng 1.2: Rối loạn lipid máu thứ phát [11], [18].
Bệnh lý
Đái tháo đường
Hội chứng thận hư
Tăng urê máu
Suy thận mạn
Bệnh gan tắc nghẽn
Tắc mật
Suy giáp trạng
Béo phì
Chứng ăn vô độ
Nghiện thuốc lá
Nghiện rượu
Dùng thuốc tránh thai
Thuốc ức chế bêta-giao cảm
Isotretinion
(13cisnicotinic acid)

Rối loạn lipid huyết
TG↑
CT ↑, TG↑
TG↑
TG↑
CT↑
CT↑
CT↑, TG↑
TG↑

TG↑
TG↑ và hoặc CT ↑
TG↑ và hoặc CT ↑
TG↑
TG↑
TG↑

Rối loạn lipoprotein huyết
CM ↑, VLDL ↑, HDL-C ↓
LDL↑, VLDL-C↑
VLDL-C↑, HDL-C↓
LDL-C↑ hoặc BT, VLDL-C↑
LpX↑
LDL-C↑, VLDL-C↑
CM ↑, VLDL-C ↑
CM ↑, VLDL-C ↑

↑ VLDL-C, ↓HDL-C
↑ VLDL-C, ↓HDL-C
↑ VLDL-C, ↑ chylomicron,
↓ HDL-C


-8-

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lipid gồm: béo phì; cách sống ảnh
hưởng như: chế độ ăn (ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có
chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa
toàn phần..., lười vận động thể lực, hút thuốc, uống quá nhiều rượu; những rối
loạn nội tiết như: đái tháo đường, suy giáp; bệnh gan và thận. Những nguyên

nhân quan trọng khác làm tăng lipid máu là sử dụng thuốc kéo dài như: lợi
tiểu, chẹn beta, glucocorticoid, các gốc acid retinoic, ... [1], [65].
1.2.1.2. Tăng lipid máu tiên phát:
Tăng lipid máu tiên phát có dấu hiệu chính và triệu chứng lâm sàng là ứ
đọng lipid ở các vị trí khác nhau của cơ thể [1], [18].
Bảng 1.3: Tăng lipid máu tiên phát [1].
CT

TG

LDL-C

(mg/ dl)

(mg/ dl)

(mg/dl)

Tăng CT
gia đình

> 300

< 200

> 185

Rối loạn
LP


300-800

300-800

≤ 130

Thường

Thường

> 260

> 200

Tăng L
máu hỗn
hợp gia
đình
Hội
chứng
tăng CM

< 260

Tăng TG
gia đình

Thường

Tăng LP

máu
Tăng CT
do nhiều
yếu tố

> 260

> 260
Thay đổi
thường là
> 260
Thường
> 260

< 185

VLDL-C
(mg/dl)

IIa hoặc
IIb
III

< 35

Thường

VLDL ++

< 40


Thường

Thường

IIb,IIa

≥ 35

≥ 35

IV

< 40

IV hoặc
V

< 60

2001000

80-185

≥ 35

Thay đổi

Thay
đổi


> 185

Tần số

Thay đổi

< 140

Thay đổi

(mg/dl)

> 60

Thường

Nguy cơ

Typ rối
loạn LP

< 35

≥ 10.000

> 155
thường

HDL-C


ĐMV

Viêm
tụy

1/ 500

+++

+

1/ 5000

+++

1/ 300

++

1/100.000(I)
1/ 5000 (V)

< 40

IV hoặc
V

1/ 300


Thay đổi

> 90

Hypo LP

> 1/1000

Thay đổi

Thay đổi

IIa hoặc
IIb

20- 25
100

+

+

+++


-9-

1.2.2. Các rối loạn lipid máu khác:
Tăng alpha-lipoprotein huyết tương (có thể do tắc nghẽn quá trình thoái
hóa của HDL-C, gây tăng HDL-C huyết tương); giảm lipid huyết nguyên

phát: hạ alphalipoprotein máu (FHA) gia đình, không có bêtalipoprotein
huyết; giảm lipid huyết thứ phát [18], [141].
1.2.3. Rối loạn lipid máu theo phân loại của Fredrickson:
Năm 1965 Fredrickson căn cứ vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm các
thành phần lipoprotein xếp hội chứng rối loạn lipid máu thành 5 typ trong đó
týp II được chia thành 2 kiểu IIa và IIb. Từ năm 1970 cách phân loại này đã
trở thành phân loại quốc tế. [11], [107], [139].
Bảng 1.4: Phân loại rối loạn lipid và lipoprotein máu theo Fredrickson
[11], [139].
Kiểu
I
IIa
IIb
III

Rối loạn
LP
CM↑
LDL-C↑↑
VLDL-C↑,
LDL-C↑↑
βVLDL
IDL-C↑

Độ trong
huyết
tương
Crem
Trong


Rất hiếm
Thường gặp

Mức độ
nguy hiểm
với XVĐM
±
++++

CT↑↑↑, TG↑↑

Đục

Thường gặp

++++

CT↑, TG↑↑

Đục

Ít gặp

+++

Đục sữa

Thường gặp

+++


Đục sữa

Hiếm gặp

++

Rối loạn lipid
huyết
TG↑
CT↑↑

IV

VLDL-C↑

CT↑hoặc
TG↑↑

V

CM↑
VLDL-C↑

CT↑, TG↑↑↑

BT,

Tần số
xuất hiện


* Týp I: Tăng chylomicron máu.
* Týp II: Tăng lipoprotein beta máu, týp này được phân làm 2 týp nhỏ
là: IIa và IIb.


