TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Theo xu thế chung của đất nước, trong những năm gần đây tỉnh Thanh
Hóa đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, đặc biệt là ngành công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Những năm qua, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương, biện pháp
nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, góp phần gia tăng đáng kể
lượng hàng xuất khẩu, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho hàng
ngàn lao động. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chưa đạt
được kết quả như mong muốn: kim ngạch xuất khẩu còn thấp, hiệu quả chưa
cao, sản xuất còn manh mún… Vì thế, việc làm thế nào để xây dựng chính sách
thương mại đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hiện đang là câu hỏi lớn đang đặt ra
cho các cấp lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Trước yêu cầu bức thiết đó của
tỉnh, tôi lựa chọn đề tài: "Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" làm luận văn thạc sĩ, chuyên
ngành: Quản lý kinh tế.
Luận văn được kết cấu thành 3 chương rõ ràng từ lý luận đến thực tế tác
động của chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Sau đó là hệ thống các giải pháp, đề xuất kiến nghị tới Chính quyền tỉnh, các
cơ quan Nhà Nước dựa trên cơ sở những thành công và hạn chế mà chính
sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang có.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Lê Bá Đạt
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này Em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Cho phép Em được bày tỏ lòng
cám ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Hà Văn Sự người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Lãnh đạo Trường Đại học Thương Mại Hà Nội cùng toàn thể các Thầy
giáo, Cô giáo của Trường đã tận tình giảng dạy, động viên và giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn này.
- UBND tỉnh Thanh Hóa, Cục Thống kê Thanh Hóa, Sở Tài chính Thanh
Hóa, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cùng toàn thể cán bộ, gia đình ở các
xã mà tôi đến tiếp xúc điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu.
Do hạn chế về trình độ và thời gian, Luận văn thạc sỹ này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của
các thầy cô giáo, các anh/ chị đồng môn để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cám ơn !
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2012
Tác giả luận văn
Lê Bá Đạt
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa Error: Reference source
not found
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ so với kim ngạch xuất
khẩu của tỉnh Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2008 - 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2008 - 2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Hệ thống văn bản cơ chế, chính sách về xuất khẩu hàng TCMN của
Nhà nước Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Hệ thống văn bản cơ chế, chính sách về xuất khẩu hàng TCMN trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Đánh giá về chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng
TCMN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Error: Reference source not found
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCMN : Thủ công mỹ nghệ
XK: Xuất khẩu
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
v
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài luận văn
Dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động thương
mại quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đối với mỗi quốc gia, xuất khẩu
đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên sự tăng trưởng cho nền kinh tế, góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân mỗi nước. Vì vậy,
chính sách đẩy mạnh xuất khẩu ra đời nhằm định hướng, khuyến khích, hỗ trợ
hoạt động xuất khẩu nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hướng tới định hình cấu trúc các ngành
hàng phục vụ xuất khẩu, sử dụng các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và
huy động từ các thành viên trong nền kinh tế để tiến hành khuyến khích, hỗ
trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu những ngành hàng có lợi thế so sánh, phù
hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời chính sách đẩy
mạnh xuất khẩu cũng phải tính đến đặc điểm của từng địa phương, tận dụng
được ưu thế của các vùng, miền để phát triển nền sản xuất phục vụ xuất khẩu
thực sự bền vững.
Việt Nam là nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường định hướng
XHCH. Để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam đang thực hiện
mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh
của đất nước như vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú hay
nguồn lao động rẻ. Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển những ngành
kinh tế tận dụng những lợi thế so sánh đó như dệt may, thủy sản, khoáng sản,
thủ công mỹ nghệ (TCMN)…là những ngành kinh tế chủ lực cho xuất khẩu
của nước ta đang là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển
hiện nay thì xuất khẩu khoáng sản đang có xu hướng giảm do hoạt động này
ảnh hưởng lâu dài đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước và ảnh
hưởng đến cảnh quan môi trường. Trong khi đó, những ngành như TCMN
hay dệt may là những ngành chủ yếu dựa vào nguồn lao động rẻ, mặc dù giá
1
trị gia tăng thấp nhưng đây là ngành tạo ra được công ăn việc làm và phù hợp
với trình độ của người lao động, đây chính là bàn đạp để chúng ta đẩy mạnh
quá trình CNH - HĐH. Chính vì vậy trong những năm gần đây chính phủ có
hàng loạt chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so
sánh này để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó, giá trị xuất khẩu
của ngành TCMN những năm qua đã đóng góp xấp xỉ 1,1% trong GDP, mang
lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho ngân sách Nhà nước, giải quyết được việc
làm cho người lao động, chủ yếu là lao động ở nông thôn, giúp gia tăng thu
nhập cho người lao động và góp phần đảm bảo an ninh xã hội ở các địa
phương.
