Tải bản đầy đủ (.pdf) (542 trang)

Giáo dục việt nam những thập niên đầu thế kỷ XXI chiến lược và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.36 MB, 542 trang )


ĐẶNG BÁ LÃM

những

GIÁO DỌC VIỆT mn
THỘP n iê n đ ầ u THẾ KỶ XXI:

CHIẾN Lược PHÁT TRIEN

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC


LÒI GIỚI THIỆU
Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ 9, cũng như Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (nãm 1992 và mới được sửa đối năm 2001) đều khẳng
dịnh: giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trải qua 55 năm phát
triển, đặc biệt trong 15 năm đổi mới gần đây, giáo dục Việt Nam đã đạt
dược nhiều thành tựu to lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bước vào thế kỷ XXI với sự
phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt
công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá, thì vai trò của giáo dục
ngàv càng trở nên quan trọng, là động lực phát triển và nhân tô' quyết
định tương lai của mỗi quốc gia.
Với tinh thần dó, ngày 28 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phù
nước CHXHCN Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010”. Chiến hrợc xác định rõ mục tiêu, giải pháp và các bước đi
theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hóa, hiện đại hoá, xã hội hoá,
xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước


chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục Việt Nam sớm tiến
kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực. bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010.
Để phục vụ việc phổ biến và triển khai thực hiện Chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 cho cán bộ quản lý các cấp, các bộ, ngành
liên quan, cũng như việc nghiên cứu, học tập và tham khảo của cán bộ,
viên chức trong và ngoài ngành giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu

3


Phát triển Giáo dục, Cơ quan Thường trực soạn thảo Chiến lược dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn
cuốn sách “Giáo dục V iệt Nam những thập niên đầu th ế kỷ XXI: Chiến
lược phát triển".
Nội dung của cuốn sách được trình bày trong 6 phần với các mục:
Tinh hình giáo dục nước ta hiện nay; Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối
với giáo dục nước ta trong vài thập kỷ tới; Các quan điểm chỉ đạo phát
triển giáo dục; Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010; Các giải
pháp phát triển giáo dục; Các chương trình hành động trong giáo dục, đã
cụ thể hoá các mục tiêu, chủ trương, chính sách và các giải pháp thực
hiện, thể hiện tinh thần đổi mới của giáo dục Việt Nam, thực hiện các
Nghị quyết Đại hội Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai
đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020.
Cuốn sách này được biên soạn trên cơ sở kết quả của các đề tài, đề
án thực hiện tại Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục trong quá trình
xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 với sự tham gia và
phối hợp tích cực của các nhà khoa học, giáo dục, quản lý và các cơ
quan từ trung uơng đến địa phương, các vụ, viện, các trường dại học, các

sỏ Giáo dục và Đào tạo, và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Cuốn sách này ra mắt bạn đọc nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ
hơn những nội dung của “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ hữu ích cho tất cả những ai quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
NGUYỄN MINH HlỂN

BỘ TRƯỞNG, Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỤNG CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC

4


LỜI NÓI ĐẦU

Trong mấy chục năm gần đây nền giáo dục nước ta đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia vế xoá mù chữ
và phổ cập giáo dục tiểu học, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân
lực được nâng lên. Những thành tựu đạt được đã góp phần tích cực
chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển mới của đất nước đầu thế kỷ XXI. Tuy
nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và những thách thức của bối cảnh quốc tế trong
thế kỷ mới, nước ta cần xác định một chiến lược phát triển có căn cứ
khoa học.
Trong những năm từ 1982 đến 1985 nước ta đã khởi đầu xây dựng
chiến lược phát triển giáo dục, từ năm 1986 đến năm 1991 tiếp tục hoàn
chỉnh các định hướng phát triển giáo dục góp phần xây dựng chiến lược
Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 mà Đại hội Đảng
lần thứ VII đã thông qua. Năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập
Tổ Nghiên cứu Chiến lược phát triển giáo dục. Năm 1996 Bộ giao

nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục cho Viện Nghiên
cứu Phát triển Giáo dục. Năm 1997 Chính phủ đã ra Quyết định
500/TTg về việc xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục, nêu ra yêu
cầu, tổ chức, điều kiện xây dựng chiến lược trong giai đoạn mới. Ngày
28 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
đã phê duyệt “Chiến lược pliát triển giáo dục 2001-2010

5


Để cung cấp cho bạn dọc bức tranh toàn cảnh về giáo dục nước ta
trong thời kỳ đổi mới và phương hướng chiến lược đến năm 2010, tác
giả đã biên soạn cuốn sách: “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu
thế kỷ XXI: Chiến lược phát triển” dựa trên kết quả nghiên cứu cùa các
đề tài, đề án mà bản thân đã chủ trì hoặc tham gia, đã sử dụng các tư
liệu cùa các công trình nghiên cứu phục vụ việc xây dựng chiến lược
giáo dục của Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục trong hai chục năm
qua, tham khảo nhiều ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà
khoa học, giáo dục và hoạt động xã hội cho chiến lược phát triển giáo
dục 2001-2010 trong vài năm gần đây.
N h â n d ị p c u ố n s á c h ra m ắ t b ạ n đ ọ c , tôi x i n c h â n t h à n h c ả m ơn

về sự đóng góp đó. Tôi cũng xin cảm ơn các cộng sự của Viện

Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, cảm ơn Ban giám đốc và Ban hiên
tập sách Giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục đã tạo điều kiện đê
cuốn sách sớm được xuất bản.
Tôi hy vọng rằng cuốn sách không những cung cấp cho các nhà
lãnh đạo quản lý các cấp, các nhà hoạch định chính sách, các nhà
nghiên cứu và những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục những

thông tin, tư liệu bổ ích, mà còn giúp cho bạn đọc rộng rãi hiểu rõ
và góp phần thực hiện thành công C hiến lược pliát triển giáo dục
2001-2010 của nước ta.