-10-

- Týp IIa: Tăng cholesterol máu nguyên phát (chỉ tăng cholesterol và LDL),
gồm có 2 thể: thể đa gen và thể đơn gen. Thể đa gen: do khuyết tật của thụ thể
LDL; có 2 hình thái đồng hợp tử và dị hợp tử. Nguyên nhân của bệnh là do
đột biến gen mã hóa thụ thể của LDL nằm trên nhiễm sắc thể số 19 [49],
[144]. Thể đơn gen: Tăng cholesterol máu đơn gen gồm tăng cholesterol máu
thể gia đình di truyền trội nhiễm sắc thể thường, tăng cholesterol máu thể gia
đình di truyền lặn [49], [141].
- Tăng cholesterol máu týp IIb (Tăng lipid máu hỗn hợp gia đình): Tăng
lipid máu hỗn hợp (cholesterol và LDL-C tăng rất cao, triglycerid và VLDL-C
cũng tăng ) [49]. Thể này thường kèm theo rối loạn chuyển hóa glucid, tăng
acid uric máu, tăng huyết áp. Đây là di sản kép của 2 thể rối loạn lipid máu
týp IIa và týp IV, người bệnh có cha hoặc mẹ bị bệnh tăng cholesterol đơn
thuần týp IIa và tăng triglycerid đơn thuần. Di truyền học của tăng lipid máu
hỗn hợp gia đình gần đây đã cho thấy những đột biến đồng hợp tử (Q148X và
Q139X) trong gen apolipoprotein AV [49], [75], [141].
- Tăng cholesterol máu týp III: Rối loạn lipoprotein máu (tăng IDL-C).
Thể bệnh lý này hiếm gặp (1/10.000 người); cholesterol toàn phần tăng,
triglycerid máu tăng và tăng IDL-C điểm này là đặc trưng cho týp III, bệnh
thường được phát hiện sau tuổi 20, những thể ở trẻ em thì rất nặng [49],
[141].
- Tăng triglycerid máu týp IV: thường không có triệu chứng lâm
sàng, được phát hiện trong điều tra về di truyền; nhạy cảm với rượu, các loại

glucid, các chất béo và tình trạng béo phì; mức tăng của cholesterol luôn thấp
hơn rõ rệt so với mức tăng triglycerid máu, IDL-C thấp tương ứng với mức
tăng triglycerid máu. Tăng triglycerid máu nội sinh týp IV có đặc tính sinh
vữa xơ yếu. Điều này được giải thích rằng, có sự phối hợp của triglycerid máu
tăng cao với HDL-C thấp (hướng sinh vữa xơ) và LDL-C thấp (hướng bảo vệ
chống vữa xơ) [49], [141].


-11-

- Tăng lipid máu týp IV: có thể là bệnh di truyền đơn gen trội (khoảng 10 % số
bệnh nhân) hoặc thiếu gen. Trong thể bệnh này, người ta đã hiểu rõ vai trò của
các yếu tố môi trường nhưng vai trò của gen vẫn chưa được sáng tỏ [49], [141].
- Týp V: Tăng triglycerid máu hỗn hợp (tăng chylomicron và VLDL-C), typ
V tiên phát rất hiếm gặp, týp V thứ phát hay gặp trong cơn tăng lipid máu của
týp IV (gây ra do rượu, điều trị corticoid, đái tháo đường nặng…).Tăng
triglycerid máu týp I rất nhạy cảm với mỡ ngoại sinh, bệnh di truyền lặn trên
nhiễm sắc thể thường [49], [141].
1.2.4. Rối loạn lipid máu (RLLPM) và các bệnh tim mạch:
1.2.4.1. Rối loạn lipid máu (RLLPM) với bệnh vữa xơ động mạch:
VXĐM là sự phối hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạch bao
gồm sự tích tụ tại chỗ các lipid phức hợp các glucid, máu và các sản phẩm của
máu, tổ chức xơ và canxi, kèm theo những biến đổi ở lớp trung mạc [53],
[54], [55], [63]. VXĐM là một bệnh của động mạch lớn và vừa, được thể hiện
bằng 2 loại tổn thương cơ bản, đặc trưng là mảng vữa rất giàu cholesterol và tổ
chức xơ, xảy ra ở lớp nội mạc và một phần trung mạc. Nó làm hẹp dần lòng
động mạch và cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng các tổ chức ” [18], [28], [141].
Nghiên cứu điều tra dịch tễ về cholesterol máu trong bệnh VXĐM tiến
hành ở Framingham cho thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ
cholesterol máu và tỷ lệ tử vong do VXĐM [14], [67].

Cơ chế gây vữa xơ động mạch của LDL-C còn chưa được rõ ràng, đầy
đủ; nhưng sự oxy hóa LDL-C trong thành động mạch rất quan trọng trong
bệnh sinh của xơ vữa. Bình thường LDL-C được lấy ra khỏi huyết tương nhờ
các thụ thể LDL-C, khi LDL-C tăng quá mức: Các đại thực bào, các tế bào cơ
trơn có các thụ thể tiếp nhận LDL-C nhưng lại không có khả năng tự điều
hòa cholesterol nên thu nhận tất cả LDL-C oxy hóa và bị biến đổi thành các tế
bào bọt. Đây là tổn thương sớm của vữa xơ động mạch và là điểm báo trước
những tổn thương cấp diễn hơn. Cholesterol tích tụ trong tế bào đến mức quá


-12-

tải sẽ làm căng vỡ tế bào. Tiếp theo sự chết của các tế bào là sự thanh toán
dọn dẹp chúng của các đại thực bào. Các tế bào này cũng bị chết để lại sự
nham nhở trong lòng động mạch, từ đó làm tăng sự kết tụ tiểu cầu dẫn đến sự
dày lên và xơ cứng làm hẹp lòng động mạch [18], [28], [141]. Cholesterol là
thành phần quan trọng nhất trong các lipid ứ đọng ở mảng vữa. Cholesterol
máu càng cao thì tần xuất mắc các bệnh vữa xơ động mạch càng lớn, nhất là ở
những người cao tuổi [18], [141]. Trong bệnh VXĐM hay gặp do tăng LDLC, tăng cholesterol, tăng triglycerid, nhất là khi có giảm đồng thời HDL-C,
tăng lipoprotein (a) [18], [63], [86].

