Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ của tiêu đề báo chí điện tử tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 95 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TIÊU ĐỀ
BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Na
Ma số: 60.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Phương Lâm

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với những biện


luận, quan điểm độc lập. Các số liệu khảo sát, kết quả nêu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày

tháng

Tác giả luận văn

năm 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình theo học ngành cao học Ngôn ngữ học Việt Nam tại
trường Đại học Hải Phòng, đặc biệt là khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết lòng từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Vì vậy,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Gia đình tôi, hậu phương luôn đứng bên tôi trong những phút khó khăn để
hoàn thành được luận văn.
Các thầy, cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa K6 tại
trường Đại học Hải Phòng, những người đã dành tâm sức tận tình hướng dẫn tôi.
Thầy giáo, tiến sĩ Đỗ Phương Lâm, người đã tận tâm hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc sức khỏe tới quí thầy cô, gia đình và các anh chị
học viên.
Hải Phòng, ngày

tháng

Tác giả luận văn

năm 2016


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................................... 9
1.1. Phong cách ngôn ngữ báo chí .................................................................... 9
1.1.1. Ngôn ngữ báo chí có tính thời sự ............................................................ 9
1.1.2. Ngôn ngữ báo chí có tính ngắn gọn, chính xác..................................... 13
1.1.3. Ngôn ngữ báo chí có tính cụ thể ........................................................... 15
1.1.4. Ngôn ngữ báo chí có tính khuôn mẫu ................................................... 15
1.2. Tiêu đề báo chí ......................................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 17
1.2.2. Chức năng của tiêu đề báo chí .............................................................. 18
1.2.3. Vai trò của tiêu đề báo chí .................................................................... 19
1.2.4. Đặc trưng của tiêu đề báo chí................................................................ 22
1.2.5. Cấu trúc tiêu đề báo chí......................................................................... 23

1.2.6. Phân loại tiêu đề báo chí ....................................................................... 24
1.2.7. Yêu cầu về đặt tiêu đề báo chí .............................................................. 25
1.3. Khái quát về thể loại và hệ thống báo chí Việt Nam ............................... 25
1.3.1. Các thể loại báo chí ............................................................................... 25
1.3.2. Diện mạo báo chí ở Việt Nam............................................................... 26
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 27
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TIÊU ĐỀ BÁO ĐIỆN TỬ VỀ MẶT
CẤU TRÚC HÌNH THỨC.............................................................................. 29
2.1. Một số đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp .................................................... 29
2.1.1. Tiêu đề bài báo là một cụm từ ............................................................... 29


iv
2.1.2. Cấu trúc ngữ pháp của tiêu đề bài báo là câu ....................................... 35
2.2. Một số đặc điểm về cách dùng từ, ngữ trong tiêu đề ............................... 38
2.2.1. Tiêu đề bài báo điện tử sử dụng nhiều tiếng lóng của giới trẻ.............. 38
2.2.2. Tiêu đề báo dùng nhiều thành ngữ mới ................................................ 41
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 42
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TIÊU ĐỀ BÁO ĐIỆN TỬ VỀ MẶT NỘI
DUNG ............................................................................................................. 44
3.1. Ý nghĩa của tiêu đề và các kiểu tiêu đề tương ứng .................................. 44
3.1.1. Tiêu đề thông báo (hay còn gọi là tiêu đề xác nhận thông tin) ............ 44
3.1.2. Tiêu đề nghi vấn .................................................................................... 45
3.1.4. Tiêu đề cảm thán ................................................................................... 48
3.1.5. Tiêu đề để ngỏ ....................................................................................... 48
3.2. Các cách đặt tiêu đề thường gặp trên báo điện tử hiện nay ..................... 49
3.2.1. Dùng các mô típ có sẵn ......................................................................... 49
3.2.2. Dùng các phương thức chuyển nghĩa.................................................... 62
3.2.3. Chơi chữ, nói lái .................................................................................... 67
3.2.4. Uyển ngữ ............................................................................................... 71

