Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Điều tra tình hình mắc bệnh dịch tả lợn, đóng dấu lợn, phó thương hàn,tụ huyết trùng trên đàn lợn, tiến hành điều trị và đưa ra phác đồ điều trị trên địa bàn xã cổ bi huyện gia lâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 46 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

LỜI NÓI ĐẦU
Thấm thoắt, tôi cũng đã hết thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa bàn xã Cổ
Bi huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Nhờ sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình của thầy giáo Nguyễn Văn Hải – Bệnh viện Thú y và sự giúp đỡ, dạy bảo
nhiệt tình của bác Nguyễn Anh Sáng - Trưởng ban Thú y xã Cổ Bi cùng các cô,
các chú thú y viên đã giúp tôi hoàn thành quá trình thực tập nghiên cứu đề tài
“"Điều tra tình hình mắc bệnh dịch tả lợn, đóng dấu lợn, phó thương hàn,tụ
huyết trùng trên đàn lợn, tiến hành điều trị và đưa ra phác đồ điều trị trên địa
bàn xã Cổ Bi huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội”.
Qua đây, tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy giáo Nguyễn Văn Hải, bác Nguyễn Anh Sáng, các cô chú thú y viên cùng
toàn thể các thầy cô giáo đã hết mình giảng dạy chúng tôi trong suốt 3 năm qua.
Học được một cái nghề cho thật giỏi bằng cả niềm đam mê và tâm huyết thì
không hề khó. Và thú y cũng là một trong số những nghề như vậy. Tôi sẽ cố
gắng phấn đấu trở thành một Bác sỹ thú y thành thạo nắm vững chuyên môn để
không phụ công lao dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của thầy cô, cha mẹ, các bác và các
cô, các chú.
Tuy báo cáo thực tập tốt nghiệp đã hoàn thành nhưng cũng không thể
tránh khỏi những sai sót nên tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chia
sẻ từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè trong lớp trong khoa.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Bích Ngọc

1




Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi lợn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành nông nghiệp , nó
cung cấp phần lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người và thức
ăn cho cây trồng, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến..có cả ý
nghĩa về kinh tế và xã hội. Hơn nữa, chăn nuôi lợn còn giúp tăng kim nghạch
xuất khẩu, đây cũng là nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Con người còn sử dụng thịt động vật làm thực phẩm thì chăn nuôi còn phát
triển. Thời gian vừa qua ngành chăn nuôi của nước ta đã phát triển mạnh, một
trong mũi nhọn đó là ngành chăn nuôi lợn, nó đã đang và sẽ là nguồn cung cấp
thực phẩm thường xuyên và cần thiết đối với bữa ăn hàng ngày của con người.
Thịt lợn không chỉ cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, mà nó còn
hợp khẩu vị của đại đa số người dân, hơn nữa thịt lợn cũng rất dễ chế biến. Cùng
với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của con người không ngừng được cải
thiện thì nhu cầu về số lượng và chất lượng thịt cũng ngày càng cao. Chính vì
vậy mà chăn nuôi lợn đòi hỏi ngày càng tăng lên về số lượng cũng như chất
lượng của sản phẩm.
Tiến bộ khoa học-kĩ thuật đang từng bước đi lên bởi vậy trong những năm
gần đây quy mô chăn nuôi được mở rộng, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã
ngày càng phát triển. Để nâng cao số lượng cũng như chất lượng đàn lợn ngoài
việc ưu tiên cho lĩnh vực con giống chúng ta phải tạo ra một đàn lợn khỏe mạnh
và bảo vệ chúng khỏi dịch bệnh. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với
các kĩ sư chăn nuôi và bác sỹ thú y. Ngành thú y có nhiệm vụ khống chế, thu hẹp

và tiến tới thanh toán dịch bệnh nguy hiểm đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và
tác động xấu đến sức khỏe con người, sử dụng các biện pháp đồng bộ về kỹ

2


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

thuật, có chính sách đảm bảo “thực phẩm sạch’’ và góp phần bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên thực tế cho thấy việc phòng chống và chữa trị các loại bệnh cho đàn
lợn còn gặp nhiều khó khăn còn chưa khắc phục được. Do đó, hàng năm ở các
cơ sở chăn nuôi các bệnh như: bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội khoa, sản
khoa… vẫn xảy ra để lại hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế việc điều tra xác
định sự có mặt của dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn là vô cùng cần thiết. Từ đó
giúp người chăn nuôi và cán bộ thú y có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế những
thiệt hại do dịch bệnh gây ra, để cung cấp cho người tiêu dùng chất lượng sản
phẩm đảm bảo vệ sinh cũng như cung cấp cho thị trường xuất khẩu.
Con lợn nuôi ở nước ta được thuần hoá từ lợn rừng châu Á. Trong suốt quá
trình nuôi dưỡng, tổ tiên xưa của chúng ta cũng biết sử dụng các loại thảo dược
(rau má, ngải cứu, thanh hao, bạc hà, lá ổi, lá phèn đen, sài đất, bông mã đề…..)
để điều trị bệnh cho lợn ốm. Vì vậy cùng với lịch sử phát triển của dân tộc , con
lợn vẫn tồn tại và gắn bó với con người cho tới ngày nay. Trải qua các giai đoạn
lịch sử, con người chúng ta đã biết chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn bằng
nhiều cách khác nhau với nhiều kinh nghiệm thực tế từ cuộc sống. Bên cạnh
những ưu thế của con lợn (cung cấp thực phẩm, cung cấp phân bón và nguồn
năng lượng sinh học…) thì phát triển chăn nuôi lợn cũng gặp không ít khó khăn
và dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi.
Qua những vấn đề thực tiễn trên và được sự đồng ý của khoa Thú y

trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn
Văn Hải và Ban thú y xã Cổ Bi giúp tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
"Điều tra tình hình mắc bệnh dịch tả lợn, đóng dấu lợn, phó thương hàn,tụ
huyết trùng trên đàn lợn, tiến hành điều trị và đưa ra phác đồ điều trị trên địa
bàn xã Cổ Bi huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội”.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu, điều tra tình hình dịch bệnh và quy mô chăn nuôi lợn tại địa
phương.
- Xác định thực trạng 4 bệnh đỏ truyền nhiễm xảy ra trên đàn lợn trong
những năm gần đây của xã Cổ Bi.
-Tiến hành điều trị và đưa ra một số phác đồ điều trị bệnh trong thời gian
thưc tập nhằm nâng cao tay nghề.
-Nâng cao hiểu biết về cách làm nghiên cứu và báo cáo kết quả.
-Làm quen với thực tế chuyên môn ,tạo bước đầu khởi nghiệp.
-Đề ra các biện pháp phòng và điều trị 4 bệnh đỏ xảy ra tại địa bàn xã
trong những năm gần đây đang ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân
và bảo vệ môi trường sinh thái trong sạch hơn.
1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Số liệu điều tra chính xác và khách quan.
- Phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.

