Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luận văn thạc sĩ Đối chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Việt và tiếng Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 88 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

ĐỐI CHIẾU HỆ THỐNG THANH ĐIỆU
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG ÁP DỤNG CHO VIỆC
PHÂN TÍCH LỖI PHÁT ÂM THANH ĐIỆU TIẾNG TRUNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Kim Bảng

HẢI PHÒNG - 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số
liệu khảo sát, điều tra, kết quả nêu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu và phân tích
một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố ở bất kì
công trình nào khác.
Hải Phòng, tháng 12 năm 2016
Tác giả


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo đã nhiệt tình chỉ bảo cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS Vũ Kim Bảng,
người thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, có những định hướng khoa học quý báu,
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của trường Đại học Hải Phòng,
Viện ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, phòng Quản lý
sau đại học - Trường Đại học Hải Phòng.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, người thân,
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và

hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................9
1.1. Thanh điệu và các khái niệm liên quan ................................................................9
1.1.1. Khái niệm thanh điệu ........................................................................................9
1.1.2. Các tiêu chí phân loại và miêu tả thanh điệu ..................................................10
1.1.3. Các nội dung khác trong việc phân loại và miêu tả thanh điệu ......................13
1.2. Giao thoa ngôn ngữ ............................................................................................16
1.2.1. Khái niệm giao thoa ngôn ngữ ........................................................................16
1.2.2. Chuyển di ngôn ngữ ........................................................................................16
1.3. Khái niệm phân tích lỗi ......................................................................................19
1.3.1. Phân tích lỗi là gì.............................................................................................19
1.3.2. Phân loại lỗi.....................................................................................................19
1.3.3. Nhận dạng lỗi ..................................................................................................20
1.3.4. Giải thích nguyên nhân mắc lỗi ......................................................................21
1.3.5. Biện pháp phòng chống lỗi .............................................................................21
1.4. Tiểu kết Chương 1 ..............................................................................................22

CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG ..23
2.1. Thanh điệu tiếng Việt .........................................................................................23
2.1.1. Những nét khu biệt của thanh điệu .................................................................23
2.1.3. Miêu tả các thanh điệu tiếng Việt ...................................................................23
2.2. Thanh điệu tiếng Trung ......................................................................................29
2.2.1. Thanh điệu tiếng Trung từ góc độ lịch sử .......................................................29
2.2.2. Các kết quả nghiên cứu hiện đại về thanh điệu tiếng Trung ...........................33
2.3. Đối chiếu thanh điệu tiếng Việt và tiếng Trung .................................................40


iv

2.3.1. Tóm tắt thanh điệu tiếng Việt và tiếng Trung .................................................40
2.3.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa thanh điệu tiếng Việt và thanh điệu tiếng
Trung .........................................................................................................................42
2.4. Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................44
CHƯƠNG 3: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HẢI PHÒNG KHI PHÁT ÂM THANH ĐIỆU TIẾNG TRUNG QUỐC ......46
3.1. Phương pháp khảo sát ........................................................................................46
3.1.1. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................46
3.1.2. Bảng từ khảo sát ..............................................................................................47
3.1.3. Thu thập tư liệu ...............................................................................................48
3.1.4. Xử lý tư liệu ....................................................................................................48
3.2. Kết quả khảo sát .................................................................................................49
3.2.1. Lỗi phát âm thanh điệu trong các từ đơn tiết ..................................................49
3.2.2. Lỗi phát âm thanh điệu trong các từ song tiết .................................................53
3.2.3. Lỗi phát âm thanh điệu trong các câu có nghĩa...............................................56
3.3. Nguyên nhân gây lỗi và một số biện pháp khắc phục..............................................62
3.3.1. Nguyên nhân gây lỗi...........................................................................................62
3.3.2. Một số biện pháp khắc phục .............................................................................64

3.4. Tiểu kết Chương 3 ..............................................................................................65
KẾT LUẬN ...............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70
PHỤ LỤC ..................................................................................................................74


v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

Một số từ Hán Việt có cấu âm gần giống với âm đọc trong tiếng
Hán hiện đại

17

2.1

Bốn thanh điệu trong tiếng phổ thông Trung Quốc

32

2.2

Trường độ thanh điệu tiếng Trung


39

3.1

Số lượng sinh viên khảo sát

46

3.2

Kết quả khảo sát phát âm từ đơn tiết

50

3.3

Tổng kết kết quả phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung các từ đơn tiết

52

Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung các từ song tiết

53

1.1

3.4

(sinh viên năm 2)

Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung các từ song tiết

3.5

(sinh viên năm 3)
Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung các từ song tiết

3.6

54

55

(sinh viên năm 4)
Tổng kết kết quả phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung trong các từ

3.7

song tiết
Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung trong câu có

3.8

nghĩa (sinh viên năm 2)
Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung trong câu có

3.9

57


57

nghĩa (sinh viên năm 3)
Kết quả khảo sát phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung trong câu có

58

3.10 nghĩa (sinh viên năm 4)
Tổng kết kết quả phát âm 4 thanh điệu tiếng Trung trong câu có
3.11 nghĩa

58


vi

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

2.1

Đường nét thanh điệu

24


2.2

Âm vực

25

2.3

Thanh không dấu

26

2.4

Thanh huyền

26

2.5

Thanh ngã

27

2.6

Thanh hỏi

27


2.7

Thanh sắc

28

2.8

Thanh nặng

29

2.9

Sơ đồ thanh điệu tiếng Việt

41

2.10

Sơ đồ thanh điệu tiếng Trung

42


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong thời đại mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa, ngoại ngữ có vai

trò và vị trí vô cùng quan trọng. Học ngoại ngữ không chỉ để tiếp cận tri thức thế
giới mà còn là năng lực cần thiết để trao đổi thông tin. Cùng với xu thế đó, trong
những năm gần đây ngày càng có nhiều người học và dùng tiếng Trung như một
công cụ đắc dụng. Mục đích cuối cùng của việc dạy và học tiếng Trung là người
học có thể sử dụng nó như một phương tiện giao tiếp có hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình học ngoại ngữ người học luôn sử dụng những
thói quen vốn trở thành bản năng của tiếng mẹ đẻ để áp dụng cho ngoại ngữ mà
mình học ở tất cả các cấp độ: dùng từ, đặt câu và hiểu câu và đặc biệt là trong
cách phát âm. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ cả về mặt cấu trúc nội tại của hệ
thống cũng như những khác biệt về văn hóa mang tính chủng tộc, sự ngăn cách
địa lí luôn là rào cản của việc học ngoại ngữ. Nguyên nhân này đã tạo ra những
lỗi ngoại ngữ ở hầu hết tất cả các bình diện ngôn ngữ. Dù tiếng Trung cũng là
một ngôn ngữ có thanh điệu song người Việt học tiếng Trung trong phát âm
thường mắc những lỗi tiêu biểu về thói quen phát âm theo tiếng Việt…
Cùng với xu thế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa, thành phố Hải Phòng
đang hội đủ các yếu tố để thu hút đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Singapore.... Nhu
cầu về nhân lực biết sử dụng tiếng Trung là rất lớn và tiếng Trung được xem là cầu
nối không thể thiếu trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa nói chung và đối với
Hải Phòng nói riêng. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Trung trong giao tiếp có hiệu
quả hay không một phần phụ thuộc vào độ chính xác trong quá trình phát âm (phát
âm đúng và hay) của người tham gia giao tiếp bởi vì thanh điệu (dấu).
Từ những lí do đã trình bày trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu "Đối
chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Việt và tiếng Trung áp dụng cho việc phân tích lỗi
phát âm tiếng Trung của sinh viên trường Đại học Hải Phòng".
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu thanh điệu tiếng Việt
Xét về mặt loại hình, đặc điểm quan trọng nhất của tiếng Việt là ngôn ngữ
âm tiết tính, mang thanh điệu. Điều này có nghĩa là âm tiết trong tiếng Việt được