Hình 1.3: Sự hình thành mảng xơ vữa động mạch
- Ngoài ra Lp(a) khi gắn mạnh vào chất ngoại nền tế bào lại làm lắng
đọng LDL-C ở lớp nội mạc cũng có thể tạo nên vữa xơ động mạch.Vì vậy khi
vữa xơ động mạch mà không tăng lipoprotein hoặc hạ HDL-C thì nên kiểm
tra Lp(a) [141].
- Tăng huyết áp, hút thuốc lá nhiều, đái tháo đường…cũng gây nên tổn
thương tế bào nội mô làm cho các lipoprotein dễ thâm nhập vào thành động
mạch. Đây cũng là các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch [58], [115], [141].



-13-

1.2.4.2. Rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch khác:
Nghiên cứu của các tác giả còn cho thấy RLLPM có mối tương quan
với bệnh mạch vành, mạch não, huyết áp, ...[14], [110], [141].
- Cholesterol và tử vong do bệnh mạch vành (BMV) có mối tương quan
thuận [56], [85], [120]. Nghiên cứu của Kannel và cộng sự đã cho thấy: Khi
CT tăng trên 2,5 g/l thì nguy cơ BMV tăng 2,25- 3,25 lần; khi CT từ 5,2- 6,5
mmol/l thì tử vong do BMV tăng gấp đôi, CT từ 5,2- 7,8 mmol/l thì tử vong
do BMV tăng gấp bốn lần [14], [55], [120].
- Theo Katz và Dauber, trên 120 000 trường hợp tử vong do tổn thương
TBMMN, đã có 75.000 trường hợp do nguyên nhân VXĐM não [141].
- Các nghiên cứu con cho thấy tăng huyết áp và tăng cholesterol máu có tác
dụng hiệp đồng mạnh mẽ trong quá trình thúc đẩy XVĐM [27], [92], [113].
1.2.5. Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu:
1.2.5.1. Nguyên tắc điều trị:
a) Việc điều trị tuỳ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân trên cơ sở đánh giá
tình trạng rối loạn lipid máu và các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành [15],
[16], [47], [115]:
* Phân loại nồng độ cholesterol máu: Dưới đây là việc đánh giá tình
trạng tăng cholesterol máu [47], [115]:
Bảng 1.5: Phân loại nồng độ cholesterol máu [47], [115].
Bình thường
Tăng giới hạn
Tăng
Tăng cao

CT
< 5,2 mmol/ l

(<200 mg/ dl)
5,2-6,2mmol/ l
> 6,2 mmol/ l
(> 240 mg/ dl)

TG
<2,26 mmol/ l
(< 200 mg/ dl)
2,26- 4,5 mmol/ l
(200- 400 mg/ dl)
4,5-11,3 mmol/ l
(400-1000 mg/dl)
> 11,3 mmol/ l
(> 1000 mg/ dl)

LDL- C
< 3.4 mmol/ l
(< 130mg/ dl)
3,4- 4,1mmol/ l
(130-159mg/dl)
> 4,1- 4,9 mmol/ l
(160- 189mg/ dl)
> 4,9 mmol/l
(> 190 mg/ dl)

(Ghi chú: HDL-C bình thường: > 0,9 mmol/l. Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp khi
cholesterol > 6,2 mmol/ l và TG trong khoảng 2,26 - 4,5 mmol/ l) [47], [115].


-14-


Bảng 1.5 cho biết nồng độ cholesterol toàn phần trong máu: mức bình
thường và mức cần theo dõi. Việc đánh giá mức cholesterol thích hợp với
từng cá thể phải tính đến sự có mặt của các yếu tố nguy cơ khác. Các yếu tố
nguy cơ đã được xác định là góp phần gây bệnh động mạch vành, nhưng phần
lớn các bệnh nhân bị bệnh động mạch vành có cholesterol toàn phần và LDLC ở mức giới hạn. Vì vậy nhiều chuyên gia coi cholesterol huyết tương >
160mg/dl là mức giá trị lý tưởng cao [115].
* Mức LDL-C cần trị liệu thay đổi lối sống và trị liệu bằng thuốc ở các
loại nguy cơ khác nhau [15], [16], [47].
- Khuyến cáo ATP III- NCEP Hoa Kỳ năm 2004 (Us Aldult Treatment Panel
III- National Cholesterol Education Program):
Bảng 1.6: Khuyến cáo ATP III-NCEP Hoa Kỳ năm 2004 (sửa đổi) về
mức LDL-C cần đạt [15], [16].
Phân loại nguy cơ

