Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kế hoạch dạy học Tuân thủ an toàn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 15 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề: TUÂN THỦ QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG (lớp 3)
(Thời lượng: 2 tiết)
I.

MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất chủ yếu (CY):
Phẩm chất
Yêu cầu cần đạt
Mã hóa
Chăm chỉ
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Trách nhiệm
- Có trách nhiệm với công việc được giao.
2. Năng lực chung: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS các năng lực sau:
Năng lực

Yêu cầu cần đạt
Tổ chức thuyết phục người khác. Biết cố gắng

Mã hóa

hoàn thành phần việc của minh được phân công
và chia sẻ, giúp đỡ các thành viên khác cùng
Giao tiếp và

hoàn thành việc được phân công.
- Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các

hợp tác



thành viên trong nhóm để đề xuất phương án
phân công công việc phù hợp.
- Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của
cả nhân; tự nhận xét ưu điểm, thiếu sót của bản
thân theo hướng dẫn của bạn bè, thầy cô.
- Có ý thức tự nghiên cứu, khai thác tài liệu tài
liệu học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập

Tự chủ và tự
học

được giao.
- Lắng nghe, học hỏi từ bạn bè, thầy cô để củng
cố và mở rộng hiểu biết.
- Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho
những vấn đề khác nhau.
- Thực hiện đúng kế hoạch học tập, không làm

Giải quyết vấn
đề và sáng tạo

ảnh hưởng đến việc học và các việc khác.
- Biết thu nhận thông tin từ tình huống, từ đó
phân tích và nêu được hướng phù hợp để xử lí

tình huống.
3. Năng lực đặc thù:
NL Điều chỉnh hành vi_1. ĐCHV
Thành phần

năng lực

Yêu cầu cần đạt

Mã hóa


Nhận thức

Nêu được ý nghĩa của các tín hiệu đèn giao 1_ĐCHV_
thông.
hành vi
Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông 2_ĐCHV_
thường gặp.
Giải thích được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc
giao thông.
Đánh giá hành Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an 3_ĐCHV_
vi của mình và toàn giao thông; không đồng tình với những hành
vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông.
của người
khác
Điều chỉnh
hành vi

Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông phù hợp với 4_ĐCHV
lứa tuổi.

II. CHUẨN BỊ:
(1) Hình các loại đường giao thông và đèn tín hiệu giao thông.
*Hình các loại đường giao thông

Đường bộ

Đường thủy

* Đèn tín hiệu giao thông

Đường sắt

Đường hàng không


(2) Các mẫu giấy A3 kẻ sẵn các khung ý kiến để phục vụ cho hoạt động 2.

(3) Video clip “ An toàn giao thông cho trẻ em” (thời lượng: 2p49s).
(Nguồn: />Tóm tắt nội dung video “An toàn giao thông cho trẻ em”: Trong video là những tình huống
được mô phỏng lại dưới dạng phim hoạt hình, nhiều màu sắc nhằm giáo dục cho trẻ cách
phòng, tránh tai nạn giao thông trong cuộc sống hằng ngày. Video sẽ bao gồm các tình
huống không nên làm và nên làm khi tham gia giao thông, sau mỗi tình huống sẽ là các
dòng chữ để lưu ý cho trẻ. Toàn bộ clip chứ đựng 9 quy tắc an toàn giao thông:
+Không đi bộ dưới lòng đường, đi bộ trên vỉa hè.
+Không vượt dải phân cách.
+Không sang đường khi đèn tín hiệu chưa chuyển sang màu xanh.
+Không đi ngược chiều.
+Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+Không dừng, đổ xe trước cổng trường.
+Không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách khi tham gia giao thông.
+Không chở quá số người quy định.
+Không vui chơi dưới lòng, lề đường.



(4) Tranh minh họa 9 quy tắc an toàn giao thông trong video “An toàn giao thông cho
trẻ”
(5) Tranh minh họa cho một số hậu quả của việc không tuân thủ theo quy tắc giao thông:

(6) ảnh tín hiệu đèn báo “người đi bộ” được phép sang đường và dừng lại; các vạch
trắng làm vạch sang đường phục vụ cho hoạt động 4.
Tín hiệu đèn báo “người đi bộ”:


Được phép đi

Dừng lại

Vạch dành cho người đi bộ qua đường:

(7) Mỗi nhóm được phát 11 hình ảnh các tình huống để giải quyết, phục vụ cho hoạt
động 5.

