Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đảng lãnh đạo đội tự vệ đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.55 KB, 8 trang )

ĐẢNG LÃNH ĐẠO TỰ VỆ ĐỎ TRONG CAO TRÀO
CÁCH MẠNG 1930-1931 Ở NGHỆ - TĨNH
Lê Văn Mạnh1
Ngay sau khi ra đời, Ðảng đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đứng lên
đấu tranh, tạo nên một cao trào cách mạng rộng lớn trên cả nước trong
những năm 1930 - 1931. Ðỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Cao trào cách
mạng 1930 - 1931 được đánh giá là cuộc tổng diễn tập cách mạng đầu tiên
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và chính quyền Xô Viết ở Nghệ Tĩnh tuy bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, nhưng nó đã khẳng định trên
thực tế đường lối cách mạng Việt Nam do Ðảng đề ra là đúng đắn và để lại
những bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng liên minh công - nông; về
phát động, tổ chức phong trào đấu tranh của quần chúng; về xây dựng lực
lượng vũ trang cách mạng…Phạm vi bài tham luận đề cập đến sự lãnh đạo
của Đảng trong xây dựng Tự vệ đỏ ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh - mầm
mống của các lực lượng vũ trang ta sau này.
Trong những năm 1925 đến 1929, nhờ hoạt động tích cực của Kỳ Bộ
Viêt Nam Thanh niên cách mạng Trung Kỳ do đồng chí Nguyễn Sỹ Sách
làm Bí thư và Hội Phục Việt do nhóm Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Tôn
Quang Phiệt, … lãnh đạo2, chủ nghĩa Mác - Lênin đã xâm nhập sâu vào các
tầng lớp nhân dân lao động Nghệ - Tĩnh, nhất là giai cấp công nhân, nông
dân. Giữa năm 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ được thành lập,
cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc3 và Trần Văn Cung vào Nghệ - Tĩnh để phát
triển tổ chức. Từ đây, nhiều cơ sở của Việt Nam cách mạng Thanh niên và
1

. Chủ nhiệm bộ môn, khoa lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng.
. Đầu năm 1927, Hội đổi tên thành VNCM Đồng chí Hội; tháng 7 – 1928, đổi tên thành Đảng Tân Việt.
3
. Cương vị mới của Nguyễn Phong Sắc là Bí thư Kỳ Bộ Trung Kỳ của Đông Dương Cộng sản Đảng.
2


1


bộ phận tích cực của Đảng Tân Việt4 đã bắt liên lạc và chuyển thành các chi
bộ Đông Dương Cộng sản Đảng. Sau ngày Đảng thành lập đầu năm 1930,
“đồng chí Nguyễn Phong Sắc với trách nhiệm Uỷ viên Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời, triệu tập Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung
Kỳ và các đại biểu của Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ở Nghệ An, Hà
Tĩnh họp tại thị xã Vinh để thành lập Phân cục Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam ở Trung Kỳ.”2. Ban Chấp hành Phân cục Trung ương gồm có 3
đồng chí: Nguyễn Phong Sắc (tức Thịnh), Lê Mao (tức Cát), Lê Viết Thuật
(tức Luyện) do đồng chí Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Giữa năm 1930,
Phân cục Trung ương Trung Kỳ đổi tên thành Xứ ủy Trung Kỳ. Tháng 10 1930, Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam cử đồng chí Nguyễn
Đức Cảnh - Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ bổ sung vào Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ.
Như vậy có thể thấy, hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh là quê hương của
nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối, vốn có bề dày truyền thống yêu
nước, ý chí đấu tranh kiên cường; lại được Trung ương Đảng đặc biệt chú ý
xây dựng, kiện toàn bộ máy lãnh đạo rất mạnh. Đây chính là cơ sở, yếu tố
trực tiếp làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở hai tỉnh
này sôi nổi, mạnh mẽ hơn so với cả nước.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Ðảng, trực tiếp là của Xứ ủy Trung
Kỳ, các Đội Tự vệ công nông (Tự vệ đỏ) đã lần lượt ra đời. Tuy chưa có một
cơ cấu tổ chức thành hệ thống từ trên xuống dưới nhưng ở hầu hết các tổng,
làng xã, thôn đều thành lập Tự vệ đỏ dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp uỷ
và sự chỉ đạo trực tiếp của Xã bộ nông (tức chính quyền cách mạng cấp xã
lúc ấy) được tổ chức thành tiểu tổ, tự trang bị vũ khí thô sơ.

