Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Cảm quan hiện thực trong truyện ngắn sương nguyệt minh (qua hai tập người ở bến sông châu, dị hương) (LVThS k20)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
===
===

NGUYỄN THỊ NGỌC HƢỜNG

CẢM QUAN HIỆN THỰC
TRONG TRUYỆN NGẮN SƢƠNG NGUYỆT MINH
(QUA HAI TẬP NGƢỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU, DỊ HƢƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
===
===

NGUYỄN THỊ NGỌC HƢỜNG

CẢM QUAN HIỆN THỰC
TRONG TRUYỆN NGẮN SƢƠNG NGUYỆT MINH
(QUA HAI TẬP NGƢỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU, DỊ HƢƠNG)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Dƣơng
Thị Thúy Hằng – ngƣời đã dành cho tôi sự chỉ dẫn tận tình, sự động viên
khích lệ, lòng tin tƣởng trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ văn;
đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam, Phòng Sau đại học
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện tốt
nhất để tôi có thể thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
quan tâm giúp đỡ, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng của bản thân và điều
kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận đƣợc các ý kiến góp ý của quí thầy cô và đồng nghiệp để
chúng tôi rút kinh nghiệm, học hỏi và nâng cao hơn nữa trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Hƣờng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Dƣơng Thị Thúy Hằng. Trong quá trình nghiên cứu tôi có
tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng
và biết ơn, nhƣng những nội dung tôi nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Hƣờng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 8
7. Bố cục luận văn ............................................................................................. 9
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 10
1.1. Cảm quan hiện thực.................................................................................. 10
1.2. Sự vận động của văn xuôi Việt Nam sau 1986 ........................................ 11
1.3. Nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh – Hành trình sáng tạo ............................... 14
Tiểu kết ............................................................................................................ 19
CHƢƠNG 2. NHỮNG PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN TRONG CẢM
QUAN HIỆN THỰC CỦA SƢƠNG NGUYỆT MINH QUA NGƢỜI Ở

BẾN SÔNG CHÂU, DỊ HƢƠNG .................................................................... 20
2.1. Cảm quan hiện thực về xã hội .................................................................. 20
2.1.1. Cảm quan hiện thực về xã hội nông thôn ......................................... 20
2.1.2. Cảm quan hiện thực về xã hội thành thị ........................................... 34
2.2. Cảm quan hiện thực về con ngƣời ........................................................... 40
2.2.1. Con ngƣời với những vẻ đẹp tinh thần truyền thống ........................ 41
2.2.2. Con ngƣời với yếu tố bản năng, tính dục .......................................... 51
2.2.3. Con ngƣời với nỗi cô đơn, bi kịch .................................................... 60
2.3. Cảm quan hiện thực về thiên nhiên .......................................................... 66
2.3.1. Thiên nhiên dƣới góc nhìn thơ mộng, trữ tình .................................. 66


2.3.2. Thiên nhiên dƣới góc nhìn ma mị, huyền ảo .................................... 73
Tiểu kết ............................................................................................................ 74
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
CẢM QUAN HIỆN THỰC TRONG NGƢỜI Ở BẾN SÔNG CHÂU, DỊ
HƢƠNG ........................................................................................................... 76
3.1. Giọng điệu trần thuật ................................................................................ 76
3.1.1. Giọng điệu mộc mạc, trữ tình ........................................................... 77
3.1.2. Giọng điệu khách quan, gai góc ........................................................ 79
3.1.3. Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại .......................................................... 81
3.2. Tình huống nghệ thuật ............................................................................. 84
3.2.1. Tình huống hành động ...................................................................... 84
3.2.2. Tình huống bi kịch ............................................................................ 87
3.2.3. Tình huống tự nhận thức ................................................................... 89
3.3. Kết cấu nghệ thuật .................................................................................... 90
3.3.1. Kết cấu đơn tuyến ............................................................................. 92
3.3.2. Kết cấu đa tuyến ................................................................................ 95
3.3.3. Kết đảo lộn trật tự thời gian của sự kiện ........................................... 98
Tiểu kết .......................................................................................................... 102

KẾT LUẬN ................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Có thể nói, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (1986) là
mốc đánh dấu xu hƣớng vận động chuyển dịch của Văn học Việt Nam từ
khuynh hƣớng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn (giai đoạn 1945-1975)
sang khuynh hƣớng thế sự đời tƣ, khám phá hiện thực cuộc sống và con ngƣời
trong tính đa dạng, đa diện theo hƣớng dân chủ hóa, hiện đại hóa. Trong sự
chuyển đổi chung văn học, với đặc tính năng động và ƣu thế riêng của mình,
văn xuôi đã thực sự bứt phá và đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật: từ cảm hứng
sáng tạo đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của ngƣời cầm bút với những quan
điểm mới về nhà văn; từ sự đổi mới quan niệm về hiện thực, con ngƣời đến
những chuyển đổi trong thi pháp, thể loại… Thời đại mới mang đến cho văn
chƣơng nhiều cái mới; yêu cầu ngƣời nghệ sĩ phải có cách nhìn, cách cảm,
cách nghĩ, cách diễn đạt mới. Nếu nhƣ thời kì văn học trƣớc năm 1975, nhà
văn - ngƣời lính là đội quân sáng tác chủ lực của văn chƣơng Việt Nam thì ở
văn học thời kì đổi mới, những ngƣời lính cầm bút vẫn là những tác giả quan
trọng của nền văn học dân tộc. Bên cạnh những nhà văn tiên phong mở đƣờng
cho sự nghiệp đổi mới văn chƣơng nhƣ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê
Lựu… ngƣời ta còn thấy lớp một nhà văn quân đội trẻ trung xuất hiện và
trƣởng thành trong thời kì đổi mới. Với một cái nhìn mới mẻ, đa diện về cuộc
sống, họ đã làm phong phú thêm những trang văn viết về ngƣời lính, viết về
cuộc sống thƣờng nhật. Những đóng góp của họ đã làm sinh động thêm nền
văn xuôi hiện đại Việt Nam.
1.2.Trong số những gƣơng mặt sáng giá của nền văn nghệ quân đội,
Sƣơng Nguyệt Minh là một tên tuổi tiêu biểu. Ông xuất hiện trên văn đàn

những năm đầu của thập niên 90 thế kỉ XX. Tuy bén nghiệp văn chƣơng khá
muộn màng song cho đến nay Sƣơng Nguyệt Minh đƣợc đánh giá là một


