Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN PLANET BẾN TRE ĐỂ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA NGƯỜI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.86 KB, 59 trang )

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Planet
Bến Tre để học ngoại ngữ của người học” là công trình nghiên cứu của tôi, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Nguyễn Văn Tiến. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong các
công trình nghiên cứu nào khác.
TP. HCM, ngày ….. tháng …… năm 2019
Tác giả

iv


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế - Luật đã truyền
đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường và Trung tâm ngoại ngữ
Planet Bến Tre đã tạo điều kiện cho tôi cập nhật thông tin, số liệu và khảo sát trong
thời gian làm Luận văn này.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là gia
đình và người thân, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................v


MỤC LỤC ..........................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ..................................................................... viii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .....1
1.1. Giới thiệu tính cấp thiết của nghiên cứu ...................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ..............................................2
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước...............................................................................2
1.2.2. Nghiên cứu trong nước ...............................................................................3
1.3. Tổng quan thực tế vấn đề nghiên cứu........................................................8
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................9
1.5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................9
1.6. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................9
1.6.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................9
1.6.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................10
1.7. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................10
1.8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...............................................10
1.8.1. Ý nghĩa lý luận .........................................................................................10
1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................10
1.9. Kết cấu đề tài..............................................................................................11
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ...................................................................................11
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ
XUẤT ............................................................................................................................12
vi


2.1. Các thuyết về động cơ học ngoại ngữ ......................................................12
2.1.1. Động cơ học tập ........................................................................................12
2.1.2. Thuyết về động cơ học tập của Robert Gardner .......................................12
2.1.3. Thuyết về động cơ học tập của Dõrnyei ...................................................13
2.1.4. Thuyết về động cơ học ngoại ngữ của Crookes và Schmidt ....................14

2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi ngƣời tiêu dùng.............................................15
2.2.1. Khái niệm cơ bản ......................................................................................15
2.2.2. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng .......................................................15
2.3. Lý thuyết lựa chọn và quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ ........17
2.3.1. Lý thuyết lựa chọn trung tâm ngoại ngữ ..................................................17
2.3.2. Quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ ................................................17
2.4. Các mô hình nghiên cứu liên quan...........................................................18
2.4.1. Mô hình tổng quát của David W. Chapman .............................................18
2.4.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường của nhóm
tác giả Nguyễn Minh Hà................................................................................................19
2.4.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn TTNN của sinh viên
Trường Đại học Nha Trang của tác giả Đoàn Thị Huế .................................................21
2.4.4. Mô hình lý thuyết lựa chọn trường đại học của Nguyễn Thị Kim Chi ....23
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết của đề tài ......................24
2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................24
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................25
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...................................................................................26
CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ...............................27
3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................27
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................27
vii


3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................27
3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và kích thƣớc mẫu ..................................29
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................29
3.2.2. Kích thước mẫu ........................................................................................29
3.4. Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................29
3.4. Một số phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ...........30
3.4.1. Thống kê mô tả .........................................................................................30

3.4.2. Kiểm định hệ số Cronbach‟s Alpha ..........................................................30
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ............30
3.4.4. Phân tích hệ số tương quan Pearson - r (Pearson Correlation Coefficient)
.......................................................................................................................................31
3.4.5. Phân tích hồi quy đa biến .........................................................................31
3.4.6. Phân tích phương sai (ANOVA) ..............................................................32
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ...................................................................................32
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................33
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu...............................................................................33
4.1.1. Giới tính .................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Trình độ học vấn ....................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Độ tuổi ...................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha.........33
4.2.1. Kết quả phân tích thang đo “Địa điểm TTNN”Error!

Bookmark

not

defined.
4.2.3. Kết quả phân tích thang đo “Chương trình đào tạo”Error!

Bookmark

not defined.
4.2.4. Kết quả phân tích thang đo “Chất lượng đào tạo”Error! Bookmark not
defined.
viii



4.2.5. Kết quả phân tích thang đo “Đội ngũ giáo viên”Error! Bookmark not
defined.
4.2.6. Kết quả phân tích thang đo “Mức học phí”Error!

Bookmark

not

defined.
4.2.7. Kết quả phân tích thang đo “Cơ sở vật chất”Error!

Bookmark

not

Bookmark

not

Bookmark

not

defined.
4.2.8. Kết quả phân tích thang đo “Thương hiệu”Error!
defined.
4.2.9. Kết quả phân tích thang đo “Gợi ý/Tư vấn”Error!
defined.
4.2.10. Kết quả phân tích thang đo “Quyết định cá nhân”Error! Bookmark not
defined.

