Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thi hương thời nguyễn (qua hai trường thi hà nội và nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.37 MB, 85 trang )


THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN
(qua hai trưởng thi Hỏ Nội vỏ Nam Định)


Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Đỗ Thị Hương Thảo
Thi hương thời Nguyền (qua hai trường thi Hà Nội và Nam Định) /
Đỗ Thị Hương Thảo. - H .: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016. - 420tr.; 24cm
ISBN 9786046266372
1. Lịch sử 2. Giáo dục 3. Thi hưưiig 4. Nhà Nguyễn 5. Việt Nam
370.959709034 - dc23
DHL0003p-CIP


Đ ỏ THỊ HƯƠNG THẢO

THI HŨtlNG THdl NGUYỄN
(qua hai trưdng thi Hà Nội và Nam Định)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


MỤC LỤC
«



Lời cảm ơn


13

Lòi giới thiệu

15

D in n h ậ p

19

Chuưng 1. THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN: MỘT CÁI NHIN TỔNG q u a n
1.

Trưòngthi

37

1.1.

Các trường thi Hương và thời gian tổ chức thi

37

12.

Quy mô, cấu trúc và vật dụng trườngthi

41

2.


Nội dung thi Huơng

50

2.1.
22.

Kiến thức thi Hương
Nội dung thi Hương và những thay đổiqua các thời kỳ

50
55

3.

Quan trường

61

3.1.

32.

Thành phẩn, số lượng và nhiệm vụ
Quy trình làm việc

61
67


4.

Sĩ tử

75

4.1.
4.2.

Trước và trong khi thi
Học vị, ân điển của triều đình đối vớinhững người thi đỗ

75
83

Chương 2. TRƯỜNG THI HƯƠNG THĂNG LONG - HÀ NỘI
1.

Lịch sử hình thành và biến đổi

89

1.1.

Lịch sử hình thành

89

1.2.


Vị trí, quy mô, cấu trúc

91

1.3.

Những biến đổi của trường thi Huong HàNội từ nủa cuối thế kỷ XIX

97

1.4.

Thời gian tổ chức thi

105

2.

Nội dung thi Huong truyền thống

108

2.1.

Kỳ đệ nhất

109

2.2.


Ky đệ nhị

114

2.3.

Kỳ đệ tam

116

2.4.

Ky đệ tứ

118

3.

Quan truờng

120

3.1.

Thành phền, số lượng

120


THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN (qua hai truòng thi Hà Nội và Nam Định)


3.2.
3.3.

Giải ngạch chấm thi
Sai phạm của quan trường

128
130

4.

Cử nhân

134

4.1.

Số lượng
Quê quán
Bổ nhiệm quan chức

134
138
140

4.2.
4.3.
Chương 3.


TRƯỜNG THI HƯƠNG NAM ĐỊNH VÀ sự HỢP NHẤT
HAI TRƯỜNG HÀ NỘI VÀ NAM ĐỊNH

1.

Lịch sử hình thành và phát triển

145

1.1.

Lịch sử hình thành

145

1.2.

Vị trí, quy mô, cấu trúc

150

2.

Nhũng biến đổi trong nội dung thi Hương truyền thống

162

2.1.

Nhu cều sử dụng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ nửa sau thế kỷ XIX


152

22.

Nội dung các môn thi bổ sung

157

3.

Quan trường

175

3.1.

Thành phền, số lượng

175

3.2.
3.3.

Công việc của quan trường
Sai phạm của quan trường

182
191


4.

Cử nhân

197

4.1.

Số lượng

197

4.2.
4.3.
4.4.

Độ tuổi
Quê quán
Bổ nhiệm quan chức

199
202
207

Chương 4. MỘT sô' ĐẶC ĐIEM THI HƯƠNG THỜI NGUYÊN
1-

Các trirờng thi Huơng - Tiếp cận so sánh

211


1.1.

Về iịch sử hình thành, thời gian hoạt động

211

1.2.
1.3.
1.4.

Về vị trí, quy mô, cấu trúc
Về giải ngạch và số lượng người đỗ
Về việc bổ dụng Tú tài, Cử nhân

215
219
227

2.

Mối quan hệ giữa khoa cử và chính trị, văn hóa, xã hội
nhìn từ các truòng thi Hương

235

2.1.

Mối quan hệ giữa khoa cử và bộ máy chính quyền


235

2.2.

Chính sách giáo dục của triều Nguyễn và sự thay đổi
tương quan văn hóa vùng

240

2.3.

Mối quan hệ giữa khoa cử và đời sống văn hóa, xã hội

253


M ục

I

lục

7

KẾT LUẬN

251

TÀI LIỆU THAM KHẢO


271

PHỤ LỤC

309

1.
2.
3.

4.

Bảng
Bản đỗ, Sơ đô
Tư liệu

309
335
341

Tư liệu 1. Nội dung thi Hương truyền thống
Tư liệu 2. Quy định vể kỳ thi bổ sung của trường thi Hương

341

Nam Định
Tư liệu 3. Quan trường thi Hương
Tư liệu 4. STtử thi Hương

357

372
390

Ảnh

403


DANH MỤC BẢNG
«

Bảng 1.1,

Quy định thời gian tổ chức thi Hương của các trường

41

Bảng 1 1.

Cung ứng của triều đình đối vói

quan trường thi

Bảng 1.3,

Cung ứng của triều đình đối với

các trường thi Hương

Bảng 1.4.


Nội dung các kỳ thi Hương từ thời Gia Long đến

Bảng 1.5.

Nội dung các kỳ thi Hương thời vua Duy Tân

Bảng 1.6

số lượng quan trường thời Gia Long và đều Minh Mệnh

Hương

Tự Đức

(từ 1807 đến nửa đều năm 1825)
Bảng 1.7.

Bảng 2.1.

Ngày thi của trường Thăng Long - Hà Nội

Bảng 2.2.

số lượng quan trường trường Thăng Long - Hà Nội
thời Gia Long và đầu Minh Mệnh

59
51


62

53
107

121

số lượng quan trường trường Thăng Long - Hà Nội
thời Minh Mệnh, Tự Đức

Bảng 2.4.

49

số lượng quan trường thời Minh Mệnh
(từ nửa sau năm 1825 trở đi)

Bảng 2.3.

47

121

Các quan Phân khảo, Phúc khảo, Sơ khảo trường Nam Định
khoa thi năm 1848

126

Bảng 2.5.


Giải ngạch của truờng Hà Nội

129

Bảng 2.5.

số lượng Huong Cống/cử nhân truờng Thăng Long - Hà Nội

134

Bảng 2.7,

Quê quán cử nhân trường Thăng Long - Hà Nội

138

Bảng 3.1.

số lượng quan trường trường Nam Định
thời Gia Long và đều Minh Mệnh

Bảng 3.2.

số lượng quan trường trường Nam Định
thời Minh Mệnh và Tự Đức

Bảng 3.3.

175


176

số lượng quan trường trường Nam Định và Hà Nam
năm 1880 và 1885

176

Bảng 3.4.

Giải ngạch của trường Nam Định

185

Bảng 3.5.

