Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập học kì tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.62 KB, 12 trang )

I,MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn,
sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Hồ Chí Minh đã từng
viết: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa”1. Theo Người, đó là chiến lược giáo dục đào tạo và rèn luyện con
người mới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp
giáo dục, đào tạo và rèn luyện con người, Bác đã để lại một kho tàng đầy ắp
những giá trị nhân văn cao cả. Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài
số 11: “Phân tích quan niệm về con người và chiến lược “trồng người” trong tư
tưởng Hồ Chí Minh”.
II, NỘI DUNG
1, Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người.
Trước hết là tư tưởng về con người. Hồ Chí Minh cho rằng con người vừa
tồn tại, vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cả cộng đồng,
có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Năm. 1949, Hồ
Chí Minh nêu ra định nghĩa: "Chữ người nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng,
bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người"2
Theo định nghĩa này, chữ “người” mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây là con
người ở cộng đồng, tồn tại theo ba cấp (làng, nước, thế giới) cũng được hiểu
theo ba cấp nghĩa (hẹp, rộng, rất rộng). Tuy nhiên, chữ "người" mà Hồ Chí
Minh quan tâm trước hết và hơn cả là bao gồm toàn đại bộ phận dân tộc và có
thành phần chủ yếu là nhân dân lao động. Nó gần với hai chữ "đồng bào" khi Hồ
Chí Minh nói "giải phóng đồng bào". Và khi Hồ Chí Minh viết trong Di
chúc: "Đầu tiên là công việc đối với con người" thì Người đã gửi gắm tất cả tâm
tư, tình cảm và bộc lộ tư tưởng của mình đối với nhân dân, với đồng chí, đồng
bào.
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập,Nxb.CTQG,H. 2000, t. 10, tr. 310.
2 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5, NXBST, H, 1985, tr.246.


Trong tư duy Hồ Chí Minh không có con người chung chung, trừu tượng.


Theo Người, con người ở những thời kì lịch sử khác nhau có những tên gọi khác
nhau, vai trò khác nhau và trong những quan hệ cụ thể khác nhau, như: “người
bản xứ”, “người mất nước”, “người vô sản”, “người cùng khổ”... trong quan hệ
đối lập với những tên “thực dân độc ác”, “viên chức tàn bạo”... để nói về những
con người cụ thể trong giai đoạn lịch sử cụ thể. Ví dụ như ngay từ những năm
20, nhờ mục đích cuộc sống của nhân dân các dân tộc thuộc địa dưới ách kìm
kẹp của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh đã có sự phân biệt rạch ròi giữa một
bên là bọn đế quốc, thực dân tàn bạo, độc ác và bên kia là những người lao động
bị bóc lột, áp bức nặng nề. Người đã rút ra một kết luận sâu sắc: "Dù màu da có
khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống
người bị bóc lột”3 .Cuối những năm 40, liền mạch suy nghĩ về đạo đức cách
mạng, chia người, chia việc ra những hạng, thứ đối lập nhau, Hồ Chí Minh viết:
"Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai
hạng người thiện và người ác" 4 .Rồi Người lại ghép "bọn Việt gian bán nước,...
bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ ma tà" vào một nhóm người; còn "tất cả
những người khác"5 vào một nhóm người khác.
Hồ Chí Minh còn xem xét con người trong các mối quan hệ cụ thể. Các
khái niệm “đồng bào”, “quốc dân”, “dân”, “quần chúng nhân dân”,..là để nói về
những con nguời cụ thể trong quan hệ gắn bó với cộng đồng dân tộc; các khái
niệm “lao động chân tay”, “lao động trí óc”, “công nhân”, “nông dân”, “người
chủ tập thể”,... là để nói về những con người cụ thể trong mối quan hệ giai cấp.
Cách tiếp cận này phù hợp với các tiếp cận của C. Mác về bản chất con người:
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của những mối
quan hệ xã hội”.

3 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 1, NXBST, H, 1981, tr.212.
4 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5, NXBST, H, 1985, tr.246
5 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5, NXBST, H, 1985, tr.246 và 248.



Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với quan
điểm nhân dân. "Dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn dân, là những người
bị áp bức bóc lột trong nước. Dân là chủ của mọi quá trình cách mạng, là lực
lượng vô tận của cách mạng. Người thường dẫn câu nói của các đồng chí Quảng
Bình: "Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong" để
khẳng định sức mạnh phi thường, vô dịch của quần chúng nhân dân.Trong
những năm 20, trong một tác phẩm dùng để huấn luyện thanh niên, trí thức yêu
nước, cuốn "Đường Kách mệnh", Hồ Chí Minh có nói: "Muốn kách mệnh thành
công thì phải (lấy) dân chúng (công nông) làm gốc". Trong thời kỳ kháng chiến
kiến quốc, Người đã nâng quan điểm "dân" của mình lên ở một nấc thang mới
cao hơn: "Nước lấy dân làm gốc"6 và: “Gốc có vững cây mới bền”.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống trị của hai mặt
đối lập: thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ,... bao gồm cả tính người mặt xã hội và tinh bản năng - mặt sinh học của con người. Người luôn luôn tôn
trọng và nâng niu, khuyến khích mặt tốt, mặt thiện của con người. Người nói:
“Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác trong lòng, ta phải biết làm cho phần
tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất đi, đó là
thái độ của người cách mạng”. Nếu như Khổng Tử coi “Nhân chi sơ tính bản
thiện” và Tôn Tử coi “Nhân chi sơ tính bản ác”, thì Người lại cho “Hiền dữ phải
đâu là tính có sẵn” và Người cho rằng hiền hay dữ “phần nhiều do giáo dục mà
nên”.
Chung quy lại, tư tưởng của Người luôn đề cao vai trò của con người,
nhân dân, đó chính là vốn quý nhất và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng nhân văn của
Người. Trong di chúc để lại trước lúc đi xa, Người đã viết: “Đầu tiên là công
việc đối với con người” và “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân,
trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” 7. Nhân dân

6 Hồ Chí Minh. Toàn tập, tập 5, NXBST, H, 1985, tr.77-79.
7 Hồ Chí Minh. Toàn tập,Nxb. CTQG, H. 2000, t. 5, tr. 644.



là nguồn sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Với quan điểm như vậy,
Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những giá trị nhân văn hiện thực sâu sắc:

- Người có lòng yêu thương vô hạn đối với con người và sự cảm thông sâu
sắc với mọi đau khổ của con người;
- Người có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá và khả năng vươn
lên chân, thiện, mỹ của con người;
- Người đã triệt để tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho
con người, có ý chí đấu tranh và thực hiện trên thực tế cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, giai cấp và con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho con
người.
Tóm lại, trong quan niệm về con người, con người là một thực thể thống
nhất của “cái cá nhân” và “cái xã hội”, con người tồn tại trong mối quan hệ biện
chứng giữa cá nhân và cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại. Từ những luận
điểm này, con người Việt Nam đang là trung tâm trong “chiến lược phát triển
toàn diện”; đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa
xã hội”.
2, Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
2.1.

“Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách vừa lâu dài của
cách mạng

Xuất phát từ quan niệm coi con người là vốn quý nhất, là yếu là yếu tố quyết
định đối với sự thành bại của cách mạng, là mục tiêu và động lực của cách
mạng, Hồ Chí Minh hết sức coi trọng chiến lược con người.
Trong tư tưởng hồ chí minh, trồng người là một sự nghiệp có tính chiến lược. Từ
khi có chính quyền, Người đã thực hiện sự nghiệp “ khai dân trí” là “dân sinh,
dân trí, dân khí”. Sau khi thực hiện chủ trương này chúng ta đã thu được thành

quả vô cùng to lớn. Hồ Chí Minh đã xác định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ thứ


tư trong sáu nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ. Người chỉ rõ: “Dốt nát cũng là kẻ
địch... Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch
dốt nát dựa vào đích thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng... Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu”.8 Từ đó sự nghiệp giáo dục là mục tiêu hàng đầu của đất
nước. Người chắt chiu, rèn luyện cho từng con người, mở lớp bình dân học vụ,
và Người luôn lắng nghe, suy ngẫm về các ý kiến hay của nhân dân, tuyên
dương các tấm gương tốt. Người viết: “Dân rất thông minh, quần chúng kinh
nghiệm, sáng kiến rất nhiều, chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà
thôi”9. Người căn dặn phải học , học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở
quần chúng nhân dân, không học quần chúng , không học ở quần chúng là một
sai lầm lớn.
Hồ Chí Minh viết:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền, dữ đâu phải tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”

“Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó
thành xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập trong nhà trường có sự
ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên”.
Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết
định của nhân tố con người; tất cả vì con người, do con người quyết đinh. Như
vậy, con người phải đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong

8 Hồ

Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 379


9 Hồ

Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.7, tr.62


chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong
chiến lược giáo dục và đào tạo theo nghĩa hẹp.
2.2.

