Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Tết xíp xí của người thái trắng ở mộc châu – sơn la (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---o0o---

VŨ THỊ QUYÊN

TẾT XÍP XÍ CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG
Ở MỘC CHÂU – SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI – 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
---o0o---

VŨ THỊ QUYÊN

TẾT XÍP XÍ CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG
Ở MỘC CHÂU – SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TÍNH

HÀ NỘI – 2016



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý Thầy Cô trong
khoa Ngữ văn, nhất là các Thầy Cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Việt
Nam học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã thƣờng xuyên giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị
Tính đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn chỉnh khóa luận.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện, song vì điều kiện thời gian cùng
những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn nên khóa
luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp bổ sung của quý Thầy Cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Quyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Tết Xíp Xí của ngƣời Thái
trắng ở Mộc Châu – Sơn La” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Quyên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 4
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
6. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 5
7. Bố cục khóa luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG.................................................................................................... 6
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG......................................................... 6
1.1. Khái quát về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ........................................ 6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................ 10
1.2. Vài nét về lịch sử của ngƣời Thái trắng ở Mộc Châu – Sơn La .......... 11
1.2.1. Tên gọi, dân cư và địa bàn cư trú ............................................... 12
1.2.2. Lịch sử tộc người ........................................................................ 12
1.2.3. Đặc trưng văn hóa ...................................................................... 13
1.3. Giới thiệu chung về tết Xíp Xí của dân tộc Thái ................................ 20
1.3.1. Khái niệm tết Xíp Xí.................................................................... 21
1.3.2. Truyền thuyết tết Xíp Xí .............................................................. 21
Chƣơng 2. VĂN HÓA NGƢỜI THÁI TRẮNG TRONG DỊP TẾT XÍP
XÍ Ở MỘC CHÂU – SƠN LA ..................................................................... 24
2.1. Thời gian và không gian tổ chức tết Xíp Xí ....................................... 24
2.2. Các hoạt động văn hóa trong tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng ........... 25
2.2.1. Công tác chuẩn bị tết Xíp Xí ....................................................... 25


2.2.2. Các nghi lễ truyền thống............................................................. 26
2.2.3. Các hoạt động ẩm thực, thăm hỏi, vui chơi................................. 29

Chƣơng 3. GIÁ TRỊ VÀ THỰC TRẠNG TẾT XÍP XÍ CỦA NGƢỜI
THÁI TRẮNG Ở MỘC CHÂU – SƠN LA.................................................. 34
3.1. Giá trị văn hóa ................................................................................... 34
3.1.1. Tết Xíp Xí – nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc
Thái trắng............................................................................................. 34
3.1.2. Tết Xíp Xí – môi trường nuôi dưỡng các giá trị văn hóa độc
đáo ....................................................................................................... 40
3.2. Thực trạng ......................................................................................... 42
KẾT LUẬN.................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với phần lớn các dân tộc trên Thế giới, đặc biệt là nhóm cƣ dân
nông nghiệp, tết giữ một vai trò quan trọng bởi chứa đựng nhiều mặt của đời
sống văn hóa, tâm lý, tín ngƣỡng. Ở Việt Nam, tết gắn với làng xã nhƣ một
phần tất yếu trong cuộc sống. Mỗi vùng quê nằm trải dài trên dải đất cong
hình chữ S đều là không gian văn hóa để chúng ta không ngừng tìm hiểu,
khám phá. Mộc Châu – Sơn La là một vùng đất mang đậm giá trị văn hóa.
Lễ tết là một hoạt động văn hóa lớn của Việt Nam, do ảnh hƣởng từ
gốc văn hóa nông nghệp mà trong một năm có diễn ra nhiều lễ tết. Cùng với
53 dân tộc anh em, ngƣời Thái luôn là một phần của sự thống nhất khối đại
đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc
Việt Nam. Nếu nhƣ mùa xuân đến hầu hết các dân tộc ở đều háo hức với ngày
Tết Nguyên Đán cổ truyền thì ngƣời Hà Nhì cũng có riêng ngày Tết Hồ Sự
Chà, Tết Cơm Mới của ngƣời Ê Đê, đồng bào Dao có ngày Tết Nhảy… vào
những thời điểm khác nhau trong năm. Riêng tháng 7 âm lịch hàng năm,
ngƣời Thái từ bao đời nay vẫn đón Tết Xíp Xí – một trong những lễ hội đặc

sắc của mảnh đất Tây Bắc. Đối với dân tộc Thái nói chung và ngƣời Thái
trắng nói riêng, tết Xíp Xí có ý nghĩa sâu sắc và chứa đựng giá trị văn hóa dân
tộc. Trong dịp tết này, ngƣời Thái trắng tiến hành những hoạt động văn hóa
nhƣ: nghi lễ, thăm hỏi, vui chơi, ăn uống… qua đó thấy đƣợc nếp sống, nếp
nghĩ cũng nhƣ văn hóa của ngƣời Thái trắng.
Mộc Châu – Sơn La là nơi tập trung sinh sống của ngƣời Thái trắng,
đồng thời có quá trình cộng cƣ lâu đời. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài:
“Tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng ở Mộc Châu – Sơn La” làm đề tài khóa
luận.