2

xem là đơn vị cơ bản xét từ góc độ ngữ âm, đồng thời nó là từ cơ bản và là hình vị
xét từ góc độ từ vựng và ngữ pháp. Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một trong sáu
thanh điệu: trừ thanh Ngang không có dấu biểu thị trên văn tự, còn 5 thanh khác đều
mang tên của dấu ghi thanh ấy. Thanh điệu tiếng Việt được thể hiện bằng hai đặc
trưng ngữ âm cơ bản: âm vực (cao/thấp) và đường nét (bằng/trắc).
Như đã nêu trên, đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của tiếng Việt là tính
đơn tiết. Nói một cách khác, âm tiết với tư cách là đơn vị ngữ âm có vai trò đặc biệt,
chi phối các đặc điểm khác về từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt. Đề cập đến vấn đề
này phải kể đến các tác giả Nguyễn Hàm Dương (1966); Nguyễn Quang Hồng
(1976) và Vũ Bá Hùng (1976).
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1996), Nguyễn Tài Cẩn khi bàn về đơn vị
cơ bản của ngữ pháp tiếng Việt đã chỉ rõ đầy đủ nhất vai trò của âm tiết (tiếng) với
tư cách là một thể nhưng thống nhất ba ngôi: tiếng đồng là âm tiết (ngữ âm), là từ
cơ bản (từ vựng) và là hình vị (ngữ pháp).
Về thanh điệu tiếng Việt phải kể đến Lê Văn Lý (1948) tiến hành thực
nghiệm về 6 thanh tiếng Việt. Sau đó, A.G. Haudricourt (1991) trong bài viết " Về
nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt", đăng trong Tạp chí Ngôn ngữ, số 1 được xem
là người đề cập căn bản nhất về vấn đề nguồn gốc thanh điệu Việt. Tác giả đã chứng
minh tiếng Việt (nói đúng ra là tiếng Việt Mường chung) ở giai đoạn đầu Công
nguyên còn chưa có thanh điệu; trong từ còn có phụ tố và các nhóm phụ âm đầu,
các âm cuối họng, hầu và xát. Việc hình thành thanh điệu do hai quá trình tạo ra: sự
rụng dần hoặc bị thay thế các âm cuối [r], [l], [h], [s], [?] và nhu cầu phải phân biệt
các âm đầu vô thanh tiếng Hán (do sự vay mượn tiếng Hán Việt) với các âm hữu
thanh đã được vô thanh hóa trong tiếng Việt Mường giai đoạn muộn hơn.
Nghiên cứu về thanh điệu tiếng Việt một cách toàn diện ở diện đồng đại
trước tiên phải kể đến hai công trình Hệ thống thanh điệu tiếng Việt của Andreev
N.D. & Gordina V. (1957), Bản dịch Viện Ngôn ngữ học và tác phẩm Ngữ âm tiếng
Việt của Đoàn Thiện Thuật (1977), NXB ĐH và THCN. Cả hai công trình này trước

tiên đã tiến hành miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt ở cả bình diện âm vị học và
ngữ âm học bằng cảm thụ thính giác và cả bằng cứ liệu thực nghiệm (Andreev N.D.
& Gordina V.). Trên cơ sở đó đã so sánh, bàn luận từng đặc điểm tiêu chí ngữ âm


3

học của thanh điệu: âm vực, đường nét, trường độ, hiện tượng tắc họng, hiện tượng
yết hầu hoá... với các kết quả nghiên cứu đã có. Có thể khẳng định, các kết quả
nghiên cứu của hai công trình trên về thanh điệu tiếng Việt đến nay vẫn còn nguyên
giá trị.
Tiếng Việt là sự thể hiện đa dạng nhưng thống nhất qua các phương ngữ. Do
vậy. thanh điệu tiếng Việt thể hiện trong từng phương ngữ được đặc biệt quan tâm
nghiên cứu. Trước tiên là công trình Tiếng Việt trên các miền đất nước của Hoàng
Thị Châu (1989). Trong cuốn sách này, cùng với việc miêu tả hệ thống ngữ âm ở
các vùng miền khác nhau, tác giả có một chương riêng miêu tả chi tiết hệ thống
thanh điệu của phương ngữ Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. Vũ Kim Bảng
(1986), trong bài Nhận xét về trường độ thanh điệu qua phương ngữ Hà Nội và
phương ngữ Nam Bộ (cứ liệu thực nghiệm), đã đề cập đến sự khác biệt giữa hai
phương ngữ tiêu biểu, có vai trò quan trọng ở hai đầu đất nước. Hoàng Cao Cương
(1989) cũng đã xem xét đến đặc điểm thanh điệu của các phương ngữ bằng phương
pháp ngữ âm thực nghiệm qua bài viết Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên
cứ liệu Fo. Theo hướng này, Huỳnh Công Tín (1999) cũng tiến hành so sánh đặc
điểm ngữ âm của tiếng Sài Gòn với tiếng nói ở các vùng tiêu biểu khác qua luận án
Tiến sĩ Hệ thống ngữ âm của tiếng Sài Gòn so với phương ngữ Hà Nội và một số
phương ngữ khác ở Việt Nam).
Do những đặc điểm mang tính khác biệt, tiếng địa phương Nghệ Tĩnh đặc
biệt được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Khái quát về giọng nói Nghệ Tĩnh là
khảo sát của Bùi Văn Nguyên (1977) Thử tìm hiểu giọng nói Nghệ Tĩnh trong hệ
thống giọng nói chung cả nước. Công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc nhất đến

nay về hệ thống ngữ âm tiếng địa phương Nghệ Tĩnh phải kể đến luận án Tiến sĩ
của Nguyễn Văn Nguyên (2003) Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ Tĩnh.
Thanh điệu giọng Nghệ Tĩnh từ góc nhìn lịch sử và hiện đại được Nguyễn
Văn Lợi (1991) đề cập đến qua bài viết Thanh điệu một vài thổ ngữ Nghệ An: từ
góc nhìn đồng đại và lịch đại. Đặc trựng hệ thanh điệu chỉ có năm thanh của giọng
Nghệ Tĩnh được Nguyễn Văn Nguyên (2001) trình bày trong bài viết Thanh ngã
trong phương ngữ Nghệ Tĩnh. Đặc thù ngữ âm của thổ ngữ vùng Nghi Lộc đã được
nghiên cứu chuyên sâu qua luận án của Võ Xuân Quế (1993) và bài viết chuyên biệt