Thanh Hóa là tỉnh có bề dày lịch sử hào hùng, là tỉnh có dân số đông
với 7 dân tộc anh em sinh sống, là nơi có truyền thống văn hóa rất phong phú
và độc đáo, có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất hàng TCMN. Trong
những năm qua, hàng TCMN đã đem lại nhiều lợi ích cho Thanh Hóa, giải
quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương, gia
tăng mức thu nhập cho người lao động và góp phần vào sự phát triển chung
của tỉnh. Hàng năm, giá trị xuất khẩu của ngành TCMN đã đóng góp hơn
1,3% vào GDP của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì xuất khẩu hàng
TCMN của tỉnh còn đứng trước rất nhiều thách thức. Đó là các nhà sản xuất
và xuất khẩu hàng TCMN đang gặp rất nhiều khó khăn như khó khăn về
nguồn nguyên liệu bởi nguồn nguyên liệu trong nước đang có nguy cơ cạn
kiệt, khó khăn trong việc huy động các nguồn lực tài chính để tiến hành sản
xuất các đơn hàng có quy mô lớn, khó khăn về đội ngũ lao động có tay nghề
cao mặc dù nguồn lao động trong tỉnh khá dồi dào…Ngoài ra, thị trường xuất
khẩu hàng TCMN của tỉnh luôn mất ổn định, thiếu bền vững, một số thị
trường đang bị thu hẹp, vấn đề tìm kiếm các thị trường mới của các doanh
nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn, bế tắc. Hơn nữa, ở mỗi thị trường
khác nhau thì yêu cầu về sản phẩm TCMN cũng khác nhau, tuy nhiên các mặt
hàng TCMN của tỉnh chưa đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, các sản phẩm
2
thường không có sự cải tiến theo thời gian, chất lượng sản phẩm còn thấp,
chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng…
Do những hạn chế ở trên nên trong những năm vừa qua, nhiều mặt
hàng TCMN của tỉnh sản xuất ra nhưng tiêu thụ rất khó khăn gây ứ đọng
trong sản xuất, hoặc nếu có tiêu thụ được thì doanh nghiệp phải chấp nhận với
mức giá thấp dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, thu nhập của người
lao động bị giảm rõ rệt và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề xã hội khác như mức
sống dân cư, an ninh trật tự. Chính vì vậy việc hoàn thiện chính sách để đẩy
mạnh được xuất khẩu hàng TCMN nhằm mở rộng hoạt động sản xuất, mở
rộng thị trường, đem lại giá cả cao, lợi nhuận tốt cho các doanh nghiệp, giải
quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động đang là vấn đề
ra cấp thiết đặt ra cho tỉnh.
Trước yêu cầu bức thiết đó của tỉnh, để góp phần vào nghiên cứu để
hoàn thiện chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa, tôi lựa chọn đề tài: "Chính sách thương mại
đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"
làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan :
Trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ nói riêng, những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan
đến hoạt động thương mại, xuất khẩu nói chung, xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ nói riêng từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau đã được công bố:
- Nguyễn Xuân Thiện (2000) với đề tài: "Tiếp tục đổi mới quản lý nhà
nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,
Luận văn đã nghiên cứu hệ thống lý luận về vai trò quản lý của nhà nước về
thương mại ; thực trạng quản lý của nhà nước về hoạt động thương mại trên địa
3
bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản
lý của Nhà nước về hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Vũ Thị Hà (2002) với đề tài: "Khôi phục và phát triển làng nghề ở
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp", Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Dựa trên phương
pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như phỏng vấn điều tra số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh,
luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động các làng nghề ở nông thôn vùng đồng
bằng sông Hồng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các
làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.
- Trần Lê Đoài (2006) với đề tài: "Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2010", Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2006 : Với
phương pháp luận duy vật biện chứng cùng các phương pháp nghiên cứu như
phỏng vấn điều tra, thống kê, so sánh, phân tích – tổng hợp, Luận văn đã đưa ra
hệ thống lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN ; phân tích thực trạng hoạt
động xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đưa ra hệ thống
các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn tỉnh Nam
Định cho giai đoạn 2006 – 2010.
- Bộ Thương mại (2006): "Đề án phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ đến 2010": Từ việc phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN
của Việt Nam còn nhiều hạn chế, đề án đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt
động xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam đến 2010.