1


Là sinh viên ngành Việt Nam học, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa dân tộc
là việc làm có ý nghĩa, giúp tôi có thêm hiểu biết về cuộc sống, văn hóa, kinh
tế. Hi vọng với đề tài “Tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng ở Mộc Châu – Sơn
La” sẽ góp phần nhận diện và giữ gìn những giá trị văn hóa tộc ngƣời trƣớc
những biến đổi của cuộc sống trong thời đại mới.
2. Lịch sử vấn đề
Tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng là một nét văn hóa điển hình trong đời
sống tâm linh, là hiện tƣợng độc đáo trong đời sống sinh hoạt xã hội. Do vậy,
đã có không ít các công trình nghiên cứu về văn hóa của dân tộc Thái. Đặc
biệt, tết Xíp Xí vẫn luôn là hiện tƣợng văn hóa hấp dẫn trong giới nghiên cứu
khoa học xã hội, những ngƣời ái mộ văn chƣơng và văn hóa dân tộc, thậm chí
bao gồm cả khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu ấy chƣa có sự cụ thể, chi tiết, phân loại rõ nét về vấn đề tết Xíp
Xí, nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Thái trắng.
Vấn đề lịch sử - văn hóa của ngƣời Thái ở Việt Nam đƣợc sƣu tầm,
nghiên cứu từ rất lâu với các tác phẩm của Cầm Trọng – ngƣời có nhiều công
trình nghiên cứu lớn:

- Năm 1978, Cầm Trọng viết Người Thái Tây Bắc Việt Nam, Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, nội dung khá đầy đủ về đời sống vật chất, tinh thần của
ngƣời Thái, đặc biệt ở khu vực Tây Bắc.
- Năm 2003, Cầm Trọng cùng Ngô Đức Thịnh đã viết tác phẩm Luật
tục Thái ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.
- Năm 2003, Cầm Trọng có cuốn Những hiểu biết về người Thái ở Việt
Nam, với nội dung giới thiệu văn hóa Thái trong lịch sử Việt Nam, nét sinh
hoạt ăn uống, ở, mặc, đi lại, quan hệ gia đình, xã hội.
Trong cuốn Văn hóa và lịch sử ngƣời Thái ở Việt Nam của Đại học
Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội (1998) có viết: “Thái

2


là cộng đồng tộc ngƣời mến khách và có xu hƣớng coi đó là đặc trƣng tâm lý.
Điều đó không sai, nhƣng tâm lý này cũng có ở nhiều tộc ngƣời khác, không
riêng gì ngƣời Thái. Song, nếu xét kỹ, chúng ta sẽ thấy những nét khác nhau
một cách rõ rệt.”
Ở Việt Nam, dân tộc Thái có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa
tinh thần, cho nên đây là vấn đề thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều độc giả, học
giả với những công trình nhƣ: Nghệ thuật trang phục Thái của Lê Ngọc
Thắng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Văn hóa các dân tộc Tây Bắc – Thực
trạng và những vấn đề đặt ra của Trần Văn Bính, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia (2004), Văn hóa dân gian người Thái vùng Mộc Châu, Phù Yên, Bắc
Yên tỉnh Sơn La của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2010)…
Bên cạnh đó còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí nhƣ: Tạp chí
Tư tưởng văn hóa, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Tạp chí tuyên truyền… Các
công trình nghiên cứu kể trên tiếp cận từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau
nhƣ: văn hóa, dân tộc học, sử học.
Nhìn chung, các công trình đều đã đi vào khai thác những đặc điểm

chung về bản sắc văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số và nhiều khía cạnh
khác nhau của văn hóa ngƣời Thái. Tuy nghiên, những nghiên cứu này mới
chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị văn hóa, phong tục tập quán của
ngƣời Thái ở Việt Nam, ở phạm vi rộng và khái quát, chƣa đi sâu vào nghiên
cứu cụ thể, chi tiết một cách có hệ thống các nghi lễ trong dịp tết Xíp Xí trên
từng địa bàn khác nhau. Mặc dù vậy, kết quả các bài nghiên cứu lại là cơ sở
giúp tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tết Xíp Xí của ngƣời
Thái trắng ở Mộc Châu – Sơn La”
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà những văn hóa, đạo đức có
những biểu hiện bị xâm hại đến tình trạng suy thoái thì việc nghiên cứu văn
hóa, tập tục, lễ hội của ngƣời Thái ở Mộc Châu, Sơn La sẽ cung cấp cơ sở lý

