Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH của THÚ CẢNH đến KHÁM và điều TRỊ tại PHÒNG KHÁM THÚ y HƯNG yên số 6 DƯƠNG QUẢNG hàm, PHƯỜNG lê lợi, THÀNH PHỐ HƯNG yên và THỬ NGHIỆM điều TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO PARVOVIRUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 60 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
------- ššš -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA THÚ CẢNH ĐẾN KHÁM
VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y HƯNG YÊN SỐ
6 DƯƠNG QUẢNG HÀM, PHƯỜNG LÊ LỢI, THÀNH PHỐ
HƯNG YÊNVÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM
RUỘT TIÊU CHẢY DO PARVOVIRUS
TRẦN THỊ THU TRANG
LỚP: K60 - TYC


HÀ NỘI – 2019

2


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
------- ššš -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA THÚ CẢNH ĐẾN KHÁM VÀ
ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y HƯNG YÊN SỐ 6
DƯƠNG QUẢNG HÀM, PHƯỜNG LÊ LỢI, THÀNH PHỐ


HƯNG YÊNVÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM
RUỘT TIÊU CHẢY DO PARVOVIRUS

Người thực hiện
Lớp
Mã sinh viên
Người hướng dẫn
Bộ môn

: TRẦN THỊ THU TRANG
: K60 – TYC
: 604435
: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH
: NGOẠI SẢN
HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN!
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các Thầy giáo, Cơ giáo khoa
Thú y. Từ đó đã giúp tơi hồn thiện hơn về nhân cách và chuyên môn.
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Thú y, các thầy cô đã quan tâm và
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Văn Thanh và các thầy cơ
trong bộ mơn Ngoại Sản đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các BSTY, nhân viên đang làm việc
tại phòng khám Thú y Hưng Yên số 6 Dương Quảng Hàm, phường Lê Lợi,
thành phố Hưng Yên.
Và lời cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn, tỏ lịng biết ơn tới gia đình,

người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần giúp tơi
trong q trình học tập cũng như hoàn thành kỳ thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2019.
Sinh viên

Trần Thị Thu Trang

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN!.......................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ............................................................................vi
DANH MỤC HÌNH............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................viii
TĨM TẮT KHÓA LUẬN....................................................................................ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1 - ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
2.2- MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI......................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
2.1 - Một số giống chó đang được ni phổ biến ở khu vực Hưng Yên...............3
2.1.1 - Giống chó nội.............................................................................................3
2.1.2 - Giống chó ngoại.........................................................................................4
2.2 - MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CHÍNH CỦA CHĨ.....................................7
2.2.1 - Thân nhiệt..................................................................................................7
2.2.2 - Tần số hơ hấp ( lần/phút)...........................................................................9
2.2.3 - Tần số tim (lần/phút)..................................................................................9

2.3 - BỆNH VIÊM RUỘT - TIÊU CHẢY DO PARVOVIRUS Ở CHÓ............10
2.3.1. Lịch sử bệnh..............................................................................................10
2.3.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus........................................10
2.3.3 - Dịch tễ học...............................................................................................12
2.3.4 - Cơ chế gây bệnh.......................................................................................13
2.3.5. Triệu chứng................................................................................................14
2.3.6. Bệnh tích....................................................................................................14
2.3.7. Chẩn đốn..................................................................................................15

ii


2.3.8. Điều trị.......................................................................................................16
2.3.9. Phòng bệnh................................................................................................17
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..19
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................19
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................................19
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................19
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................20
3.4.1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh viêm ruột tiêu chảy do parvovirus trên chó....20
3.4.2. Xác định chó bị bệnh ................................................................................20
3.4.3. Phương pháp chẩn đốn bệnh bằng test CPV............................................20
3.4.4. Phương pháp thử nghiệm một số phác đồ điều trị.....................................24
3.4.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.........................................................25
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................26
4.1 - TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA CHĨ ĐƯỢC MANG TỚI KHÁM VÀ
ĐIỀU TRỊ TẠI PHỊNG KHÁM THÚ Y HƯNG YÊN SỐ 6 DƯƠNG QUẢNG
HÀM, PHƯỜNG LÊ LỢI, THÀNH PHỐ HƯNG YÊN....................................26
4.2 - TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN
ĐÀN CHĨ MANG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y