Quê quán cử nhân trường Sơn Nam, Nam Định

Bảng 3.5.

từ khoa thi 1807 đến 1879

203

Quê quán cử nhân truờng Hà Nam từ khoa thi 1884 đến 1915

204


THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN (qua hai truòng thi Hà Nội và Nam Định)


10

Bảng 3.7.

Bổ nhiệm cử nhân trường Nam Định và Hà Nam

208

Bảng 4.1.

Thời gian hoạt động của các trường thi Hương trong nước

211

Bảng 4.2.

Quy mô các trường thi Hương thời Nguyễn

2 ^6

Bảng 4.3.

Số Cử nhân của các trường từ năm 1807 đến 1840

220

Bảng 4.4.

Số Cử nhân của các trường từ năm 1841 đến 1918


221

Bảng 4.5.

Số Sĩ tử và Cử nhân của các trường khoa thi năm 1858

z zz

Bảng 4.6.

Số Cử nhân các vùng Bắc - Trung - Nam thời Nguyễn

227

Bảng 4.7.

Số Cử nhân được bổ nhiệm làm quan theo vùng

229

Bảng 4.8.

Số Cử nhân được bổ nhiệm làm quan trong tương quan cả nước 230

Bảng 4.9.

Số lượng người dự thi, thi đỗ các kỳ của các trường thi Hương
khoa thi năm 1858

Bảng 4.10


245

Số lượng Hương Cống/cử nhân các trường được bổ nhiệm
làm quan

252


BẢNG TRONG PHỤ LỤC

Bảng 1.

Đề điệu, Giám thí, Giám khảo của trường Thăng Long, Bắc Thành

309

Bảng 2.

Chánh, Phó chủ khảo của trường Bắc Thành, Hà Nội

310

Bảng 3.

Chúc vụ, Phẩm trậ t của các Chánh, Phó chủ khảo
truòng Thăng Long - Hà Nội

Bảng 4.


số luọng dân đinh của một số tỉnh miền Bắc năm 1847

Bảng 5.

Bổ nhiệm Hương Cống/cử nhân trường Thăng Long -Hà Nội

Bảng 6,

Ngày tổ chức các kỳ thi ở trường Sơn Nam - Nam Định

Bảng 7.

Đê điệu, Giám thí, Giám khảo của trường Sơn Nam

312
313
314
316

(từ 1807 đến 1825)

317

Bảng 8.

Chánh, Phó chủ khảo trường Nam Định (từ 1828 đến 1879)

318

Bảng 9.


Chánh, Phó chủ khảo trường Hà Nam (từ 1888 đến 1915)

320

Bảng 10.

Chức vụ, Phẩm trậ t Chánh, Phó chủ khảo trường Sơn Nam,
Nam Định và Hà Nam

Bảng 11.
Bảng 1 z.

321

Số lượng Hương Cống/cử nhân
trường Sơn Nam - Nam Định và Hà Nam

322

Quê quán Hương Cống/cử nhân trường Hà Nội

323

(từ 1813 đến 1915)
Bảng 1 3.

số lượng Hương Cống/cử nhân các trường thi Hương
thời Nguyễn


324

Bảng 14.

Bổ nhiệm Hương Cống/cử nhân các trường thi Hương

326

Bảng 15.

Các kỳ Ân khoa thi Hương thời Nguyễn

333

Bảng 16.

số lượng Hương Cống/cử nhân qua các kỳ Ân khoa thời Nguyễn

334


DANH MỤC BẢN Đố - sơ Đố - BIỂU Đố

Bản đồ, Sơ đổ
Bản đồ 2.1.
Vị trí trường thi Hương Hà Nội trong Bản đồ Hà Nội

93

Bản đổ 2 2 .

Bản đồ Hà Nội năm 1866 do Trần Huy Bá vẽ lại
Bản đồ 2.3.
Hà Nội từ năm 1875 đến 1888
Sơ đổ 2.1.
Sơ đô Trường thi Hà Nội năm 1875

94
95
104

Sơ đồ 3.1.
Trường thi Hương Nam Định
Bản đổ 3.1.
Bản đổ Nam Định năm 1883

152
160

Bản đồ 32.

Bản đồ Nam Định 1883 chồng xếp trên bản đồ thành phố Nam
Định hiện nay

151

Biểu đổ
Biểu đỗ 2.1.
Biểu đổ 22.
Biểu đổ 2.3.
Biểu đồ 2.4.

Biểu đổ 3.1.
Biểu đồ 32.
Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3,5.

Tỷ lệ các chức quan giữ vị trí Chánh, Phó Chủ khảo
trường Thăng Long - Hà Nội
Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ của Cử nhân trường Thăng Long - HàNội
Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ các hạng của cử nhân trường ThăngLong Hà Nội
Phẩm trậ t của cử nhân trường Thăng Long - Hà Nội
khi được bổ nhiệm chức quan
Tỷ lệ các chức quan giữ vị trí Chánh, Phó Chủ khảo
trường Nam Định và Hà Nam.
Tỷ lệ đỗ Tiến sĩ của Cử nhân trường Nam Định và Hà Nam
Tỷ lệ đỗ các hạng Tiến sĩ của cử nhân trường Nam Định và
Ha Nam
Độ tuổi đỗ Cử nhân của trường Hà Nam
Tỷ lệ đỗ Cử nhân của các huyện tnuộc tỉnh Nam Định

123
137
137
142
179
198
198
201
206


Bản đổ, Sơ đổ trong Phụ lục
Bản đồ 1.
Bản đồ 2.
So đồ 1.
So đô 2.
Sơ đổ 3.
Sơ đồ 4.

Vị trí írưừng thi Hưong Hà Nội trong bản đô Hà Nội
(bản chú thích chữ Hán)
Vị trí trường thi Hương Hà Nội trong bản đồ Hà Nội
(bản chú thích tiếng Việt)
Vị trí trường thi Hương Hà Nội
Cấu trúc trường thi Hương Nam Oịnh (bảnvẽ của Orband)
Cấu trúc trường thi Hương Nam Định
(bản vẽ của Trẩn Văn Giáp)
Cấu trúc trường thi Hương ở Huế năm 1915

335
336
337
338
339
340


LỜI CẢM ƠN

Cuôn sách Thi H ương thời N guyễn (qua hai trường thi Hà Nội và
Nam Định) được xuất bản trên cơ sở Luận án Tiêh sĩ được triển khai

