Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.52 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu......................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................2
6. Cấu trúc của đề tài...............................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH ĐỐI
VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC................................................................................2
1.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................2
1.1.1. Nhu cầu của trẻ về việc đọc sách...................................................................2
1.1.2. Thể loại sách mà trẻ thường chọn đọc...........................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................4
1.2.1. Tầm quan trọng của việc đọc sách đối với học sinh tiểu học.......................4
1.2.2. Ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh tiểu học.....................................4
Chương 2. NHỮNG LOẠI SÁCH PHÙ HỢP VỚI TỪNG LỨA TUỔI CẤP
TIỂU HỌC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TRẺ.........................................................................................................................5
2.1. Những loại sách phù hợp với từng lứa tuổi cấp tiểu học..................................5
2.2.1. Sách cho học sinh từ 6-7 tuổi........................................................................6
2.2.2. Sách cho học sinh từ 8-9 tuổi........................................................................7
2.2.3. Sách cho học sinh từ 10-11 tuổi....................................................................9
2.2. Tác động của việc đọc sách đến sự phát triển của trẻ.......................................11
2.2.1. Tác động của sách đến sự phát triển của não bộ trẻ......................................11
2.2.2. Tác động của sách đến việc hình thành nhân cách của trẻ............................12
2.2.3. Tác động của sách đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.......................................12
Chương 3. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC........................................................................................13


3.1. Cho trẻ tiếp xúc với sách từ nhỏ.......................................................................13
3.2. Giúp trẻ chọn sách phù hợp với bản thân.........................................................13
3.3. Đặt sách ở những nơi trẻ dễ thấy trong nhà......................................................13
3.4. Giúp trẻ đặt mục tiêu nhất định cho từng ngày................................................13
3.5. Trò chuyện với trẻ về sách................................................................................13
3.6. Tạo một thư viện nhỏ dành riêng cho trẻ..........................................................13
3.7. Tôn trọng sở thích riêng của trẻ........................................................................13
C. KẾT LUẬN


1. Phần kết luận.......................................................................................................14
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo...............................................................................................15


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

TH

Tiểu học

2


HSTH

Học sinh Tiểu học


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Vào khoảng khắc mà chúng ta thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước
qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của
nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn.”-Câu nói của cựu tổng thống Mỹ Barack
Obama đã ngầm khẳng định vai trò to lớn của việc đọc sách trong việc hình thành
nhân cách, tri thức của một đứa trẻ. Khoa học cũng đã chứng minh đọc sách mang
lại nhiều tác động đối với trẻ em.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày
12/04/2013, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là 0,8 cuốn, nghĩa là
một người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm. Con số này là rất
khiêm tốn so với một quốc gia cận kề như Malaysia (10 – 20 cuốn/ người/ năm)
hay các quốc gia lớn trên thế giới (Pháp 20 cuốn/ người/ năm, Nhật Bản 50 cuốn/
người/ năm)[1]. Và nhu cầu đọc sách ở trẻ là rất ít. Nguyên nhân dẫn đến lý do trên
là bởi trong quá trình phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ, phụ huynh và nhà trường
vẫn chưa đưa việc đọc sách vào hoạt động sống hằng ngày của trẻ, chưa tạo hứng
thú đọc sách cho trẻ TH.
Nhận thấy nhu cầu cấp thiết của việc đọc sách trong việc phát triển nhân cách
của trẻ và tình trạng lười đọc sách ở trẻ hiện nay, người viết đã chọn đề tài “Biện
pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh Tiểu học” với mục đích nhằm đưa
ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hứng thú đọc sách cho trẻ để nhà
trường và gia đình cùng áp dụng trong quá trình giáo dục trẻ bậc TH.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài về đọc sách và những vấn đề xoay quanh địa hạt này được quan tâm,

nghiên cứu từ rất sớm ở trên thế giới và Việt Nam. Trong phạm vi của tiểu luận
người viết chỉ quan tâm khảo sát vấn đề này ở nước ta và cụ thể là lứa tuổi HSTH.
Ở Việt Nam các đề tài nguyên cứu về đọc sách ở học sinh tiểu học được tìm hiểu
dưới nhiều góc độ nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về “Nghiên cứu nhu cầu
đọc và công tác giáo dục nhu cầu đọc của học sinh tiểu học” [2] mà chưa đi sâu
vào việc nguyên cứu nhằm cung cấp biện pháp nâng cao hứng thú đọc sách cho
HSTH và đó chính là nguyên nhân khiến người đọc chọn và nghiên cứu đề tài trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Bài tập lớn sẽ đi vào tìm hiểu sâu về biện pháp nâng cao hứng thú
cho HSTH và từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp để nhà trường và phụ huynh
có thể áp dụng để nâng cao hứng thú cho lứa tuổi HSTH.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài tập lớn tập trung nghiên cứu
+ Học sinh Tiểu học: lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi
1


+ Giáo trình Tâm lý học Tiểu học của GS.TS Bùi Văn Huệ
4. Phương pháp nghiên cứu
Qua đề tài này với đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên người viết đã sử dụng
một số phương pháp sau: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê...
5. Đóng góp của đề tài
- Tìm được những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hứng thú đọc sách cho
HSTH.
- Giúp nhà trường và phụ huynh có được biện pháp thích hợp trong việc giáo
dục nhằm tăng hứng thú đọc sách ở trẻ TH.
- Trên cơ sở tiếp thu những tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi
trước và qua khảo sát đánh giá của bản thân, bài tập lớn sẽ đi vào tìm hiểu
tâm lý của từng lứa tuổi bậc TH và từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao
hứng thú đọc sách phù hợp nhất.
6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của bài tập lớn
gồm có 3 chương.
Chương 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh Tiểu
học.
Chương 2: Những loại sách phù hợp với từng lứa tuổi cấp Tiểu học và tác động
của chúng đến sự phát triển của trẻ.
Chương 3: Biện pháp nhằm nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh Tiểu học.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH
ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Nhu cầu của trẻ về việc đọc sách
Khả năng tiếp nhận và trình độ kiến thức của trẻ thay đổi theo sự phát triển của
trẻ dẫn đến nhu cầu đọc sách của trẻ cũng thay đổi.Trẻ có những nhu cầu riêng về
việc chọn đọc các thể loại sách riêng và có những cách tiếp nhận riêng biệt trong
từng độ tuổi bậc TH.
Ở trẻ lớp Một (6-7 tuổi), đây là độ tuổi mà trẻ được tiếp xúc lần đầu với môi
trường trường học. Nếu trước đó gia đình và môi trường mần non đã cho trẻ tiếp
cận với sách thì khi bước sang độ tuổi này trẻ thường có xu hướng chuyển từ việc
2