4



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
2.1.1. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nguy hiểm có thể lây lan từ con này sang con
khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ nước này sang nước khác.
2.1.2. Các khâu của quá trình sinh dịch
Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây lan liên tục từ con
vật ốm sang con vật khỏe. Dịch bệnh muốn xảy ra được thì phải có đủ 3 khâu
của quá trình sinh dịch, đó là nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh,
động vật cảm thụ và có sự liên hệ giữa 3 khâu đó. Nếu thiếu một trong ba khâu
hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai khâu trong ba khâu đó thì dịch bệnh không xảy ra
được. Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình
sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền với nguồn bệnh với súc vật
cảm thụ, là yếu tố làm cho dịch bệnh bùng phát. Bởi vậy chúng ta cần hiểu rõ
bản chất của quá trình để có biện pháp ngăn chặn dịch bệnh kịp thời!
SƠ ĐỒ CỦA QUÁ TRÌNH SINH DỊCH
Mầm bệnh

Mầm
bệnh

Mầm
bệnh


.....

5


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

*Nguồn bệnh
- Đây là khâu đầu tiên và không thể thiếu được của quá trình sinh dịch.
- Nguồn bệnh là những cơ thể sinh vật sống mà ở đó có đầy đủ các điều
kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi, phát triển và nhân lên trong một thời gian
dài, từ đây mầm bệnh sẽ được bài xuất ra ngoài môi trường.
Nguồn bệnh có thể chia làm 2 loại:
+ Con vật mắc bệnh: bao gồm cả động vật và người đang mắc bệnh ở các
thể khác nhau. Đây là nguồn bệnh nguy hiểm, vì trong khi mắc bệnh, cơ thể
chứa lượng độc tố và mầm bệnh cao nhất, có thể bài xuất ra ngoài theo nhiều
đường khác nhau như: phân, nước tiểu, chất bài tiết,… Đặc biệt là chăn nuôi
trong hộ gia đình, người dân thường chưa đặc biệt quan tâm nhiều tới sức khỏe
của vật nuôi. Khi trong đàn có con ốm không phát hiện kịp thời, khi bệnh nặng
chữa trị, khi đó mầm bệnh đã được bài thải ra ngoài môi trường xung quanh và
cơ hội lây lan sang những con vật khác trong đàn cũng như các hộ xung quanh
là rất lớn.
+ Con vật mang trùng: bao gồm những con lành bệnh mang trùng, đó là những
con mới lành bệnh nhưng còn mang trùng và bài xuất mầm bệnh ra môi trường.
*Các nhân tố trung gian truyền bệnh
Là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch. Nó có vai trò truyền tải mầm bệnh
từ nguồn bệnh tới động vật cảm thụ. Muốn lây truyền từ cơ thể ốm sang cơ thể

khỏe, mầm bệnh thường lưu trữ trong môi trường thích hợp một thời để chờ thời
gian gây bệnh, thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc vào loại mầm bệnh, loại
nhân tố trung gian truyền bệnh,môi trường, thời tiết khí hậu… Có rất nhiều nhân
tố trung gian truyền bệnh:
- Côn trùng tiết túc: như ghẻ, ve, bét, muỗi,…truyền bệnh theo hai phương
thức cơ học và sinh học, chúng thường xuyên tiếp xúc với động vật nuôi.
- Các loài động vật khác: là loài gặm nhấm, chủ yếu là chuột, rất nguy
hiểm vì số lượng lớn, luôn tìm đến và sống ở nơi bẩn thỉu, cống rãnh,…Đây là

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

những nơi chứa rất nhiều mầm bệnh truyền nhiễm. Chuột cũng thường xuyên
chui vào chuồng nuôi, chui vào máng ăn thức uống để tìm kiếm thức ăn. Do đó
mầm bệnh dễ nhiễm vào vật nuôi. Các loài động vật khác không thụ cảm hoặc ít
thụ cảm, bệnh cũng truyền bệnh theo phương thức cơ học. Mầm bệnh dính vào
cơ thể chúng hoặc có thể tạm thời trong đường tiêu hóa của chúng, do đó chúng
có thể mang mầm bệnh đến vật nuôi.
-Con người: là nhân tố quan trọng làm truyền lây bệnh, đặc biệt là những
người thường xuyên tiếp xúc với động vật, sản phẩm động vật. Mầm bệnh có thể
dính vào tay, chân, quần áo, dụng cụ chăn nuôi…
- Thức ăn, nước uống và các loại khác: thức ăn, nước uống là nhân tố
phổ biến nhất, vì đa số bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa qua thức ăn
nước uống. Đất, nước, không khí, các sản phẩm của gia súc cũng như các đồ vật
dụng cụ đều là nhân tố trung gian truyền bệnh.
Tóm lại nhân tố trung gian truyền bệnh rất đa dạng và phong phú.Vì vậy

việc kiểm soát nhân tố trung gian là rất khó khăn. Muốn phòng được bệnh chúng ta
phải có những biện pháp tổng hợp, cần phải tác động mạnh vào cả ba khâu. Trong
đó cần phải quan tâm đến mầm bệnh, động vật cảm thụ nhiều hơn cả, vì chúng ta
dễ kiểm soát hơn, còn nhân tố trung gian chúng ta rất khó tác động.
*Động vật cảm thụ
Động vật cảm thụ là khâu thứ ba không thể thiếu được của quá trình sinh
dịch. Có nguồn bệnh và nhân tố trung gian truyền bệnh nhưng nếu cơ thể động
vật không cảm thụ với bệnh thì dịch bệnh cũng không thể phát sinh.
Động vật cảm thụ là những động vật mẫn cảm với mầm bệnh đó. Khả
năng mẫm cảm với mầm bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng không đặc hiệu: nuôi
dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh,… và sức đề kháng đặc hiệu: tiêm phòng
vacxin là những biện pháp chủ động và tích cực nhằm xóa bỏ khâu thứ 3 của
quá trình sinh dịch.

