Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân xã thụy lâm, huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.74 KB, 114 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Tình hình chăn nuôi lợn
thịt của các hộ nông dân xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”
chuyên ngành phát triển nông thôn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu
và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ
cho một vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Văn Hưng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các
hộ nông dân xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, tỉnh Hà Nội”, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được bày
tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dạy bảo và trang bị cho
tôi những kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Ths. Phan Xuân Tân đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các bộ lãnh đạo ủy ban
nhân dân xã và tập thể bà con trong xã Thụy Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong thời gian tôi thực tập tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,
khích lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong


quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
nhưng trình độ, năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai
sót. Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy
cô và các bạn để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Văn Hưng

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trên địa bàn xã Thụy Lâm, các hộ chăn nuôi lợn đã và đang phát triển theo
hướng rất tích cực, góp phần cải thiện đời sống cho người dân nông thôn và góp
phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo. Các hộ chăn nuôi nói chung và
các hộ chăn nuôi lợn thịt nói riêng đã góp phần vào sự phát triển không ngừng
của ngành chăn nuôi toàn xã.
Bên cạnh nhũng kết quả đạt được thì phát triển kinh tế hộ chăn nuôi nói
chung và hộ chăn nuôi lợn thịt nói riêng vẫn còn gặp những khó khăn và hạn chế
về nhiều mặt. Việc chăn nuôi lợn hiện nay của các hộ vẫn ở quy mô nhỏ, chất
lượng con giống còn kém, mang tính chất tự túc, tự phát mệnh ai nấy làm, chăn
nuôi theo phương thức lấy công làm lãi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ
trong ngành trồng trọt, trong sinh hoạt, lấy phân bón và tận dụng lao động nhàn
rỗi nên khó áp dụng khoa học công nghệ, phương pháp chăn nuôi tiên tiến vì thế
sản xuất chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có cộng thêm diễn biến phức tạp của
dich bệnh. Sự lo ngại không có đầu ra, giá cả không ổn định, giá thức ăn chăn
nuôi liên tục tăng, vấn đề tiêu thụ gặp nhiều khó khăn khi chưa có một tổ chức,
đoàn thể nào đứng ra thu gom lợn cho các hộ nông dân ở địa phương. Xuất phát

từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình chăn nuôi lợn thịt của
các hộ nông dân xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, tỉnh Hà Nội”.
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn thịt của hộ
nông dân. Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân xã Thụy Lâm.
Phân tích nội dung tình hình chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân. Đề xuất những
giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân
trên địa bàn xã Thụy Lâm. Các khái niệm được tìm hiểu qua nhiều góc độ và
cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Từ các cơ sở lý luận về chăn

iii


nuôi lợn thịt của hộ nông dân đề tài đã bước đầu khái quát hóa tình hình chăn
nuôi lợn thịt của hộ nông dân.
Qua nghiên cứu thực tế tình hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Thụy
Lâm cho thấy: thứ nhất, tình hình chung về sản xuất chăn nuôi lợn thịt của xã có
diện tích, sản lượng, năng suất có xu hướng tăng qua 3 năm 2014- 2016. Và
được chia theo 3 quy mô: lớn, vừa, nhỏ. Các hộ QML có sản lượng và năng suất
cao hơn các hộ quy mô vừa và nhỏ. Thứ hai, tình hình nguồn lực chăn nuôi lợn
thịt của các hộ chăn nuôi lợn thịt, các hộ chăn nuôi lớn mạnh dạn đầu tư sử dụng
đất chủ yếu vào chăn nuôi lợn. Vốn đầu tư cho chăn nuôi của các hộ chăn nuôi
lợn thịt ngoài vốn tự có thì các hộ còn đi vay các tổ chức, đoàn thể với lãi suất
ưu đãi. Thứ ba, các hộ chăn nuôi lớn mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng cho chăn
nuôi lợn thịt. Thứ tư, các hộ chăn nuôi sử dụng 2 loại giống chính là giống lợn
ngoại và giống lợn lai. Các hộ chăn nuôi lợn thịt rất chú trọng khâu tiêu phòng
và phòng ngừa dịch bệnh. Về xử lý chất thải tùy vào điều kiện và quy mô chăn
nuôi các hộ chăn nuôi lựa chọn các phương thức xử lý chất thải khác nhau như
biogas, ủ phân và một số hộ thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Thứ năm, các hộ
chăn nuôi lợn thịt thườn bán lợn cho các tư nhân giết mổ địa phương. Thứ sáu,
kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt trong thời gian vừa