2
trong những nhà văn quân đội tiêu biểu. Bằng sự đam mê sáng tạo cùng với
quá trình lao động nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời các tác phẩm thuộc
nhiều thể loại, trong đó thể loại để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả đối với ngƣời đọc
vẫn là truyện ngắn. Với lòng đam mê, lao động nghệ thuật nghiêm túc, Sƣơng
Nguyệt Minh đã sáng tác sáu tập truyện ngắn, một tiểu thuyết, nhiều bài bút
ký, tùy bút…; đã định hình một phong cách riêng vừa ổn định lại không
ngừng đổi mới. Thêm nữa, những năm gần đây, Sƣơng Nguyệt Minh là nhà
văn đã đạt đƣợc nhiều giải thƣởng: Giải thƣởng cuộc thi truyện ngắn Văn
nghệ quân đội (1996), giải thƣởng truyện ngắn cây bút vàng của Tạp chí Văn
hóa Văn nghệ công an (1998 - 2001), giải thƣởng cuộc thi truyện ngắn của
nhà xuất bản Thanh niên (2004), giải thƣởng cuộc thi báo Văn nghệ (20032004); hai lần nhận giải thƣởng sáng tác văn học của Bộ quốc phòng về đề tài
chiến tranh ngƣời lính.
Với quan niệm “nhà văn phải luôn khác biệt”, Sƣơng Nguyệt Minh
luôn trăn trở, kiên trì tìm một hƣớng đi mới, không ngừng nỗ lực vƣơn lên để
đổi mới chính mình. Bằng vốn sống, sự trải nghiệm phong phú của một ngƣời
lính từng đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trăn trở nhiều với những kiếp ngƣời, những
cảnh đời; các sáng tác của Sƣơng Nguyệt Minh luôn là bức tranh hiện thực về
đời sống đa dạng, nhiều chiều. Đến với văn chƣơng Sƣơng Nguyệt Minh, ta
nhận ra cái trầm tĩnh chín chắn của một nhà văn mặc áo lính, cái sắc sảo tinh
nhạy của ngƣời cầm bút trong xã hội thời kinh tế thị trƣờng. Nó cho ta một
cái nhìn nhân bản hơn về cuộc sống và con ngƣời.
1.3. Trong sáu tập truyện đã xuất bản kéo từ 1998 đến 2009, Ngƣời ở
bến sông Châu và Dị hƣơng đƣợc coi là hai mốc đỉnh cao đánh giá sự phát
triển, vận động và chuyển đổi về cách tiếp cận hiện thực cũng nhƣ bút pháp
thể hiện của nhà văn. Trong Ngƣời ở bến sông Châu (2001), lối viết truyền

thống khi tiếp cận hiện thực đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, đƣa lại những rung


3
cảm sâu xa về thân phận con ngƣời, về tình ngƣời. Đến Dị hƣơng (2009), bạn
đọc bắt gặp một Sƣơng Nguyệt Minh “khác mình”, bứt phá từ lối viết truyền
thống sang lối viết hiện đại, đậm màu sắc huyền ảo. Hiện thực và con ngƣời
không chỉ đƣợc nhìn nhận từ những góc độ tƣơng đối “mô phạm” nhƣ trƣớc
đây mà còn đƣợc tiếp cận từ góc độ tính dục, bản năng, phân tâm học… Đây
cũng là hai tập truyện hoặc đã đạt đƣợc những giải thƣởng cao quý, hoặc
đƣợc chuyển thể điện ảnh (Ngƣời ở bến sông Châu đƣợc chuyển thể thành bộ
phim Ngƣời trở về).
Nhƣ vậy, qua việc tìm hiểu về 2 tập Ngƣời ở bến sông Châu và Dị
hƣơng, chúng ta có thể tiếp cận sâu hơn về thế giới nghệ thuật trong truyện
ngắn Sƣơng Nguyệt Minh cũng nhƣ sự vận động trong cảm quan hiện thực
của Sƣơng Nguyệt Minh về xã hội, con ngƣời, thiên nhiên… Tuy nhiên, cho
đến hiện nay, chƣa có một bài viết, đề tài hay công trình nào khai thác khía
cạnh cảm quan hiện thực của Sƣơng Nguyệt Minh trong hai tập truyện này.
Từ những gợi ý nói trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Cảm
quan hiện thực trong truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh (Qua hai tập Ngƣời
ở bến sông Châu, Dị hƣơng). Chúng tôi hi vọng rằng qua luận văn này,
chúng tôi có thể tìm hiểu rõ ràng hơn về các khía cạnh nhƣ cảm quan nghệ
thuật, cảm quan nghệ thuật trong hai tập truyện ngắn tiêu biểu này của Sƣơng
Nguyệt Minh cũng nhƣ thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn quân
đội giàu tài năng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trƣớc khi trở thành nhà văn, Sƣơng Nguyệt Minh là một ngƣời
lính. Mặc dù viết văn muộn nhƣng các sáng tác của ông đã sớm thu hút sự
quan tâm của đồng nghiệp, của các nhà nghiên cứu, phê bình và bạn đọc. Cho
đến nay, qua các bài báo, tài liệu nghiên cứu phê bình văn học và các cuộc