nghe đọc sang tự đọc thành tiếng và trẻ luôn thắc mắc với người lớn những gì được
biết thông qua sách. Những gì trẻ tiếp cận thông qua sách thường được xuất hiện
trong não bộ trẻ thông qua hình ảnh bởi ở độ tuổi này tư duy trực quan-hình ảnh
phát triển mạnh hơn so với những tư duy khác. Đây là độ tuổi quan trọng để tạo
hứng thú đọc sách ở trẻ TH.
Ở trẻ lớp Hai (7-8 tuổi), bước sang năm hai của môi trường TH, trẻ bắt đầu quen
dần với trường, lớp và thầy cô nên những khó khăn của việc thích nghi với môi
trường trường lớp dường như giảm dần. Ở độ tuổi này trẻ đã có khả năng cảm thụ

các tác phẩm văn học, bằng chứng là trong chương trình học của trẻ đối với môn
Tiếng Việt đã xuất hiện các tác phẩm văn học có độ dài tầm 60-150 từ trong một
bài tập đọc.
Ở trẻ lớp Ba (8-9 tuổi), trẻ bước sang độ tuổi này tuy đã có nhận thức về những
tình cảm những hiểu biết thông thường về cuộc sống chính vì thế mà chương trình
trẻ học thường được lồng ghép với các bài học mang tính giáo dục về nhân cách
con người và những yếu tố lịch sử quê hương. Tuy thế hướng tư duy, tiếp cận,
thông hiểu về các vấn đề được học của trẻ vẫn ở mức độ trung bình dẫn đến trẻ có
cái nhìn ngây thơ đơn giản về những gì đọc được.
Ở trẻ lớp Bốn và lớp Năm (9-11 tuổi), đây là độ tuổi trẻ ở những năm cuối bậc
TH. Ở độ tuổi này trẻ thường tìm đọc thể loại truyện tranh bởi yếu tố hài hước,
mang tính giải trí cao của truyện. Đó chính là lý do mà nhà trường và phụ huynh
cần quan tâm về những cuốn sách trẻ đọc trong thời điểm này bởi nếu trẻ đọc quá
lâu cùng một thể loại sách trong một thời gian dài có thể dẫn đến việc trẻ khó có
thể chuyển sang một thể loại sách khác. Việc trẻ thích đọc thể loại truyện tranh
trong độ tuổi này là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích đọc thể
loại sách tri thức, sách có yếu tố giáo dục và làm giảm khả năng tư duy của trẻ.
Độ tuổi 9-11 tuổi là độ tuổi mà khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ phát triển mạnh
nhất trong bậc tiểu học chính vì thế mà nhà trường và phụ huynh cần kích thích
yếu tố trên thông qua việc tạo điều kiện cho trẻ tìm đọc những thể loại sách mang
tính cung cấp kiến thức, hiểu biết cho trẻ.
1.1.2. Thể loại sách mà trẻ thường chọn đọc
Xu hướng chọn sách của trẻ cũng thay đổi tùy theo từng độ tuổi. Bỏ qua những
nguyên nhân khách quan như tính cách, giới tính, môi trường trẻ sống và sự giáo
dục của trẻ thì hiện nay trong thực tế thể loại sách được trẻ chọn đọc nhiều nhất là
thể loại truyện tranh. Thông thường khi đến thư viện trường học hay nhà sách trẻ
thường dành khá nhiều thời gian để chọn đọc những sách có hình ảnh, mang tính
giải trí. Số lượng trẻ TH tìm đọc sách có thể loại cung cấp tri thức, tác phẩm văn
học hiện nay đang chiếm tỉ lệ rất ít.
3



1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tầm quan trọng của việc đọc sách đối với học sinh tiểu học
Những lợi ích của việc đọc sách đã được chứng minh rất nhiều bởi các nhà
nguyên cứu khoa học từ trước đến nay và không ai có thể phủ nhận được tầm quan
trọng của việc đọc sách trong đời sống. Việc đọc sách ở lứa tuổi TH có vai trò rất
lớn trong việc phát triển cho tương lai của trẻ.
Người ta thường ví “Trẻ em như tờ giấy trắng” bởi đặc tính não bộ trẻ còn rất
mới, chưa được tác động nhiều như người lớn nên việc hình thành thói quen ở trẻ
TH là vô cùng quan trọng bởi khi trẻ còn nhỏ thì việc hình thành một thói quen
mới dễ dàng hơn so với một người trưởng thành tạo một thói quen mới. Trẻ có thể
được tiếp xúc với sách từ lớp mẫu giáo nhưng để việc đọc sách thành thói quen
hằng ngày của trẻ thì phải từ những lớp bậc TH mới làm được điều đó.
Nếu như trẻ được hướng dẫn và được đọc những cuốn sách mang tính chất tư
duy, cung cấp kiến thức sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy, tìm tòi, sáng tạo, lòng mơ
ước của trẻ; tạo tiền đề để trẻ phát triển trong tương lai và đồng thời là công cụ
giúp trẻ tăng vốn hiểu biết về thế giới nhân sinh quanh mình.
1.2.2. Ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh Tiểu học
Đọc sách có ý nghĩa to lớn đối với đời sống tinh thần của trẻ TH. Đó không
những là nguồn cung cấp lượng lớn kiến thức mà còn là phương tiện giúp trẻ giải
trí. Nó giúp trẻ phát triển toàn diện hai bán cầu não, tối ưu hóa trí thông minh đồng
thời giúp trẻ định hướng được con đường tương lai cho mình, cụ thể là việc đọc
sách có thể giúp trẻ định hướng được bản thân thích điều gì và từ đó tìm được
ngành nghề phù hợp với yếu tố đó- điều mà người lớn vẫn đang mất nhiều sai lầm
trong việc tìm kiếm và thực hiện.
Trẻ từ 9-11 tuổi thường mất kiểm soát trong việc điều khiển cảm xúc của mình,
đây là nguyên nhân vì sao giáo viên TH luôn phải căng thẳng với việc giải quyết
những mâu thuẫn của trẻ đối với bạn bè. Việc đọc sách sẽ giúp trẻ kiểm soát cảm
xúc của bản thân bởi thông qua sách trẻ nhận thức được vấn đề đang xảy ra từ đó