Tranh 1

Tranh 2


Tranh 3

Tranh 5

Tranh 7

Tranh 4


Tranh 6

Tranh 8


Tranh 9

Tranh 10

Tranh 11
(8)Mẫu giấy A3 cho mỗi nhóm dán các hình ảnh vào cột phù hợp ở hoạt động 5.

Nên

Không nên




III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
(1) Phương pháp dạy học chính: đàm thoại, trò chơi, tổ chức hoạt động nhóm, khăn phủ
bàn, giải quyết vấn đề.
(2) Hình thức dạy học chính: kết hợp dạy học theo lớp, theo nhóm và dạy học cá nhân.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động (7 phút)
(1)Mục tiêu:
-

Tạo tâm thế tích cực cho HS

Kể tên được các loại đường giao thông.
Kể tên và nêu ý nghĩa các đèn tín hiệu

(2)Nội dung:
Học sinh kể tên các loại đường giao thông và kể tên tín hiệu đèn trong hệ thống giao thông.
(3)Dự kiến sản phẩm:
- Một số dự kiến về hướng trả lời của HS:
Hướng trả lời
Giải pháp
- HS có thể trình bày các loại đường mà - GV chú ý lắng nghe và mở rộng thêm
các em đã biết. Và có thể giới thiệu thêm thông tin về các loại đường giao thông cho
thông tin mà các em biết về loại đường đó. HS cũng như các loại đèn.
-HS kể tên được các đèn tín hiệu và ý - GV phải kiểm soát thời gian và câu trả
nghĩa của mỗi đèn.

lời của HS.
- GV chú trọng về loại đường gần gũi nhất
với các em và ý nghĩa các loại đèn giao

thông.
- HS có thể không trả lời được đúng câu - GV gợi ý cho HS bằng hình ảnh, âm
hỏi hoặc trả lời thiếu.
(4) Tiêu chí đánh giá:

thanh cho HS đoán .

- HS chia sẻ vốn hiểu biết của mình về các loại đường giao thông và đèn giao thông:
+Kể tên đủ 4 loại đường giao thông và 3 loại đèn tín hiệu.
+Mỗi loại đường giao thông sẽ có phương tiện nào tham gia. Tại sao có đèn giao thông.
(5) Cách tiến hành:

Bước 1:
- GV hỏi “Hãy kể tên một số loại đường giao thông mà các em biết?”
Kể tên được các loại đường giao thông.
Dự kiến câu trả lời: đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường thủy.


- GV chiếu hình các loại đường giao thông (1), HS nhắc lại và HS chia sẻ về các phương tiện
tham gia trên loại đường đó
Dự kiến câu trả lời: Đường sắt: tàu hỏa; Đường bộ: xe máy, xe tải, xe buýt,…; Đường thủy:
tàu, cano,…Đường hàng không: máy bay,…
Bước 2:
- GV đặt vấn đề “Các em thường tham gia giao thông trên loại đường nào nhất?”
Dự kiến câu trả lời: “đường bộ”
- GV chiếu hình ảnh đèn tín hiệu (2) lên bảng hoặc máy chiếu. GV hỏi “Trên đường bộ, các
em từng thấy cái này chưa?”
- GV dẫn dắt “Vậy bây giờ, chúng ta cùng tham gia 1 trò chơi “Chạy đi chờ chi”
- GV phổ biến luật chơi với hiệu lệnh sau “Đèn xanh thì HS chạy tại chỗ”, “Đèn vàng thì
HS dậm chân tại chỗ”, “Đèn đỏ thì HS đứng yên tại chỗ”
HS đứng lên và lắng nghe hiệu lệnh của GV hô “Đèn xanh”, “Đèn đỏ”, “Đèn vàng” (khoảng
1 phút)
- GV điều chỉnh nhịp chơi nhanh chậm để tạo hứng thú cho HS.
HS nào không thực hiện được nhiệm vụ hoặc thực hiện sai có thể mời ngồi xuống. HS thực
hiện tốt nhiệm vụ trò chơi sẽ được
- GV nhận xét
Bước 3:
Sau trò chơi, HS nhắc lại quy tắc của các đèn tín hiệu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các quy tắc an toàn giao thông thường gặp (25 phút).
(1)Mục tiêu: HS nêu được một số quy tắc an toàn giao thông thường gặp.
(2)Nội dung:

- HS nêu được các quy tắc để đảm bảo an toàn giao thông mà trẻ đã biết.
- HS biết thêm một số quy tắc để đảm bảo an toàn giao thông qua video clip “An toàn giao
thông cho trẻ em”.
(3)Dự kiến sản phẩm:
- Một số dự kiến về hướng trả lời của HS:
Hướng trả lời
Giải pháp
- HS trả lời được “sẽ rất nguy hiểm nếu - GV chú ý lắng nghe, sau đó tùy thuộc
như chúng ta không biết cách di chuyển vào câu trả lời của học sinh để dẫn dắt các
cho đúng khi đi trên đường”.

em vào chủ đề và nội dung hoạt động.
- GV phải kiểm soát thời gian hoạt động

- HS có thể trình bày các ý kiến cá nhân nhóm, cách trình bày câu trả lời của các
về một số quy tắc khi tham gia giao thông thành viên trên giấy A3 (dụng cụ mà GV
mà các em đã biết.

phát để thực hiện phương pháp khăn phủ


- HS có khả năng tổng hợp ý của các bàn) và câu trả lời của HS về một số quy
thành viên và đưa ra kết quả chung cho cả tắc khi tham gia giao thông.
nhóm, sau đó trình bày kết quả làm việc - GV chú trọng về các quy tắc khi tham
trước lớp.

gia giao thông mà chúng gần gũi, thường

- HS nêu thêm được một số quy tắc khi gặp ở các em.
tham gia an toàn giao thông từ video clip

GV cho xem.
(4) Tiêu chí đánh giá:
- HS chia sẻ vốn hiểu biết của mình về một số quy tắc khi tham gia giao thông.
- HS nêu lại được 9 quy tắc khi tham gia giao thông sau khi xem videoclip của GV cung
cấp.
(5) Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV hỏi: “Hằng ngày, các em đi học hay đi chơi trên các con đường, chúng ta thấy có rất
nhiều loại xe đang di chuyển (như xe máy, xe ô tô, xe buýt) và nhiều người đi lại (trên vỉa
hè, bên vệ đường). Vậy sẽ như thế nào nếu như chúng ta không biết cách di chuyển cho
đúng khi đi trên đường?”
Dự kiến câu trả lời: Sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng ta không biết cách di chuyển cho
đúng khi đi trên đường.
- Tùy vào kết quả trả lời của HS, GV nêu vấn đề: “Để tránh gặp nguy hiểm khi di chuyển
trên đường, các em cần phải làm những việc gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua
chủ đề của bài học hôm này: Một số quy tắc về an toàn giao thông.”
Bước 2:
- GV đưa ra nhiệm vụ để HS tiến hành thảo luận: “Các em hãy nêu một số quy tắc an toàn
giao thông mà các em đã biết như: Không được vượt đèn đỏ,…”
- GV chia HS thành các nhóm 4 người, để các em tiến hành thực hiện nhiệm vụ trên theo
phương pháp dạy học “khăn phủ bàn”: GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 (kẻ sẵn các
khung để ghi ý kiến) (3). Cho các nhóm thời gian 5 phút để các em ghi ý kiến của cá nhân
mình vào khung, sau đó tự tổng hợp lại và ghi ý kiến chung của cả nhóm vào ô trung tâm
trong tờ giấy A3 đó. (GV cần lưu ý trong việc hướng dẫn HS thực hiện hoạt động và quan
sát quá trình tiến hành hoạt động của các em”.
- Sau 5 phút, GV dán bài của các nhóm lên bảng.


- Cả lớp cùng quan sát, GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
mình.

Dự kiến câu trả lời: (vì đây là một câu hỏi mở nên sẽ có khá nhiều câu trả lời, đồng thời
cũng có nhiều câu trả lời bị trùng lặp ở các nhóm).
+Không vượt đèn đỏ.
+Không đi dưới lòng đường.
+Không chơi dưới lòng đường.
+Không đi ngược chiều.
+Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+Không chạy xe quá tốc độ.
+…
- GV quan sát và nêu ý kiến riêng, sáng tạo, khác biệt (nếu có) của thành viên từng nhóm.
Bước 3:
- GV tổng kết, nhận xét.
- GV yêu cầu HS chú ý và quan sát theo video, HS xem video clip “An toàn giao thông cho
trẻ em” (khoảng 2p49s).
- Sau khi xem video, GV đặt câu hỏi: “Trong video, có những quy tắc an toàn giao thông
nào được nhắc đến?”
Dự kiến câu trả lời:
+ Không đi bộ dưới lòng đường, đi bộ trên vỉa hè.
+ Không vượt dải phân cách.
+ Không được băng qua đường khi đèn tín hiệu chưa chuyển sang màu xanh.
+ Không đi ngược chiều.
+ Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Không dừng, đỗ xe trước cổng trường.
+ Không phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách khi tham gia giao thông.
+ Không chở quá số người quy định.
+ Không vui chơi dưới lòng, lề đường.
- GV cho các nhóm thi đua trả lời bằng cách xung phong (GV ghi lên bảng các ý mà HS trả
lời).
- GV chốt ý bằng cách cho HS xem lại video và so sánh với phần trả lời trên bảng của các
em.