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

Do điều kiện kinh tế cũng như hiểu biết chăn nuôi của người dân còn chưa
cao, thức ăn không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đồng thời chuồng nuôi tạm bợ,
kém vệ sinh, mùa hè ẩm ướt, nóng nực, mùa đông thì gió mùa từ đó gây stress cho
vật nuôi và làm giảm sức đề kháng tự nhiên. Mặt khác công tác tiêm phòng đạt
hiệu quả chưa cao so với quy định nên số gia súc, gia cầm không được tiêm phòng
chặt chẽ là nguyên nhân lớn làm cho dịch bệnh xảy ra.
*Mầm bệnh
Bao gồm:vi khuẩn, virus, nấm, xoắn khuẩn, mycoplasma, rickettsia và
protozoa.

*Các yếu tố ảnh hưởng dến quá trình sinh dịch
Bệnh truyền nhiễm xảy ra lẻ tẻ, thành dịch địa phương, dịch lưu hành hay
đại lưu hành, đặc tính đó phụ thuộc vào mầm bệnh và mối quan hệ giữa động
vật với mầm bệnh. Tuy nhiên nó vẫn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau,
nhưng có thể chia thành hai yếu tố chính đó là yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội.
-Yếu tố tự nhiên:
Bao gồm các yếu tố khí hậu, đất đai, thời tiết,…các yếu tố này ảnh hưởng
đến sự sống, sự hình thành, sự phát triển của con vật cũng như các loại bệnh tật.
+ Ảnh hưởng đến nguồn bệnh:
Điều kiện tự nhiên thông qua nguồn bệnh mà ảnh hưởng đến độc lực của
mầm bệnh và ảnh hưởng đến mầm bệnh càng rõ khi nó bài xuất ra ngoài môi
trường như: làm tăng hoặc giảm số lượng mầm bệnh, mức độ phân tán mầm
bệnh rộng hay hẹp.
+ Ảnh hưởng tới nhân tố trung gian truyền bệnh: đối với nhân tố trung
gian truyền bệnh là sinh vật, nhất là dã thú, côn trùng, điều kiện tự nhiên ảnh
hưởng đến sự phát triển, vùng cư trú của chúng. Đối vối nhân tố trung gian
không phải là sinh vật thì điều kiện tự nhiên làm thời gian tồn tại của mầm bệnh
trên các yếu tố đó bị rút ngắn hay kéo dài,…

8


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

+ Ảnh hưởng đến động vật cảm thụ: làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của
con vật và cả nguồn cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng cho chúng…
- Yếu tố xã hội
Do xã hội loài người nuôi dưỡng động vật nên dịch bệnh của động vật

nuôi cũng chịu sự chi phối của qui luật xã hội.
+ Đối với nguồn bệnh và mầm bệnh: con người có thể tiêu diệt hoặc ngược lại
làm chúng phát triển, phát tán thông qua nuôi dưỡng , chăm sóc…
+ Đối với nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ cũng vậy con
người có thể làm tăng hoặc giảm, ngăn cản hoặc tăng cường sự lây lan dịch bệnh.
2.2 BỐN BỆNH ĐỎ TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG GẶP Ở LỢN
2.2.1. Bệnh dịch tả lợn (Pestis suum)

 Đặc điểm của bệnh.
Bệnh dịch tả lợn do 1 loại virus thuộc họ Flavivirus, giống Pestisvirus gây
nên. Ở nước ta, dịch tả lợn đã và đang là bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho nền
chăn nuôi lợn. Mặc dù đã sử dụng vacxin phòng bệnh nhưng quá trình sử dụng
làm cho bệnh không đặc trưng, thường xuyên gây thiệt hại về nền kinh tế:
+ Thời gian dùng vacxin quá 6h sau khi pha.
+ Liều dùng : thiếu liều lượng.
+ Con vật mắc bệnh ở thể mạn tính.
9


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

+ Tiêm vacxin cho con mẹ gây hiện tượng dung nạp miễn dịch ở con con.
+ Nhiệt độ bảo quản vacxin không thích hợp.
Đây là bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh, với các triệu chứng,
bệnh tích đặc trưng: sốt, xuất huyết, ỉa chảy, giảm sản lượng sữa,loét và hoại tử
niêm mạc đường tiêu hoá....
Trong thiên nhiên, lợn mọi lứa tuổi lợn đều bị mắc bệnh, nguồn lây truyền
chủ yếu là lợn ốm sang lợn khỏe vì không cách ly nên dễ dàng mắc bệnh. Lợn