4

về hệ thống thanh điệu vùng thổ ngữ này của tác giả Trần Trí Dõi (2001) Thanh
điệu tiếng Việt ở Cửa Lò.
2.2. Tình hình nghiên cứu thanh điệu tiếng Trung
Tiếng phổ thông Trung Quốc lấy âm Bắc Kinh làm chuẩn, chính vì vậy thanh
điệu của tiếng phổ thông chính là thanh điệu của tiếng Bắc Kinh.
Trên lịch sử ngôn ngữ học Trung Quốc, giai đoạn đấu thế kỷ 20 là thời kỳ
giao hòa của ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học hiện đại. Ngôn ngữ học
hiện đại nghiên cứu Hán ngữ, sớm nhất được bắt đầu từ ngữ âm học; mà bên trong
ngôn ngữ học lại bắt đầu nghiên cứu từ thanh điệu Hán ngữ. Năm 1922 Triệu
Nguyên Nhiệm(赵元任)đăng bài “Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thanh
điệu ngôn ngữ Trung Quốc” thiết kế một loại thiết bị đo lường thanh điệu và đưa ra
quan điểm của mình về tính chất của thanh điệu. Ông cho rằng, thanh điệu có hai
yếu tố là cao độ và trường độ, giữa hai nhân tố là mối quan hệ hàm số; âm vực cao
thấp của thanh điệu không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối, vì vậy so sánh sự
cao thấp của thanh điệu, được hạn định ở cùng một tiếng địa phương, trong môi
trường ngôn ngữ giống nhau; thanh điệu sẽ cùng biến hóa theo sự biến hóa cao thấp
của ngữ điệu…
Năm 1924 sau Triệu Nguyên Nhiệm (赵元任) 2 năm, Lưu Phục (刘复) có

bài viết “Ghi âm tứ thanh thực nghiệm” dùng thiết bị thực nghiệm tiến hành nghiên
cứu đối với thanh điệu, cho rằng quyết đinh sự cao thấp của thanh điệu là tần suất
phát âm. Bốn thanh là do âm cao thấp tạo thành, không liên quan đến âm sắc và
cường độ âm thanh; diễn biến lên xuống của bốn thanh là sự trượt chứ không phải
là sự nhảy vọt. Hai năm sau, Lưu Phục (刘复) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
tại Trường Đại học Pari với hai đề tài “ Ghi âm nghiên cứu thanh điệu Hán ngữ” và
“Lịch sử vận động Quốc ngữ”. Trong đó phân biệt ra âm điệu, từ điệu và ngữ điệu.
Ba khái niệm này lần lượt được đối ứng với thanh cơ bản, biến điệu, thanh nhẹ và
ngữ điệu trong Hán ngữ chúng ta nói ngày nay. Lưu Phục (刘复) rất chú trọng đến
việc chế tác thiết bị thực nghiệm ngữ âm, trong “Ghi âm Nghiên cứu thanh điệu
Hán ngữ” đã giới thiệu một loại thiết bị nghiên cứu thanh điệu gọi là “liugraph”
dùng để suy đoán thanh âm/âm vực của thanh điệu, bởi vậy còn được gọi là “thước
suy đoán thanh điệu”. Sau đó lại tiến hành cải tiến đối với thiết bị này và được gọi


5

là “ất nhị thước suy đoán/ thước suy đoán phiên bản 2”. Trong những năm 1930,
1934 ông đã có bài viết (Chế tạo và cách suy đoán thanh điệu và thước đo thanh
điệu) (thước suy đoán phiên bản 2) đã giới thiệu thiết bị của ông.
Năm 1965 Lâm Mậu Xán (林茂灿) đã sử dụng máy hiển thị cao âm để phân
tích thanh điệu tiếng phổ thông. Năm 1969 Thẩm Quýnh (沈炯) đã sử dụng công
thức Lôgarít/đối số chuyển đổi tần suất thanh điệu thành ngũ độ âm vực (D vực).
Năm 1983 Liêu Vinh Dung (廖荣蓉) khi nghiên cứu thanh điệu tiếng địa
phương Tô Châu đã sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm đổi tần suất âm vực thành
ngũ độ âm vực (T vực).
Thạch Phong (石锋) cho rằng có hai cách để miêu tả thanh điệu: Miêu tả
động tức trạng thái vận động của thanh điệu, còn miêu tả tĩnh là miêu tả trạng thái
tách biệt, không trong hoạt động của thanh điệu.
Sau thập niên 80 của thế kỷ 20, nghiên cứu về thanh điệu Hán ngữ diễn biến

ngày càng sôi nổi. Nghiên cứu ngữ âm học, nghiên cứu hệ thống ngữ âm học và
nghiên cứu âm vận học truyền thống đều rất nổi trội.
Bốn thanh trong tiếng phổ thông đều có tên gọi riêng của mình, thông
thường được gọi là thanh một, thanh hai, thanh ba, thanh bốn và cũng được gọi là
âm bình, dương bình, thượng thanh, khứ thanh. Cách gọi đầu là một cách gọi đơn
giản để dễ ghi nhớ; cách gọi sau là cách gọi truyền thống lưu truyền lại. Ngoài ra,
còn phải căn cứ vào tên gọi hình thanh là thanh cao bằng, thanh cao lên, thanh lên
xuống, thanh toàn xuống…….; căn cứ âm vực được gọi là âm 55, âm 35, âm 214,
âm 51, cụ thể như dưới đây:
Căn cứ

Tên gọi

Tuần tự

Thanh một

Thanh hai

Thanh ba

Thanh bốn

Truyền thống

Âm bình

Dương bình

Thượng thanh


Khứ thanh

Hình thanh

cao bằng

cao lên

lên xuống

toàn xuống

Âm vực

Âm 55

Âm 35

Âm 214

Âm 51

Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số chữ mang các thanh điệu:
Âm bình:

欢呼/huānhū, 轻松/qīngsōng,今天/jīntīan,苏州/sūzhōu

Dương bình: 从来/cónglái, 白头/báitóu, 奇人/qírén, 长宁/chángníng



6

Thượng thanh: 土改/tǔgǎi, 老虎/lǎohǔ, 礼品/lǐpǐn, 很爽/hěnshuǎng
Khứ thanh:

过去/guòqǜ, 落后/luòhòu, 现在/xiànzài, 进步/jìnbù

Nhóm chữ bốn thanh:
知足有乐/zhīzúyǒulè, 妻离子散/qīlízǐsàn, 稀奇古怪/xīqígǔguài
帮 忙 改 错 /bāngmánggǎicuò, 差 别 很 大 /chābiéhěndà, 心 情 很 坏 /
xīnqínghěnhuài.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục tiêu mà luận văn này hướng tới là so sánh, đối chiếu thanh điệu trong
tiếng Việt và thanh điệu trong tiếng Trung nhằm chỉ rõ sự giống nhau và khác nhau
giữa hai hệ thống này. Đây là cơ sở để tiến hành phân tích lỗi phát âm thanh điệu
tiếng Trung của các sinh viên Việt Nam đang học tiếng Trung tại Hải Phòng, xác
định các nguyên nhân gây lỗi đó. Mục tiêu cuối cùng là từ thực trạng nghiên cứu đề
ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp người học, cụ thể là các sinh viên Hải Phòng
nắm rõ hơn về thanh điệu và phát âm thanh điệu tiếng Trung chính xác và hay.
3.2. Nội dung
Thực hiện mục đích đã nêu, luận văn của chúng tôi dự kiến tiến hành bốn
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Miêu tả đặc trưng của các thanh điệu trong tiếng Việt và trong tiếng Trung;
- So sánh, đối chiếu chúng với nhau để chỉ ra những điểm giống, khác nhau;
- Xác định các dạng lỗi phát âm thanh điệu mà sinh viên Việt Nam hiện đang
học tiếng Trung tại Trường Đại học Hải Phòng bằng phương pháp phân tích lỗi;
- Trên cơ sở so sánh đối chiếu hệ thống thanh điệu giữa tiếng Việt và tiếng
Trung giải thích các nguyên nhân gây lỗi thanh điệu