trao đổi, tranh luận đƣợc đăng tải trên sách báo, tạp chí, trên mạng internet,


4
chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh đã đƣợc nhìn nhận,
đánh giá trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức với những lời lẽ nhìn
chung hết sức ƣu ái.
Ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu phê bình đều khẳng định chất
truyền thống nhuần nhuyễn trong truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh cũng nhƣ
những thành công vƣợt trội về bút pháp thể hiện. Nhà văn Hồ Phƣơng khi đọc
“Nỗi đau dòng họ” đã nhận xét:“Có mùi có vị, rõ ra tƣ chất nhà văn” và
“Truyện đầu tay nhƣng cảm thấy đã rõ hình hài cốt cách một ngƣời viết
chuyên nghiệp”. Nhà văn Nguyễn Khắc Trƣờng đánh giá: “viết nhƣ thế là có
chất sâu sắc”, “tôi đã thấy văn ngay từ lúc ấy đã có sự vạm vỡ” và “tác giả
đã có ý thức đặt ra vấn đề”. Nhà văn Khuất Quang Thụy đã cũng chung quan
điểm: “thành công lớn nhất của truyện ngắn SƣơngNguyệt Minh chính là
những vấn đề của nông thôn”. Nói về thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Sƣơng Nguyệt Minh, Hoài Anh viết: “Tâm lý nhân vật đƣợc tác giả phân tích
khá kỹ, ý nghĩ đƣợc biến đổi thành các hành động minh họa dẫn ngƣời đọc tới
thế giới trong câu chuyện” và “Đọc truyện ngắn của Sƣơng Nguyệt Minh
thấy cuộc sống lần lƣợt đi qua trang viết nhẹ nhàng, hƣ và thực lẫn lộn, quá
khứ và hiện tại, nam và nữ…”. Nhà phê bình Đoàn Minh Tâm đã có những
khám phá riêng về không gian nghệ thuật đặc trƣng của truyện ngắn Sƣơng
Nguyệt Minh: “một không gian quê đẹp đẽ, đậm đà nghĩa tình mà bộn bề
những bi kịch trƣớc sự tấn công của cơ chế thị trƣờng đƣợc viết với tấm lòng
âu lo của một ngƣời con nặng tình với quê hƣơng”. PGS TS Nguyễn Thanh
Tú cũng đã phát biểu: “Bút pháp của Sƣơng Nguyệt Minh viết về ngƣời lính
là bút pháp hiện thực. Những trang viết của anh đậm chất sống ở cách miêu
tả ngƣời lính khá trung thực, hình tƣợng mà nhà văn dựng lên là hình tƣợng
đời sống thực”.



5
Hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh giai đoạn
này cũng đƣợc đánh giá cao. Nhà văn Phong Điệp trên tờ Văn nghệ trẻ 2002
từng khẳng định: “Truyện của anh viết kỹ đến từng câu, từng chi tiết. Đặc
biệt, anh rất dụng công trong việc dựng cốt truyện… Anh viết giống nhƣ
chuẩn bị bƣớc vào một trận đánh. Lực lƣợng đƣợc chuẩn bị sẵn sàng. Lúc
nào cần tung ra, lúc nào cần chiến thuật… nhịp hàng, bài bản không tạo cảm
giác cứng nhắc. Ngƣời đọc hoàn toàn bị dẫn dụ, vừa hồi hộp vừa thích thú”.
Cùng chung quan điểm này, tác giả Văn Chinh trong bài viết Tôi muốn có cái
lục lạc ấy bằng đất nung (www.vanchinh.net ngày 18/12/2008) cũng cho
rằng: “Một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của Sƣơng Nguyệt
Minh là sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ”.
Đến giai đoạn sau, khi tập Dị hƣơng xuất bản (2009), các nhà phê bình
đều nhận ra những bƣớc chuyển đáng mừng trong văn phong của nhà văn
quân đội này. Nếu nhƣ trong những tập truyện ngắn đầu tay: Đêm làng Nhân,
Ngƣời ở bến sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sƣơng Nguyệt Minh đƣợc đánh
giá là “mang đến cho ngƣời đọc một khuôn mặt văn chƣơng truyền thống,
nhuần nhụy từ giọng văn cho đến tên nhân vật trong tác phẩm” [35] thì càng
về sau với tập truyện ngắn Mƣời ba bến nƣớc, Chợ tình, đặc biệt là Dị hƣơng,
Sƣơng Nguyệt Minh đã thể hiện sự tìm tòi bứt phá. Ông quan niệm: “Nhà văn
là ngƣời sáng tạo không ngừng những dòng sông chảy liên tục chở nặng phù
sa tƣơi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng. Dòng sông không chảy là dòng
sông lấp, sông chết. Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn rơi vào lãng quên
trong lòng bạn đọc”. Chính quan niệm nghệ thuật đúng đắn, đầy tính trách
nhiệm đó đã đƣa đến cho bạn đọc những trang văn có giá trị nghệ thuật cao.
Quan tâm đến sáng tác của Sƣơng Nguyệt Minh, các nhà nghiên cứu,
phê bình đã tìm ra con đƣờng vận động trong văn chƣơng của ông: đó là sự
vận động từ hiện thực lãng mạn đến hiện thực - lãng mạn và kì ảo. Nhà phê



6
bình Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “Nhà văn không nhất thiết phải viết hay
hơn ngƣời khác nhƣng đến một lúc nào đó, nhà văn phải viết khác mình. Nhà
văn Sƣơng Nguyệt Minh đã làm đƣợc điều này” (Phát biểu nhân dịp ra mắt
tập Dị hƣơng). Nhà văn Di Li trên tờ An ninh Thủ đô số 18/10/2009 cho rằng:
“Trƣớc nay cái tên Sƣơng Nguyệt Minh thƣờng gắn với những câu chuyện
viết về đề tài chiến tranh và nông thôn bằng ngòi bút dữ dội vẫn lung linh trữ
tình, nên việc ra đời những truyện ngắn ma mị và nhiều tính dục với bút pháp
huyền ảo và giả tƣởng trong tập Dị hƣơng khiến nhiều ngƣời đọc lạ lẫm bất
ngờ”.
Dị hƣơng đã khiến ngƣời đọc ngạc nhiên, thú vị với một tƣ duy nghệ
thuật khác, một cách viết khác, “không nhận ra SƣơngNguyệt Minh nhƣ đã
từng viết trƣớc đây mà là một SƣơngNguyệt Minh bạo dạn, trẻ trung, dữ dội
và phiêu bồng thăng hoa hơn”. Tập truyện đã đƣợc xƣớng tên đầu tiên trong
buổi công bố kết quả giải thƣởng Văn học năm 2010 của Hội Nhà văn Việt
Nam. Với chín truyện ngắn: “Đêm thánh vô cùng”, “Đàn bà”, “Mùa trâu ăn
sƣơng”, “Đêm mùa hạ tuyết rơi”, “Bên dòng Tonle Sap”, “Đồi con gái”,
“Cha tôi”, “Cái nón mê thủng chóp”, và “Dị hƣơng”; những câu chuyện
trong Dị hƣơng mang lại cho ngƣời đọc những đồng cảm sẻ chia và quan
trọng hơn chính là một cách tiếp cận tƣơng đối mới mẻ. Nhà phê bình trẻ
Đoàn Ánh Dƣơng đã viết: “Chất lãng mạn thăng hoa gặp đƣợc cái bí nhiệm
đã mở lối cho truyện ngắn SƣơngNguyệt Minh vào thế giới kỳ ảo” [9]. Bàn về
bút pháp hiện thực kỳ ảo rất đặc thù của Sƣơng Nguyệt Minh trong Dị hƣơng,
tác giả Nguyễn Hoàng Đức cũng khẳng định: “bút pháp này đã biểu tỏ đƣợc
những gì nhạy cảm nhất”, và ông cho rằng: “Sƣơng Nguyệt Minh là cây bút
có mặt trong tốp đầu hiện nay của văn chƣơng quân đội”. Những câu chuyện
trong tập Dị hƣơng đem đến một cái nhìn mới của nhà văn về thế giới. Cùng
với cảm nghiệm triết học, yếu tố tính dục trong tập truyện Dị hƣơng dày đặc.