có thể xác định, phân tích và nhìn nhận chính xác tình huống cũng như trạng thái
hiện tại. Việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân qua những hiểu biết từ sách dễ dàng
và hiệu quả hơn so với việc dặn dò của giáo viên, gia đình về việc nên và không
nên làm đối với bạn bè.
Việc tăng vốn từ vựng trong việc viết lách và giao tiếp không chỉ xảy ra ở người
lớn khi đọc sách mà nó còn xảy ra ở trẻ TH nếu như trẻ được đọc sách phù hợp với
lứa tuổi và đúng với tầm hiểu biết của mình. Giữa một trẻ không đọc sách và trẻ có
đọc sách, có thể nhận ra rằng khả năng giao tiếp giữa hai trẻ có sự khác biệt rất lớn.
Trẻ có thói quen đọc sách khi giao tiếp với mọi người thường rất hoạt ngôn cởi mở
4


và cuốn hút, luôn tự tin trước đám đông và ít khi lo lắng với việc nói lên suy nghĩ
của bản thân trước người lạ.
Khác hẳn với môi trường mầm non, khi bước qua 6 tuổi trẻ bắt đầu bước vào
môi trường mới của trường học, tại đây trẻ không còn được khoảng thời gian vui
chơi mà phải bước vào khuôn khổ của trường học, trẻ phải giơ tay khi muốn nói
một điều gì đó, trẻ buộc phải giảm hẳn một lượng lớn thời gian cho vui chơi để
phục vụ cho hoạt động học tập ở trường. Những yếu tố trên khiến trẻ trở nên căng
thẳng, luôn trong cảm giác bị ép buộc từ đó dẫn đến hành động luôn làm những
việc mình thích, có xu hướng chống đối người lớn. Nhưng nếu trẻ được gia đình
cung cấp thói quen đọc sách trong thời gian này sẽ giúp trẻ trở nên thích thú với
việc học tập hơn bởi não bộ trẻ lúc này đã tồn tại hai yếu tố học tập và vui chơi xen
lẫn nhau thay vì chỉ mỗi yếu tố vui chơi trước đó.
Nhà triết gia René Descartes từng nói rằng “Đọc sách hay cũng giống như trò
truyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”. Điều trên đã
minh chứng cho việc trẻ sẽ học hỏi được rất nhiều điều khi đọc sách. Trẻ không
cần phải đến Châu Âu để được chiêm ngưỡng những công trình tuyệt vời của nơi
đây, trẻ không cần phải quay về 200 trăm triệu năm trước để ngắm nhìn những
sinh vật khổng lồ từng tồn tại trên trái đất-khủng long, bởi thông qua sách trẻ đã

được tiếp cận với những điều đó. Kho tàng tri thức mà thế giới để lại tồn tại trong
những trang sách và chúng chỉ được chờ để mở ra, khám phá và khai thác nó. Khi
đọc sách trẻ sẽ được tiếp cận với nguồn kiến thức bao la, những điều kì diệu của
nhân loại.
Chương 2. NHỮNG LOẠI SÁCH PHÙ HỢP VỚI TỪNG LỨA TUỔI CẤP
TIỂU HỌC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TRẺ
2.1. Những loại sách phù hợp với từng lứa tuổi cấp Tiểu học
Mỗi trẻ tuy trong cùng độ tuổi nhưng luôn có những vấn đề khác nhau như: yếu
tố giới tính, tính cách, môi trường phát triển,… những yếu tố này ít nhiều ảnh
hưởng đến nhu cầu chọn thể loại sách đọc của trẻ. Bỏ qua những yếu tố khách
quan đó và xem xét trên phương diện phát triển chung về tâm lý, đặc tính lứa tuổi
người viết đã đưa ra những thể loại sách phù hợp nhất cho từng độ tuổi của trẻ bậc
TH.
Để phong phú các thể loại sách cho trẻ và để trẻ có được một cuốn sách thích
hợp cho mình, phụ huynh cần quan sát đặc tính tâm lý riêng của trẻ, dẫn trẻ đến
thư viện thiếu nhi để trẻ được tự do lựa chọn và được biết đến nhiều thể loại sách
hơn.
Hiện nay trong thị trường Văn học Việt Nam những cái tên như: Tô Hoài, Vũ Tú
Nam, Xuân Quỳnh, Trần Hoài Dương, Phạm Hổ, Ma Văn Kháng, Võ Quảng, Trần
5