Đích khuyên
Mức LDL-C
cần đạt

Đích hợp lí
LDL-C

Ngưỡng LDL-C điều trị thuốc
Khuyên
Hợp lí

Nguy cơ cao: BMV hoặc

< 100


nguy cơ tưong đương < 100 mg/dl
BMV và nguy cơ BMV (2,59 mmol/l)
sau 10 năm > 20%.
Nguy cơ cao trung bình: ≥
2 YTNC và nguy cơ BMV
sau 10 năm: 10 - 20%.
Nguy cơ trung bình: 2
YTNC và nguy cơ BMV

≥ 100 (mg/dl)

(mg/dl)

( 2,59 mmol/l)

( 2,59
mmol/l)

< 130 (mg/dl)

< 100 (mg/dl)

≥ 130 (mg/dl)

100-129

(3,4 mmol/l)

( 2,59 mmol/l)


( 3,4 mmol/l)

(mg/dl)

< 130 (mg/dl)

(3,4 mmol/l)
sau 10 năm < 10%
Nguy cơ thấp: 0-1YTNC < 160 (mg/dl)
(**)

< 70 (mg/dl)

(< 4,1 mmol/l)
Ghi chú: YTNC = Yếu tố nguy cơ

≥ 160 (mg/dl)
4,1 mmol/l
≥ 190 (mg/dl)

160-189
(mg/dl)

Trên cơ sở những bằng chứng, những số liệu từ nghiên cứu bảo vệ tim
(HPS) và nghiên cứu PROVE IT - TIMI 22, hướng dẫn ATP III được cập nhật


-15-

2004 đã đưa ra đích cholesterol LDL hợp lí là < 70 mg/dl (1.8 mmol/L) cho

những bệnh nhân nguy cơ rất cao BMV và khuyên điều trị bằng thuốc cho
những bệnh nhân này thậm chí khi mức cholesterol LDL nền < 100 mg/dl (2,6
mmol/L). Những bệnh nhân như vậy bao gồm BMV có kèm nhiều yếu tố
nguy cơ lớn đa dạng, nhiều yếu tố nguy cơ được kiểm soát kém hoặc nặng,
nhiều yếu tố nguy cơ đa dạng của hội chứng chuyển hoá, hội chứng động
mạch vành cấp [16], [49], [52], [133].
Hướng dẫn gần đây tại Mỹ có chương trình giáo dục cholesterol quốc
gia của Panel III (ATP III) về điều trị cholesterol máu cao đã đưa ra:
Cholesterol LDL là đích điều trị quan trọng nhất; nồng độ triglyceride huyết
thanh và non-HDL-C (chứa cả cholesterol LDL và VLDL-C) là đích điều trị
tiếp theo. Phương pháp điều trị của NCEP ATP III đã dựa trên tính toán nguy
cơ CHD trên từng bệnh nhân: cần phải thay đổi cách sống cho mọi bệnh nhân
kể cả các bệnh nhân có nguy cơ cao, nguy cơ cao vừa; việc điều trị bằng
thuốc cần phải giảm được ít nhất 30- 40% LDL-C, nhưng hầu hết các bệnh
nhân đã không đạt được mục tiêu của NCEP ATP III đưa ra [16], [49], [133].
- Khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam 2006:
Bảng 1.7: Các khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam 2006 về mục tiêu
LDL-C [15], [16].
Nguy cơ
- Nguy cơ rất cao
- Bệnh mạch vành (BMV) và tương đương
- Nguy cơ cao trung bình
≥ 2 YTNC + nguy cơ 10 năm < 10- 20 %
- Nguy cơ trung bình
≥ 2 YTNC + nguy cơ 10 năm < 10%
- Nguy cơ thấp: 1-2 YTNC
2 Mục tiêu HDL-C : > 1,04 mmol/l
Ghi chú: * : Không HDL-C = CTTP – HDL-C

LDL-C

(mmol/l)
< 2,6
Tối ưu < 3,4

Không HDL-C*
(mmol/l)
< 3,4
< 4,1

< 3,4

< 4,1

< 4,1

<5


-16-

* Xác định sự hiện diện của bệnh vữa xơ động mạch trên lâm sàng, đây
là yếu tố nguy cơ cao gây các biến cố của bệnh mạch vành (BMV) (các yếu tố
nguy cơ tương đương bệnh mạch vành) [15], [16]:
- BMV có triệu chứng lâm sàng.
- Bệnh động mạch cảnh có triệu chứng.
- Bệnh động mạch ngoại biên.
- Phình tách động mạch chủ bụng.
- Đái tháo đường.
* Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành (ngoài LDL-C) được thể hiện ở
bảng 1.6 dưới đây:

Bảng 1.8 : Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành [15], [16], [47].
Yếu tố nguy cơ dương tính:
- Nam ≥ 45 tuổi.
- Nữ ≥ 55 tuổi hoặc mãn kinh sớm không dùng estrogen trị liệu.
- HDL-C < 0,9 mmol/l ( < 35 mg/dl).
- Trong gia đình đã có người bị BMV sớm. (Nam < 55 tuổi, Nữ < 65
tuổi).
- Hút thuốc lá.
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường.
Khi HDL-C > 1,6 mmol/l ( > 60 mg/dl ) được coi như một yếu tố nguy
cơ âm tính, giúp làm giảm bớt một yếu tố nguy cơ.
* Nếu có từ 2 yếu tố cơ trở lên (ngoài LDL-C tăng) mà không có biểu
hiện của BMV hoặc nguy cơ tương đương của BMV thì phải đánh giá nguy
cơ BMV trong 10 năm theo bảng Framingham với 3 mức, cụ thể như sau [15],
[16], [47]:


