Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ Hành động hỏi và hành động cầu khiến trong sách giáo khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 86 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Phương Lâm

HẢI PHÒNG - 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor

i


To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor

ii

To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đỗ Phương Lâm đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô của Viện Ngôn ngữ học, Ban Giám
hiệu và các thầy, cô khoa Ngữ văn cùng tập thể cán bộ Phòng Quản lí đào tạo
sau đại học trường Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Hải Phòng, ngày 16 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn



iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………….…
i
LỜI CẢM ƠN……………………….……………………………………..

ii

MỤC LỤC…………………………………………………………………

iii

DANH MỤC VIẾT TẮT………………….……………………………….

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………...

vii

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT…………………………...

7


1.1. Hành động ngôn ngữ………………………………………………….

7

1.1.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ…………………………………..

7

1.1.2. Ba loại hành động ngôn ngữ………………………………………...

8

1.1.3. Các kiểu hành động ngôn ngữ………………………………………

9

1.1.4. Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp…..

10

1.2. Câu phân loại theo mục đích nói……………………………………...

14

1.2.1. Câu hỏi (câu nghi vấn)………………….…………………………...

14

1.2.2. Câu cầu khiến…………………………….……………………...….


18

Tiểu kết chương 1………………………………………………………….

21

CHƯƠNG 2: HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN VÀ CÂU CẦU KHIẾN
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ……….

22

2.1. Phân biệt câu cầu khiến và hành động cầu khiến…………………..…

22

2.1.1. Câu cầu khiến là gì?.......…………………….………………………

22

2.1.2. Hành động cầu khiến là gì?…………………………………………

23

2.2. So sánh mục đích của hành động cầu khiến trong sách giáo khoa Ngữ
văn Trung học cơ sở với mục đích của hành động cầu khiến trong giao tiếp
thông thường…………………….…………………………………………

23

2.2.1. Mục đích của sách giáo khoa chỉ có yêu cầu mà không ngăn cản học

sinh thực hiện hành động……….………………………………………….

24

2.2.2. Không có trường hợp cầu khiến học sinh cùng hành động với người
nói (Sách giáo khoa)……………………………………………………….

25

2.2.3. Lợi ích của việc thực hiện nội dung cầu khiến thuộc về SP2……….

25

2.3. Đặc điểm của câu cầu khiến trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học
cơ sở……………………………………………………………...………...

26


iv

2.3.1. Đặc điểm về cấu tạo của câu cầu khiến trong sách giáo khoa Ngữ
văn Trung học cơ sở……………………………………………………….

26

2.3.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa của câu cầu khiến trong sách giáo khoa
Ngữ văn Trung học cơ sở………………………………………………….

31


2.3.3. Đặc điểm sử dụng của câu cầu khiến trong sách giáo khoa Ngữ văn
Trung học cơ sở……………………………………………………………

40

2.4. Các loại câu cầu khiến trong ngôn ngữ sách giáo khoa Ngữ văn
Trung học cơ sở……………………………………………………………

42

2.4.1. Phân loại theo thành phần cấu tạo câu cầu khiến…………………...

44

2.4.2. Phân loại theo độ phức tạp của hành động cầu khiến………….……

46

Tiểu kết chương 2…………………………………………….……………

51

CHƯƠNG 3: HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO
KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ…………………..……………

52

3.1. Mục đích, chức năng của hành động hỏi……………………………...


52

3.1.1. Phân biệt câu hỏi và hành động hỏi…………………………………

52

3.1.2. So sánh mục đích của hành động hỏi thông thường với mục đích
của hành động hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở……….

53

3.1.3. Chức năng của hành động hỏi trong ngôn ngữ sách giáo khoa Ngữ
văn Trung học cơ sở……………………………………………………....

55

3.2. Đặc điểm của câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở….

59

3.2.1. Đặc điểm hình thức……….…………………………………………

59

3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa………….……………………………………...

60

3.2.3. Đặc điểm sử dụng…………………………………………………...


61

3.3. Phân loại câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở…....

63

3.3.1. Tiêu chí, kết quả phân loại và nhận xét……………………………..

63

3.3.2. Trọng điểm hỏi rơi vào phần miêu tả……………………………….

65

3.3.3. Trọng điểm hỏi rơi vào phần nghĩa tình thái………………………..

70

Tiểu kết chương 3………………………………………………………….

71

KẾT LUẬN………………………………………………………………..

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...……….

76


NGUỒN NGỮ LIỆU……………………………………………...……….

79


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

Giải thích

CH

Câu hỏi

CCK

Câu cầu khiến

HĐH

Hành động hỏi

HĐNN

Hành động ngôn ngữ

HĐCK


Hành động cầu khiến

HĐƠL

Hành động ở lời

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SP1

Người nói

SP2

Người nghe

THCS

Trung học cơ sở

VT

Vị tố



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Câu cầu khiến có tác tử hãy và câu cầu khiến không có tác
tử hãy

27

2.2

Các mô hình cấu trúc nghĩa của câu cầu khiến nguyên cấp
trong hoạt động giao tiếp thông thường

32

2.3

Thống kê lượt lời trong sách Ngữ văn THCS (cả HĐ hỏi và
HĐCK)