Đăng Khoa, Phạm Hổ, Nguyễn Nhật Ánh,… là những nhà văn, nhà thơ chuyên
viết sách cho thiếu nhi. Bên cạnh các sách được sáng tác bởi các tác giả trong
nước, nhà trường và gia đình cũng có thể định hướng cho trẻ đọc các tác phẩm văn
học nước ngoài bởi tủ sách văn học thiếu nhi nước ngoài được viết rất phong phú
cho từng độ tuổi.
Người viết chỉ có thể đưa một vài quyển sách phù hợp dành riêng cho từng lứa
tuổi, đây chỉ là quan điểm dưới góc độ cá nhân và nhằm hỗ trợ cho bài viết, mang

tính tham khảo cho phụ huynh.
2.2.1. Sách cho học sinh từ 6-7 tuổi
Đây là thời kì khó khăn nhất trong việc giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách.
Ở lứa tuổi này trẻ đã có khả năng phân tích nhưng vẫn ở mức độ thấp và sự chú ý
có chủ đích của trẻ lúc này còn yếu, trẻ chỉ có thể duy trì sựu tập trung từ 30 đến
35 phút và thường hay quên những điều giáo viên nói [3] vậy nên nếu muốn tạo
hứng thú đọc sách cho trẻ ở lứa tuổi này người lớn cần cho trẻ đọc những sách có
hình ảnh minh họa có lượng chữ ít hoặc sách truyện mang tính giáo dục với lượng
kiến thức đơn giản. Trẻ vẫn có thể được tiếp cận với những cuốn sách có nội dung
nhiều chữ nhưng phải là dưới hình thức nghe đọc có hình minh họa bởi đặc tính
lứa tuổi ở giai đoạn này thường mất kiên nhẫn khi tập trung vào một điều gì đó và
vẫn chưa có được lượng kiến thức đủ nhiều để hiểu hết những nội dung có trong
sách. Khi trẻ ở trong độc tuổi này gia đình nên đọc cho trẻ nghe và có bộ từ điển
Tiếng việt để giải thích chính xác những từ mà trẻ chưa hiểu được nhằm cung cấp
chính xác những kiến thức mà trẻ tiếp cận trong những năm đầu bậc TH.
Đây là tổng hợp một vài sách mà người viết đã tổng hợp từ nhiều nguồn thông
tin và có thực sự trải nghiệm qua việc tìm đọc một vài cuốn dành cho trẻ 6-7 tuổi:
Thể loại sách Việt Nam
1. Tuyển tập Truyện cổ tích Việt Nam - NXB Kim Đồng: Tập 1, Tập 2
2. Bộ sách Những tia nắng đầu tiên- NXB Kim Đồng
3. Bộ sách Bách khoa toàn thư- NXB Kim Đồng
4. 80 ngày ăn-Phan Anh, NXB Kim Đồng
5. Vòng quanh thế giới- Hoài Nam, NXB Kim Đồng
Thể loại sách nước ngoài
1. Bộ sách Nhật kí thế giới côn trùng
2. Cuốn sách lớn đầu tiên của tớ Động vật- Catherine D. Hughes
3. Chú mèo đi hia, NXB Mỹ thuật
4. Bộ sách Lớp khoa học của lợn con-Pack myoung Sig, NXB Kim Đồng
5. Bộ sách Sẽ ra sao nếu thiếu…-Anne Rooney, NXB Kim Đồng
6. Bộ sách Vòng quay sự sống-Carolyn Scrace, NXN Kim Đồng

7. Bộ sách Uy lực côn trùng- Tuệ An, NXB Kim Đồng
2.2.2. Sách cho học sinh từ 8-9 tuổi
6


Đây là độ tuổi của học sinh lớp Ba theo quy định tại Điều 40 Văn bản hợp nhất
03/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ở giai đoạn này nhìn chung nhận thức của trẻ
đã dần phát triển, trẻ đã học được các tiêu chuẩn để đánh giá các nguyên tắc đạo
đức. Khả năng nhìn nhận vấn đề của trẻ cũng cao hơn, đã có thể tự đưa ra các suy
nghĩ và ý kiến của mình nhưng lại chưa có cái nhìn tổng quát và toàn diện, lí do
trên dẫn đến trẻ thường có tâm lý bất an trước một vấn đề mà trẻ gặp phải.
Cảm xúc bất an đã ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, lứa tuổi này thường có những
vấn đề tâm lý như: mặc cảm về bản thân, không tự tin vì thế mà phụ huynh cần cho
trẻ đọc những câu chuyện về lòng dũng cảm, những câu chuyện được viết lên từ
người thật việc thật để trẻ luôn tự tin về chính mình. Dựa vào những vấn đề trên,
nhà trường và phụ huynh nên chọn những cuốn sách như:
1. Cái ôm diệu kỳ-Nick Vujicic
Cuốn truyện tranh gồm 8 câu chuyện và mỗi câu chuyện được Nick đặt theo
một cái tên riêng như Cái ôm đặc biệt, Chúc mừng sinh nhật, Không bao giờ
bỏ cuộc, Hãy vui lên nào…Chính nhờ những câu chuyện này, Nick đã chỉ ra
cho các em biết rằng “Không phải cứ nhắm mắt ngủ một giấc ngủ là mọi
chuyện thành hiện thực đâu” mà “Nhờ niềm tin, hy vọng và nỗ lực, chú đã
đạt được điều mình mong mỏi” trong cuộc sống. Đây là một trong những
cuốn sách tạo nghị lực cho các em thông qua những câu chuyện của tác giả
2. Truyện ngụ ngôn La-phông-ten và Truyện ngụ ngôn Ê-dốp
Thông qua những câu truyện ngụ ngôn của La-phông-ten và Ê-dốp trẻ sẽ có
được bài học thú vị về cuộc sống, những bài học về nhân ái, vị tha, bao dung
thông qua hình ảnh ẩn dụ của những con vật.
3. Phép màu tuổi thơ - Barbara Bossert Ramsay

Cuốn sách là câu chuyện về cậu học trò Mark. Vì hay bị các bạn trong lớp
bắt nạt nên Mark rất sợ đến trường. Bỗng một ngày kia, xuất hiện bạn Gấu
Nâu. Gấu Nâu đã tiết lộ cho Mark bí mật để biến điều ước thành hiện thực.
Với cách đơn giản đó, Mark đã biết cách để hòa đồng với các bạn. Dần dần,
các bạn trong lớp cũng thực hiện theo điều bí mật của Mark. Qua câu
chuyện, trẻ học được cách quản lý cảm xúc của mình để tạo ra một môi
trường sống hòa đồng, đoàn kết hơn.
4. Khoảng trời bình yên cho con - Sara Albion
Cuốn sách là sợi dây kết nối giữa phụ huynh với trẻ thông qua những điều
tốt đẹp và tính tích cực tự nhiên vốn có trong bản thân mỗi người, để từ đó
trẻ có thể phát triển ý thức về lòng tự trọng và nhận ra chân giá trị của mình.
Sách gồm hai phần: phần dành cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và thầy cô
giáo; phần còn lại là các câu chuyện dành cho các em. Các bé có thể tự đọc
và hỏi lại cha mẹ những điều các em thắc mắc từ đó phụ huynh hiểu rõ con
7


5.