qua là không đạt hiệu quả, thua lỗ do giá lợn trên thị trường quá thấp, nhiều hộ
đã giảm quy mô hoặc tạm ngừng chăn nuôi.
Từ tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ chăn nuôi lợn thịt, đề tài đưa ra
định hướng và giải pháp giúp đẩy mạnh chăn nuôi lợn thịt như sau: Thay đổi tập
quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư. Nâng cao chất
lượng giống lợn, sử dụng các loại giống lợn lai kinh tế, lợn ngoại rõ nguồn gốc.
Sử dụng các loại thức ăn rõ nguồn gốc, dảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Tạo điều
kiện tốt nhất cho các hộ chăn nuôi vay vốn với lãi suất ưu đãi. Thực hiện các lien
iv


kết hộ trong chăn nuôi, hộ với hộ, hộ với tổ chức đoàn thể, hộ với doanh nghiệp.
Tuyên truyền, mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức và trình độ của người dân
trong chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi phải gắn với tiêu thụ sản phẩm, khuyến
khích các hoạt động thương mại.

v


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.....................................................................................iii
Bảng 4.15 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo qui mô...............77
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................96

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng thịt lợn của 10 nước sản xuất nhiều nhất trên TG........Error:
Reference source not found
Bảng 2.2. Số lượng lợn phân theo vùng kinh tế Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Thụy Lâm giai đoạn 2014 – 2016....Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Cơ cấu dân số và lao động của xã Thụy Lâm giai đoạn 2014 – 2016
...............................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã giai đoạn 2014 – 2016...........Error:
Reference source not found
Bảng 4.1 Một số kết quả ngành chăn nuôi lợn tại xã Thụy Lâm giai đoạn
2014-2016.............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra Error: Reference source
not found
Bảng 4.3 Tình hình chung về các hộ điều tra....Error: Reference source not found
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng đất và lao động của hộ điều tra........Error: Reference
source not found
Bảng 4.5 Tình hình vốn hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra..........Error:
Reference source not found
Bảng 4.6 Trang thiết bị chuồng nuôi của các hộ điều tra. .Error: Reference source
not found
Bảng 4.7 Tình hình sử dụng chuồng trại của các hộ điều tra........Error: Reference
source not found
Bảng 4.8 Tình hình thực hiện lựa chọn giống lợn của các hộ điều tra...........Error:
Reference source not found

vii


Bảng 4.9 Tình hình lựa chọn sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn thịt của các hộ

điều tra..................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.10: Lịch tiêm phòng trên đàn lợn trên địa bàn xã Thụy Lâm............Error:
Reference source not found
Bảng 4.11 Tình hình lựa chọn phương thức xử lý chất thải của các hộ điều tra
...............................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.12 Tình hình tiêu thụ thịt lợn qua các tác nhân mua lợn thịt của các hộ
điều tra...................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.14 Năng suất chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra.........Error: Reference
source not found
Bảng 4.15 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo qui mô.........Error:
Reference source not found
Bảng 4.16 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo giống lợn.....Error:
Reference source not found

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐNB

Đông Nam Bộ


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

BQLĐ

Bình quân lao động

BQ

Lao động

TSCĐ

Tài sản cố định

QML

Quy mô lớn

QMV


Quy mô vừa

QMN

Quy mô nhỏ

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

XH

Xã hội

KT

Kinh tế (Kĩ thuật)

KH

Khoa học

SL

Số lượng


CC

Cơ cấu

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

BQXC

Bình quân xuất chuồng

ix


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, ngành chăn nuôi là
một trong những ngành sản xuất không thể thiếu trong phát triển kinh tế nông
thôn. Chăn nuôi không những cung cấp nguồn sản phẩm hàng hóa thị trường
trong nước và cho xuất khẩu mà còn hợp lý lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp
nông thôn. Ngoài ra, chăn nuôi còn giúp người nông dân tận dụng các sản phẩm
dư thừa trong sinh hoạt hằng ngày đặc biệt là chăn nuôi lợn. Như vậy, chăn nuôi
đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và ổn
định an sinh xã hội.
Cụ thể là năm 2016, sản lượng Nông-Lâm-Thủy sản nước ta đạt 870,7
nghìn tỷ đồng. Trong đó, đóng góp ngành chăn nuôi ước tính đạt 172,44 nghìn tỷ
đồng và chăn nuôi lợn đã đóng góp với tổng đàn lợn cả nước là cả nước là 29,1
triệu con với sản lượng thịt đạt 3,7 triệu tấn ước tính đạt 106,85 nghìn tỷ đồng

