Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

nghe nuoi ca tham khao thui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.33 KB, 5 trang )

Tuần , tiết
Ngày soạn
Bài 28: THỰC HÀNH: LẬP KẾ HOẠCH NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 Học sinh biết được: Căn cứ vào ao hồ cụ thể như diện tích, độ sâu, nguồn nước, chất
nước, các điều kiện vật tư có được như thức ăn phân bón, giống cá, nơi tiêu thụ… để
chọn đối tượng cá nuôi chính phụ.
 Làm được các công việc chuẩn bị cho ao trước khi nuôi: chuẩn bị ao nuôi, dọn ao, tu
sửa bờ ao, đáy ao, tẩy ao, phơi ao, chuẩn bị phân bón lót, lấy nước vào ao…
 Kiên trì, chịu khó theo dõi công việc, chú ý quan sát các công việc cần làm, ghi chép
chu đáo và mạnh dạn để đạt ý kiến.
 Thực hiện đúng qui trình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:.
• Chọn đối tượng cá nuôi chính cho việc lập kế hoạch.
• Ao nuôi cá đã được chuẩn bị (tát dọn, tẩy vôi, bón lót phân, tháo nước cho lên màu)
• Cá giống các loại để nuôi trong ao.
• Phân bón cho ao nuôi trong thời gian nuôi.
• Vôi bón bổ sung cho ao.
• Thức ăn tinh dùng cho quá trình nuôi.
• Các công cụ lao động, máy bơm nước cho ao khi cần thiết.
• Chia nhóm HS để mỗi nhóm chọn một đối tượng nuôi chính.
Học sinh :
• Chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
• Kẻ sẵn các mẫu biểu cần theo dõi, có thể tự lập thêm các mẫu biểu khi cần thiết
• Sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan đến nuôi cá ao nước tĩnh.
• Liên hệ với thực tế ở địa phương để biết cách chọn đối tượng cá nuôi.
• Giấy, bút, máy tính để tính toán khi lập kế hoạch.
• Kế hoạch phải được ghi vào sổ theo dõi để thực hành tiếp các nội dung tiếp theo.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 1p


2. Kiểm tra bài cũ: (9p)
Nhận xét buổi thực hành trước nhắc nhở học sinh khắc phục trong buổi thực hành hôm nay.
3. Quy trình thực hành:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
Bản kế hoạch nuôi cá cần phải có đầy đủ các nội dung sau:
1. Tính diện tích ao và thể tích khối nước thực tế trong ao ( cần làm tròn).
2. Xác định khả năng cung cấp thức ăn, phân bón cho ao để chọn đối tương nuôi
thích hợp.
3. Xác định mục tiêu năng suất cần đạt căn cứ vào thời gian nuôi, kích thước cá thả,
và các biện pháp kĩ thuật kèm theo.
4. Chọn đối tượng nuôi chính, phụ.
5. Xác định nguồn cá giống để mua, lập kế hoạch chi phí chi tiết.
6. Các công việc phải làm và chuẩn bị chi tiết như sau:
- Ao nuôi cá đã được chuẩn bị( tát dọn, tẩy vôi, phơi đáy, bón lót phân, tháo nước
cho lên màu).
- Cá giống các loại để nuôi trong ao.
- Phân bón cho ao trong thời gian nuôi.
- Thức ăn tinh dùng cho quá trình nuôi.
- Các công cụ lao động, máy bơm nước cho ao khi cần thiết.
Hoạt động 2 : Chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi và số lượng cá thả(3tiết)
- Mỗi nhóm lập kế hoạch cho một diện tích ao và đối tượng nuôi cụ thể.
Khi chọn đối tượng nuôi cần lưu ý vấn đề sau:
- Diện tích ao và độ sâu: Ao to, nên nuôi ghép nhiều loài; ao nhỏ diện tích trên dưới
100m
2
chì nên nuôi cá rô phi hoặc cá trê lai.
- Căn cứ vào nguồn thức ăn, phân bón: Khi có nguồn phân bón đầy đủu ( phân
chuồng, phân xanh) nên chọn nuôi các loài cá ăn tảo phù du là chính ( mè, trôi, rô
phi), nếu có thêm lượng thức ăn tinh bổ sung thì có thể tăng tỉ lệ cá trôi, chép là
những loài có giá trị kinh tế cao hơn. Nếu có nguồn thức ăn xanh đầy đủ, dễ kiếm