4.2.11. Kết quả phân tích thang đo “Nhân khẩu học”Error!

Bookmark

not

defined.
4.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) .......33
4.3.1. Phân tích nhân tố với các biến độc lập ..... Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Thang đo phụ thuộc .................................. Error! Bookmark not defined.
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy .......................33
4.4.1 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ................ Error! Bookmark not defined.
4.4.2 Phân tích hệ số tương quan Pearson (r) ..... Error! Bookmark not defined.
4.4.3. Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình và kiểm định lý thuyết......... Error!
Bookmark not defined.
4.5. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn TTNN của ngƣời học theo
đặc điểm nhân khẩu học ................................................. Error! Bookmark not defined.
4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính” .. Error! Bookmark not defined.
4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo “Năm học” .. Error! Bookmark not defined.

ix


4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo “Trình độ học vấn”Error! Bookmark not
defined.
4.6. Đánh giá mức độ quyết định chọn TTNN của ngƣời học tại Planet Bến
Tre .................................................................................................................................33
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ...................................................................................33
CHƢƠNG 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................34
5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ....................................................................34

5.2. Một số hàm ý cho Trung tâm ngoại ngữ Planet Bến Tre.......................36
5.3. Hạn chế và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................................40
5.3.1. Hạn chế của đề tài .....................................................................................40
5.3.2. Định hướng cho nghiên cứu tiếp theo ......................................................41
TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ............................................................................................. 41
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 42
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 44
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 49

PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM..........................................49
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ................49
PHỤ LỤC 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’ALPHA....................49
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA .......49
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
TUYẾN TÍNH BỘ .......................................................................................................49
PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ..............................................49
PHỤ LỤC 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA ............................................49
PHỤ LỤC 8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC TIÊU
CHÍ TRONG ................................................................................................................49

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTNN

Trung tâm ngoại ngữ

Plannet Bến Tre


Trung tâm ngoại ngữ Planet Bến Tre

TTNN

Trung tâm ngoại ngữ

vii


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

viii


CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu tính cấp thiết của nghiên cứu
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa cho thấy ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là lợi
thế cho những ai muốn trở thành công dân toàn cầu. Chẳng hạn như: chúng ta sẽ có nhiều
cơ hội tìm kiếm việc làm, bổ sung thêm vốn kiến thức văn hóa nhân loại, mở rộng tầm nhìn
ra thế giới và tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật…Bến Tre được tạo bởi 3 dãy cù lao
(Bảo, Minh, An Hóa), là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long,Tây Nam Bộ
Việt Nam. Trước đây nơi này là một ốc đảo, bốn bề sông nước, hạ tầng giao thông rất kém,
khó khăn trong việc kết nối, liên kết giao thương trong và ngoài nước. Kinh tế thuần nông,
qui mô nhỏ lẻ, tự phát cho nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Từ khi 3 cây cầu
Rạch Miễu, Hàm Luông và Cổ Chiên được hoàn thành, đã phá vỡ thế biệt lập của tỉnh, kèm
theo đó là sự hình thành của các khu công nghiệp, các công ty lớn, nhỏ có vốn đầu tư từ
nước ngoài. Bên cạnh yêu cầu về nguồn lực lao động có trình độ cao thì yêu cầu về nguồn
lực có kỹ năng ngoại ngữ cũng không kém phần quan trọng. Với xu thế đó, ủy ban nhân dân
tỉnh Bến Tre đã cho phép, khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo ngoại ngữ đóng tại
địa bàn tỉnh nhằm trang bị những kỹ năng ngoại ngữ - chủ yếu là tiếng Anh để mọi người

có thể giao lưu, làm việc, học tập, kinh doanh…với cộng đồng quốc tế sử dụng ngôn ngữ
Anh trong thởi đại toàn cầu hóa hiện nay. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu người học, nhiều
trung tâm ngoại ngữ đã ra đời. Tuy nhiên với phần lượng tăng lên rõ rệt như vậy nhưng
phần chất còn là một câu hỏi lớn mà rất nhiều người học băn khoăn làm sao chọn cho mình
một nơi học tập phù hợp nhất với kỳ vọng là sẽ có một vốn ngoại ngữ tốt nhất làm hành
trang bước vào đời sau khi tốt nghiệp ra trường.
Hệ thống trường Anh ngữ Planet được thành lập vào tháng 3 năm 2009, có trụ sở chính
tại Quận 9, Tp.HCM không những là địa chỉ học tiếng Anh quen thuộc, uy tín mà còn là nơi
được nhiều người học, phụ huynh tìm đến bởi sự uy tín về chất lượng cũng như tâm huyết
trong đào tạo. Planet là thương hiệu được Vinh danh trong Top 100 “Thương hiệu tiêu biểu
Châu Á – Thái Bình Dương năm 2017″ và là đối tác chiến lược của tập đoàn giáo dục Đại
1