HƯNG YÊN........................................................................................................28
4.3 - KẾT QUẢ PHÂN LOẠI CHÓ MẮC BỆNH THEO GIỐNG TRONG TỔNG
SỐ CHÓ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO PARVOVIRUS.............29
4.4 - KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TỶ LỆ CHÓ MẮC BỆNH THEO LỨA TUỔI
TRONG TỔNG SỐ CHÓ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO
PARVOVIRUS....................................................................................................32
4.5 - KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TỶ LỆ CHĨ MẮC BỆNH THEO GIỚI TÍNH
TRONG TỔNG SỐ CHĨ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO
PARVOVIRUS....................................................................................................34

iii


4.6. KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY
DO PARVOVIRUS GIỮA NHĨM CHĨ ĐƯỢC TIÊM PHỊNG VÀ NHĨM
CHĨ CHƯA ĐƯỢC TIÊM PHỊNG..................................................................36
4.7 - KẾT QUẢ THEO DÕI CÁC TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA CHĨ
MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY DO PARVOVIRUS..........................38
4.8. THỬ NGHIỆM MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU
CHẢY DO PARVOVIRUS.................................................................................41
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................44
5.1 KẾT LUẬN...................................................................................................44
5.2 KIẾN NGHỊ..................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................46

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.


Lịch dùng vacxin cho chó...............................................................18

Bảng 4.1:

Tình hình mắc các nhóm bệnh ở chó được đưa tới khám và điều
trị tại phòng khám thú y Hưng Yên, số 6 Dương Quảng Hàm,
phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên(n=315)...........................26

Bảng 4.2:

Kết quả phân loại tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm ở chó mang đến
khám tại phịng khám thú y Hưng Yên, số 6 Dương Quảng Hàm,
phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên(n=113)................................28

Bảng 4.3:

Kết quả phân loại tỷ lệ chó mắc bệnh theo giống trong tong số chó
mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus (n=108)....................29

Bảng 4.4:

Tỷ lệ chó mắc bệnh theo lứa tuổi trong tổng số chó mắc bệnh viêm
ruột tiêu chảy do Parvovirus...........................................................32

Bảng 4.5:

Tỷ lệ chó mắc bệnh theo giới tính trong tổng số chó mắc bệnh viêm
ruột tiêu chảy do Parvovirus (n=108)............................................35


Bảng 4.6:

Kết quả phân loại tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus ở
chó chưa được tiêm và đã được tiêm vacxin phòng bệnh (n=108)......36

Bảng 4.7:

Các triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do
Parvovirus(n=20)............................................................................38

Bảng 4.8:

Kết quả điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus...............42

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1.

Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó..........................13

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ mắc các nhóm bệnh ở chó được đưa tới khám và điều trị tại
tại phòng khám thú y Hưng Yên, số 6 Dương Quảng Hàm,
phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên..........................................27
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ chó mắc bệnh truyền nhiễm................................................29
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống.............................30
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống nội và ngoại........31
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi..........................32
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus theo

giới tính.......................................................................................35
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus ở chó chưa được tiêm và đã được
tiêm vacxin phịng bệnh...............................................................37
Biểu đồ 4.8: Kết quả tỷ lệ điều trị ở hai phác đồ..............................................43