44

2.4

Phân loại theo thành phần cấu tạo CCK

45

2.5

Phân loại theo sự phức tạp của hành động cầu khiến

48

3.1

Thống kê số lượng hành động hỏi trong sách giáo khoa Ngữ
văn THCS

63

3.2

Phân loại các dạng câu hỏi trong giáo khoa Ngữ văn THCS

64


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1. Trong các hành động nói năng thì hành động hỏi và hành động cầu
khiến (HĐCK) thể hiện hoạt động tương tác rất rõ. Hành động hỏi và HĐCK có
chức năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp, được sử dụng phổ biến trong
hoạt động giao tiếp và cũng là một trong những đối tượng được ngữ dụng học
quan tâm.
1.2. Hành động ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong SGK Ngữ văn là
hành động hỏi và HĐCK. Tuy nhiên, cách thể hiện hai hành động ngôn ngữ này
trong SGK Ngữ văn so với trong hoạt động giao tiếp có khác biệt rõ ràng. Đã có
một số nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này, nhưng chủ yếu là ở góc độ
phương pháp dạy học; hoặc trên phương diện cấu trúc. Một số tác giả còn đồng
nhất hành động hỏi và HĐCK làm một. Do vậy, việc nghiên cứu hành động hỏi
và HĐCK trong SGK Ngữ văn THCS từ góc độ dụng học là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này có thể hữu ích cho việc dạy và học trong nhà
trường Trung học cơ sở, nhất là trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay.
1.3. Hành động hỏi và HĐCK trong ngôn ngữ SGK Ngữ văn THCS đã
được SGK Ngữ văn thể hiện (dưới dạng ngôn ngữ viết) bằng kiểu câu hỏi và câu
cầu khiến. Tuy nhiên, so với cùng hành động ngôn ngữ hỏi và cầu khiến trong
hoạt động giao tiếp thường nhật, hành động ngôn ngữ này trong SGK Ngữ văn
THCS hoàn toàn khác biệt. Bởi vì, hỏi và cầu khiến trên lớp là những hành động
yêu cầu HS thực hiện các mệnh lệnh, chuẩn bị bài trong cấu trúc của mỗi bài
học. Điều đó có quan hệ mật thiết với việc giáo viên biên soạn câu hỏi và câu
cầu khiến khi thiết kế giáo án lên lớp.
Nghiên cứu hành động hỏi và HĐCK trong ngôn ngữ SGK Ngữ văn chưa
được quan tâm thỏa đáng. Mặc dù đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề này,
như: tác giả Nguyễn Quang Cương với luận án tiến sĩ Hệ thống câu hỏi trong
sách giáo khoa văn học; tác giả Nguyễn Thị Ngân với luận án tiến sĩ Câu hỏi
nêu vấn đề trong giờ giảng văn ở trường THCS. Nhưng góc độ nghiên cứu của



2

các công trình kể trên đều là từ phía phương pháp dạy học, nghiên cứu để phục
vụ cho mục đích dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Chính vì
vậy, các tác giả đã đồng nhất hành động hỏi và HĐCK làm một. Chúng tôi
hướng việc nghiên cứu đến những đặc điểm ngôn ngữ của phương tiện biểu hiện
hai hành động hỏi và cầu khiến trong SGK Ngữ văn ở THCS.
1.4. Bản thân tác giả là người trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn
THCS nên thấu hiểu vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng hành động hỏi và HĐCK
trong quá trình dạy học của giáo viên: từ hành động ngôn từ trong SGK có liên
quan mật thiết đến hành động hỏi và HĐCK mà người dạy thường xuyên sử dụng
trong quá trình dạy học. Tuy hành động hỏi và HĐCK không đồng nhất nhưng lại
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Cần nghiên cứu để làm
sao gắn kết hành động hỏi và HĐCK của SGK Ngữ văn hỗ trợ đắc lực cho hoạt
động dạy học của giáo viên khi lên lớp. Trên thực tế, giáo viên chưa sử dụng tốt
câu hỏi và câu cầu khiến để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học….
Từ những lí do được trình bày ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Hành
động hỏi và HĐCK trong SGK Ngữ văn Trung học cơ sở”.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về hành động hỏi và hành động cầu khiến
Các nhà nghiên cứu về lí thuyết hành vi: J. Austin và J. Searle là những
học giả đầu tiên đưa ra những công trình về hành động hỏi và HĐCK. Theo
Searle, có 5 nhóm hành động ngôn ngữ, trong đó có nhóm hành động điều khiển.
Điều khiển (khuyến lệnh) là hành động được người nói sử dụng để “áp đặt”
người nào đó làm một cái gì đó; chúng bộc lộ cái mà người nói muốn. Đó là
những mệnh lệnh, những yêu cầu và những gợi ý [Dẫn theo 40, tr.12]. Thuộc vào
nhóm điều khiển có các hành động tại lời như: hỏi (ask), ra lệnh (order), đòi hỏi
(demand), thỉnh cầu (request), cầu xin (beg), van xin (plead), nài nỉ (entreat), cầu

nguyện (pray), mời (invite), cho phép (permit) và khuyên (advise).
Từ quan niệm của Searle có thể nhận định: giữa hành động hỏi và HĐCK
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (tức có đích ngôn trung, hướng khớp lời, nội
dung mệnh đề và điều kiện chân thành giống nhau) nhưng chúng không đồng


3

nhất, mỗi loại hành động đều có điều kiện thực hiện, mục đích thực hiện và điều
kiện tri nhận riêng.
Ở Việt Nam, những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã tiếp thu thành quả
nghiên cứu về hành động ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới để áp
dụng vào tiếng Việt. Điển hình là các công trình: Đại cương ngôn ngữ học, phần
Dụng học của Đỗ Hữu Châu, Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp, v.v. Các
công trình kể trên đều ít nhiều bàn đến các vấn đề lí thuyết hành động ngôn ngữ
như: khái niệm hành động ngôn ngữ, các loại hành động ngôn ngữ trong một phát
ngôn (tạo lời, mượn lời, ở lời), phân loại hành động ngôn ngữ dựa vào đích ngôn
trung (hiệu lực ở lời), cách thức thực hiện HĐNN (trực tiếp, gián tiếp).
2.2. Nghiên cứu về hành động hỏi và hành động cầu khiến trong
tiếng Việt
Thừa hưởng những cơ sở lí thuyết nền tảng đó, đã có nhiều luận án, luận
văn, khoá luận, báo cáo khoa học và các bài báo nghiên cứu về HĐCK, hành
động hỏi và câu thể hiện chúng dưới các góc độ khác nhau. Có thể tổng thuật
một số công trình tiêu biểu như:
- Về hành động hỏi - câu hỏi:
+ Luận án Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu tiếng
Việt) của tác giả Lê Đông đã phân tích các tiểu loại câu hỏi từ bình diện ngữ
nghĩa - ngữ dụng. Theo tác giả, có các tiểu loại câu hỏi sau: 1) câu hỏi lựa chọn
hiển ngôn, 2) câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn, 3) câu hỏi không lựa chọn.
+ Luận án Hỏi và câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học (trên ngữ liệu

