Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Luận văn thạc sĩ chính sách CDCC ngành nông nghiệp tại tỉnh tuyên quang trong bối cảnh mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.28 KB, 112 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ THƯỜNG

CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
TRONG BỐI CẢNH MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI – NĂM 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ THƯỜNG

CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
TRONG BỐI CẢNH MỚI

Ngành : Quản lý Kinh tế
Mã số : 8340410

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO NGỌC LÂN


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn của mình được thực hiện dựa vào sự hiểu biết và
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, cố gắng thực hiện của bản thân cùng với sự hướng
dẫn tận tình của TS. Cao Ngọc Lân (Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư). Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác, trung thực và trích dẫn nguồn gốc tài liệu tham khảo rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học
nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thường


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
đốc và các cán bộ, giảng viên tại Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm khoa
học Việt Nam, đặc biệt là Khoa Kinh tế học đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu,
học tập suốt thời gian vừa qua.
Đặc biệt cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Cao Ngọc Lân
(Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đã chỉ bảo, hướng dẫn tận
tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại nơi
tôi đang công tác đã thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ thời gian, công việc và
tài liệu tham khảo; tới gia đình và các bạn bè xung quanh đã động viên, chia sẻ giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, song hiểu biết và năng lực bản thân còn hạn chế nên
chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự quan
tâm và đóng góp ý kiến của các cá nhân, bạn bè quan tâm để luận văn được hoàn
thiện và có ý nghĩa thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................ 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.......................................................................5
7. Kết cấu của luận văn..................................................................................5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH..............6
1.1. Tổng quan một số khái niệm................................................................... 6
1.2. Vai trò, vị trí, chức năng của chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp....................................................................................................10
1.3. Các bộ phận và yêu cầu chủ yếu của chính sách chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp................................................................................14
1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hướng đến chính sách chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp................................................................................20
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương về chính sách chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp................................................................................25
Tiểu kết chương 1........................................................................................29
Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
GIAI ĐOẠN 2008-2018..................................................................................30
2.1. Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang.................................................30


2.2. Các nhân tố bên trong chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách chuyển dịch

cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang......................................32
2.3. Phân tích thực trạng chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2018...........................38
2.4. Đánh giá chung về thực trạng chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2018......49
Tiểu kết chương 2........................................................................................55
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, THỰC THI CHÍNH
SÁCH CDCCKT NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025........................56
3.1. Tổng quan bối cảnh mới và phân tích SWOT ảnh hưởng tới chính sách
CDCC ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025
..................................................................................................56
3.2. Quan điểm, mục tiêu chính sách CDCC ngành nông nghiệp trong bối cảnh
mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.....................................61
3.3. Định hướng, một số nhóm giải pháp hoàn thiện, thực thi chính sách CDCC
ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến
năm 2025.....................................................................................................65
Tiểu kết chương 3........................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................78
1. Kết luận.......................................................................................... 78
2. Kiến nghị........................................................................................ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 81
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDCC

Chuyển dịch cơ cấu


CDCCKTNN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp CCKT

Cơ cấu kinh tế

CCKTN

Cơ cấu kinh tế ngành

CPTPP

Đối tác chiến lược toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU

EU

Liên minh Châu Âu

EVIPA

Hiệp định bảo hộ đầu tư

FTA


Hiệp định Thương mại tự do

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn địa phương

HĐND

Hội đồng nhân dân

NTM

Nông thôn mới

NNHH

Nông nghiệp hàng hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

SWOT

Điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weakness), cơ hội
(opportunities), thách thức (threats).



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1. Thực trạng cơ cấu và CDCCKT tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2018...............................................................34
Bảng 2. 2. Thực trạng cơ cấu giá trị sản xuất và CDCC ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2017.....................39
Bảng 2. 3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách Cơ cấu chuyển dịch một số
sản phẩm trồng trọt chủ yếu tỉnh Tuyên Quang năm 2018............................. 42
Bảng 2. 4. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách cơ cấu chuyển dịch một số
sản phẩm ngành chăn nuôi chủ yếu tỉnh Tuyên Quang năm 2018..................45
Bảng 3. 1. Phân tích SWOT ảnh hưởng tới CDCC và chính sách CDCC ngành
nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh mới........................................59
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2. 1. Cơ cấu GRDP của Tuyên Quang năm 2010 và năm 2018(%)...35
Biểu đồ 2. 2. Biểu đồ thể hiện Thực trạng cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008-2017....................39
DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 2. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang........................................ 31
DANH MỤC ẢNH