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Chó vàng (chó gié)................................................................................3
Hình 2.2: Chó Phú Quốc.......................................................................................4
Hình 2.3: Chó poodle............................................................................................4
Hình 2.4: Chó phốc sóc.........................................................................................5
Hình 2.5. Chó Samoyed........................................................................................6
Hình 2.6: Chó Pug.................................................................................................6
Hình 2.7: Chó Fox.................................................................................................7
Hình 2.8: Vaccine 5 bệnh....................................................................................18
Hình 2.9: Vaccine 7 bệnh....................................................................................18
Hình 3.1: Bộ test CPV.........................................................................................23
Hình 3.2: Kết quả âm tính...................................................................................23
Hình 3.3: Kết quả dương tính..............................................................................23
Hình 4.1: chó nơn có bọt trắng............................................................................39
Hình 4.2: Chó đi phân lẫn máu............................................................................40
Hình 4.3: Chó đi phân lỏng lẫn máu đỏ nâu có cả niêm mạc ruột......................40
Hình 4.4: Chó ủ rũ, mệt mỏi................................................................................41

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

T
CPV
IM
SC
IV
KN
KT
ELISA

: Test
: Canine Parvovirus
: Tiêm bắp
: Tiêm dưới da
: Tiêm tĩnh mạch
:Kháng nguyên
:Kháng thể
:Enzyme Linked Immunosorbent Assay

viii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát một số chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh do Parvovirus tại bệnh
viện thú y Hưng Yên.
- Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống, lứa tuổi, giới tính và theo
mùa. Chó được tiêm phịng và chó chưa được tiêm phòng.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh do Parvovirus.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng của chó: thân nhiệt, tần số hô

hấp,tần số mạch đập.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó: bằng phương pháp
điều tra, khảo sát, thống kê trực tiếp và thông qua bệnh án tại địa điểm khảo sát
đồng thời thông qua theo dõi và quan sát trực tiếp.
- Phương pháp lấy mẫu, giám định và phân lập vi khuẩn.
- Phương pháp xử lý số liệu.
Kết quả chính và kết luận:
- Trong 315 ca bệnh được đem đến điều trị tại phòng khám thú y trong đó
số ca mắc bệnh truyền nhiễm là cao nhất với 113 ca bệnh chiếm tỷ lệ 35,87%
- Trong 113 ca bệnh truyền nhiễm có đến 108 ca bệnh do Parvovirus gây ra
chiếm 95,98%
- Các triệu chứng thường gặp do Parvovirus: nôn mửa nhiều lần, ỉa chảy
phân lỗng lẫn máu tươi và có mùi đặc trưng là tanh như ruột cá mè phơi nắng.

ix


PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là loại vật nuôi rất phổ biến ở trên thế giới, chúng được ni rộng rãi
với nhiều mục đích khác nhau như trơng nhà, làm cảnh, sử dụng chúng trong an
ninh quốc phòng… Với bản tính thơng minh, nhanh nhẹn dũng cảm, thân thiện
chúng dần trở nên thân thiết và trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu
của con người.
Hiện nay nhu cầu ni chó ngày càng tăng cao, giống chó càng ngày càng
đa dạng, rất nhiều giống chó ngoại được nhập vào nước ta. Các giống chó khác
nhau thì có chế độ chăm sóc khác nhau, cho nên các giống chó ngoại khi nhập
vào Việt Nam do chưa thích nghi với điều kiện mơi trường như khí hậu nhiệt đới

gió mùa luôn thay đổi thất thường, nhất là những lúc giao thoa giữa các mùa làm
cho các loài động vật đặc biệt là chó nhập ngoại khó thích nghi, sức đề kháng
giảm sút tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng… gây
bệnh. Gây thiệt hại lớn cho người chăn ni.
Qua q trình theo dõi và điều trị chó mèo tại Bệnh viện thú cảnh Hưng
Yên – Bs.NÊN – số 6 Dương Quảng Hàm, phường Lê Lợi, thành phố Hưng
Yên, tôi thấy bệnh về đường tiêu hóa là một trong những bệnh rất phổ biến và
gây thiệt hại lớn cho vật nuôi ở mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh
về đường tiêu hóa, trong số đó có Canine parvovirus (CPV) gây nên bệnh viêm
ruột tiêu chảy do Parvovirus rất phổ biến.
Bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở
chó, lây lan nhanh và làm chết nhiều đặc biệt ở chó con, ở chó trưởng thành tỉ lệ
chết thấp nhưng là nguồn tích trữ virus. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
vật nuôi và thiệt hại cho người chăn nuôi ở nước ta.