(Tổng cục thống kê,2016).
Huyện Đông Anh là một trong số các huyện được quy hoạch theo tiểu
vùng sản xuất chăn nuôi tập trung phát triển gà và lợn. Xã Thụy Lâm – huyện
Đông Anh – Thành Phố Hà Nội với điều kiện tự nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng rất
phù hợp với chăn nuôi lợn. Những năm gần đây, xã đang thực hiện Chương trình
xây dựng nông thôn mới và chăn nuôi lợn thịt tại xã Thụy Lâm đang phát triển
theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại lợi nhuận cho nông dân, chăn nuôi lợn
thịt chiếm tỷ lệ cao trong chăn nuôi gia súc. Năm 2016, xã đã có 595 hộ gia đình
chăn nuôi lợn và có 2 trang trại chăn nuôi lợn (Ban thống kê xã Thụy
Lâm,2016). Người dân trong xã sống chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp vì thế
phát triển chăn nuôi lợn thịt sẽ nâng cao được thu nhập cho dân và phát triển
`1


chung kinh tế toàn xã. Mặc dù, đây không phải là một ngành chăn nuôi mới
nhưng lại dễ thực hiện, vốn ít, có thể tận dụng không gian chuồng trại và thức ăn
trong hộ gia đình
Tuy nhiên, chăn nuôi lợn hiện nay của các hộ tại xã Thụy Lâm vẫn còn nhiều
bất cập như chất lượng con giống còn kém, mang tính chất tự túc, tự phát mệnh ai
nấy làm, chăn nuôi theo phương thức lấy công làm lãi nhằm tận dụng những sản
phẩm phụ trong ngành trồng trọt, trong sinh hoạt, lấy phân bón và tận dụng lao
động nhàn rỗi nên khó áp dụng khoa học công nghệ, phương pháp chăn nuôi tiên
tiến vì thế sản xuất chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có cộng thêm diễn biến phức
tạp của dich bệnh. Sự lo ngại không có đầu ra, giá cả không ổn định,giá thức ăn
chăn nuôi liên tục tăng, vấn đề tiêu thụ gặp nhiều khó khăn khi chưa có một tổ
chức, đoàn thể nào đứng ra thu gom lợn cho các hộ nông dân ở địa phương.
Tổng quan các nghiên cứu,đã có rất nhiều nghiên cứu như: “Phát triển
chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn xã Xuân Nộn, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội (Ngô Thị Hương, 2016), “Quản lý rủi ro trong chăn nuôi
lợn thịt ở xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang (Nguyễn Quang Nhã,

2014)”.... tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề chăn nuôi lợn
thịt trên địa bàn xã Thụy Lâm. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân xã Thụy Lâm,
huyện Đông Anh, tỉnh Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa
bàn xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, tỉnh Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy
mạnh chăn nuôi lợn thịt ở địa phương, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, góp phần
thúc đẩy chăn nuôi bền vững, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
`2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi lợn thịt
của các hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở xã Thụy
Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông
dân ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông
dân ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc phát
triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội:
1) Thực trạng chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở xã Thụy Lâm đang
diễn ra như thế nào?
2) Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ ở
xã Thụy Lâm?

3) Phát triển chăn nuôi lợn thịt của xã đang gặp phải những khó khăn và
hạn chế nào cần giải quyết?
4) Có những giải pháp nào để khắc phục khó khăn nhằm thúc đẩy phát
triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn xã trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn
nuôi lợn thịt của các hộ nông dân xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
• Đối tượng điều tra phục vụ nghiên cứu là các hộ chăn nuôi lợn thịt tại xã,
`3


ngoài ra còn phỏng vấn các cán bộ thú y và cán bộ xã và các chủ thể có liên quan
vào quá trình chăn nuôi lợn thịt.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển
chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã, đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi
lợn thịt và giải pháp thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt.
• Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên đại bàn xã
Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
• Phạm vi về thời gian: Thu thập tài liệu thứ cấp trong 3 năm gần đây
(2014-2016) và số liệu khảo sát thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt của các
hộ trên địa bàn xã Thụy Lâm năm 2017.
• Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
`4