3.2.5. Châm biếm, nói mỉa .............................................................................. 72
3.2.6. Dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiêu đề ..................................... 75
3.3. Ảnh hưởng, tác động của tiêu đề báo điện tử đối với tiếng Việt văn hóa .... 75
3.3.1. Tác động tích cực .................................................................................. 75
3.3.2. Tác động tiêu cực và giải pháp ............................................................. 77
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 80
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Báo điện tử (báo mạng) là loại hình báo chí rất non trẻ ở nước ta. Những tờ
báo điện tử ra đời sớm nhất cũng mới chỉ có tuổi đời chừng 15 năm. Tuy ra đời
muộn, nhưng báo điện tử lại là loại hình báo chí năng động, có khả năng thích ứng
cao, tích hợp được nhiều phương tiện truyền thông hiện đại và luôn vận động, biến
đổi theo tốc độ chóng mặt của công nghệ kĩ thuật số. Không những thế, báo điện tử
còn đặc trưng ở tính miễn phí, tính đồ họa và tính thời sự, tính cập nhật rất cao. Vì
vậy, báo điện tử hiện nay đã gần như chiếm tỷ lệ tuyệt đối so với báo in về số lượng
người đọc.
Tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam là Vnexpress “hiện có hơn 17 triệu
độc giả thường xuyên (unique visitors), với khoảng 34 triệu lượt truy cập
(pageviews) mỗi ngày (độc giả trong nước chiếm hơn 80%, 7% ở Mỹ, 13% từ các
nơi khác)” [69]. Đây là con số khổng lồ mà chưa từng có tờ báo in nào đạt được.
Các trang báo điện tử khác cũng đã phát triển nhanh chóng, như Báo Dân trí
(Dantri.com.vn) “đã được công cụ xếp hạng Zeitgeist của Google xếp thứ 9 trong
Top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu” [69]. Hay
“VietNamNet là lựa chọn hàng đầu của độc giả tuổi trên 30 - kết quả nghiên cứu
của Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), vừa chính thức công

bố” [69].
Để làm được điều này, báo điện tử đã năng động, đổi mới cả về nội dung và
hình thức, đáp ứng thị hiếu của người đọc. Vì vậy, vấn đề ngôn ngữ báo điện tử dù
đã được nghiên cứu, tìm hiểu nhiều, song, chưa bao giờ là cũ, khi nó luôn biến đổi
theo từng ngày, từng giờ.
Tiêu đề (từ đây viết tắt là TĐ) thường là nhân tố hình thức quan trọng nhất
quyết định sự thành công, quyết định lượng người đọc của một bài báo. Theo Dan
Shure, “Trong cuốn sách nổi tiếng về marketing, bestseller của The New York
Times và Wall Street Journal, có tên “Made to stick”, tác giả cho rằng các biên tập
viên tin tức và báo chí nên dành 80% thời gian của họ để suy nghĩ đặt TĐ cho bài


2
viết, thời gian nào còn lại thì dành cho nội dung” [62]. Với báo điện tử, tồn tại
trong môi trường số với diện tích phủ tin dày đặc và tốc độ lướt tin nhanh đến
chóng mặt, thì TĐ lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, gần như thay thế
toàn bộ nội dung bài báo để quyết định việc đọc hay không đọc của độc giả. Nhà
báo thường phải có rất nhiều chiến lược ngôn ngữ thực hiện trên TĐ để thu hút
người đọc. Vì vậy, TĐ báo điện tử có rất nhiều nét đặc trưng về cách sử dụng ngôn
ngữ cần được nghiên cứu, tìm hiểu.
Gần đây, việc giật tít (đặt TĐ bài báo một cách giật gân) trên báo điện tử đã
trở thành một hiện tượng gây chú ý và phản ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội.
Nhiều TĐ báo chí không phản ánh đúng nội dung bài báo, chỉ nhằm gây sự chú ý
của độc giả. Một số TĐ báo chí mắc lỗi ngôn ngữ, sai về chính tả, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, gây hiểu lầm cho độc giả. Chẳng hạn, TĐ bài báo “Phạt 70 triệu bác sĩ bị tố
hiếp dâm cô gái 18 tuổi” của tác giả Thạch Quý đăng trên Báo Vietnamnet ngày 0710-2016 có thể mang đến một cách hiểu phi lí: có tới 70 triệu bác sĩ... Những trường
hợp tương tự như ví dụ vừa dẫn không chỉ là một hiện tượng báo chí mà còn là một
hiện tượng ngôn ngữ tác động tiêu cực đến đời sống ngôn ngữ xã hội.
Với một số lí do trên đây, chúng tôi quan tâm và lựa chọn nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ của tiêu đề báo chí điện tử tiếng Việt.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về báo điện tử
Ở Mỹ, báo điện tử hình thành và phát triển sớm nhất trên thế giới. Việc
nghiên cứu về báo điện tử cũng vì thế mà phát triển nở rộ, không chỉ ở phương diện
kĩ thuật điện tử - mạng internet, phương diện báo chí mà cả trên phương diện ngôn
ngữ học. Có thể điểm lại một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Nhóm tác giả: Keith Kenney, Alexander Gorelik, Sam Mwangi với bài
chuyên luận Những đặc điểm mang tính tương tác của báo điện tử. Bài viết đã phân
tích rất sâu sắc về đặc tính tương tác của báo điện tử. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra
những chiến lược của báo điện tử trong việc tăng cường khả năng tương tác với độc
giả và trao cho độc giả nhiều sự chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin. Như