6.

7.

8.

9.

mình và các bé cũng hiểu biết thêm về thế giới xung quanh. Đây là một
trong những cuốn sách hay được viết dành cho cả người lớn và trẻ.
Bộ sách khoa học: Mười vạn câu hỏi vì sao-Tôn Nguyên Vĩ; Bách khoa tri

thức cho trẻ; 365 trò chơi khoa học cho bé,…
Những cuốn sách có thể giúp trẻ giải đáp những vấn đề mà mình luôn đặt
câu hỏi “Vì sao?”, giúp trẻ thỏa sự tò mò của bản thân đối với mọi thứ quanh
mình. Những quyển sách này được trình bày rất khoa học, đơn giản, dễ hiểu,
vừa có thể mang lại tri thức cho trẻ lại vừa thích thú, ham học hỏi hơn.
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ-Nguyễn Ngọc Thuần
Với lời văn nhẹ nhàng và giản dị Nguyễn Ngọc Thuần với 19 chương ngắn
ngủi trong truyện ngắn của mình ông đã đem đến cho nền thơ văn thiếu nhi
một viên ngọc sáng giá cho việc giáo dục trẻ thông qua những câu truyện
gần gủi dưới giọng kể của một học sinh 10 tuổi. Trẻ sẽ học được cách trân
trọng, tự tin về bản thân mình qua câu chuyện “Ghét cái răng khểnh”, trẻ sẽ
biết cách yêu thương, quan tâm đến mọi người qua câu chuyện “Thương nhớ
ngón tay”, “Đôi guốc của cô giáo Hà”, trẻ biết đồng cảm với những bạn bè
cùng trang lứa kém may mắn qua “Kẻ lạ”, “Những ngày mưa”, “Người
khách lạ đến viếng khu vườn” và trẻ sẽ có được những niềm vui, những
khám phá mới mà các giác quan khác trên cơ thể có thể làm được thông qua
chuyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”,… Đây là một trong những cuốn
sách viết hay nhất cho lứa tuổi Tiểu học của tác giả trong nước.
Có một con mọt sách-Đỗ Hồng Ngọc
Câu chuyện là một chuỗi những điều thú vị dưới lời kể của nhân vật “chú
bác sĩ” tốt bụng, hài hước và luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của các
bạn nhỏ. Qua từng câu chuyện, các bé sẽ học được những kiến thức bổ ích
để tự chăm sóc bản thân và chia sẻ với những người xung quanh những điều
thú vị, bổ ích.
Bộ Truyện cổ tích Việt Nam- NXB Kim Đồng
Bộ Truyện cổ tích Việt Nam là một trong những truyện mà các gia đình nên
đầu tư cho con bởi tính giáo dục cao mà truyện mang lại thông qua mỗi câu
chuyện. Mỗi câu chuyện là một thông điệp làm người ý nghĩa mà cha ông ta
đã đút kết qua năm tháng. Đây là một trong những quyển sách mà mọi lứa
tuổi thiếu nhi đều có thể tìm đọc.

Bộ sách Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ-Trần Ngọc Bảo Hân
Bộ truyện gồm có 10 quyển, mỗi quyển đều có nhân vật là những đứa trẻ
trong những tình huống đời thực đưa ra các quyết định phản ánh tính cách
của bản thân chúng. Mỗi câu chuyện trong bộ truyện này dạy cho trẻ cách
xây dựng lòng tự tin và cho phép chúng đối mặt trực tiếp với mọi tình huống
trong cuộc sống hằng ngày. Ở cuối truyện luôn có một bài học cho trẻ, giúp
8


cho trẻ em phát triển một nền tảng vững chắc cho tính cách và những
nguyên tắc mạnh mẽ về tính trung thực, sự tính nhiệm, lòng độ lượng, tình
yêu và những giá trị khác. Đây là bộ truyện hay, mang lại những bài học quý
báu, có tính giáo dục cao cho trẻ.
10. Bộ sách Bí mật của tự nhiên- Nhiều tác giả
Bộ sách gồm có 3 quyển với trung bình là hai mươi lăm chủ đề khác nhau về
những vấn đề của tự nhiên được viết bởi giọng văn nhẹ nhàng, thú vị. Đây
không chỉ là cuốn nhằm bồi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh TH mà
còn rèn luyện, nâng cao kĩ năng đọc hiểu và tư duy logic thông qua việc trả
lời các câu hỏi ở dưới mỗi chủ đề. Bộ sách Bí mật của tự nhiên là một trong
những cuốn sách thích hợp cho học sinh lớp 3 nhằm vừa thỏa nhu cầu tìm
hiểu của các em vừa giúp cung cấp kĩ năng đọc hiểu cho các em.
Bên cạnh việc cho các em đọc sách Tiếng việt, từ độ tuổi này trở đi, phụ huynh
nên cho trẻ đọc thêm sách ngoại ngữ được viết cho tuổi thiếu nhi có yếu tố trực
quan, đồng thời cho trẻ tham gia một khóa học Tiếng anh nhằm cung cấp yếu tố
ngoại ngữ cho trẻ
2.2.3. Sách cho học sinh từ 10-11 tuổi
Bước vào lứa tuổi này quá trình nhận thức của não bộ trẻ đã dần phát triển và cải
thiện. Khả năng ghi nhớ tăng, mức độ chú ý tăng, trí tưởng tượng phong phú, khả
năng tri giác tốt hơn so với những năm đầu tiểu học. Trẻ bắt đầu thích đọc sách
khoa học, biết phê phán và đánh giá những gì được đọc, chính vì thế mà việc định