2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm chăn nuôi
Chăn nuôi là những công việc mà con người tác động lên vật nuôi để
chúng có thể sống, phát triển, sinh sản bình thường và tạo ra các thú sản có hiệu
quả. Những công việc của chăn nuôi bao gồm: chọn giống để nuôi, áp dụng
chế độ dinh dưỡng cho phù hợp với từng nhóm giống, các quy trình chăn
sóc, quản lý và chuồng trại cho thú, công tác bảo vệ và phòng trị bệnh cho
thú, chế biến, bảo quản và phân phối một cách hiệu quả các thú sản (Ths
Nguyễn Kim Cương, 2009).
Việc chăn nuôi các loài vật bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi lối sống của
loài người sang định canh định cư chứ không còn sinh sống kiểu săn bắt hái
lượm. Con người đã biết thuần hóa động vật và kiểm soát các điều kiện sống của
vật nuôi. Dần theo thời gian, các hành vi tập thể, vòng đời, và sinh lý của vật
nuôi đã thay đổi hoàn toàn. Nhiều động vật trong trang trại hiện đại không còn
thích hợp với cuộc sống nơi hoang dã nữa.
2.1.1.2 Khái niệm lợn thịt
Lợn thịt là lợn nuôi với mục đích chính để lấy thịt, không phải để lấy
giống hay mục đích sử dụng khác. Lợn thịt tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn
thấp, thời gian nuôi ngắn, giá thành hạ (Phạm Sỹ Tiệp, 2006)
Lợn thịt có chất lượng thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ và tỉ lệ thịt mỡ cao trong
thân thịt. Lợn có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mỡ là nguồn dự trữ năng
lượng giúp cho thịt có mùi vị ngon hơn. Ngoài ra, thịt lợn là loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao. Sự phát triển của công nghệ thịt hông khói, lên men đã
tạo lên một lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, công nghệ này đã giúp cho
quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu
phần ăn cho con người.
`5


2.1.1.3 Khái niệm chăn nuôi lợn thịt

Chăn nuôi lợn thịt là khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất thịt lợn.
Đó là một mắt xích quan trọng quyết định không những về số lượng mà còn về
chất lượng sản phẩm thịt lợn cho tiêu dung trong nước và cho xuất khẩu (Phạm
Sỹ Tiệp, 2006).
2.1.1.4 Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ
yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng
hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường
với mức hoàn hảo không cao.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Do đó nông
hộ là chủ thể kinh tế nông thôn.
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt
động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn”.
2.1.1.5 Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã
hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất
được coi là chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà,
ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất- kinh doanh và đời sống phụ thuộc vào
chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. Do vậy hộ
không thuê lao động nên không có khái niệm về tiền lương và không tính được
lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Nông hộ chỉ có thu nhập chung của tất cả hoạt động
kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng năm trừ đi chi phí mà hộ đã bỏ ra để
phục vụ sản xuất. (Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến, 2000).
`6


2.1.1.6 Đặc điểm kinh tế hộ nông dân
Một là, có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý

và sử dụng các yếu tố sản xuất.
Hai là, lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ, trong
nông hộ mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống,
kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp khác
cho nên việc điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ.
Ba là, kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Do
kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng hơn so
với các doanh nghiệp nông nghiệp quy mô lớn.
Bốn là, có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người
lao động. Trong kinh tế nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ sở kinh tế,
huyết tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để phát triển
kinh tế nông hộ.
Năm là, kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả.
Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế nông hộ
vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp nghiên cứu có
quy mô lớn. Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật và công
nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao thì đó là biểu hiện của sản xuất lớn.
Sáu là, kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu.
Tuy nhiên, kinh tế nông hộ cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt trong sản
xuất đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đoàn kết thì mới làm được. Một số hộ
nông dân riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề về thủy lợi, phòng trừ sâu
bệnh – dịch hại, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất, tiêu thụ nông sản
hàng hóa, phòng trừ thiên tai và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Ở đây lại cần

`7


sự có mặt của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân cũng như nhiều
tổ chức khác trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế nông hộ phát triển.
2.1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân

• Đất đai
Đất đai là là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế trong
sản xuất nông nghiệp. Sẽ không thể có hoạt động sản xuất nông nghiệp nếu
không có đất đai, số lượng và chất lượng sẽ quy định lợi thế so sánh của mỗi
vùng sản xuất nông nghiệp. Chất lượng đất cao hay thấp ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, nắm được đặc điểm của từng loại đất để đề ra
phương hướng giải pháp và mô hình sử dụng đất đai phù hợp. Đất đai ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của kinh tế hộ. Chính vì vậy với một diện tích canh tác có
hạn mỗi hộ cần có kế hoạch sử dụng sao cho phù hợp để có được hiệu quả kinh
tế cao nhất.
• Vốn đầu tư cho sản xuất
Trong nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu
thong hàng hóa. Vốn ảnh hưởng đến quy mô sản xuất từ đó ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng khai
thác các nguồn lực vào sản xuất. Vốn được tạo ra từ hai nguồn cơ bản đó là vốn
tự có và vốn đi vay. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không nó quyết định đến
sự phát triển của kinh tế hộ.
• Lao động
Lao động là yếu tố cần thiết không thể thiếu được trong sản xuất, đặc biệt
là trong sản xuất nông nghiệp. Lao động ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân ở cả
hai mặt lượng và chất. Mặt lượng của lao động thể hiện mức độ lao động vào các
công việc cụ thế. Còn mặt chất của lao động thể hiện mức độ hiểu biết của người
`8


lao động trong việc sản xuất và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật…. Tóm lại, lao
động là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ.
• Thị trường
Thị trường đầu vào: Giá cả các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến chi
phí sản xuất của hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy mô sản xuất, mức độ đầu

tư của hộ nông dân.
Thị trường đầu ra: Thị trường các sản phẩm nông nghiệp là thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo, nên người nông dân không thể kiểm soát được thị
trường, vì vậy sự tác động của thị trường, giá cả làm cho thu thập của hộ nông
dân không ổn định.
• Thời tiết và khí hậu
Hộ nông dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, trong khi đó sản xuất nông
nghiệp là sản xuất những sản phẩm về cây trồng vật nuôi chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi thời tiết và khí hậu. Điều này cho thấy kinh tế hộ gia đình bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi thời tiết và khí hậu.
• Chính sách của nhà nước
Trong quản lý kinh tế, chính sách của nhà nước mỗi khi ban hành đều ảnh
hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách
đúng đắn sẽ kích thích sản xuất và ngược lại. Vì vậy chính sách của nhà nước
ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ hay đến sự phát triển của kinh tế hộ.
2.1.2 Vai trò chăn nuôi lợn thịt
Chăn nuôi lợn thịt có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với các hộ
chăn nuôi mà còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Chăn nuôi lợn thịt
nhất là chăn nuôi quy mô hộ phổ biến ở vùng nông thôn góp phần giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn, tạo thu nhập tương đối ổn định cho hộ. Hơn thế nữa
`9


chất thải trong chăn nuôi lợn thịt có thể mang lại nguồn lợi ích to lớn như làm
phân bón, tạo khí đốt, thức ăn trong chăn nuôi thủy sản, … chăn nuôi lợn thịt có
thể tận dụng nguồn thức ăn thừa làm thức ăn bổ sung góp phần tăng tính tiết
kiệm trong chăn nuôi. Cụ thể vai trò chăn nuôi lợn thịt như sau:
Thứ nhất, cung cấp thực phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội: Thịt lợn là
nguồn thực phẩm quan trọng nhất không chỉ ở nước ta mà còn ở cả trên thế giới
(Vũ Đình Tôn, 2009). Thịt lợn cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho con người

(100 kg thịt lợn có 367 Kcal và 22 g protein).(GS.Harris và cs, 1956).
Các sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa là sản phẩm có hàm lượng
protein cao, nó rất cần cho đời sống con người, làm tăng thể lực, tăng sức làm
việc cho con người. Trong điều kiện nước ta, lao động thủ công là chủ yếu, mức
sống thấp, sản phẩm trồng trọt còn chiếm chủ yếu trong các bữa ăn. Khi xu thế
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, dân số ngày càng đông thì
phát triển chăn nuôi lợn thịt là một lựa chọn quan trọng để đáp ứng nhu cầu
protein cho xã hội (Vũ Đình Tôn, 2009).
Đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu dinh dưỡng được chú
trọng hơn vì vậy các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng, hợp khẩu vị luôn thu hút sự
lựa chọn của người tiêu dùng. Phát huy tính ưu việt thịt lợn luôn giữ vai trog to
lớn trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt có vai
trò lớn phục vụ nhu cầu của con người là hết sức quan trọng.
Thứ hai, cung cấp phân bón cho sản xuất trồng trọt: Nước ta là một nước
nông nghiệp, trồng trọt chiếm vai trog hết sức quan trọng để phát triển kinh tế.
Đặc điểm ngành trồng trọt là các loại thực vật rất đa dạng và phong phú, vì vậy
nhu cầu phân bón trong trồng trọt là hết sức quan trọng. Chăn nuôi lợn thịt đã
góp phần không nhỏ trong việc cung cấp phân bón, chất thải trong chăn nuôi nếu