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2003

TÁC GIẢ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTVH

Bổ túc văn hoá

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo



Cao đẳng

CNH

Công nghiệp hoá

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


ĐH

Đại học

EU

Liên minh Châu Âu

G D -Đ T

Giáo dục - Đào tạo

GDMN

Giáo dục mầm non

GDP

Thu nhập quốc nội

GDQD

Giáo dục Quốc dân

HĐH

Hiện đại hoá

HDI


Chỉ số phát triển con người

HDR

Báo cáo phát triển con người

K H -CN

Khoa học - công nghệ

K T-X H

Kinh tế - xã hội

NQTW

Nghị quyết Trung ương

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NSNN

Ngân sách Nhà nước

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức


OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PTCS

Phổ thông cơ sở

PTGD

Phát triển giáo dục

7


8

sv

Sinh viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


T H C N & DN

Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề

TW

Trung ương

UNDP

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

UNESCO

TỔ chức của Liên hiệp quốc về giáo
đục, khoa học và văn hoá

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc

USD

Đô la Mỹ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WTO


Tổ chức thương mại quốc tế

WB

Ngân hàng thế giới


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU - 3
LỜI NHÀ XUẤT BẢN - 5
DAN1I MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - 7
M Ở ĐẦU - 16

PHẨN THỨ N H Ấ T NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VÊ XÂY DỤNG
CHIẾN LUỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - 18
/ . / . Khái niệm và cấu trúc chiến lược phát triển giáo dục - 18
1.1.1. Khái niệm về lập kế hoạch chiến lược - 18
1.1.2. Khái niệm và cấu trúc chiến lược phát triển giáo dục - 22
1.2. Quá trình và tổ chức xây dựng chiến lược
phát triển giáo dục 2001 -2 0 1 0 ở Việt Nam - 32
1.2.1. Quá trình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục - 32
1.2.2. Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển giáo dục - 36
PHẦN THỨ HAI
HIỆN TRẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM - 3 7
/ / . / . Tinh hình giáo dục Việt Nam hiện nay - 38
II. 1.1. Những chù trương lớn về giáo dục trong thời kỳ đổi mới - 38
II. 1.2. Các chủ trương cụ thể trong toàn ngành giáo dục - 44
II. 1.3. Các chủ trương đối với từng cấp, bậc học và ngành học - 58
11.2. Những thành tựu của giáo dục trong thời kỳ đổi mới - 98

11.2.1. Một hê thống giáo dục quốc dân tươngdối hoàn chỉnh, thống
nhất đã được hình thành và đang được đa dạng hoá - 98
11.2.2. Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học
tập của xã hội - 101

9


n.2.3. Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo - 103
11.2.4. Công tác xã hội hoá giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu - 105
11.2.5. Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một sô' mặt - 108
11.2.6. Các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được cải thiện 113
11.2.7. Nguyên nhân của những thành tựu - 118
11.3. N hữ ng yếu kém -1 2 1
11.3.1. Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp - 123
11.3.2. Hiệu quả giáo dục trong và ngoài đều thấp - 128
11.3.3. Quy mô giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội - 129
11.3.4. Công bằng xã hội ưong giáo dục chưa được thực hiện đầy đủ - 134
11.3.5. Nội dung giáo dục thiếu thiết thực - 134
11.3.6. Phương pháp giảng dạy lạc hậu - 135
11.3.7. Đội ngũ giáo viên yếu, thiếu và không đồng bộ - 136
11.3.8. Cơ sở vật chất trường lớp còn gặp nhiều khó khăn - 137
11.3.9. Chưa phán luồng tốt học sinh sau giáo dục cơ sở - 138
11.3.10. Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn bất hợp lý - 138
11.3.11. Quản lý giáo dục chưa được phân cấp hợp lý - 141
11.3.12. Nguyôn nhân của những yếu kém - 143
11.4. S o sá n h n h ữ n g th à n h tự u g iá o d ụ c nước ta với trìn h độ

th ế giới - 147

PHẦN THỨ BA
BỐI CẢNH VÀ THỜI C ơ , THÁCH THÚC Đ ố i VỚI GIÁO DỤC
NUỚC TA TRONG VÀI THẬP KỶ TỚI - 157

n ụ . Bôi cảnh quốc tế - 157
111.2. Bối cảnh trong nước —174
111.3. Thời cơ và thách thức - 180