Ảnh 2. 1. Cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang................................................. 41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó

không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật,
bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định con người
không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà
phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật để có những giải pháp tác động
thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự
quan tâm thỏa đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo
ra ngày càng nhiều sản phẩm tốt hơn.
Nhiều năm trở lại đây, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm đến vấn đề
chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), trong đó có chính sách CDCC ngành nông
nghiệp. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Chuyển dịch mạnh cơ cấu
nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao
gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy
lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng
cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với từng vùng, từng địa
phương”. Đặc biệt, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số
24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và số
32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; ngày
10 tháng 06 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 899/QĐ-TTg Phê
duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững” và mới đây nhất ngày 16 tháng 11 năm 2017 Thủ tướng Chính
phủ đã ký Quyết định số 1819/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông
nghiệp giai đoạn 2017 - 2020.
Tuyên Quang luôn tự hào về quê hương cách mạng, Thủ đô Khu Giải phóng,
Thủ đô Kháng chiến, là tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên thuận

9


lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành và triển khai

thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; đầu tư nâng
cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật
ứng dựng vào sản xuất. Do đó, nông nghiệp của tỉnh đã phát triển tương đối khá, an
ninh lương thực được đảm bảo, sản xuất chuyển dịch theo hướng hàng hóa, đã hoàn
thành một số vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung; một số sản phẩm sản
xuất và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được thương hiệu, đang
từng bước khẳng định được khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng thông qua tăng diện tích,
tăng vụ; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; khả năng
cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn thấp, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản
xuất với thiêu thụ, dẫn đến thu nhập của người nông dân còn thấp, chưa ổn định, dễ
bị rủi ro thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường.
Trước thực trạng trên, để chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của tỉnh sang sản
xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả, bền vững và có khả năng cạnh tranh cao, tăng
thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu, đồng thời làm
thay đổi tích cực diện mạo nông thôn của tỉnh trong bối sảnh mới cần thêm các đề
tài nghiên cứu đưa ra được các câu trả lời thỏa đáng, khoa học, đáp ứng được các
yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy đề tài “Chính sách CDCC ngành nông nghiệp
tại tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh mới” là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, trong nước và thế giới đã có nhiều nghiên cứu về CDCCKT,
CDCC ngành, CDCC ngành nông nghiệp và chính sách CDCC ngành nông
nghiệp. Các công trình nghiên cứu này được các tác giả tiếp cận từ nhiều góc độ
khác nhau, trong đó có một số nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận văn
và đáng chú ý sau:
Các công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc một số trường đại học
như: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ….



Các công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc một số viện trong nước như:
Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn,…
Các công trình nghiên cứu của một số tổ chức nước ngoài như: Ngân hàng
Thế giới (WB), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD),…
Ngoài ra, còn có các công trình, luận án tiến sỹ, thạc sỹ nghiên cứu về
CDCCKT, CDCC ngành, CDCC ngành nông nghiệp và chính sách CDCC ngành
nông nghiệp.
Một số công trình tiêu biểu như: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
Việt Nam” của PGS.TS. Bùi Tất Thắng (2006); “Giáo trình Phân tích chính sách
nông nghiệp, nông thôn” của Phạm Văn Khôi (2007); Chính sách nông nghiệp
Việt Nam thuộc Báo cáo rà soát nông nghiệp và lương thực của OECD (2015);
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở
thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) - thành tựu và một số bài học kinh nghiệm”
của Ngô Thành Vinh (2016) và một số công trình tác giả đã đưa ra ở phần Danh
mục tài liệu tham khảo.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã được các tác giả lý giải, nghiên
cứu khá sâu sắc, đa dạng nhìn vấn đề CDCC nói chung và chính sách CDCC
ngành nông nghiệp nói riêng từ nhiều góc độ khác nhau. Mặc dù, vấn đề CDCC
ngành nông nghiệp và chính sách CDCC ngành nông nghiệp đã có nhiều công
trình tiêu biểu, song nghiên cứu về chính sách CDCC ngành nông nghiệp tỉnh
Tuyên Quang trong bối cảnh mới thì đến nay theo hiểu biết của tác giả vẫn chưa
có công trình nghiên cứu, giải quyết về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Tìm hiểu cơ sở lý luận cơ bản về chính sách CDCC ngành nông
nghiệp, đánh giá thực trạng chính sách CDCC ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên
Quang, , từ đó đề xuất quan điểm, mục tiêu chính sách, định hướng, một số giải