Trường Phát về giáo trình dạy và học, áp dụng phương pháp giáo dục hàng đầu tại Việt
Nam. Trong hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trung tâm ngoại ngữ Planet đã có những
đóng góp hiệu quả trong công tác đào tạo ngoại ngữ, tổ chức dạy học, trang bị kiến thức, kỹ
năng và trình độ ngoại ngữ cho người học là người học tự do, học sinh, người học các
trường tiểu học, trung học, phổ thông, trung cấp, cao đẳng đóng trên địa bàn Thành Phố
Bến Tre. Trung tâm ngoại ngữ Planet Bến Tre được thành lập vào ngày 4 tháng 9 năm
2017, đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao trình độ học vấn cho người học và học sinh,
công chức, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ yêu cầu phát triển tại tỉnh Bến
Tre. Trên thực tế các học viên luôn băn khoăn làm sao chọn cho mình một nơi học tập phù
hợp nhất với kỳ vọng là sẽ có một vốn ngoại ngữ tốt nhất làm hành trang bước vào đời sau
khi tốt nghiệp ra trường. Vậy đâu là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người học tại
Thành Phố Bến Tre mà họ đã dựa vào đó để chọn cho mình một nơi học ngoại ngữ phù hợp
và hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi đó, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: „„Các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Planet Bến Tre để học ngoại ngữ của người học” làm
luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của David W. Chapman (1981) công bố công trình nghiên cứu mang tầm
phổ quát: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh” đã kết
luận rằng: đặc điểm và các ảnh hưởng bên ngoài là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường của học sinh. Trong đó, đặc điểm cố định của trường đại học như học phí,
vị trí địa lý hay các chương trình hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá cũng như nỗ
lực giao tiếp của trường đại học với học sinh là những yếu tố có ảnh hưởng.
Mô hình nghiên cứu của Daivid W. Chapman (1981), Hanson và Litten (1982) đã kết
luận: các yếu tố về thuộc tính cá nhân, môi trường, chính sách cộng đồng, hoạt động của
trường đại học có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trường của học sinh.

2


Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton (2004) đã khảo sát 384 thanh thiếu niên (bao
gồm 174 nam và 174 nữ) trong độ tuổi từ 14 đến 18. Κết quả nghiên cứu cho thấy rằng: cả
nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc
gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Giáo viên có thể xác định
những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại
khoá, tham gia lao động hướng nghiệp hoặc tham quan những cơ sở sản xuất. Trong khi đó
phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất
định cho sự lựa chọn nghề nghiệp. Sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn
bè…cũng góp phần ảnh hưởng đến quyết định này.
Nghiên cứu của Christine Joy Tan (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường
tại Philipine” kết luận rằng: cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, sự an toàn, chương trình
học tập là ba nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn trường của học sinh. Ngoài
ra, tác giả cũng cho rằng sự tác động của cha mẹ có ảnh hưởng lớn hơn bạn bè và nhân viên
tư vấn trong quá trình chọn trường học của học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu phát triển mô hình của David W. Chapman (1981) và
Nurlida (2009) ở khía cạnh khác, Joseph Kee Ming Sia (2010) đã chứng minh rằng yếu tố

danh tiếng, cơ sở vật chất và những hỗ trợ về tài chính có tác động mạnh đến quyết định
chọn trường Đại học của học sinh. Ngoài ra tác giả cũng dẫn giải ra rằng sự hài lòng về
thông tin cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Nghiên cứu của Andriani Kusumawati (2010) đã chỉ ra rằng: Chi phí; danh tiếng;
trường gần nhà; cơ hội nghề nghiệp trong tương lai là năm nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến quyết định chọn trường của học sinh. Trong đó, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai là
một trong các nhân tố quan trọng nhất. Tuy vậy giới hạn của nghiên cứu là chưa mở rộng
phạm vi nghiên cứu mà mới chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là học sinh tại các
trường công lập và ở những vùng kinh tế phát triển ở Indonesia.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Lưu Nguyễn Quốc Hưng (2017), “Nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ trên địa bàn thành
phố Cần Thơ trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 51c: 73


12. Tác giả đã đánh giá nhu cầu học tập ngoại ngữ là bước tiên ý nhằm giúp đưa ra các
quyết định liên quan đến việc xác định mục tiêu, hay nội dung chương trình giảng dạy, giáo
trình, tài liệu, phương pháp giảng dạy và đánh giá. Bài viết trình bày kết quả khảo sát nhu
cầu học ngoại ngữ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nhằm cung cấp thông tin dự báo các xu
thế phát triển của việc học và sử dụng ngoại ngữ trong bối cảnh vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và thành phố Cần Thơ đang hội nhập sâu rộng trong khu vực và quốc tế.
Nghiên cứu thực hiện đã khái quát thực trạng và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ trên địa bàn
thành phố Cần Thơ trong bối cảnh hội nhập. Nhìn chung, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh,
được xác định là quan trọng trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Đối với các cơ sở đào tạo
ngoại ngữ, cần phải có một chương trình giảng dạy ổn định, thống nhất xuyên suốt các bậc
học do các chuyên gia đầu ngành biên soạn dựa trên những cơ sở khoa học nhất về dạy và
học ngoại ngữ. Chương trình cần giảm khối lượng kiến thức lý thuyết, tăng khối lượng thực
hành và phải đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp. Cần dạy
những kiến thức người học và xã hội cần chứ không phải dạy cái gì sẵn có. Phương pháp
dạy và học ngoại ngữ cần phải đổi mới nhiều hơn theo hướng nâng cao thực hành, tăng
cường rèn luyện các kỹ năng giao tiếp. Các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và ứng dụng kỹ