mẹ có thể truyền bệnh qua nhau thai cho lợn con.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ đông xuân. Bệnh lây lan rất
nhanh, tỉ lệ ốm và tỉ lệ chết cao (70-90%) và thường ghép với bệnh phó thương hàn
lợn. Trong phòng thí nghiệm gây bệnh cho lợn choai hoặc thỏ.
 Triệu chứng:
- Thể quá cấp: Bệnh diễn ra nhanh chóng, lợn bệnh chết đột ngột khi chưa
xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đặc trưng và thường gặp ở đầu ổ dịch, con
vật khoẻ tự nhiên bỏ ăn, ủ rũ cao độ, sốt cao kịch liệt(40-41 oC). Da mỏng phía
đùi dưới bụng xuất huyết, mạch đập nhanh không đều, sau loạn nhịp, thở nhanh ,
thở dồn, con vật giẫy dụa một lúc rồi chết. Bệnh tiến triển trong vòng 1-2 ngày,
tỷ lệ chết 100%.
- Thể cấp tính:
+ Thể này thường gặp ở nước ta, khi ở thể này con vật ủ rũ, mệt mỏi,
kém ăn, lười vận động, sốt cao(40-41oC) kéo dài từ 3-5 ngày.
+ Do virus tác động đến bộ máy tiêu hoá nên con vật có biểu hiện nôn
mửa. Trong thời gian sốt con vật đi táo; khi thân nhiệt hạ con vật ỉa chảy nặng,
phân loãng nhiều nước, mùi tanh khắm đặc trưng, có khi có các cục máu và
mảng thượng bì niêm mạc bong tróc ra.
+ Do virus tác động đến bộ máy hô hấp nên con vật có biểu hiện: chảy
nước mũi, lúc đầu trong, sau đó đục đặc dần, có khi đóng lại ở khoé mũi làm
cho vành mũi nứt nẻ; con vật ho, ho ít, ho khan về sau ho nhiều, ho ướt.

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

+Virus tác động tới hệ thần kinh, đặc biệt là não nên con vật có triệu

chứng thần kinh như đi đứng siêu vẹo, loạng choạng, liệt 2 chân sau hoặc liệt
nưả thân sau.
+Viêm kết mạc và giác mạc mắt, chảy nước mắt và có dử ghèn ở mắt
+ Ở vùng da mỏng nhất là phía trong đùi, bụng và bốn chân xuất hiện
các điểm xuất huyết bằng đầu đinh ghim, đầu mũi kim hoặc hạt đậu. Những đám
xuất huyết này có khi tập hợp lại thành từng đám như mê cơm cháy. Những nốt
đỏ này dần dần bầm tím lại, cũng có thể thối loét ra rồi bong vẩy hoặc nằm lặn
sâu ở tổ chức liên kết dưới da. Sau đó nhiệt độ hạ, con vật giẫy dụa rồi chết vài
giờ đến vài ngày. Đối với lợn nái chửa, virus gây sảy thai, thai gỗ, thai dị dạng,
chết lưu và lợn con chết yểu sau khi sinh.
Bệnh có thể ghép với bệnh phó thương hàn làm con vật ỉa chảy nhiều phân
thối khắm, chết nhanh hơn, tỷ lệ chết có thể lên tới 80-90%.
- Thể mạn tính: Thể này thường gặp ở những con vật có sức đề kháng cao
hơn. Bệnh ở thể nhẹ, con vật gầy yếu da khô, lông xù, trên bề mặt da có vết đỏ
thẫm, có khi loét ra từng mảng trên những đám thượng bì bong ra. Con vật rối
loạn tiêu hoá, lúc ỉa chảy, lúc đi táo. Nếu chăm sóc tốt con vật có thể khỏi,
nhưng còi cọc chậm lớn và là nguồn gieo rắc mầm bệnh nguy hiểm.
 Bệnh tích:
- Thể quá cấp tính: Bệnh tích không rõ ràng chỉ thấy niêm mạc viêm đỏ,
miền vỏ thận xuất huyết, hạch lâm ba sưng đỏ.
- Thể cấp tính: xác chết gầy, phân bết xung quanh hậu môn, mổ khám thấy:
+Niêm mạc miệng, lợi viêm xuất huyết, có mụn loét nông hay sâu, phủ
bựa màu trắng sáng hoặc vàng nhạt, hoại tử tập trung ở hạch amidan, thanh quản
xuất huyết lấm tấm.
+ Bại huyết, xuất huyết nặng, có nhiều điểm xuất huyết ở niêm mạc,
trong tương mạc, da, màng phổi, màng tim, các phủ tạng,... tuyến hạnh nhân,

11



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

hầu, thanh quản viêm loét thỉnh thoảng có những điểm hoại tử phủ chất bựa,
mụn loét bờ không đều.
+ Niêm mạc dạ dày, đặc biệt phía hạ vị sưng, mầu đỏ gạch, xuất huyết
phủ tạng chất bựa nhầy có khi có những mụn lách sâu có bờ, niêm mạc ruột nhất
là ở van hồi manh tràng xuất hiện các nốt loét hình cúc áo.
+Ở ruột già, niêm mạc hoại tử, từ đó hình thành các nốt nhỏ phủ sợi tơ
huyết. Những mụn loét này phủ vẩy bao gồm tổ chức hoại tử và fibrin màu vàng
lục, nâu hoặc trắng xám nổi lên trên niêm mạc ruột.
+Mặt cắt màng treo ruột xuất huyết dạng vân đá hoa.
+Lách không sưng to hoặc ít sưng, có hiện tượng rìa lách nhồi huyết
hình răng cưa. Thận sưng xuất huyết điểm bằng đầu đinh ghim ở bề mặt, bổ đôi
thấy có cục máu đông. Xuất huyết trên niêm mạc bóng đái, bên trong có nước
tiểu đỏ do lẫn máu. Túi mật căng hoặc teo.
- Thể mạn tính: Bệnh tích thường thấy ở ruột non và phổi, xuất huyết và
nhồ máu ít gặp. Ruột viêm có mụn loét tròn có phủ chất casein khiến cho thành
ruột già dầy cứng lên, niêm mạc sần xùi màu vàng nhạt. Phổi dính vào thành
lồng ngực bằng tổ chức liên kết chứa những cục hoại tử. ở phổi còn thấy bệnh
tích viêm cata.
 Phòng bệnh
- Thường xuyên tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại.
- Cho lợn ăn uống tốt đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Cách ly những con mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
- Nhốt riêng những con lợn mới mua về từ 15-30 ngàymới được thả chung,
mua lợn giống ở những vùng không có dịch.
- Tiêm phòng vacxin định kỳ (vacxin nhược độc chủng C miễn dịch kéo dài
1-2 năm, liều dùng 1ml/con hoặc vacxin phủ tạng kết tinh tím).

- Khi có dịch xảy ra:
+ Cấm không được vận chuyển lợn ra, vào ổ dịch.