pháp hoàn thiện, thực thi chính sách CDCC ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 theo hướng hiệu quả, bền vững.
Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về chính sách CDCC ngành
nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách CDCC ngành nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2018.
- Đề xuất định hướng, một số giải pháp hoàn thiện, thực thi chính sách CDCC ngành
nông nghiệp trong bối cảnh mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách CDCC ngành nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian:
Hiện trạng: 20081-2018, chủ yếu từ 2015-2018.
Tương lai: đến năm 2025.
+ Về không gian: trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
+ Về nội dung: Vì chính sách CDCC ngành nông nghiệp khá rộng, trong
phạm vi của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, nên đề tài này chủ
yếu tập trung nghiên cứu các chính sách do nhà nước ban hành về CDCC ngành
nông nghiệp, đi sâu về các phân ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm
nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống: Sử dụng để phân tích quản lý nhà nước về chính
sách CDCC ngành nông nghiệp.
1 Tác giả muốn nghiên cứu từ năm 2008, vì từ năm 2008 Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành. Từ đó ngành
nông nghiệp được Chính phủ cũng như các địa phương quan tâm nhiều hơn và có nhiều chính sách về nông
nghiệp được ban hành và ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp Tuyên Quang nói riêng có nhiều sự
chuyển biến. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm

2008 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên quang đến năm 2020”.


- Phương pháp thu thập số liệu: được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như số liệu

thống kê của các bộ, ngành, địa phương có liên quan; được sử dụng để phân tích
thực trạng thực hiện CDCC ngành nông nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê: được sử dụng để đối chiếu, so sánh việc

thực hiện có đạt mục tiêu chính sách không?
- SWOT: Sử dụng phân tích SWOT để thấy rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,

thách thức ảnh hướng tới chính sách CDCC ngành nông nghiệp tại tỉnh Tuyên
Quang trong bối cảnh mới.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá: trên cơ sở tổng hợp nhiều cách khác nhau, tác giả

sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét, đánh giá về các chủ đề có liên quan.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Về lý luận
- Luận văn góp phần hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận về CDCC ngành nông

nghiệp, chính sách CDCC ngành nông nghiệp tại một tỉnh miền núi như Tuyên
Quang.
Về thực tiễn
- Đưa ra những đánh giá về những mặt được, hạn chế, yếu kém trong chính sách

CDCC ngành nông nghiệp của Tuyên Quang giai đoạn 2008-2018.
- Đưa ra một số quan điểm, mục tiêu chính sách, định hướng, giải pháp hoàn thiện,


thực thi sách CDCC ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách CDCC ngành nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng chính sách CDCC ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2008-2018
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện, thực thi chính sách CDCC
ngành nông nghiệp trong bối cảnh mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. Tổng quan một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là hình thức cấu tạo bên trong của
nền kinh tế quốc dân, đó là tổng thể các quan hệ chủ yếu về số lượng và chất lượng
tương đối ổn định của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái
sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế cùng
các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các
bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản
xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ
thể hiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động
qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Các mối quan hệ này được hình
thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và
hướng vào những mực tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay

đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất lượng trong
quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện
việc hình thành và chuyển dịch của các loại hình cơ cấu kinh tế. [15, tr.157]
Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện
mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành
với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã
hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để


trồng trọt và chăn nuôi để tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến nông sản. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn với nhiều
sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như:
- Phân ngành nông nghiệp bao gồm các tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi và hoạt động

dịch vụ có liên quan.
- Phân ngành lâm nghiệp bao gồm các tiểu ngành: trồng rừng, ươm giống, khai thác gỗ,

lâm sản ngoài gỗ và hoạt động dịch vụ có liên quan.
- Phân ngành thủy sản bao gồm các tiểu ngành: nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở

các vùng biển ven bờ, sông, hồ, các thung lũng có nước. (Vì tỉnh Tuyên Quang nằm
sâu trong đất liền, không có biển nên trong luận văn này, tác giả tập trung vào nuôi
trồng và đánh bắt thủy ở sông, hồ (Tuyên Quang có hồ Thủy điện Tuyên Quang khá
lớn), các ao, thung lũng có nước.)
Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa các
chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành nông nghiệp phản
ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất của các chuyên ngành, tiểu

ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp. Các chuyên ngành, tiểu ngành này được xem
xét trên các quy mô: tổng thể nền kinh tế, vùng và tiểu vùng. Cơ cấu ngành nông
nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu ngành trong mối quan hệ với toàn
ngành nông nghiệp (qua các tỷ lệ khác nhau tham gia vào ngành nông nghiệp) trong
một thời gian nhất định. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, các chuyên ngành, tiểu
ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau phát triển trong phạm vi về
không gian, thời gian và trên cơ sở điều kiện hạ tầng kinh tế ở từng nơi.
Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự chuyển dịch từ trạng thái này
sang trạng thái khác cho phù hợp với phân công lao động và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất của các điều kiện về kinh tế xã hội phù hợp với giai đoạn phát
triển kinh tế nhất định. Thực chất quá trình này là quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế
lạc hậu, lỗi thời hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới hoàn thiện và phát triển
hơn.
Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa lớn tác động đến mục tiêu


phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo. Góp phần vào sự phát
triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ kinh tế. Khái

niệm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Chuyển
dịch cơ cấu ngành
Cơ cấu ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp là một phạm trù động, nó
luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu
không cố định. Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái
khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi

là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là
thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay
đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc CDCC ngành
phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ
cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và
bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển về
số lượng, chất lượng ngành nông nghiệp trong khoảng thời gian nào đó, vì vậy nó
không phải là các quan hệ tĩnh mà luôn luôn biến đổi không ngừng theo sự phát
triển của các chuyên ngành, tiểu ngành tạo nên cơ cấu toàn ngành. Đó là sự thay đổi
tất yếu về tỷ lệ giữa các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản
trên quy mô cả nước, trên các vùng kinh tế - sinh thái; thay đổi về số lượng, loại
hình quy mô các chủ thể tham gia sản xuất kinh danh trong các chuyên ngành, tiểu
ngành ở các vùng sinh thái; sự thay đổi về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các
ngành kinh tế khác như: công nghiệp và dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và các hoạt động phân phối, tiêu thụ


nông sản làm ra. Như vậy, sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu
ngành trong nông nghiệp là quá trình CDCC ngành nông nghiệp, phản ánh lợi thế
và khả năng phát triển của các chuyên ngành, tiểu ngành trên tầm quốc gia, vùng và
tiểu vùng.
1.1.2. Khái niệm chính sách kinh tế, chính sách kinh tế nông nghiệp, chính sách chuyển
dịch cơ cấu ngành, chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chính sách
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến trên sách báo, các phương
tiện thông tin và đời sống xã hội. Mọi chủ thể kinh tế - xã hội đều có những
chính sách của mình.
Theo quan niệm phổ biến, chính sách là phương thức hành động được một

chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.
Chính sách kinh tế
Chính sách kinh tế (economic policy) là hành động của chính phủ để đạt
được một hay nhiều mục tiêu kinh tế.
Các chính sách kinh tế là những chính sách điều tiết các mối quan hệ kinh tế
nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế. Các chính sách kinh tế lại tạo thành một
hệ thống phức tạp bao gồm nhiều chính sách: Các chính sách cơ cấu kinh tế,
trong đó có chính sách CDCC ngành nông nghiệp; Chính sách tài chính; Chính
sách phân phối; Chính sách cạnh tranh;.v.v...
Các chính sách kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của
đất nước vì đóng vai trò tạo ra cơ sở để thực hiện tất cả các chính sách công khác.
Theo thời gian phát huy hiệu lực thì có 03 loại loại chính sách: Chính sách
dài hạn; chính sách trung hạn; chính sách ngắn hạn.
Chính sách kinh tế nông nghiệp
Chính sách kinh tế nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế và những
biện pháp khác của Nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) tác động đến
nông nghiệp và các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp nhằm
đạt được những mục tiêu nhất định mang lại hiệu quả kinh tế, với những điều


