Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

01 đề THI kỹ THUẬT SOẠN THẢO văn bản PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.82 KB, 6 trang )

Mã tài liệu: 29 STVB

Đặng Văn Bắc

0368.345.396

ĐỀ THI 01
Câu 1. Trắc nghiệm

Tài liệu – Sinh viên luật

-Bắc
1. Luật của Quốc hội:
a. Do Chủ tịch Quốc hội ký thay
c. Được đăng trên công báo chỉ có
mặt (TM.)
giá trị tham khảo.
b. Luôn có bước thẩm tra trong
d. Được đánh số thứ tự theo năm
quy trình ban hành.
ban hành.
2. Trong trường hợp cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra
tiếng Anh và bảo đảm tính chính xác bởi:
a. Cơ quan chủ trì soạn thảo, phối
c. Các công ty dịch thuật có đăng
hợp với Thông tấn xã Việt Nam.
ký hoạt động trên lãnh thổ Việt
b. Cơ quan chủ trì soạn thảo, phối
Nam.
hợp với Bộ Ngoại giao.
d. Bất kỳ cơ quan, cá nhân nào.


3. Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh A:
a. Có thể ký thay Chủ tịch UBND
c. Có thể ký thay mặt Sở Xây
tỉnh A.
dựng tỉnh A.
b. Có thể ký thừa ủy quyền Chủ
d. Đáp án b và c đúng.
tịch UBND tỉnh A.
4. Các chủ thể có quyền xử lý và hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái
pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện A (tỉnh B):
a. Hội đồng nhân dân tỉnh B: đình
c. Ủy ban nhân dân huyện A: bãi
chỉ.
bỏ.
b. Chủ tịch Hội đồng nhân dân
d. Chủ tịch ban nhân dân huyện A:
huyện A: bãi bỏ.
đình chỉ, bãi bỏ

Câu 2. Nhận định
1. Công văn do Thủ tưởng Chính phủ ban hành không thể là văn bản quy phạm pháp
luật.
2. Nghị quyết của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện B (thuộc tỉnh A) viết cơ quan
ban hành như sau:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH A
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN B
3. Văn bản quy phạm pháp luật đã được thông qua hoặc ký ban hành nhưng chưa có
hiệu lực pháp luật có thể được dùng làm căn cứ pháp lý cho việc ban hành một văn bản quy
phạm pháp luật khác.
4. Tất cả nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã phải được thẩm tra.

Câu 3. Bài tập
Anh (Chị) hãy giúp chủ thể có thẩm quyền soạn thảo văn bản kỷ luật thủ trưởng cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở cấp tỉnh.
1


Mã tài liệu: 29 STVB

Đặng Văn Bắc

0368.345.396

ĐỀ THI 02
Câu 1. Trắc nghiệm

Bắc Bun
-Bắc

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a. Không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước.
b. Chỉ được bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành bằng văn bản quy
phạm pháp luật.
c. Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày ký.
d. Có thể ký thừa ủy quyền (TUQ.) đối với quyết định quy phạm pháp luật của Thủ
tướng Chính phủ.
2. Văn bản quy phạm pháp luật:
a. Có thể đính chính nếu có sai sót về mặt nội dung.
b. Có thể áp dụng hình thứ ký thừa lệnh (TL.) trong một số trường hợp.
c. Không thể xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực ngay rại văn bản.
d. Luôn ghi năm ban hành trong yếu tố số và ký hiệu.

3. Thẩm định:
a. Là thủ tục bắt buộc đối với quy trình ban hành văn bản luật của Quốc hội.
b. Chỉ được áp dụng đối với quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các
cơ quan hành chính nhà nước.
c. Là thủ tục bắt buộc đối với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
d. Không bắt buộc đối với mọi quyết định của UBND cấp tỉnh.
4. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh:
a. Luôn có bước thẩm tra trong quy trình ban hành văn bản.
b. Về dự toán ngân sách địa phương không là văn bản quy phạm pháp luật.
c. Do Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký thay mặt (TM.) Hội đồng nhân dân.
d. Có thể bị đình chỉ thi hành bởi Bộ trưởng.
Câu 2. Nhận định
1. Văn bản quy phạm pháp luật chưa có hiệu lực pháp luật có thể dùng làm căn cứ pháp
lý để ban hành một văn bản quy phạm pháp luật khác.
2. Công văn không thể được trình bày theo phương pháp điều khoản hóa.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể đình chỉ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền ban hành thông tư, quyết định,
chỉ thị.
Câu 3. Bài tập
Hãy soạn thảo văn bản để ban hành quy chế làm việc của một đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2