thuật vào giảng dạy như bảng tương tác cũng là khuynh hướng phổ biến trong giảng dạy
ngoại ngữ. Giáo viên đóng vai trò then chốt trong tiến trình đổi mới và nâng cao hiệu quả
giảng dạy. Bên cạnh việc đổi mới chương trình, tài liệu, phương pháp, phương tiện dạy và
học, cần chú ý tuyển chọn và đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ đủ năng lực chuyên môn.
Nguyễn Thị Kim Chi (2018), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học - Trường hợp Hà Nội”, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã xác định và đo lường được các yếu tố chính ảnh hưởng
tới quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT trong bối cảnh Việt Nam hiện
nay mới mô hình nghiên cứu gồm 07 yếu tố vừa có tính kế thừa, vừa có tính mới (cảm nhận
về chi phí, cảm nhận về chương trình học, cảm nhận về cơ sở vật chất và nguồn lực, danh
tiếng trường, thông tin học sinh nhận được từ trường đại học, lời khuyên của người khác,
chuẩn mực chủ quan) góp phần hoàn thiện hơn cơ sở lý luận trong nghiên cứu về quyết
4


định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông (THPT). Kết quả nghiên
cứu của luận án kết luận 04 yếu tố ảnh hưởng tích cực theo thứ tự là (1) danh tiếng trường
đại học (2) cảm nhận về chương trình học, (3) cảm nhận về chi phí, (4) chuẩn mực chủ
quan. Danh tiếng trường đại học có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn trường đại
học của học sinh THPT và tác động với nhóm học sinh có học lực khá giỏi mạnh hơn là
nhóm học lực yếu, kém. Chuẩn mực chủ quan có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn
trường đại học của học sinh THPT và tác động đối với nhóm học sinh có học lực yếu, kém
mạnh hơn là nhóm học lực giỏi, khá.
Theo Hoàng Văn Vân (2008), “Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng
Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ
24 (2008) 22-37. Hai câu hỏi được tác giả đặt ra để nghiên cứu là (1) “Chất lượng đào tạo
tiếng Anh không chuyên ở ĐHQGHN có thực sự thấp kém không?” và (2) “Những nguyên
nhân nào gây ra sự thấp kém trong đào tạo tiếng Anh không chuyên ở ĐHQGHN?” nhằm
phân tích, giải thích tại sao chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia
Hà Nội (ĐHQGHN) vẫn còn thấp kém và những nguyên nhân gây ra chất lượng thấp trong

môn học này. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã chứng minh rằng nhận định cảm tính
của một số người cho rằng chất lượng đào tạo môn tiếng Anh không chuyên còn thấp không
phải là nhận định không có căn cứ và chỉ ra một số nguyên nhân gây ra sự yếu kém trong
chất lượng đào tạo môn tiếng Anh không chuyên ở ĐHQGHN như thời lượng người học
được học tiếng Anh trước khi vào học đại học khác nhau, tiếng Anh không phải là môn thi
tuyển đầu vào, chất lượng đầu vào không đồng đều nhưng không được phân loại để dạy
theo nhóm trình độ, chưa có mục đích môn học và các mục tiêu cho từng giai đoạn học tập
và từng cấp học, giáo trình chưa được biên soạn một cách có hệ thống, lớp học chưa đạt
chuẩn, số người học trong một lớp học tiếng Anh đông, phương tiện hỗ trợ dạy học còn
thiếu, môi trường chưa khuyến khích người học thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh, giáo
viên chưa được đào tạo để dạy tiếng Anh không chuyên và tiếng Anh chuyên ngành, chưa
xử lí đúng mối quan hệ giữa mục đích, động cơ, nhu cầu và mong muốn học tiếng Anh của
người học, học tiếng Anh chưa có nhiều liên hệ với phát triển và nâng cao kiến thức chuyên
5


môn của người học, và thiếu cơ chế khuyến khích dạy-học chuyên môn bằng tiếng Anh.
Những nguyên nhân này có liên hệ với nhiều khía cạnh của quá trình dạy học: nhu cầu xã
hội, nhu cầu nghề nghiệp, nhu cầu cá nhân, trang thiết bị, tổ chức dạy hoc, v.v.v..Trên cơ sở
của những thực trạng đã thảo luận ở trên, để có thể nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh
không chuyên ở ĐHQGHN, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị sau đây: Triển khai xây
dựng một chương trình tiếng Anh không chuyên tổng thể ở ĐHQGHN; Xây dựng chương
trình, tổ chức biên soạn các giáo trình, và xây dựng chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh đầu
ra chung cho từng giai đoạn, từng cấp học; Xây dựng môi trường song ngữ trong học thuật;
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo
viên tiếng Anh; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực tiếng Anh cho
giáo viên các khoa chuyên môn; Có kế hoạch đầu tư xây dựng các lớp học ngoại ngữ chuẩn,
có chất lượng âm thanh tốt, bổ sung trang thiết bị và những phương tiện hỗ trợ dạy học
tiếng Anh, tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh; Thành lập hoặc chỉ định một đơn vị
chịu trách nhiệm xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng một ngân hàng đề thi chuẩn phục vụ cho