-17-

- Nguy cơ BMV sau 10 năm > 20%: là nguy cơ tương đương BMV.
- Nguy cơ BMV sau 10 năm từ 10 - 20%.
- Nguy cơ BMV < 10%.
1.2.5.2. Điều trị cụ thể:
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hạ thấp nồng độ cholesterol máu vẫn là
phương pháp chủ yếu để phòng và điều trị bệnh tim mạch [16], [49], [115],
[117], [140].
a) Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh
hoạt ít nhất trong 3 tháng [47], [115].
- Chế độ ăn uống: Thành phần chất dinh dưỡng ăn hàng ngày có luợng

acid béo bão hoà < 7- 10%, tổng số các chất béo không quá 30 % và lượng
cholesterol phải < 300 mg/ngày. Như vậy là cần tránh hoặc giảm các thịt mỡ
động vật, trứng, sữa toàn phần, phủ tạng động vật, các loại phomat, kem, ...
Tăng cường ăn dầu thực vật, cá có nhiều acid béo không no. hoa quả tươi, rau,
các loại ngũ cốc với lượng tinh bột chiếm khoảng 55- 60% khẩu phần. Chế độ ăn
sẽ phải duy trì lâu dài cho dù có dùng thuốc hay không dùng thuốc. Ở những
bệnh nhân có béo phì thì cần phải giảm cân nặng ( nên bắt đầu giảm dần dần
lượng calo hàng ngày, thường hạn chế ở mức 1600 calo/ngày. Ở những bệnh
nhân tăng triglycerid: cần hạn chế mỡ động vật, đường và rượu [47], [115].
- Chế độ sinh hoạt: Làm việc điều độ, tránh các stress, tránh các chấn
thương tình cảm, nghỉ ngơi, giải trí, giảm hoặc bỏ thuốc lá, cần tăng cường
vận động, không hút thuốc lá. Tập thể dục, dưỡng sinh, xoa bóp, tăng cường
đi bộ [47], [115].
Điều trị phải bắt đầu bằng điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập. Dùng thuốc khi
đã điều chỉnh chế độ ăn một thời gian mà thất bại hoặc phải bắt đầu ngay khi: (1) có
quá nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và lượng LDL-C trong máu cao ( > 4,1
mmol/l); hoặc (2) khi lượng LDL-C trong máu quá cao ( > 5 mmol/l) [47], [115].


-18-

b) Điều trị bằng thuốc:
Khi bệnh nhân đã có biểu hiện bệnh mạch vành hoặc có nguy cơ tương
đương BMV cần điều chỉnh chế độ ăn thật nghiêm ngặt cho mọi bệnh nhân,
đồng thời dùng thuốc. Mục đích điều trị chủ yếu là phải làm giảm được LDLC < 2,6 mmol/l (< 100 mg/dl) [16], [47], [115].
Với các loại yếu tố nguy cơ khác thì xem xét việc thêm thuốc điều trị
sau 3 tháng trị liệu bẳng thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt [47], [115].
Ngày nay có rất nhiều thuốc để lựa chọn điều trị tăng cholesterol máu. Dựa
vào tác dụng điều chỉnh liporotein, thuốc được chia làm 2 nhóm chính: Thuốc
làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipid, thuốc ức chế sinh tổng hợp lipid [37],

[45].

Các nhóm thuốc
điều trị RLLPM

Thuốc làm giảm
hấp thu và tăng
thải trừ lipid:
Cholestyramin,
Colestypol
Thuốc ức chế
sinh tổng hợp
lipid: Acid Fibric,
Statin, Probucol,
D- Thyroxin

Sơ đồ 1.1: Phân loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu.


-19-

b1) Thuốc làm giảm hấp thu và tăng thải trừ lipoprotein: Các nhựa
resin kết hợp với acid mật hiện nay có hai loại là cholestyramine và
colestipol. Cả hai đều là nhựa trao đổi anion [6], [37], [45], [85]. Các nhựa
này mang điện tích dương sẽ gắn vào các acid mật mang điện tích âm làm
tăng bộc lộ các thụ thể LDL ở mặt tế bào gan để tăng cường thu nạp LDL-C
từ huyết tương và làm tăng hoạt tính của HMG-CoA reductase, là enzym kiểm
soát tổng hợp cholesterol. Số lượng LDL receptor ở gan tăng làm tăng việc
gắn LDL-C từ huyết tương nên làm hạ cholesterol huyết tương. Chỉ định:
Điều trị chứng tăng cholesterol máu gia đình ở người trẻ [6], [85].

b2) Nhóm thuốc ức chế sinh tổng hợp lipoprotein: Gồm các nhóm
thuốc: Dẫn xuất của acid Fibric, nhóm Statin, Probucol và D-Thyroxin
* Dẫn chất của acid fibric: làm giảm nồng độ lipoprotein, hay tăng
nồng độ HDL-C của nhóm thuốc này vẫn còn chưa rõ ràng. Những nghiên
cứu gần đây đã chứng minh có sự tương tác giữa thuốc với các receptor hoạt
hoá chất tăng sinh peroxisome PPARs là chất kiểm soát sự sao chép gen điều
hoà chuyển hoá glucid, lipid. Đã xác định được có 3 dưới nhóm PPARs (α, γ
và δ) [85], [98]. Thuốc gắn vào PPARα ở gan, mô mỡ xám là chủ yếu; và một
phần gắn vào thận, tim, cơ vân dẫn đến: Kích thích oxy hóa acid béo, giảm
tổng hợp LPL dẫn đến làm tăng thanh lọc LP giàu TG; làm giảm sản xuất apo
CIII ở gan giống như 1 chất ức chế quá trình hủy lipid và sự thanh lọc thông
qua receptor, có thể làm tăng thanh lọc VLDL-C; kích thích sự hiện diện apo
A-I và apo A-II dẫn đến làm tăng HDL-C. Thuốc có tác dụng kháng huyết
khối do ức chế đông máu và làm tăng tiêu sợi huyết. Chất đồng vận PPAR γ
có khả năng ức chế hoạt hóa tiểu cầu. Ở một số bệnh nhân tăng LDL receptor
ở gan là do ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Thêm vào đó, gemfibrozil có thể
kích thích tổng hợp apoA-I [85], [98]. Các thuốc fibrat đều hấp thu nhanh
qua đường tiêu hoá (> 90%) khi dùng thuốc vào bữa ăn. Nồng độ đỉnh trong