10


IU .4. Viễn cảnh Việt Num 2020 - 189
111.4.1. Viễn cảnh về kinh tế - 189
111.4.2. Viễn cảnh về xã hội - 190
111.4.3. Viễn cảnh về khoa học - công nghệ - 191
111.4.4. Viễn cảnh về giáo dục - 191
PHẦN T H Ứ T ư
CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIEN g i á o d ụ c - 194
IV .ỉ. Giáo dục là quốc sách hàng đẩu - 194
IV .2. Xây dựng nén giáo dục có tính nhân dân, dàn tộc, khoa học,
hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa —196
IV.3. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cấu phát triển kinh tế - xã
hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cô'quốc phòng, an ninh - 198
IV.4. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dán -201
PHẦN T H Ứ N Ã M
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐEN n á m 2010 - 206
v . l . Mục tiêu chung - 2 0 6
V.2. Mục tiêu phứt triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục - 207
V.3. Các mục tiêu ưu tiên - 216
PHẨN THỨ SÁU

CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LUỢC PHÁT TR1EN g i á o d ụ c - 220
V I.l. Đ ổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục - 220
VI.
VI.

1.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương ưình giáo dục các cấp - 220
1.2. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo nhân lực gắn với việc

làm - 224
VI.2. Phát triển đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp giáo dục -2 4 8
VI.2.1. Phát triển đội ngũ giáo viên - 248
VI.2.2. Đổi mới phương pháp giáo dục - 270
VI.3. Giải pháp đổi mới quản lý giáo dục - 2 8 3

11


VI.4. Giải p h á p hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dán và
phát triển m ạng lưới trường, lớp, cở giáo dục -3 0 1
VI.4.1. Hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển
mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục - 301
VI.4.2. Về phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ
thông - 302
VI.4.3. Về hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai của ngành
giáo dục - 327
VI.4.4 Về cơ sở vật chất trường học - 333
VI.4.5. Về phát triển giáo dục không chính quy - 339
VI.5. Giải pháp tăng cường nguồn tài chính giáo dục - 354
VI.6. Giải p h á p đẩy m ạnh hợp tác quốc fé '-3 8 1
V I.7. G iải p h á p đẩy m ạnh hợp tác quốc t ế - 402

PHẦN THỨ BẢY
CÁC CHUƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC - 421
V II.1. C hương trình p h ổ cập trung học cơ sở - 421
VII.2. Chương trình h ố trợ phát triển giáo dục dân tộc - 425
V III.3. Chương trinh đào tạo nhân lực cho nông thôn - 4 2 7
V II.4. C hương trình đào tạo nhân lực cho xu ấ t khẩu - 4 3 2
V II.5. C hư ơng trình xây dự ng các cơ sở giáo dục - đào tạo ch ấ t

lượng cao —444
V//.Ố. Chương trình xây dựng cơ sở giáo dục từ xa - 4 4 7
V I 1.7. C hương trình đổi mới phư ơng p h á p giáo dục - 456
V III.8 . C hư ơ ng trìn h xãy d ự n g đ ộ i ngũ giáo viên và các trư ờng
sư p h ạ m - 4 6 4
V Iỉ.9. C hương trình công nghệ th ô n g tin - 4 6 9
V II.10. Chương trình ngoại ngữ - 4 7 2
VII. 11. C hương trình đua người ra nước ngoài học tập, nghiên cứu
khoa học - 4 7 8
VU .12. C hương trình đổi mới quản lý giáo dục - 4 8 3

12


PHỤ LỤC
Phụ lục l : Sơ đồ Phàn tích môi liên hệ giữa các thành tỏ trong chiến
lược giáo dục - 488
Sư đồ Mối quan hệ giữa các giải p háp chiến lược và chương trình
h ành dộng
Phục lục 2 : sỏ liệu thống ké giáo dục mầm non 1996 - 2001 - 506
Phục lục 3 : Thống kẻ trường hợc và phòng học các cấp phổ thông 1996
- 2001 - 508

Phục lục 4 : Số liệu thống kê học sinh phổ thòng 1996 - 2001 - 510
Phục lục 5 : Sô liệu thống kê lớp học phổ thòng 1996 - 2001 -5 1 2
Phục lục 6 : Sô liệu thòng kê giáo viên phổ thõng 1996 - 2001 - 514
Phục lục 7 : Sô liệu thống kê giáo dục THCN 1996 - 2001 - 516
Phục lục 8 : Số liệu thông kê cao đảng và đại học 1996 - 2001 - 518
Phục lục 9 : Số giảng viên đại học và cao đảng 1996 - 2001 - 520
Phục lục 10 : Đào tạo công nhân kỹ thuật trong nước 1995 -1999 - 522
Phục lục 11 : Trình độ giáo viên các trường đào tạo công nhân kỹthuật
năm 1999 - 523
Phục lục 12 : Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo - 524
Phục lục 13 : Tỷ lệ chi NSNN cho GD & ĐT theo từng bậc học - 525
Phục lục 14 : Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tê' - xã hội của
Việt Nam - 526
Phục lục 15: Mục tiéu định lượng của phát triển giáo dục - 527
Phục lục 16 : Tổng hợp kết quả dự báo giáo dục theo các phương
pháp khác nhau - 528
Phục lục 17: Dự báo tài chính cho giáo dục - 532
Phục lục 18 : Các chương trình m ục tiêu quốc gia về giáo dục
2 0 0 1 - 2005 - 533

