Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Vận dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề vào dạy học bài “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.43 KB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------

NGUYỄN THỊ
CHUYỀN

VẬN DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÊU
VẤN ĐỀ VÀO VIỆC DẠY HỌC BÀI
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
(NGỮ VĂN 10)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy
học

Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠM KIỀU
ANH


HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô
giáo – TS Phạm Kiều Anh – người đã trực tiếp tạo điều kiện hướng dẫn,
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Ngữ


Văn, đặc biệt là các Thầy, Cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ
Văn và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã giúp đỡ tôi hoàn thành
khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28tháng4năm
2017
Sinh viên thực
hiện

Nguyễn Thị
Chuyền


LỜI CAM
ĐOAN

Khoá luận này được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô
giáo
–Phạm Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi.
Những tư liệu được sử dụng, trích dẫn trong khoá luận là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kì công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 28tháng 4 năm
2017
Sinh viên

Nguyễn Thị

Chuyền


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CH

: Câu hỏi

DHNVĐ

: Dạy học nêu vấn đề

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

NNSH

: Ngôn ngữ sinh hoạt

NXB

: Nhà xuất bản

PPDH


: Phương pháp dạy học

PC

: Phong cách

PCCNNN

: Phong cách chức năng ngôn

ngữ PCNNSH

: Phong cách ngôn ngữ sinh

hoạt SGK

: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................
1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................
2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................
3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................
4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................
4
6. Bố cục của khoá luận ..............................................................................
5
NỘI DUNG ................................................................................................
6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN................................
6
1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt....... 6
1.1.1. Giới thiệu chung về phong cách chức năng ngôn
ngữ....................... 6
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
......................................................... 7
1.2. Dạy học nêu vấn đề............................................................................
11
1.2.1. Dạy học nêu vấn đề trong giáo dục................................................

11
1.2.2. Các mức độ của dạy học nêu vấn đề.................................................
12
1.2.3. Câu hỏi nêu vấn đề..........................................................................
14


1.3. Cơ sở thực tiễn...................................................................................
17
1.3.1. Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học Tiếng Việt ở trường THPT....
17
1.3.2. Điều tra, khảo sát thực trạng học Tiếng Việt ở trường THPT ............
18
1.3.3. Đánh giá chung ...............................................................................
19
Chương 2: DẠY HỌC BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT”
CÓ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÊU VẤN
ĐỀ.................................... 21
2.1. Mục đích của việc dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”..............
21


2.2. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề khi dạy học bài “Phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt”
................................................................................. 21
2.2.1. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh.................
21
2.2.2. Nguyên tắc khoa học .......................................................................
22
2.2.3. Nguyên tắc rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh...........................

22
2.3. Xác định cơ sở khoa học của hệ thống câu hỏi nêu vấn đề khi dạy
bài
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ............................................................
23
2.3.1. Nội dung bài dạy .............................................................................
23
2.3.2. Xác định nội dung vận dụng câu hỏi dạy học nêu vấn đề...................
24
2.3.3. Xác định mức độ các câu hỏi dạy học nêu vấn đề..............................
27
2.3.4. Xác định các phương pháp dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt” có sử dụng câu hỏi nêu vấn
đề......................................................... 31
2.4. Quy trình dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” (Ngữ văn 10)

sử dụng câu hỏi nêu vấn đề .......................................................................
36
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................
41
3.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................
41
3.2. Đối tượng thực nghiệm.......................................................................
41
3.3. Địa bàn thực nghiệm ..........................................................................
42


3.4. Thời gian thực nghiệm .......................................................................
42

3.5. Nội dung thực nghiệm ........................................................................
42
3.6. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................
55
KẾT LUẬN..............................................................................................
57
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM
KHẢO PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đại hội Đảng lần thứ 12 đã đưa ra chủ trương: Tiếp nối chủ trương
đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Đại hội lần thứ XI của
Đảng đề ra. Theo đó, Đại hội Đảng nhiệm kỳ này xác định: “Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng
xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo
đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công
dân...”;“Đổi mới khung chương trình, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng
cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông”. Để
thực hiện tốt các yêu cầu đó, việc đổi mới giáo dục cần tập trung vào hai
việc: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào
tạo; coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học.Muốn vậy,
trong quá trình giáo dục, chúng ta phải áp dụng nhiều mô hình, nhiều
hình thức và sử dụng nhiều phương pháp dạy học hiện đại. Dạy học nên
vấn đề (DHNVĐ) là một trong những mô hình dạy học mới có khả năng
hình thành và rèn luyện năng lực cho HS.
Trong nhà trường THPT hiện nay, từ những yêu cầu cụ thể về đổi
mới giáo dục, DHNVĐ đã được nhiều người quan tâm, nhiều giáo viên