tiếng Pháp có so sánh với tiếng Việt) của tác giả Nguyễn Việt Tiến một mặt
điểm lại một số cách phân loại truyền thống, một mặt đề xuất cách phân loại
mới theo quan điểm ngữ dụng. Theo tác giả, theo quan điểm ngữ dụng, có thể
chia 7 tiểu loại câu hỏi như sau: 1) câu hỏi - yêu cầu thông tin, 2) câu hỏi - đáp,
3) câu hỏi kiểm tra, 4) câu hỏi - yêu cầu xác nhận, 5) câu hỏi - yêu cầu hành
động, 6) câu hỏi tu từ, 7) câu hỏi điều tiết.
+ Bùi Minh Toán trong [38] đã đề xuất một hướng phân loại câu hỏi từ
bình diện ngữ nghĩa. Theo tiêu chí này, có thể có 2 loại câu hỏi: 1) câu hỏi mà


4

trọng điểm hỏi rơi vào nghĩa miêu tả và 2) câu hỏi mà trọng điểm hỏi rơi vào
nghĩa tình thái. Ở loại thứ nhất lại có hai trường hợp: câu hỏi toàn bộ và câu hỏi
bộ phận. Ở loại thứ hai, tác giả chú ý hai trường hợp: tình thái hiện thực và tình
thái ý kiến. Khi miêu tả đặc điểm của từng loại câu hỏi tác giả đã đặt câu hỏi
trong mối tương quan với câu trả lời để chỉ rõ trọng điểm hỏi mà câu hỏi hướng
đến. Đây là một trong những gợi ý quan trọng trong quá trình chúng tôi khảo sát
trọng điểm hỏi của câu hỏi trong ngôn ngữ SGK Ngữ văn THCS.
+ Các công trình [26], [31], [34] mặc dù nghiên cứu về hành vi hỏi, câu
hỏi trong hội thoại dạy học nhưng những vấn đề mà các tác giả đặt ra như: đặc
điểm cấu tạo, vị trí xuất hiện và chức năng của câu hỏi trong hội thoại dạy học
cũng là một trong những gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi tìm hiểu về hành
động hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ SGK Ngữ văn THCS.
- Về HĐCK - câu cầu khiến:
+ Lê Đình Tường với luận án Các yếu tố ngữ nghĩa của phát ngôn cầu
khiến đích thực (nghiên cứu trên tư liệu tiếng Nga và tiếng Việt) đã tìm hiểu kĩ
những vấn đề xung quanh phát ngôn cầu khiến và đi sâu mô tả phát ngôn cầu
khiến đích thực trong tiếng Việt gồm: a) Phát ngôn với tác tử hãy, b) Phát ngôn
với tác tử đừng, c) Phát ngôn với tác tử đi và d) Phát ngôn với tác tử Ø.

+ Chu Thị Thủy An với luận án Câu cầu khiến tiếng Việt đã khảo sát các
câu cầu khiến đích thực, loại câu mà ý nghĩa, lực tại lời thống nhất với dấu hiệu
hình thức [2, 34]. Tác giả đã mô hình hoá cấu trúc câu cầu khiến tiếng Việt theo
tiêu chí chức năng của các thành tố. Theo đó, tác giả đề xuất 8 dạng câu cầu
khiến nguyên cấp và 4 dạng câu cầu khiến tường minh. Đồng thời luận án đi sâu
miêu tả đặc điểm các thành tố trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến.
+ Chu Thị Việt Anh, Các hành động cầu khiến và hành động hỏi, luận
văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội, 2012.
Qua các công trình nghiên cứu đã được liệt kê ở trên, vấn đề mà chúng
tôi quan tâm là nghiên cứu về hành động hỏi chân thực - câu hỏi chính danh và
HĐCK đích thực - câu cầu khiến đích thực chưa được bàn đến kĩ lưỡng. Thêm
nữa, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về hành động hỏi,


5

HĐCK và câu thể hiện chúng trong SGK Ngữ văn THCS. Nếu có đề cập đến vấn
đề ngôn ngữ SGK, thì hầu hết các tác giả đều mới chỉ nghiên cứu từ góc độ
phương pháp dạy học và chủ yếu quan tâm đến vấn đề câu hỏi, chưa chú ý đến
câu cầu khiến; gộp câu hỏi và CCK làm một (như công trình [10], [20] và [27]).
Đó chính là khoảng mở để chúng tôi nghiên cứu đề tài: Hành động hỏi
và hành động cầu khiến trong SGK Ngữ văn THCS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chúng tôi hướng đến trong luận văn này là hành
động hỏi và hành động cầu khiến trong ngôn ngữ của SGK Ngữ văn THCS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là văn bản, ngữ liệu, câu hỏi của các
kiểu bài Đọc-hiểu, Tiếng Việt, Làm văn, Ôn tập trong SGK Ngữ văn THCS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Những nhiệm vụ cụ thể mà luận văn cần tiến hành gồm:
- Tìm hiểu mục đích của hành động hỏi và HĐCK trong ngôn ngữ SGK
Ngữ văn THCS. So sánh với hành động hỏi và HĐCK trong hoạt động giao tiếp
hàng ngày để thấy được nét tương đồng và khác biệt.
- Hành động ngôn ngữ là mục đích của phát ngôn. Nhưng để thể hiện
những mục đích phát ngôn cần có phương tiện để biểu hiện chúng. Đó chính là
những câu, sự kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ trên trục ngữ tuyến tính. Vì vậy,
luận văn cũng đặt ra nhiệm vụ: miêu tả các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và
đặc điểm sử dụng của câu thể hiện hành động hỏi và HĐCK trong ngôn ngữ
SGK Ngữ văn THCS.
- Phân loại câu hỏi và CCK trong ngôn ngữ SGK Ngữ văn THCS.
Qua nghiên cứu có thể rút ra những ứng dụng thiết thực đối với cách đặt
câu hỏi, CCK trong quá trình dạy học ở THCS, hướng đến sự phù hợp với đối
tượng và đạt hiệu quả dạy học cao nhất.