- HS nhắc lại 9 quy tắc đã học.
Hoạt động 3: Luyện tập.
(1)Mục tiêu:
- Củng cố, kiểm nghiệm lại các quy tắc giao thông đã học.
- Nêu được sự cần thiết của việc tuân thủ quy tắc giao thông.
(2)Nội dung:
HS quan sát hình ảnh các quy tắc giao thông đã học và nêu tên quy tắc đó. Giải thích sự cần
thiết phải tuân thủ quy tắc giao thông.
(3) Dự kiến sản phẩm:
- HS nêu lại được các quy tắc an toàn giao thông đã học, đã biết (9 quy tắc).
- HS nhận thấy được sự cần thiết phải tuân thủ an toàn giao thông.
(4) Tiêu chí đánh giá:
- HS nhắc lại kiến thức đã học (9 quy tắc khi tham gia an toàn giao thông).
- HS nêu được sự cần thiết của việc tuân thủ quy tắc giao thông.
(5) Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV lần lượt dán ảnh minh họa của 9 quy tắc có trong video clip trong hoạt động 2 (không
theo thứ tự như đã nêu ở hoạt động 2).
- Yêu cầu HS quan sát từng ảnh, xung phong trả lời để nhắc lại tên của các quy tắc đó theo
trí nhớ của các HS.
Dự kiến câu trả lời: 9 quy tắc đã học (có thể theo thứ tự hoặc không theo thứ tự như đã
nêu).
Bước 2:
- GV hỏi: “Tại sao phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông?”.
Dự kiến câu trả lời:” Phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông để bảo vệ bản thân khỏi nguy
hiểm khi tham gia giao thông.”
- HS nhận xét theo gợi ý của GV.
Dự kiến câu trả lời: “Nếu không tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông khi đi đường,

chúng ta sẽ dễ gặp nguy hiểm, gây tai nạn cho chính bản thân của mình và cho người khác.
Vì vậy việc tuân thủ các quy tắc giao thông là rất cần thiết”
GV cho HS xem một số hình ảnh về hậu quả của việc không tuân thủ an toàn giao thông.
Hoạt động 4: Rèn luyện tính tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông. (20 phút).
(1)Mục tiêu: Tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi.


(2)Nội dung: Hình thành cho trẻ thói quen tốt, hành vi đúng và an toàn khi tham gia giao
thông. Từ đó, trẻ sẽ tự giác tuân thủ quy tắc an toàn mỗi khi tham gia giao thông.
(3) Dự kiến sản phẩm:
HS thực hiện tốt các hành vi tuân thủ quy tắc khi tham gia giao bộ:
+Tình huống 1: Dừng lại không qua đường khi đèn báo “người đi bộ” màu đỏ.
+Tình huống 2: Chỉ băng qua đường nếu biểu tượng “người di bộ” chuyển sang màu xanh.
Tuy nhiên, khi băng nhìn cả trái và phải để xem có xe nào đang đi chuyển tới gần mình hay
không. Đồng thời khi băng qua đường đi đúng vạch trắng dành cho người đi bộ. K hi vừa
qua đường phải đi lên vỉa hè không nên đi dưới lòng đường.
+Tình huống 3: Đi bộ sát mép đường bên phải và quan sát các phương tiện đang di chuyển.
+Tình huống 4: Nhờ chú công an dắt sang vòng xoay vì tình huống này rất nguy hiểm.
+Tình huống 5: Khuyên các bạn nên chơi ở sân bóng hoặc vùng đất trống để an toàn. Lòng
đường xe di chuyển nhiều nên rất nguy hiểm cho các bạn và người khác.
+Tình huống 6: Khuyên bạn nên ngồi ngay ngắn vào vì như vậy rất nguy hiểm, xe đang đi
rất nhanh.
(4) Tiêu chí đánh giá:
-HS đóng tình huống tự nhiên và đúng với nội dung của tình huống.
-HS giải quyết, xử lí phù hợp các tình huống đúng với luật an toàn giao thông.
-Giọng nói to, rõ cho cả lớp cùng nghe.
(5) Cách thực hiện:
Bước 1:
- GV cho lớp xếp hàng ra sân trường để thực hiện hoạt động giải quyết tình huống.
- GV đặt vạch sang đường xuống sân(7).