7
Tuy nhiên, những chi tiết này không trần trụi, tự nhiên chủ nghĩa mà đó là
những chi tiết nghệ thuật phục vụ cho ý đồ tƣ tƣởng của tác phẩm: “Sƣơng
Nguyệt Minh sử dụng sex nhƣ một phƣơng tiện nghệ thuật để đƣa ý tƣởng tác
phẩm đến với ngƣời đọc. Đó là thứ tình dục sang trọng, thanh tao, đầy gợi
cảm” [1].
2.3.Truyện ngắn của Sƣơng Nguyệt Minh nói chung và hai tập truyện
ngắn Ngƣời ở bến sông Châu, Dị hƣơng nói chung còn là mối quan tâm của
nhiều luận văn Thạc sĩ. Có thể kể đến luận văn “Thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh” (2010, Trần Thị Phƣơng Loan, Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn); Luận văn “Đặc điểm nghệ thuật truyện
ngắn Sƣơng Nguyệt Minh” (2011, Giang Thị Hà, Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn); Luận văn “Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn
Sƣơng Nguyệt Minh” (2015, Nguyễn Thị Huyền Trang, Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2); Luận văn “Kết cấu truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh” (2016,
Trần Thị Hồng Nhung, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2)…
Có thể nói, mặc dù xuất hiện chƣa quá lâu nhƣng hai tập truyện ngắn
Ngƣời ở bến sông Châu và Dị hƣơng của Sƣơng Nguyệt Minh đã nhận đƣợc
những ý kiến khẳng định đề cao trên nhiều phƣơng diện. Đây là một sự ghi
nhận đối với những nỗ lực nghệ thuật mà tác giả đã đạt đƣợc.
Từ việc tìm hiểu hệ thống những ý kiến, những bài viết, công trình về
truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh nói chung, về hai tập truyện Ngƣời ở bến
sông Châu và Dị hƣơng nói riêng; chúng tôi nhận thấy khoảng trống trong
việc tìm hiểu cảm quan quan hiện thực của nhà văn thể hiện trong hai tập
truyện nói trên. Đây là cơ sở giúp chúng tôi thực hiện đề tài Cảm quan hiện
thực trong truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh (Qua hai tập Ngƣời ở bến
sông Châu, Dị hƣơng).
3. Mục đích nghiên cứu



8
Thực hiện luận văn này, chúng tôi hƣớng đến những mục đích cơ bản
nhƣ sau:
- Bƣớc đầu làm rõ khái niệm cảm quan hiện thực cũng nhƣ mối quan hệ
giữa cảm quan hiện thực với nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Tìm hiểu về cảm quan nghệ thuật của Sƣơng Nguyệt Minh (qua
Ngƣời ở bến sông Châu, Dị hƣơng) biểu hiện qua cảm quan hiện thực về xã
hội, cảm quan hiện thực về con ngƣời và cảm quan hiện thực về thiên nhiên.
- Tìm hiểu một số những hình thức nghệ thuật cơ bản thể hiện cảm
quan nghệ thuật trong hai tập truyện ngắn Ngƣời ở bến sông Châu, Dị hƣơng
của Sƣơng Nguyệt Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu những biểu hiện của cảm quan hiện thực,
cảm quan hiện thực trong hai tập truyện ngắn Ngƣời ở bến sông Châu, Dị
hƣơng cũng nhƣ những phƣơng thức nghệ thuật tiêu biểu thể hiện cảm quan
hiện thực trong hai tập truyện ngắn này.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Cảm quan hiện thực trong hai tập truyện ngắn
Ngƣời ở bến sông Châu, Dị hƣơng của Sƣơng Nguyệt Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Hai tập truyện ngắn: Ngƣời ở bến sông Châu (2001), Dị hƣơng
(2009).
+ Trong quá trình thực hiện, để đảm bảo tính hệ thống với truyện ngắn
của Sƣơng Nguyệt Minh, chúng tôi có mở rộng so sánh, đối chiếu với bốn tập
truyện còn lại của nhà văn: Đêm làng Trọng Nhân (Nxb Quân đội Nhân dân
1998); Mƣời ba bến nƣớc (Nxb Thanh niên 2005); Đi qua đồng chiều (Nxb
Thanh niên 2005); Chợ tình (Nxb Thanh niên 2007).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu



9
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi
tìm hiểu hai tập truyện ngắn một cách hệ thống, tìm ra những điểm chung nổi
trội mang tính xuyên suốt, từ đó đi đến những kết luận khoa học.
- Phƣơng pháp phân tích: Đây là phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử dụng
triệt để trong luận văn. Từ những số liệu, dẫn chứng thống kê; trên cơ sở đặt
trong tác phẩm cũng nhƣ đối chiếu với mạch sáng tác của Sƣơng Nguyệt
Minh và một số tác giả khác; chúng tôi làm rõ những đặc điểm nổi trội về mặt
cảm quan hiện thực của nhà văn thể hiện trong hai tập truyện ngắn.
- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên trong luận văn. Chúng tôi luôn có ý thức đối chiếu những biểu hiện của
cảm quan hiện thực trong hai tập truyện ngắn này với những tập truyện khác
của Sƣơng Nguyệt Minh cũng nhƣ với truyện ngắn Việt Nam nói chung. Sử
dụng phƣơng pháp này, chúng tôi hi vọng bƣớc đầu sẽ có một cái nhìn khách
quan, khoa học về đối tƣợng tiếp cận.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Những phƣơng diện cơ bản trong cảm quan hiện thực của
Sƣơng Nguyệt Minh qua Ngƣời ở bến sông Châu, Dị hƣơng
Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện cảm quan hiện
thực trong Ngƣời ở bến sông Châu, Dị hƣơng