`10


được sử dụng hợp lý không chỉ có lợi cho cây trồng mà góp phần cải tạo đất, hạn
chế việc sử dụng phân hóa học tiết kiệm cho người trồng trọt.
Theo Vũ Đình Tôn, 2009: Chăn nuôi lợn thịt không chỉ để cung cấp nguồn
thực phẩm cho xã hội mà còn cung cấp một lượng phân bón rất quan trọng cho
cây trồng.
Thứ ba, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến: Chăn nuôi
lợn thịt cung cấp nhiều loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: thịt, da,
xương, … Các sản phẩm chăn nuôi lợn thịt qua chế biến là những hàng hóa xuất

khẩu có giá trị. Số lượng ngoại tệ thu về thông qua quá trình xuất khẩu lợn thịt sẽ
góp phần tạo nguồn tích lũy ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa của đất nước. Trong ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp
ở những nước phát triển như Mỹ, Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh
nghiệm, kỹ năng và công nghệ của ngành chế biến thực phẩm, trong đó có lợn
thịt ở những nước đang phát triển sẽ là cơ hội lớn để họ tham gia (Trần Đình
Thao, 2013).
Chăn nuôi lợn thịt cung cấp nguồn nguyên liệu nội địa cho các ngành công
nghiệp chế biến phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Các sản phẩm
thịt lợn sau chế biến có thể bảo quản được trong thời gian lâu dài, tăng giá trị sản
phẩm thịt lợn.
Hiện nay ngành công nghiệp chế biến được chú trọng phát triển tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhất là sản phẩm từ chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Đây là điều kiện tích cực cho việc
phát triển chăn nuôi lợn thịt của nước nhà.
Thứ tư, tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, của công nghiệp chế
biến: Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn to lớn phục vụ
cho chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt cho phép tận dụng hết các sản
`11


phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sản
phẩm chăn nuôi có giá trị cho xã hội (Vũ Đình Tôn, 2009).
Ngành công nghiệp chế biến có loại sản phẩm hết sức đa dạng, trong đó
chế biến nông sản, thủy sản cung cấp không nhỏ sản phẩm phụ phục vụ cho
ngành chăn nuôi. Cung cấp chất dinh dưỡng cho lợn thịt phát triển đồng thời tiết
kiệm phần không nhỏ chi phí chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế.
Trong chăn nuôi hộ gia đình, các sản phẩm dư thừa hàng ngày có thể tận
dụng làm thức ăn chăn nuôi lợn, đồng thời có thể tận dụng được nguồn sản phẩm
gia định. Đây là lợi thế không thể chối cãi mà ngành chăn nuôi mang lại.
Thứ năm, tăng thu nhập cho người lao động: Ngoài thu nhập từ trồng trọt

thì chăn nuôi sẽ giúp người dân tăng thu nhập của mình, bởi chăn nuôi không
phụ thuộc vào mùa vụ, có thể thực hiện quanh năm, xen cùng trồng trọt và các
ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu quả cao.(Nguyễn Đình Chính, 2004).
Người dân có thể lựa chọn nhiều hình thức chăn nuôi khác nhau để phục
vụ nhu cầu của gia đình và phát triển kinh tế. Có thể chăn nuôi từ 1 đến 2 đầu
lợn mỗi lứa hoặc đến 50 đầu lợn nếu mong muốn phát triển kinh tế từ chăn nuôi
lợn thịt.
Vì tận dụng được các sản phẩm sẵn có nên chăn nuôi lợn tại các hộ nông
dân thường tiêu tốn ít vốn cho thức ăn và làm chuồng trại ở các hộ chăn nuôi quy
mô nhỏ. Khi xuất chuồng chăn nuôi lợn thịt cũng mang lại nguồn thu nhập
không nhỏ cho hô.
Tuy nhiên người chăn nuôi lợn sẽ không mấy có lãi với hình thức chăn
nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu
nhập cao ( Nguyễn Đình Chính, 2004).
Cuối cùng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện
mạnh mẽ và vững chắc: Việc sử dụng tốt các lợi thế trong sản xuất nông nghiệp
`12