13


DANH MỤC CÁC BlỂU
Biểu 1 : Sự khác nhau giữa kế hoạch, quy hoạch và chiến lưực - 31
Biểu 2 : Các đạc trư n g của cương lĩnh, chiến lược, k ế hoạch phát
triển - 31
Biểu 3 : Sô lượng học sinh/sinh viên năm học 2001 - 2001 - 102
Biểu 4 : Tình hình phát triển hệ thông giáo dục ngoài công lặp - 105
Biểu 5 : Tinh hình lưu ban, bỏ học ở giáo dục phổ thông - 110

Biểu 6 : Tình hình tài chính cho giáo dục năm học 2000 - 2001 - 120
Biểu 7 : Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nưóe cho giáo dục theo các nưm - 120
Biểu 8 : Tình hình học sinh lưu ban, bỏ học ở cấp THCS theo vùng
nảm học 1997 - 1998 - 125
Biểu 9 : T ình hình học sinh bỏ học ở cấp T H C S theolớp và theo
miền - 128
Biểu 10 : Tỷ lệ lưu ban, bỏ học và tốt nghiệp ở các cấp hục phố
thông - 127
Biểu 11 : Tổng số học sinh/sinh viên - 129
Biểu 12 : So sánh các số tỷ lệ và chỉ số về giáo dục của nước ta \ới các con
số cao nhất và thấp nhất của một số nước trèn thẻ giới - 149
Biểu 13 : Khoảng thời gian học chính thức ở bậc tiểu học của một sỏ
nước được lựa chọn, năm 2001 - 155
Biểu 14 : Tỷ lệ học sinh tuyển vào các cấp học ở một sô nước Đông
Nam Ằ, 1999 - 156
Biểu 15 : Tỷ lệ trẻ mẵu giáo trong số dân độ tuổi mẩu giáo - 208
Biểu 16 : Mục tiêu dịnh lượng giáo dục mầm non - 209
Biểu 17 : Tỷ lệ học sinh tiểu học trong sỏ dân độ tuổi tiểu học - 210
Biểu 18 : Ty lệ học sinh THCS trong sỏ dản độ tuổi THCS - 211
Biểu 19 : Tỷ lệ học sinh TH PT trong số dân độ tuổi TH PT - 212
Biểu 20 : Mục tiêu định lượng giáo dục phổ thông - 212
Biểu 21 : M ụctiêu địn h lượng giáo dục tru n g học chuyên nghiệp và
dạy nghề - 214
Biểu 22 : Số sinh viên cao đảng - đại học trên 10.000 dân - 215
Biểu 23 : M ục tiêu định lượng giáo dục cao đẳng., dại học vè sau
đại học - 215
Biểu 24 : Đội ngũ giáo vièn mầm non và phổ thông phân theo vùng - 249

14



Biểu 25 : Tỷ lệ giáo viên ngoài công lập ớ bậc mầm non và phổ thông
Hãm học 2001 - 2002 theo vùng miền - 251
Biểu 26 : rình hình chuẩn hoá giáo viên phổ thông qua các năm - 252
Biểu 27 : Tình hình đạt chuẩn và trên chuẩn của giáo viên phổ thòng
năm học 2001 - 2010 theo vùng miền - 253
Biếu 28 : Trinh độ chuyên mòn của giáo viên, giảng viên trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học qua các năm - 254
Biểtii 29 : Quy mỏ phát triển giáo dục phổ thông - 303
Biểut 30 : Dự báo quy mỏ giáo dục phổ thông 2000 - 2005 - 304
Biểui 31 : Luồng học sinh tốt nghiệp trung học cư sở vào trung học phổ
thông - 305
Biểu* 32 : Luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ
thông vào trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - 307
BiẻUi 33 : Luồng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào đại học,
cao đảng - 308
BiéUỉ 34 : Sự phàn bỏ thí sinh trúng tuyển vào cao dẳng, đại học theo
địa phưưng - 314
Biểu* 35 : Cơ càu ngành đào tạo cao đẳng, đại học - 315
Biểui 36 : Sô trường và sô học sinh ngoài công lập - 317
Biểui 37 : Chi từ NSNN cho giáo dục - đào tạo (giá hiện hành) - 357
Biéiiì 38 : Ước tính chi phí trung bình năm 1994 của ngân sách và của
hộ gia đình cho một học sinh theo cấp/bậc giáo dục - 358
Biêiii 39 : Dự báo tài chính cho giáo dục - 363
Biếu 40 : Sô Iưựng các bài báo viết về giáo dục thời kỳl994 - 2000 - 386
Biẻui 41 : Tỷ lệ hục sinh ngoài công lập năm học 2001 - 2002 - 388
Bíếiẵi 42 : Quan hệ giữa các khoản chi của NSNN và dân đóng góp cho
giáo dục - 389
Biểui 43 : Quan hệ giữa các khoản chi của NSNN và dân đóng góp cho
siáo dục - 390