3


luận để phát huy những giá trị của nó đối với sự phát triển nền tảng văn hóa,
tinh thần của cả dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng
ở Mộc Châu – Sơn La” nhằm một số mục đích sau:
- Tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái trắng Sơn La nói chung và tết Xíp Xí ở
Mộc Châu – Sơn La nói riêng.
- Cung cấp cho độc giả những hiểu biết cụ thể, chính xác về tết Xíp Xí
của ngƣời Thái trắng từ các nghi lễ đến hoạt động ẩm thực, vui chơi… để từ
đó có những đánh giá về những giá trị văn hóa của tết Xíp Xí.
- Nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng giá trị của tết Xíp Xí
của ngƣời Thái trắng ở Mộc Châu – Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tết Xíp Xí cũng nhƣ các lễ tết khác bao gồm cả nghi lễ đến hoạt động

ẩm thực, vui chơi. Nhƣng có sự độc đáo riêng không thể lẫn với lễ tết nào. Ở
đề tài này đi sâu tìm hiểu về văn hóa của tết Xíp Xí nhƣ: truyền thuyết tết Xíp
Xí, thời gian, không gian tổ chức tết, hoạt động vui chơi… để làm rõ giá trị
văn hóa đặc sắc mà tết Xíp Xí mang lại. Qua đó có thể đánh giá đƣợc thực
trạng tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng ở Mộc Châu – Sơn La.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng.
- Phạm vi nghiên cứu: Khái quát văn hóa dân tộc Thái và cung cấp
những hiểu biết cụ thể về tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng từ các nghi lễ đến
hoạt động ẩm thực, vui chơi… để từ đó có những đánh giá về những giá trị
văn hóa của tết Xíp Xí tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm khóa luận sinh viên có sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học để hoàn thành nhƣ:
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu, sƣu tầm thông tin để viết khóa luận: Áp
dụng khi bắt đầu nghiên cứu đề tài. Nguồn tƣ liệu đƣợc cập nhật qua Internet
và tài liệu sách báo, tạp chí, tra cứu thông tin thƣ viện…
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích xử lý thông tin: Thực hiện trên cơ
sở nguồn tài liệu đã đƣợc thu thập, tiến hành xử lý và chọn lọc tài liệu liên
quan phục vụ cho đề tài: “Tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng ở Mộc Châu –
Sơn La”.
- Phƣơng pháp liên ngành: Địa lý học, Dân tộc học, Du lịch học.
6. Đóng góp của khóa luận
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về tết Xíp Xí của ngƣời
Thái trắng cho những ai quan tâm và ham tìm hiểu.
Giới thiệu về phong tục đặc sắc với các giá trị văn hóa tiêu biểu trong

dịp tết Xíp Xí.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận bao gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Một số vấn đề chung
Chƣơng 2. Văn hóa ngƣời Thái trắng trong dịp tết Xíp Xí ở Mộc Châu
– Sơn La
Chƣơng 3. Giá trị và thực trạng tết Xíp Xí của ngƣời Thái trắng ở Mộc
Châu – Sơn La

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc, hiện nay có 10 huyện và 1
thị xã. Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên
Nà Sản. Trong đó, Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi,
cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Mộc
Châu có độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nƣớc biển, về hƣớng Đông
Nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên khoảng 2.061 km2. Mộc Châu
tiếp giáp với các khu vực:
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hoà Bình.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp hai huyện Bắc Yên và Yên Châu.
- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nƣớc CHDCND Lào
với đƣờng biên giới chung dài 36 km.

- Phía Bắc giáp với huyện Phù Yên, đƣợc ngăn cách bởi dòng sông Đà.
Mộc Châu có tuyến quốc lộ 6 chạy dọc theo chiều ngang của địa bàn.
Ngoài ra, thị trấn còn là điểm đầu của tuyến quốc lộ 43 nối đến cửa khẩu Pa
Háng trên biên giới Việt - Lào. Trên địa phận thị trấn có một số khe suối nhỏ
đổ vào suối Nà Bó và suối Môn. Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện
ở những điểm sau:

6


Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và
các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua
quốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông
với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nƣớc
CHDCND Lào và xa hơn là sang các nƣớc ASEAN nhƣ Thái Lan,
Myanmar… Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào
có khoảng cách ngắn nhất.
Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng
trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình,
Lào, Điện Biên, Lai Châu.
Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với
khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tƣơng đối thuận tiện cho vận
chuyển khách du lịch. Trong tƣơng lai, khi sân bay Nà Sản đƣợc đầu tƣ nâng
cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị
trƣờng du lịch trong nƣớc, khu vực và quốc tế.
Nhƣ vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rất
đắc địa để tổ chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Bởi Mộc Châu là cao nguyên rộng
lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía bắc, có khí hậu ôn đới gió mùa, các điểm

du lịch nổi tiếng nhƣ: Hang Doi, rừng thông Mộc Châu, thác Thái Hƣng,
thắng cảnh động Sơn Mộc Hƣơng, thác Dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông, và bản
sắc văn hóa của dân tộc Mông, Thái, Dao... và không thể thiếu các đồi chè,
đồng cỏ ở thị trấn Nông trƣờng Mộc Châu. Hàng năm huyện đã đón hàng vạn
du khách tới tham quan và nghỉ mát.
Điều kiện tự nhiên:
 Địa hình
Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trƣng sinh
thái khác nhau. Là huyện mang đặc trƣng của một huyện miền núi Tây Bắc,
7


địa hình bị chia cắt phức tạp có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng
rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1050 m so với mặt nƣớc biển, có cao nguyên
rộng lớn và tƣơng đối bằng phẳng. Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao
1.050 m so với mặt biển, kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề ngang
nơi rộng nhất đạt tới 25 km, với những đồng cỏ mênh mông, những đồi chè
xanh ngắt khí hậu ôn đới, mát mẻ rất thích hợp để du lịch. Các khu vực xung
quanh Mộc Châu nhƣ Hòa Bình, Sơn La đều có độ cao trung bình thấp hơn so
với Mộc Châu.
 Khí hậu
Mộc Châu nằm trong vùng núi cao mang đặc trƣng của khí hậu á nhiệt
đới; mùa đông lạnh và thƣờng có sƣơng muối, mƣa phùn; mùa hè mát mẻ.
Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở
0

Mộc Châu quanh năm mát mẻ nhiệt độ trung bình 18,5 C, lƣợng mƣa trung
bình hàng năm khoảng 1.800mm, độ ẩm trung bình khoảng 85%. Nhiệt độ
trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận nhƣ
0


0

0

Thành phố Sơn La (21,10 C), Hòa Bình (23,00 C), Điện Biên (23,00 C). Nền
nhiệt độ thấp nhƣ vậy đƣợc coi là lý tƣởng ở đất nƣớc nhiệt đới nhƣ Việt
Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dƣỡng ở Việt Nam nhƣ
Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có những điều kiện khí hậu
tƣơng tự. Đồng thời còn hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát
triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú. Cao nguyên Mộc Châu
rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp
với cây rừng nhiệt đới quanh năm.
 Thủy văn
Trên địa bàn Mộc Châu có sông Đà, sông Mã và 7 dòng suối chính là
suối Sập, suối Bàng, suối Giăng, suối Khủa, suối Vinh, suối Tân và suối
Quanh chảy qua. Do địa hình núi đá vôi nên nƣớc mặt ở Mộc Châu rất hạn

8


chế và sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận
lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Sông Đà là sông lớn nhất và nằm giáp với huyện Mộc Châu ở phía
Đông Bắc và có vai trò quan trọng đối với Mộc Châu. Sông Đà vừa là nguồn
nƣớc mặt, vừa là tuyến giao thông thủy của Mộc Châu, đồng thời sông Đà
cũng có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát
mẻ cho Mộc Châu.
Nhìn chung, tài nguyên nƣớc phân bố không đồng đều, do điều kiện
miền núi địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nƣớc phục vụ cho

đời sống và phát triển sản xuất mang lại hiệu quả chƣa cao. Nƣớc ngầm ở
Mộc Châu tƣơng đối ít gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và du
lịch. Tuy nhiên, với hồ thủy điện Hòa Bình, tình trạng này đã đƣợc cải thiện
nhiều.
 Đất đai thổ nhưỡng
Mộc Châu có quỹ đất rộng, diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu
là 202.513 ha. Trong đó: đất nông nghiệp: 34.830,51 ha (chiếm 17,2% tổng
diện tích tự nhiên); đất lâm nghiệp: 81.359,21 ha (chiếm 40,17%); đất chuyên
dùng: 4.547,28 ha (chiếm 2,25%); đất ở: 1.179,76 ha (chiếm 0,58%); đất
chƣa sử dụng và sông suối, núi đá: 80.596,24 ha (chiếm 39,8 % diện tích tự
nhiên). Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và
du lịch. Tuy nhiên, đối với Mộc Châu phát triển du lịch sẽ thuận lợi hơn so
với phát triển nông nghiệp do các quỹ đất chƣa sử dụng hầu hết là đất có địa
hình dốc, thuộc vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển… điều này sẽ ảnh
hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông lâm
nghiệp song đối với du lịch vấn đề này không ảnh hƣởng quá nhiều.
 Thảm thực vật

9


Đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống
rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Tài

10


nguyên rừng Mộc Châu khá phong phú với khoảng 456 loài thực vật và 49
loài động vật hoang dã trong đó có nhiều loài quý hiếm và các khu rừng đặc
dụng có giá trị nghiên cứu khoa học, phục vụ du lịch sinh thái trong tƣơng lai.