(GV) đã và đang từng bước vận dụng vào tổ chức quá trình dạy học.Việc
dạy học Ngữ văn ở nhiều trường THPT cũng đã và đang có sự ứng dụng
mô hình dạy học này. Có thực tế trên là bởi mô hình dạy học này phù hợp
với quan điểm đặt ra trong quá trình dạy học là lấy người học làm trung
tâm. Theo mô hình đó,GV sẽ là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ
chức điều khiển để HS phát hiện vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri

1


thức, kĩ năng nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Việc nghiên cứu cách vận
dụng mô hình này, cùng với việc sử dụng tình

2


huống, câu hỏi nêu vấn đề (CHNVĐ) vào những bài học cụ thể sẽ giúp
cho
GV tìm ra những cách thức tổ chức dạy học hiệu
quả.
Hiện nay, cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy học, nội
dung chương trình SGK Ngữ văn, phần tiếng Việt cũng có những thay
đổi nhất định so với trước đây. Bởi vậy, dạy học tiếng Việt cũng có
những thay đổi cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục. Dạy học
tiếng Việt trên cơ sở nêu vấn đề là một kiểu dạy học mới, nhằm phát huy
tính chủ động, sáng tạo của HS.
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” là một trong những bài dạy về
phong cách chức năng ngôn ngữ. Mục đích của nó là giúp HS biết sử
dụng ngôn ngữ, theo đúng phong cách, đúng lĩnh vực và mục đích giao
tiếp. Theo đó, việc tìm và đề ra cách vận dụng CHNVĐ trong bài

“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” là một gợi ý để tìm ra hình thức tổ
chức giờ học tiếng Việt nhằm tạo ra hứng thú học tập cho các em.
Từ những căn cứ trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Vận dụng
hệ
thống câu hỏi nêu vấn đề vào dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt”.
2. Lịch sử vấn
đề
Vào những năm 70 của thế kỉ XIX, thuật ngữ DHNVĐ được sử
dụng rộng rãi trên thế giới và cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu như: A.Ja Ghecđơ, B.E Raicôp. Các nhà khoa học này đã nêu
lên phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thành năng lực
nhận thức của HS bằng cách đưa chủ thể học tập vào hoạt động tìm
kiếm ra tri thức. Để làm

3


được điều đó,HS là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt
động học.Đây là một trong những cơ sở lí luận của mô hình dạy học
phát hiện và giải quyết vấn đề.
Kiểu dạy học này tiếp tục được đề cập nhiều hơn vào những năm
50
của thế kỉ XX và nhiều người quan niệm đó là một phương pháp dạy
học.

4


V.Ôkôn – nhà giáo dục Ba Lan đã khẳng định giá trị của kiểu dạy học

này trên cơ sở ghi lại thực nghiệm thu được chứ chưa đưa ra đầy đủ hệ
thống lý thuyếtcho phương pháp này. Mãi đến những năm 70 của
thế kỉ XX, M.I.Mackumutov mới đưa ra những tiền đề khoa học cơ bản
nhấtvề DHNVĐ. Có thể nhận thấyDHNVĐ đã được nhiều nhà khoa học
trên thế giới nghiên cứu như: V.Ôkôn, I.Ia.Lecne, Machuskin...Họ được
coi là những người khởi xướng, mở đầu cho việc vận dụng lí thuyết
DHNVĐ vào thực tế giảng dạy trong nhà trường. Nói tới DHNVĐ,
không thể không nhắc tới quan điểm của V-Ôkôn. Ông cho rằng
DHNVĐlà tập hợp những hoạt động tổ chức các tình huống có vấn đề,
phát biểu vấn đề giúp đỡ cần thiết cho HS trong việc giải quyết vấn đề,
kiến thức phép giải đó và cuối cùng điều khiển quá trình hệ thống hoá
củng cố kiến thức tiếp thu được[11].
Ở Việt Nam, người đầu tiên đưa ra phương pháp này là dịch giả
Phan Tất Đắc. Về sau, nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp này
như: Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo...Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ
yếu nghiên cứu cho giáo dục ở phổ thông và đại học chứ chưa đề cập tới
việc vận dụng và sử dụng các yếu tố của DHNVĐ như sử dụng CHNVĐ
vào thực tế giảng dạy một bài học cụ thể trong chương trình giáo dục phổ
thông. Với nhận thức đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này nhằm
tìm ra những cách thức tổ chức dạy học từng nội dung kiến thứcđể hoạt
động dạy học đạt hiệu quả.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu
3.1. Mục đích nghiên
cứu

5


Nghiên cứu đề tài này nhằm xác định được khả năng ứng

dụng DHNVĐ vào giờ dạy học tiếng Việt thông qua việc sử dụng
CHNVĐ, từ đó tìm ra những cách thức tổ chức dạy học tiếng Việt nói
chung, dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” nói riêng đạt hiệu
quả.