1
2


. Ngày 1 - 1930, tuyên bố giải thể Đảng Tân Việt, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
. Nguyễn Phong Sắc – Người Cộng sản đầu tiên của Hà Nội, Nxb Hà Nội, 1986, tr. 67

2


Qúa trình hình thành và hoạt động của Tự vệ đỏ trong cao trào Xô
Viết Nghệ - Tĩnh hoàn toàn khác về bản chất với hành động vũ trang bạo
động do các lãnh tụ hay chính đảng từng làm trước khi Đảng ra đời. Tự vệ
đỏ là tổ chức vũ trang cách mạng, phù hợp với luận điểm của các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng vũ trang và
đấu tranh vũ trang. Sự khác biệt căn bản ở chỗ: Tự vệ đỏ ra đời và hoạt động
từ yêu cầu khách quan của phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần
chúng đã được cách mạng hóa, gắn kết và là lực lượng nòng cốt cho phong
trào đấu tranh cách mạng của quần chúng; mang bản chất giai cấp công nhân
và tính dân tộc sâu sắc; được tổ chức khá chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc, có
đường lối chính trị đúng đắn.
Trước tình hình chính quyền thực dân phong kiến một mặt dụ dỗ, lừa
bịp, nhưng mặt khác thẳng tay đàn áp, các đảng bộ ở Nghệ An, Hà Tĩnh
nhanh chóng tổ chức các Đội Tự vệ công nông (Tự vệ đỏ), có nơi gọi là
Xích vệ công nông (Xích vệ đỏ) làm lực lượng nòng cốt hỗ trợ, bảo vệ quần
chúng nhân dân đấu tranh. Cuối tháng 6 - 1930, Đội Tự vệ Ba Xã (nay là
Hậu Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), một trong những Đội Tự vệ đầu tiên
được thành lập, sau đó lan rộng và nhanh chóng ra các địa phương khác.
Biên chế Đội Tự vệ, cứ 10 người lập thành một tiểu đội. Tuỳ theo điều kiện
từng làng, xã, lực lượng Tự vệ đỏ được tổ chức biên chế thành các tiểu đội,
trung đội, đại đội. Các chi bộ đảng chọn những thanh niên trung kiên, khỏe
mạnh, từ các tổ chức công hội, nông hội, Ðoàn Thanh niên Cộng sản vào các
Đội Tự vệ. Những người khỏe mạnh, trung kiên nhất được xếp vào các Đội

Cảm tử. Trang bị vũ khí của các Đội Tự vệ chủ yếu là gậy gộc, giáo, mác,
liềm hái, búa, kìm do các đội viên tự trang bị, do nhân dân quyên góp hoặc

3


các chính quyền Xô Viết mua sắm. Phong trào cách mạng do các Ðảng bộ địa
phương lãnh đạo có các Đội Tự vệ đỏ hỗ trợ phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Trong các cuộc biểu tình của công - nông, để làm tê liệt hệ thống
thông tin liên lạc, giao thông, canh gác của kẻ thù, Tự vệ đỏ đã cắt đường
dây điện thoại, phá các bộ phận điện tín ở các nhà ga, đốt các chòi canh,
điếm gác của địch. Ngày 1- 9- 1930, các Đội Tự vệ đỏ ở các huyện Thanh
Chương đã đánh phá Rào Gang, bắt giữ bọn hào lý các làng Xuân Bảng, Tú
Viên, Xuân Tường, Phong Nậm, Nguyệt Bổng...Tự vệ Tổng Đại Đồng phá
cầu Chợ Lạt, chặn địch từ Đô Lương xuống. Tự vệ tổng Võ Liệt bắt giữ 11
tên Tổng lý và những tên bị nhân dân nghi làm mật thám cho địch. Được sự
giúp đỡ, tiếp sức của phụ nữ tổng Võ Liệt, Tự vệ đỏ đã canh gác các ngả
đường trong huyện, bảo vệ cho 2000 nông dân kéo về huyện đường Thanh
Chương đốt phá nhà giam, giải thoát tù nhân.
Chiều 12- 9- 1930, hơn 10.000 nông dân huyện Hưng Nguyên tập
trung ở ga Yên Xuân để đi biểu tình. Đội Tự vệ đỏ đã bao vây nhà ga, bắt
giữ Xếp ga, cắt dây điện thoại không cho địch liên lạc. Đoàn biểu tình lớn
hơn khi nhập thêm 800 nông dân từ huyện Nam Đàn tới. Hoảng sợ trước quy
mô cuộc biểu tình, địch đã hai lần cho máy bay ném bom, làm chết 217
người và 125 người bị thương. Tự vệ đỏ đã làm nòng cốt thu xếp chôn cất
thi hài những người hi sinh và ngay tối hôm đó đã bảo vệ Lễ Truy điệu do
Huyện ủy tổ chức.
Ngày 13- 9- 1930, 1.000 đội viên Tự vệ đỏ đã làm nhiệm vụ canh gác
bảo vệ Lễ Truy điệu lớn tại chợ Cồn, huyện Thanh Chương do Tỉnh uỷ Nghệ
An tổ chức có đại biểu Trung ương, đại biểu các phủ, huyện trong Tỉnh tham