- Bộ Thương mại (2006): “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006
– 2010”, đề án đưa ra các giải pháp đứng trên giác độ của nhà nước nhằm
tăng cường hoạt động xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn 2006 - 2010
- Bộ Tài nguyên và Môi trường ( 2013) : “Đề án tổng thể bảo vệ môi
trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, đề án đưa ra các
giải pháp nhằm tăng cường mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường trong quản lý
4
và phát triển các làng nghề trên phạm vi toàn quốc, ngăn chặn việc phát sinh các
làng nghề ô nhiễm môi trường mới, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn một cách bền
vững.
- Cục Thống kê Thanh Hóa (2006): “Báo cáo thực trạng hoạt động của
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến 31/12/2005 và 30/4/2006”.
Báo cáo đã điều tra nghiên cứu thực trạng về quy mô sản xuất, hiệu quả hoạt
động, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tính đến
30/4/2006.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Qua một số công trình nghiên cứu ở trên có thể thấy các tác giả đã
nghiên cứu các vấn đề lý luận về bản chất và vai trò của xuất khẩu hàng hóa
đối với nền kinh tế, về vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động thương
mại hàng hóa, bản chất của xuất khẩu hàng TCMN và một số chính sách liên
quan đến mặt hàng này, đồng thời đưa ra các phân tích chi tiết về thực trạng
xuất khẩu hàng hóa hiện nay nói chung và hàng TCMN nói riêng, từ đó đưa
ra hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng TCMN
cho cả nước nói chung và một số địa phương như Nam Định, nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng(Thái Bình) nói riêng.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu ở trên chỉ nghiên cứu đẩy mạnh
xuất khẩu hàng TCMN ở các góc độ đó là toàn bộ nền kinh tế về hoặc tại một
địa phương cụ thể như là Nam Định hay vùng nông thôn đồng bằng sông
Hồng, đó là những địa phương có đặc thù về kinh tế - xã hội không giống như
là Thanh Hóa. Chính vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài về chính sách
thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của tôi sẽ tập trung vào những
vấn đề này tại tỉnh Thanh Hóa với những tiềm năng và đặc thù khác biệt so
với Nam Định hoặc một số địa phương khác trong cả nước. Do đó việc
nghiên cứu đề tài của tôi là hoàn toàn mới mẻ, đặc biệt được nghiên cứu vào
giai đoạn hiện nay khi mà Thanh Hóa đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
5
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu những
mặt hàng mà tỉnh có lợi thế so sánh và tìm kiếm thị trường hấp dẫn hơn kể từ
khi chúng ta ra nhập WTO từ 2007 đến nay là rất cần thiết.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Hoàn thiện chính sách nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hóa
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, luận văn cần thực hiện các
mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
cấp tỉnh
- Phân tích, đánh giá thực trạng về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
hàng TCMN của tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hóa
*Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các công tác hoạch định và tổ chức thực thi
chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
*Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN của
tỉnh Thanh Hóa nhưng trong đó tập trung vào chính sách đối với mặt hàng,
chính sách đối với thương nhân, chính sách đối với thị trường xuất khẩu
- Về không gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng
TCMN của tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian nghiên cứu:
Thực trạng từ 2008 đến nay, giải pháp từ nay đến năm 2015, tầm nhìn
năm 2020.
6
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện
chứng, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương
pháp phân tích – tổng hợp, thống kê, so sánh trên cơ sở các số liệu thực tế, từ
đó đề xuất các phương hướng giải pháp cho chính sách ở các giai đoạn tiếp
theo.
Luận văn sử dụng kết hợp các số liệu được tham khảo và kế thừa từ các
công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố cùng với các số liệu từ các
sở, ban ngành, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, các văn
kiện của Ban chấp hành Trung Ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh, nguồn số
liệu của Tổng cục Thống Kê và Cục Thống Kê Thanh Hóa.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về chính sách cấp tỉnh nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ của Thanh Hóa hiện nay
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách đẩy mạnh
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015, tầm
nhìn đến năm 2020.
7
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CẤP TỈNH ĐỐI VỚI
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CẤP TỈNH NHẰM
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG TCMN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1.1. Bản chất của chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ
a) Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động ngoại thương nói
chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu góp phần vào sự tăng trưởng
kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Khái niệm xuất khẩu:
Xuất khẩu là việc một nước mang hàng hóa hoặc dịch vụ của mình bán ra
thị trường ngoài nước trên cơ sở dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán.