-20-

huyết tương sau 1-4 giờ uống thuốc. Trên 95% thuốc được gắn vào protein
trong huyết tương (chủ yếu là albumin). Thời gian bán huỷ từ 1,1 giờ
(gemfibrozil) đến 20 giờ (fenofibrat). Thuốc gemfibrozil có thể qua được
hàng rào rau thai… Các fibrat được bài tiết qua nước tiểu, chỉ một lượng nhỏ
theo phân [59], [85], [98].
* Dẫn xuất Statin: Thuốc ức chế enzym HMG-CoA reductase (tên
chung quốc tế HMG-CoA reductase inhibitors), gồm có 6 loại sau: simvastatin,
lovastatin, pravastatin, fluvastatin, atorvastatin, Rosuvastatin [6], [88], [89],

[123]. Các Statin này đều là thuốc độc bảng B. Sự phát triển của các thuốc ức
chế HMG-CoA reductase là một tiến bộ lớn trong trong điều trị tăng
cholesterol huyết và tăng lipoprotein huyết [6], [47], [85], [91], [130], [131].
Các thuốc nhóm Statin là những chất ức chế cạnh tranh với hydroxy-3methylglutaryl coenzyme A reductase (HMG-CoA), làm ngăn cản chuyển
HMG-CoA thành mevalonat, tiền chất của cholesterol. Các Statin ức chế sinh
tổng hợp cholesterol, làm giảm cholesterol trong tế bào gan nên làm tăng gen
tổng hợp receptor LDL ở màng tế bào gan, sự thoái biến receptor LDL cũng
giảm đi, kết quả là tăng số lượng receptor LDL trên bề mặt tế bào gan làm
tăng gắn bắt LDL-C từ huyết tương dẫn đến làm giảm lượng LDL-C trong
máu., kích thích tổng hợp thụ thể LDL và qua đó làm tăng vận chuyển LDL-C
từ máu. Thêm nữa, Statin làm giảm LDL-C trong máu do tăng loại trừ các
tiền thân của LDL-C (VLDL-C và IDL-C) và giảm sản xuất VLDL-C của
gan. Kết quả cuối cùng của quá trình hóa sinh này là giảm nồng độ cholesterol
trong huyết tương. Bình thường HMG-CoA reductase không bị ức chế hoàn
toàn, do đó vẫn có đủ acid mevalonic cho quá trình chuyển hóa [6], [47], [85],
[91].
Các Statin đều hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa đạt 30-85%, nồng độ
đỉnh trong huyết thanh đạt được sau 1 đến 4 giờ đối với mọi Statin, thời gian


-21-

bán hủy của các thuốc thay đổi từ 1đến 4 giờ ngoại trừ Atorvastatin và
rosuvastatin là 20 giờ. Lovastatin, Simvastatin và Atorvastatin ưa mỡ nên đi
qua được hàng rào máu- não; Fluvastatin, Pravastatin ưa nước hơn nên không
đi qua hàng rào máu-não. Pravastatin là thuốc ít độc tính nhất trong nhóm
statin vì nó khó xuyên qua màng các tế bào ngoài gan và có thể bị giữ chặt
trong gan sau khi uống [6], [47], [85], [91].
Tất cả các Statin chuyển hóa chủ yếu ở gan (> 70%) thành các chất
chuyển hóa có hoặc không có hoạt tính, sau đó đào thải nhiều ra phân. Đào

thải qua thận (thải trừ trong nước tiểu) của Fluvastatin là 5%, Lovastatin 10%,
Simvastatin 13%, Pravastatin 20%, Atorvastatin < 2% [6], [47], [85], [91].
* Probucol
Probucol chống oxy hóa mạnh, sử dụng trong công nghiệp nhưng
người ta cũng phát hiện được tác dụng giảm lipid huyết. Probucol đã được sử
dụng vì đặc tính giảm lipid huyết của nó, nhưng bởi vì tác dụng làm giảm
mức LDL-C không thường, lại có nguy cơ tiềm ẩn làm giảm nồng độ
cholesterol HDL-C, nên hiện nay nó chỉ được xem như thuốc lựa chọn trong
điều trị hàng thứ hai hay thứ ba. Tuy vậy, probucol là thuốc giảm lipid huyết
duy nhất ở bệnh nhân bị tăng cholesterol huyết gia đình đồng hợp tử; ngăn cản
chứng xơ vữa động mạch do tính chống oxy hóa của nó, vì sự oxy hóa của
LDL là nguyên nhân quan trọng và thậm chí là bắt buộc gây ra các mảng xơ
vữa [45], [85].
Cơ chế làm giảm nồng độ LDL-C và HDL-C của probucol chưa được
biết rõ. Probucol làm giảm nồng độ LDL-C song hành với sự tăng tốc độ
thanh thải LDL trong huyết tương. Ở những người bình thường, sự thanh thải
này xảy ra thông qua con đường receptor LDL-C. Probucol cũng làm tăng tốc
độ loại bỏ LDL-C ở những bệnh nhân bị tăng cholesterol gia đình đồng hợp
tử, bởi vì những bệnh nhân này thiếu sự hoạt động của receptor LDL, nên