1


Nhằm tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus cũng
như để giảm thiểu tác hại do bệnh gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Tình hình dịch bệnh của thú cảnh đến khám, điều trị tại Bệnh viện thú y
Hưng Yên số 6 Dương Quảng Hàm, phương Lê Lợi, thành phố Hưng Yên và
thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus ”
2.2- MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Theo dõi tình hình dịch bệnh của thú cảnh đem đến khám và điều trị tại
phòng khám thú y Hưng Yên số 6 Dương Quảng Hàm, phường Lê Lợi, thành
phố Hưng Yên.
- Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus trên địa bàn
Hưng Yên mang đến khám tại phòng khám thú y Hưng Yên số 6 Dương Quảng
Hàm, phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên và ảnh hưởng của các yếu tố giống,

lứa tuổi, tính biệt đến tỷ lệ mắc bệnh.
- Thử nghiệm điều trị và đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày ruột do
Parvovirus ở chó.

2


PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 - Một số giống chó đang được nuôi phổ biến ở khu vực Hưng Yên
2.1.1 - Giống chó nội
Chó ta được người dân thuần hóa từ rất lâu đời. Chó ta có nguồn gốc từ
lồi chó sói lớn. Do nước ta có tập tính ni chó thả rơng nên có sự phối giống,
lai tạo tự nhiên, tạo ra nhiều giống chó với các đặc điểm, tập tính khác nhau.
2.1.1.1 - Giống chó vàng (chó gié)

Hình 2.1: Chó vàng (chó gié)
Chó vàng được ni phổ biến tại các vùng nơng thơn, có tầm vóc trung
bình, cao tầm 47 - 55cm, nặng khoảng 12-15kg. Giống chó này được ni với
mục đích chủ yếu là giữ nhà và săn mồi, chúng thân thiết với con người trong
quá trình nuôi, thông minh, tiếp thu nhanh nhưng ghi nhớ kém. Những đặc điểm
để nhận dạng: Chúng thường có màu lơng vàng hoặc vàng nhạt, đôi khi xuất
hiện các màu lông khác như xám, trắng… Đầu to rộng, trán rộng, phẳng, giữa
trán có rãnh khá sâu chia đầu thành hai phần bằng nhau. Chó đực phối giống
được ở lứa tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản được ở lứa tuổi 12 - 14 tháng.
Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con.

3



2.1.1.2 - Giống chó Phú Quốc

Hình 2.2: Chó Phú Quốc
Chó Phú Quốc thường có bộ lơng đen, đốm trắng hay vàng, bụng thon, trên
lưng lơng mọc có hình xốy, hay lật theo kiểu “rẽ ngơi”, lơng vàng xám có các
đường kẻ nhạt chạy dọc theo thân, chúng có cái đầu nhỏ, cổ dài, mõm dài và
chóp nhọn, tai dài, mỏng và có những chấm trên lưỡi. Chó Phú Quốc trưởng
thành cao 50 - 60cm, nặng 20-25kg. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và có
biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và
bộ lông mượt sát (1–2 cm) rất ngắn. Chó đực phối giống tốt khi được 15 - 18
tháng tuổi. Mỗi lứa chó cái đẻ từ 4 - 6 con.
2.1.2 - Giống chó ngoại
2.1.2.1 - Giống poodle