cùng với việc phối hợp tốt giữa các ngành trong nông nghiệp có vai trò quyết
định đến phát triển nông nghiệp. Nhiều vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên- tài
nguyên thiên nhiên nên tập trung phát triển trồng trọt và ngược lại nhiều vùng lại
tập trung phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả chưa thực sự cao. Vì vậy cần có
sự kết hợp hài hòa giữa trồng trọt và chăn nuôi để mang lại hiệu quả sản xuất cao
nhất, tránh lãng phí các sản phẩm phụ thải ra môi trường gây ô nhiễm môi
trường.
Đặc biệt ở vùng nông thôn hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra
chủ yếu phục vụ nhu cầu cho gia đình, sản phẩm dư thừa mới đua ra thị trường.
Chủ yếu họ sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu gây lãng phí
nguồn lực. Chính vì vậy việc phát triển toàn diện trong sản xuất nông nghiệp,

trồng trọt và chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt.
Theo Lê Quốc Doanh, 2005, sự phát triển các nhành hàng nông sản đảm
bảo sức cạnh tranh không chỉ trong sản xuất mà cả trong phân phối, bán lẻ với
chi phí giao dịch thấp, giá rẻ, cung ứng kịp thời và ổn định.
2.1.3 Đặc điểm chăn nuôi lợn ở nước ta
Thứ nhất, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, sản xuất còn manh
mún, tự phát: Sản xuất chăn nuôi lợn ở nước ta chủ yếu tập trung ở các hộ quy
mô nhỏ. Chủ yếu chăn nuôi tận dụng và sử dụng lao động gia đình. Trong số
4.131,6 ngàn hộ nuôi lợn thì số hộ nuôi quy mô nhỏ (<10 lợn/hộ) chiếm tới
86,4% tổng số hộ, nhưng chỉ sản xuất 34,2% tổng sản lượng thịt lợn (Tổng cục
thống kê, 2015). Thực tiễn đã chứng minh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ
thường chịu rủi ro rất cao về dịch bệnh do ít chủ động phòng chống và hiệu quả
kinh tế thấp.
Thứ hai, kĩ thuật chăn nuôi còn nhiều hạn chế: Các hộ chăn nuôi lợn chủ
yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là nông dân chưa qua đào tạo. Các hộ chăn nuôi
`13


chỉ mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân để sản xuất chăn nuôi. Vì
thế có thể thấy được sự hạn chế về kĩ thuật chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh
còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, thị trường không ổn định: Từ đầu năm 2016 đến giữa năm 2016,
giá thịt lợn hơi tăng mạnh, thời điểm đó giá bán cho thương lái là 56.000
đồng/kg. Do giá bán thịt lợn hơi lúc đó cao nên người chăn nuôi tăng đàn và nuôi
nhiều. Vì vậy, nguồn cung thịt lợn hơi trong nước hiện đang vượt cầu khiến giá
sụt giảm mạnh. Trong 3 tháng đầu năm 2017, giá thịt lợn hơi ở mức từ 35.000 40.000 đồng/kg, người chăn nuôi không có lãi, thậm chí lỗ. Đây là điều không
tránh khỏi và diễn ra từ nhiều năm (Nguyễn Đức Trọng, 2017). Điều này cho
thấy quá trình chăn nuôi lợn thịt ở nước ta còn nhiều bất cập.
Thứ tư, đặc điểm sinh học chăn nuôi lợn ở nước ta: Lợn là loại động vật
có hệ thần kinh cao cấp và rất mẫn cảm với các tác động bên ngoài. Các yếu tố

chủ yếu như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn và môi trường sống đều có tác động lớn
đến sinh trưởng và phát triển của đàn lợn. Ngoài tác động của thời tiết khí hậu,
lợn thịt còn chịu ảnh hưởng bởi công chăm sóc và nuôi dưỡng.
Giống và tuổi của lợn cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng trọng của đàn
lợn. Giống khác nhau thì sức sản xuất thịt, mỡ khác nhau. Nhìn chung các giống
lợn thịt hướng nạc co mức tăng trọng cao hơn lợn lai kinh tế.
Quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn thịt trải qua 3 giai đoạn: Thời kỳ
cai sữa, thời kỳ lợn choai, thời kỳ vỗ béo.
Thời kỳ cai sữa. Khi cai sữa cho lợn con cần chú ý phải tiến hành từ từ
trong 7 ngày đề không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát dục của lợn
con. Lợn con cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không ăn quá
nhiều ngay đề tránh bị ỉa chảy (Đặng Vũ Bình và cộng sự, 2006).