Biểii! 44 : Cơ cấu thu và tổng thu của các trường đại học và cao dẳng - 391
Biểtti 45 : Mức đóng góp học phí 1 tháng/học sinh - 391
Biểui 46 : Vlức thu học phí của 1 sô trường đại học theo khỏi ngành -392

15


MỞ ĐẦU
Giáo dục dóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và
truyền bá nền văn minh nhân loại. Trong thời dại của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành
động lực chính của sự phát triển, giáo dục được coi là nhân tố quyết
định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành
đạt của mỗi người trong cuộc sống của mình. Chính vì vậy, xây
dựng chiến lược phát triển giáo dục quốc gia trong bối cảnh mới là
một yêu cầu cần thiết.
Quy trình xây dựng chiến lược giáo dục được thực hiện trên cơ
sở đánh giá thực trạng giáo dục, phân tích các điểm mạnh, điểm
yếu, bối cảnh trong nước và quốc tế, đưa ra những mục tiêu chung,
mục tiêu cụ thể dựa trên các quan điểm phát triển và dự báo, đồng
thời đưa ra các giải pháp và chương trình cụ thể để thực hiện các
mục tiêu đó. Như vậy, quá trình xây dựng chiến lược tự nó đã là
một cơ sở vững chắc đảm bảo cho sự thành công trong giai đoạn
triển khai nhờ những nội dung sát với thực tế. Xây dựng chiến lược
giáo dục không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý, lãnh đạo
hay các nhà ra quyết định, các chuyên gia, mà còn được coi là trách
nhiệm của cả những người tham gia thực hiện nó. Vì vậy, trong quá
trình xây dựng chiến lược ngoài các nhà hoạch định chính sách, các
chuyên gia cần phải lôi cuốn những người có liên quan trực tiếp hay
gián tiếp có ảnh hưởng hoặc được hưởng lợi từ việc thực hiện chiến

lược này.

16


Sau 15 nãm dổi mới, giáo dục Việt Nam dã dạt dược những thành tựu
quan Irọng nlunm còn những yếu kém, bất cập. Để vượt qua những khó
khăn hiện tại và phát triển giáo dục Việt Nam trong bói cảnh thế giới
mới, thực hiện mục tiêu được khảng định trong Nghị quyết Đại hội IX
cua Đảng Cộng sán Việt Nam về Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2001 - 2010 là : "Đưa dất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
m è n , nàng cao rõ rệt dời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhàn
dân, tạo nén tảng dể đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
IIước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá". "Con đường công
nghiệp hoá - hiện dại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời
gian so với các nước di trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có
những bước nhẩy vọt..." ; ngày 28 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng
Chính

phủ



phê duyệt

“Chiến

lược

phát triển giáo dục


2 0 0 1 - 2010 " .
Chiên lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 xác định mục tiêu, giải
pháp và các bước di theo phương châm da dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả,
lạo bước chuyến mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm
tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực và tói dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.

17


P h ầ n thíấ n h ấ t

NHÚNG VẤN ĐẼ CHUNG VỄ XÂY DỰNG
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

I

- 1. KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC CHIẾN L ư ợ c PHÁT

TRIỂN GIÁO DỤC
1.1.1. K h ái niệm về lập k ế h oạch chiến lược
a) Kliáỉ niệm chung về lập kê'lioạch chiến lược
Khái niệm lập k ế hoạch chiến lược mới xuất hiện ở nước ta mấy
năm gần đây. Trong cơ ch ế k ế hoạch hoá tập trung, mỗi tổ chức,
đơn vị là một bộ phận của một tổ chức cao hơn, mọi k ế hoạch đều
do cơ quan cấp trên giao xuống. Cán bộ quản lý các cơ sở này có
rất ít quyền tự chủ trong lập k ế hoạch cho bộ phận của mình. Khi

nền kinh tế chuyển sang cơ ch ế thị trường, để tồn tại và phát triển,
mọi cơ sở đều phải xác định sứ mệnh cùa mình, mục tiêu, bước đi
và lập k ế hoạch cho các bước di đó. Tuy còn nhiều cơ sở nhận chỉ
tiêu k ế hoạch do cấp trên giao, nhưng những chỉ tiêu đó chưa được
coi như một thông số đầu vào cho việc lập k ế hoạch. Theo chúng tôi
cần phải phân biệt hai khái niệm : k ế hoạch chiến lược (strategic
plan) và k ế hoạch hành động (operational plan). Sự khác biệt giữa
lập k ế hoạch chiến lược và lập k ế hoạch hành động là thông sô' thời
gian. Lập k ế hoạch chiến lược hướng tới mục tiêu dài hạn còn lập
k ế hoạch hành động giải quyết vấn đề cho tổ chức trong khoảng
thời gian trước mắt. Lập kế hoạch hành động chỉ rõ người chịu
trách nhiệm thực hiện công việc, thời gian hoàn thành và chi phí cụ