-22-

người ta cho rằng probucol thúc đẩy thanh thải LDL-C thông qua các cơ chế
độc lập với receptor LDL [45], [85].
Có tác giả cho rằng thuốc ức chế vận chuyển CT từ ruột vào máu và
ảnh hưởng đến chuyển acetat thành acid mevalonic, thuốc ngăn cản oxy hóa
acid béo trong LP dẫn đến làm giảm khả năng của các tế bào nội mô gắn
LDL-C. Thuốc làm giảm HDL-C chưa giải thích được, có thể do: thuốc giảm
sản xuất apo A-I, làm tăng nồng độ hoạt tính của protein vận chuyển CE [85].

Thuốc hấp thu kém và thất thường, do tính kị nước cao nên hấp thu thuốc
bị ảnh hưởng bởi lượng acid béo trong thức ăn. Thuốc hoạt động như một
chất chống oxy hóa LDL-C; thuốc phân phối và tích lũy trong mô mỡ nên
nồng độ huyết tương không tương quan với liều uống. Ngay sau ngừng thuốc,
nồng độ thuốc trong huyết tương và tác động của thuốc trên LP đặc biệt trên
HDL vẫn kéo dài sáu tháng hay lâu hơn. Vì bản chất của nó là kị nước nên:
thuốc đào thải qua thận (không đáng kể), đào thải qua mật (chủ yếu) [85].
* D- Thyroxin:
D-Thyroxin là đồng phân quay phải của L-Thyroxin mất một số tác
dụng của hormon tuyến giáp, nhưng lại có tác dụng hạ lipoprotein máu mạnh
do tăng chuyển cholesterol thành acid mật và tăng thanh thải sterol qua phân.
Chỉ định điều trị cho trẻ em có lipoprotein máu cao. Không dùng cho người
bệnh tim vì dễ có cơn nhồi máu cơ tim và đau vùng trước tim. Liều khởi đầu
1mg, sau đó tăng dần, tối đa 4-8 mg/ 24 giờ; với liều này không thấy phản
ứng có hại [37], [45].
Như vậy, các nhóm thuốc trên đếu có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid
máu ở những mức độ khác nhau, một số nhóm thuốc chính được tóm tắt cụ
thể qua bảng dưới đây [91], [115], [136]:


-23-

Bảng 1.9: Hiệu quả điều chỉnh rối loạn lipid máu của một số nhóm thuốc
chính [91], [115], [136].
Nhóm
Thuốc ức
chế men khử
HMG CoA
(các Statin)


Nhựa gắn
acid mật

Acid
Nicotinic
(Niacin)

Các
Fibrate(2)

- ↓ Tổng hợp CT.
- ↑ R-LDL.

Thuốc và liều hàng ngày
Lovastatin (1) 10 – 80 mg/ ngày
Atorvastain (1) 10 – 80 mg/ngày
Pravastatin 10 – 40 mg/ngày
Simvastatin(1) 10- 80 mg/ngày
Fluvastatin 20 – 80 mg/ngày

- Cản trở các acid
mật đi vào gan.
- ↑ Tổng hợp các
acid mật mới và
R- LDL
- ↓ Tổng hợp
VLDL-C và
LDL-C

Cholestyramine: 4 – 16 g/ ngày

Colestipol: 5 – 20 g/ ngày
Colesevelam: 625 mg - 3,8 g/
ngày

- ↓ Tổng hợp
VLDL-C
- ↑ Tác dụng LPL

Gemfibrozil 600 mg,
2lần/ngày
Fenofibrate 200 mg – 300mg/
ngày
Clofibrate 1,5- 2 g/24h
(2lần/ngày)

Acid nicotinic phóng thích
nhanh 0,5 – 2 g/ ngày
Acid nicotinic phóng thích
chậm (Niaspal(R) ) 1- 2 g/ ngày
Acid nicotinic phóng thích kéo
dài 1 – 2 g/ ngày

Hiệu lực
↓ 20- 40% LDL-C
↓ 40- 60% LDL-C
↓ 20- 35% LDL-C
↓ 30- 50% LDL-C
↓ 20- 30% LDL-C
↑ HDL- C 5 - 10%
↓TG 10 - 20%

↓ LDL-C 10-35%
↑ HDL-C 5%

↓ LDL 10 - 25%
↑ HDL 10 - 30%
↓ TG 30 - 80%
(Thuốc có nhiều tác
dụng phụ, ít dùng)

↓ LDL-C 5-20%
↑ HDL-C 10 -20%
↓ TG 20 - 50%

Tác dụng phụ
- Bệnh cơ
- Tăng men gan

- Rối loạn tiêu
hoá
- Táo bón
- Giảm hấp thu
thuốc khác
- ↑ đường
huyết, khô da,
nóng bừng mặt.
- Bệnh gout ,
bệnh gan, ngứa
- Rối loạn tiêu
hoá.
- Loạn nhịp tim.

- Khó tiêu
- Tăng tạo sỏi
mật
- Bệnh cơ

Ghi chú:
- (1) : Các thuốc này tác động vào enzym CYP3A4 làm tăng nguy cơ bệnh về cơ; và khi
phối hợp với các thuốc (Ciclosporin, erythromicin, diltialzem) cũng làm tăng nguy cơ
bệnh về cơ.
- (2) : Ở những bệnh nhân tăng TG rõ: fibrat lại làm tăng LDL- C.