10

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cảm quan hiện thực
Văn học phản ánh cuộc sống theo cách riêng của mình. Từ hiện thực yếu tố đƣợc coi là đầu tiên trong vòng đời của một tác phẩm, mỗi nhà văn sẽ
tiếp cận, sẽ cảm nhận và phản ánh theo những cách riêng biệt, tùy theo hoàn
cảnh riêng, tính cách, quan niệm văn học… của mỗi một tác giả. Điều đó có
nghĩa là “hiện thực” đƣợc phản ánh trong tác phẩm thể hiện cách nhìn và
quan điểm nghệ thuật riêng của mỗi tác giả. Cùng là nhịp đi của thời gian,
nhƣng ở Truyện Kiều, các tác giả trung đại trong đó có Nguyễn Du nhìn đó
nhƣ một lẽ thƣờng hằng của tạo hóa “Xuân tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày
ngắn đông đà sang xuân”, các thi sĩ thơ Mới thấy ở thời gian là sự tàn héo của
kiếp ngƣời, của tình yêu và ƣớc vọng, là khát vọng chạy đua cùng với tạo
hóa... Cùng 1 chi tiết ngắm cánh hoa rụng rơi, Lâm Đại Ngọc (Hồng Lâu
Mộng - Tào Tuyết Cần) thổn thức, thƣơng tiếc vận kiếp hoa vào kiếp mình:
“Giờ hoa rụng có ta chôn cất. Chôn thân ta biết đến bao giờ. Chôn hoa ngƣời
bảo ngẩn ngơ. Bao giờ ta chết ai là ngƣời chôn?” nhƣng Bác Hồ lại tìm thấy
sức sống nội lực tiềm tàng mãnh liệt còn ẩn giấu trong hƣơng hoa, hồn hoa:
“Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng. Hoa tàn hoa nở cũng vô tình. Hƣơng hoa
bay thấu vào trong ngục. Kể với tù nhân chuyện bất bình” (Cảnh chiều hôm).
Cùng viết về đề tài chiến tranh, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 khai
thác ở khía cạnh hào hùng, anh dũng với những nhân vật anh hùng làm nên
lịch sử; văn học sau 1975 đặc biệt sau 1986 lại tiếp cận từ khía cạnh đời
thƣờng, cá nhân, khai thác triệt để những thân phận, số phận, tình cảnh trong
chiến tranh... Nhƣ vậy, cảm quan trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp
nhận/sáng tạo kiến thức và sự hiểu biết bằng nhiều cách khác nhau: ý thức và


11
vô thức, duy lý và duy cảm, khách quan và chủ quan..., tùy vào khả năng,
trình độ, giới tính,… của ngƣời tiếp nhận và đặc biệt là đặc điểm thời đại, nền

văn hóa mà ý nghĩa tác phẩm luôn là nhân tố bí ẩn vẫy gọi chúng ta khám phá
(và khám phá cũng là kiến tạo, kiến tạo cả những điều các nhà văn đã sáng tạo
một cách không tự giác, một cách vô thức).
Lý giải vấn đề này, nhà thơ thiên tài Đức - Gớt đã chỉ rõ: “Để tỏ lòng
biết ơn tự nhiên đã sản sinh ra cả bản thân mình, ngƣời nghệ sĩ dâng trả lại
cho tự nhiên một tự nhiên thứ hai nào đó. Song đây là một tự nhiên đƣợc sinh
ra từ tình cảm và tƣ tƣởng, một tự nhiên đƣợc hoàn thiện bởi con ngƣời”.
Vậy cảm quan hiện thực có thể hiểu là lối cảm nhận riêng, là cái nhìn
riêng, là quan niệm riêng của ngƣời nghệ sĩ về thế giới khách quan. Lối cảm
nhận riêng này đƣợc huy động tổng lực từ những phẩm chất trí tuệ, phẩm chất
tâm hồn, tài năng bẩm sinh của mỗi nhà văn. Lối cảm nhận riêng này vừa thể
hiện sự hiểu biết sâu sắc về thế giới khách quan, vừa ghi lại dấu ấn riêng sáng
tạo không thể phai mờ của ngƣời nghệ sĩ.
1.2. Sự vận động của văn xuôi Việt Nam sau 1986
Sau 1975, văn học Việt Nam có sự thay đổi cơ bản, toàn diện, xuất phát
từ hai nguyên nhân chính: một mặt do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử xã
hội và môi trƣờng văn hóa thẩm mĩ; mặt khác bắt nguồn từ chính nhu cầu đổi
mới tự thân của nền văn học.
Kết thúc chiến tranh, đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam trở về với cuộc
sống hòa bình. Cùng với quá trình đổi mới về văn hóa tƣ tƣởng, đất nƣớc ta
cũng đổi mới từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Những sự chuyển biến của đời sống xã hội, văn hóa,
tƣ tƣởng dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu và quan niệm thẩm mĩ (quan
niệm về văn chƣơng, về hiện thực và con ngƣời). Do vậy, văn học Việt Nam
từ sau 1975 gắn liền với một giai đoạn lịch sử mới, phản chiếu một trạng thái


12
văn hóa mới đang dần định hình trong xã hội. Từ một nền văn học của đấu
tranh, của chiến tranh, của những yêu cầu nghiêm ngặt về chính trị và tƣ