thì nên chọn đối tượng nuôi chính là cá trắm cỏ.
- Chọn mật độ: Ao nuôi có diện tích lớn, sâu có thể thả mật độ cao hơn ao nhỏ,
nông: loài cá có kích thước nhỏ( rô phi) có thể thả mật độ cao hơn loài có kích
thước ( trắm cỏ, mè, trôi). Kích thước cá giống nhỏ thả mật độ cao hơn cá giống
lớn ( trừ tỉ lệ hao hụt). Mật độ chỉ nên thả từ 1-2 con/m
2
hoặc theo m
2
nước đối
với ao sâu.
- Sau khi chọn đối tượng nuôi chính, phụ, căn cứ vào diện tích ao tính toán cho số
lượng cá thả từng loài.
- Số lượng cá thả cho ao có diện tích ao x (m
2)
độ

sâu trung bình H (m)
- Thể tích khối nước trong ao:….m
2
- Đối tượng nuôi chính: cá……thả ngày…….tháng……năm……
Các loài
cá thả
Mật độ
(con/m
2
)
Tỉ lệ
(%)
Cỡ cá
(cm)

Tổng
số (kg)
Tổng
số (kg)
Đơn
giá
Thành
tiền
Trôi Ấn
Mrigal
Trắm Cỏ
Mè trắng
Mè hoa
Chép
Tổng số
Để cách tính mang tính thực tiễn, các em có thể tính theo ví dụ sau:
- Số lượng cá thả cho ao có diện tích 768m
2
, độ sâu trung bình 1.5m, thể tích khối
nước trong ao là: 768m
2
x 1.5 m= 1152m
2
.
- Đối tượng cá nuôi chính : Cá mè trắng, mật độ thả 1.2 con/m
2
tương ứng 1,25 m
3
/
con. Số cá thả theo tính toán là 921,6 con, quy tròn là 922 con, được phân chia

theo tỉ lệ như bảng kê dưới đây.
Cá thả ngày ... tháng....năm....
Các loài
cá thả
Tỉ lệ
(%)
Cỡ

(cm)
Số cá theo tính
toán (con)
Số cá thả thực tế
( con)
Tổng số
(kg)
Đơn giá Thành
tiền
Trôi Ấn 15 138,3 139
Mrigal 10 92,2 92
Rô phi 0
Trắm
Cỏ
3 27,7 28

trắng
60 553,2 553
Mè hoa 5 46,1 46
Chép 7 64,54 65
Tổng số 100 922 923 con
Ghi chú: Sau khi tính riêng từng loài cá, số cá làm tròn là 923 con. Cỡ cá, tổng khối

lượng cá thả phải tham khảo giá cả tại địa phương. Nếu người bán tính toán cá giống
theo kg thì cũng phải qui ra số cá thể cần thả, không được tính số kg mà không biết số
lượng cá thả
Hoạt động 3: Tính toán lượng thức ăn phân bón cho ao nuôi( kế hoạch về thời
gian, khối lượng ), dự kiến kích cỡ cá khi thu hoạch và năng suất cần đạt(3 tiết)
Số lượng phân chuồng bón cho ao có diện tích X(m
2
) độ sâu trung bình H(m), thể tích
khối nước trong ao:….m
3
.
Đối tượng nuôi chính: cá ……thả…..ngày…..tháng…..năm
( Phân xanh, phân vô cơ, thức ăn tinh, hay thức ăn xanh, vôi cũng lập bảng tương tự cho
từng loại)
Tháng Số lần bón Khối lượng 1 lần bón
( tạ)
Tổng số ( tạ) Ghi chú
1 4 5 20 Chú ý nhắc nhở học
sinh: con số ví dụ
không có ý nghĩa
tham khảo
2 5 4 20
3 6 5 30
4 6 5 30
5 6 5 30
6 6 5 30
7 6 5 30
8 5 5 25
9 5 5 25
10 5 5 25