trong 5 năm nghiên cứu công phu, tâm huyết của tác giả dưói sự
hướng dẫn của GS. TS. N guyễn Q uang N gọc - nguyên Viện trưởng
Viện Việt N am học và Khoa học Phát triển; nguyên Chủ nhiệm khoa
Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và N hân văn, Đại học Quôc
gia H à Nội. Sự trường thành ngày hôm nay cùa tôi trong giảng dạy và
nghiên cứu khoa học, mà bước đầu là việc xuất bản cuôVi sách m à bạn
đọc đang cẩm trên tay, là nhờ m ột phần lớn công sức truyền dạy của
GS. TS. N guyễn Q uang Ngọc.
Ngoài sự nỗ lực của bản thân, cuô'n sách còn là kết quả của sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Lịch sủv Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Q uốc gia Hà Nội. Tác giả
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành tới các thầy cô trong Bộ môn
Lịch sử Việt Nam cố đại và trung đại, khoa Lịch sử: GS. Phan Huy Lê,
GS. TSKH. Vũ M inh Giang, PGS. TS. Vũ Văn Quân, PGS. TS. Phan
Phương Thảo, cố PGS. TSKH . N guyễn Hải K ế cùng nhiều thê'hệ các
thầy cô giáo của khoa Lịch sử - những người đã truyền dạy kiến thức,
phương p h áp ... và đặc biệt là niềm say mê trong thời gian tôi học
tập và làm việc tại khoa Lịch sừ. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gủi lòi cảm
ơn tới GS.TS Phạm Hổng Tung, PGS. TS. Hoàng Anh Tuấn (Đại học
Quốc gia Hà Nội); PGS. TS. Ngviyễn Đức Nhuệ, PGS. TS. Trần Thị Vinh,
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi (Viện Sử học); PGS. TS. Đào Tố Uyên
(Đại học Sư phạm Hà Nội); PGS. TS. Đoàn Minh Huấn (Tạp chí Cộng sản),
TS. Nguyễn Hữu Mùi (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)/ và nhiều chuyên gia
khác mà tôi không thể kể hết ở đây - những người có nhiều đóng góp xây
dụng quý báu cho nội dung của cuốn sách.
Cuốn sách này không th ế hoàn thành nêu không có sự giúp đỡ
cùa các đổng nghiệp trong và ngoài Khoa Lịch sừ. Tôi thật sự biết ơn
h ọ vì họ đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong quá trình khai thác
và xử lý tư liệu. Tôi xin gửi lòi cảm ơn tới ThS. Tông Văn Lợi, ThS.
N guyễn N gọc Phúc, TS. Trần Thái Hà, ThS. Trịnh Văn Bằng và nhiều

anh chị em đồng nghiệp khác trong quá trình tìm tư liệu. Tôi đặc biệt


14

I

THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN (qua hai truòng thi Hà Nội và Nam Định)

gửi lời cảm ơn tới Vũ Thị M inh Thắng, TS. Đ ặng Hồng Sơn, và ThS. Hà
Duy Biển - nhũng người bạn đã tận tâm và hết lòng giúp tôi cùng xù’ lý
khối tư liệu lưu trữ tiêhg Pháp tại Trung tâm Lưu trữ Q uốc gia I cũng
như các tài liệu chữ H án và tiếng Trung.
Trong quá trình điền dã, thực địa, tôi xin gừi lời cám ơn tới các cá
nhân, gia đình, và các cơ quan đoàn thể ở các địa phương đã nhiệt tình
hỗ trợ, giúp đỡ tôi khi làm tư liệu đê viê't cuôVi sách. Xin cám ơn Bảo
tàng Nam Định, Thư viện tinh Nam Định, bác H oàng Chương D ương nguyên Giám đốc Thư viện tỉnh Nam Định - người đã cùng tôi đi khảo
sát đ ể xác định lại vị trí trường thi H ương Nam Đ ịnh xưa, gia đình
TS. Đặng H ồng Sơn tại Nam Định và nhiều người dân sống tại thành
phô' Nam Định, những người đã giúp tôi làm sống lại những hổi ức,
hình ảnh về trưcmg thi H ương Nam Định - Hà Nam. Tại Huế, tôi xin
gừi lời cảm ơn tới nhà nghiên cứu Vĩnh Cao, gia đình PGS. TS. Nguyễn
Văn Đăng, PGS. TS. H oàng Văn Hiển, TS. Phan Thanh Hải, TS. Nguyễn
Phước H ải Trung cùng nhiều anh chị công tác tại Trung tâm Bảo tổn
Di tích CỐ đô Huê', Bảo tàng Mỹ thuật cung đinh Huê' đã giúp đỡ tôi
nhiệt tình trong quá trình khai thác tài liệu. Không thê không nhắc
tới lòng biết ơn của tôi tới TS. Sun Laichen, Khoa Lịch sử, Trường
Caliíornia State U niversity Pullerton, Hoa Kỳ - người đã giúp đỡ đê
tôi có cơ hội tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu và nguổn
tài liệu của các học giả nước ngoài trong thời gian tôi học tập và tìm tài

liệu tại Mỹ.
Bên cạnh thầy cô và đổng nghiệp, cuốn sách này không thê ra đời
nếu không có sự giúp đỡ, động viên của cha mẹ và những ngưòi thàn
trong gia đình, trong đó chổng, con trai và cô con gái nhó của tôi là cliô
dựa, là động lực tinh thần vững chắc đê tôi hoàn thành cuốn sách này.
Xin được cảm ơn Nhà xuất bản Đại học Q uốc gia Hà Nội đã giúp
đỡ, tạo điều kiện xuất bản kết quá nghiên cứu khoa học đầu tay của tôi
đ ể giới thiệu tới các bạn đọc trong và ngoài nước.

Đỗ Thị Hương Thảo


LỜI GIỚI THIỆU

CÓ m ột lớp sinh viên sinh ra trong ngày vui thống nhâ't non sông,
lớn lên trong hoàn cảnh vô cùng gian khó của thời bao cấp và những
n ăm đầu Đổi mới, nhưng lại là lớp sinh viên thành công hơn cả ở Khoa
Lịc.h sử, Trường Đại học Tổng hợp, nay là Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Q uôc gia Hà Nội. Đó là lóp sinh viên
L ịch sử khóa 37 (1992 - 1996), mà Đỗ Thị H ương Thào là gương mặt
tiêu biểu của khóa học đặc biệt này. Tôi có may mắn được hướng dẫn
Đỗ Thị H ương Thảo từ những bài học đầu tiên ở bậc đại học, cho đến
kh óa luận Cử nhân, luận văn Thạc sĩ và luận án Tiêh sĩ, tâ't cả đều có
liên quan đêh N ho học và giáo dục Nho học ở Việt Nam thời quân chủ,
n êĩì thật xúc động và vinh hạnh khi được đọc và viết giới thiệu cuốn
sách Thi Hirơng thời N guyễn (qua hai trường thi Hà N ội và Nam Định) do
N hà xuất bản Đại học Q uốc gia Hà Nội ấn hành.
Cuôn sách là kết quả của quá trình nâng câp và hoàn thiện bản
luận án Tiến sĩ đã được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tặng giải cao
cho những luận án Tiến sĩ xuất sắc nhất năm 2014. N hư tên gọi của nó,

trên cơ sớ nghiên cứu, khảo sát hai trường thi H ương lớn của m iền Bắc
là trường thi H ương Thăng Long - Hà Nội và trường Nam Định, cuô'n
sách đã trình bày, phân tích và luận giải nhiều khía cạnh, vấn đề khác
nhau của thi H ương dưới thời Nguyễn.
Việc lựa chọn phương pháp cũng như địa bàn nghiên cứu của
cuôVi sách là hoàn toàn hợp lý. Sách được cấu trúc thành 4 chương theo
lô gích chặt chẽ, trong đó chương 1 cung cấp một cái Ỉĩỉún tổng CỊuan về
thi Hương thòi Nguyễn làm cơ sờ đi sâu vào các nội dung quan trọng
nhất là các trường thi Hưcyiìg ở T7ỉđní^ Lon<ị - Hà N ội (chương 2), ờ Nam
Định (chương 3). Lịch sử hình thành, biêh đổi và hoạt động của mỗi
trường thi được trình bày chi tiết/ cụ th ể nhằm tái hiện bức tranh thi
Hương khu vực châu thồ sông Hồng... Bạn đọc sẽ thấy trong hai chương
này những phân tích cụ thể vể nội dung thi Hương, cách thức chấm
thi, cách thức tuyển lựa quan trường, tỷ lệ đỗ Cử nhân theo độ tuổi/