18


thế cho từng hoạt động đó. Chúng ta có thể thấy mối quan hệ này
trong Sơ đồ l
Bryson (1988) và Hussey (1985) đã đưa ra một số định nghĩa về
xây dựng kế hoạch chiến lược. Trong đó định nghĩa sau đây phản
ánh tương đôi sát nghĩa của việc lập kế hoạch chiến lược : Lập k ế
lioạch chiến lược lù m ột hoạt dộng có tính luíớng đích nhằm xác
định một cách chính xác chúng ta muốn đến đâu và làm th ế nào đ ể
đến đó. Như vậy, lập kế hoạch chiến lược là xác định mục tiêu dài
hạn và xác định những cách thức đạt được những mục tiêu đó trên
cơ sở phân tích môi trường bên ngoài, diều kiện bên trong, nhu cầu
của tổ chức và các điều kiện tài chính, nguồn lực đã có và có thể
huy động được để thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Sư đồ 1 : Q uá trình lập kê hoạch tổng hợp


Lợi ích của lập k ế hoạch chiến lược là giúp cho một tổ chức ý
thức được những thay đổi ờ môi trường bên ngoài và tạo điều kiện
cho nó dương dầu một cách có hiệu quả với những thay đổi đó ; có
ý thức vể mục tiêu chung ; tạo điều kiện cho tổ chức đánh giá khả
năng của chính mình và phối hợp hoạt động để đạt mục tiêu đó ; tạo
điều kiện để tổ chức đánh giá ý nghĩa của đường lối hành động đã
cam kết ; tạo cơ hội để lôi kéo mọi người trong tổ chức tham gia

19


vào xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng ; làm rõ
phương hướng hoạt động của tổ chức ; đưa ra quyết định trên cơ sớ
tương lai của tổ chức ; xây dựng những nền tảng cho việc ra quyết
định. Ngoài ra lập kế hoạch chiến lược nâng cao kết quả hoạt dộng
của tổ chức ; xây dựng hoạt động chung của cả tổ chức và nhóm
chuyên gia ; cung cấp cho tổ chức một khung đổ đánh giá kết qua
hoạt động cúa minh ; lôi cuốn tất cả các cấp quản lý tham gia vào
các giai đoạn xây dựng và thực thi k ế hoạch.
b) Các tlĩành tố của k ế hoạch chiến lược
Một bản kế hoạch chiến lược thường bao gồm 7 thành tô : sứ
m ệnh của tổ chức, phân tích chiến lược, mục tiêu dài h ạ n , phiùniỊ’ ủn
chiến lược, các chương trình tổng hợ p, dự kiến tài chính và bản chí
đạo tổng hợp. Mổi một thành tô nêu trên đều đóne vai trò quan trọng
trong việc xây dựng và thực hiện k ế hoạch.
- Sứ mệnh của tổ chức là điểm khởi đầu của kế hoạch chiến
lược. Nó hình thành cơ sở cho sáu thành tô sau đó. Tuyên bỏ sứ mệnh
xác định quan điểm cơ bản của tổ chức. Nó cung cấp trọng tâm cho
việc xác định mục tiêu của tổ chức, lý do tồn tại cùa nó. Tuyên bô' sứ
mệnh xây dựng một tầm nhìn chung cho tát cả mọi người có mối liên

hệ với tổ chức. Chức năng chính cùa tuyên bố sứ mệnh là xác định tổ
chức sẽ ỉàm gì, bản chất và quan điểm cơ bản của tổ chức, cơ sở triết
lý của sự tổn tại của tổ chức.
- Phùn tích chiến lược là cơ sở dữ liệu cho kế hoạch chiến lược.
Nó bao gồm sự phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác
động lớn nhất tới tương lai của tổ chức. Nó xác định và sáp xốp thứ
tự ưu tiên, các vấn đề gây cấn và cách giãi quyết các vấn dề đó. Phàn
tích chiến lược là thành tố đòi hỏi nhiều thời gian nhất, v ế bán chất,
kế hoạch chiến lược là kế hoạch về quan điếm phát triển có sự minh

20


chứng cùa các dừ liệu. Phân tích chiến lược trả lời câu hỏi tại sao ?
Tại sao sứ mệnh là xác đáng ? Tại sao chiến lược này lại đúng đắn ?
T ạ i s a o n h ữ n g m ụ c tiêu dài hạn và c á c c h ư ơ n g trình t ổ n g hợp ấ y lại

phù hợp.
- Mục tiêu (lủi hạn xác định kết quả chiến lược cần đạt được khi
tiến hành sứ mệnh và phân tích chiến lược. Kết quả chiến lược nàv
rất rộng lớn dựa trên mong muốn đạt dược trong các lĩnh vực tăng
cường hiệu quả, tăng trưởng vẻ phạm vi, đa dạng hoá sản phẩm và thị
trường. Đỏi với các tổ chức giáo dục, các mục tiêu dài hạn bao giờ
cũng được xác định trên cơ sờ mô hình nhân cách và mô hình xã hội
cần đạt tới cùa các tổ chức giáo dục. Mục tiêu ĩăng trường của tổ
chức giáo dục dược coi là phương tiện để dạt được mục tiêu về phát
triển nhân cách và mục tiêu xã hội đó.
-