việc kiểm tra chất lượng tiếng Anh đầu vào….
Lưu Hớn Vũ (2017), “Động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai - Tiếng Trung Quốc của
người học ngành ngôn ngữ anh, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí
Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 2 (2017) 146-154. Bài viết sử dụng phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi, lưu khảo sát động cơ học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng Trung Quốc của
người học ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Kết quả
khảo sát cho thấy, người học có động cơ học tập tương đối tích cực. Trong ba phạm vi động
cơ học tập, động cơ học tập của người học trên phạm vi môi trường học tập là cao nhất, kế
đến là động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ và trên phạm vi người học. Trong mối quan
hệ giữa thành tích và động cơ học tập, động cơ xuất phát từ niềm đam mê ngôn ngữ và văn
hoá Trung Quốc là yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của người học. Trong ba phạm
vi: ngôn ngữ, người học và môi trường học tập, động cơ học tập trên phạm vi môi trường
học tập là mạnh nhất, kế đến là động cơ học tập trên phạm vi ngôn ngữ và phạm vi người
học.
6


Theo Nguyễn Lân Trung (2015), “Nhận thức về người học và phương pháp học ngoại
ngữ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước
ngoài, Tập 31, Số 1 (2015) 1-16. Tác giả nêu ra quan điểm về quá trình dạy học ngoại ngữ
thường đặt trọng tâm vào người thầy và phương pháp giảng dạy trước đây và có sự đối với
quan điểm lấy người học và việc học làm trung tâm chiếm vai trò chủ đạo từ những năm
cuối thế kỉ 20 đến nay, khi và rõ ràng đã đạt hiệu quả cao hơn, trọng tâm phải chuyển sang
người học và phương pháp học nhằm tạo lập và phát triển tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của người học, đáp ứng nhu cầu của chính họ và giúp họ trở thành người học tập suốt đời.
Nghiên cứu này khái lược những nhận thức chung về việc dạy-học ngoại ngữ, giải đáp một
số vấn đề cơ bản như những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến người học, người học cần có
những điều kiện gì và phẩm chất nào. Phần tiếp theo của bài viết tổng kết những nhận thức
về người học và phương pháp học ngoại ngữ trong các phương pháp và đường hướng dạyhọc ngoại ngữ từ trước tới nay, ví dụ như phương pháp truyền thống, nghe-nhìn, đường
hướng giao tiếp và quan điểm hành động, cùng với những nguyên tắc cơ bản theo các cách

tiếp cận khác nhau này. Qua đó, bài viết nhấn mạnh những yêu cầu cần thiết phải đổi mới
phương thức tiếp cận nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong đào tạo ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu
thực tiễn trong thế kỉ 21.
Nguyễn Quang Thuấn (2017), “Nghiên cứu khoa học và đào tạo ngoại ngữ trong các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục,
Tập 33, Số 3 (2017) 42-53. Nghiên cứu này có mục đích mô tả tình hình nghiên cứu khoa
học và giảng dạy ngoại ngữ trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu tiến
hành điều tra bằng bảng hỏi với 488 giảng viên ngoại ngữ của 201 trường đại học và cao
đẳng chuyên ngữ và không chuyên ngữ, cùng một loạt cuộc phỏng vấn trực tiếp. Kết quả
nghiên cứu đã phác họa một bức tranh tổng thể về đào tạo và nghiên cứu khoa học liên quan
tới giáo dục ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. Nhìn chung, kết quả
của nghiên cứu này đã cho phép chúng tôi phác họa một bức tranh tổng thể về đào tạo và
nghiên cứu khoa học liên quan đến giáo dục ngoại ngữ trong các trường đại học chuyên ngữ
và không chuyên ngữ ở Việt Nam. Nghiên cứu này là một trong số rất ít các nghiên cứu dạy
7


và nghiên cứu về ngoại ngữ trên một phạm vi lớn và kết quả nghiên cứu đã mô tả một cách
khái quát các bình diện về giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho phép chúng ta hiểu hơn
tình hình dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học ở Viêt Nam. Các kết quả của
nghiên cứu chắc chắn sẽ có đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ ở
Việt Nam. Nghiên cứu này cũng sẽ góp phần vào thúc đẩy và phát triển các nghiên cứu của
các lĩnh vực liên quan. Đồng thời, nó cũng mở ra những suy nghĩ, tìm tòi mới. Sẽ là thú vị
nếu các nhà nghiên cứu làm lại nghiên cứu hay đề tài này, nhưng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác.
1.3. Tổng quan thực tế vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu ngoài nước đã tìm ra được những yếu tố căn bản mang tính phổ quát
(David W. Chapman, 1981; Hanson và Litten, 1982) hay các nghiên cứu đã cụ thể phát
triển các yếu tố trong mô hình tổng quát đó để nghiên cứu cụ thể hóa yếu tố ảnh hướng đến
việc lựa chọn trường, ngành nghề (Bromley H. Kniveton, 2004; Mei Tang et al., 2008;