Hình 2.3: Chó poodle

4


Chó poodle có 5 dịng là: Standard, Miniature, Toy, Tiny toy, Teacup. Các
dịng khác nhau có các kích thước khác nhau và dùng kích thước để phân biệt
các dịng này. Dịng Toy được ni nhiều và phổ biến nhất chúng có kích thước:
chiều cao 23-38cm, cân nặng 3-5kg. Đặc điểm nhận dạng đó là bộ lơng xoăn tít
đa dạng về màu. Chúng nhanh nhẹn, thơng minh, quan sát tốt, trí nhớ cực tốt, dễ
huấn luyện. Chó đực thành thục sinh dục khi 10 - 12 tháng. Poodle là giống chó
cảnh dễ nuôi thông minh, nhỏ nhắn, dễ bảo nên chũng được ni phổ biến ở
nước ta hiện nay.
2.1.2.2 - Chó phốc sóc ( Pomeranians)


Hình 2.4: Chó phốc sóc
Giống chó này được lai tạo tại vùng Pomerania, Đức từ những cá thể có
kích thước nhỏ bé thuộc giống German Spitz. Mõm nhọn và bộ lơng dày và dài
điển hình của giống Spitz nói lên nguồn gốc từ Bắc Cực. Chúng có trọng lượng
từ 1,4 - 3 kg, cao từ 22 - 28 cm. Có nhiều màu lơng như màu trắng, kem, đỏ (da
cam), xám, nâu, đen.
Phốc sóc mặc dù chỉ cịn kích thước nhỏ bé, nhưng vẫn giữ ngun tính
tình dũng cảm của những con chó lớn. Chúng sủa rất nhiều và to, làm cho chúng
có thể trở thành giống chó canh gác tuyệt vời, thậm chí có thể thay thế các giống
chó to lớn khác. Đây cũng là giống chó có tính hiếu kỳ và có khả năng tiếp thu
tốt khi được dạy những trị cần có sự khéo léo. Ngồi ra, Phốc sóc cịn là giống
chó bầu bạn rất tuyệt vời. Tuổi thọ có thể lên tới 15 năm.

5


2.1.2.3 - Chó Samoyed

Hình 2.5. Chó Samoyed
Chó Samoyed có nguồn gốc từ Siberia, là giống chó mạnh mẽ, năng nổ và
rất linh hoạt. Chúng có thân hình gọn gàng với bộ lơng dày, bóng mượt có các
màu trắng, vàng, kem và hơi hung vàng nhưng màu trắng vẫn được ưa chuộng
nhất. Giống chó này rất thơng minh, ưa hịa bình, rất trung thành, chúng có xu
hướng chỉ quyến luyến với một người chủ, tuy vẫn tỏ ra yêu mến những người
khác, dễ chịu thận thiện và thích chơi đùa.
2.1.2.4 – chó pug

Hình 2.6: Chó Pug

6



Pug, hay thường được gọi yêu là chó mặt xệ, chó mặ ngu , là giống chó
thuộc nhóm chó cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng có một khn mặt
nhăn, mõm ngắn, và đi xoăn. Giống chó này có bộ lơng mịn, bóng, có nhiều
màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu đen và nâu vàng. Cơ thể của Pug nhỏ gọn
hình vng với các cơ bắp rất phát triển.
2.1.2.5 - Chó Fox

Hình 2.7: Chó Fox
Fox có nguồn gốc từ Pháp và du nhập vào Việt Nam đã lâu, chúng nặng từ
1,5 - 3kg. Đàu nhỏ, tai to và vểnh, mõm nhỏ dài, mặt màu sẫm hình ovan, ngực
nở, bụng thon, bốn chân nhỏ và cao cùng thân hình caan đối nên chạy rất nhanh.
Lơng ngắng, bóng, mượt sát như lơng bị, có các màu vàng bị, đen. Chó Fox là
giống đặc biệt ương ngạch và bướng bỉnh.
2.2 - MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CHÍNH CỦA CHĨ
2.2.1 - Thân nhiệt
Thân nhiệt là nhiệt độ của chó đo được qua trực tràng trong lúc con vật
yên tĩnh. Sự điều hòa thân nhiệt phụ thuộc vào tương quan giữa hai quá trình
sinh hiệt và tỏa nhiệt dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương và thể
dịch. Khi hia quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt mất cân bằng con vật có thể rơi
vào trạng thái bệnh lý (Cù Xn Dần, Trần Cừ 1975).
Trạng thái sinh lí bình thường thân nhiệt của chó là 37,5oC - 39 oC (Chu
Đức Thắng, Hồ Văn Nam, 2008). Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt thay đổi
tùy thuộc vào tính chất và mức độ bệnh.