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài: Vận dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề vào
việc dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”, chúng tôi xác
định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Tổng hợp hệ thốngcơ sở khoa học về DHNVĐ và CHNVĐ vào
dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở trường THPT.
- Nghiên cứu khả năng và tác dụng của việc sử dụng CHNVĐ vào
dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”.
- Đề xuất cách thức sử dụng CHNVĐ vào thiết kế dạy học bài
“Phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở trường THPT.
- Bước đầu đánh giá tính hiệu quả và khả năng thực thi của việc
sử
dụng CHNVĐ bằng dạy học thực nghiệm.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra trên đây, khóa luận tập
trung vào tìm hiểu hệ thống CHNVĐ nhằm tìm ra những cách thức tổ
chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực độc lập của HS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Gắn với nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn bài “Phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt” (Ngữ văn 10) làm căn cứ cho sự vận dụng

CHNVĐ nhằm tạo ra hiệu quả cho những giờ học tiếng Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp tổng hợp các vấn đề lý thuyết
Nghiên cứu lí thuyết về dạy học nêu vấn đề, các giáo trình lí luận
dạy học , SGK và các tài liệu liên quan đến đề tài .
7


5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để so sánh “Phong cách
ngôn
ngữ sinh hoạt” với các loại hình phong cách nghệ thuật khác.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để đánh giá tính khả
thi của những đề xuất được nêu trong khoá luận.
5.4. Phương pháp thống kê
Thống kê và xử lí số liệu thu được qua thực nghiệm.
6. Bố cục của khoá luận
Khoá luận được triển khai thành ba phần: Mở đầu, nội dung và
kết
luận.
Phần nội dung của khoá luận được cấu trúc với 3
chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” có sử
dụng
hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

8



NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC
TIỄN
1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt
1.1.1. Giới thiệu chung về phong cách chức năng ngôn
ngữ
Theo Saclo Bali – người đề xướng quan điểm nghiên cứu phong
cách họcvà coi đối tượng của phong cách học là các yếu tố biểu cảm của
ngôn ngữ thì:“Phong cách học nghiên cứu tính biểu cảm –gợi cảm ở các
yếu tố của hệ thống ngôn ngữ, đồng thời nghiên cứu sự phối hợp của các
sự kiện lời nói có khả năng tạo nên các hệ thống, các phương tiện biểu
cảm – gợi cảm của ngôn ngữ”. Còn nhà nghiên cứu Cù Đình Tú thì:
“Phong cách học”là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên
tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn; sử dụng toàn bộ các
phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng, tình cảm
nhất định trong những phong cách chức năng nhất định”[10, 17].
Với các quan niệm như trên, chúng ta có thểkhẳng định phong cách
học là một lĩnh vực của ngôn ngữ học mà trong đó các nhà khoa họcquan
tâm tới việc nghiêncứu vai trò của các yếu tố biểu cảm – cảm xúc trong
quá trình sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là
phong cách học chỉ khai thác mặt biểu cảm mà nó cònnghiên cứu nhiểu
vấn đề khác nhau trong ngôn ngữ. Và phong cách chức năng ngôn ngữ
(PCCNNN) là một trong những nội dung cơ bản nhất của nghiên cứu
phong cách học.
Việc phân loại các phong cách chức năng (PCCN) là một vấn đề
đã



được đặt ra từ thời Mĩ từ pháp cổ đại với lược đồ bánh xe phong cách
của Virgile. Riêng ở Việt Nam vấn đề này chỉ mới thực sự quan tâm từ
khi có các giáo trình về phong cách học. Cụ thể là trong quyển Giáo trình
Việt ngữ, tập 3 của Ðinh Trọng Lạc xuất bản năm 1964. Từ đó đến nay
đã có rất nhiều quan


điểm khác nhau về cách phân loại các PCCNNN. Và thực tế vấn đề này
vẫn chưa có tiếng nói chung cả về số lượng các phong cách cũng như về
thuật ngữ.... Có thể nhắc tới hai quan điểm về cách phân loại qua hai
bộ giáo trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của nhà
nghiên cứu Cù Ðình Tú và Phong cách học tiếng Việt của tác giả
Ðinh Trọng Lạc (chủ biên),Nguyễn Thái Hoà. Nhà nghiên cứu Cù Ðình
Tú khi phân loại ngôn ngữ đã dựa trên sự đối lập giữa PC khẩu ngữ tự
nhiên và PCNN gọt giũatrên cơ sở chức năng giao tiếp của xã hội. Và
từ phân định đó, ôngcho rằng PC ngôn ngữ gọt giũa thành: PC khoa
học, PC chính luận, PC hành chính, PC ngôn ngữ văn chương được khảo
sát riêng không nằm trong phong cách ngôn ngữ gọt giũa.
Trong khi đó, khi xác định các PCNN cụ thể, nhà nghiên cứu
Ðinh Trọng Lạc phân tiếng Việt ra làm 5 loại: PC Hành chính- công vụ,
PC khoa học- kỹ thuật, PC báo chí- công luận, PC chính luận và PC
sinh hoạt hàng ngày. Theo tác giả, lời nói nghệ thuật không tạo ra
phong cách chức năng riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của ngôn
ngữ. Cũng vì thế ông cho rằng có năm phong cách chức năng và phong
cách nào cũng được sử dụng ở dạng viết và dạng nói.
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông
tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm...đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