6

5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng các thủ pháp và phương pháp sau trong quá trình
thực hiện luận văn:
- Thủ pháp thống kê, phân loại, đối chiếu, so sánh
- Phương pháp phân tích, miêu tả
6. Đóng góp của luận văn
Về lí thuyết: Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lí thuyết về
hành động hỏi, cầu khiến dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng.
Về thực tiễn: Luận văn có thể ứng dụng làm tài liệu trong giảng dạy bộ
môn Ngữ văn trong nhà trường THCS. Luận văn khái quát đặc điểm và tầm quan
trọng của hành động hỏi, HĐCK trong SGK Ngữ văn THCS, từ đó đặt ra vấn đề:
cần sử dụng có hiệu quả câu hỏi và CCK trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ

văn ở THCS.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn có kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1. Lí thuyết hành động ngôn ngữ, hành động hỏi và hành động
cầu khiến
Chương 2. Hành động hỏi và câu hỏi trong SGK Ngữ văn THCS
Chương 3. Hành động cầu khiến và CCK trong SGK Ngữ văn THCS


7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
1.1. Hành động ngôn ngữ
1.1.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ
Hành động ngôn ngữ còn được gọi là hành động nói hay hành vi ngôn ngữ.
John Austin (1911 - 1960), nhà triết học người Anh đề xướng và trình bày
Lí thuyết hành động ngôn ngữ (speech act) lần đầu ở trường Đại học Tổng hợp
Harvard (Mĩ) năm 1955. Ông có các công trình: Hành động như thế nào bằng lời
nói (tiếng Anh: How to do things with word) (1962), Khi nói tức là làm (tiếng
Pháp: Quand dire, c‫׳‬est faire). Theo ông, không chỉ sự vận động vật chất và tâm
lí mới là hành động. Bản chất của nói năng cũng là hành động. Đó là một loại
hành động đặc biệt có phương tiện là ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, có thể kể đến một số tác giả tiên phong trong lĩnh vực
nghiên cứu về lí thuyết hành động ngôn ngữ như: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán, v.v.
Những cơ sở lí thuyết mà Austin xây dựng nên đã được các nhà Việt ngữ học cụ
thể hoá trên ngữ liệu tiếng Việt.
Theo Đỗ Hữu Châu: Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một
người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người

đọc) Sp2 trong ngữ cảnh [8, tr.446].
Còn Nguyễn Đức Dân cho rằng: Khi thực hiện một phát ngôn trong một
tình huống giao tiếp cụ thể, qua cung cách phát ngôn và cấu trúc của nó người
nói đã thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất định và người nghe cảm nhận
được điều này. Xảy ra hiện tượng đó vì các hành vi ngôn ngữ mang tính chất xã
hội, được ước chế bởi xã hội [12, tr.220].
Nói tóm lại, hành động ngôn ngữ gắn liền với hành động nói năng của con
người, là hành động ngôn ngữ mang tính chất xã hội. Từ khi ra đời, lí thuyết
hành động ngôn ngữ đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề ngôn ngữ mà các
lí thuyết trước đây chưa giải quyết được. Vì thế nó được coi là xương sống của
ngành Ngữ dụng học.


8

1.1.2. Ba loại hành động ngôn ngữ
Trong một phát ngôn, có thể chia ra ba loại hành động ngôn ngữ, đó là:
hành động tạo lời (acte locutoire), hành động mượn lời (acte perlocutoire) và
hành động ở lời (acte illocutoire).
1.1.2.1. Hành động tạo lời: là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ
như: ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu,… để tạo ra phát ngôn. Hành
động tạo lời tạo nên các biểu thức có nghĩa. Một bộ phận của hành động tạo lời
đã là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tiền dụng học (Ngữ âm học và Cú
pháp học).
1.1.2.2. Hành động mượn lời: là những hành động “mượn” phương tiện
ngôn ngữ, hay mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào
đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Chẳng hạn, cùng với thông
tin tăng lương cơ bản cho cán bộ, viên chức thì có nhiều cách tiếp nhận khác
nhau. Cán bộ, viên chức thì mừng vui vì có thêm thu nhập; Đa số người dân lại
tỏ ra lo lắng vì lương chưa tăng thì giá sinh hoạt hàng ngày đã tăng trước; những

người bán hàng tiêu dùng thì thêm hy vọng sẽ tăng doanh thu bán hàng; những
người làm việc tự do thì thờ ơ không quan tâm đến thông tin này, v.v. Qua đó
cho thấy, hành động mượn lời thể hiện ở hiệu quả mà phát ngôn gây ra đối với
người nghe. Hiệu quả ấy không có mẫu số chung và không thể đo đếm được.
Hành động mượn lời không phải là đối tượng nghiên cứu của Ngữ dụng học.
1.1.2.3. Hành động ở lời (HĐƠL, hay còn gọi là hành động ngôn trung,
hành động tại lời) là đối tượng nghiên cứu chính của Ngữ dụng học. HĐƠL là
những hành động được người nói thực hiện ngay khi nói. Hiệu quả của chúng là
những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn
ngữ tương ứng với chúng ở người nhận [8, tr.447]. Nói cách khác, đây là hành
động mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo nên phát ngôn được nói ra (hay
viết ra). Đây là yếu tố giúp phân biệt HĐƠL này với HĐƠL khác.
Khác với hành động mượn lời, HĐƠL có tính quy ước mang tính xã hội.
Nắm được ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu,… của