- Trên cơ sở nghiên cứu đối chiếu, phân tích lỗi cụ thể, đề xuất các giải pháp
nhằm khắc phục các lỗi phát âm thanh điệu của sinh viên Hải Phòng đang học tiếng
Trung. Các giải pháp này có tính đến đặc điểm khác biệt mang tính loại hình giữa
hai ngôn ngữ; đặc điểm người học; môi trường dạy ngoại ngữ… Hệ thống các bài
tập dạy phát âm thanh điệu tiếng Trung được xem là biện pháp cụ thể nhằm mục
đích giúp sinh viên trong một thời gian ngắn phát âm lưu loát và chuẩn xác.
Thực hiện đề tài này đưa lại ý nghĩa lí luận và thực tiễn:


7

- Về mặt lí luận, việc so sánh hệ, đối chiếu hệ thống thanh điệu trong tiếng
Việt với thanh điệu trong tiếng Trung nhằm tìm hiểu bản chất của loại hình thanh
điệu đường nét (giống và khác nhau) của hai ngôn ngữ có cùng bản chất đơn tiết
tính. Mặt khác, quá đối chiếu, phân tích lỗi được xem là lý thuyết khá phổ biến,
được áp dụng nhiều đối với các ngôn ngữ khác nhau về loại hình. Trong khảo sát
này, chúng tôi vận dụng cho việc đối chiếu hai ngôn ngữ có cùng loại hình nhằm
kiểm nghiệm tính hiệu quả của lí thuyết đã nêu.
- Về mặt thực tiễn, thực trạng lỗi phát âm thanh điệu tiếng Trung của sinh viên
Việt Nam năm thứ nhất được thu thập và nghiên cứu một cách có hệ thống trong luận
văn này. Từ kết quả thu được, cho phép chúng tôi phân tích những nguyên nhân bên
trong và bên ngoài gây ra các lỗi về thanh điệu nhằm đưa ra những biện pháp thiết thực
giúp người học phát âm đúng và hay tiếng Trung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài luận văn là khảo sát và so sánh hệ thống thanh điệu
trong tiếng Việt và trong tiếng Trung và các lỗi phát âm thanh điệu điển hình từ
nguyên nhân giao thoa ngôn ngữ của các sinh viên đang học chuyên ngành ngôn
ngữ tiếng Trung, trường Đại học Hải Phòng.
Các sinh viên này học chuyên ngành ngôn ngữ liên tục bốn năm để nhận

bằng Cử nhân tiếng Trung. Về lí thuyết, năm thứ nhất các sinh viên phải nắm vững
kỹ năng phát âm. Tuy nhiên, việc lựa chọn các thời điểm khác nhau trong quá trình
học tập nhằm khảo sát năng lực phát âm thanh điệu của sinh viên được tiến triển
qua từng giai đoạn như thế nào để từ đó đề ra các biện pháp sớm khắc phục lỗi
thanh điệu của sinh viên Việt Nam học tiếng Trung với tư cách là một ngoại ngữ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là đối chiếu hệ thống
thanh điệu tiếng Việt và tiếng Trung; khảo sát các lỗi phát âm thanh điệu tiếng
Trung của 45 sinh viên đang học tiếng Trung, từ năm thứ hai đến năm thứ tư tại
Trường Đại học Hải Phòng trong các bối cảnh phát âm khác nhau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau đây:


8

- Phương pháp miêu tả: miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt và tiếng Trung.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sau khi miêu tả cách phát âm của hệ
thống thanh điệu của hai ngôn ngữ, sẽ phân tích, so sánh để tìm ra những nét giống
và khác nhau trong hai ngôn ngữ.
- Phương pháp phân tích lỗi: Nội dung phân tích lỗi theo các bước sau:
+ Xây dựng bảng từ điều tra
+ Lựa chọn đối tượng điều tra (các cộng tác viên là sinh viên)
+ Tiến hành ghi âm
+ Xác định lỗi phát âm
- Chúng tôi cũng sử dụng thủ pháp thống kê nhằm xác định các kết quả đối
chiếu và kết quả của điều tra lỗi.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2. Đối chiếu hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt và tiếng Trung
Chương 3. Những lỗi thường gặp của sinh viên Hải Phòng khi phát âm thanh
điệu tiếng Trung.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Thanh điệu và các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm thanh điệu
Thuật ngữ thanh điệu (tone) theo một ý nghĩa khái quát nhất trước tiên gần
như là đồng nghĩa với “cao độ”. Vốn khái niệm thanh điệu xuất phát từ các kiến
thức ngôn ngữ học châu Âu, người ta thường lấy ví dụ từ (âm tiết) “no” (từ phủ
định có nghĩa là “không”) của tiếng Anh, có thể được phát âm hoặc là với một
thanh điệu đi xuống (trong trường hợp nó rất có thể coi như là một lời từ chối hay
một lời bác bỏ xác định) hoặc với một thanh điệu đi lên (như một câu hỏi, kiểm tra
xem liệu lời từ chối hay lời bác bỏ có thật là như thế hay không). Một cách chính
xác hơn, chúng ta có thể xác định vô số các cao độ hoặc các mô hình cao độ khác
nhau trong một ngôn ngữ chẳng hạn như tiếng Anh, và có thể được coi là “các
thanh điệu” của tiếng Anh. Ở đây, thuật ngữ này có một giá trị có tính chất hệ thống,
vì chúng ta chỉ nhận ra một số lượng hữu hạn các thanh điệu rời rạc – chẳng hạn
như cao, thấp, lên, xuống – vốn có chức năng trong ngôn ngữ.
Theo ý nghĩa khác, thanh điệu không chỉ đồng nghĩa với cao độ, vì một thanh
điệu trong một hệ thống ngôn ngữ sẽ được nhận ra theo một cách kiểu như nó đối lập
với các thanh điệu khác trong hệ thống trong khi thay đổi tuỳ thuộc vào bối cảnh. Vì
thế mà trong tiếng Phổ thông Trung quốc, mà dường như đối với những người nói
tiếng Anh có thể là một mục từ đơn /ma/ nhưng trên thực tế lại là 4 từ khác nhau, phụ
thuộc vào thanh điệu của nó (McCawley, tr.120).
ma1 (với cao độ ở cấp độ cao)


“mẹ”

ma2 (với cao độ đi lên cao)

“cây gai”

ma3 (với cao độ thấp, hoặc với cao độ đi xuống sau đó đi lên) “ngựa”
ma4 (với cao độ đi xuống)

“chửi”

Các ngôn ngữ chẳng hạn như tiếng Trung, trong đó những khác biệt về cao
độ có vai trò phân biệt các ý nghĩa của từ, được gọi là các ngôn ngữ có thanh điệu
(tone languages). Tương tự như vậy, người ta thấy các ngôn ngữ có tồn tại hệ thống
thanh điệu, nổi bật là: tiếng Hausa, Yoruba và các ngôn ngữ Tây Phi khác; các ngôn
ngữ vùng Đông Nam Á như tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Miến Điện và nhiều ngôn
ngữ dân tộc thiểu số khác.