12


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

+ Cấm bán thịt, giết mổ lợn bệnh.
+ Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi 10%, xút 2%,
Haniodin 2%...
+ Xác lợn ốm chết chôn sâu giữa 2 lớp vôi.
+ Tiêm phòng bao vây ổ dịch, có thể tiêm thẳng vào ổ dịch để dập tắt
dịch.
 Điều trị:
Không có thuốc điều trị, duy nhất chỉ có thể dùng kháng huyết thanh
(nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có).
2.3.2 Bệnh Đóng dấu lợn (Erysipelas suum)

 Đặc điểm của bệnh:
Bệnh Đóng dấu lợn là một bệnh truyền nhiễm của lợn, do trực khuẩn
Erysipelothrix rhusiopathiae gây nên.
Đặc trưng của bệnh :con vật sốt cao, trên da nhất là các vùng da mỏng xuất
hiện các đám tụ máu có hình dạng rất dễ nhận biết(hình vuông, hình bầu dục,
hình quả trám).
Trong thiên nhiên, các giống lợn đều bị bệnh trong đó lợn từ 3-4 tháng tuổi
đến một năm mẫn cảm hơn cả, lợn con từ 2-3 tháng trở xuống ít mắc bệnh hơn


13


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

do nó có được kháng thể từ mẹ truyền sang, lợn nái và lợn vỗ béo có sức đề
kháng cao hơn.
Loài chim như: bồ câu, gà, vịt, ngan, ngỗng, sáo, vẹt, chim sẻ cũng cảm thụ
bệnh. Ngoài ra trâu, bò, dê, cừu, chó cũng mắc bệnh. Bệnh có thể lây sang cho
người(những người làm công tác thú y, kiểm soát giết mổ...)
Bệnh đóng dấu lợn thường phát ra vào cuối mùa đông và sang đầu mùa
xuân. Đặc biệt những tháng này trời rét, ít nắng có mưa phùn, khí hậu ẩm ướt,
chuồng trại ẩm thấp, bẩn thỉu thì trực khuẩn đóng dấu lợn sẽ phát triển và hơn
nữa điều kiện đó cũng làm cho sức đề kháng của lợn suy giảm, tạo điều kiện cho
dịch bệnh lan tràn.
Khả năng lây lan bệnh mạnh nhưng không rộng. Sau khi khỏi bệnh gia súc
thu được khả năng miễn dịch chống lại dịch và miễn dịch tương đối mạnh. Bệnh
có thể lây sang người qua vết thương, xây xát khi tiếp súc với gia súc mắc bệnh.
 Triệu chứng:
- Thể quá cấp tính:
Thể này thường gặp ở đầu vụ dịch hay đầu ổ dịch.Thân nhiệt con vật đột
ngột tăng cao, mắt đỏ ngầu, không ăn, không uống, điên cuồng, lồng lộn, có con
hộc máu ra chết. Lợn chết trong khi các dấu đỏ trên da chưa kịp xuất hiện nên
gọi là bệnh Đóng dấu trắng.
-Thể cấp tính:
+Thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày.
+Con vật có biểu hiện: ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, kém vận động, con vật sốt
cao 41-42oC kéo dài liên tục 3-4 ngày, mình nóng, da khô, lông dựng, 2 chân

run rẩy.
+ Trong thời gian sốt, con vật phân đi táo, phân rắn thành cục, có màng
bọc lầy nhầy,có con nôn mửa. Con vật rất ít khi đi ỉa chảy, nếu có chỉ ở những
ngày cuối con vật ỉa nát, phân loãng.

14


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

+Viêm niêm mạc mắt, niêm mạc mũi, chảy nước mắt, nước mũi, lúc đầu
trong, ít về sau đục, đặc dần.
+Con vật thở khó, nhịp thở tăng, tim đập nhanh, tần số mạch đập cao.
+Trên da xuất hiện những dấu có hình dạng dễ nhận biết(tròn, bầu dục, quả
trám...) ở ngày 5-6 và khi ấn tay vào ấu máu tản ra xung quanh, bỏ tay ra dấu trở lại
như cũ. Các dấu này lúc đầu đỏ tươi sau chuyển sang đỏ sẫm tím bầm.
Bệnh tiến triển tư 3-7 ngày. Tỉ lệ chết cao có khi lên tới 50-60%.
- Thể mạn tính:
Con vật gầy còm, ốm yếu, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt và có biểu
hiện què do viêm khớp hoặc liệt 2 chân sau do tắc động mạch chủ sau. Các dấu
trên da bị hoại tử rồi bong dần ra ở rìa rồi cuộn lại như tấm bìa. Bệnh có thể khỏi
nhưng con vật còi cọc chậm lớn và là nguyên nhân gieo rắc mầm bệnh nguy
hiểm. Có con chết bất thình lình do viêm nội tâm mạc.
 Bệnh tích:
- Bệnh tích ở thể quá cấp không rõ, chỉ thấy thận viêm sưng và có những
đám tụ máu xuất huyết.
- Thể cấp tính: Bệnh tích bại huyết, xuất huyết, da và tổ chức liên kết dưới
da tụ máu, thấm dịch nhớt, keo nhày. Thận sưng to, trên bề mặt quan sát thấy có

những đám vuông hoặc tròn đỏ tụ máu có khi có điểm xuất huyết. Lá lách sưng
to,tụ máu đỏ nâu, bề mặt sần sùi, gồ ghề, không bằng phẳng. Hạch lâm ba sưng
to viêm đỏ, tim tụ máu, nội ngoại tâm mạc xuất huyết. Phổi viêm,tụ máu. Các cơ
quan bộ phận khác chủ yếu là hiện tượng tụ máu.
- Thể mạn tính: Viêm nội tâm mạc, các cơ chân cầu sần sùi như hoa súp lơ,
có sợi huyết fibrin. Tụ máu ở gan, phổi, lách, xuất huyết ở thận. Viêm khớp
xương bàn chân, đầu gối, đầu xương sần sùi.Da khô, hoại tử, lột từng mảng.
 Phòng bệnh.
* Phòng bệnh bằng vacxin: hiện nay có 3 loại vacxin phổ biến