Tài nguyên rừng của Mộc Châu có giá trị quan trọng đối với phát triển
du lịch là khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích trên 12.313,6 ha có
nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm có khả năng tạo thành điểm du lịch sinh
thái hấp dẫn. Tuy nhiên, do nằm ở khu vực giáp biên giới, thủ tục hành chính
chặt chẽ và phức tạp nên khả năng tổ chức các hoạt động du lịch ở khu vực
này ít thuận lợi.
 Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có trên 50 mỏ và điểm khoáng sản, do vậy Mộc Châu có một số
loại khoáng sản trữ lƣợng nhỏ, cụ thể:
- Than: Có mỏ than Suối Bàng với trữ lƣợng 2,4 triệu tấn và Than bùn
ở xã Tân Lập có thể khai thác để sản xuất phân bón phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
- Bột Tan: Tập trung ở Tà Phù xã Liên Hoà, với trữ lƣợng khoảng 2,3
triệu tấn, có thể khai thác để phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.
- Đất sét: Có trữ lƣợng tƣơng đối lớn đang đƣợc khai thác phục vụ phát
triển sản xuất gạch phục vụ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong
huyện và ngoài huyện.
Nhƣ vậy, có thể thấy Mộc Châu không có nhiều lợi thế về khoáng sản
để phát triển công nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong toàn tỉnh Sơn La, vùng Mộc Châu có tốc độ tăng trƣởng kinh tế
cao nhất. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2005 - 2013 đạt
19,74%/năm, khá cao so với mặt bằng của tỉnh Sơn La. Vùng Mộc Châu có
sự phát triển khá mạnh về sản xuất chế biến sữa, chè, các sản phẩm nông

11


nghiệp, lâm nghiệp khác và hoạt động thƣơng mại, dịch vụ du lịch tăng
trƣởng nhanh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ

trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thƣơng mại - Dịch vụ, giảm tỷ trọng
ngành Nông lâm nghiệp.
Nhờ có chính sách mới của Đảng và Nhà nƣớc trong những năm gần
đây: việc giao đất, giao rừng cho ngƣời dân, chính sách khuyến nông… Mộc
Châu đã có những quan điểm đúng đắn tiếp tục phát triển rõ nét hơn nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, với các sản phẩm ngành hàng chủ lực có lợi thế
trên thị trƣờng và xuất khẩu. Đã củng cố bổ sung và phát triển ngày càng toàn
diện, hiệu quả các sản phẩm có lợi thế, hình thành các vùng sản xuất tập
trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến có quy mô, công nghệ phù
hợp. Đồng thời chú trọng xây dựng, điều chỉnh địa bàn sản xuất, đẩy mạnh
ứng dụng giống mới và quy trình sản xuất tiến bộ để tăng năng suất, sản
lƣợng và hiệu quả. Chăn nuôi phát triển khá toàn diện cả về gia súc, gia cầm,
cây ăn quả và cây chè. Tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đƣợc ứng dụng có
hiệu quả.
Với những điều kiện thuận lợi về du lịch sinh thái và nhân văn, Mộc
Châu có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, cơ cấu kinh tế thay đổi
mang lại cho huyện Mộc Châu diện mạo mới.
Tình hình kinh tế phát triển, tƣơng đối toàn diện, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn đã có sự chuyển dịch, tài nguyên đất đai, lao động đang
đƣợc khai thác, các lĩnh vực văn hóa – xã hội có chuyển biến tích cực, an ninh
chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc duy trì, đời sống nhân dân
nhiều vùng đƣợc ổn định và cải thiện.
1.2. Vài nét về lịch sử của ngƣời Thái trắng ở Mộc Châu – Sơn La
Ngƣời Thái là một trong bảy dân tộc thiểu số có số dân đông trong đại
gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc, tập trung ở Tây