hướng sách lành mạnh cho trẻ ở thời kì này là vô cùng quan trọng bởi nếu trẻ vô
tình đọc thể loại sách mang nội dung không lành mạnh, phi lý sẽ dẫn đến trẻ có cái
nhìn sai lệch về mọi điều xung quanh trẻ. Khi trẻ bước vào lứa tuổi này phụ huynh
cần định hướng và xem trẻ có năng khiếu, yêu thích môn học nào để khuyến khích
trẻ phát triển những ưu điểm đó qua việc cho trẻ đọc phong phú các thể loại sách
so với những năm đầu bậc TH.
Dựa vào đặc điểm tâm lý, đặc tính lứa tuổi, người viết đã tìm và gợi ý một số
quyển sách hay, thích hợp cho việc phát triển tâm lý và trí tuệ cho trẻ 10-11 tuổi.
1. Dế mèn phiêu lưu kí-Tô Hoài
Là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài khi viết về loài vật
trong thiên nhiên, dành cho thiếu nhi. Đánh mạnh vào giá trị cuộc sống giữa cái
thiện và cái ác, chiến tranh và hòa bình, lý tưởng và lẽ sống được thể hiện một cách
nhẹ nhành hơn nhưng rất thực tế và cảm nhận được một cách sâu sắc.. Câu truyện
sẽ giúp bé có cái nhìn mới về cuộc sống qua một câu chuyện vè cuộc sống xung
quanh mình cũng như giúp bé có một suy nghĩ trong cuộc sống. Dế mèn phiêu lưu
ký được đánh giá là trang văn mẫu mực dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
9


2. Bộ sách Cẩm nang con trai tuổi dậy thì sổ tay kiến thức sinh lý- Thương Lãng
và Bộ sách Cẩm nang bé gái tuổi dậy thì?-NXB Kim Đồng
Hai bộ sách trên sẽ giải đáp những thắc mắc về tâm sinh lý lứa tuổi mà trẻ
thường băng khoăng khi bước vào độ tuổi dậy thì. Đây là những cuốn cẩm nhang
quý giá giúp các bậc phụ huynh cùng con của mình bước qua tuổi dậy thì tươi đẹp
với tâm lý sẵn sàng và thoải mái.
3. Totto-chan bên cửa sổ-Kuroyanagi Tetsuko
Dưới giọng kể của cô bé 6 tuổi Totto-chan, trẻ sẽ được nhìn thấy cách giáo dục
tiếng bộ của đất Nhật Bản cùng với đó là những bài học mà nhân vật chính học
được thông qua thầy hiệu trưởng của mình. Tại những trang sách của tác giả
Kuroyanagi Tetsuko một bầu trời Nhật Bản sẽ mở ra trước mắt trẻ cùng với đó là

sự ngây ngô, hồn nhiên của một cô bé 6 tuổi Totto-chan trong hành trình bước
những bước đầu tiên vào môi trường Tiểu học đầy thú vị.
4. Vì sao mọi điều bạn biết đều sai!-Tom Jackson
Như cái tên thú vị của nó, trẻ sẽ được đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác về
những điều tồn tại trong tự nhiên. Ngoài yếu tố bất ngờ, sách còn giúp thỏa nhu
cầu khám phá khoa học cho trẻ. Sách còn có mục tra cứu từ có trong sách dành cho
trẻ tham khảo.
5. Những nhân vật khác thường trong khoa học-Basher-R. G. Grant
Đây là một trong những bộ sách thú vị về khoa học dành riêng cho lứa tuổi TH
khám phá. Dưới hình thúc nội dung là lời tự sự của các nhà khoa học của thế giới,
bộ truyện sẽ đem các em đến gần hơn thế giới khoa học, giúp các em hứng thú hơn
về nó.
6. 500 dữ kiện về Động vật ăn thịt và 500 dữ kiện về Đại dương-NXB Trẻ
Với hai bộ sách này trẻ sẽ được biết đến những điều thú vị đã và từng xảy ra
trong cuộc sống mà trẻ chẳng thể nào biết được. Với hình ảnh trực quan sinh động
sách sẽ đưa trẻ đi khám phá những điều mới mẻ, lý thú xung quanh mình đồng thời
cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản của cuộc sống.
7. Bộ sách Bạn hợp với nghề gì nhỉ- NXB Kim Đồng
Đây là bộ sách sẽ giúp trẻ khám phá được mình thích hợp với nghề gì thông qua
những đặc tính tính cách, sở thích của trẻ. Trẻ sẽ có được các nhìn thú vị về những
công việc xung quanh về nhũng công việc tồn tại xung quanh mình, từ đó có
những quyết định đầu cho việc phát triển kĩ năng để đặt được công việc mà mình
yêu thích được trở thành. Sách có yếu tố trực quan sinh động, thích hợp cho trẻ
chọn đọc.
8. Những truyện được viết bởi Nguyễn Nhật Ánh (Tôi là Bêtô, Có hai con mèo
ngồi bên cửa sổ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Chúc một ngày tốt lành, Bồ câu
không đưa thư, Kính vạn hoa,…)
10