15


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

+Vacxin nhược độc
+Vacxin VR2
+Vacxin vô hoạt
Cả 3 loại vacxin này đều tạo miễn dịch cho con vật từ 6-8 tháng.
*Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt, vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống. Định
kỳ tẩy uế chuồng trại. Chuồng có lợn ốm phải xử lý để trống trong 1-2 tháng
mới nuôi lại. Mua lợn nơi không có dịch, lợn mua về nhốt riêng 2 tuần mới cho
nhập đàn.
-Việc giết mổ lợn phải tiến hành đúng nơi quy định và có kiểm soát sát
sinh chặt chẽ.Định kỳ tiêm phòng dịch trước mùa phát bệnh.
 Điều trị
- Dùng kháng huyết thanh

Việc điều trị bằng kháng huyết thanh thường tố kém nhưng trong trường
hợp đặc biệt nhất là cơ sở lợn giống thì vẫn phải sử dụng. Kháng huyết thanh
được tiêm dưới da. Huyết thanh có tác dụng bao vây để loại bỏ mầm bệnh trong
khoảng thời gian từ 24-26h.
Lợn <25kg tiêm với liều từ 5-10 ml/con.
Lợn > 30kg tiêm với liều từ 10-20 ml/con.
- Dùng kháng sinh điều trị: có thể dùng 1 trong 2 loại kháng sinh sau:
Penicillin: tiêm bắp liên tục từ 3-4 ngày.
Oxytetracyllin: tiêm bắp liên tục từ 3-4 ngày.
Kết hợp trợ sức, trợ lực, trợ tim(Cafein, Strychnin-B1, vitamin C) và hộ lý
chăm sóc tốt.
2.3.3 Bệnh tụ huyết trùng lợn (Pasteurellosis suum)

16


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

 Đặc điểm của bệnh
Bệnh tụ huyết trùng lợn là một bệnh truyền nhiễm thường phát sinh rải rác,
có khi thành dịch địa phương. Đặc điểm của bệnh là viêm phổi, viêm màng phổi,
viêm màng tim và nhiễm trùng huyết.
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Pasteurella multocida, serotyp B(chủ yếu)
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 5-10, phát sinh lẻ tẻ, không giới
hạn ở 1 địa phương. Bệnh có thể ở khắp các miền của nước ta và hầu như năm
nào cũng phát sinh dịch. Trong thiên nhiên bệnh thường xảy ra với mọi giống
lợn; lứa tuổi dễ mắc nhất là lợn 3-5 tháng tuổi. Bệnh có thể lây sang trâu bò và
ngược lại và bệnh có thể lây từ lợn sang gia cầm.

Tỉ lệ ốm không cao nhưng tỉ lệ chết cao.
 Triệu chứng: Bệnh có thể xảy ra ở 3 thể.
- Thể quá cấp:
Thường xảy ra ở những ngày đầu ổ dịch hoặc ở những địa phương lần đầu
có dịch. Con vật thường ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn, nằm một chỗ, sốt
cao 41-42oC, uống nước nhiều, run rẩy, xuất hiện thuỷ thũng ở cổ, họng, làm hầu
sưng, cổ cứng. Con vật khó thở, thở khò khè, mũi phồng ra khép lại từng hồi.
Nhịp tim đập nhanh, các niêm mạc đỏ sẫm hoặc tím bầm, xuất hiện chấm đỏ
hay tím ở tai, cổ, bụng, phía trong đùi. Bệnh tiến triển nhanh từ 12 giờ đến 1-2
ngày, con vật chết vì ngạt thở.
17


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

- Thể cấp tính: Thể này thường gặp nhất.
Lợn xuất hiện các triệu chứng chung như: ủ rũ, ăn ít hoặc bỏ ăn kèm theo
sốt cao 41-42oC, kéo dài 2-3 ngày. Niêm mạc mũi viêm, con vật khó thở, thở
nhanh, khò khè, chảy nước mũi, lúc đầu trong ít sau đục và đặc dần, trên da nổi
lên những chấm đỏ hoặc có đám tím bầm ở cổ, ngực hay bụng, bẹn phía trong
đùi, chỗ da mỏng ít lông thường viêm xuất huyết.
Con vật lúc đầu đi táo, có khi lẫn máu hoặc cục máu do xuất huyết ruột con
vật gầy yếu dần, ăn ít hoặc không ăn rồi chết, tỷ lệ chết chiếm 80% nếu không
chết thì chuyển sang thể mạn tính.
- Thể mạn tính:
Thể này thường tiếp theo thể cấp. Con vật thở khó, thở nhanh, thở khò khè,
ho từng hồi, ho liên miên nhất là lúc vận động nhiều khớp xương của con vật bị
viêm, sưng, nóng, đỏ, đau nhất là ở đầu gối. Con vật ỉa chảy liên miên, da đỏ

từng mảng, bong vẩy, niêm mạc miệng có màng giả, con vật gầy yếu lâu dần rồi
chết do suy nhược.
 Bệnh tích:
- Thể quá cấp tính :
Các niêm mạc và phủ tạng tụ máu thấm tương dịch. Hạch lâm ba thuỷ
thũng, thấm tương dịch.
-Thể cấp tính:
Con vật chết nhanh nên xác chết vẫn còn béo tốt. Thịt ướt tím bầm. Tổ
chức kết dưới da thấm dịch nhớt keo nhày dễ đông. Hạch lâm ba sưng to, tụ
máu. Viêm phổi thuỳ: trên bề mặt có nhiều đám viêm với màu sắc khác nhau.
Trong lòng khí, phế quản có nhiều dịch nhớt và bọt màu hồng. Các xoang
(xoang ngực, xoang bao tim) tích nước màu vàng. Xuất huyết lớp mỡ vành tim.
Các cơ quan bộ phận khác chủ yếu là tụ máu.
-Thể mạn tính:

18


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

Lợn chết trong tình trạng rất gầy, nhiều vùng trong phổi bị xơ hoá, viêm xơ
ở màng phổi và màng tim, viêm dính màng phổi với hoành cách mô, có một số
trường hợp viêm khớp có mủ.
 Phòng bệnh.
- Vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng sức để kháng cho con vật.
- Lợn mới mua về phải nhốt riêng 1-2 tuần rồi mới cho nhập đàn..
- Cách ly những con vật ốm, xử lý chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng.
- Tiêm phòng vacxin định kỳ cho con vật.