Christine Joy Tan, 2009; Joseph Kee Ming Sia, 2010; Andriani Kusumawati, 2010). Còn
các nghiên cứu trong nước cũng đã kế thừa và vận dụng các mô hình nghiên cứu thế giới
vào thực tiễn để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường, lựa chọn
nghề của học sinh, sinh viên tại Việt Nam như Lưu Nguyễn Quốc Hưng (2017), Phùng Văn
Đệ (2012), Huỳnh Xuân Nhựt và Lê Thị Thu Liễu (2016), Nguyễn Thị Kim Chi (2018),
Hoàng Văn Vân (2008), Lưu Hớn Vũ (2017), Theo Nguyễn Lân Trung (2015), Nguyễn
Quang Thuấn (2017)...
Đây là một thuận lợi cho nghiên cứu hiện tại của tác giả trong việc xây dựng mô hình
nghiên cứu bao gồm các yếu tố tổng quát, mặc dù vậy các nghiên cứu hiện tại là các công
trình nghiên cứu có liên quan đến việc hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề chuyên môn và
chưa có một nghiên cứu hay khảo sát nào liên quan đến lựa chọn một trung tâm ngoại ngữ
không gắn liền với trường đại học dành người học cũng như chưa có đề tài nghiên cứu về
trung tâm Planet Bến Tre, đây là một trung tâm ngoại ngữ với nhiều đặc trưng riêng: Thứ
nhất, trung tâm hoạt động tại một tỉnh sông nước thuộc miền Tây, nơi các trung tâm ngoại
ngữ chưa phát triển. Thứ hai, đặc trưng nhân sự tại một trung tâm thuộc miền Tây cũng có
8


nhiều đặc trưng riêng (lực lượng lao động chính di chuyển đến các thành phố lớn, nơi có
nhiều cơ hội việc làm hơn). Từ hai điểm này, tạo nên tính đặc trưng của đề tài. Đó là lý do
cần được xây dựng và nghiên cứu một cách có hệ thống các biến quan sát ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của học sinh, sinh viên nói riêng và người học nói
chung.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Planet
Bến Tre để học ngoại ngữ của người học.
 Đối tượng khảo sát của đề tài: các người học đang theo học tại Trung tâm ngoại ngữ
Planet trên địa bàn Thành Phố Bến Tre tính đến tháng 7/2019.
1.5. Phạm vi nghiên cứu



Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tập trung khảo sát những người học đang

theo học tại Trung tâm ngoại ngữ Planet tại Thành Phố Bến Tre và kết hợp xem xét bài học
kinh nghiệm tại các Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm đào tạo khác tại khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long.


Thời gian nghiên cứu: trong khoảng 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2019
1.6. Mục tiêu nghiên cứu
1.6.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Planet Bến Tre để học ngoại ngữ nhằm tìm ra các giải
pháp và đưa ra các hàm ý quản trị để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp Ban lãnh
đạo trung tâm ngoại ngữ Planet Bến Tre có thể xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với
nhu cầu thiết thực của người học, tạo được danh tiếng, thương hiệu, tăng khả năng cạnh
tranh, để đề xuất các chính sách, biện pháp, chiến lược nhằm giúp Planet Bến Tre thu hút
người học.

9


1.6.2. Mục tiêu cụ thể


Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại Planet Bến Tre

để học ngoại ngữ của người học.



Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung

tâm ngoại Planet Bến Tre để học ngoại ngữ của người học.


Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm thu hút người hoc đến với trung tâm đào tạo ngoại

ngữ Planet Bến Tre.
1.7. Câu hỏi nghiên cứu


Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn cho mình một nơi học ngoại ngữ phù hợp

và hiệu quả?


Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đã ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm

ngoại Planet Bến Tre để học ngoại ngữ của người học như thế nào?


Đề xuất các hàm ý quản trị gì để hướng người học chọn Planet Bến Tre học ngoai

ngữ?
1.8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
1.8.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần như một tài liệu tham khảo cơ sở lý thuyết về sự lựa chọn trung tâm
ngoại ngữ của người học cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý lĩnh vực giáo dục, các
nhà hoạch định chiến lược và người học ngoại ngữ tại Việt Nam khi nghiên cứu tiếp theo về

lĩnh vực này.
1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn


Cung cấp một nguồn thông tin toàn diện, tổng hợp và đáng tin cậy cho hoạt động

quản lý giáo dục của trung tâm ngoại ngữ Planet Bến Tre.


Kết quả nghiên cứu giúp trung tâm ngoại ngữ xác định được các yếu tố ảnh hưởng

đến sự lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của người học, đồng thời thấy được mức độ quan
trọng từ thấp tới cao của các yếu tố để đưa ra các quyết định chiến lược, thay đổi nội dung,
10


chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của người học, từ đó nâng cao lợi thế cạnh
tranh của trung tâm ngoại ngữ Planet Bến Tre.