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người
xã hội chủ nghĩa”
Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, và những con

người xã hội chủ nghĩa chính là chủ thể đóng góp vào việc xây dựng xã hội chủ
nghĩa. Muốn phát triển đất nước giàu mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội thì trước
hết phải xây dựng được những con người xã hội chủ nghĩa. Bởi việc xây dựng
con người là quá trình rất lâu dài cần nhiều thời gian và phải cần xây dựng từ
đầu quá trình đến cuối một cách xuyên suốt.
Trước hết, cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, có nghĩa là không
phải tất cả mọi người phải và có thể trở thành người xã hội chủ nghĩa thật đầy
đủ, thật hoàn chỉnh ngay một lúc, mà chỉ có nghĩa là, trước hết cần có những con
người tiên tiến, có những tư duy của một người xã hội chủ nghĩa, họ có thể làm
gương, lôi kéo người khác, và họ cũng không ngừng học học, hoàn thiện, nâng
cao bản thân
+ Xây dựng con người mới là đào tạo, xây dựng con người phát triển toàn diện:
Đức, Trí, Thể, Mỹ
.+ Tiêu chuẩn của con người xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh:
- Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể, có
tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình, có tinh thần dám nghĩ,

dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết chí vươn lên, có tinh thần tiến
nhanh, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
- Có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân,
yêu thương con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có tinh thần
quốc tế trong sáng, lối sống lành mạnh.Có tác phong xã hội chủ nghĩa:
làm việc có kế hoạch, biện pháp, có quyết tâm, tổ chức, kỷ luật, có năng


suất, chất lượng, hiệu quả cao, lao động hăng say, không sợ khó, sợ khổ,
làm việc vì lưọi ích của xã hội, tập thể và của bản thân.
- Có năng lực làm chủ: làm chủ bản than, gia đình và công việc mình đảm
nhiệm, đủ sức khoẻ và tư cách tham gia làm chủ nhà nước và xã hội, thực
hiện tốt quyền công dân; không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn
hoá, khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.
- Ngoài những tiêu chuẩn chung trên, Hồ Chí Minh còn nêu những tiêu
2.3.

chuẩn cụ thể cho từng giới, từng ngành.
Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phân hợp thành
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, phát triển quan điểm của Quản Trọng: “
Thập niên chi kế, mạc nhị thu mộc. Bách niên chi kế, mạc nhi thu nhân” mà
khẳng định: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng
người”. Như vậy để thực hiện tốt chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện
pháp, nhưng biện pháp giáo dục là quan trọng nhất. Khi giáo dục tốt sẽ tạo ra
tính thiện, đem lại tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại giáo dục tồi sẽ ảnh
hưởng xấu đến thanh niên.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải
đặt đạo đực, lý tưởng tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng

đầu. Hai mặt đức và tài phải thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó
đức là gốc, là nền tảng cho tài.
“Trồng người”, xây dựng con người mới phải được thường xuyên đẩy mạnh
trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được kết quả cụ thể qua
từng chặng đường của thời kỳ quá độ. Bởi vì, nếu sao nhãng việc trồng người,
nhất định sẽ dẫn đến những bất cập, hơn nữa còn là những suy thoái về con
người có thể gây những hậu quả khôn lường. R.Tagore nói: “một ngày mà quên
giáo hoá, ta lùi gần về thú tính hơn”.
“Trồng người”, xây dựng con người mới phải được đặt ra trong suốt cuộc đời
mỗi người. Đây là quyền lợi, cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người với


sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trưởng thành, vươn
lên của mỗi cá nhân.
"Trồng người" là công việc "trăm năm", không thể nóng vội "một sớm một
chiều", không phải làm một lúc là xong cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay
đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong
suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hồ
Chí Minh cho rằng: "Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học".
Để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đất nước ta hiện nay như thế nào
chúng ta cùng đến với mục III.
3, Vận dụng chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay
3.1.