 Điều trị:
Dùng kháng sinh sau đây phối hợp 2 loại hoặc phối hợp với các Sulfamide
có tác dụng điều trị vi khuẩn gram (-) cũng như vi khuẩn tụ huyết trùng lợn:
Streptomycin

30-50mg/kgP

Kanamycin

30-50mg/kgP

Sulfadimetoxin

30-50mg/kgP

Tuy nhiên trong thực tế cần kết hợp với kháng sinh trị vi khuẩn gram (+) đề
phòng kế đồng thời bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực cho con vật (cafein, vitamin
B1, B12, C). Liệu trình điều trị 3-4 ngày.
2.3.4 Bệnh phó thương hàn (Paratyphus suum)

19


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

 Đặc điểm của bệnh
Phó thương hàn lợn là một bệnh truyền nhiễm, chủ yếu là lợn con giai đoạn
trước và sau khi cai sữa, nhưng chủ yếu là từ 1-4 tháng tuổi.

Bệnh xảy ra do vi khuẩn Salmonella Cholerae suis chủng Kunzendorf (thể
cấp tính) và Salmonella typhi suis chủng Voldagsen (thể mạn tính) gây ra. Tác
động chủ yếu tới bộ máy tiêu hoá, gây viêm dạ dày, ruột, nôn mửa, ỉa chảy,
phân khắm, vết loét lan tràn ở ruột già.
Bệnh có tính chất dịch địa phương. Tính chất mùa vụ của bệnh không rõ
ràng (cuối thu và hè). Bệnh thường xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh không cao,
nhưng tỷ lệ chết cao (80-90%). Bệnh có thể gây ra hiện tượng ngộ độc thậm chí
có thể lây sang người khi sử dụng thịt lợn bị bệnh là bệnh thường kế phát và
ghép với bệnh dịch tả lợn.
 Triệu chứng
- Thể cấp tính:
Thời gian nung bệnh từ 3-4 ngày, biểu hiện ban đầu là sốt cao 41-42 oC kém
ăn, con vật đi táo, bí đại tiện, con vật nôn mửa sau đó ỉa chảy, phân lỏng màu
vàng thối, có nước và có máu, có khi lòi dom, con vật kêu la đau đớn do viêm dạ
dày, ruột nặng.
Con vật khó thở, thở gấp, tim đập yếu, suy nhược cuối thời kỳ bệnh da tụ
máu thành từng nốt đỏ ửng rồi chuyển sang màu tím tái ở tai, bụng, mặt trong
đùi, ngực.
Bệnh tiến triển từ 2-4 ngày con vật ỉa chảy, gầy còm rồi chết, tỷ lệ chết 2595%, có khi bệnh chuyển sang thể mạn tính.
- Thể mạn tính: Gặp ở các lứa tuổi lợn lớn hơn. Bệnh phát ra lúc đầu không
rõ triệu chứng, con vật gầy còm, yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn, thiếu máu,
có khi trên da có những mảng đỏ hoặc tím bầm,con vật ỉa chảy phân lỏng vàng
thối, đi táo kéo dài triền miên, con vật khó thở, ho, đặc biệt sau khi vận động con
vật thường mệt mỏi đi lại khó khăn. Bệnh tiến triển vài tuần, tỷ lệ chết từ 25-75%.
Một số có thể khỏi nhưng chậm lớn, tiêu hoá thức ăn kém.

20


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

 Bệnh tích
- Thể cấp tính:
Lá lách sưng to do tăng sinh, dai như cao su, màu xanh thẫm, mặt cắt có
màu tím thấy rõ nang lâm ba sưng to. Hạch lâm ba sưng. Thận xuất huyết ở vỏ,
gan hoại tử có nốt to bằng hạt kê.
Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, nhăn nheo, có điểm xuất huyết, có khi
có nốt loét nền trơn, bờ nông, phủ bựa trắng màu vàng, sáng. Phổi tụ máu, có
các ổ viêm mới, viêm phúc mạc, bài tiết huyết tương và fibrin.
-Thể mạn tính:
Bệnh tích chủ yếu thấy ở dạ dày và ruột.
Loét ruột, đặc biệt là ruột già. Các vết loét liền nhau thành từng mảng rộng
làm ruột già thành một ống có thành dần cứng, có hoặc không có casein bao bọc.
Lách không sưng nhưng đôi khi có những ổ hoại tử, hạch lâm ba màng treo
ruột sưng to có khi chứa những nốt bã đậu cứng, cắt ra có màu tro xám, có nước,
có khi có điểm xuất huyết, gan có nốt viêm hoại tử to bằng hạt kê hay hạt đậu
màu tro xám.
Phổi viêm sưng có vùng nát lầy nhầy màu hồng xám hoặc ổ bã đậu, cắt
ngang có những hạt màu vàng xám.
Trong lách, hạch lâm ba có thể tìm thấy những ổ hoại tử.
 Phòng bệnh
- Đảm bảo vệ sinh, chăm sóc, thức ăn, chuồng trại cho đàn lợn.
- Cách ly lợn ốm, tiêm phòng cho những con lợn khỏe có biện pháp xử lý
tốt với những bệnh lợn chết.
- Tiêm phòng vacxin (vacxin thường dùng là canh trùng đun nóng).
+Vacxin PTH vô hoạt: tiêm cho lợn con lúc 20 ngày tuổi, nhắc lại sau 1
tuần, tiêm 4-5ml/con, tiêm gốc tai.
+Vacxin PTH nhược độc đông khô: tiêm 1 lân vào lúc 20-30 ngày tuổi,

tiêm 1ml/con.