16

I

THI HƯƠNG THỜI NGUYEN (qua hai tmòng thi Hà Nội và Nam Định)

quê quán và việc bô nhiệm những người đỗ đ ạ t... Chvỉơng 4 với tiêu
đề: M ộì so đặc điểm thi H ương thời N guyền, tác giả đưa ra nhiêu nhận
xét khách quan, đáng tin cậy và có nhiều điêm lý thú vê' thi H ương cùa
triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam và môì quan hệ
của khoa cử với các vấn đ ề văn hóa, chính trị, xã hội.
Ngoài việc đi sâu tìm hiểu quy trinh, cách thức của các kỳ thi
Hương, tác giả cuốn sách đã nhìn ra những chính sách giáo dục của cac
vua triều Nguyễn, nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công

việc của bộ máy Nhà nưóc trải dài từ Bắc tới Nam. Đ iếm đáng lưu ý là
trên cơ sở phân tích các sô' liệu về sĩ từ dự thi, về số người đỗ H ương
cống/Cử nhân của 2 trường thi H ương Hà Nội và Nam Đ ịnh (vào cu ố i
thời Nguyền, 2 trường này nhập lại thành trường Hà Nam ), cuô'n sách
cho bạn đọc m ột nhận thức mới về truyền thống khoa cừ của vùng
Đ ổng bằng Bắc Bộ. Có th ể nói bằng những điều chinh trong chính
sách, nhà N guyễn đã thay đổi tương quan văn hóa, tương quan về tỷ lệ
đỗ đạt giữa các vùng theo ý m uốn của triều đình. Áp dụng chính sách
đặt ''giải ngạch" và nhiều chính sách khác có liên quan, nhà N guyền
đã thành công trong việc kiềm c h ế số lượng người đỗ của vùng Bắc B ộ
ngay từ kỳ thi H ương và tăng sô'người đỗ của vùng Trung và Nam Bỏ.
Các chính sách giáo dục của nhà Nguyễn đã giúp cho sĩ tử cúa Nam B ộ
không phải cạnh tranh trực tiếp với sĩ tử của m iền Bắc. Cùng với no,
nhà Nguyền cũng tù'ng bước chuyển dần ảnh hường của Nho giáo và o
vùng đất Nam Bộ. CuôVi sách cũng cho biê't tù chỗ thu hẹp sô' lượng
ngưòi đỗ thi Hương, nhà N guyễn đã thu hẹp cơ hội trớ thành Tien 5.Ũ
và tham gia vào tầng ỉớp quan lại cua các Cư nhân xuấl Ihâỉì tù luiềiii
Bắc trong bộ m áy chính quyền. Thêm nữa, cuốn sách còn chi ra sự khá c
biệt vể việc bô nhiệm những người đỗ thi H ương vào bộ máy chính
quyền. Nhà N guyễn có xu hướng ưu tiên bổ nhiệm người thuộc m iền
Trung và Nam Bộ hon là các Cử nhân cua Đ ổng bằng Bắc Bộ. C u ốn
sách đã trà lời được câu hòi nghiên cứu mà chính tác giả đã đặt ra rằng,:
Liệu có hay không có chính sách giáo dục mà rộng hơn là chính sách
văn hóa vùng của triều N guyễn?
Vơi khung thời gian nghiên cứu trải dài từ khoa thi H ương đẩu
tiên tổ chức dưới thời vua Gia Long (năm 1807) cho đến khoa thi
H ương cuối cùng được tổ chức ở miền Bắc Việt Nam (năm 1915), cuốn


17


Lời giới th iệ u

sách củng giúp bạn đọc thấy được những thay đổi của thi H ương triều
Nguyễn trước và sau khi có sự can thiệp của chính quyền Pháp. Những
luận giái trong sách cho thây m ong m uốn và nỗ lực níu kéo khoa cừ
truvền thống của triều N guyễn cuối cùng cũng không thắng được xu
thê' và thực tế vận động của xã hội Việt Nam đầu th ế kỷ XX, sau khi
tiếp xúc với văn m inh phương Tây. M ặc dù vậy, ở khía cạnh nào đó,
cuôVi sách cũng cho biết, cho đê'n những năm cuối cùng của khoa cử
truyền thông, sô' lượng người dự thi H ương ở trưÒTig Hà Nam không
h ề giảm sút mà còn tăng với số lượng đáng k ể (dao động từ 8.000 đêh
13.000 người), cho thây tâm thức học để thi đỗ, ra làm quan đã trở
thành truyền thống và vẫn duy trì m ạnh m ẽ trong xã hội Việt Nam dù
nền giáo dục Nho học đang đi đến hổi kết thúc.
Trong bôi cảnh đã có nhiều công trình xuâ't bản về thi Hội và thi
Đình, thì cuốn sách Thi H ương thời Nguyễn (qua hai trường thi Hà Nội và
Naiìi Định) của TS. Đỗ Thị H ương Thảo góp vào việc nhận diện thi cử
Nho học m ột cách cơ bản, toàn diện và hệ thống hơn, bắt đầu với kỳ
thi đầu tiên, cơ bán - thi Hương. Tôi hy vọng cuốn sách không chỉ đáp
ứng được nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu, mà với lôi trình bày rành
rẽ, khoa học và khúc chiê't, cuốn sách sẽ được tất cả các bạn đọc xa gần
đón nhận và chân quý.
Xin trân trọng giới thiệu cuôn sách Thi Hươn<ị thời N guyễn (qua
hai trirờiiĩ; thi Hà N ội và Nam Định) của TS. Đ ỗ Thị H ương Thảo với
bạn đọc.
Hà Nội, những ngày cuối năm 2016

GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc
Phó Chủ tich Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam



DẪN NHẬP

G iáo dục và khoa cử Việt Nam thời trung đại là phương thức
tuyển lựa nhân sự, nhân tài cho bộ máy chính quyền và cũng là một
trong những cách thức đ ể kẻ sĩ có th ể tham gia vào chôh quan trường.
M ặc dù có nhiều loại hình thi khác nhau, trong khoa cử truyền
thống, khoa thi chính yếu và quan trọng là khoa thi Tiến sĩ gồm 3 câ'p
thi H ương, thi Hội và thi Đình. Trong 3 cấp thi này, thi H ương là kỳ
thi đầu tiên, tô chức ở địa phương, chọn ra những người có năng lực
lên kinh đô vào thi Hội, thi Đình. M ặc dù thi H ương là kỳ thi cơ bản,
quan trọng nhung dựa vào tính chất và yêu cầu về độ khó tăng dần của
các kỳ thi, đa phần các nhà nghiên cứu về giáo dục khoa cử thời trung
đại thường tập trung nghiên cứu những khía cạnh khác nhau cùa thi
Hội và thi Đình đ ể từ đó tìm hiểu hình thỨQ nội dung tư tưởng của
N ho giáo cũng như các vân đề có liên quan đến giáo dục Nho học
Vân theo hướng tiếp cận này, đối với giáo dục Nho học, các học giả, các
nhà nghiên cứu có xu hướiig nghiêng về tìm hiểu các loại hình trường
có chức năng, đào tạo (trường học) như Q uôc Từ Giám (Thăng Long,
H uê); trường học các cấp phủ, huyện, tổng ớ địa p h ư ơ n g... mà ít tìm
hiểu các trường có nhiệm vụ tổ chức các kỳ thi (trường thi Hương, thi
Hội), một phẩn vì sự thiêu vắng của tư liệu và phần khác là do loại
hình trường thi này chiêm tỷ lệ không nhiều so với các trường có chức
năng dạy học.