kiện thực hiện nhất định và trong một thời gian xác định.
Chính sách nông nghiệp khác với chính sách nói chung ở đối tượng mà nó
tác động. Đó chính là nông nghiệp và các ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến
nông nghiệp.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành là những chính sách làm thay đổi cơ
cấu ngành theo định hướng nhất định nhằm phát triển kinh tế của đất nước theo
hướng phù hợp với bối cảnh.
Theo chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, chính sách cơ cấu ngành kinh tế
bao gồm các hình thức: chính sách cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình nông nghiệp;
nông nghiệp - công nghiệp; công nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ; công

nghiệp - thương mại, dịch vụ.
Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc
giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành sản xuất thuộc ngành nông nghiệp
theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi
thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn
định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập.
Như vậy, có thể quan niện Chính sách CDCC ngành nông nghiệp là công cụ
quản lý gồm tổng thể những quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp của nhà
nước, cơ quan quản lý tác động đến sự chuyển dịch các phân ngành kinh tế nông
nghiệp nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo mục tiêu xác định.
1.2. Vai trò, vị trí, chức năng của chính sách chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp
1.2.1. Vai trò của cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với
các nước đang phát triển. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân,
chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao
năng suất. Để có năng suất hiệu quả, chính phủ cần có những chuyển đổi trong cơ
cấu ngành để phát huy và tăng hiệu quả của những khu vực có thuận lợi trong phát


triển, mang lại năng suất và lợi ích nhiều hơn cho đất nước. Điều đó cũng được thể
hiện qua quá trình phát triển của Việt Nam, như: Kể từ sau Nghị quyết Trung ương
5 (Khóa IX) Đảng ta khẳng định mãnh mẽ vai trò to lớn của kinh tế tập thể trong
nông nghiệp nước ta.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn
ra ngày 07/9/2018 nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại; đồng thời đề
xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho
thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trong 10 năm qua,

nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng và phát triển toàn diện, chất lượng tăng
trưởng ngày càng được cải thiện. Giai đoạn 2008-2017 tốc độ tăng trưởng GDP
ngành đạt 2,66%/năm, giá trị sản xuất tăng 3,9%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2018
GDP nông lâm thủy sản tăng 3,93%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây
[26].
Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp
ngày 09-10/11/2018, Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng cũng đã khẳng định: “Trong
5 năm thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã đem lại nhiều thành quả kết sức
khấn khởi, tạo sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp
và kinh tế ở nông thôn. Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia
tăng, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
hữu cơ được các cấp, ngành, doanh nghiệp và nông dân quan tâm phát triển, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế” [6,9].
Qua quá trình phát triển trên cho tay thấy vai trò quan trọng của cơ cấu
ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế. Nếu có cơ cấu tốt, hợp lý thì
kinh tế sẽ phát triển, đóng góp lớn vào GDP của cả nước, mang lại cuộc sống tốt
hơn cho người dân, người dân có việc làm, có thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong
xã hội.
Cũng như cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là nhân tố cơ bản quyết
định sự tồn tài và phát triển kinh tế của các nước, thì cơ cấu ngành nông nghiệp


cũng đóng vai trò là nhân tố quyết định sự rồn tại và phát triển của ngành nông
nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Một nền kinh tế
nông nghiệp chỉ có thể tăng trưởng và phát triển được khi nó có một cơ cấu kinh tế
ngành hợp lý, tiên tiến, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thời đại. Cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp hợp lý cho phép khai thông, tạo động lực cho việc khai
thác hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và quốc tế.
1.2.2. Vai trò, vị trí của chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, đối với nông nghiệp nói riêng có vai
trò hết sức quan trọng. Quản lý nhà nước về kinh tế đối với nông nghiệp nhằm định
hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội của đất nước; điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nông
nghiệp và giữa nông nghiệp với ngành và lĩnh vực khác; bổ sung những vị trí cần
thiết, nắm giữ những vị trí then chốt của nông nghiệp và kinh tế nông thôn; hỗ trợ
nông nghiệp nông thôn phát triển. [13, tr.13]
Quản lý nhà nước về kinh tế đối với nông nghiệp là sự quản lý mang tính vĩ
mô và được thực hiện thông qua các công cụ như kế hoạch, chiến lược, các chương
trình, dự án và các chính sách. Trong đó các chính sách phát triển nông nghiệp có
vai trò hết sức quan trọng.
Vai trò của chính sách nông nghiệp được biểu hiện cụ thể theo từng giai đoạn
phát triển kinh tế nói chúng, phát triển nông nghiệp nói riêng. Đối với nước ta, từ
một nền kinh tế tự nhiên và trải qua thời gian dài cơ chế bao cấp chuyển sang nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, vai trò của chính
sách cũng được thể hiện rõ trong chính sách phát triển nông nghiệp tác động mạnh
mẽ, tạo ra những điều kiện về đất đai, vốn, khoa học công nghệ và thị trường... để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, đa canh với
những cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Trong bối cảnh hiện nay, chính sách CDCC ngành nông nghiệp đó vai trò rất
quan trọng và có vị trí không thể thiếu được trong những chính sách về nông nghiệp
để chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá


trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
1.2.3. Các chức năng chính của chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp
Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo định
hướng chiến lược, chính sách cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cần hoàn thành 3
chức năng chủ yếu. Chức năng khuyến khích, chức năng hạn chế, chức năng phối

hợp.
Chức năng khuyến khích
Với chức năng này, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho việc củng cố, phát triển các loại hình cơ cấu, các thành
phần, các ngành cũng như các lĩnh vực và vùng kinh tế được ưu tiên phát triển trong
chiến lược bằng các biện pháp kinh tế và phi kinh tế của nhà nước.
Chức năng hạn chế
Với chức năng hạn chế, nhà nước áp dụng các công cụ và giải pháp trong
chính sách chuyển dịch theo hướng không khuyến khích các ngành, các thành phần,
các khu vực cơ cấu để đảm bảo sự cân đối chiến lược. Khi nền kinh tế phát triển quá
“nóng” nhà nước phải thực thi chính sách theo hướng hạn chế tốc độ phát triển của
một số ngành, phân ngành, khu vực,...
Chức năng phối hợp và điều chỉnh
Với chức năng này, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp có nhiệm vụ tạo ra một tổng thể kinh tế nông nghiệp hoạt động có hiệu quả
nhất. Các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và giải pháp được áp dụng
trong chính sách phải tính đến ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chính sách cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp đến các chính sách kinh tế ngành nông nghiệp khác và
các chính sách khác. Chức năng phối hợp và điều chỉnh nhằm khắc phục đến mức
cao nhất những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng
như từng bộ phận chính sách đến tổng thể chính sách kinh tế nông nghiệp cũng như
đến từng bộ phận chính sách kinh tế. Đồng thời, chức năng này cũng tạo ra những
điều kiện tốt nhất cho việc phát huy những ảnh hưởng tích cực đến tổng thể và từng
bộ phận chính sách kinh tế nông nghiệp và chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước.


1.3. Các bộ phận và yêu cầu chủ yếu của chính sách chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghiệp
1.3.1. Các bộ phận chủ yếu của chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Các bộ phận của chính sách CDCC ngành nông nghiệp rất rộng, trong giới hạn

của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến một số bộ phận chủ yếu của chính sách CDCC
phân ngành nông nghiệp, như: phân ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi),
phân ngành lâm nghiệp và phân ngành thủy sản.
1.3.2.1. Chính sách CDCC phân ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
Trồng trọt
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Ở
nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng phân ngành
nông nghiệp. Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho
con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, đảm bảo nguồn thức ăn dồi
dào và vững chắc cho ngành chăn nuôi. Vì vậy, phát triển ngành trồng trọt có ý
nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất
cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương
thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao
đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá như: sản
xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau...
Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trình sản xuất. Các
tiểu ngành các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt chúng phát triển và kết hợp
với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành cơ cấu ngành trồng trọt.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là một nội dung chủ yếu trong chiến lược
phát triển nông nghiệp của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển nhất định
của nền kinh tế với điều kiện kỹ thuật, kinh tế, xã hội và tự nhiên của mỗi nước mà


xây dựng cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt cho phù hợp và hiệu quả. Ở nước ta
ngành trồng trọt đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ phá thế độc canh sản xuất
lương thực, trong đó chủ yếu là lúa nước sang phát triển ngành trồng trọt đa canh