10

1.1.2. Các tiêu chí phân loại và miêu tả thanh điệu
Nhiều ngôn ngữ trên thế giới xưa nay thường được xem là ‘các ngôn ngữ
thanh điệu’. Định nghĩa chính xác về một ngôn ngữ thanh điệu hiện vẫn còn chưa
ngã ngũ nhưng nó thường trực ở nhiều nhà ngôn ngữ là nhấn mạnh đến sự cần yếu
có tính từ vựng: trong một ngôn ngữ thanh điệu, thanh điệu là " một đặc trưng của
từ được miêu tả theo các cao độ bắt buộc hay các âm tiết hay các chuỗi cao độ đối
với các hình vị hay các từ" (Cruttenden 1986); hay, một cách phổ thông hơn, cao độ
"phân biệt ý nghĩa của từ" (Pike 1948). Điều này xét trong sự đối sánh với một
ngôn ngữ chẳng hạn như tiếng Anh, trong đó cao độ thực sự là có tính chất chức

năng và là ngôn ngữ trong đó một người có thể nói một cách bình đẳng về các thanh
điệu khác nhau, nhưng trong đó các thanh điệu không trực tiếp gắn liền với ý nghĩa
từ vựng. Người ta cho rằng những người nói các ngôn ngữ thanh điệu có thể coi
thanh điệu là một bộ phận quan trọng của âm tiết (hay hình vị hay từ). Hầu hết các
ngôn ngữ thế giới trên thực tế đều có thanh điệu theo nghĩa này, bao gồm đa số các
ngôn ngữ phía đông châu Á chẳng hạn như tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến và
tiếng Thái, cũng như một tỉ lệ tương xứng có thật các ngôn ngữ châu Phi, châu Mỹ
La Tinh và Papua Tân Guinea.
Pike (1948) vẫn giữ cách giới thiệu cổ điển về bản chất của các ngôn ngữ
thanh điệu và các chiến lược phân tích và miêu tả. Trái lại hầu hết mọi thông tin đều
có sẵn trong nhiều bài viết về các ngôn ngữ cụ thể hay những vấn đề chung về lý
thuyết và miêu tả; một bộ sưu tập đặc biệt hữu ích đã được công bố là Fromkin
(1978). Pike đề ra hai tiêu chí để khu biệt và miêu tả giữa các hệ thống thanh điệu:
âm vực (register) (hay cao độ - bằng ngang <level-pitch>) và đường nét (contour)
(hay cao độ - lướt <gliding-pitch>).
1.1.2.1. Tiêu chí âm vực
Trong một hệ thống âm vực có nhiều mức cao độ khu biệt, thường là hai
hoặc ba và có thể không bao giờ quá bốn. Các mức này tất nhiên có tính tương đối
lẫn nhau đúng hơn là các giá trị tuyệt đối, sao cho một thanh cao, chẳng hạn, sẽ
được tiếp nhận là một âm tiết mang thanh thấp hay trung bình ở kề cận bất kỳ nào.
Mặt khác, trong một hệ thống đường nét nó là sự vận động hay trượt lướt cao độ


11

vốn rất đặc trưng: thế đối lập sẽ nằm trong các mô hình chẳng hạn như xuống, lên
và ‘uốn’ (xuống-lên) đúng hơn là giữa các cấp độ hay các chiều cao tương đối.
Cũng theo Pike, cần phải phân biệt hai loại ngôn ngữ thanh điệu này bởi vì
có liên quan đến phương pháp phân tích. Trong khi có thể xác định các thanh điệu
khác nhau của một ngôn ngữ thanh điệu theo đường nét đơn thuần chỉ bằng cách

nghe chúng, thì một hệ thống âm vực nhìn chung sẽ cần có các điểm quy chiếu mà
đổi lại có thể đánh giá được các mức. Do vậy các âm tiết đơn mang thanh ngang
thấp, trung bình hoặc cao sẽ không thể xác định được một cách rạch ròi trừ phi kề
cận với một mức “chỉ tố”. Do đó Pike nhấn mạnh tầm quan trọng của các khung
thanh điệu mà cung cấp cho một bối cảnh ấn định. Giả sử, chẳng hạn, chúng ta đã
thành lập trong một ngôn ngữ thanh điệu một tiền tố xác định, nghĩa là ‘của tôi’,
luôn mang thanh thấp. Vậy thì nếu chúng ta sử dụng tiền tố này làm khuôn, yêu cầu
một người nói bản ngữ phát âm nhiều ngữ đoạn khác nhau chẳng hạn như “ngôi nhà
của tôi”, “vườn của tôi”, “rau của tôi” và vân vân, chúng ta có thể thấy thanh điệu
của mỗi danh từ có quan hệ đến tiền tố thanh điệu thấp. Nếu âm tiết đầu của danh từ
ở mức cao độ (ít hoặc nhiều) giống như tiền tố thì chúng ta có thể xác định nó là
thanh thấp; nếu nó cao hơn rõ rệt thì nó phải là trung bình hoặc cao. Việc dùng một
khuôn khác, như một tiền tố sinh ra một thanh trung bình, sẽ khiến chúng ta có thể
phân loại ra các thanh trung bình với các thanh cao, và để kiểm tra các thanh thấp,
mà có lẽ sẽ là thấp hơn so với thanh trung bình đứng trước. Quy trình này rõ ràng là
khó nhọc, bởi vì một người sẽ phải xác định các khuôn phù hợp để bắt đầu và sau
đó chạy các danh sách với số lượng lớn thông qua chúng, nhưng nó thường cho một
cách theo nguyên tắc cứng nhắc đưa một miêu tả thanh điệu dựa trên một cơ sở
chắc chắn một cách hữu lý. Tuy nhiên hai kiểu/loại ngôn ngữ thanh điệu này không
khác nhau nhiều như lập luận này đưa ra. Ở vị trí trước hết, các hệ thống âm vực
hiếm khi nếu có một hệ thống có chứa một vài thanh nhất quán và ngang một cách
hoàn hảo. Những ảnh hưởng của độ nghiêng này có thể là cái mà trong lý thuyết là
một chuỗi các thanh điệu giống hệt nhau đích thực rơi vào cao độ, và có thể là các
quá trình đồng hoá rất cụ thể trong đó một thanh trung bình được hiện thực hoá
thành một thanh đi lên giữa một thanh thấp và một thanh cao, hoặc là một thanh cao
được hiện thực hoá thành một thanh xuống cao nếu đứng trước một thanh thấp, và