12


Bắc và Bắc Trung Bộ. Ngƣời Thái gồm nhiều ngành, mỗi ngành gồm nhiều

nhóm khác nhau. Về giới hạn của bài viết, tôi chỉ đi qua, tìm hiểu đôi nét về
tên gọi, dân cƣ, địa bàn cƣ trú… của ngƣời Thái trắng.
1.2.1. Tên gọi, dân cư và địa bàn cư trú
Tên gọi: Dân tộc Thái là cộng đồng đông nhất ở Sơn La, chiếm 54%
dân số, gồm các nhóm Thái đen và Thái trắng. Tộc danh mà đồng bào tự gọi
là Táy hoặc các tên khác nhƣ: Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mƣời, Tay
Mƣờng, Tay Do, Thổ.
Các nhóm địa phƣơng gồm có:
+ Ngành Thái đen (Táy Đăm)
+ Ngành Thái trắng ( Táy Khao)
Dân cư:
Ở miền Bắc Việt Nam có khoảng 250.000 - 400.000 ngƣời thuộc dân
tộc Thái trắng. Họ đã và đang sống ở miền Bắc Việt Nam đƣợc hơn 1.200
năm. Năm 2002 dân số của ngƣời Thái trắng ƣớc tính khoảng 280.000 ngƣời.
Địa bàn cư trú:
Ngƣời Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai
Châu, Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mƣờng Lay (địa bàn chính là huyện
Mƣờng Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cƣ xuống Đà Bắc và Thanh
Hóa thế kỷ 15. Ngày nay, ngƣời Thái trắng cƣ trú tập trung tại các tỉnh: Sơn
La, Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An…
1.2.2. Lịch sử tộc người
Ngƣời Thái trắng đã di cƣ dến miền Bắc Việt Nam trong khoảng thế kỷ
thứ 6 hay 7 là tổ tiên của ngƣời Thái trắng tìm thấy ngày nay, họ hiện đang
sống tại các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá và Nghệ An. Ban
đầu họ định cƣ ở vùng lân cận huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Nơi đây họ thành
lập Muang Pak Ha. Từ sự định cƣ này, họ lại thành lập khu dân cƣ mới ở

13



Muang Lo (Nghĩa Lộ) ở tỉnh Yên Bái, bắc ngang qua dòng sông Hồng. Sau
này, họ thành lập khu định cƣ mới Muang Pua ở huyện Bắc Yên và Muang
Tak ở huyện Phú Yên, tỉnh Sơn La. Từ đây, một số ngƣời dân tộc Thái trắng
vƣợt qua dòng sông Đen và thành lập khu định cƣ Muang Sang (Muang
Xang) ở huyện Mộc Châu.
hi dân tộc Thái trắng thành lập khu định cƣ Muang Pak Hà (Bắc Hà)
thì có nhóm khác đã vƣợt biên giới Trung Quốc sang miền Bắc Việt Nam, bây
giờ là tỉnh Lai Châu. Nhóm này thành lập khu định cƣ ở các huyện Mƣờng
Tè, Phong Thổ và Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu.
Trong vòng thế kỷ thứ 14, một số ngƣời Thái trắng di cƣ từ Muang Lo
đến huyện Mai Châu. Di cƣ từ Mai Châu theo dọc dòng sông Mã đến tỉnh
Thanh Hoá, thành lập khu định cƣ Muang

asa, đặt trung tâm gần thị trấn

Quan Hóa ngày nay. Về sau, một số Thái trắng đã di cƣ đến tỉnh Nghệ An vào
các huyện ngày nay nhƣ: Quế Phong, Quỳ Hợp, Con Cuông và Tƣơng Dƣơng.
1.2.3. Đặc trưng văn hóa
Ngƣời Thái đã sáng tạo ra kho tàng văn hóa truyền thống mang tính
thống nhất nhƣng cũng hết sức đa dạng phong phú, thể hiện ở văn hóa vật thể
và phi vật thể.
Văn hóa vật thể:
Văn hóa vật thể của ngƣời Thái bao gồm: nhà ở, trang phục, trang sức,
ẩm thực.
Nhà ở: Theo truyền thống ngƣời Thái có tập quán sống trong nhà sàn
làm bằng các vật liệu nhƣ: gỗ, tre, nứa, vầu và lợp bằng cỏ gianh, lá cọ. Chỗ
đặt nhà thích hợp là những vị trí vừa phải, không quá cao, không quá thấp,
không bị che chắn bởi vách núi và có độ dốc thoải để dễ thoát nƣớc mƣa, có
nguồn nƣớc ngầm ở phía dƣới để làm giếng nƣớc ăn, nền nhà phải đƣợc đắp
lên cao hơn so với xung quanh. Khi chọn đất để dựng nhà, vợ chồng con cái