Ngoài ra, những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu là cơ sở cho việc

hoàn thiện và triển khai hoạt động nghiên cứu về động cơ chọn nơi đào tạo ngoại ngữ của
người học trong những nghiên cứu sau này.
1.9. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, lời cam đoan, lời cảm ơn, các danh mục, phụ lục, đề tài bao gồm 5
chương với kết cấu và nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. Mở đầu
Chương 2. Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chương này giới thiệu tính cấp thiết của đề tài nhằm đề cập đến tầm quan trọng của
việc học ngoại ngữ đối với giới trẻ nhất là thế hệ sinh viên hiện nay, đồng thời đưa mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề
tài.

11


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT
2.1. Các thuyết về động cơ học ngoại ngữ
2.1.1. Khái niệm về động cơ học tập
Động cơ là nền tảng cơ bản của hiệu quả lao động và học tập; tập hợp của các yếu tố phi
lí thúc đẩy con người bao gồm “Những mong muốn, nhu cầu, tình cảm, cảm xúc đam mê,
mối quan tâm, niềm tin, các giá trị sống, ảo ảnh, sự tưởng tượng, khát vọng, thói quen, thái
độ, ý kiến,…có thể gây sức ép đủ lớn để hướng người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó và
việc thỏa mãn nhu cầu làm giảm đi sự căng thẳng”. (Kleinbeck 2009).
Động cơ học tập là sự sẵn sàng đầu tư thời gian, sức lực và các tiềm lực khác của con
người trong một khoảng thời gian dài để đạt được một mục đích đã đặt ra trước của bản
thân bao gồm rất nhiều nhân tố khác nhau (Willis J.Edmondson, 1997). Động cơ học tập
bao gồm 4 nhân tố chính: mục tiêu đề ra; nỗ lực học tập của bản thân; mong muốn đạt được
mục tiêu đã đề ra và thái độ đúng đắn với hành vi của con người (Gardner, 1985). Mặt khác,
động cơ học tập là động cơ để quyết định cho việc tham gia và tiếp tục việc học tập (Uwe
Wilkesmann, Heike Fischer & Alfredo Virgillito).
2.1.2. Thuyết về động cơ học tập của Robert Gardner
Nghiên cứu của Gardner và các cộng sự đầu những năm 70 đã đưa ra công thức
Attitude/Motivàtion Test Battery (AMTB) để đo động cơ học ngoại ngữ, thái độ và yếu tố
sợ học ngoại ngữ tiến hành nghiên cứu ở một nhóm học sinh học tiếng Pháp từ lớp 7 đến

lớp 11 tại Canada (tiếng mẹ đẻ của các học sinh này là Tiếng Anh) và nhiều nơi khác như ở
London, Orantio và ở bảy vùng khác của Canada ở năm lĩnh vực sau đây:
Thái độ đối với việc học: gồm có thái độ/ quan điểm của học sinh đối với thầy cô giáo
và đối với nhóm bạn học.

12


Sự gắn bó (Integrativität): gồm có: sự định hướng gắn bó để trở thành thành viên một
nhóm hay một tổ chức nào đó, mối quan tâm đến việc học ngoại ngữ và thái độ đối với
nhóm người sử dụng ngôn ngữ đích.
Động cơ học tập được đánh giá qua những nhân tố sau: Tăng cường thúc đẩy động cơ
học tập; Mong muốn học ngoại ngữ; Quan điểm/ thái độ đối với quá trình học ngoại ngữ.
Sự định hướng mang tính phương tiện.
Sợ học ngoại ngữ được thể hiện qua những trường hợp sau đây: Sợ sử dụng ngoại ngữ
trong lớp học; Sợ sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống hàng ngày.
2.1.3. Thuyết về động cơ học tập của Dõrnyei
Trong thuyết về động cơ học tập Dõrnyei nổi bật lên ba phạm vi chính:
Phạm vi về ngôn ngữ
Bao gồm các giá trị về văn hóa, ngôn ngữ và giá trị về ngữ dụng học cũng như thái độ
của người học đối với ngôn ngữ và văn hóa đích. Ví dụ, người học sẽ có ấn tượng tốt về
ngôn ngữ đích, nếu họ thường xuyên có cơ hội xem phim hay chương trình truyền hình
bằng chính ngôn ngữ đó, thiết lập mối quan hệ tiếp xúc với người bản xứ, hay tham gia vào
các chương trình trao đổi văn hóa...
Phạm vi người học
Bao gồm những yếu tố mang tính cá nhân mà người học tự phát triển trong quá trình
học tập. Hai nhân tố chính góp phần vào thành công của người học đó là mong muốn đạt
được thành công và sự tự tin vào chính khả năng của bản thân mình.
Về môi trường học tập
Môi trường học tập gắn với các mô típ đặc trưng cho những khía cạnh khác nhau của

việc học ngoại ngữ trong lớp học. Môi trường học tập bao gồm ba thành phần chính sau
đây:
Yếu tố khóa học có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập như chương trình giảng dạy, tài
liệu và phương pháp giảng dạy, nhiệm vụ của người học.
Yếu tố đặc trưng của giáo viên đề cập đến tính cách cũng như phong cách giảng dạy và
hành vi cư xử của giáo viên trong lớp học.
13