(1)

C ó thể kể đến các công trình nghiên cứu như: C á c nhá khoa b â n g Việt Nam
(1 0 7 5 - Ỉ 9 Ỉ 9 ) do Ngô Đức Thọ chủ biên năm 2 0 0 6 . Tiến s ĩ Nho học Tìĩân^ Long

- H à Nội ( Ỉ 0 7 5 - Ì 9 Ị 9 ) của Bùi Xuân Đính năm 2 0 0 3 , B ư ớ c đầu tìm hiểu văn
sách Đ ình đối thời N guyễn - luận văn Thạc sỹ Ịchoa học Ngữ văn của Đinh Thanh
Hiếu năm 2 0 0 3 , K hoa ĩhi Tiến s ĩ cuối cù n g trong lịch s ử khoa c ử Việt Nam
(K ý Mùi, K hải Đ ịnh năm thứ tư, 1 9 1 9 ) của Phạm Vãn Khoái năm 2 0 1 0 , Vãn sách thi
Đ ình T hă ng L o n g - H à Nội trong tù sách 1 0 0 0 năm Thăng Lon g - Hà Nội năm 2 0 1 0 ,
Nhà nước pho ng kiến Việt Nam với việc s ử dụng cá c đại khoa h ọ c vị Tiến s ĩ ( ỉ 0 7 5 - Ỉ 9 Ỉ 9 )
của Lê Thi Thanh H òa năm 2 0 ỉ I ...


20

I

THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN (qua hai truờng thi Hà Nội và Nam Định)

Thi H ương ở V iệt Nam bắt đầu từ thời Trần, nhưng dưới thời
Trần và thời Lê, cơ bản các tài liệu ghi chép về thi H ương còn lại
không nhiều, nếu có thư ờng ở dạng gia phả, hương ước, văn b ia ...
nằm rải rác tại các địa phư ơng nên việc tiếp cận nghiên cứu khó khăn,
đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, triều N guyên là
triều đại còn lưu lại khá đầy đủ các tư liệu liên quan đến thi H ương,
trong đó phải k ế đến bộ Q iiôc triều H ương khoa lục cùa Cao Xuân D ục
ghi chép họ tên, quê quán, độ tuổi thi đ ỗ ... của hơn 5.000 H ương
cống/C ử nhân thời N guyễn. H ơn nữa, là vương triều cuối cùng trong
lịch sử phong kiêh V iệt N am , triều N guyễn nằm trong giai đoạn lịch
sử khá đặc thù so với các triều đại trước đó. Đ ây là triều đại mà lãnh
thổ V iệt Nam có diện tích lớn nhất, trải dài từ ải N am Q uan tới mũi
Cà M au, với sự đa dạng văn hóa, kinh tế, xã hội của nhiều tộc người,
vùng m iền... Nếu như ở nhữ ng th ế kỷ trước, Đại V iệt về cơ bản chỉ
tiếp xúc và giao lưu văn hóa với hai nền văn m inh lớn của châu Á là

Trung Hoa và Ấn Độ, thì đêh th ế kỷ XIX, triều N guyễn còn được đặt
trong bôl cành tiếp nhận thêm sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa, văn
m inh phương Tây. D o vậv việc nghiên cứu hoạt động khoa cử của
thời N guyễn có th ể cung cấp cái nhìn về thực châ't của giáo dục Nho
học đặt trong mô'i quan hệ với yêu cầu thực tại của xã hội Việt Nam
th ế kỷ XIX, cũng như góp phần tìm hiếu cơ chê' tâm thức của người
Việt trong "gu ổn g m áy" học tập và thi cừ vốn đã tổn tại trước đó
hàng trăm năm. N goài ra, đặt trong bôi cảnh khu vực, khi Hàn Quô'c
chấm dứt nền giáo dục H án học theo mô hình Trung Q uốc vào năm
1894 và bản thân Trung Q uốc - nơi khởi nguồn của nền giáo đục Hán
học - kê't thúc nền giáo dục này vào năm 1905 thì V iệt Nam chính là
nước cuô'i cùng trong 3 nước Đ ông Á châm dứt khoa cú', vào năm
1919. Vì vậy, chọn giáo dục và khoa cừ cúa triều đại cuối cùng trong
lịch sử phong kiến V iệt Nam làm đối tượng nghiên cứu ít nhiều góp
phần làm rõ diện m ạo bứ c tranh giáo dục khoa cử của các nước chịu
ảnh hường từ m ô hình giáo dục Hán học của Trung Hoa.
Nhìn tổng quan, các công trình nghiên cứu, bài viết về thời
Nguyễn, về giáo dục khoa cử nói chung và giáo dục khoa cử thời
N guyên nói riêng có thê chia thành mây nhóm sau:


D ẩn nhập

21

Trước thời Nguỵễn, các quy định, chính sách liên quan đến giáo
dục Nho học của các triều Lý, Trần, Lê, M ạc và Lê trung hưng được ghi
chép trong nhiều tư liệu lịch sừ như: Việt sử lược, Việt sử tiết yểu, Đại Việt
sừ ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, Đại Việt sử ký tiền b iê n ... Trong các
sách này, hoạt động gắn liền với giáo dục được nhắc đến nhiều nhất là