Trong quan hệ ngoại thương của các nước, xuất khẩu được chia làm
hai loại:
+ Xuất khẩu hàng hóa hữu hình: là xuất khẩu những hàng hóa có hình
thái vật chất, ví dụ: quần áo, giày dép, hàng TCMN
+ Xuất khẩu hàng hóa vô hình: (xuất khẩu dịch vụ) là xuất khẩu
những hàng hóa không có hình thái vật chất, ví dụ: đào tạo sinh viên nước
ngoài tại Việt Nam, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực từ hàng tiêu dùng cho
đến hàng sản xuất công nghiệp, từ máy móc thiết bị cho tới các công nghệ kỹ
thuật cao. Xuất khẩu không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp liên quan
mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả quốc gia.Tuy nhiên khác với hoạt động
thương mại trong nước, xuất khẩu thuộc phạm vi của thương mại quốc tế, do
8
vậy nó chịu sự chi phối và điều khiển của các quy luật vượt ra khỏi phạm vi
biên giới của một quốc gia. Do đó hoạt động xuất khẩu thường phức tạp hơn
nhiều so với các hoạt động thương mại trong nước. Vì vậy, Nhà nước cần có
những chính sách kinh tế phù hợp nhằm định hướng và hỗ trợ cho hoạt động
xuất nhập khẩu.
- Khái niệm chính sách:
Có nhiều quan niệm về phạm trù “chính sách’’ .Theo từ điển giải thích
thuật ngữ hành chính: “ chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể để đạt
được mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực
tế”. Kinh tế gia Richard C. Remy lại cho rằng “ chính sách là phương thức
hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những
vấn đề lặp đi lặp lại”.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chính sách có thể bao gồm chính sách
của Nhà nước – chính sách công và chính sách của doanh nghiệp, cá nhân.
Theo giáo trình Chính sách kinh tế của PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà và PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Huyền đồng chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
thì chính sách công được định nghĩa như sau: “Chính sách là hệ thống các
quan điểm, chủ trương, biện pháp và quản lý được thể chế hóa bằng pháp
luật của Nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước”.
Từ các khái niệm ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng, chính sách là tổng
thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để can thiệp
vào một ngành, một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ nền kinh tế theo những mục
tiêu nhất định, trong những điều kiện thực hiện nhất định và trong một thời
gian xác định.
Như vậy, theo khái niệm chính sách ở trên thì chính sách thương mại là
tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà
nước áp dụng để điều chỉnh hoạt động thương mại trong và ngoài nước ở
những thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội.
9
Chính sách thương mại là một bộ phận của chính sách kinh tế. Vì vậy,
chính sách thương mại phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng phát triển kinh doanh, khai thác
triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời bảo vệ thị trường nội địa, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng đứng vững và vươn lên trong
hoạt động kinh doanh thương mại, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của đời sống xã
hội.
Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu rất cần có một chính sách
giúp định hướng và hỗ trợ vì nếu để hoạt động xuất khẩu tự do không có các
biện pháp thúc đẩy thì hiệu quả sẽ không cao, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều
khó khăn. Bởi vậy việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là rất cần thiết, chính
sách đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ
trợ cho hoạt động xuất khẩu giúp gia tăng lượng hàng xuất khẩu và mang lại
các lợi ích thiết thực cho các thành viên trong nền kinh tế và cho đất nước.
- Khái niệm chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa:
Từ khái niệm về chính sách ở trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm
về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa như sau: Chính sách đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hóa là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các giải pháp
và các công cụ mà Nhà Nước sử dụng để tác động lên hoạt động xuất khẩu
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hướng gia tăng cả số lượng và
chất lượng hàng xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu
cùng một số mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của Nhà Nước
trong một thời gian nhất định.
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa bao gồm những can thiệp của
Nhà nước vào hoạt động xuất khẩu với mục tiêu đem lại các kết quả có lợi
cho hoạt động xuất khẩu của một đất nước như tăng kim ngạch xuất khẩu,
tăng thị phần, đa dạng hóa chủng loại hàng hóa xuất khẩu và mở rộng thị
10
trường xuất khẩu, từ đó gióp phần cải thiện cán cân thương mại của đất nước,
nâng cao thu nhập quốc dân, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo công ăn việc
làm và tăng cường phúc lợi xã hội cho người dân. Đây là chính sách có vai trò
rất quan trọng cho sự phát triển của ngoại thương nói riêng và của đất nước
nói chung.
b) Phân loại chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
* Theo phạm vi, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa gồm:
- Chính sách của nhà nước Trung ương: là chính sách do các cơ quan
nhà nước ở cấp trung ương ban hành như Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban,
ngành; bao gồm hệ thống các văn bản như luật, nghị định, thông tư, quyết
định, chỉ thị. Chính sách này có phạm vi bao trùm toàn bộ nền kinh tế, được
thống nhất trong toàn quốc để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung.