tƣởng, toàn bộ nền văn học với những kinh nghiệm tích lũy đƣợc trên cả
chặng đƣờng dài lịch sử đang có những nhu cầu đổi mới, trở lại với sự sáng
tạo trong dân chủ và thâm nhập mọi vấn đề của đời sống con ngƣời để tìm
kiếm và thiết lập những giá trị phong phú, mới mẻ.
Sự đổi mới văn học cũng bắt nguồn từ trong ý thức của chính những
ngƣời nghệ sĩ. Thời đại mới đã tạo điều kiện cho đất nƣớc ta đƣợc mở rộng
giao lƣu về văn hóa đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội để ngƣời viết tiếp xúc
với những kinh nghiệm phong phú, mới mẻ đến từ nhiều “kênh” văn hóa khác
nhau. Nhà văn sẽ là ngƣời mang trong mình ý thức và khát vọng sáng tạo để
làm biến đổi thị hiếu tiếp nhận của công chúng; trên cơ sở đó tạo ra một nền
văn học đổi mới.
Sự đổi mới này trƣớc hết bắt đầu từ quan niệm về hiện thực. Nếu nhƣ
trƣớc năm 1975, các nhà văn chủ yếu tập trung tinh thần và tài năng của mình
vào việc sáng tác để làm tròn sứ mạng văn chƣơng cổ vũ, phụng sự cách
mạng thì sau 1975, đặc biệt là sau 1986; góc nhìn của nhà văn đã có sự đổi
khác hoàn toàn, nhằm đáp ứng những nhu cầu tự thân cũng nhƣ yêu cầu đổi
mới của văn học. Quan niệm về hiện thực đi từ đơn tuyến thành đa tuyến:
hiện thực đƣợc khám phá từ nhiều góc độ. Đến với các sáng tác văn học sau
1986, bạn đọc đƣợc tiếp cận với một hiện thực ngổn ngang, bề bộn, đa chiều,
nhiều kiểu. Hiện thực đƣợc soi chiếu từ bề thẳng, bề sâu, bề xa; không phải
chỉ là cái độc giả nhìn thấy mà quan trọng hơn hết, đằng sau hiện thực đó, bạn
đọc có thể khám phá đƣợc điều gì, có thể có những mối quan hệ nào… Hơn
bao giờ, nhà văn cần nỗ lực không ngừng để khai phá, thiết lập và phát triển
những cách tiếp cận khác nhau về những vùng hiện thực mới mẻ.


13
Trên cơ sở thay đổi về quan niệm tiếp cận hiện thực, quan niệm về con
ngƣời trong văn xuôi cũng có sự dịch chuyển mạnh mẽ. “Văn học và cuộc
sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con ngƣời”. Nếu văn học cách

mạng thƣờng tập trung xây dựng con ngƣời cộng đồng, con ngƣời làm chủ
hoàn cảnh, có khả năng khắc phục mọi trở ngại trên con đƣờng thực hiện lí
tƣởng thì đến văn học thời kì đổi mới, con ngƣời đƣợc khám phá, soi chiếu ở
nhiều bình diện, nhiều tầng bậc: cả trong tƣ tƣởng, tình cảm và đời sống tự
nhiên; ý thức và vô thức; khát vọng cao cả và dục vọng tầm thƣờng; con
ngƣời cá thể và riêng biệt. Điều dễ nhận ra là nếu ở giai đoạn trƣớc, con ngƣời
thƣờng đƣợc “phong thánh” thì đến giai đoạn này, trong phần lớn tác phẩm
văn xuôi; con ngƣời không còn là nhất phiến đơn trị mà luôn là con ngƣời đa
diện, đa trị, lƣỡng phân (trong con ngƣời luôn có sự đan cài, chen lẫn, giao
tranh giữa bóng tối và ánh sáng, rồng phƣợng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ,
cao cả và thấp hèn…). Ở một khía cạnh nhất định, các nhà văn còn chú ý khai
thác ở con ngƣời phƣơng diện dục tính – điều mà trƣớc đây văn chƣơng
thƣờng né tránh. Điều này khiến cho cách tiếp cận về con ngƣời của văn
chƣơng sau 1986 trở nên đa dạng, đa diện hơn bao giờ hết.
Từ sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực, quan niệm về con ngƣời;
các phƣơng thức nghệ thuật trong văn xuôi sau 1986 nhìn chung có sự dịch
chuyển, trên các phƣơng diện: nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ… Nếu văn
xuôi trƣớc 1975 chủ yếu sử dụng một điểm nhìn trần thuật, quan hệ giữa nhà
văn với bạn đọc là quan hệ độc thoại, một chiều thì với tinh thần dân chủ hóa
trong văn xuôi sau 1975, đặc biệt sau 1986, mối quan hệ này chuyển thành
quan hệ đối thoại hai chiều, quan hệ đối thoại đa chiều. Ngƣời đọc trở thành
ngƣời đồng sáng tạo với nhà văn. Ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm
cũng trở nên đa đạng hơn bao giờ hết: sự xâm lấn của kiểu ngôn ngữ đời
thƣờng, ngôn ngữ đa sắc thái… Đến với tác phẩm, ngƣời đọc đƣợc tiếp cận


14
với nhiều tầng bậc ngữ nghĩa. Tính sáng tạo của chủ thể tiếp nhận cũng vì thế
tăng lên.
1.3. Nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh – Hành trình sáng tạo

Làng quê - mảnh đất ƣơm mầm cho tài năng nảy nở và phát triển
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học ở xã Yên Mỹ, huyện
Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Sƣơng Nguyệt Minh) đã gắn bó phần lớn cuộc đời
tuổi nhỏ của mình ở đó. Quê hƣơng ông, vùng đất bán sơn địa với những đặc
điểm mang tính chất đặc thù về điều kiện tự nhiên, từ xa xƣa là đất giàu
truyền thống hiếu học, chuộng văn chƣơng, trọng đạo lý. Đó là nguồn mạch
nuôi dƣỡng tâm hồn, chắp cánh cho tài năng ông. Trong các sáng tác của ông,
hình ảnh làng quê với những góc nhìn vừa hiện thực, vừa lãng mạn đan cài,
soi chiếu vào nhau. Những vùng đất, những địa danh, những tên gọi hay sự
vật hiện tƣợng: làng Sơn Hạ, Trọng Nhân, bến sông Châu, dòng Trinh Nữ, núi
Ngọc Mĩ Nhân, suối Yên Ca, đầm Vạc, thung Dâu… trở đi trở lại trong suốt
mấy tập truyện. Ngƣời đọc nhận thấy chính mảnh đất thân thƣơng ấy đã cho
Sƣơng Nguyệt Minh cảm hứng vừa nồng nàn vừa thâm trầm; nét duy mỹ và
lãng mạn, để hƣớng về chiều sâu tâm hồn và ký ức. Nó góp phần làm nên
phong cách lịch lãm, hào hoa, tinh tế trên mỗi trang văn của tác giả. Không
chỉ giới hạn trong không gian quen thuộc ở quê hƣơng mình, bằng vốn sống
của ngƣời từng đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trăn trở nhiều; Sƣơng Nguyệt Minh
còn làm sống dậy sự phong phú, sinh động, hấp dẫn của nền văn hóa nhiều
vùng miền đất nƣớc. Đắm mình trong không gian nghệ thuật ấy của nhà văn,
Nguyễn Sĩ Đại nhận xét: “Nếu nhƣ có thể “nếm” đƣợc, thì các truyện ngắn
của Sƣơng Nguyệt Minh đều có vị ngọt và cay. Đó là vị ngọt của phong cảnh
làng quê của trăng nƣớc, tình ngƣời, vị cay xót của mọi số phận con ngƣời”.
Một cách rất tự nhiên, miền quê với những sự vật, sự việc, con ngƣời mang vẻ
đẹp mộc mạc, dung dị, nguyên sơ, gần gũi cứ hiện hữu, và luôn trở đi trở lại