thi Hội, thi Đình rồi m ói đến thi H ương. N goài các sách nói trên, có thê
k ể đêh những ghi chép, nghiên cx>u về giáo dục của Lê Q uý Đ ôn trong
Kiến văn tiểu ỉục, Đại Việt thông sử, Vân đài loại ngữ; của Phạm Đình
HỔ trong Vũ trung tùy bú t... giúp người nghiên cxhi có hiểu biê't, hình
dung rõ ràng về thi H ương trước thời Nguyễn. Ngoài ra, trong phần
"K h o a m ục chí" của cuốn Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú
dành hẳn quyển XXVII đ ể nói về th ể lệ thi H ương thời Lê trung hưng.
N hìn chung, do tírửi châ't là kỳ thi đẩu tiên, dễ hơn so với thi H ội và thi
Đ ình nên tư liệu về thi H ương thời Lê và trước thời Lê không nhiều và
khá rải rác.
Thời Nguyễn, việc tìm hiểu, nghiên cứu về giáo dục có th ể tìm thấy
trong các bộ chính sử do Q uốc Sử quán và Nội các triều Nguyễn biên
soạn như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực ỉục,
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự ìệ tục
biên, M inh M ệnh chính yếu, Đổng Khánh Khải Định chính yêu... Các tài
liệu này giúp tìm hiểu các quy định của nhà N guyễn đối với giáo dục
khoa cứ như; các quy định liên quan đến kỳ thi H ương và các trường
thi H ương; chiếu, dụ, sắc chi của các vua N guyễn về các hoạt động
giáo dục, khoa cử liên quan đến sĩ tứ và quan trường, cách thức tổ
chức thi, chấm b à i... Ngoài ra, các tài liệu liên quan đêh giáo dục thời
N guyễn còn được nhắc đêh trong Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều
H ương kỉwa lục, Quốc triều khoa bảng lục...
Ngoài các tài liệu chính sử đã trình bày ở trên, trong khoảng 50
năm đầu của th ế kỷ XX xuất hiện m ột số công trình nghiên cứu về giáo
dục khoa cử Việt Nam thời cổ trung đại của các học giả Việt Nam. Đặc
điểm chung của giai đoạn này là tác giả của các công trình nghiên cứu
không chi có vốn kiến thức Tây học mà còn là những nhà Hán học uyên
bác. Phần lớn các bài viết trong giai đoạn này được công b ố trên các
tạp chí Nam Phong, Thanh Nghị, Tri T ân... như: "K h ảo cứu về sự thi ta"



THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN (qua hai tmòng thi Hà Nội và Nam Định)

22

cùa D ương Bá Trạc trên Tạp chí Nam Pìĩong (năm 1919)/'Q u y ển thi văn
bình chú''của N guyễn Văn Tô' trên Tạp chí Tri Tân (năm 1942); ''K hoa
thi H ương năm Tân M ão (1891)'' của N guyễn Tường Phượng trên Tạp
chí Tri Tãn (năm 1943)... Trong khoảng thời gian này, đáng kê nhât là
cuôh Lược khảo v ề khoa cử Việt Nam (từ khởi thủy đêh M ậu Ngọ 1918) cua
Trần Văn Giáp xuất bản năm 1941, giới thiệu những nét đại cương nhất
về giáo dục và khoa cử H án học ờ Việt N am từ khi hình thành đêh lúc
kết thúc.
Nlỉữn<ị nãm 80 - 90 của thê'kỷ XX, các công trình nghiên cứu để
cập đêh giáo dục và khoa cử Việt Nam thời phong kiến nói chung và
nhà N guyễn nói riêng ngày m ột nhiều, như: Tỉm hiểu nền giáo dục Việt
Nam trước năm 1945 của Vũ N gọc Khánh (năm 1985); Giáo dục Việt Naỉỉỉ
thời cận đại của Phan Trọng Báu (năm 1994); N ho học ở Việt Nam ~ Giáo
dục và thi cử của Nguyễn T h ếL o n g (năm 1995); Khoa cử và giáo dục Việt
Nam của Nguyễn Q. Thắng (năm 1998, sau đó tái bán nhiều lần); Sự
phát triển <^iáo dục và c h ếđ ộ thi cừ ở Việt Nam thời phong kiêh của Nguyên
Tiêh Cường (năm 1998)... N hững cuốn sách này có điểm chung là giới
thiệu về khoa cứ Việt Nam qua nhiều thời kỳ lịch sử. Các sách được
biên soạn theo trật tự thời gian với các nội dung cơ bản như: sách học
trong nhà trường, quan điểm triết học của N ho giáO/ hệ thông trường
học ở tm n g ương và địa phương, cách thức tổ chức thi cử, ân điển và
những đãi ngộ đôì với người đỗ đạt... Trong đó, nội dung giáo dục thòi
Nguyễn chi chiêVn dung lượng nhất định so vơi những vâh đ ề giáo dục
khác mà các sách đề cập.
Ngoài các sách bàn về giáo dục, thập niên 90 của th ế k ỳ XX và một

sô' năm đãii th ế kỷ XXI, trong xu hướng nhìn nhận, đánh giá lại triềii
Nguyền với tinh thần khoa học khách quan hơn, xuâ't hiện ngày một
nhiều những công trình chuyên sâu về triều Nguyễn trong đó có để
cập đêh giáo dục như: Triều N guyễn - N hững vấn đ ề lịch sử, tư tườn'ị
và văn học (năm 1994); Nhữn<ị vâh đê' văn hóa xã hội thời Nguyễn (năm
1992,1995); N hững vắn đ ếỉịch sử và văn chương triêu N guyễn (năm 1997);
N hững vẫn đ ể lịch sử v ề triều đại cuối cùng ở Việt Nam (năm 2002); Tuyên
tập những bài nghiên cthi vềtriêìi N guyễn (năm 2002); Lịch sử nhà Nguyễn


Dẩn n hập

I 23

- M ột cách tiêp cận mới (năm 2005); Những vãh đê' lịch sử triều Nguyễn
(năm 2 0 07)...
Các cuốn sách trên được xuất bản trên tinh thần nền sử học nước
nhà vốn "quan tâm nhiều và chủ yêu đến m ột lịch sử giữ nước mà
chưa thật quan tâm đúng m ức đến một lịch sử dựng nước, trong đó
có lịch sừ trị nước (quản lý đâ't nước) gắn liền với vai trò và đóng góp
của các triều đại phong kiến Việt Nam"*'>. Đặt trong quan điểm đó, sự
nhìn nhận lại nhà N guyễn chính là sự nhìn nhận lại toàn bộ th ế kỷ cận
kề với th ế kỷ XX - th ế kỷ "giống như cái bản lề, là cầu nối giữa xã hội
truyền thông và hiện đại trong những điều kiện thử thách ác liệt của
sự áp đặt c h ế độ thực dân đến từ bên ngoài"*^>. Trong những nghiên
cứu về triêu Nguyễn, từ sau năm 2000, đáng lưu ý là hội thảo khoa học
Chúa N guyễn và vương triều N guỵễn trong lịch sử Việt Nam (từ th ếkỷ XVI
đêh th ếkỷ XIX) do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân
tinh Thanh Hoá đổng tổ chức năm 2008 với tinh thần tiếp cận lịch sử
một cách ngày càng khách quan hơn^^>, có nhiều đóng góp, nhận thức

mới trong nghiên cứu về triều Nguyễn.
Vào thập niên đầu của th ếkỷ XXI, ngoài những công trình bàn chung
về nhà Nguyễn và vương triều Nguyễiì; vâh đề N ho giáo và Nho học
ơ Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm m ạnh mẽ của giới nghiên
cứu trong và ngoài nước. Đ iểm m ới của các công trình này là nghiên
cứu Nho giáo, Nho học được tiến hành theo nhiều cách tiê'p cận khác
nhau như nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu lịch sử xã hội, xã hội học
lịch sứ ... Năm 2006 và năm 2009, Viện Harvard - Yenching (Hoa Kỳ)
và Viện N ghiên cứu H án Nôm tổ chức hai cuộc hội thảo quốc tế bàn
những vấn đề Hôn quan đến N ho giáo ở Việt Nam . Trong cuộc hội thảo
thứ 2 (năm 2009) với tiêu đề Nghiên cứu tư tưởng N ho gia Việt Nam từ
hướng tiêp cận ỉiên ngành, liên quan đêh giáo dục N ho học thời Nguyễn
có bài của Nguyễn T h ế Anh, N guyễn Thị O anh và Phùng M inh Hiếu.
Nguyễn T h ế Anh trong bài viết "The Effort to U pdate Coníucian
(1 )

N h ữ n g vấn đ ề lịch s ử triều N guyễn ( 2 0 0 7 ) , Tạp chí X ư a và Nay, Nxb. Văn hóa
Sài Gòn. tr.5.