dự. Các đội viên Tự vệ đỏ đã bảo vệ tấm băng đỏ mang dòng chữ “ Truy
điệu những chiến sĩ vô danh đã hi sinh vì nhiệm vụ để bênh vực lợi quyền
cho quần chúng lao khổ ở An Nam”.
4


Giữa tháng 9- 1930, Tự vệ đỏ đã bảo vệ an toàn Đại hội đại biểu Đảng
bộ Hà Tĩnh tại thôn Phù Việt, huyện Thạch Hà, có 20 đại biểu của 8 đảng bộ
các huyện tham dự.
Tháng 10 - 1930, sau khi Xô Viết Nghệ - Tĩnh ra đời, trong thư gửi
Chấp ủy Trung Kỳ, Trung ương đã uốn nắn một số biểu hiện nôn nóng của
Xứ ủy, đồng thời chỉ rõ: Những nơi đã lập Xô Viết phải huấn chỉnh cho chu
đáo, gây ảnh hưởng tốt trong dân chúng… “Tự vệ đội phải tập luyện quân sự
và phải tìm kế cướp lấy súng của quân địch…trật tự trong làng phải giữ cho
nghiêm và khuyên dân cày bừa làm ăn bình thường” 1. Án nghị quyết của
Trung ương toàn thể Đại hội nói về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và
nhiệm vụ cần kíp của Đảng, đã nhấn mạnh: “Quân sự: Mục đích của Đảng là
lãnh đạo quần chúng võ trang bạo động. Vậy nên ngay từ bây giờ, Đảng phải
tổ chức Bộ Quân sự của Đảng để:
- Làm cho đảng viên được quân sự huấn luyện.
- Giúp cho công - nông Hội tổ chức Đội Tự vệ.
- Vận động trong quân đội của bọn địch nhơn”.2
Sau khi có Thông báo và Hướng dẫn của Trung ương, hoạt động của
Tự vệ đỏ càng được phát huy và có lãnh đạo chặt chẽ hơn.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Xứ ủy Trung Kỳ và các Đảng
bộ tỉnh, huyện, các chi bộ xã ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ đạo các chính
quyền Xô Viết xây dựng, phát triển các Đội Tự vệ đỏ theo hình thức của "Hồng
quân công nông". Riêng ở Nghệ An, trong số 631 làng thuộc bảy huyện (Thanh
Chương, Nam Ðàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Anh Sơn, Can Lộc, Thạch Hà)
đã có tới 9.050 đội viên Tự vệ đỏ, trong đó có 322 đội viên Tự vệ Cảm tử. Ðể


1
2

.ĐCSVN, Văn kiện Đảng Toàn tập, tâp 2 (1930), Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.85,
. ĐCSVN, Văn kiện Đảng Toàn tập, tâp 2 (1930), Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.116