Một vài trẻ ở độ tuổi này thường thu mình vào lớp vỏ bọc của riêng mình và
sống rất nội tâm bởi sự thay đổi tâm sinh lý khi bước vào tuổi dậy thì. Trẻ thường
đọc thể loại truyện mang yếu tố tình cảm, cảm xúc nói về tình yêu đôi lứa-thường
xảy ra ở các bé gái. Để giúp trẻ phát triển theo hướng tích cực, phụ huynh nên quan
tâm ngầm đến những biểu hiện của trẻ vào giáo dục trẻ thông qua việc cho trẻ đọc
sách mang yếu tố tình cảm trong sáng được viết bởi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Nguyễn Nhật Ánh là một trong những cây bút chuyên viết truyện cho lứa tuổi thiếu
nhi, các tác phẩm của ông không chỉ dừng lại ở những câu chuyện tình yêu trong
sáng của lứa tuổi học trò mà còn mang tính nhân văn, giáo dục sâu sắc.
2.2. Tác động của việc đọc sách đến sự phát triển của trẻ
2.2.1. Tác động của sách đến sự phát triển của não bộ trẻ
Giống như người lớn, khi trẻ đọc sách não của trẻ có những tác động ở não như:
Hình thành các mối liên kết giữa hai bán cầu não. Như được biết não gồm hai
phần là não trái và não phải, mỗi bán cầu có mỗi chức năng khác nhau và thông
thường một người hoặc sẽ thuận não trái hoặc sẽ thuận não phải. Khi đọc sách,
trong bộ não chúng ta sẽ hình thành các kết nối từ phần não bên trái của vỏ não tới
vùng nhận thức ngôn ngữ. Hoạt động đọc diễn ra thường xuyên sẽ giúp hai bán cầu
não liên kết với nhau và chia đều hoạt động cho nhau. Điều này giúp việc phát
triển trí tuệ trở nên toàn diện hơn.
Đọc sách giúp trẻ gia tăng trí nhớ. Đọc sách nhìn bề ngoài thì cảm thấy đơn giản
nhưng đối với bộ não nó là một hoạt động phức tạp bao gồm quá trình xử lý hình
ảnh và âm thanh, quá trình sự nhận thức âm tiết từ vựng, quá trình hiểu ý nghĩa của
từng từ và nghĩa của từ ở trong câu, nếu đọc bằng miệng, bộ não buộc phải kết hợp
các cơ trên mặt để phát ra một âm tiết nào đó (có 48 vùng cơ trên mặt). Điều này
làm cho bộ não phải hoạt động tối đa, tốn nhiều thời gian để xử lý, tưởng tượng,
kết hợp nhiều thông tin lại với nhau, nhờ vậy mà hoạt động ghi nhớ của bộ não
cũng tăng lên.
Đọc sách giúp thay đổi cấu trúc của bộ não theo hướng tích cực: Bộ não bao
gồm các vùng xử lý chuyên biệt cho từng chức năng nhất định, giữa các vùng được
liên kết bằng các tế bào thần kinh nơ-ron. Việc đọc sách cũng giống như đang học

một kiến thức mới và quá trình học xảy ra trong bộ não là sự thay đổi cấu trúc liên
kết giữa các nơ-ron. Cấu trúc của bộ não được hình thành qua quá trình học tập,
sinh hoạt hằng ngày của con người. Não bộ của trẻ em có cấu trúc khác biệt so với
người lớn. Việc học một ngôn ngữ mới ở độ tuổi trẻ luôn dễ dàng hơn khi học ở
người lớn vì bộ não của trẻ em mới sinh ra gần như là "mới toanh", liên kết giữa
các nơ-ron chưa hình thành một cách đầy đủ nên khi học một điều gì đó hoạt động
của các nơ-ron nhanh hơn so với người lớn. Trong khi đó, bộ não người lớn trải
qua nhiều năm phát triển, các liên kết nơ-ron đã "dày đặc" và phức tạp, việc đưa
11


thêm một thứ gì mới vào cần phải có nhiều thời gian hơn để thay đổi lại cấu trúc.
Vậy nếu trẻ được đọc sách và tiếp cận với những kiến thức bổ ích ngay từ khi còn
các nơ-ron ở não bộ của trẻ sẽ được hình thành theo hướng tích cực.
Đọc sách giúp trẻ giảm stress: Nếu trẻ có gặp một vài áp lực của lứa tuổi thì khi
bắt gặp một cuốn sách hay, một cuốn truyện, tiểu thuyết sẽ làm cho bộ não của trẻ
cảm thấy hứng thú, bị phân tâm từ đó mà cảm giác căng thẳng sẽ bị phân tán qua
những cảm xúc mà sách mang lại.
2.2.2. Tác động của sách đến việc hình thành nhân cách của trẻ
Doanh nhân Harvey Mackay từng có câu nói rất hay về việc đọc sách: “Cuộc
đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đã
đọc.” chính vì thế mà việc cung cấp thói quen đọc sách ở trẻ là rất quan trọng bởi
yếu tố giáo dục mà sách đem lại cho trẻ. Những yếu tố giáo dục trong sách sẽ là
một phần giúp hình thành, giáo dục nhân cách tốt nhất cho trẻ TH. Từ đó trẻ sẽ
quan tâm, đối xử với mọi người xung quanh mình chuẩn mực hơn, đời sống tình
cảm của trẻ sẽ tốt hơn.
2.2.3. Tác động của sách đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Các nước có chỉ số IQ cao đều có một điểm chung đó công dân của họ luôn
dành thời gian rảnh trong ngày để đọc sách thay vì lướt mạng và đến thư viện thay
vì đến quán café. Việc đọc sách ở trẻ sẽ giúp trẻ cung cấp một lượng lớn kiến thức

mà trẻ có thể vận dụng được trong đời sống của mình. Giúp cho đời sống tinh thần
của trẻ phong phú hơn rất nhiều so với những bài học ngắn ngủi mà trẻ được tiếp
cận trong trường học. Lượng tri thức mà sách mang lại là rất lớn bởi nguồn sách,
kiến thức trên thế giới là vô tận nó chỉ chờ được tìm hiểu và khám phá.
Chương 3. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ ĐỌC SÁCH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
3.1. Cho trẻ tiếp xúc với sách từ sớm
Không nên chờ đến lúc trẻ bước vào giao đoạn TH mới cho trẻ biết đến sách mà
nên cho trẻ biết đến sách ngay từ khi còn bé nhằm giúp trẻ không cảm thấy lạ lẫm.
Giai đoạn trẻ bước vào bậc TH là giai đoạn thích hợp cho việc hình thành thói
quen đọc sách ở trẻ.
3.2. Giúp trẻ chọn sách phù hợp với bản thân
Để trẻ chọn được quyển sách thích hợp nhất với bản thân, phụ huynh nên dựa
vào trình độ phát triển, đặc tính lứa tuổi của trẻ. Tránh việc chọn sách theo nhu cầu
của cá nhân phụ huynh dẫn đến việc trẻ phải đọc một cuốn sách “dở” và làm trẻ
cảm thấy không hứng thú với đọc sách trong giai đoạn làm quen với việc đọc sách.
12