Bước 2:
- GV lần lượt nêu các tình huống cho HS giải quyết. Các tình huống được ghi trong 1 tờ
giấy thăm.
- GV chia nhóm (mỗi nhóm 5 người). Đại diện của mỗi nhóm lên bốc thăm và đọc to tình
huống của nhóm trước lớp.
+Tình huống 1: Khi bạn muốn sang đường và thấy đèn báo “người đi bộ” màu đỏ, bạn sẽ
làm gì? (1 HS trong nhóm đưa đèn báo người đi bộ màu đỏ lên).
+Tình huống 2: Khi bạn muốn sang đường và thấy đèn báo “người đi bộ” chuyển sang màu
xanh, bạn sẽ làm gì? (1 HS trong nhóm đưa đèn báo người đi bộ màu xanh lên).
+Tình huống 3: Khi đường em đi không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào?


+Tình huống 4: Tại một vòng xoay có rất nhiều xe qua lại và có các chú công an đang đứng
điều tiết giao thông gần đó. Em sẽ làm thế nào để băng qua vòng xoay đó ?
+Tình huống 5: Khi thấy các bạn đang chơi đá bóng dưới lòng đường, bạn sẽ làm gì trong
tình huống như thế này?
+Tình huống 6: Có một bạn đang ngồi trên xe buýt nhưng đưa tay ra ngoài cửa sổ xe để vui
đùa. Trong tình huống nguy hiểm như vậy bạn nên làm gì?
Bước 3:
-HS tự nhận xét cách giải quyết trong các tình huống, GV nhận xét và tổng kết.
Hoạt động 5: Trò chơi:”Nhanh như cắt”(15 phút).
(1)Mục tiêu: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông; không đồng
tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông.
(2)Nội dung:
-Cho HS hoạt động nhóm để dán các hình ảnh về hành vi mà các em đồng tình vào cột
“nên” và hành vi các em không đồng tình vào cột “không nên”.
-Giúp các em biết được đồng tình và khuyến khích với hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao
thông và lên án, không đồng tình với hành vi vi phạm.
(3) Dự kiến sản phẩm:
Giấy A3 của các nhóm dán các hình ảnh các hành vi phù hợp tương ứng vào hai cột:

+Cột “Nên”: Tranh 1, 2, 7.
+ Cột “Không nên”: Tranh 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11.
(4)Tiêu chí đánh giá:
-Các nhóm dán đúng các hình ảnh vào hai cột.
-Thời gian làm việc giữa các nhóm.
-HS trình bày được kết quả nhóm.
(5) Cách thực hiện:
Bước 1:
-Cho HS di chuyển vào lớp.
-GV chia lớp thành nhóm 6, cho các em tự đặt tên nhóm và hô to tên nhóm của mình.
-GV chuẩn bị sẵn hình ảnh về các hành vi khi tham gia giao thông và giấy A3.
-Phổ biến luật chơi: “Cô sẽ phát cho mỗi nhóm một số hình ảnh về các hành vi khi tham gia
giao thông. Và nhiệm vụ của các nhóm là dán các hình ảnh đó vào cột phù hợp là cột “nên”
nếu những hành vi đó tuân thủ quy tắc giao thông và dán vào cột “ không nên” nếu những
hành vi đó vi phạm các quy tắc giao thông. Trong vòng 3 phút, nếu nhóm nào hoàn thành
xong thì hãy nhanh chóng dán kết quả lên bảng. Nhóm hoàn thành nhanh nhất và đúng nhất
sẽ được thưởng 1 ngôi sao may mắn để cuối tuần đổi quà từ cô.”
-GV phát dụng cụ phục vụ cho trò chơi.
-GV hô khẩu lệnh:” Trò chơi bắt đầu”.


Bước 2:
-Trong thời gian HS chơi GV viết số thứ tự 1, 2, ,3 ,… lên bảng.
-Dán kết quả các nhóm lên bảng.
-GV mời đại diện nhóm nhanh nhất lên nói về kết quả của nhóm mình.
-Mời đại diện 1 nhóm nhận xét.
-GV nhận xét, tổng kết nội dung.
-Tuyên dương đội chiến thắng và cả lớp.
-Tặng ngôi sao may mắn cho nhóm giành chiến thắng.




×