5


phát triển nhanh số lượng và bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng đối với
Tự vệ đỏ, các chi bộ cử chi ủy viên ra chỉ huy các Đội Tự vệ.
Khí thế cách mạng của quần chúng tiếp tục dâng cao, tiếp sức cho Tự
vệ đỏ. Ngược lại, những chiến công của Đội Tự vệ lại cổ vũ, thúc đẩy phong
trào đấu tranh của quần chúng thêm mạnh mẽ, quyết liệt.
Từ đầu năm 1931, phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh gặp nhiều khó
khăn, bất lợi do chính quyền thực dân phong kiến tăng cường lực lượng,
phương tiện, vũ khí, đặt Sở Mật thám, đồn lớn, nhỏ, trạm gác…Chúng cử
những tên đại thần gian ác, lắm mưu mô đến Nghệ - Tĩnh thẳng tay đàn áp,
làm cho tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng ở một số thôn, xã bị tan
vỡ.
Tình thế cách mạng ở Nghệ - Tĩnh thay đổi. Mặc dù lực lượng quần
chúng cách mạng vẫn đông đảo, khí thế đấu tranh vẫn sôi sục, nhưng so sánh
lực lượng quân sự đã nghiêng hẳn về phía kẻ thù. Trước tình hình đó, Trung
ương Ðảng đã kịp thời vạch rõ âm mưu thâm độc của địch và đề ra những chủ
trương mới, trong đó xác định phải duy trì các Đội Tự vệ làm lực lượng nòng
cốt chống địch khủng bố. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước
ngoài, Người đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức lực lượng Tự vệ. Người nêu
rõ: "Tổ chức Tự vệ của nông dân rất quan trọng trong các cuộc đấu tranh ở
thôn xã. Nông hội phải tuyên truyền giải thích trong quần chúng ý nghĩa việc

thành lập một Đội Tự vệ để bảo vệ và kêu gọi quần chúng tham gia"1.
Tháng 4 - 1931, Xứ ủy Trung Kỳ ban hành Ðiều lệ về tổ chức Đội Tự
vệ đỏ. Quy định về cách thức tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Đội Tự vệ,
điều kiện trở thành đội viên Tự vệ…Thực hiện chủ trương đó, Tỉnh ủy Nghệ
An và Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương xây dựng, phát triển lực
lượng Tự vệ. Ðến tháng 6 - 1931, hai tỉnh đã có tới 411 Đội Tự vệ với
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tr. 566.

6


9.148 đội viên, trong đó có hàng trăm đội viên Cảm tử. Ban ngày, các đội
viên Đội Tự vệ tham gia sản xuất, ban đêm huấn luyện quân sự. Ðông đảo
cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức quần chúng cùng với Tự vệ đỏ hăng
say tập luyện quân sự.
Đội tự vệ - hình thức tổ chức vũ trang đầu tiên của Đảng đã lập những
chiến công to lớn làm nức lòng quần chúng cách mạng, trở thành niềm tin,
điểm tựa cho chính quyền và phong trào đấu tranh cách mạng của quần
chúng nhân dân.
Trong những ngày đấu tranh sôi nổi cũng như khó khăn nhất của
phong trào, Tự vệ Đỏ đã vượt qua mọi gian lao, nguy hiểm, thực sự làm chỗ
dựa cho chính quyền Xô Viết và phong trào quần chúng đấu tranh. Hoạt
động của Tự vệ chủ yếu như: canh gác các ngả đường đề phòng bọn mật
thám, theo dõi bọn tay sai, tìm diệt bọn gian ác có nhiều nợ máu với nhân
dân, bảo vệ tổ chức cơ sở đảng, bảo vệ chính quyền Xô Viết còn non trẻ, bảo
vệ các tổ chức quần chúng. Tự vệ Đỏ còn là lực lượng luôn đi tiên phong và
tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chính sách mới
của chính quyền Xô Viết, giữ gìn bí mật, bảo vệ các sự kiện do Đảng, chính

quyền cách mạng tổ chức và bảo vệ cán bộ của Đảng.
Trước các cuộc khủng bố gắt gao, tàn bạo của quân thù, cuối năm
1931, các tổ chức đảng ở nhiều nơi bị tan vỡ hoặc rút vào hoạt động bí mật.
Theo đó, các Đội Tự vệ cũng giải tán. Về tổ chức, Đội Tự vệ tuy không còn
tồn tại nhưng các chiến sĩ Tự vệ đã hòa vào quần chúng, hoặc rút vào hoạt
động bí mật, một bộ phận đội viên Tự vệ được gài vào tổ chức của địch, để
sau này tiếp tục gia nhập, đứng trong hàng ngũ các tổ chức vũ trang cách
mạng của Ðảng, làm nên những chiến công hiển hách của dân tộc.

7


8



×