- Chính sách của nhà nước địa phương: là chính sách do các cơ quan
quản lý nhà nước ở địa phương ( UBND cấp tỉnh, huyện nơi diễn ra hoạt động
sản xuất hàng xuất khẩu) ban hành như các quyết định, kế hoạch được đưa
ra nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ở địa phương
Do mỗi địa phương có những đặc thù riêng về kinh tế - xã hội, có lợi thế so
sánh khác nhau về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, vì vậy
mỗi địa phương cần có chính sách riêng để khai thác hiệu quả nhất những lợi
thế so sánh đó.
Theo cách phân loại này, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của
các cơ quan Nhà nước cấp cao có hiệu lực cao nhất, các cơ quan hành chính
cấp thấp hơn theo thứ bậc của mình ban hành các chính sách cụ thể cho phù
hợp với điều kiện của ngành, địa phương nhưng phải trên cơ sở và để thực
hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
* Theo hướng tác động, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa gồm:
- Chính sách mặt hàng: là các chính sách liên quan đến việc xây dựng
và phát triển mặt hàng phục vụ xuất khẩu, bao gồm các hoạt động như khuyến
11
khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng, lựa chọn
ngành nhóm hàng hóa chủ đạo để phục vụ xuất khẩu
- Chính sách đối với thương nhân: là các chính sách có mục đích hỗ trợ
và tạo động lực cho các thương nhân tham gia hoạt động sản xuất và xuất
khẩu, chính sách này bao gồm các nội dung như hỗ trợ về tài chính, tín dụng,
hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thưởng xuất khẩu
- Chính sách thị trường: là các chính sách nhằm mục đích tìm kiếm mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, bao gồm các hoạt động lựa chọn thị trường,
xúc tiến thương mại
* Theo nhóm hàng, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa bao gồm:
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản: là chính
sách do cơ quan Nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu các mặt
hàng nông - lâm - thủy sản thông qua hỗ trợ tín dụng, trợ giá nguyên liệu đầu
vào, hỗ trợ tìm kiếm thị trường
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp: là tổng thể các
mục tiêu, giải pháp, công cụ mà Nhà nước sử dụng nhằm tác động hỗ trợ cho
hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng là sản phẩm công nghiệp như quần áo,
giày dép, vật liệu xây dựng
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ: là chính sách do cơ quan
Nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ xuất khẩu dịch vụ, bao gồm cả hoạt động
xuất khẩu tại chỗ như du lịch, đào tạo
Như vậy, theo các cách phân loại khác nhau sẽ có những chính sách
đẩy mạnh xuất khẩu khác nhau, tuy nhiên ở đây luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu vào 3 chính sách chủ yếu theo hướng tác động là chính sách mặt hàng,
chính sách đối với thương nhân và chính sách thị trường.
c) Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN
Hàng TCMN
Sản xuất hàng TCMN của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên, ngành
này chỉ thực sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, chủ yếu là nhờ
12
tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sự phát triển của ngành TCMN đã đóng
góp đáng kể vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước.
Có thể phân loại hàng TCMN ở Việt Nam thành 10 nhóm hàng, gồm các
nhóm cơ bản dưới đây:
Tre, mây, cói, lá; Gốm; Gỗ; Thêu; Dệt; Kim loại; Giấy thủ công; Các
loại nguyên liệu khác nhau; Tác phẩm nghệ thuật; Khác
Trong 10 nhóm hàng nêu trên, những nhóm hàng chủ yếu, trọng tâm
trong chiến lược xuất khẩu của nước ta hiện nay cần tập trung vào những
nhóm hàng sau:
- Nhóm mặt hàng tre, mây, cói và lá:
Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu như tre,
mây, cói và lá (gồm cả các nguyên liệu như guột, bèo tây, chuối hoặc rơm),
sản xuất ra những đồ dùng trong gia đình. Các sản phẩm được phục vụ cho
mục đích sử dụng và trang trí, sản phẩm rất đa dạng, phục vụ những thị hiếu
khác nhau của khách hàng bao gồm bàn ghế, giỏ xách, chiếu, thảm Nguyên
liệu sản xuất các mặt hàng này chủ yếu có sẵn tại các địa phương. Tuy nhiên,
các nguyên liệu thô dồi dào trước kia ngày càng trở nên khan hiếm, do đó gần
đây chúng ta phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như tre từ Trung
Quốc và mây từ Lào, Campuchia và In-đô-nê-xi-a.
- Nhóm mặt hàng thêu ren và các sản phẩm dệt:
Các sản phẩm thêu ren bằng tay hầu hết là khăn trải bàn, quần áo, váy,
túi, khăn và những vật dụng sử dụng thông thường khác. Trước kia, những
sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Đông Âu nhưng ngày
nay, thị trường xuất khẩu đã mở rộng sang nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Pháp, Italia.