12


vân vân. Trên thực tế, tài liệu về các ngôn ngữ thanh điệu cho thấy những tương tác
giữa các thanh điệu là có tính điển hình hơn là bất thường, và chính Pike đã dành sự
quan tâm lớn đến cái mà ông gọi là những xáo trộn (perturbation) của thanh điệu
hay sự biến thanh (sandhi) thanh. Ông miêu tả những hiện tượng như vậy một cách
chi tiết đối với hai ngôn ngữ thuộc miền nam Mexico, là tiếng Mixteco và tiếng
Mazateco (1948, các chương 7, 8).
1.1.2.1. Tiêu chí đường nét
Một thực tế ở các ngôn ngữ thanh điệu theo âm vực là các lựa chọn về thanh
điệu ở các âm tiết bị chế ngự bởi các mô hình đường nét. Ví dụ, Leben (1978) đề
nghị có năm mô hình đường nét cơ bản trong tiếng Mende, một ngôn ngữ thuộc
Sierra Leone. Năm mô hình đó là: (1) cao; (2) thấp; (3) cao-thấp; (4) thấp-cao; (5)
thấp-cao-thấp. Nhưng năm mô hình này có thể được phủ lên bởi các từ có trường
độ khác nhau, sao cho một từ đơn tiết có mô hình (3) thực sự có cao độ đi xuống,
trong khi đó một từ ba âm tiết có cùng mô hình sẽ có cao độ cao-thấp-thấp. Các ví
dụ đối với mô hình (4) trên các từ có độ dài khác nhau là (Leben 1978):
mbu (‘lúa’)

(đơn tiết với cao độ đi lên)

fande (‘bông’)

(âm tiết thứ nhất thấp, âm tiết thứ hai cao)

ndavula (‘cái ná’)

(âm tiết thứ nhất thấp, các âm tiết khác cao)

Vì vậy các trượt lướt hay đường nét cao độ hoàn toàn không bị ngoại trừ ra
khỏi các ngôn ngữ thanh điệu theo âm vực. Điều quan trọng chính là ở chỗ các trượt
lướt này có thể được phân tích thành các hiện thực hoá (các chuỗi) các thanh ngang.

Mặt khác, các hệ thống đường nét thường nếu không luôn luôn bao gồm các
thanh bằng /ngang và gần bằng ngang. Một trong số bốn thanh điệu của tiếng Miến,
chẳng hạn, được miêu tả ngang thấp. Quả thực, mặc dù cao độ có thể luôn là nét nổi
trội, các yếu tố khác, chẳng hạn như trường độ và sự đột ngột (abruptness), là cần
yếu. Bốn thanh điệu, như Tun (1982) đã mô tả là: (1) ngang thấp; (2) cao lên-xuống;
(3) cao đi xuống; (4) cao đi xuống, có kết thúc đột ngột. Không ít hơn ba trong số
năm thanh điệu tiếng Thái truyền thống miêu tả là cao, trung bình và thấp. Các bằng
chứng thực nghiệm đề nghị rằng những người nghe Thái chắc chắn phân biệt cả
năm thanh ở dạng tách rời, mà không cần có một khung quy chiếu bất kỳ nào thuộc
loại mà cần thiết trong phân tích về một hệ thống âm vực.


13

Thực tế, sự khác nhau quan trọng giữa hai loại hệ thống thanh điệu có thể là
ở chỗ trong các hệ thống đường nét thanh điệu là một thuộc tính của các âm tiết còn
trong các hệ thống âm vực thanh điệu là thuộc tính của các đơn vị lớn hơn chẳng
hạn như các từ. Hombert (1986, tr 180 ff) trình bày một thí nghiệm về trò chơi ngôn
ngữ trong đó những người nói các ngôn ngữ thanh điệu được yêu cầu phải hoán vị
các bộ phận của từ (một là các nguyên âm, hai là các âm tiết). Vì vậy nếu cuộc chơi
được đem áp dụng cho tiếng Anh, thì những người tham gia cũng sẽ được hỏi hoặc
là đặt đảo các nguyên âm của , chẳng hạn, như fifteen (tạo ra có lẽ là feef-tin) hoặc
là đổi các âm tiết (tạo thành teen-fif). Những người nói ba ngôn ngữ Tây Phi
(Bakwiri, Dschang và Kru) và bốn ngôn ngữ đông Á (tiếng Trung Quan thoại, tiếng
Quảng Đông, tiếng Đài Loan và tiếng Thái) được hỏi để tham gia vào cuộc thí
nghiệm. Trong phân loại truyền thống, các ngôn ngữ châu Phi được coi như là các
ngôn ngữ thanh điệu theo âm vực, còn các ngôn ngữ châu Á là các hệ thống đường
nét. Mặc dù Hombert chỉ ra rằng các kết quả không hoàn toàn dễ hiểu, nhưng hình
như những người nói bốn ngôn ngữ châu Á có khuynh hướng phát âm thanh điệu
với một âm tiết hoán vị, trong khi đó những người tham gia là người châu Phi di

chuyển bộ phận đoạn tính nhưng lại bỏ thanh điệu lại phía sau. Cruttenden (1986,
tr.8-9) cũng bình luận rằng nhiều ngôn ngữ châu Phi có “thanh điệu đặc trưng”,
trong đó thanh điệu rất nhạy cảm với cấu trúc sự thêm phụ tố từ, đối lập với “thanh
điệu từ vựng” một cách hẹp hơn của các ngôn ngữ chẳng hạn như tiếng Trung.
1.1.3. Các nội dung khác trong việc phân loại và miêu tả thanh điệu
Ngoài việc nghiên cứu nhằm phát hiện ra bản chất và sự đa dạng của các hệ
thống thanh điệu dựa vào âm vực và đường nét, trong những năm gần đây người ta
cũng dành sự quan tâm khá nhiều đến cách thức mà trong đó các mô hình thanh
điệu có thể được giải thích bằng các quy luật. Đây không chỉ là một vấn đề về các
quy luật lập thức giải thích các điều chỉnh và các trạng thái lo lắng có tính chất đồng
hoá của các chuỗi thanh điệu, mà còn là một câu hỏi cơ bản hơn về cách thức thanh
điệu được vẽ trên các cấu trúc chiết đoạn như thế nào. Leben (1978), chẳng hạn, sử
dụng tư liệu chẳng hạn như các từ tiếng Mende đã đưa ra trước đó ở phần này ủng
hộ cho quan điểm cho rằng thanh điệu là một yếu tố ngôn điệu độc lập của biểu diễn
âm vị học. Chắc chắn trong một ngôn ngữ, chẳng hạn như tiếng Mende, có những


14

mô hình mà tự phân bố trên nhiều từ có các cấu trúc khác nhau, có một sự thật hiển
nhiên về việc coi thanh điệu là một cái gì đó độc lập, nhưng có quan hệ với cấu trúc
đoạn tính (Leben 1978, tr. 177-80). Schuh (1978, tr. 251-2) liên kết việc soạn thảo
các quy luật thanh điệu với câu hỏi loại hình học, một lần nữa phân biệt kiểu châu Á
và châu Phi. Những phát hiện thuộc kiểu này, được thúc đẩy bởi phân tích về thanh
điệu, đến lượt mình lại gắn với những vấn đề khái quát hơn trong âm vị học vốn đã
được đề cập đến trong âm vị học “tự chiết đoạn” và “vần luật”.
Một hướng quan sát sâu hơn về mô tả thanh điệu bắt nguồn từ việc khảo sát
sự phát triển lịch sử của nó, gồm nguồn gốc và sự hình thành thanh (tonogenesis).
Rõ ràng đối với nhiều ngôn ngữ thanh điệu đã xuất hiện ở nơi có những khác biệt về
cao độ, về mặt nguồn gốc bị chi phối bởi các phụ âm, trở nên khác nhau khi các phụ