15
trong chiều sâu tâm hồn Sƣơng Nguyệt Minh bằng một tình yêu máu thịt. Nhà
văn Tạ Duy Anh đã viết trong lời tựa Ngƣời ở bến sông Châu: “May mắn lớn
nhất cho Sƣơng Nguyệt Minh, đúng hơn cho chức phận nhà văn của ông, là

ông có cho riêng mình một mảnh đất của văn chƣơng để trụ vững lại. Cái
mảnh đất đó chính là vùng bán sơn địa Yên Mô - Ninh Bình với đầy đủ những
yếu tố làm nên một vũ trụ, đi vào thế giới tinh thần của ông nhƣ những gì vừa
thực, vừa bí ẩn, có sức cám dỗ ma mị nhƣ sau này ông vẽ lên, tái tạo lại ở
hầu hết những tác phẩm”. Nó chính là nơi ƣơm mầm cho tài năng ông nảy nở,
chắp thêm đôi cánh cho tài năng ấy đƣợc vƣơn cao và bay xa.
Cuộc đời ngƣời lính là điểm tựa cho những trang viết
Nhập ngũ tháng 2 năm 1975, từng chiến đấu ở chiến trƣờng biên giới
Tây Nam và Campuchia; Sƣơng Nguyệt Minh viết văn bằng sự trải nghiệm
và thể nghiệm của một con ngƣời đi ra từ cuộc chiến. Với ông, chiến tranh
không chỉ là sự nóng bỏng quyết liệt gắn với những chiến tích hay sự đổ máu,
hi sinh; chiến tranh còn gắn với bi kịch, nỗi đau dai dẳng, âm ỉ, lặng thầm
nhƣng không kém phần dữ dội ở từng số phận, từng cuộc đời. Cảm xúc của
Sƣơng Nguyệt Minh đƣợc dồn nén chân thực, xúc động qua những mảnh đời,
những thân phận éo le, ngang trái, những tình cảnh trớ trêu nghiệt ngã sau
trận chiến. Bởi thế, không ngạc nhiên khi nhiều tầng vỉa liên quan đến chiến
tranh đƣợc nhà văn chú ý khai thác nhƣ: thân phận, trách nhiệm, tình yêu, bi
kịch thời hậu chiến... Thông qua những trang viết đầy ám ảnh và lôi cuốn,
Sƣơng Nguyệt Minh gửi đến độc giả thông điệp thật thấm thía, sâu sắc về bài
ca sức sống mãnh liệt của con ngƣời, về lòng nhân ái, niềm tin yêu và khát
vọng sống trong an bình.
Sự bùng nổ sáng tạo nghệ thuật
Sƣơng Nguyệt Minh đƣợc biết đến nhƣ một gƣơng mặt mới với nhiều
hoạt động tích cực trên văn đàn, góp phần làm sôi nổi và phong phú thêm


16
diện mạo văn học giai đoạn đổi mới. Thời trai trẻ, Nguyễn Ngọc Sơn (tên thật
của Sƣơng Nguyệt Minh) từng ấp ủ mộng văn chƣơng, đến với nghiệp văn bắt
đầu bằng những bài phóng sự, bút kí và tản văn. Tuy nhiên, cuộc sống thời

bao cấp còn nhiều khó khăn khiến ông phải lăn lộn với nhiều nghề, vất vả trên
con đƣờng mƣu sinh. Dù vậy, ƣớc mơ từ thời trai trẻ không thôi trỗi dậy đã
khiến Nguyễn Ngọc Sơn quẳng mọi bon chen, xô đẩy của cuộc sống và quay
về làm một “chàng văn sĩ”. Tuy nhiên, khi dấn thân vào lĩnh vực văn chƣơng;
tên tuổi, sự nghiệp của ông đƣợc lại đƣợc biết đến gắn với những sự cố bất
ngờ. Ngay với tác phẩm đầu tiên “Nỗi đau dòng họ”, ông đã gặp sự cố kỳ lạ
với bút danh bị biến hóa. Trong bản thảo, tác phẩm ban đầu mang tên tác giả
là Sơn Nguyệt Minh (bút danh đƣợc ghép bởi ba cái tên của tác giả, vợ và con
trai). Nhƣng không hiểu từ đâu, khi in ra lại thành Sƣơng Nguyệt Minh. Cải
chính không đƣợc, cái tên Sƣơng Nguyệt Minh đƣợc in đi in lại thành danh
xƣng, gắn với cuộc đời sáng tác của nhà văn cho đến tận bây giờ. Cũng vẫn
với truyện ngắn đầu tay này, khi ra mắt độc giả năm 1992 trên tạp chí Văn
nghệ Quân đội, Sƣơng Nguyệt Minh đã gặp hệ lụy: ngƣời dân quê ông bất
ngờ, bàn tán xôn xao cho rằng truyện ngắn này kể về sự thật của dòng họ
trong làng. Họ đe dọa, kiện tụng ông,và cũng bởi sự kiện tụng đó mà truyện
ngắn “Nỗi đau dòng họ”, tuy đƣợc đánh giá hay, hấp dẫn nhƣng không đƣợc
đƣa vào diện xét giải cuộc thi của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm ấy. Phải
mất gần 4 năm sau, giá trị của tác phẩm mới đƣợc khẳng định và trao giải
thƣởng. Sƣơng Nguyệt Minh chuyển về làm biên tập viên, Trƣởng ban văn
xuôi của tạp chí Văn nghệ Quân đội. Có thể nói, “Nỗi đau dòng họ” là sự dấn
thân và khích lệ cho sự bùng nổ một loạt truyện ngắn cùng những tập sách
của Sƣơng Nguyệt Minh ra đời sau đó.
Đọc tác phẩm của Sƣơng Nguyệt Minh ta thấy hiện thực cuộc sống
không chỉ hiện ra trên bề rộng mà còn đƣợc tập trung khắc họa ở chiều sâu