`14


Thời kỳ lợn vỗ béo là thời kỳ lợn trên 60kg, trong thời kỳ này cần cung
cấp một lượng thức ăn đủ lớn để lợn sinh trưởng và phát triển bình thường,
lượng thức ăn phải tăng dần tùy theo khối lượng của lợn để đáp ứng quá trình
tăng trưởng. Trong thời kỳ vỗ béo nếu lượng thức ăn không đầy đủ sẽ ảnh hưởng
tới mức tăng trọng cũng như chất lượng thịt của lợn. Do đó, chăn nuôi lợn thịt
phải có tính chuyên môn cao.
Trong quá trình phát triển, con lợn thường mắc phải một số bệnh như lở
mồm long móng, bệnh lợn tai xanh có tỷ lệ chết cao ở lợn. Do vậy, cần có biện
pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, vật nuôi và dụng cụ, vệ sinh chuồng trại, chú
ý công tác thú y phòng chống dịch bệnh cho lợn.
Trong chăn nuôi lợn thịt, đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất
định, đồng thời để phát triển chăn nuôi lợn thịt cần có lượng vốn đầu tư khá lớn
để xây dựng chuồng trại, các thiết bị phục vụ chăn nuôi cũng như đầu tư con
giống và thức ăn cho chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa. Sản phẩm chính của
ngành là thịt lợn. Đây là sản phẩm được trao đổi trên thị trường là chủ yếu. Vì
vậy, ngành sản xuất này được coi là sản xuất hàng hóa.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn thịt
2.1.4.1 Tình hình nguồn lực phục vụ cho chăn nuôi
• Đất đai
Đất đai ảnh hưởng đến kiến tạo của chuồng nuôi ảnh hưởng đến khả năng
phát triển của lợn thịt.
Nền đất ảnh hưởng đến chất lượng chuồng nuôi và khả năng mở rộng quy
mô chăn nuôi bởi đất có vị trí hết sức quan trọng, là từ liệu sản xuất đặc biệt và

`15


không thể thay thế. Lựa chọn nền đất phù hợp sẽ tránh được khả năng sạt lở
chuồng nuôi đặc biệt là vùng có độ trũng, độ dốc lớn.
• Lao động
Lao động là yếu tố cần thiết của hầu hết các ngành sản xuất chăn nuôi lợn
cũng vậy. Ở từng quy mô và loại hình chăn nuôi khác nhau mà lao động được sử
dụng khác nhau. Với chăn nuôi công nghiệp lao động được sử dụng chủ yếu
là lao động thuê, mướn. Lao động ở quy mô công nghiệp chủ yếu là nguồn
lao động có trình độ, có kiến thức nhất định về chăn nuôi đặc biệt là chăn
nuôi lợn. Vì vậy hiệu quả chăn nuôi được nâng cao, việc phòng tránh những
rủi ro chăn nuôi được nâng cao.
Với chăn nuôi quy mô hộ, lao động chủ yếu là lao động củ hộ, kiến thức
chăn nuôi thường thấp hoặc không có chủ yếu do kinh nghiệm chăn nuôi tạo ra.
Vì vậy việc chăm sóc đàn lợn có hiệu quả không cao bằng chăn nuôi theo quy
mô công nghiệp.
• Vốn cho chăn nuôi lợn thịt
Vốn ảnh hưởng đến quy mô chăn nuôi của hộ. Vốn đầu tư ban đầu ảnh

hưởng đến chất lượng và quy mô chăn nuôi. Ở nông thôn vốn đầu tư cho chăn
nuôi của hộ còn thấp, họ đầu tư dần dần, từng phần chứ không đầu tư đồng loạt
nên việc tổng hợp vốn đầu tư chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.
Chăn nuôi ngày càng phát triển, nhất là với chăn nuôi kinh tế, tập trung
quy mô lớn thì vốn đầu tư cho chăn nuôi càng cao vì vậy vấn đề vốn là hết sức
quan trọng và cần thiết với các khâu từ chuẩn bị đến tiến hành chăn nuôi.

`16


×