Phân định mục đích và mục tiêu giáo dục10

Mục đích giáo dục là sự mong muốn, là dự kiến về kết quả đạt được của một quá
trình giáo dục nhất định. Những mong muốn này có tính chất lý tưởng, là cái mà
con người đang hướng tới, đang phấn đấu để đạt được. Nó có tác dụng định

hướng, điều khiển hoạt động giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Có
thể phân biệt mục đích và mục tiêu qua một số dấu hiệu:
Mục đích

Mục tiêu

1. Có tính định hướng, tính lí 1. Có tính cụ thể với hành động và
tưởng

phương tiện xác định

2. Thời gian thực hiện dài

2. Thời gian thực hiện ngắn, xác định

3. Tính rộng lớn khái quát của 3. Tính xác định của vấn đề
vấn đề

4. Kết quả có thể đo được

4. Không thể đo được kết quả
10 Đỗ Xuân thảo -Lê Hải Yến Mục Đích và mục tiêu giáo dục ngày nay (15/6/2016)


5. Cấu trúc phức tạp, được tạo 5. Là một bộ phận của mục đích
thành do nhiều mục tiêu kết hợp
lại
Trước đây, ở Việt Nam người ta thường nói: Đào tạo ra những con người vừa
hồng vừa chuyên, hoặc: Đào tạo ra những con người có đủ tài đức, hoặc: Mục
tiêu giáo dục bao gồm các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động.... Và để đạt được các

mục tiêu ấy thì: Tiên học lễ, Hậu học văn... Song, nếu hỏi các nhà quản lý giáo
dục và các giáo viên hiểu và giải thích về mục tiêu trên như thế nào, đặc biệt nếu
hỏi về các kĩ năng kiến thức và tư duy trí tuệ học sinh cần phải đạt được là
gì, Lễ bây giờ là gì? Văn bây giờ là gì?... thì chắc chắn sẽ có rất nhiều cách hiểu
và giải thích khác nhau. Vì vậy việc đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu giáo
dục để tất cả các cấp quản lí giáo dục, tất cả các thầy cô giáo và toàn xã hội cùng
thống nhất hiểu đúng đắn về mục tiêu giáo dục từ đó mọi cấp giáo dục và toàn
xã hội đều hướng tới thực hiện được mục tiêu ấy.
Để làm sáng tỏ các luận cứ trên, chúng ta cần nghiên cứu và làm sáng tỏ hai khái
niệm quan trọng: Chỉ số chất lượng giáo dục và Chỉ số chất lượng nguồn nhân
lực đối với mục tiêu giáo dục:
Bảng Chỉ số chất lượng Giáo dục
Tên nước

Chỉ số tổng hợp (về chất lượng
giáo dục và nguồn nhân lực)