với nhiều nông sản hàng hoá và hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Để xác định cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt hợp lý có thể dựa vào các căn
cứ sau:
- Trước hết phải dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
và chiến lược phát triển nông nghiệp để xây dụng cơ cấu ngành trồng trọt.
- Tiến hành phân tích sự tác động tổng hợp của các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng
chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt như: Nhu cầu của thị trường, nhân tố về điều
kiện tự nhiên, tiến bộ khoa học - công nghệ và khả năng ứng dụng, cơ chế chính
sách của Nhà nước,...
Ở Việt Nam, trong 10 năm, giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt tăng trung
bình 2,9%/năm. Giá trị sản phẩm thu được trên 01 ha đất trồng trọt năm 2017 đạt
90,1 triệu đồng (tăng 14,4 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 46,2 triệu đồng so
với năm 2008). Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt tăng bình quân
8,99%/năm. Hiện có 7 mặt hàng có vị trí xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm gồm: rau
quả, gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, sắn và sản phẩm từ sắn..
Một số những chính sách về trồng trọt được Chính phủ quan tâm:
Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP, ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia.
Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 Phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến
2030.
Quyết định 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/04/2012 phê duyệt Đề án phát triển
ngành Trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu
thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát


triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Chăn nuôi
Sản xuất chăn nuôi với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm
cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Ngành chăn nuôi cung cấp
các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong... nhằm đáp ứng các
nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có
tính qui luật chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm
chăn nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông nghiệp
nói chung. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quí giá
cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Chăn nuôi là ngành
ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống
và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu.
Ngành chăn nuôi bao gồm các tiểu ngành: Chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn,
chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng.
Ở nước ta, ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh trở thành một ngành sản
xuất chính. Ngành chăn nuôi đang chuyển mạnh từ phát triển chăn nuôi tự nhiên với
mục đích lấy sức kéo chuyển sang hướng chăn nuôi công nghiệp thâm cạnh với mục
tiêu lấy thịt - trứng - sữa.
Trong 10 năm qua, giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam tăng
trung bình 5,2%/năm. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2017 đạt 19,4
triệu tấn, gấp 1,7 lần so với năm 2008. Sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng mạnh:
thịt hơi các loại tăng từ 3,295 triệu tấn năm 2008 lên 5,2 triệu tấn năm 2017, bình
quân tăng 4,95%/năm, tăng 69,4% so với năm 2008. Việt Nam đã có nhiều chính
sách được áp dụng như:
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/01/2008
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
Quyết định số 1791/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/10/2011 Về
cơ chế, chính sách hỗ trợ vắc xin tai xanh, vắc xin dịch tả lợn nhằm đẩy mạnh sản
xuất chăn nuôi, bảo đảm đủ nguồn cung ứng thực phẩm và bình ổn giá thị trường.



Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/12/2013 Về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong đó xác
định 19 lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư, trong đó có lĩnh vực chăn nuôi.
Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/09/2014
Về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.
Quyết định số 182/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/02/2019 Ban
hành kế hoạch triển khai thi hành luật trồng trọt, luật chăn nuôi.
1.3.2.2. Chính sách CDCC phân ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là phân ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, bao gồm các hoạt động
gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây
trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường
có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt cho
người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
Trong lâm nghiệp được cơ cấu thành 03 loại đất rừng chính: đất rừng phòng
hộ, đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng.
Đối với Việt Nam, trong 10 năm qua, giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp
tăng trung bình 6%/năm. Phát triển lâm nghiệp đã gắn bó hơn với tạo việc làm,
nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân nhất là người dân tộc thiểu số, xóa đói
giảm nghèo, đã kết hợp tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường, sinh thái. Lợi nhuận
của các hộ gia đình chủ rừng tham gia mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi sản
phẩm tăng thêm từ 25 - 30% (giai đoạn 2013 - 2017).
Thực hiện các chủ trương, chính sách trên cộng với chủ trương tái cơ cấu
lâm nghiệp nên rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn, rừng trồng chuyển theo
hướng đa chức năng và phát triển trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ,
năng suất, chất lượng và giá trị từng loại rừng đã được nâng cao. Một số chính sách
lâm nghiệp được Chính phủ đưa ra như:
Quyết định số 2194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/12/2009



×