11 5 5 25
Cộng 290
Chú ý: Lượng phân bón cho ao tính theo thời tiết, không được tính theo độ lớn của cá, vì
nếu bón theo độ lớn của cá sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Khi bón phải chú ý theo dõi màu
nước ao.
Dự trù kết quả thu hoạch cá ao diện tích X (m
2
) vào tháng….
(Thời gian nuôi từ tháng ….đến tháng…..)
Các loài
cá thả
Số
lượng
(con)
Khối
lượng
khi thả
(kg/con)
Tỉ lệ
sống
(%)
Số
lượng
(con)
Khối
lượng
khi thu
(kg/con)
Tổng
khối

lượng
(kg)
Ghi
chú
(*)
Trôi Ấn 200 0.2 90 180 0.8 144
Mrigal
Trắm Cỏ
Mè trắng
Mè hoa
Chép
Tổng số
- Loài cá thả nhiều tỉ lệ hao hụt cao hơn loài cá thả ít; cá giống nhỏ hao hụt nhiều
hơn cá giống lớn; thả cá tỉ lệ sống có thể đạt 80-90%; ao chuẩn bị tốt, cá giống
nhỏ, chăm sóc tốt tỉ lệ sống có thể đạt trên 70%.
- Khi dự kiến khối lượng cá khi thu hoạch cần lưu ý đến tốc độ sinh trưởng của
từng loài, nên tham khảo kinh nghiệm của những người từng nuôi cá tại địa
phương.
- Chú ý cá thu hoạch trước đây có thể nhỏ do thả dày, khi dự kiến cỡ cá thu hoạch
cần xem lại phần đặc điểm sinh học loài cá.
Hoạt động 4: Các nhóm bảo vệ kế hoạch trước lớp dưới sự hướng dẫn của GV,
chọn kế hoạch hợp lí có tính toán khả thi để thực hiện (6t)
Một số gợi ý cho học sinh làm bài và đánh giá kết quả thực hành:
- Tính diện tích ao, độ sâu, để tính thể tích khối nước.
- Xác định nguồn nước cấp cho ao thuận lợi, khó khăn như thế nào.
- Xác định nguồn thức ăn, phân bón chủ yếu hoặc có sẵn để chọn đối tượng nuôi
phù hợp.
- Dự kiến năng suất cần đạt và kích thước cá khi thu hoạch.
- Tính toán lượng cá giống cần thả cho từng loại, kích thước.
- Thức ăn: Căn cứ vào diện tích ao, đối tượng nuôi, năng suất cần đạt để dự kiến

nguồn phân bón cung cấp cho ao: phân chuồng, phân xanh, phân vô cơ, vôi bột,
thức ăn tinh…
- Lập biểu mẫu dự kiến hạch toán thu, chi sơ bộ.
- Tính toán chi phí cho 1 kg cá tăng trọng.
Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá
- Mỗi nhóm HS lập một kế hoạch nuôi khác nhau về đối tượng nuôi, năng suất dự
kiến, mỗi HS trong nhóm căn cứ vào kế hoạch của nhóm để thực hiện một công
việc tính toán cụ thể, bảo vệ ý kiến trước lớp.
- GV kiểm tra các kế hoạch sản xuất của các nhóm, chọnkế hoạch hợp lí nhất để
thực hiện và dùng làm tài liệu cho năm sau.
- Kết quả thực hiện sau 1 năm của từng nhóm xây dựng kế hoạch có năng suất cao,
nếu xây dựng kế hoạch năng suất thấp thì dễ đạt, không coi là điển hình.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá chung kết quả thực hành của lớp.
4. Rút kinh nghiệm (1p)
- Nhận xét buổi thực hành: chuẩn bị của học sinh, quá trình thực hành, kết quả thực hành
- Chuẩn bị bài thực hành tu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×