9

ngôn ngữ đó mà còn phải nắm được những quy tắc điều khiển các HĐƠL trong
ngôn ngữ đó.
Hành động hỏi và HĐCK trong ngôn ngữ SGK Ngữ văn THCS mà chúng
tôi nghiên cứu trong luận văn này chỉ được xem xét dưới góc độ hành động ở lời.
1.1.3. Các kiểu hành động ngôn ngữ
Trong việc áp dụng lí thuyết HĐNN, hiện nay quan điểm của Searle rất
phổ biến trong giới Việt ngữ học. Searle đã dùng 4 trong số 12 tiêu chí đó là:
đích ở lời, hướng khớp ghép lời với hiện thực, trạng thái tâm lí và nội dung
mệnh đề. Trong luận văn này, chúng tôi dựa theo cách phân loại của Searle, chia
HĐNN thành 5 nhóm:
1.1.3.1. Nhóm hành động trình bày (còn gọi là hành động miêu tả, xác tín)
Nhóm hành động này có đích ở lời là kể, trần thuật hay miêu tả một sự

tình nào đó. Hướng khớp ghép là lời - hiện thực (lời phải phù hợp với hiện thực)
và trạng thái tâm lí là niềm tin vào những điều mà mình trình bày. Nội dung
mệnh đề là một mệnh đề và mệnh đề đó có thể kiểm chứng được tính đúng - sai,
chân - nguỵ.
Nhóm trình bày bao gồm các HĐƠL như: kể, miêu tả, tường thuật, báo cáo,
thuyết minh, tường trình, tố cáo, khai, khai báo, kết luận, tổng kết, tóm tắt, v.v.
1.1.3.2. Nhóm hành động điều khiển
Nhóm hành động này có đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực
hiện một hành động trong tương lai. Hướng khớp ghép là hiện thực - lời (hiện
thực phải phù hợp với lời). Trạng thái tâm lí là người nói thực sự mong muốn
người nghe thực hiện hành động đó. Nội dung mệnh đề là hành động trong tương
lai của SP2.
Nhóm điều khiển gồm các HĐƠL: yêu cầu, bảo, đề nghị, xin, cho phép,
sai, sai khiến, lệnh, khuyên, mời, hỏi, kiến nghị, chỉ định,… Searle xếp hỏi vào
nhóm hành động điều khiển vì hành động hỏi đòi hỏi người nghe đáp lại bằng
hành động trả lời. Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu trong luận văn này,
HĐCK và hành động hỏi trong ngôn ngữ SGK Ngữ văn THCS là các hành động
thuộc nhóm điều khiển.


10

1.1.3.3. Nhóm hành động cam kết (ước kết)
Nhóm hành động này có đích ở lời là người nói thông qua phát ngôn của
mình tự đặt mình vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương lai.
Hướng khớp ghép là hiện thực - lời (hiện thực phải phù hợp với lời). Trạng thái
tâm lí là ý định, mong muốn thực hiện hành động đó của người nói. Nội dung
mệnh đề là hành động tương lai của SP1.
Nhóm cam kết gồm các HĐƠL: hứa, cam kết, cam đoan, giao ước, đảm
bảo, thoả thuận, thề, nguyện, đe, doạ, thách thức, v.v.

1.1.3.4. Nhóm hành động biểu cảm (bộc lộ)
Nhóm hành động này có đích ở lời là thông qua phát ngôn, SP1 bày tỏ
được trạng thái tâm lí của mình. Trạng thái tâm lí là người nói thực sự có, thực
sự cảm thấy trạng thái tâm lí được bày tỏ. Nội dung mệnh đề là một hành động
hay một tính chất nào đó có tư cách là nguồn gây ra cảm xúc ở người nói.
Nhóm biểu cảm gồm các HĐƠL: than thở, than phục, cảm than, khen,
chê, cảm ơn, xin lỗi, ân hận, tiếc, thương, ca ngợi,…
1.1.3.5. Nhóm hành động tuyên bố
Đích ở lời của nhóm hành động này là làm cho điều được nêu ra trong
phát ngôn có hiệu lực (trở thành hiện thực). Hướng khớp ghép vừa là lời - hiện
thực vừa là hiện thực - lời. Trạng thái tâm lí, theo Searle ở nhóm hành động này
là Ø (vắng mặt). Nội dung mệnh đề là một mệnh đề nào đó.
Nhóm tuyên bố gồm các HĐƠL: tuyên bố, tuyên án, buộc tội,…
Sự phân loại của Searle không phải là kết quả cuối cùng, kết quả tuyệt
đối. Sự phân loại các HĐNN thành 5 nhóm nêu trên chỉ mang tính tương đối vì
có trường hợp cùng một HĐƠL có thể thuộc về một vài nhóm. Do đó, đây là vấn
đề cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện.
1.1.4. Hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp
Căn cứ vào cách thực hiện hành động ngôn ngữ, người ta chia thành hai
loại: hành động ngôn ngữ trực tiếp và hành động ngôn ngữ gián tiếp.
Diệp Quang Ban [6] nhận xét: hành động nói trực tiếp và hành động nói
gián tiếp được xét theo mối quan hệ giữa hình thức diễn đạt (là kiểu câu) với


11

chức năng (là đích ngôn trung của hành động nói) [6, tr.110]. Trong tiếng Việt,
có bốn kiểu câu: trình bày, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Mỗi kiểu câu đều có
những đặc trưng riêng về cấu trúc ngữ pháp. Xem xét mối liên hệ giữa cấu trúc
câu với chức năng là xem xét HĐNN trực tiếp và HĐNN gián tiếp.