14


cùng bàn bạc nhất trí. Hƣớng nhà lựa chọn theo địa hình, bao giờ cũng quay
lƣng về núi, quay mặt ra cánh đồng.
Ngôi nhà sàn có vẻ đẹp về tỷ lệ, hài hòa với thiên nhiên, thích ứng với
khí hậu, cấu trúc gỗ đặc sắc và là nơi gìn giữ tinh thần truyền thống của ngƣời
Thái. Nhà ngƣời Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày – Nùng, theo
truyền thống là dạng nhà sàn, kết cấu gỗ, mái dốc lợp tranh, nhà có 5 - 7 gian,
sàn cao khoảng 1,3 - 2,4m. Nhà sàn bao giờ cũng làm số gian lẻ, mái đầu hồi
phẳng hay mái "vòm khum mui rùa" (Tụp Cống) và thƣờng đặt ở hai đầu hồi,
biểu tƣợng tạc bằng gỗ quét vôi trắng tựa nhƣ hai đôi sừng gọi là khâu cút.
Ngƣời Thái có câu: “ hửn song phái/ cái song đay” - tức là mở hai cửa/ đi hai
thang. Nhà ngƣời Thái bao giờ cũng có hai cầu thang: “Tang Chan” và “Tang
Quản”. “Tang Chan” ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. “Chan”
là phần sàn nhà đƣợc nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các
em... thƣờng ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa. Cầu thang này bao giờ cũng
mang số lẻ, thƣờng là 9 bậc (ứng với 9 vía). Cầu thang dành riêng cho nam
giới - “Tang Quản” ở đầu nhà, thƣờng có 7 bậc (ứng với 7 vía). Nhà sàn của
ngƣời Thái có hai bếp lửa “Chík Pháy”. Bếp lửa phía “Tang Quản” dành cho
ngƣời già, bếp chính ở phía “Tang Chan” dành cho nữ giới và những công
việc nội trợ.
Một nếp nhà sàn là một đơn vị không gian chứa đựng một tế bào của xã
hội nên ngƣời Thái mới gọi là "Cộng đồng nhà" (Chúa Hƣớn). Ðó có thể là
một gia đình nhỏ gồm một cặp vợ chồng và con cái chƣa đến tuổi trƣởng
thành để lấy vợ, lấy chồng rời ra ở riêng. Hoặc đó cũng có thể là một gia đình
lớn gồm ba, bốn thế hệ cùng chung sống hòa thuận bên nhau. Đây là nơi
chứng kiến buồn vui của bao thế hệ để rồi mỗi ngƣời hiểu thêm về quá khứ,
hiện tại và tƣơng lai, trân trọng nâng niu những tài sản vô giá cả về vật chất


15


và tinh thần đã trở thành truyền thống tốt đẹp và phấn đấu vì một ngày mai
tƣơi sáng hơn.
Các bản Thái thƣờng quần tụ ven suối chân đồi theo tiêu chí: “sơn chầu
thủy tụ”. Những ngôi nhà sàn bình dị ấm cúng, khói lam thơm thoảng gió
đồng, lách cách tiếng thoi đƣa, đâu đây da diết một điệu khèn câu khắp, lốc
cốc tiếng mõ trâu đàn về bản. Tất cả làm nên một vẻ đẹp trong sáng đậm tình
nhƣ một bức tranh sơn thuỷ, dân dã nguyên sơ của một nền văn hoá.
Hiện nay, về cơ bản văn hóa kiến trúc nhà sàn đồng bào Thái ở tỉnh
Sơn La vẫn còn giữ đƣợc nét kiến trúc của nhà sàn truyền thống. Cùng với
nền kinh tế phát triển, thu nhập hộ gia đình đƣợc nâng lên, việc mua sắm đồ
đạc, tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt phong phú hơn.

inh tế phát triển, thu

nhập khá hơn cũng làm cho nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân thay đổi, cũng
không ít gia đình đã bán ngôi nhà sàn truyền thống để xây dựng lên những
ngôi nhà nhiều tầng, hiện đại, hợp với thời đại hơn. Cũng không ít gia đình
làm biến đổi kiến trúc nhà sàn truyền thống để thuận tiện trong sinh hoạt hiện
nay, làm mất đi tính truyền thống. Việc giữ gìn và phát huy văn hóa kiến trúc
truyền thống nhà sàn dân tộc Thái là hết sức cần thiết.
Trang phục: Từ trƣớc tới nay, trang phục của ngƣời dân tộc Thái đƣợc
ca ngợi bởi sự đơn giản, duyên dáng và thanh lịch. Theo truyền thống từ lâu
đời, ngƣời Thái (Mộc Châu) đã biết trồng bông, dệt vải, trồng dâu nuôi tằm
để tự cấp lấy vải mặc.
Để làm đẹp cho bộ trang phục, họ biết tìm cây tô mộc (cây tô phƣợng)
làm màu đỏ, cây chàm làm màu xanh và đen, củ nghệ làm màu vàng; biết cô

đặc lá chàm qua nhiều động tác phức tạp và kỹ thuật làm “chua” bằng lá trầu,
nƣớc chanh cùng các loại lá cây có chất keo làm bền sợi, sau đó, mới đem
nhuộm màu. Có nhiều trang phục phù hợp với từng giới tính, thích ứng cho
từng lứa tuổi. Ai đã từng lên Tây Bắc đều không khỏi ngẩn ngơ trƣớc những