Vì vậy “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (PCNNSH) là phong cách
mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp
sinh hoạt hằng ngày”[7, 126].
Trong cuộc sống hằng ngày thì chúng ta vẫn thường sử dụng ngôn
ngữ để giao tiếp và trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với bạn bè,


người thân trong gia đình. Việc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống giao
tiếp hàng ngày


như vậy đã tạo nên một PCCNNN riêng – PPNNSH. Như vậy, có thể
hiểu PCNNSH là cách sử dụng ngôn ngữ thích hợp để xây dựng lớp
phát ngôn (văn bản) trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và nó tạo ra
những đặc trưng cơ bản cho PCNN này. Chúng ta có thể xem xét PCNN
này qua ngữ liệu dưới đây:
“Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa,
gãi tai, nói với ông lí:
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi,
nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha
cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội.
- Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị!
- Thì lạy thầy, thế này, làng nhà ta thì đông, thầy cắt ai không
được. Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt sau.
- Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm
yếu
mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem
à?
- Thưa thầy, giá nhà con khoẻ khoắn, thì nhà con chả dám kêu.
Nhưng, thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con

đi nắng thì cảm, rồi lại phải thì oan gia.
- Đây không biết, mà đây cũng không nghe đâu. Vợ chồng thu xếp
với
nhau thế nào, đây mặc kệ!” [8,
174].
Nói tới PCNNSH, người ta thường nhắc tớiba đặc trưng cơ bản là:
Tính cụ thể là đặc trưng đầu tiên của PCNNSH. Nó có đặc trưng
này là bởiđặc điểm nổi bật của PCNNSH là tránh lối nói trừu tượng,
chung chung, thích lối nói cụ thể, nổi bật làm cho sự vật không phải chỉ
được gọi tên mà còn được hiện lên với những hình ảnh, âm thanh rõ rệt.


Tính cụ thể đã làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày trở nên
dễ dàng, nhanh chóng, ngay cả trong những trường hợp phải đề cập đến
vấn đề trừu tượng. Đặc trưng


này được biểu hiện ở các mặt: cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh
giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp...Chẳng hạn:
“Đã một lúc lâu, chẳng gặp một ai cả, cô ả bảo anh xe:
- Này, anh đỗ xuống tôi bảo. Tôi nói thực với anh nhé. Bây giờ đã
về sáng rồi, chắc anh kéo tôi mãi cũng đến thế mà thôi. Tôi thì thực
không có tiền trả anh đâu. Tôi gán cho anh khăn, áo, đồng hồ mà anh
không lấy, thì tôi chả biết nghĩ thế nào cho phải cả. Thôi thì anh kéo tôi
ra chỗ kín, vắng, anh muốn bắt tôi gì, tôi xin chịu.
- Tôi bắt gì cô mà tôi bắt!
Cô ả nắm lấy tay, vỗ vào vai anh xe nhăn nhở cười:
- Anh này thực thà quá, nghĩa là chỉ có anh và tôi thôi, thì người
tôi
đây, anh muốn làm gì thì làm, tôi cũng bằng lòng.

- Ối thôi! Tôi lạy cô. Nhỡ cô đổ bệnh cho tôi thì tôi bỏ mẹ tôi.”
(Trích theo Người ngựa ngựa người -Văn học Việt Nam hiện đại

Nguyễn Công Hoan tuyển tập, NXB Văn học)
Cùng với tính cụ thể, PCNNSH còn thể hiện rõ tính cảm xúc. Tính
cảm xúc gắn chặt với tính cụ thể. PCNNSH được sử dụng trong đời sống
thực vô cùng cụ thể, sinh động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết
sức phong phú, đa dạng của con người. Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc
làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người nghe có thể
hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích, ý
nghĩa của lời nói. Tính cảm xúc đã đem lại cho PCNNSH cái ý nhị,
duyên dáng, sâu xa, hấp dẫn vốn là nét đẹp trong cách cảm, cách nghĩ
của những con người cụ thể. Tính cảm xúc được thể hiện ở các mặt: Mỗi
người nói, mỗi lời nói đều thể hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu, ngữ
điệu, hay việc sử dụng những trợ từ, thán từ, sử dụng các kiểu câu linh


hoạt. . . Chúng ta có thể nhận thấy đặc trưng này rất rõ qua xem xét ngữ
liệu sau:


×