7


Ngồi ra nhiệt độ của cơ thể chó cịn thay đổi bởi các yếu tố: lứa tuổi (chó

non có thân nhiệt cao hơn chó trưởng thành), tính biệt (con cái có nhiệt độ cao
hơn con đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ của chó, khi vận động
nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào
lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2oC - 0,5oC.
* Ý nghĩa: thông qua việc kiểm tra nhiệt độ của cơ thể gia súc, có thể xác
định được con vật có bị sốt hay khơng. Qua đó sơ bộ xác định được nguyên
nhân gây bệnh, mức độ, tính chất và tiên lượng của bệnh.
- Qua phản ứng sốt xác định được nguyên nhân gây bệnh: do viêm, nhiễm
trùng…
- Tính chất và mức độ bệnh: bệnh nặng, cấp tính (sốt cao), bệnh nhẹ, mạn
tính (sốt vừa hoặc nhẹ). Sốt cao thân nhiệt tăng 2-3OC, sốt nhẹ thân nhiệt tăng
1-2OC.
- Xác định tiên lượng:
+ Xác định tiên lượng tốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao nhưng giảm dần đến phạm
vi sinh lý bình thường.
+ Xác định tiên lượng xấu: bệnh nặng, sốt cao điều trị không giảm, sốt
cao liên miên, sốt cao rồi hạ đột ngột xuống dưới mức bình thường, ngay từ đầu
khơng sốt nhưng thân nhiệt thấp hơn bình thường.
Sốt là hiện tượng bệnh lý rất phổ biến vì nó quyết định phương hướng
điều trị. Sốt kéo dài thường đặt ra nhiều vấn đề phức tạp đơi khi khó giải quyết
vì rất nhiều ngun nhân, muốn chẩn đốn chính xác, ngồi việc chẩn đoán lâm
sàng thường phải kết hợp với phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng và phi lâm
sàng: lấy máu làm xét nghiệm.
Sự giảm nhiệt độ thường do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hóa chất
tác dụng, do tổn thương phóng xạ, đặc biệt do trúng độc… Sự tăng thân nhiệt
gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong bệnh cảm nóng, cảm nắng, các
bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng… gây trạng thái sốt cao.

8



2.2.2 - Tần số hô hấp ( lần/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở ra hít vào trong một phút. Tần số hơ hấp thể
hiện q trình trao đổi khí giữa phổi và mơi trường bên ngồi. Ở mỗi lồi gia súc
đều có tần số hơ hấp nhất định. Tuy nhiên ở trạng thái bình thường tần số hơ hấp
có thể thây đổi do: tác động của cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng
thái sinh lý, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, tình trạng bệnh lý, nhiệt
độ mơi trường, khí hậu…
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hơ hấp từ 18 - 20
lần/phút. Chó trưởng thành: giống chó to có tần số hơ hấp từ 10 - 20 lần/phút,
chó nhỏ có tần số hơ hấp 20 - 30 lần/phút.
Ý nghĩa: Ở trạng thái bệnh lý tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý.
Tần số hô hấp tăng trong những bệnh làm thu hẹp diện tích hơ hấp ở phổi, mất
đàn tính ở phổi. Những bệnh gây sốt cao, thiếu máu nặng, bệnh truyền nhiễm
cấp, bệnh ký sinh trùng đường máu…. Tần số hô hấp giảm khi gia súc mắc các
chứng bệnh: hẹp khí quản, bệnh gây ức chế thần kinh (u não, viêm não, chảy
máu não, tràn dịch não), do trúng độc, khi con vật bị lạnh, bị rối loạn trao đổi
chất, rối loạn chức năng thận, các trường hợp sắp chết.
2.2.3 - Tần số tim (lần/phút)
Tim co bóp hoạt động liên tục trong suốt cuộc đời con vật theo một nhịp
điệu nhất định gọi là một chu kỳ, khi tim co bóp gọi là tâm thu và khi tim giãn
gọi là tâm trương. Tần số tim mạch được quy định bằng số lần tim co bóp trong
1 phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý cơ
thể cũng như của tim.
Ở trạng thái sinh lý bình thường:
Chó con: 200 - 220 lần/phút
Chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút
Chó già: 70 - 80 lần/phút