Sản phẩm dệt với nguyên liệu sử dụng phổ biến là lụa, cotton, len và
sợi lanh. Sản phẩm dệt nhìn chung không đa dạng và hầu hết thành phẩm có
13
giá trị gia tăng thấp. Sản phẩm từ lụa và cotton là các nguồn thu nhập chính.
Khăn tay làm từ cotton, sản phẩm dùng trong nhà tắm và nhà bếp làm từ các
nguyên liệu dệt khác là một số những sản phẩm dệt có tiềm năng xuất khẩu
cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên liệu cotton thô đều phải nhập khẩu.
Do những khó khăn về nguồn nguyên liệu thô, các nhà sản xuất phải sử dụng
các nguyên liệu thô nhập khẩu giá rẻ, điều này sẽ làm giảm chất lượng các sản
phẩm.
Nhóm khác gồm những sản phẩm của các dân tộc thiểu số sống ở các
khu vực miền núi sử dụng các khung cửi và một số nguyên liệu đặc biệt và
nhuộm màu tự nhiên. Đối với các sản phẩm dệt và các sản phẩm của người
thiểu số định hướng để xuất khẩu, điều vô cùng quan trọng quyết định đến
thành công là sự sẵn có của nguyên liệu thô chất lượng cao, cải thiện chất
lượng và phát triển thị trường.
- Nhóm mặt hàng sản phẩm đá quý và kim loại:
Bao gồm các vật phẩm dùng để trang trí và sản phẩm quà tặng làm từ
kim loại như tượng nhỏ (tượng phật, tượng người, động vật), đồ trang sức,
chuông, chiêng và khung tranh và một số dụng cụ trong nhà khác. Trong số
những sản phẩm này, các vật dụng như đồ mạ bạc, đồ đồng chế tác và đồ đúc
bằng đồng thiếc được xuất khẩu. Gần đây, sản phẩm chế tác đồng đã tăng
mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt do sự kết hợp giữa sản phẩm đồng chế
tác với các nguyên liệu tự nhiên khác như mây, bèo tây và các nguyên liệu
khác. Trên cơ sở kết hợp nguyên liệu này, có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm
đa dạng trong thời điểm hiện nay.
Nguyên liệu sử dụng để sản xuất nhóm hàng này gồm đá rắn (chủ yếu
được sử dụng đối với các sản phẩm truyền thống như hình ảnh về phật, hình
ảnh động vật truyền thống, các cột kiến trúc trang trí, lồng cầu thang ), đá
mềm và đá trắng (có thể được nhuộm thành nhiều màu khác nhau, có thể
tương thích với nhiều thiết kế đa dạng). Những sản phẩm từ đá xuất cho EU,
14
Hoa Kỳ và Canađa gồm có tượng và các vật dụng trong vườn. Xu hướng sử
dụng đá mềm đang có xu hướng tăng lên. Các nhà mua hàng nước ngoài
thường thích những thiết kế đơn giản và chưa hoàn thiện trên các sản phẩm đá
thủ công.
- Nhóm mặt hàng gỗ mỹ nghệ:
Hầu hết hoạt động sản xuất đồ dùng làm từ gỗ tập trung ở các tỉnh khu
vực phía Bắc của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định,
Hà Tây, trong khi đó thì ngành chế biến gỗ công nghiệp lại chủ yếu tập trung
ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Nguyên liệu cho sản xuất nhóm hàng
này được lấy từ các tỉnh miền Trung ( chủ yếu là Nam Trung Bộ) và miền
Nam, cũng có thể được nhập khẩu từ một số nước lân cận như Lào, Mianma,
Campuchia và Indonesia Các nhóm sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ yếu tập
trung vào sản phẩm bàn ghế và đồ bếp, khung tranh, khung ảnh, khung
gương Một số các sản phẩm thủ công đồ gỗ đòi hỏi sự tinh xảo như tượng,
gỗ chạm khảm đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt phục vụ cho các thị
trường châu á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ rất khác nhau, mang nét đặc trưng
của làng nghề và thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của con người, do vậy
mỗi làng nghề đều hướng tới những thị trường riêng. Vì vậy, sự thăng trầm
trong thị trường tiêu thụ của các làng nghề cũng phụ thuộc vào sự thăng trầm
của từng thị trường đó.
Đặc điểm của chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN
Hiện nay, chưa có 1 cuốn từ điển, hay một học giả nào trên thế giới
đưa ra khái niệm “chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN” mà khái
niệm này chỉ được rút ra từ các khái niệm chung về chính sách.