âm bị biến đổi hoặc biến mất. Trong tiếng Việt chẳng hạn, thanh lên dường như là
hệ quả của các âm tắc họng bị mất: âm cuối tắc họng về căn nguyên chi phối sự đi
lên về cao độ của nguyên âm đứng trước, và khi các âm cuối tắc họng bị rơi rụng,
thì cao độ đi lên trở thành một thanh khác (Hombert 1978, tr. 92-3). Không có gì
ngạc nhiên khi thấy rằng các thanh điệu liên quan không chỉ lẫn nhau mà còn với
bối cảnh chiết đoạn của chúng (phần 9.2 ở trên); Hyman (1978) đưa ra một tổng kết
về cách mà trong đó những biến đổi thanh điệu có thể được thúc đẩy, còn Ohala
(1978) và Hombert (1978) là những bài điểm về chứng cớ rất hữu ích.
Không có một cách chuẩn mực nào mà ở đó các thanh điệu được ghi, kể cả
theo các chính tả quy ước lẫn theo các biểu diễn của các nhà ngôn ngữ. Theo chính
tả tiếng Trung truyền thống, các thanh điệu ẩn tàng trong các ký tự và không có một
ký hiệu hay dấu ghi thanh cụ thể nào để chỉ mỗi thanh; mặt khác, nhiều ngôn ngữ có
thanh điệu trên thế giới, ở châu Phi và châu Mỹ La Tinh, đều có các hệ thống đánh
vần tương đối hiện đại được các nhà truyền giáo hoặc các nhà ngôn ngữ, trong đó
thanh điệu, nếu chỉ ra tất, thường được ghi bằng một loại kí hiệu ở trong hệ thống
chữ viết theo chữ cái. Pike (1948, tr. 36-9) ghi lại nhiều cách khác nhau dùng các
dấu âm sắc trong các hệ thống chính tả thực hành. Chính các nhà ngôn ngữ đôi khi
viện đến các trình bày bằng hình ảnh đối với thanh điệu, dựa vào hoặc là đồ thị của
tần số cơ bản hoặc là dấu hiệu ấn tượng chủ quan về cao độ tiếp nhận. Điều này đặc
biệt hữu ích trong việc biểu diễn các thanh điệu đường nét, vốn có thể khác nhau về


15

trường độ và độ dốc của sự vận động của cao độ và không chỉ theo hướng vận động.
Các biểu diễn kiểu như vậy hiển nhiên trở thành một kí hiệu phổ biến, nhưng một
hệ thống do Chao (1930) phát minh cho tiếng Trung là một thoả hiệp thú vị giữa sự
chính xác có tính đồ hoạ và sự tiện lợi có tính chữ cái. Trong hệ thống này, một
hình thức cụ thể tái hiện một thanh điệu được gắn với dấu vạch đứng ở bên phải của
mỗi ký hiệu. Các ví dụ:

Thanh ngang trung bình

không dấu

Thanh lên

´

Thanh xuống

`

Hệ thống này rất thông dụng (chẳng hạn McCawley 1978).
Ba chiến lược có tính ký hiệu khác khá phổ biến ở các nhà ngôn ngữ. Thứ
nhất, các dấu đơn, nổi bật là các dấu âm sắc, có thể được sử dụng. Trong khi hình
dáng của âm sắc có thể chỉ ra sự vận động của cao độ (ví dụ, sắc đối với thanh lên),
thường tiện lợi thậm chí có tính quy ước và sử dụng dấu bổng cho thanh cao và dấu
trầm cho thanh thấp. Người ta còn chấp nhận nhiều hệ thống quy ước nửa võ đoán
khác nhau, chẳng hạn như việc sử dụng một nét vạch ngang đặt ở trên hoặc ở dưới
nguyên âm để chỉ thanh ngang thấp hoặc trung bình. Một chiến lược thứ hai đơn
giản là đánh số cho các thanh điệu và ghi dấu cho mỗi âm tiết bằng số của nó, chẳng
hạn [ma1] hoặc [ma2]. Pike sử dụng ký hiệu này đối với tiếng Mazateco (1948): có
bốn thanh ngang đối lập với nhau, mà ông đánh số 1-4 từ cao nhất đến thấp nhất.
Trong công trình tương tự, Pike sử dụng các dấu âm sắc để chỉ ba thanh điệu của
tiếng Mixteco (bổng chỉ thanh cao, dấu ngang hay phù hiệu chỉ nguyên âm dài để
chỉ thanh trung bình và trầm chỉ thanh thấp). Thứ ba, các thanh điệu có thể được thể
hiện bằng các chữ cái, ví dụ, H chỉ cao (High), hay L chỉ thấp (Low). Ký hiệu này
trở nên phổ biến trong công trình gần đây trong đó thanh điệu được giả định tạo
thành một lớp hay một bộ phận riêng được vẽ lên trên đối với cấu trúc chiết đoạn.
Hai miêu tả ngắn gọn và dễ hiểu này về thanh điệu ở trong các ngôn ngữ cụ

thể có thể được tìm thấy ở Fudge (1973a): một đoạn trích từ Kratochvil (1968)
miêu tả các thanh điệu tiếng Trung với nhiều chi tiết thuộc bản chất của bốn thanh
điệu và mối quan hệ của chúng với trọng âm, còn Smith (lần đầu năm 1968) khảo
sát thanh điệu trong một ngôn ngữ Tây Phi tiếng Ewe. Người đọc có thể thấy cả


16

hai bản miêu tả đều có thông tin về thanh điệu đóng chức năng như thế nào trong
ngôn ngữ và có tính minh hoạ cho các phương pháp miêu tả và ký hiệu.
1.2. Giao thoa ngôn ngữ
1.2.1. Khái niệm giao thoa ngôn ngữ
Khái niệm giao thoa bắt nguồn từ tiếng Latinh chỉ một hiện tượng âm học :
inter (giữa, lẫn nhau); ferire (hiệu quả) tức hiện tượng giao thoa của âm thanh trong
tự nhiên. Khái niệm này được chuyển theo phép ẩn dụ cho quá trình tác động qua
lại giữa ngôn ngữ thứ nhất (L1) và ngôn ngữ thứ hai (L2) trong việc học ngoại ngữ.
Học một ngoại ngữ là quá trình tiếp nhận và tái tạo mà người học sử dụng
cấu trúc vốn có của L1 đối với L2. Giao thoa được hiểu theo nghĩa rộng là ảnh
hưởng của cấu trúc L1 đến L2 bao gồm cả những cái giống nhau (thuận lợi) và
những cái khác nhau (không thuận lợi). Hiểu theo nghĩa hẹp, giao thoa chỉ bao gồm
những cái khác nhau (không thuận lợi, cản trở, ảnh hưởng) gây ra lỗi trong việc học
L2. Quá trình giao thoa theo nghĩa hẹp sẽ giảm dần trong quá trình học ngoại ngữ.
Điều đó cũng có nghĩa là cùng với thời gian học ngoại ngữ sẽ tăng lên, những điểm
giống nhau sẽ tăng dần. Sẽ không xảy ra hiện tượng L1 và L2 trùng khớp vào nhau
hoàn toàn khi một người đó thông thạo tiếng mẹ đẻ, sau đó học một ngoại ngữ khác.
Một cách khái quát, có thể định nghĩa hiện tượng giao thoa như sau :
Giao thoa là hiện tượng người học ngoại ngữ sử dụng kiến thức, thói quen
của tiếng mẹ đẻ áp dụng cho việc học ngoại ngữ. Hiện tượng này là tất yếu đối với
người học. Tuy nhiên hậu quả đưa lại là khác nhau: những kiến thức thói quen
giống nhau giữa L1 và L2 đưa lại hiệu quả thuận lợi được gọi là chuyển giao tích