1.1.4.1. Hành động ngôn ngữ trực tiếp
Hành động nói trực tiếp là hành động được sử dụng đúng với mục đích mà
phương tiện ngôn ngữ thể hiện.
Theo Đỗ Hữu Châu: hành vi ngôn ngữ chân thực là hành vi ngôn ngữ được
thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng [8, tr.492].
Còn Diệp Quang Ban nhận định: khi một kiểu câu được dùng đúng với
chức năng vốn có của nó, thì nó hoạt động với tư cách hành động nói trực tiếp
[6, tr.109].
Ví dụ:
(1) Hãy tìm bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
(SGK Ngữ văn 7, tập 1, tr.30)
(2) Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì?
(SGK Ngữ văn 6, tập 1, tr.8)
Dựa vào dấu hiệu hình thức (tác tử hãy, gì) và hiệu lực ở lời, ta biết được:
(1) là CCK thực hiện hành động cầu khiến; (2) là câu hỏi thực hiện hành động
hỏi. Đó là hai hành động ngôn ngữ trực tiếp.
Phương tiện thực hiện hành động nói trực tiếp có hai trường hợp: sử dụng
câu ngôn hành tường minh; sử dụng câu ngôn hành hàm ẩn (hay nguyên cấp)
+ Sử dụng câu ngôn hành tường minh
Sử dụng câu ngôn hành tường minh là sử dụng câu chứa động từ gọi tên
hành động nói đang được thực hiện. Động từ gọi tên hành động nói đó được gọi
bằng thuật ngữ động từ ngôn hành (động từ ngữ vi). Để có thể sử dụng động từ
ngôn hành, câu ngôn hành theo lối trực tiếp cần thoả mãn điều kiện dùng như sau:
- Chủ ngữ ở ngôi thứ nhất (biểu hiện người nói)
- Động từ phải ở thời hiện tại (tức là không có dấu hiệu chỉ thời gian như:
đã, sẽ, đang, mới, vừa,…)


12


- Thức hiện thực (tức là không có các từ ngữ tình thái và các quan hệ từ
như: nếu, giá như, muốn, định, toan,…)
- Bổ ngữ trực tiếp ở ngôi thứ hai (SP2)
Ví dụ:
(3) - Tôi hứa sẽ không phụ công anh. (hành động hứa)
(4) - Tôi xin thông báo phiên đấu giá kết thúc. (hành động tuyên bố)
(5) - Em xin lỗi anh. (hành động xin lỗi)
Những hành động nói được diễn đạt bằng câu ngôn hành tường minh (với
điều kiện thoả mãn các điều kiện dùng) là những hành động nói trực tiếp.
+ Sử dụng câu ngôn hành hàm ẩn (hay nguyên cấp)
Sử dụng câu ngôn hành hàm ẩn là sử dụng câu có cấu trúc thức (câu phân
loại theo mục đích nói) trùng hợp với chức năng (mục đích nói) vốn có của câu
đó. Chẳng hạn như dùng câu trình bày để kể, tả, nhận xét, v.v.; dùng câu nghi
vấn để hỏi; dùng CCK để đề nghị, yêu cầu, ra lệnh,..; dùng câu cảm thán để bộc
lộ cảm xúc. Cách dùng câu ngôn hành hàm ẩn như vậy là cách thực hiện hành
động nói trực tiếp.
Ví dụ:
(6) - Bạn từ đâu tới? (câu hỏi thực hiện hành động hỏi)
(7) - Đi câu cá với tớ nhé! (CCK thực hiện hành động rủ)
(8) - Sắp hết hạn nộp luận văn rồi đấy. (câu trình bày thực hiện hành động
thông báo)
(9) - Ái chà, đau thật! (câu cảm thán thực hiện hành động bộc lộ)
1.1.4.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp
Trong giao tiếp, có hai trường hợp có thể xảy ra: một là người nói không
diễn đạt trực tiếp những ý mà người ấy muốn nói và hai là câu nói ấy không chỉ
có một đích ở lời. Cho nên, đại bộ phận các phát ngôn được xem như là thực
hiện đồng thời một số hành vi [Labov và Fanshel, dẫn theo 8, tr.492]. Trong đó,
một phát ngôn có thể thực hiện đồng thời HĐƠL trực tiếp và HĐƠL gián tiếp.



13

HĐNN gián tiếp đã được Austin, Searle và Yule nghiên cứu kĩ. Theo Yule:
khi nào có một quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta
có một hành vi ngôn ngữ gián tiếp [Dẫn theo 21, tr.12]. Searle nói rằng: một hành
vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vi ở lời khác sẽ
được gọi là một hành vi gián tiếp [Dẫn theo 21, tr.12]. Trong giáo trình ngữ dụng
học, Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa HĐNN gián tiếp là: Hiện tượng người giao tiếp
sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở
lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp. Một
hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một
hành vi ở lời này nhưng lại nhằm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn
ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một
hành vi khác. [8, tr.492].
Ví dụ:
(10) Ôi, người đâu mà đẹp thế?
(11) Mái tóc rễ tre mới xinh làm sao!
Phát ngôn (10) trực tiếp hỏi nhưng gián tiếp khen. Phát ngôn (11) trực tiếp
trình bày nhưng gián tiếp chê.
HĐNN gián tiếp là hành động không được thể hiện rõ ràng bằng ngôn
ngữ. Cho nên, không dễ nắm bắt được ý nghĩa của phát ngôn. Muốn nhận biết
HĐNN gián tiếp cần dựa vào: ngữ cảnh, sự suy ý, lẽ thường, ước định xã hội, sự
vi phạm các điều kiện sử dụng và sự vi phạm các quy tắc hội thoại,…
Ví dụ:
(12) Thưa sếp, tôi đã đạt được 150% doanh số tháng này rồi ạ.
(13) Anh chàng ấy chỉ là người đội mũ xanh thôi.
Nếu chỉ xét riêng phát ngôn (12) mà không tính đến ngữ cảnh thì người
nghe sẽ hiểu đây là hành động trình bày, nhận định. Nhưng khi đặt nó vào ngữ
cảnh: quy định của công ty cứ vượt doanh số là được thưởng thì đích ở lời của
phát ngôn (12) sẽ là lời đề nghị khen thưởng. Còn phát ngôn (13), ở trong văn

hóa Trung Quốc thì “đội mũ xanh” là thông báo với mọi người là bị vợ phản bội,
thì phát ngôn (13) là hành động chê bai, giễu cợt.