Định hướng


và phương átì chiến lược d à i hạn. Thành tố này

chí ra phương hướng lâu dài của tổ chức, đề cập đến định hướng của
kế hoạch hơn là làm như thế nào để đạt được mục đích. Phương
hướng chiến lược tập trung xác định vị thế của một tổ chức trong
tương lai hơn là tập trung vào xác định cách thức đưa tổ chức đến đó.
Định hướng dài hạn hoặc là khẳng định tính dúng đắn của phương
hướng hiện tại tổ chức đang di theo hoặc xác định lại định hướng mới
dựa vào sứ mệnh của tổ chức và sự phân tích chiến lược. Khi đã xác
định dược các định hướng chiến lược để thực hiện các mục tiêu chiến
lược đà đật ra, các phương án chiến lược sẽ dược xác định một cách
tương đối bài bản, có xác định ưu tiên và nghiên cứu khả thi.
- Các chương trình tổng hợp là những hoạt động cốt yếu cần
thiết để thực hiện chiến
Thuật ngữ chương

trình

lược và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

tổng hợp phải được hiểu là sự phối hợp toàn

bộ sức mạnh của các bộ phận của tổ chức trong việc thực hiện các
21


chương trình chung. Ví dụ, khi đưa ra một sản phẩm mới cần phải có
sự phối hợp sức mạnh của bộ phận kỹ thuật, sản xuất, làm thị trường
và bán hàng. Mục tiêu của các chương trình tổng hợp là dảm bào sự

chuyển tải những mục tiêu rộng, dài hạn thành những kết quả cụ thể.
Để kế hoạch chiến lược được thực thi một cách trọn vẹn, các chương
trình tổng hợp cần phải được xây dựng đủ tỷ mỷ dế có thể kiểm tra
và theo dõi tiến độ. Các chương trình tổng hợp phải tạo ra cái khung,
theo đó các mục tiêu ngắn hạn, các kế hoạch hành động và những sự
giám sát cụ thể có thể được thiết k ế và thực hiện để đạt dược kết qủa
của kế hoạch một cách cụ thể. Mục tiêu dài hạn và các chương trình
tổng hợp sẽ giải đáp câu hỏi cần làm cái gì và làm như th ế nào ?
- D ự toán tài chính là phân tích và tổng hợp các kết quả tài
chính đã dự trù cho các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Mục tiêu
của thành tố này là tập trung thông tin tài chính cùa từng bộ phận vào
một phần kế hoạch chung. Khác với các thành tố khác, dự toán tài
chính là thu thập tất cả thông tin từ phân tích chiến lược, mực tiêu
dài hạn và các chương trình tổng hợp phục vụ mục đích và phân tích
tính khả thi về mật tài chính.
- Bản ch ỉ dạo tổng hợp là sự tiếp nhận bản kế hoạch chiến lược
theo quan điểm của ban lãnh đạo của tổ chức. Bản chỉ đạo tổng hợp
ghi nhận những vấn đề gây cấn, kiểm tra tính lôgic của bản kế hoạch
và chương trình hành động. Tất cả những điều đó giúp ban lãnh đạo
trao đổi thông tin về viễn cảnh tương lai của tổ chức với các thành
viên và chỉ đạo việc thực thi nó.
I.Ỉ.2 Khái niệm và cấu trúc chiến lược phát triển giáo dục
Mỗi quốc gia đểu cần xây dựng chiến lược phát triển giáo dục
cho quốc gia mình. Việc lập k ế hoạch ở cấp quốc gia thể hiên vai
trò ngày càng tăng của chính phủ trong sự phát triển kinh tế và xã

22


hội của đất nước. Ngày nay, các chính phủ đưa ra những chính sách

cho các lĩnh vực quan trọng nhất và huy động nguồn lực cho việc
thực thi các chính sách đó. Chính phủ lập kế hoạch cho khu vực nhà
nước ; khuyến khích đầu tư tư nhân ; hiện đại hoá công, nỏng
nghiệp ; cung cấp phúc lợi y tế, giáo dục và xã hội ; định hướng sự
phát triển kinh tế và tác động đến sự chuyển đổi về mặt xã hội. Tóm
lại, những hoạt động vừa kể trên ngày càng làm tãng mức độ kiếm
tra của chính phủ đối với việc lập k ế hoạch và quản lý nói chung và
trong giáo dục nói riêng.
Nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, sau khi giành
được độc lập đã lựa chọn hệ thống lập kế hoạch tập trung vì các lý do
: Trong hầu hết các quốc gia mới độc lập, chỉ có chính quyền trung
ương mới có thể gánh chịu được các thử thách trên các m ặ t ; Để xây
dựng nền kinh tế đất nước, chỉ có chính phủ trung ương mới có thể
tiến hành các chương trình rộng lớn nhẳm can thiệp vào quá trình
đầu tư và sản xuất ; Các tổ chức quốc tế cung cấp tài trợ cho các kế
hoạch rộng lớn này thường muốn rằng các dự án đầu tư này cần dược
tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của họ thông qua chính phù.
Hơn thế nữa, nhiều yếu tố khác đã bắt buộc chính phủ trung ương
tiến hành lập k ế hoạch và quản lý một cách tập trung. Những yếu tố
này là : khả năng của các địa phương còn bất cập ; nhiều vùng kinh tế
xã hội còn lạc hậu và kém phát triển cần sự hỗ trợ của trung ương ; đầu
tư quôc tế thường thông qua chính phủ trung ương ; những biểu hiện
của sự quản lý bao cấp, hành chính vẫn còn tồn tại ờ nhiều nơi.
Khi nhiệm vụ phát triển trở nên phức tạp hơn, chính phủ trung
ương ngày càng hướng tới việc xây dựng kế hóạch tập trung. Có thể
nói rằng ở mức độ nào đó, lập k ế hoạch tập trung đã góp phần cải
thiện tình hình ở nhiều nước. Để có thể phát triển một cách có kế