16


cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn
Piêu. Ngay từ nhỏ, ngƣời con gái Thái đƣợc các bà, các mẹ dạy cách thắt “xài
yêu”, một loại thắt lƣng bằng vải, để lớn lên các cô đều có thân hình “eo kíu
manh po”, nghĩa là thắt đáy lƣng ong. Chính vì vậy khi trƣởng thành, các cô
gái Thái đều uyển chuyển với những đƣờng cong tuyệt mỹ. Phải thế chăng
mà phụ nữ Thái ở lứa tuổi nào cũng đều có một cơ thể cân đối hài hòa và
càng nổi bật hơn khi mặc bộ trang phục của chính dân tộc mình.
Ngay từ khi mới trƣởng thành, phụ nữ Thái đã biết lo sắm cho mình cái
mặc, cái nằm… để làm đẹp cho bộ trang phục của mình, từ những chất liệu
vải lụa dệt ra, họ tự cắt may, thêu thùa cho mình những bộ trang phục đặc sắc,
phù hợp với từng lứa tuổi, tầng lớp và hoạt động xã hội. Trong văn hóa mặc,
ngƣời Thái nổi tiếng có khiếu thẩm mỹ phong phú, nhờ đôi tay khéo léo của
phụ nữ Thái dệt lên những chiếc khăn độc đáo, tinh xảo. Các nguồn nguyên
liệu tự nhiên để làm trang phục ngoài vải thổ cẩm còn có các chất liệu khác
bền đẹp, phù hợp với từng loại trang phục nhƣ: hoa, quả, củ, rễ cây, lá cây để
nhuộm màu cho đẹp. Mỗi khi mở hội ngƣời phụ nữ Thái với những trang
phục đẹp nhất nhƣ: khăn trắng, váy đen mịn màng đính cạp rồng,
phƣợng, thắt lƣng màu xanh (nếu mặc áo dài màu đỏ). Cổ tay đeo 2, 3 đôi
vòng bạc, cổ đeo kiềng bạc, tai đeo khuyên tai nhỏ mặt ngọc óng ánh,
chùm dây xà tích uốn lƣợn bên hông. Mỗi ngƣời khi vào hội còn có chiếc áo
dài với những màu sắc riêng khác nhau. Khi vào hội, chiếc áo dài đƣợc cởi
ra vắt lên sào cho khỏi vƣớng ngƣời, đồng thời cũng là kỷ vật gửi tặng

chàng trai nào thắng trong cuộc ném còn với mình.
Áo cóm của ngƣời Thái đen có cổ cao còn áo của ngƣời Thái trắng thì
cổ hình trái tim. Chiếc áo cóm của phụ nữ Thái trắng có 2 loại. Một loại ngắn
tay dành cho ngƣời phụ nữ có tuổi, còn loại áo cộc dành cho thiếu nữ. Xửa

17


cỏm (áo ngắn bó sát ngƣời có hàng cúc bƣớm) có thể may bằng nhiều loại vải
với màu

18


sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm thành
chiếc áo đặc trƣng của bộ nữ phục Thái. Hàng cúc áo bằng bạc hình con
bƣớm “Mák Pém” trên áo cóm cũng có tiếng nói và ý nghĩa nhân sinh tinh
tế. Một bên là hàng cúc hình bƣớm đực, một bên là hàng bƣớm cái, tƣợng
trƣng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo nên sự trƣờng tồn của nòi giống. Con
gái chƣa chồng hàng cúc mang số lẻ, con gái có chồng hàng cúc mang số
chẵn.
Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chải và xửa luổng. Xửa chải
may bằng vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng,
gấu áo phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào
dịp
cƣới xin, hội hè. Xửa luổng là áo khoác ngoài, may dài, rộng, có tay hoặc
không có tay. Phụ nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho
bản thân khi về già và một dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già
mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thƣờng, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.
Đi kèm với áo cóm, áo dài là chân váy (Xỉn). Váy của ngƣời Thái trắng

có màu đen, mặt trong gấu váy táp vải màu rực rỡ. Mỗi bƣớc đi chân váy thấp
thoáng màu sắc, lƣợn sóng kín đáo mà duyên dáng. Phần eo giữa váy và áo
đƣợc trang trí bằng chiếc thắt lƣng bằng vải gọi là Xài ẻo. Thắt lƣng (Xài Ẻo)
làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím xẫm, giữ cho cạp
váy quấn chặt lấy eo bụng.
So với trang phục nữ, trang phục nam ngƣời Thái đơn giản và ít chứa
đựng sắc thái tộc ngƣời và cũng biến đổi nhanh hơn. Áo nam giới có hai loại,
áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài
hoặc ngắn, cổ tròn, không cầu vai. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút
vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng ngƣời ta mới thấy

19


×