Mã tài liệu: 29 STVB

Đặng Văn Bắc


0368.345.396

ĐỀ THI 03
Câu 1. Trắc nghiệm

Tài liệu – Sinh viên luật

-Bắc

1. Chủ thể có quyền ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật bao gồm:
a. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
b. Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c. Chính phủ, Bội trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ;
d. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc.
2. Tất cả các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau phải được thẩm định:
a. Nghị định của Chính Phủ, nghị quyết của Quốc hội;
b. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
c. Nghị định của Chính Phủ, thông tư của Bộ trưởng Bộ tài chính;
d. Nghị quyết của Quốc hội.
3. Quy chế là văn bản:
a. Được ban hành kèm theo bởi một văn bản khác;
b. Là một loại văn bản được ban hành độc lập;
c. Chỉ do cơ quan hành chính nhà nước ban hành;
d. Chỉ do tập thể ban hành.
4. Văn bản quy phạm pháp luật:
a. Không nhất thiết phải ghi năm ban hành trong yếu tố số và ký hiệu;
b. Có thể là văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
c. Có thể là văn bản đính chính văn bản quy phạm pháp luật;
d. Chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Câu 2. Nhận định
1. Nghị quyết quy phạm pháp luật luôn được ký theo thể thức thay mặt (TM.).
2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ luôn ghi số, ký hiệu như sau:
Số 6/2019/QĐ-TTCP
3. Trong đơn vị sự nghiệp công lập, người soạn thảo văn bản có thể đồng thời là người
ký và đóng dấu văn bản.
4. Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc có quyền ban hành Quyết định, Thông tư.
Câu 3. Ngày 10 tháng 12 năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố HP ban hành Quyết định
32/2016/QĐ-UBND quy định về mức thu 10 loại phí và 07 loại lệ phí trên địa bàn thành phố
HP, trong đó phụ lục 13 ban hành về Mức thu lệ phí hộ tịch. Qua 02 năm triển khai thực
hiện, Quyết định này không còn phù hợp với Thông tư 250/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí
và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trun g ương và Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015.
Anh (Chị) hãy giúp chủ thể có thẩm quyền soạn thảo văn bản để xử lý văn bản trên.
3


Mã tài liệu: 29 STVB

Đặng Văn Bắc

0368.345.396

ĐỀ THI 04
Tài liệu – Sinh viên luật

Câu 1. Trắc nghiệm

-Bắc


1. Thủ trương cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đều có quyền:
a. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b. Ban hành văn bản nghị quyết, quyết định;
c. Quyết định hình thức văn bản do cơ quan mình ban hành;
d. Ban hành quyết định, chỉ thị, công văn.
2. Trường hợp Chính phủ được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của văn bản
luật thì Chính phủ sẽ:
a. Chỉ ban hành một nghị định để quy định chi tiết các nội dung đó;
b. Có thể ban hành nhiều nghị định trong trường hợp cần thiết;
c. Giao cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thay cho nghị định;
d. Giao cho Bộ trưởng ban hành thông tư thay cho nghị định.
3. Chủ thể nào sau đây có quyền đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật
trái pháp luật:
a. Chính phủ đình chỉ văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với nhiều ngành,
lĩnh vực;
b. Hội đồng nhân dân tỉnh đình chỉ văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp;
c. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đình chỉ văn bản của Ủy ban nhân dân huyện.
d. Thủ tướng Chính phủ đình chỉ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
4. Dự án, dự thảo nào sau đây phải được thẩm định:
a. Luật, Pháp lệnh;
b. Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh A;
c. Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân huyện B;
d. Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân xã C.
Câu 2. Nhận định
1. Thủ tướng Chính phủ có quyền sửa đổi, bổ sung thông tư do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành.
2. Thời điểm bắt đầu và chấm dứt hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật luôn
được quy định trong văn bản đó.
3. Nghị quyết quy phạm pháp luật luôn được ký theo thể thức thay mặt (TM.).
4. Trong văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành, để đảm

bảo tính dễ hiểu có thể sử dụng từ ngữ địa phương.
Câu 3. Bài tập
Anh (Chị) hãy giúp chủ thể có thẩm quyền soạn thảo văn bản để ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh A.