23



hoạch, các chiến lược này phải được thiết kế phát triển dài hạn cho
một ngành, một lĩnh vực.
Xung quanh thuật ngữ chiến lược có rất nhiều quan điổm khác
nhau. Below, Morrisey và Acomb (1988) cho rằng chiến hrơc quy
định hướng di hơn là cái đích và cách thức đi đến cái đích đó. Lại có
người nhấn mạnh việc xác định đường đi trong xây dựng chiến lược
trên cơ sở giải quyết những vấn đề gây cấn có tính chiến lược hơn là
xác định mục tiêu chiến lược. Cả hai quan điểm này dều phiến điện.
Xây dựng chiến lược giáo dục, theo Sanyan và Martin (1992) là "sự
xác định những mục tiêu cơ bản, dài hạn của hệ thống giáo dục.
thòng qua đường hướng hoạt động và phân bổ nguồn lực cần thiết
cho việc thực hiện các mục tiêu đó". Hackman và Libby (1981) cho
rằng làm chiến lược là ra quyết định về mục tiêu dài hạn, nguổn lực,
mối quan hệ với môi trường, xác dịnh ưu tiên và những định hướng
tương lai. Nguyền Cảnh Hồ và Đặng Bá Lãm (1996) cho rằng chiến
lược là bản thiết kế sự phát triển dài hạn của một hệ thống. Như vậy.
ở mức độ nhất định có thế nói rằng : bằng việc xâv dựng chiến lược
và thực thi kế hoạch chiến lược, chúng ta có thể dưa hệ thống giáo
dục đến những mục tiêu xác định dài hạn theo "kịch bản" mong
muốn dựa trên phân tích vấn đề của hệ thòng, những yếu tố môi
trường bên trong và bên ngoài và những dự báo về tương lai.
Thông thường, việc xây dựng chiến lược bị chi phôi bởi các quan
điểm và những nguyên tắc nển tảng. Những quan điểm và nguyên tắc
này thể hiện trong những cách tiếp cận khác nhau tới các vấn đề của
giáo dục. Sự nhận thức của chính phủ về vai trò cùa giáo dục sẽ quyết
định sự ưu tiên cho giáo dục trong ngân sách nhà nước và các chính
sách đối xử với giáo viên, nhà trường và giải quyết các vấn đề của
giáo dục. Xác định vai trò của chính phủ đối với việc phát triển các


24


cáp bạc học trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực. Quan diêm của
chính phu vé các vấn (lề công bằng xã hói và vai trò quản lý của nhà
nước sẽ quyết định sự hao cấp đến mức nào và



quản lv chặt chẽ

hay long lẽo đổi với các cơ sờ giáo dục. Quan điểm dại chúng hay
phân hoá trons giáo dục sẽ quyết định quy mô và mức đầu tir cũng
như chất lượng giáo dục. Như vậy, các quan điểm và cách nhìn của
chính phù và các cơ quan lãnh dạo cấp nhà nước đối với giáo dục sẽ
quyết định các mục tiêu phát triển giáo dục trong thời gian dài.
Những quan điểm giáo dục thông thường dược xác định trong
mối quan hê chặt chẽ với các lĩnh vực khác : kinh tế và giáo dục ;
văn hoá và giáo dục ; chính trị và giáo dục ; khoa học - cống nghệ và
giáo dục (Đặng Bá Lãm. 1998). Nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tê
và giáo dục giúp chúng ta có cơ sở tìm ra những dấu hiệu, những yếu
tô tác dộng tích cực, những yếu tố gây hậu quả tiêu cực cùa môi quan
hệ này đê từ dó giúp nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khích
hoặc kiểm soát, khống chế chúng. Một chiến lược giáo dục được xây
dựng phù hợp với kha năng của nền kinh tế và quan tâm đến lợi ích
kinh tế thì mới có tính khả thi. Xuất phát từ mối quan hệ kinh tế và
giáo dục, có thể xác định ít nhất 3 quan điểm cho chiến lược phát
triển giáo dục ; thực hiện mối quan hệ thích hợp giữa phát triển kinh
tô và phát triển giáo dục ; dầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
và liên kết đào tạo nhân lực với thị trường lao dộng.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, nếu chọn
phát triển giáo dục đi sau phát triển kinh tế sẽ rơi vào quan điểm
chạy theo kinh tế thị trường đơn thuần và không thể đảm bảo cho
kinh tế tăng trưởng bền vững. Nếu chọn phương án phát triển giáo
dục di quá xa so với phát triển kinh tế, thì dễ mắc sai lầm chủ quan

25


×