9



Ý nghĩa : Tần số tim đập tăng khi gia súc bị các bệnh truyền nhiễm cấp
tính, bệnh ở van tim, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp, các nguyên nhân
gây kích thích thần kinh, các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng (chướng hơi,
giãn dạ dày…). Tần số tim đập giảm khi gia súc mắc bệnh làm tăng áp lực sọ
não, tăng hưng phấn thần kinh mê tẩu, hoặc trong trường hợp gia súc bị viêm
thận cấp, huyết áp tăng hoặc trúng độc.
2.3 - BỆNH VIÊM RUỘT - TIÊU CHẢY DO PARVOVIRUS Ở CHÓ.
2.3.1. Lịch sử bệnh
Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây ra với đặc điểm: tiêu chảy, phân
lẫn máu, giảm tối thiểu số lượng bạch cầu, tỷ lệ tử vong cao trên chó con. Bệnh
xảy ra quanh năm, nhưng thường vào mùa Xuân, mùa Hạ khi thời tiết nóng và
ẩm ướt. Đây là một trong những bệnh gây tổn thất lớn trong ngành chăn ni
chó ở các quốc gia trên thế giới.
Bệnh xuất hiện đầu tiên vào mùa thu năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm
1978 đã xảy ra ở nhiều vùng khác nhau ở Hoa Kỳ và Canada sau đó lan dần trên
phạm vi toàn thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc ở nhiều
ổ dịch xảy ra cùng một lúc. Đầu năm 1979 bệnh xuất hiện ở Úc, Hà Lan, Bỉ,
Anh, Pháp, bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó
nghiệp vụ (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus
* Phân loại
- Họ: Parvoviridae
- Giống: Parvovirus
- Lồi: Canine Parvovirus type 2
* Các đặc tính sinh học của Parvovirus
- Hình thái và cấu trúc: Là một DNA đơn virus khơng có vỏ bọc, có
đường kính 20nm, 32 capsome.
- Sức đề kháng với môi trường bên ngoài: Parvovirus đề kháng mạnh với


10


mơi trường bên ngồi.

Trong phân thì virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt

độ phịng. Nó đề kháng với tác động của Ete, Chloroforme, axit và nhiệt độ
(56oC trong 30 phút) (R.Moraillon, 1993).
- Đặc tính ni cấy của virus: Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây
bệnh tích tế bào (CPE) trên tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế
bào lymphocyte của chó trong thời kỳ cai sữa những tế bào trong thời kỳ gián
phân thích hợp nhất.
- Đặc tính kháng nguyên: Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất
hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung hòa
huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện vào ngày
thứ hai hoặc ngày thứ ba sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử dụng trong chẩn
đoán huyết thanh học. Phản ứng trung hịa huyết thanh rất khó thực hiện trong
phịng thí nghiệm.
- Khả năng miễn dịch:
+ Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá
kháng thể trung hòa hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ lên
rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc 9 – 12
tuần. Sau 2 – 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh ra có thể
cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 – 6 tuần tuổi.
+ Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho tồn
tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần thứ 10 hay tuần thứ
11 sau khi sinh. Ở chó con cịn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự xâm nhiễm
virus vaccine đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng này”, chó con khơng thể được