Ngày nay chất ức chế enzym HMG-CoA reductase được gọi là các
Statin hoặc các Vastatin, chúng là các thuốc hiệu quả nhất và dễ dùng nhất.
Probucol và các dẫn chất của fibrate đôi khi cũng được dùng trong điều trị phối


-24-

hợp thuốc. Một số bệnh nhân bị tăng cholesterol máu nhẹ, đặc biệt là ở người lớn
tuổi, chất gắn acid mật có thể là rất hiệu quả, có thể hạ LDL-C từ 15 - 30% [85].
Acid nicotinic cũng có thể dùng ở nhiều bệnh nhân và có thể hạ LDLC từ 10 - 20%. Tuy vậy, cả acid nicotinic và chất gắn acid mật đều gây nên
nhiều tác dụng phụ nên hạn chế sử dụng. Ngược lại chất ức chế enzym HMG
-CoA reductase ngày càng được dùng nhiều như một thuốc đầu tay ở người lớn
cho mọi nhóm tuổi. Chất ức chế enzym HMG-CoA reductase có hiệu quả cao và
có thể hạ LDL-C từ 25- 60% với rất ít hay là không có tác dụng phụ nào [85].
Ngày nay sự phát triển các thuốc ức chế HMG-CoA reductase đã là một
tiến bộ lớn trong điều trị tăng cholesterol và tăng lipoprotein máu. Những tiến
bộ trong hiểu biết về: sự lắp ráp và bài tiết VLDL-C; vai trò của các: protein
trong vận chuyển lipid nội bào, các gen điều hoà chuyển hoá lipid, chuyển
hoá đường; vai trò của thuốc chống oxy hoá, đặc biệt với LDL-C/XVĐM…đã

là mục tiêu tìm ra các thuốc mới, mạnh, an toàn để điều trị và dự phòng rối
loạn lipid máu có nguy cơ BMV, có các tai biến của XVĐM như đột quỵ,
nhồi máu cơ tim. Các thuốc ức chế đặc hiệu Lp(a) hoặc làm tăng HDL-C
nhất là các tiểu phần có chứa apo AI cũng là một mục tiêu quan trọng để
ngăn ngừa XVĐM [85].
Mặc dù thuốc ức chế HMG-CoA reductase là một tiến bộ lớn trong điều
trị rối loạn lipid máu hiện nay; nhưng ngay cả nhóm thuốc Statin-an toàn, hiệu
quả nhất vẫn có một tỉ lệ gây tăng men gan, gây quái thai và hậu quả sau 20-30
năm liên tục điều trị chưa được biết rõ, cụ thể như: Dùng Cerivastatin (Baycol)
của công ty Bayer đã có 31 người chết liên quan đến bệnh tiêu cơ vân [6].
Bởi vậy, xu hướng chung trên thế giới ngày nay đang quay trở lại sử
dụng nguồn dược liệu trong thiên nhiên làm thuốc phòng và chữa bệnh này
[33], [68], [125].
1.3. QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN
LIPID MÁU


-25-

1.3.1. Sự chuyển hóa tân dịch trong cơ thể:
Tân dịch nói chung là tất cả các chất dịch bình thường trong cơ thể. Tân
là chất trong, dịch là chất đục. Tân dịch là một trong những cơ sở vật chất cho
sự sống, do dinh dưỡng của đồ ăn hóa ra, nhờ sự khí hóa của tam tiêu đi khắp
toàn thân, nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch và bì phu [7], [32], [44],
[46]. Khi có sự rối loạn chuyển hóa tân dịch sẽ sinh ra “cao huyết chứng chỉ”.
Nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho thấy có sự tương đồng giữa hội
chứng RLLPM và chứng bệnh này. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng và các
nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đã cho thấy: Hội
chứng RLLPM thuộc phạm vi chứng “đàm ẩm”, “đàm thấp”, “huyết ứ”, “huyễn
vựng”, “đầu thống”, “tâm quí” của y học cổ truyền [32].

1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng đàm :
1.3.2.1. Nguyên nhân:
- Do ít vận động thể lực, ẩm thực bất điều: ăn nhiều thức ăn ngọt béo,
nhiều cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu, làm việc trí óc quá sức, làm tổn
thương tỳ vị, dẫn đến đàm thấp nội sinh. Do ít vận động thể lực, đàm ứ trệ lâu
ngày, khí huyết không lưu thông, dẫn đến khí trệ, huyết ứ. Sách Tố vấn thiên
“tuyên minh ngũ khí luận” viết: “Cửu ngọa thương khí, cửu tọa thương nhục”
(nằm nhiều hại khí, ngồi nhiều hại cơ nhục). Thương khí dẫn đến khí hư,
thương nhục dẫn đến tỳ hư, tỳ khí hư suy mà gây ra bệnh [7], [32].
- Do thất tình (yếu tố tinh thần): lo nghĩ hại tỳ, giận dữ hại can; can
mộc vượng khắc tỳ thổ làm tỳ thổ rối loạn hư yếu dẫn đến sự vận hóa bị suy
giảm, đàm thấp ứ trệ kinh mạch mà gây ra bệnh [7], [32].
- Do tiên thiên bất túc (yếu tố thể chất): Trong sách Linh khu thiên “thọ
yểu cương nhu” viết: “con người ta sinh ra có cương, có nhu, có cường có
nhược, có dài có ngắn, có âm có dương”. Khi tiên thiên bất túc làm cho thận


×