Yếu tố đặc trưng cho nhóm học: thể hiện sự hợp tác trong nhóm và sự hiểu biết thông
qua các hoạt động trong giờ học.
2.1.4. Thuyết về động cơ học ngoại ngữ của Crookes và Schmidt
Crookes và Schmidt (1991), công trình nghiên cứu về động cơ học tập mở ra một kỷ
nguyên mới trong việc nghiên cứu động cợ học tập trong lĩnh vực giảng dạy và học tập
ngoại ngữ. Mối tương quan giữa động cơ học tập và việc học ngoại ngữ được phân tích qua
bốn khía cạnh sau đây:
Schmidt cho rằng sư tập trung của người học vào nội dung học tập chính là điều kiện
chính cho việc học ngoại ngữ;
Phạm vi tình huống giảng dạy trong giờ học bao gồm kỹ thuật và những hoạt động được
giáo viên và học viên thực hiện trong giờ học giáo viên tăng cường chất lượng nội dung
giảng dạy;
Phạm vi về chương trình giảng dạy: Giáo viên soạn thảo chương trình giảng dạy dựa
trên cơ sở của nhu cầu người học, thảo luận với đồng nghiệp về việc lựa chọn các tài liệu
giảng dạy và về những điểm mạnh và điểm yếu của tài liệu đã được đưa vào sử dụng trong
giờ học;
Phạm vi ngoài giờ học đề cập đến môi trường ngoài lớp, nơi mà sinh viên có thể sử
dụng tốt những kiến thức ngôn ngữ đã lĩnh hội được.
Trong cơ chế thị trường như hiện nay, người ta đã mạnh dạn thay đổi quan điểm về giáo
dục, coi học sinh cũng như “khách hàng”, nhà trường giống như một “doanh nghiệp” cung
cấp các “dịch vụ giáo dục”. Để “doanh nghiệp” tồn tại và phát triển thì phải coi “khách

hàng là thượng đế” vì không có “khách hàng” thì cũng không có “doanh nghiệp”. Từ quan
điểm đó nên chúng ta phải xem xét cả đến yếu tố hành vi người tiêu dùng để làm cơ sở lý
thuyết cho đề tài này.

14


2.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi ngƣời tiêu dùng
2.2.1. Khái niệm cơ bản
Khái niệm người tiêu dùng: Là người mua sắm hàng hóa dịch vụ để phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng cá nhân hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt.
Khái niệm hành vi tiêu dùng: Là quá trình khởi xướng từ cảm xúc, mong muốn sở hữu
sản phẩm và dịch vụ, cảm xúc này biến thành nhu cầu, con người truy tìm các thông tin sơ
cấp ý thức có sẵn, kinh nghiệm học từ người khác, logic vấn đề…để thỏa mãn nhu cầu.
Khái niệm nghiên cứu hành vi người tiêu dùng: Là quá trình đi tìm câu trả lời cho các
câu hỏi: người tiêu dùng mua sản phẩm bằng cách nào? Họ mua sản phẩm gì? Hành vi tiêu
dùng của khách hàng bị chi phối ở những mức độ khác nhau bởi các yếu tố: văn hoá, xã hội,
hoàn cảnh cá nhân và các yếu tố thuộc về tâm lý…(Hoyer, 2007).
2.2.2. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Ivan P. Pavlow (1923), Edward L.Thorndike (1925), B.F.Skinner (1930) đã hình thành
nên lý thuyết hành vi về con người với các nghiên cứu: phản ứng có điều kiện (Conditioned
Reflexes), luật tác động (Law of Effect) trên cơ sở phát triển luật tác động của Thorndike
với các nghiên cứu về phần thưởng và sự trừng phạt. Đặt nền móng cho ngành hành vi học
phát triển và là phương pháp luận chủ yếu cho nhiều ngành khoa học khác nhau như y học,
hành vi tổ chức, hành vi xã hội, hành vi mua sắm cá nhân cũng như tổ chức cho đến ngày
nay. Philip Kotler (2001) đánh giá hành vi tiêu dùng của khách hàng như là một nhiệm vụ
quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong quy trình ra quyết định về chiến lược tiếp thị của các
doanh nghiệp. Các nhà làm công tác tiếp thị muốn tìm hiểu các kích thích tác động đến các
đáp ứng như thế nào cần thực hiện hai vấn đề: Thứ nhất, các đặc điểm của khách hàng sẽ
tác động đến việc họ sẽ nhận thức và đáp ứng như thế nào với các kích thích; Thứ hai, tiến

trình ra quyết định mua hàng sẽ tác động lên hành vi của khách hàng.
Năm 2005, Philip Kotler đã đưa ra một mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
người tiêu dùng gồm có: yếu tố văn hóa, yếu tố tâm lý, yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân.

15


×