(2 )

N h ữ n g vấn đ ề lịch s ử triều N guyễn ( 2 0 0 7 ) , Sđd, ư.5.

(3 )

Chữ dùng của GS. Phan Huy L ê trong B á o cáo đề dẫn của Hội thảo.


24


THI HƯƠNG THỜI NGUYỄN (qua hai ừuòng thi Hà Nội và Nam Định)

P rind ples of G overnm ent under Tự Đức's Reign'' (N hững c ố gắng cập
nhật hóa các nguyên tắc chính trị Khổng giáo dưới triều Tự Đức), cho
rằng các nhà cầm quyền dưới triều Tự Đ ức đã rập khuôn hệ thôVig cai
trị của nhà nước theo m ẫu Trung Hoa với niềm tin “hệ thông này chứa
đựng những phương thức kinh nghiệm phổ cập, chứ không phải chi là
đ ể áp dụng riêng cho Trung Q u ô f

và nhà Nguyền đã sử dụng chúng

đ ể chôhg chọi với sự bành trướng của văn minh phương Tây. Đó cũng
là m ột trong những lý do vì sao nhà Nguyễn tiếp tục duy trì nền giáo
dục H án học truyền thông ở m ức lâu nhất có thể. Trong bài 'T ìm hiếu
về Nho giáo dưới triều vua Gia Long (qua Đại Nam thực lục và Quôc
sử di biên)", N guyễn Thị Oanh cho biết vua Gia Long từ sớm đã chăm
lo phát triển giáo dụC/ tạo tiền đ ề cho sự phát triển của giáo dục N ho
học dươi thời Nguyễn. Trong bài viết "Xu hướng tái định c h ế khoa cử
Nho học đầu thời N guyễn (nhìn từ những điển lệ trong Khâm định
Đại Nam hội điển sự lệ)", Phùng M inh Hiêu cho rằng nhà Nguyễn có
nhiều nỗ lực trong việc ''tái thiêl: c h ế khoa cử đầu thòi N guyễn" khiêh
cho nền giáo dục này có diện mạo tương đôi hoàn bị/ và ''trong chừng
m ực nhất định nó đã đáp ứng được mục tiêu hay những mong muốn
của nhà cầm quyền phong kiến khi thực thi tái thiết khoa
Bước sang th ếk ỳ XXĨ, trong số các công trình liên quan đêh những
vâh đ ề giáo dục khoa cử truyền thống xuất bản sau năm 2000, công
trình có nhiều điểm mới trong cách tiếp cận nghiên cứu - theo hướng
xã hội học lịch sừ - là cuôn Quan và Lại ở miêh Bắc Việt Nam - M ộf hộ máy
hành chính trước thử thách (1820 - 1918) của Emm anuel Poisson (năm
2006). M ặc dù không trực tiếp bàn về giáo dục khoa cử thời Nguyễn

nhung Poisson đã chọn kết quả của hoạt động khoa cử theo như cách
gọi của ông là “đường dây tuyển dụng'' làm đôi tượng nghiên cứu.

(1 )

Nguvễn T h ế Anh ( 2 0 0 9 ) , “E ííorts to update Coníucian PrincipỊes of Government
under the Reign of Tự Đ ức’\ in trong: Viện Nghiên cứu Hán N ôm , Viện Havard“
Yenching Hoa Kỳ ( 2 0 0 9 ) , N gh iên cứu tư ĩưâìĩg N ho gia Việỉ Nam ĩừ hướìĩỊị íiếp cận
liên ngàn h, Nxb. T h ế g iớ i, Hà Nội, tr.3 9-7 5.

(2)

Phùng Minh Hiếu ( 2 0 0 9 ) , “X u hưóng tái định c h ế khoa cử Nho học đầu thời Nguyễn
(nhìn từ những điển lệ trong K hâm định Đại Nam hội điển sự lệ)"', ịn trong; Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, Viện H avard-Yenching Hoa Kỳ ( 2 0 0 9 ) , N gh iên cứu tưm Ỷ ìĩg
N ho gia Việt N am từ hướỉĩg tiếp cận Ỉìêỉì n gà n h . Nxb. T h ế giới, Hà Nội, tr.l0 7 -l()8 .


Dần nhập

25

Đó chính là những ngư ời chịu trách nhiệm quản lý (quan) và những
nhân viên thừa hành (lại). T h ông qua hành trạng, tiểu sử cuộc đời
của các quan, lại trong bộ m áy hành chính, Poisson chỉ ra chiến
lược làm quan cũng như sự vận hành của bộ m áy quan lại, qua đó
tái hiện phần nào hoạt động giáo dục khoa cử truyền thôVig, chi ra
nhữ ng m ối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục khoa cừ và hệ thống
quan lại của nhà N guyễn.
Tạp chí H u ếX ư a và N ay là m ột trong những tạp chí có đóng góp

trong việc công bô' nhiều bài nghiên cứu có liên quan đến triều Nguyễn
như: ''G iáo dục triểu N guyễn - cái giá của N ho học'', ''H ệ thông tổ
chức giáo dục th ế kỷ X IX ", “N hững thành tựu của nền giáo dục triểu
N guyễn" của Lê N guyền Lưu; ''Vài nét về chính sách giáo dục khoa cử
của các vị vua đầu triều N guyễn" của Nguyễn Văn Đăng; ''M ấy nét về
giáo dục, đào tạo nhân tài thời N guyễn" của Đ ặng Thị Tịnh ... Những
bài nghiên cứu trên Tạp chí H ỉỉếX ư a và N ay góp phần hinh thành nhận
thức ngày càng rõ hơn về những đóng góp của triểu N guyễn đối với
hoạt động giáo dục và khoa cử th ế kỷ XIX.
Một trong những sức hút đôì với các tác giả nghiên cứu về giáo
dục khoa cử thời N guyễn từ sau khi Pháp xâm lược là sự chuyển đối
cơ bản từ nền giáo dục Hán học truyền thôVig sang loại hình giáo dục
Tây học. Trong số các công trình liên quan đến sự chuyển giao mô hình
giáo dục cận đại, cần nhấn m ạnh các tác phẩm của Trịnh Văn Thảo.
Với cách tiếp cận nghiên cứu lịch sử xã hội, qua cuôh sách Nhà trườn*;^
Pháp ờ Đông Dương (năm 2009), Trịnh Văn Thảo cho rằng việc Pháp
xâm lược Việt Nam không phải là sự chuyển giao quyền lực chính trị
từ Nhà nước này sang Nhà nước khác mà phải được coi là ''m ột quá
trình giải cấu trúc và câu tạo lại những bản sắc tập th ể trong một thời
gian

Vì vậy, nội dung chính cùa cuốn sách xoay quanh những

chính sách của nhà trường Pháp ở Đông Dương từ hệ tư tưởng, quy
mô/ cơ cấu giáo dục đêh sách giáo khoa và những vấn đề liên quan đêh
học sinh, sinh viên Đ ông Dương thời bấy giờ. Trong cuô'n sách thứ hai

( ỉ)

Trịnh Văn Thảo (2 0 0 9 ) , N hà trUíĩng Pháp (ỳ Đ âng D ươỉĩg, Nxb. T h ế giới, Hà Nội, tr.9.