Từ khái niệm về chính sách ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Chính
sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN là tổng thể các quan điểm, các chuẩn
mực, các giải pháp và các công cụ mà Nhà Nước sử dụng để tác động lên
15
hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
TCMN để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn nhất định.
Đây là một trong những chính sách có vị trí quan trọng đối với sự phát
triển của các địa phương trong cả nước, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội
của nhiều địa phương. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN góp phần tăng
nguồn thu ngoại tệ, cải thiện việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống và
mang lại nhiều lợi ích khác.
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN mang đầy đủ những đặc
điểm của chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa như:
- Chủ thể ban hành chính sách là các cơ quan Nhà nước hoặc người
đứng đầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các cơ quan Nhà nước
từ Trung ương đến địa phương (Quốc hội, Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ,
các Bộ, ban ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp).
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN sẽ bao gồm nhiều quyết
định có liên quan lẫn nhau, mang tính hệ thống, ổn định và phù hợp với quan
điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và phù hợp với đặc điểm kinh
tế - xã hội của từng địa phương. Các quyết định này bao gồm các văn bản quy
phạm pháp luật, được ban hành phù hợp với hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà Nước, đồng thời phù hợp các hiệp định mà Việt Nam đã ký
kết hoặc tham gia liên quan đến hoạt động xuất khẩu, phù hợp với luật pháp
và thông lệ quốc tế .
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN tập trung giải quyết một
hoặc một số vấn đề về đẩy mạnh xuất khẩu đang đặt ra trong đời sống kinh tế
- xã hội theo những mục tiêu xác định mà tỉnh đề ra trong từng giai đoạn như
mục tiêu tăng trưởng, thu nhập hay giải quyết viêc làm cho lao động nông
thôn.
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN không chỉ liên quan đến
hoạt động sản xuất hàng TCMN trong phạm vi địa phương mà còn liên quan
16
các yếu tố mang tính chất quốc tế, đó là hệ thống luật pháp và thông lệ quốc
tế, các hiệp ước, hiệp định mà Việt Nam tham gia trong quan các hệ hợp tác
kinh tế song phương và đa phương, liên quan đến việc sử dụng các đồng tiền
mạnh làm phương tiện thanh toán, tình hình thị trường xuất khẩu hàng TCMN
trên thế giới
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN hướng đến việc xây
dựng các phương thức xuất khẩu đa dạng, đó có thể là xuất khẩu trực tiếp,
xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu tại chỗ. Việc lựa chọn các
phương án xuất khẩu cụ thể tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại hàng
TCMN, từng doang nghiệp sản xuất và từng thị trường cụ thể.
Ngoài những đặc điểm của chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
nói chung ở trên thì chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN có những
đặc điểm đặc thù sau:
- Là chính sách được Nhà nước ưu tiên để giải quyết việc làm cho
người lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, tạo nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, phù hợp với điều kiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở
nước ta hiện nay – khi mà trình độ nền kinh tế còn chưa đạt đến mức xuất
khẩu dịch vụ hay những mặt hàng chất lượng cao.
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN giúp khai thác lợi thế so
sánh của đất nước như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý
thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là các giá trị truyền thống văn hóa
lâu đời của từng dân tộc, từng địa phương khác nhau được kết tinh trong từng
sản phẩm tạo ra nét độc đáo cho sản phẩm TCMN của Việt Nam. Mặt khác,
ngành sản xuất TCMN chủ yếu được thực hiện tại các làng nghề, các hộ gia
đình, do đó chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN phù hợp điều kiện,
trình độ xã hội hóa của địa phương.
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN ngoài việc tạo ra công
ăn việc làm còn có ý nghĩa giải quyết vấn đề an ninh xã hội, nâng cao đời
17
sống nhân dân. Ngành sản xuất này thường sử dụng lao động thủ công, trình
độ lao động thấp, lao động chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn với thời
gian nhàn rỗi khá nhiều, do đó khi giải quyết được vấn đề việc làm cho người
lao động thì vấn đề an ninh xã hội cũng sẽ được đảm bảo.
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN được xem xét trên cả 3
giác độ là kinh tế - xã hội – môi trường để tạo ra sự phát triển bền vững. Đặc
thù của ngành sản xuất TCMN là có khả năng gây ô nhiễm lớn cho môi
trường, do đó song song với hiệu quả kinh tế thì vấn đề bảo vệ môi trường
phải được đặc biệt chú ý.