4


Mã tài liệu: 29 STVB

Đặng Văn Bắc

ĐỀ THI 05

0368.345.396
Tài liệu – Sinh viên luật

Câu 1. Trắc nghiệm
-Bắc
1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật:
a. Nghị định của Chính phủ;
b. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
c. Quyết định UBND cấp huyện bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do mình ban
hành;
d. Thông tư của Thong đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hết hiệu lực toàn bộ khi:
a. Được đính chính bằng văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b. Hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản;
c. Bị đình chỉ thi hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d. Được sửa đổi, bổ sung hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân Quận A được ký theo
thể thức:
a. Chủ tịch Hội đồng nhân dân Quận A ký thay mặt tập thể;
b. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Quận A ký thay mặt Chủ tịch;
c. Trưởng Ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân Quận A ký thừa lệnh;
d. Chủ tịch Hội đồng nhân dân Quận A ký chứng thực.
4. Các chủ thể có quyền xử lý và hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái
pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉn:
a. Thủ tướng Chính phủ: đình chỉ, bãi bỏ;
b. Tất cả các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: đình chỉ;
c. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: đình chỉ, bãi bỏ;
d. Tất cả đều đúng.
Câu 2. Nhận định
1. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có quyền phối hợp với Chính phủ để ban
hành nghị quyết liên tịch.
2. Số và ký hiệu của quyết định quy phạm pháp luật của Tổng Kiểm toán Nhà nước luôn
được ghi như sau: Số: 1/2017/QĐ-TKTNN
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
quan nhà nước ở trung ương, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó
trên Công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tất cả dự án luật đều phải được thẩm định và thẩm tra bởi cơ quan có thẩm quyền.
Câu 3. (4 điểm) Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện MT thời gian trước,
trong và sau Tết Nguyên đán 2019, Ủy ban dân dân huyện MT ban hành văn bản gửi đến các
cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn và nhân dân yêu cầu thực hiện các biện pháp cụ thể đảm
bảo an toàn tính mạng cho người, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Anh (Chị) hãy giúp cơ quan có thẩm quyền soạn thảo văn bản trong trường hợp này.
5


Mã tài liệu: 29 STVB


Đặng Văn Bắc

ĐỀ THI 06

0368.345.396
Tài liệu – Sinh viên luật

Câu 1. Nhận định
-Bắc
1. Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau đây phải được thẩm tra:
a. Nghị quyết của HĐND tỉnh;
c. Nghị quyết của HĐND huyện;
b. Nghị quyết của UBTVQH;
d. Tất cả đều đúng.
2. Các chủ thể có quyền xử lý và hình thức xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái
pháp luật cảu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
a. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đình chỉ.
b. Chủ tịch UBND cấp tỉnh: bãi bỏ.
c. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: bãi bỏ.
d. Chủ tịch HĐND cấp tỉnh: đình chỉ, bãi bỏ
3. Nội dung nào sau đây không phù hợp với ngôn ngữ trong văn bản quy phạm
pháp luật.
a. Có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số;
b. Phải ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự;
c. Có thể sử dụng ngôn ngữ địa phương đối với vấn đề chính được quy định nhằm
soạn văn bản dễ hiểu;
d. Luôn là tiếng Việt.
4. Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh A sẽ hết hiệu lực toàn
bộ khi:

a. Bị sửa đổi, bổ sung bằng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh A;
b. Hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản;
c. Bị đình chỉ thi hành bởi quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
d. Bị bãi bỏ một phần bởi quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 2. Nhận định
1. Văn bản sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật phải là văn bản quy phạm pháp luật.
2. Văn bản của Sở Tư pháp không thể là đối tượng bị kiểm tra theo Nghị định số
34/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành một
số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Căn cứ ban hành nghị định luôn là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp
lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố, ký ban hành tại thời điểm ban hành nghị
định đó.
4. Thể thức của tất các các loại văn bản pháp luật đều được quy định trong Thông tư số
01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản hành chính.
Câu 3. Chiến dịch Giờ trái đất 2019 tại Việt Nam là cơ hội tốt để đẩy mạnh tuyên truyền ý
thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho người dân, góp phần thực thi Luật sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Anh (Chị) hãy giúp chủ thể có thẩm quyền của Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành văn bản gửi các Sở, Ban ngành, Đoàn thể của tỉnh để triển khai
hoạt động này.
6



×