THI HƯỮNC THỜI NGUYỄN (qua hai tmờng thi Hà Nội và Nam Định)

26

với tiêu đề Ba thê'hệ trí thức người Việt (1862 - Ĩ954) - N ghiên cứu Lịch
sử xã hội, cách tiêp cận nghiên cứu lịch sử xã hội của Trịnh Văn Thảo
được trình bày rõ ràng hơn khi ông kết nối tiêu sử cùa các nhà Nho
Việt Nam thời Nguyễn qua ba th ế h ệ năm 1862, 1907 và 1925 đ ể chỉ ra
sự khủng hoảng bên trong hệ thống giáo dục truyền thống và những
vấn đề duy tân ỏ Việt Nam . Đ iêm chung cùa hai cuôVi sách này nằm ở
chỗ Trịnh Văn Thảo không bàn nhiều đến nhà Nguyễn mà tập trung
nhiều hơn vào chính quyền thuộc địa và sự thay đổi của xã hội Việt
Nam truyền thống dưới tác động của quá trình thuộc địa nừa cuối th ế
kỷ XIX đầu th ế kỷ XX. Liên quan đến giáo dục Việt Nam thời thuộc
địa, còn có công trình Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1884 - Ĩ945) của Trần
Thị Phương Hoa (năm 2012). Cuốn sách tập trung giải quyết những
vâh đề liên quan đến nhà trường Pháp Việt ớ Bắc Kỳ từ năm 1884 đê'n
1945, trong đó trọng tâm của cuốn sách tìm hiểu, diễn giải cách thức,
sự vận hành cúa nền giáo dục Tây học ở Việt Nam nhiều hơn là lý giải
sự suy giảm và lụi tàn của nền giáo dục cũ.
Thu hẹp hơn, nếu nhìn vào các côn<Ị trình liên quan đến thi Hươn^ị thời
Nguyễn, có thểthấy:
Thập niên 90 của th ế kỷ XX, Em m anuel Poisson và Philippe
Langlet đã công bô'm ột số bài viết như: "Q uan chức, thuộc viên hành
chính câp tỉnh và địa phương tại Bắc Kỳ cuối thê' kỷ XIX đầu th ế kỷ
XX - Những tiếp cận bước đ ầu ", "Tập sự, m ột phương tiện đào tạo
quan lại" (Emm anuel Poisson); "M ộ t sô' nhận xét vể xuâ't xứ của những
người đồ đạt qua các kỳ thi cử do triều đình Việt Nam tô chức (1802 1858)" (Philippe L an g let)... Đây là 3 trong nhiều bài viê't có giá trị, với

cách tiê'p cận mới khi nghiên cứu về đội ngũ Írí thức Bắc Kỳ, sau khi đỗ
thi Hương, thi Hội.
Năm 2000, Phạm Đ ức Thành Dũng (và các đổng nghiệp) cho
ra m ắt cuốn Khoa cử và các nhà khoa bảng triều N guyễn đ ề cập đêh cả
2 loại hình thi văn và thi võ dưới triều Nguyễn. D ung lượng về phần
thi H ương trong sách không lớn, dừng ở những nét đại cương. Ngoài
trường thi H ương Thừa Thiên, sách chưa đề cập đến các trưòng
thi H ương khác trong cả nước. Năm 2003, N guyễn Thị Chân Quỳnh,


Dần n hập

j 27

một Việt kiểu tại Pháp công b ố công trình Khoa cử Việt Nmn, gổm 2 tập
(tập thượng - thi H ương; tập hạ - thi Hội). Từ ý định ban đầu là "sưu
tầm ánh khoa

Ngviyên Thị Chân Q uỳnh đã khai thác tư liệu và

biên soạn thành 2 tập sách dày dặn chuyên khảo vể khoa cử. Tuy nhiên,
như lời nhận xét của tác giả: bà không phải là ''nhà nghiên cứu"'-^ nên
những thông tin trong cuôh sách tập trung vào việc sưu tầm, thôVig kê
các hoạt động khoa cừ đã được ghi chép trong các tài liệu chính sử theo
biên niên cùng các trích dẫn nhiều tài liệu khác viết về khoa cử.
V ề trường thi H ương Hà Nội: Trên thực tế cho đến nay, chưa có
cuôVi sách nào viết riêng về trường thi H ương Hà Nội. N hững thông
tin về trường Hà Nội chi được nhắc đến như m ột phần nội dung trong
các cuô'n sách nghiên cứu về lịch sử của Thăng Long - Hà Nội của các
tác giả trong và ngoài nước. Cuốn Hà Nội giai đoạn 1873 - 1888 của

André M asson (năm 2003) ghi chép nhiều thông tin hữu ích về trường
Hà Nội giai đoạn Pháp xâm chiêm và đánh thành Hà Nội. Trong cuốn
Lịclì sừ Hà Nội, Philippe Papin cũng đưa ra những nhận xét và kiến giải
cua mình về vị trí/ vai trò của trường thi Hà Nội trong quá trình Hà
Nội trở thành thuộc địa cúa Pháp, tuy nhiên nội dung này chiếm dung
lượng nhỏ trong cuốn sách.
Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tủ
sách Thăng Long ngàn năm văn hiến được xuâ't bản. VVilliam Logan
cho ra m ắt cuôh Hà Nội - Tiểu $ừ một đô thị giới thiệu Hà Nội với tư
cách một đô thị có lịch sử lâu đòi, trong đó Logan cho biết trường
thi hiương Hà Nội vốn nằm tại địa điếm nay là Thư viện Q uốc gia
Việt Nam . Trong nỗ lực giới thiệu tư liệu nưóc ngoài về Thăng Long Hà Nội, N guyễn Thừa Hỷ và các cộng sự của m ình công bô' cuôn sách
Tư liệu văn hiên Thăn^Ị Long - Hà N ộ i- Tuyển tập tư liệu phương Tãy giới
thiệu nhiều tư liệu hữu ích về lịch sử, văn hóa, xã hội, diện mạo của
Thăng Long - Hà Nội dưới con m ắt của người nưóc ngoài, trong đó có
những ghi chép của bác sĩ H ocquard về trường thi Hà Nội từ sau khi

{1 )

Nguyên Thị Chân Quỳnh ( 2 0 0 3 ) , K hoa c ử Việt Nam (tập th ư ợ n g): Thỉ H ư m g , Nxb.
Văn học, Trung tâm Nghiến cứu Quốc học, tr.5.

(2 )

Nguyễn Thị Chân Quỳnh ( 2 0 0 3 ) , K hoa c ử Việt Nam (tập th ư ợ n g): Thi H ư ơ n g, Sđd,
tr .l


×