3.3. Ðặt sách ở những nơi trẻ dễ thấy trong nhà
Để sách ở những nơi mà trẻ luôn có thể nhìn thấy sẽ giúp tăng hứng thú đọc
sách cho trẻ hơn so với việc chỉ cấp sách ở những nơi nhất định trong nhà. Đây là
phương pháp nhằm kích thích hứng thú đọc sách thông qua giác quan.
3.4. Giúp trẻ đặt mục tiêu nhất định cho từng ngày
Khi trẻ đã lớn, hãy biến việc đọc sách thành một hoạt động thường ngày bằng
cách khuyến khích những mục tiêu như năm trang sách mỗi ngày hay một cuốn
sách nhỏ mỗi tuần. Điều này giúp duy trì quá trình đọc sách ở trẻ diễn ra một cách
liên tục, thường xuyên và trở thành một thói quen hằng ngày của trẻ.
3.5. Trò chuyện với trẻ về sách
Sau khi trẻ đọc một cuốn sách nào đó, phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ về

các nhân vật trong cuốn sách và hỏi những câu hỏi nhằm giúp trẻ hiểu được nội
dung cuốn sách cũng như mở rộng tư duy, óc sáng tạo (quyển sách này nói về cái
gì, có những nhân vật nào, những nhân vật đó như thế nào, con thích nhân vật nào
nhất?...). Điều này còn giúp trẻ cảm nhận được là quá trình đọc sách của mình diễn
ra rất thú vị vì mình có thể bàn luận về nó với tất cả mọi người.
3.6. Tạo một thư viện nhỏ và góc đọc sách tại nhà
Đây là phương pháp khiến trẻ cảm thấy như tủ sách đó là tài sản riêng của mình
và nó chỉ đầy lên, nhiều lên khi mình luôn đọc sách mỗi ngày.
3.7. Tôn trọng sở thích riêng của trẻ
Hãy để trẻ đọc những sách mà trẻ thích ngay những ngày đầu cho trẻ làm quen
với sách. Việc tôn trọng sở thích của trẻ sẽ giúp trẻ thích thú hơn với việc đọc sách
bởi lúc này trẻ cảm thấy tự do, thấy mình có quyền đưa ra quyết định trong việc
đọc sách của chính mình.
C. KẾT LUẬN
1. Phần kết luận
Sách không chỉ là nguồn kiến thức bất tận của nhân loại, cung cấp tri thức mà
còn có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Mỗi cuốn sách là những chủ
đề, lĩnh vực khác nhau song đều hướng đến mục đích cung cấp cho con người
những tri thức mới, giá trị nhân loại. Đó không chỉ là mảnh vườn để con người tiếp
thu kiến thức của nhân loại mà còn là không gian cho con người giải trí lành mạnh.
Hoạt động đọc sách không thể trở thành thói quen hằng ngày nếu cá nhân chủ thể
không cố gắng thực hiện, duy trì hoạt động đó từng ngày. Để hoạt động đọc sách
13


trở thành thói quen hằng ngày một cách dễ dàng, phụ huynh nên cho con mình biết
đến sách ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Việc nâng cao hứng thú đọc sách ở học sinh TH là rất quan trọng bởi đây là giai
đoạn đầu trẻ đến trường, bắt đầu hoạt động học, là độ tuổi thích hợp nhất để trẻ
cung cấp cho bản thân một thói quen lành mạnh. Bên cạnh việc giáo dục trẻ thông

qua những bài học được tiếp cận ngắn ngủi trong những giờ học trên trường thì
việc đọc sách sẽ tối ưu hóa việc giáo dục cho trẻ. Việc giúp trẻ hứng thú với đọc
sách đồng nghĩa với việc tăng hứng thú với hoạt động học của trẻ ở trường.
Muốn tăng nhu cầu đọc sách ở trẻ nhà trường và phụ huynh của trẻ cần quan tâm
nhiều đến tâm lý, đặc tính phát triển của trẻ nhằm giúp trẻ tìm được cuốn sách
thích hợp nhất với bản thân. Đưa trẻ trở thành vị trí trung tâm của việc lựa chọn
sách. Tránh việc ép trẻ đọc một cuốn sách không phù hợp, đọc bởi nhu cầu của phụ
huynh.
Gần đây nhu cầu đọc sách ở trẻ trở nên ít dần bởi sự ảnh hưởng của việc công
nghệ đang ngày một phát triển, trẻ tìm đến những hình thức giải trí khác thay vì
đọc sách. Thậm chí chính bởi phụ huynh của trẻ không có một chút khái niệm nào
về việc đọc sách, không cung cấp thói quen đọc sách trong việc giáo dục trẻ.
Tuy sách là phương tiện giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất trong cuộc sống
nhưng phụ huynh cũng cần lưu ý đến nội dung của những quyển sách mà trẻ đọc
bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách mang nội dung, hình ảnh không trong
sáng, lành mạnh làm ảnh hưởng đến tâm lý, sự phát triển của trẻ. Trước khi cho trẻ
đọc một cuốn sách nào đó, phụ huynh cần xem qua và hơn hết là nên dẫn trẻ đến
thư viện thiếu nhi của địa phương thay vì cho trẻ đến những nơi cho thuê sách, nhà
sách thông thư.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo
[1]. />[2]. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nghiên cứu nhu cầu đọc và công tác giáo dục nhu
cầu đọc của học sinh tiểu học, Khóa luận tốt nghiệp, 2010
[3]. Bùi Văn Huệ, Tâm lý học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm

14




×