Sự thành thạo về tiếng Anh

Sự thành thạo về
cao

Hàn Quốc

6,91

4,0

7,0


Singapore

6,81

8,33

7,83

Nhật Bản

6,50

3,50

7,50

Đài Loan

6,04

3,86

7,62

Ấn Độ

5,76

6,62


6,75

Trung Quốc

5,73

3,62

4,37

Malaysia

5,59

4,00

5,50


Hồng Kông

5,20

4,50

5,43

Philipine

4,53


5,40

5,00

Thái Lan

4,04

2,82

3,27

Việt Nam

3,79

2,62

2,50

Indonesia

3,44

3,00

2,50

(Trích Bảng Chỉ số chất lượng Giáo dục trên trang Web Chỉ số CLGD - Báo cáo

của Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục ngày 10/11/2016).
Đây là sự đánh giá của các tổ chức quốc tế, vậy các chỉ số đánh giá chất lượng
trên bao gồm các thành tố gì? Tại saoChỉ số tổng hợp về chất lượng giáo
dục và nguồn nhân lực 12 nước ở khu vực châu Á, Việt Nam và Indonesia có chỉ
số thấp nhất ở cả 3 tiêu chí?
Để nghiên cứu xác định được mục tiêu giáo dục, cần nghiên cứu các tiêu chí về
chất lượng giáo dục để từ đó có thể xác định các giải pháp nhằm đạt được mục
tiêu, đảm bảo được yêu cầu chất lượng giáo dục. Đối với thuật ngữ chỉ số chất
lượng giáo dục, chúng ta cần tìm hiểu sâu về chỉ số tổng hợp.
Chỉ số tổng hợp (về chất lượng GD và nguồn nhân lực) có liên quan chặt chẽ với
việc xác định và thực hiện đúng đắn mục tiêu giáo dục. Tại sao thi cử và điểm số
của học sinh Việt Nam luôn đạt trên 90% trong khi các tổ chức quốc tế đánh giá
chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam chỉ có 3,79/10.
Trong giáo dục, mục tiêu là đích đặt ra, mô tả điều mà người học sẽ hiểu được
và làm được sau khi học. Mục tiêu là dẫn xuất của mục đích cuối cùng trong
giáo dục và mục tiêu chung về đào tạo, chia thành mục tiêu trung gian ở các
mức khác nhau, rồi thành mục tiêu đặc thù - (Pédagogie: Dictionnaire des
concepts clés - F.Raynal & A.Rieunier). Có thể hiểu đơn giản mục tiêu giáo dục
là: Chúng ta định đưa ra những mẫu người có những kiến thức, kĩ năng và phẩm
chất gì trong tương lai?


UNESCO đề xướng 4 mục đích học tập: Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định mình.Trong khi, nhà trường của chúng ta hiện nay
đang nặng về: Học để biết, nghĩa là về cơ bản chỉ đạt được một trong bốn mục
đích của UNESCO.
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỉ XXI là kỉ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng Skills Based Economy. Năng lực của con người được đánh giá trên cả ba thành
tố: Kiến thức, kỹ năng và thái độ (). Nhưng tất cả
các kỹ năng về kiến thức, tư duy và các kỹ năng sống của học sinh Việt Nam
còn yếu.

Nhiều nhà khoa học thế giới cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì các kĩ
năng mềm chiếm tới 75%, kĩ năng cứng (kiến thức) chỉ chiếm 25%. Việt Nam ta
thì quan niệm ngược lại, nên chủ yếu dạy kiến thức mà ít quan tâm đến rèn
luyện kỹ năng.
3.2.

Mục tiêu giáo dục trong các nhà trường hiện đại

Chúng ta định đưa ra cho xã hội những mẫu người có những kiến thức, kĩ năng
và phẩm chất gì để sống và làm việc trong tương lai? Trả lời câu hỏi trên chính
là xác định rõ mục tiêu giáo dục.
Việc xác định rõ mục tiêu giáo dục là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nó
định hướng chiến lược đầu tư giáo dục, xây dựng nội dung chương trình, chọn
lọc nội dung, xác định và chi phối toàn bộ công tác quản lý, điều hành các bậc
học và toàn bộ phương pháp dạy và học.
Có thể nói vắn tắt: Sản phẩm của giáo dục là năng lực và chất lượng nguồn nhân
lực tương lai của một đất nước.
Có nhiều cách hiểu và quan niệm về mục tiêu giáo dục, theo những tiếp cận giáo
dục hiện đại, có thể tóm tắt mục tiêu giáo dục ở các nhà trường phổ thông hiện
nay bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ (hay kiến thức, kỹ năng trí tuệ, kỹ
năng sống - nhân cách).


Năng lực của con người hiện nay được đánh giá trên cả ba khía cạnh: Kiến thức,
kỹ năng và thái độ, vậy mục tiêu của bậc học phổ thông là: Hình thành và phát
triển được nền tảng tư duy trí tuệ của con người trong thời đại mới.
Như vậy mục đích hay mục tiêu cuối cùng của giáo dục không phải là khẩu hiệu
chung chung mà phải là cái đích cụ thể, cái đích ấy phải hình dung được, xác
định được, kiểm nghiệm được, đánh giá được...
Ví dụ, năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,

vậy xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần những mẫu người như thế nào?
Mẫu người ấy cần những loại hình kiến thức gì? Cần các kỹ năng tư duy và
phẩm chất trí tuệ gì? Cần các kỹ năng sống và phẩm chất đạo đức gì? Đó chính
là chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội tương lai. Đó chính là các tiêu chí
tuyển chọn nhân sự của các nhà sản xuất kinh doanh và cũng chính là mục tiêu
giáo dục mà nhà trường cần theo đuổi.
III, KẾT LUẬN
Thấy được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Hồ Chí Minh đã
từng nói: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
trồng người”. Quan điểm đó vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa là một
chiến lược lâu dài đối với quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại.



×