17
với một phong cách “vừa định hình, vừa không ngừng đổi mới”. Dù viết về
nông thôn hay thành thị, chiến tranh quá khứ lịch sử xa xăm thì đối tƣợng
đƣợc phản ánh luôn đƣợc xuất phát từ những trăn trở suy tƣ về thân phận con

ngƣời, đƣợc soi chiếu bởi khả năng quan sát tinh tế, sự tìm tòi khám phá, đầu
tƣ công phu, thể nghiệm kỹ càng, ý thức không ngừng đổi mới của tác giả.
Trên cuộc hành trình đó, Sƣơng Nguyệt Minh đã luôn cố gắng vƣợt lên chính
bản thân mình, nỗ lực cho từng tác phẩm. Thành quả của ngƣời cặm cụi bền
bỉ khai phá trên cánh đồng chữ nghĩa văn chƣơng ấy là một “mùa vàng” bội
thu. Các sáng tác của ông đƣợc độc giả ở cả trong và ngoài nƣớc nhiệt tình
đón nhận. Một số tác phẩm đƣợc chuyển thể thành sân khấu điện ảnh. Bản
thân nhà văn đã liên tục đạt giải thƣởng cao. Sự bùng nổ trong sáng tạo nghệ
thuật này đã khẳng định bản lĩnh, tài năng và tâm huyết của một nhà văn quân
đội Sƣơng Nguyệt Minh. Cũng bởi “chính sự nghiêm túc với văn chƣơng
cộng với tài năng thiên phú mà Sƣơng Nguyệt Minh đã đi những bƣớc chắc
chắn, tạo tiếng nói riêng trong làng văn vốn rất đông đúc, không thiếu những
cây đa, cây đề” (Phong Điệp, Báo Văn nghệ trẻ).
1.4. Từ Ngƣời ở bến sông Châu đến Dị hƣơng
Hòa chung xu hƣớng đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975, Sƣơng
Nguyệt Minh luôn ý thức cách tân truyện ngắn ở phƣơng diện đề tài, nội dung
phản ánh và phƣơng thức nghệ thuật. Quá trình sáng tác của Sƣơng Nguyệt
Minh có thể chia thành hai giai đoạn, với đại diện của mỗi giai đoạn lần lƣợt
là tập Ngƣời ở bến sông Châu (2001) và tập Dị hƣơng (2009), cho thấy sự vận
động và chuyển đổi trong cảm quan hiện thực của nhà văn.
Trong tập Ngƣời ở bến sông Châu, cảm hứng nghệ thuật của Sƣơng
Nguyệt Minh thƣờng gắn với những sự việc, con ngƣời của nông thôn, của
chiến tranh - địa hạt vốn rất quen thuộc với một nhà văn trƣởng thành từ
không gian làng quê, sống và làm việc trong môi trƣờng quân đội. Chúng ta


18
bắt gặp những trang văn trữ tình, mƣợt mà trong cảm xúc và giọng điệu
nhƣng lại rất ám ảnh bởi tính hiện thực của đối tƣợng đƣợc phản ánh. Sƣơng
Nguyệt Minh quan tâm tới những vấn đề cá nhân riêng tƣ, những vấn đề nhân

sinh thế sự, sự phức tạp bí ẩn của tâm hồn con ngƣời, sự tự thức tỉnh, tự ý
thức, tinh thần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật với một bút pháp truyền
thống hiện thực – lãng mạn.
Đến tập Dị hƣơng (2009), Sƣơng Nguyệt Minh làm mới mình theo một
con đƣờng khác. Tập truyện đƣa ngƣời đọc vào một thế giới nghệ thuật sinh
động, phong phú, cuốn hút khác biệt với những ấn phẩm văn chƣơng tả thực
trƣớc. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Sƣơng Nguyệt Minh “có
những đổi mới về tƣ duy, dám bƣớc vào phong cách mới”, “Tác giả đã đặt ra
một cái nhìn mới về lịch sử, một cách để soi chiếu các vấn đề từ lịch sử đến
văn học” [33]. Nhận định về nghệ thuật của Dị hƣơng, Đoàn Ánh Dƣơng nói:
“cách đặt nhan đề của tác giả nhƣ một kiểu xếp chồng ẩn dụ và nếu phân
tích, ta sẽ thấy đƣợc yếu tố trung gian trong cấu trúc tam phần của huyền
thoại”. Hoàng Long Giang cho rằng; “ông Đại tá – nhà văn Sƣơng Nguyệt
Minh lại kể những câu chuyện mới về thân phận con ngƣời trải qua đầy hỉ,
nộ, ái, ố, rất đời thƣờng”. Trong những tập truyện trƣớc đã xuất hiện chất kỳ
ảo (nhƣ ở Mƣời ba bến nƣớc); nhƣng chƣa thật sự rõ rệt. Đến tập truyện ngắn
Dị hƣơng thì chất kỳ ảo đậm đặc hơn, mà tác phẩm “Đồi con gái” và “Dị
hƣơng” là những ví dụ điển hình nhất. Thời gian nghệ thuật đƣợc kéo dài,
không gian nghệ thuật đƣợc mở rộng, thế giới nhân vật đa dạng, phong phú,
vấn đề hiện thực đƣợc phản ánh sâu xa, lại thêm sự xuất hiện của yếu tố ma
mị, huyền bí, Dị hƣơng chính là bƣớc ngoặt mới làm nên sự khác biệt trong
hành trình sáng tác của Sƣơng Nguyệt Minh.


19

Tiểu kết
Bƣớc vào giai đoạn đổi mới, văn học hƣớng tới một cái nhìn trung
thực, toàn diện hơn về lịch sử, con ngƣời với những nỗ lực vƣợt thoát khỏi
ràng buộc của các dạng thức tự sự truyền thống. Trong sự đổi mới chung đó,

với đặc thù riêng; truyện ngắn đã bắt nhịp rất nhanh với những biến chuyển
của đời sống, ghi nhận sự thành công của nhiều tên tuổi trong đó có Sƣơng
Nguyệt Minh. Bằng tài năng, tâm huyết của mình; Sƣơng Nguyệt Minh đã
khai mở một thế giới nghệ thuật giàu tính nhân văn, sinh động, hấp dẫn. Hai
tập truyện Ngƣời ở bến sông Châu và Dị hƣơng đƣợc coi là hai mốc đánh dấu
tiêu biểu cho hành trình nỗ lực bền bỉ, ghi nhận sự bứt phá trong sáng tạo
nghệ thuật của Sƣơng Nguyệt Minh.


×