14

1.2. Câu phân loại theo mục đích nói
Câu là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là phương tiện chủ yếu để con người
tiến hành hoạt động giao tiếp. Câu là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo
hay truyền đi một thông điệp đầy đủ. Chức năng quan trọng nhất của câu, để câu
phân biệt với các đơn vị khác của ngôn ngữ cũng chính là chức năng thông tin.
Bất kì câu nào, khi nói (hay viết) ra đều nhằm một (hoặc một số) mục đích
nhất định. Căn cứ vào mục đích nói, hầu hết các nhà ngữ pháp đều thống nhất
chia câu thành bốn loại lớn:
- Câu trần thuật (còn gọi là câu kể, câu miêu tả): Câu trần thuật được
dùng với mục đích miêu tả, kể, trình bày, giới thiệu hay nêu ý kiến… về vật, việc
hay hiện tượng nào đó. Ví dụ:
(14) Tôi là một hoạ sĩ. (giới thiệu)
(15) Con ếch xanh ngồi im như tượng, hai mắt tròn xoe, ức nó đập phập
phồng. (miêu tả)
- Câu cảm thán (còn gọi là câu cảm): là câu dùng để bộc lộ một cách trực
tiếp, rõ rệt cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói. Loại câu này được dùng
nhiều trong ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ nghệ thuật.
Ví dụ: Ối, đau quá!
- Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn)
- Câu cầu khiến (còn gọi là câu mệnh lệnh)
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đặt nhiệm vụ nghiên cứu hai kiểu câu:
câu hỏi và câu cầu khiến.
1.2.1. Câu hỏi (câu nghi vấn)
1.2.1.1. Khái niệm

Câu hỏi (câu nghi vấn) là câu được người nói dùng để nêu lên điều mình
chưa biết hoặc còn hoài nghi và mong muốn được người nghe trả lời, giải đáp.
Ví dụ:
(16) - Ghê gớm muỗi! Bác Pha có cho tôi mượn cái quạt không?
(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)


15

Câu hỏi cũng được dùng để tự vấn, không đòi hỏi câu trả lời ở người
nghe. Ví dụ:
(17) Nhưng sao gặp tôi lần này anh lại hân hoan đến thế? Anh đã đủ thì
giờ để lột xác rồi chăng? Hay cuộc kháng chiến mãnh liệt của dân ta đã quét
sạch khỏi đầu anh những cái gì cũ còn sót lại? (Nam Cao, Đôi mắt)
Câu hỏi cũng được dùng để nêu vấn đề, cho người đọc, người nghe suy
nghĩ, bàn luận.
1.2.1.2. Dấu hiệu hình thức
Câu nghi vấn, về mặt hình thức, có những dấu hiệu đặc trưng như:
+ Có chứa các đại từ nghi vấn
Các đại từ nghi vấn dùng để hỏi thường là: ai (hỏi về người), gì (hỏi về
vật, việc, hiện tượng), nào (hỏi về vật, việc, hiện tượng chưa biết và cần được
xác định trong một tập hợp những cái cùng loại), (như) thế nào (hỏi về tính chất,
cách thức), sao (hỏi về cái không biết cụ thể hoặc hỏi về nguyên nhân), mấy (hỏi
về số lượng ít), bao nhiêu (hỏi về số lượng không rõ nhiều ít), bao giờ (hỏi về
khoảng thời gian), bao lâu (hỏi về lượng thời gian), đâu (hỏi về vị trí)…
Ví dụ:
(18) Ai điểm cao nhất lớp?
(19) Đây là cái gì?
(20) Anh học nhạc mấy năm rồi?
+ Có chứa các phó từ nghi vấn

Các cặp phó từ thường sử dụng để hỏi trong tiếng Việt gồm: có… không
(hoặc có không), có phải… không (hoặc có phải không) để hỏi về tính khẳng
định/ tính phủ định; đã… chưa để hỏi về sự xảy ra/ không xảy ra; xong… chưa
(hoặc xong chưa) để hỏi tính hoàn thành/ không hoàn thành.
Ví dụ:
(21) Anh có đến hay không?
(22) Bạn đã kết hôn chưa?
(23) Có phải anh xem bộ phim này rồi phải không?
+ Có quan hệ từ lựa chọn hay


16

Quan hệ từ lựa chọn hay được dùng trong câu nghi vấn để hỏi có hạn chế
trong khả năng trả lời bằng cách sử dụng một trong những đề nghị đã được
người hỏi đưa ra [5, tr.224].
Ví dụ:
(24) Chúng ta sẽ đi Sài Gòn hay Hải Phòng?
(25) Anh thích con trai hay con gái?
+ Có chứa các tiểu từ tình thái
Các tiểu từ tình thái thường dùng để hỏi là: à, ư, nhỉ, nhé, chắc, chăng,
chứ, hử, hả,… Vị trí của các tiểu từ tình thái là ở cuối câu. Trong số các tiểu từ
tình thái vừa nêu, có lẽ hai từ à, ư có tính nghi vấn trung tính nhất, các từ còn lại
dù dùng một mình hay dùng cùng với các phương tiện nghi vấn khác đều thường
có kèm sắc thái tình cảm rất tế nhị.
Ví dụ:
(26) Ông mới đến à? (sắc thái trung hoà)
(27) Ông còn mệt không ạ? (sắc thái kính trọng)
(28) Ông ăn cơm cùng cháu nhé? (sắc thái thân mật)
Nói chung các hình thức hỏi bằng đại từ nghi vấn, kết từ hay và các phó từ