3
vậy, ba tác giả người Mỹ đã bước đầu nhận thấy tầm quan trọng trong sự đọc (sự
nhận tin) của độc giả, tức là thấy được sự chi phối của nhân vật giao tiếp, cũng như
thấy được tính đa chiều của hoạt động báo chí [68]. Đây là tài liệu quan trọng, quán
xuyến tư tưởng của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn này.
Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về báo điện tử còn khá khiêm tốn. Đây là
khó khăn của chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về các vấn đề lí thuyết ngôn ngữ
học báo chí. Có thể kể đến một số tác giả có công trình nghiên cứu chung về báo
điện tử dưới đây:
Nhóm tác giả: Vũ Hồng Quang, Trần Hồng Nhung, Vũ Thu Phương, Vũ
Minh Phúc, Nguyễn Thị Thơm, Vũ Thị Hà My có bài viết “Nghiên cứu so sánh
giữa trang web thông thường và báo điện tử”. Trong bài viết này, các tác giả đã chỉ
ra hai điểm khác nhau cơ bản về nội dung và hình thức giữa báo điện tử và trang
web, qua đó cho thấy thiết kế của một tờ báo điện tử có tính chất tích cực hơn một
trang web thông thường [70].
Nhóm tác giả: Ngọc Liên, Bích Hà, Hồng Nhung, Thu Hằng, Thanh Tùng có
bài viết Con đường riêng của báo Dân trí. Bài viết ghi lại một cách hệ thống quá

trình hình thành, phát triển cũng như chỗ đứng của Dantri.com hiện nay trên cộng
đồng mạng [66].
Tác giả Trương Đình Hữu trong bài viết “Những ưu điểm của báo chí trực
tuyến” đã chỉ ra những lợi thế của báo điện tử so với báo chí truyền thống như tính
tương tác, tính đa phương tiện, tính thời sự, tính phi định kì và khả năng truyền tải
thông tin không hạn chế. Đặc biệt, bài viết này đã nhắc tới một đặc tính tương tác
riêng biệt của báo điện tử là “cho phép người đọc gửi mail (thư điện tử) phản hồi
trực tiếp tới tòa soạn báo với tốc độ nhanh chóng” [85]. Đặc tính này cho chúng tôi
cái nhìn về quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người đọc và nhà báo để chi phối tới
bài báo, cái mà các loại hình báo chí truyền thống khác không có.
Nhìn chung, các tác giả trên đã bước đầu đưa ra những nghiên cứu của mình
về một số đặc điểm của báo điện tử, thông qua việc khảo sát những tờ báo điện tử
tiêu biểu. Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc so sánh, khảo sát chung
chung mà chưa nghiên cứu khái quát nên những đặc điểm về ngôn ngữ cũng như


4
chỉ ra những thành tựu hay những bất cập, những tác động tới ngôn ngữ xã hội của
báo chí điện tử tiếng Việt hiện nay.
2.2. Nghiên cứu về tiêu đề báo chí
TĐ báo chí nói chung và TĐ báo điện tử nói riêng là đối tượng được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Dưới đây, chúng tôi tổng thuật một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu.
Dan Shure trong bài viết “TĐ (giật tít) quyết định 80% thành công của bài
viết! Tại sao?” đã gián tiếp đề cập đến đặc tính của ngữ cảnh mạng khi cho rằng
Internet là đường cao tốc: “Nếu như trang web của bạn là cửa hàng nằm trên đường
cao tốc, thì TĐ là bảng chỉ dẫn để lôi kéo sự chú ý của càng nhiều người phù hợp
càng tốt. Có thể nhiều người bỏ qua liên kết, email, bài viết của bạn, nhưng một số
người sẽ muốn dừng lại để xem xét” [62]. Tác giả cũng nêu ra 7 nguyên liệu cần
thiết cho một TĐ báo điện tử: Tò mò (Curiosity), Lợi ích (Benefit), Cảm xúc

(Emotion), Hữu hình (Tangible), Thẩm mỹ (Appearance), Có âm (Sound), Kỳ vọng
(Expectation).
Trong bài viết “Cách đặt đầu đề (TĐ - Tít) cho bài báo”, tác giả Lê Thanh
Bình nhấn mạnh: “Đặt đầu đề cho bài báo là việc làm có tính chất quyết định số
phận của bài báo” [29]. Trong bài viết, tác giả trình bày sơ bộ về đặc điểm nổi bật
của tít, chức năng của tít, tính chất của tít, dạng tít, cấu trúc tít và một số loại tít báo
thường gặp.
Với công trình Nghiên cứu, khảo sát các cách giật tít trên báo điện tử điện
tử, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, tác giả La Thị Hoàn đã nghiên cứu kĩ lưỡng về
các loại tít, đặc trưng của tít báo điện tử, thủ thuật giật tít, tiêu chí giật tít, tiêu chí
đánh giá một tít hay. Đồng thời, tác giả cũng khảo sát 25 tít báo trên Vietnamnet.vn
để chỉ ra chất liệu đặt tít và nhận xét về hiệu quả cũng như nhược điểm của chúng.
Tác giả Võ Thị Hồng Nhung trong bài viết “Báo điện tử: Tầm quan trọng
của việc rút tít” đã dẫn lại lời của giảng viên Fabienne Gerault thuộc Đại học Báo
chí Lille, Pháp khi nêu ra 6 chức năng chủ yếu của tít là:
– Thu hút sự chú ý vào trang viết;