1.1.2. Vai trò của chính sách cấp tỉnh đối với đẩy mạnh xuất khẩu hàng
TCMN ở nước ta hiện nay
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN cấp tỉnh có những vai trò cơ
bản sau:
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN giúp định hướng cho
hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh
Đây là một công cụ quan trọng góp phần định hướng hành vi của các
chủ thể kinh tế - xã hội trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN để
cùng đạt được những mục tiêu chung của địa phương và của đất nước. Chính
sách này giúp định hướng trong việc huy động, phân bổ các nguồn lực phục
vụ sản xuất hàng TCMN hiệu quả đồng thời định hướng thị trường đầu ra cho
các sản phẩm TCMN của địa phương. Chính sách này cũng tạo ra những ưu
tiên cho những ngành TCMN có giá trị hoặc thị trường lớn, những ngành sản
xuất hàng TCMN có nhiều tiềm năng trên địa bàn tỉnh. Bằng cách đó, chính
sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN hướng suy nghĩ và hành động của các
thành viên liên quan vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển chung của
tỉnh.
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN giúp điều tiết các hoạt
động liên quan xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh theo các mục tiêu đề ra
18
Vì bất kỳ chính sách kinh tế nào được Nhà Nước ban ra cũng đều nhằm
giải quyết các vấn đề bức xúc phát sinh trong đời sống kinh tế, điều tiết những
sự mất cân đối và hành vi không phù hợp. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
hàng TCMN giúp điều tiết hoạt động xuất khẩu ngành hàng TCMN của tỉnh
theo các mục tiêu đề ra, tránh tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phi tập
trung, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thua thiệt lợi ích cho các thành
viên liên quan. Chính vì vậy, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMn góp
phần điều tiết các hoạt động liên quan xuất khẩu hàng TCMN, mang lại lợi
ích lớn nhất cho các chủ thể kinh tế xã hội trong tỉnh.
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu giúp tạo tiền đề và khuyến khích cho
sự phát triển hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh
Thông thường, các chính sách kinh tế có vai trò tạo tiền đề cho sự phát
triển bằng cách đi tiên phong trong các lĩnh vực mới, đòi hỏi đầu tư lớn và có
độ mạo hiểm cao. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN thực hiện vai
trò tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu đặc biệt là đối với các mặt hàng mới,
các thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, EU khi
mà nhà sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn từ khâu nguyên liệu đầu vào, sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm Chính quyền tỉnh có thể thực hiện hỗ trợ thông
qua việc cung cấp nguồn kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, trợ
giá
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN giúp khai thác lợi thế so
sánh của địa phương, tạo ra nguồn thu ngân sách cho địa phương. Lợi thế so
sánh ở đây chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động
dồi dào đặc biệt là lao động nông thôn, truyền thống văn hóa lâu đời Đẩy
mạnh xuất khẩu hàng TCMN góp phần khai thác triệt để lợi thế so sánh của
địa phương, phù hợp với lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế.
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN giúp tạo ra việc làm và
góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội
19
Quá trình sản xuất hàng TCMN thường diễn ra tại các làng nghề hoặc
các cơ sở sản xuất đặt tại vùng nông thôn, người lao động thường có mức thu
nhập thấp và thời gian nhàn rỗi nhiều. Do đó khi thực hiện đẩy mạnh xuất
khẩu hàng TCMN sẽ góp phần giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn
dỗi , góp phần gia tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Kèm theo
đó khi người lao động có việc làm, có thu nhập thì các hành vi trái pháp luật
sẽ giảm, vấn đề an ninh xã hội theo đó cũng đươc đảm bảo, các vấn đề tệ nạn
xã hội sẽ có xu hướng giảm.
- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN giúp tạo ra nguồn thu
để thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đối với các địa
phương, thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN giúp gia tăng nguồn
ngoại tệ cho ngân sách của địa phương để có thêm nguồn lực để phục vụ quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của địa phương nói riêng và của đất nước
nói chung.
1.2. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA VIỆC HOẠCH ĐỊNH VÀ TỔ
CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH CẤP TỈNH NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU HÀNG TCMN
1.2.1. Chu trình chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN được xem xét như là một
quá trình gồm nhiều hoạt động liên tục theo thời gian, từ khi phát hiện vấn đề
chính sách cho đến khi vấn đề được giải quyết thông qua các công cụ giải
pháp mà Nhà nước sử dụng để can thiệp vào hoạt động xuất khẩu hàng
TCMN. Có thể coi chu trình chính sách gồm hai giai đoạn lớn là hoạch định
chính sách và tổ chức thực thi chính sách ( bao gồm các giai đoạn tổ chức các
hình thái cơ cấu, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra sự thực hiện). Cụ thể các giai
đoạn được thực hiện như sau:
a) Hoạch định chính sách
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu trình chính sách, bao gồm quá trình xác
định các vấn đề, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm thực hiện các
20