tiêm chủng hiệu quả trong khi nó thụ cảm hồn tồn với sự xâm nhiễm tự nhiên.
+ Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác
nhau ở thú thịt: Virus Panleucopenie felien (FPV). Virus gây viêm ruột ở chồn
(MEV). Sự tương đồng này có thể phát hiện bởi phản ứng trung hịa và phản
ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn

11


riêng biệt trong tự nhiên. FPV chỉ gây nhiễm cho mèo, MEV chỉ gây nhiễm cho
chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó.
2.3.3 - Dịch tễ học
 Lồi và lứa tuổi mắc bệnh:
Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho hộ chó: Chó nhà, chó sói, chó có
lơng bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ. Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với
bệnh. Thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó con từ 6 - 12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự huỷ bỏ
kháng thể mẹ truyền. Bệnh có khả năng lây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên
đến 50%, tỷ lệ tử vong trên chó con từ 50 – 100 % .
 Chất chứa căn bệnh:
Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất là phân.
 Mùa vụ :
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường thấy vào mùa hè khi thời tiết nóng
ẩm mưa nhiều. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm khả năng thải nhiệt của chó
kém do tuyến mồ hơi ít phát triển, là điều kiện bất lợi cho q trình điều tiết thân
nhiệt ở chó. Ngồi ra mưa nhiều làm mầm bệnh phát tán nhanh. Đây là nguyên
nhân chính mà bệnh thường phát tán vào mùa hè.
 Truyền lây:
Lây gián tiếp qua sự tiếp xúc tới môi trường vấy bẩn phân có mầm bệnh
hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe qua phân thải có virus phát tán trong

môi trương qua nhân tố trung gian truyền lây: dụng cụ chăn ni, chim chóc,
động vật gặm nhấm, con trùng ruồi nhặng mang mầm bệnh từ phân tanh hôi bay
đến gây nhiễm cho chó khỏe từ ổ dịch này đến nơi khác,…
Bệnh đặc biệt nghiêm trọng với chó khơng được bảo vệ từ kháng thể mẹ
hoặc tiêm phịng. Có hai thể bệnh điển hình là: thể tim và thể ruột. Sự lây lan
bệnh qua đường ruột là chủ yếu do con vật nuốt phải mầm bệnh. Số lượng virus
nhiễm vào cơ thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh và

12


mức độ của bệnh. Việc tiếp xúc với chó mang virus ở tần số và cường độ cao
cũng làm tăng khả năng mắc bệnh. Dấu hiệu chính của thể ruột là nôn mửa, ỉa
chảy nặng. Ở thể tim gây ra suy hơ hấp hoặc tim mạch ở chó. Tỷ lệ tử vong có
thể lên 91% trong trường hợp khơng được điều trị đúng cách. Canine Parvovirus
type 2 không lây sang người.
2.3.4 - Cơ chế gây bệnh
Virus có tính hướng tế bào niêm mạc đường tiêu hóa và các tế báo có
thẩm quyền miễn dịch thuộc hệ thống miễn dịch cơ thể. Sau khi xâm nhập vào
đường tiêu hóa, virus tấn công vào các niêm mạc đường ruột gây hiện tượng
viêm dạ dày ruột cấp tính và làm cho con vật ỉa chảy. Sau đó virus xâm nhập vào
máu, hạch lympho, nhân lên trong các tế bào bạch cầu, phá hủy bạch cầu, giảm
số lượng bạch cầu, dẫn tới giảm miễn dịch.

Sơ đồ 2.1. Sinh bệnh học của bệnh do Parvovirus trên chó
(Nguồn: Trần Thanh Phong, 1996)

13



×