nghi vấn là các hình thức dùng cho loại câu hỏi có trọng điểm hỏi xác định, hỏi về
một điểm chưa rõ. Còn hình thức hỏi bằng tiểu từ thì nội dung hỏi không tập trung
ở một vấn đề cụ thể nào cả, ý được hỏi là ý của toàn câu. Vì thế, có tác giả gọi
kiểu câu hỏi được biểu thị bằng tiểu từ tình thái là câu hỏi toàn bộ để phân biệt với
câu hỏi bộ phận được biểu thị bằng các phương tiện khác.
1.2.1.3. Phân loại câu hỏi
Để phân loại câu hỏi, cần thiết đưa ra tiêu chí để phân loại. Trong luận
văn này, chúng tôi dựa vào quan điểm của tác giả Bùi Minh Toán trong bài viết
“Tiếp cận câu hỏi chính danh từ bình diện ngữ nghĩa”. Tác giả cho rằng: “trong
câu hỏi, trọng điểm hỏi có thể rơi vào phần nghĩa miêu tả, cũng có thể rơi vào
phần nghĩa tình thái.” [38, tr.2].
Từ đó, tác giả chia câu hỏi thành hai nhóm: Nhóm 1, câu hỏi mà trọng
điểm hỏi rơi vào phần nghĩa miêu tả; Nhóm 2, câu hỏi mà trọng điểm hỏi rơi vào


17

phần nghĩa tình thái. Trong mỗi trường hợp lại có thể chia thành từng loại câu
hỏi cụ thể như sau:
Nhóm 1: Câu hỏi mà trọng điểm hỏi rơi vào phần nghĩa miêu tả
Câu hỏi có trọng điểm hỏi rơi vào phần nghĩa miêu tả là loại câu hỏi mà
người nói hỏi về toàn bộ sự tình hoặc hỏi về một trong các thành tố (vị tố, tham
thể) của sự tình.
+ Câu hỏi hỏi về toàn bộ sự tình (câu hỏi tổng quát)
Sử dụng câu hỏi toàn bộ khi người hỏi chưa hề biết một thông tin nào về
sự tình, chỉ mới biết rằng có một sự tình nào đó xảy ra hay tồn tại.
Ví dụ:
(29) Vợ: - (nhìn vẻ mặt khó chịu của chồng) Có chuyện gì thế?
Chồng: - Anh bị chuyển công tác rồi.
+ Câu hỏi bộ phận (hay chuyên biệt)

Sử dụng câu hỏi bộ phận khi người hỏi đã biết về các thành tố khác của sự
tình nhưng còn một (hoặc một vài) thành tố chưa biết. Thành tố chưa biết đó có
thể là vị tố, cũng có thể là tham thể (bất kì tham thể nào: diễn tố hay chu tố)
- Hỏi về vị tố. Ví dụ:
(30) Dạo này công việc thế nào?
(31) Anh bị làm sao thế?
Khi hỏi về vị tố, từ nghi vấn thay thế cho vị tố và được đặt ở vị trí của vị tố.
- Hỏi về tham thể. Ví dụ:
(32) Anh ta là ai? (hỏi về đối tượng - đối thể)
(33) Công ty nào xây dựng tòa nhà này? (hỏi về chủ thể hành động)
(34) Khi nào anh đi nước ngoài công tác? (hỏi về thời gian)
(35) Sao con đường này làm mãi chưa xong nhỉ? (hỏi về nguyên nhân)
+ Câu hỏi lựa chọn
Là loại câu hỏi đặt ra sự lựa chọn giữa hai khả năng trong bình diện nghĩa
miêu tả. Xét phương thức lựa chọn, có hai cấp độ:
- Hỏi về khả năng lựa chọn giữa hai đối tượng, hai sự tình
Ví dụ:


18

(36) Đau đầu do áp lực công việc hay bị ốm?
- Hỏi về khả năng lựa chọn giữa hai hay nhiều thành tố trong sự tình
(37) Trời nắng hay mưa đấy? (lựa chọn vị tố)
(38) Mình đọc hay tôi đọc? (Nam Cao, Đôi mắt) (lựa chọn đối thể)
(39) Chúng ta đi bộ hay đi cáp treo? (lựa chọn phương tiện)
Nhóm 2: Câu hỏi mà trọng điểm hỏi rơi vào phần nghĩa tình thái
Do thành phần nghĩa tình thái rất phức tạp, khó nắm bắt nên chúng ta chỉ
giới hạn phạm vi khảo sát tình thái trong nội bộ câu hỏi, từ đó đưa ra hai phương
diện thường gặp nhất:

+ Trọng điểm hỏi có thể rơi vào phương diện tình thái hiện thực.
Trong trường hợp hỏi về tình thái hiện thực, người hỏi không đặt ra yêu
cầu cung cấp thông tin về sự tình hay bộ phận trong sự tình, mà có nhu cầu xác
nhận tính hiện thực của sự tình mà câu đề cập đến: có hay không, đã hay chưa
xảy ra trong thực tế, đúng hay sai so với hiện thực [38, tr.6].
Ví dụ:
(40) Anh mắng tôi đấy à?
(41) Anh đã từng đi Trung Quốc rồi?
(42) Này, bạn vừa xem điện thoại của tôi phải không?
+ Trọng điểm hỏi có thể rơi vào phương diện tình thái ý kiến
Câu hỏi hỏi về tình thái ý kiến có trọng điểm hỏi hướng tới việc xác định ý
kiến, sự đánh giá, sự nhìn nhận, thái độ của người đối thoại đối với sự tình mà
người hỏi quan tâm [38, tr.7]. Ví dụ:
(43) SP1: - Xem phim nhé?
SP2: - Tôi bận.
(44) Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại
mang tên Hội khỏe Phù Đổng? (Ngữ văn 6, tập 1, tr.24)
1.2.2. Câu cầu khiến
1.2.2.1. Khái niệm
Câu cầu khiến là câu được dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người
nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu [4, tr.235]. Hay, nói cụ thể hơn, mục


×