Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tổ chức Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.41 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI THỊ HỒNG

TỔ CHỨC CƠ QUAN ĐIỀU TRA CỦA
CÔNG AN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TIẾN SỸ NGUYỄN NGỌC HÀ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu,

dẫn chứng thực tiễn trong luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực, có
nguồn trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu luận văn không có sự trùng lặp với
bất kì công trình nghiên c ứu khoa học nào đã được nghiệm thu, công bố./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Thị Hồng



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức Cơ quan điều tra của

Công an nhân dân
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tổ chức Cơ quan điều tra của
Công an nhân dân
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc tổ chức Cơ quan điều tra của
Công an nhân dân
1.3. Cơ sở chính trị, pháp lý về kiện toàn tổ chức Cơ quan điều tra

của Công an nhân dân
Chương 2: Thực trạng tổ chức cơ quan điều tra của Công an nhân

dân theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
2.1. Tổ chức cơ quan điều tra của Công an nhân dân trước năm 2015
2.2. Tổ chức cơ quan điều tra của Công an nhân dân theo pháp luật tố
tụng hình sự hiện hành
Chương 3: Dự báo và giải pháp kiện toàn tổ chức cơ quan điều tra

của Công an nhân dân trong thời gian tới
3.1. Dự báo yếu tố tác động đến tổ chức Cơ quan điều tra của Công
an nhân dân trong thời gian tới
3.2. Giải pháp kiện toàn tổ chức Cơ quan điều tra của Công an nhân
trong thời gian tới

1
7


7

15

22

26
26
32

57

57

62

KẾT LUẬN

69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ANQG:


An ninh quốc gia

ANĐT:

An ninh điều tra

BLHS:

Bộ luật Hình sự

CAND:

Công an nhân dân

CQĐT:

Cơ quan điều tra

CSĐT:

Cảnh sát điều tra

ĐTV:

Điều tra viên

TTHS:

Tố tụng hình sự


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

VKS:

Viện kiểm sát


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong mô hình TTHS Việt Nam hiện nay, Cơ quan điều tra (CQĐT)
của Công an nhân dân (CAND) là một trong số các cơ quan tiến hành tố tụng
hình sự (TTHS), được áp dụng các biện pháp do Bộ luật TTHS quy định, tiến
hành điều tra tất cả các tội phạm xảy ra theo thẩm quyền để xác định sự thật
vụ án, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội, xác định và lập hồ sơ, đề nghị
truy tố người thực hiện tội phạm, yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan áp dụng
các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Kết quả hoạt động điều tra của CQĐT
của CAND là cơ sở để truy tố, xét xử vụ án hình sự, có ý nghĩa quyết định
đến tiến trình TTHS, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã quan tâm công tác
xây dựng tổ chức bộ máy CQĐT của CAND đảm bảo hoạt động hiệu lực,
hiệu quả. Thực hiện Luật Tổ chức CQĐT hình sự năm 2015, tổ chức CQĐT
đã theo hướng tập trung, thống nhất, chuyên sâu, chuyên trách trong CAND
đối với các loại tội phạm cụ thể; tạo cơ chế huy động được đầu đủ và nhanh
nhất lực lượng, phương tiện khi có yêu cầu điều tra vụ án . Đồng thời, mô hình
tổ chức CQĐT hiện nay đã huy động được nhiều lực lượng tham gia vào hoạt

động điều tra, CQĐT của CAND đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía
VKS, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm
ngư và một số cơ quan khác trong CAND, Quân đội nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thực hiện kiện toàn Tổ chức CQĐT của CAND theo mô hình Bộ luật

TTHS 2015 và Luật Tổ chức CQĐT hình sự năm 2015, tổ chức CQĐT bước
đầu đã có sự phân công, phân cấp, phân quyền điều tra tương đối rõ ràng. Tuy
nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp và diễn biến ngày càng phức tạp khó

1


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full.rar






















×