21


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

 Điều trị
- Có thể dùng 1 trong 2 công thức sau:
+Oxytetracyclin: liều dùng 50 mg/kgP phối hợp với Sulfaguanidin liều dùng
50mg/kgP, tiêm bắp thịt. Liệu trình từ 5-6 ngày.
+Streptomycin: liều dùng 30 mg/kgP phối hợp với Sulfamerazin liều dùng
50mg/kgP, tiêm bắp thịt. Liệu trình từ 5-6 ngày.
Kết hợp với vitamin C, B1, cafein và hộ lý, chăm sóc tốt.
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG
Các giống lợn ở mọi lứa tuổi nuôi tại xã Cổ Bi-Gia Lâm- Hà Nội.
3.2 THỜI GIAN
Từ tháng 2/2012 đến tháng 8/2012.
3.3 ĐỊA ĐIỂM
Tại xã Cổ Bi huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
3.4 NỘI DUNG
- Tình hình chăn nuôi của xã Cổ Bi- Gia Lâm-Hà Nội.
+ Công tác chung về chăn nuôi của xã Cổ Bi.
+ Diễn biến về số lượng và cơ cấu đàn vật nuôi(trâu, bò, lợn, gà....) từ
năm 2010– tháng 8 năm 2012.
+ Quy mô chăn nuôi lợn của xã thông qua tỉ lệ :số con/ hộ.

- Điều tra và thu thập số liệu về tình hình mắc 4 bệnh trên ở đàn lợn từ
tháng 2 đến tháng 8 năm 2012.
+ Diễn biến về tình hình dịch bệnh.
+ Công tác vệ sinh, phòng bệnh, tiêu độc, khử trùng.
+ Công tác tiêm phòng vacxin trong thời gian thực tập.

22


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

- Một số ca bệnh điển hình (chủ hộ, đối tượng mắc, triệu chứng lâm
sàng....)
+ Đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh.
+Tiến hành điều trị bệnh và kết quả điều trị
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Khai thác số liệu thông tin từ các trại chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hộ
gia đình.
-Trao đổi, phỏng vấn cán bộ và người tham gia công tác chăn nuôi tại cơ
sở thực tập.
- Phương pháp điều tra ,thu thập số liệu dựa vào kết quả số liệu thống kê
của cán bộ thú y xã.
- Trực tiếp tham gia theo dõi và điều trị về tình hình dịch bệnh tại hộ gia
đình.
- Quan sát thực tế triệu chứng, bệnh tích khi lợn mắc bệnh.
- Xử lý số liệu bằng cách tính tỷ lệ theo phương pháp thống kê sinh học.
-Chẩn đoán bệnh dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích
khi mổ khám gia súc chết.

-Xác định tỉ lệ mắc ,tỉ lệ khỏi, tỉ lệ chết của từng bệnh.

23


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

PHẦN IV
KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ

4.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội
4.1.1. Vị trí địa lý
Gia Lâm là một huyện ngoại ô của thành phố Hà Nội. Huyện Gia Lâm
gồm 20 xã và 2 thị trấn, các đơn vị trực thuộc huyện phân làm 2 vùng với các
điều kiện tự nhiên khác nhau đó là vùng ven bãi sông Đuống nằm ngoài đê và
vùng đồng bằng nằm trong đê.
Cổ Bi là một xã thuộc huyện Gia Lâm, nằm dọc ven sông Đuống với vị trí
địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với sông Đuống.
- Phía Nam giáp với thị trấn Trâu Quỳ.
- Phía Đông giáp với xã Đặng Xá.
- Phía Tây giáp với phường Phúc Lợi.
4.1.2. Địa hình
Xã Cổ Bi nằm dọc theo đê sông Đuống và có 1 phần diện tích nằm ngoài
đê, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, sự chênh lệch giữa đất trong đê và
ngoài đê là không lớn.
Sử dụng đất: Cơ cấu đất đai xã Cổ Bi:
- Tổng diện tích đất tự nhiên : 398,73 ha

- Đất nông nghiệp: 270 ha
- Đất ở và vườn: 65,3 ha
- Đất chưa sử dụng: 10,5 ha
- Đất chưa chuyên dùng: 41 ha
- Diện tích mặt nước ao hồ: 12 ha

24


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Bích Ngọc CĐTYK1

4.1.3. Thời tiết
Cổ Bi là xã có khí hậu điển hình của đồng bằng sông Hồng. Khí hậu nhiệt
đới gió mùa với 4 mùa thay đổi rõ rệt trong năm. Nhiệt độ bình quân hàng năm
là từ 180C – 250C. Lượng mưa trung bình từ 1700 – 1800mm/năm, độ ẩm 85%.
Với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy thì việc chăn nuôi và trồng trọt của bà
con nông dân rất phát triển.
4.1.4. Điều kiện xã hội
Xã Cổ Bi có 3 thôn: thôn Vàng, thôn Cam và thôn Hội. Dân số của xã là
7630( tháng1/2004) với 1570 hộ dân. Tuy nhiên trong những năm gần đây cơ
cấu của xã đã có nhiều thay đổi:
Cơ cấu ngành nghề hiện tại
- Sản xuất nông nghiệp chiếm 50%
- Dịch vụ buôn bán: 30%
- Các ngành nghề khác: 20%
Thực trạng sản xuất: Với diện tích nông nghiệp là 270ha, năng suất lúa là
6 tấn/ha, sản lượng đạt 1620 tấn/năm. Quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng
dẫn đến tỷ trọng ngành trồng trọt ngày càng giảm, thay vào đó là quá trình phát

triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi mà chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm. Vì
vậy công tác thú y cũng ngày càng được quan tâm hơn.
4.2 Tình hình chăn nuôi của xã Cổ Bi từ năm 2010 – tháng 8 năm 2012
4.2.1 Diễn biến về số lượng vật nuôi
Hiện nay chăn nuôi đang chiếm môt vị trí rất quan trọng đối với người
nông dân khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, nó đã góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân. Chính vì vậy xã Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội
cũng đã từng bước phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên cơ cấu chăn nuôi những năm
gần đây sau khi chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhiều hộ đã chuyển sang
chăn nuôi lợn. Sự biến đổi của cơ cấu chăn nuôi được trình bày ở bảng 1:

25


×