cực. Ngược lại, kiến thức và thói quen khác nhau giữa L1 và L2 tạo ra nhiễu loạn
được gọi là chuyển giao tiêu cực. Đó là nguyên nhân gây ra lỗi trong học ngoại ngữ.
1.2.2. Chuyển di ngôn ngữ
Lí thuyết chuyển di ngôn ngữ phân thành hai loại trong quá trình giao thoa
ngôn ngữ.
1.2.2.1. Chuyển di tích cực
Chuyển di tích cực là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử
dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học một ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ trở
nên dễ dàng hơn, bởi vì có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học.


17

Tiếng Hán và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tiết tính, có
thanh điệu. Mỗi chữ Hán đều có âm Hán Việt tương ứng. Trong tiếng Việt và tiếng
Hán tồn tại hàng loạt từ tương đương nhau về mặt ngữ âm (cùng số lượng âm tiết;
cấu tạo âm tiết khá giống nhau; tương tự về phụ âm đầu, vần, thanh điệu…). Về mặt
lí thuyết, người Việt học tiếng Hán sẽ có những thuận lợi nhất định trong vấn đề phát
âm. Có thể liệt kê một số từ Hán Việt có cấu âm gần với âm của từ tương ứng trong
tiếng Hán hiện đại như sau:
Bảng 1.1: Một số từ Hán Việt có cấu âm gần với âm đọc trong tiếng Hán hiện đại
STT

Từ Hán – Việt

Chữ Hán

Phiên âm

1


Bảo mẫu

保姆

Bǎo mǔ

2

Công an

公安

Gōng an

3

Giao thông

交通

Jiāo tōng

4

Cao



Gāo


5

Cán bộ

干部

Gan bù

6

Lao động

劳动

Láo dòng

Nếu người học có được vốn từ Hán Việt và tiếng Hán nhất định thì trong quá
trình học tập hay giao tiếp, họ sẽ có những phản xạ mang tính bản năng ngôn ngữ.
Chẳng hạn khi học từ 公安, nghe giáo viên đọc [gōng’an], người học rất có thể lập
tức nghĩ tới tổ hợp âm Hán Việt‘công an’, tương tự với 劳动 - lao động ‘lao động.
1.2.2.2. Chuyển di tiêu cực
Song song với hiện tượng chuyển di tích cực, cũng thường xảy ra hiện tượng
chuyển di tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ. Tức là do người học áp dụng
không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ vào quá
trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch. Tuy rằng, giữa
lớp từ Hán Việt và tiếng Hán hiện đại có sự tương đồng về mặt ngữ âm, đã tạo cho
người học những thuận lợi nhất định trong quá trình học tiếng Hán hiện đại, nhưng
chính sự tương đồng ấy cũng là tác nhân gây “nhiễu” cho người học. Người học dễ
có xu hướng “biến” cái tương đồng thành cái đồng nhất. Nói cách khác, họ dễ lấy

các đơn vị từ vựng trong tiếng mẹ đẻ thay thế cả âm và nghĩa các đơn vị từ vựng
tương đồng trong ngoại ngữ đang học, chẳng hạn như từ 困难 [kūnnán] có âm Hán


18

Việt là khốn nạn, nghĩa trong tiếng Hán hiện đại là “khó khăn”, nhưng khi người
Việt dùng âm Hán Việt thì nó lại có hai nghĩa: 1) Khốn khổ đến mức thảm hại, đáng
thương. Cuộc sống khốn nạn của người dân nghèo thời trước. 2) Hèn mạt, không
còn chút nhân cách, đáng khinh bỉ, đáng nguyền rủa (Đồ khốn nạn!).
Tương tự, từ 表情 [biǎoqíng] biểu tình, nghĩa trong tiếng Hán hiện đại là
“bộc lộ tư tưởng tình cảm trong lòng qua sắc mặt và thái độ”, nhưng trong tiếng
Việt lại có nghĩa là “đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí, nguyện
vọng và biểu dương lực lượng chung”. Muốn nói biểu tình với nghĩa như trong
tiếng Việt, người Trung Quốc dùng 示威 [shìwēi] thị uy chứ không dùng từ 表情
[biǎoqíng]. Ngược lại, trong tiếng Việt từ thị uy lại có nghĩa “biểu dương sức mạnh
để gây áp lực, uy hiếp ai đó”.
Như vậy, khi vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, những từ này phát sinh thêm
nghĩa khác với nghĩa gốc của nó, nếu nắm không vững sẽ dẫn đến dịch sai, ví dụ
như: 工作很困难 “công việc rất khốn nạn ” thay vì dịch “công việc rất khó khăn”.
Tương tự, những từ như: bác sĩ, cử nhân, thư kí, thủ thuật,… về ý nghĩa, giữa
những từ tương đương trong từng cặp, nhiều khi cũng có những sự khác biệt, tạo
thành những “cạm bẫy” đối với người Việt học tiếng Hán hay người Trung Quốc
học tiếng Việt. Trong ví dụ trên có từ 工作 [gōngzuò] công tác, nghĩa trong tiếng
Hán hiện đại là “làm việc, công việc”, còn công tác trong tiếng Việt có nghĩa là
“làm công tác”, nhưng với câu “Ngày mai anh ấy đi công tác” thì không thể dịch
sang tiếng Hán hiện đại là “明 天他去工作” mà là “明天他去出差”, bởi vì từ công
tác trong câu này nằm trong tổ hợp đi công tác cho nên nó mang ý nghĩa khác,
khiến cho người mới học rất dễ nhầm lẫn. Trong tiếng Hán hiện đại, muốn nói ý
nghĩa “đi công tác” thì phải dùng từ 出差 [chūchai] xuất sai.

Hoặc từ 兽医 [shòuyī] (thú y) trong tiếng Hán hiện đại có nghĩa là “bác sĩ
chuyên chữa trị bệnh cho gia súc, gia cầm”. Còn trong tiếng Việt hiện đại, thú y lại
có nghĩa là “môn phòng bệnh, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và kiểm nghiệm sản
phẩm chăn nuôi”. Vì vậy, muốn biểu đạt nghĩa như trong tiếng Hán hiện đại thì
người Việt phải nói là bác sĩ thú y, tức là phải dùng danh ngữ, chứ không dùng mỗi
một từ thú y. Vì thế, khi nói tiếng Hán hiện đại, người Việt rất dễ mắc lỗi. Chẳng


×