5
– Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt;
– Giúp độc giả lựa chọn bài;
– Khiến độc giả muốn đọc;
– Tổ chức trang;
– Sắp xếp thông tin.
Điều quan trọng ở bài viết này là tác giả Võ Thị Hồng Nhung đã bước đầu
nhận thức được vai trò của người đọc với TĐ báo chí khi cho rằng: “Loại hình báo
chí nào cũng có ưu và nhược điểm của nó và Báo điện tử điện tử cũng không phải
là ngoại lệ. Những mặt hạn chế trong việc rút tít của các bài báo điện tử mà thời
gian qua nhận nhiều phản ứng không tốt của độc giả là do nhiều nguyên nhân gây
ra. Ở đây, tôi không nói đến những nguyên nhân xuất phát từ tòa soạn báo, phóng

viên hay biên tập viên mà nói đến nguyên nhân từ độc giả. Xu hướng tâm lý tò mò,
thích cái giật gân, rùng rợn, ghê sợ…của công chúng báo điện tử chính là một phần
khiến cho những cái tít kia trở nên tối nghĩa như thế. Chính vì vậy, để giúp báo điện
tử hạn chế đi những điểm yếu là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không chỉ
riêng những người làm báo” [74].
Bên cạnh nghiên cứu từ góc độ khoa học báo chí, TĐ bài báo cũng là đối
tượng nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm. Trong cuốn
Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo (2006) đã coi TĐ như
một bộ phận hữu cơ, gắn chặt với nội dung bài viết, mà vai trò của nó như là phần
đề còn cả bài văn, bài báo là phần thuyết. Trong bài viết “Nhờ đâu những TĐ bài
viết có sức hấp dẫn” đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ (số 1/1982), Hồ Lê đã phân tích
những đặc trưng của TĐ báo chí, dựa trên cứ liệu là những bài báo của Hồ Chí
Minh. Tác giả Hoàng Anh (2003) trong cuốn Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên
báo chí đã phân loại các kiểu TĐ báo chí từ góc độ ý nghĩa – chức năng.
Trong cuốn Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản, Nguyễn Đức Dân
(2007) đã đưa ra những nhận định về đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, phong cách
ngôn ngữ báo chí, vấn đề về đạo đức nhà báo, tầm quan trọng của báo chí, đào tạo
nhà báo. Nội dung chuyên sâu nhất của cuốn sách là phân tích về tiêu đề, đề dẫn,


6
những hàm ý trong tin bài báo chí và các thông tin chìm trong bài tin.
Cuốn Ngôn ngữ báo chí (Nhà xuất bản Thông tấn, 2014) của tác giả Vũ
Quang Hào có thể coi là cuốn giáo khoa về cách tổ chức các bài báo. Trong cuốn
sách, ngoài đề cập đến các nội dung: chuẩn mực ngôn ngữ, các phong cách ngôn
ngữ báo chí, ngôn ngữ thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học,
chữ tắt và số liệu trên báo chí, tác giả còn cung cấp những kiến thức bổ ích về
“Ngôn ngữ tít báo”: chức năng và cấu trúc của tít báo; những loại tít thường gặp;
những loại tít mắc lỗi.
Một số tác giả khác chú ý đến việc nghiên cứu các khía cạnh của việc đặt TĐ

báo chí, đặt trong sự so sánh với TĐ báo chí tiếng nước ngoài. Nguyễn Thị Thanh
Hương trong bài viết “Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong
báo chí tiếng Anh hiện đại” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 9+10, 2001) đã nêu khái quát các
đặc điểm ngôn ngữ báo chí có thể vận dụng và liên hệ hữu ích đối với tiếng Việt.
Tác giả Nguyễn Thị Vân Đông phân tích những đặc trưng ngôn ngữ của TĐ báo chí
theo quan điểm thống hợp ba bình diện của tín hiệu học: kết học, nghĩa học và dụng
học trong loạt bài viết: “Đôi điều nên biết về TĐ báo chí tiếng Anh và tiếng Việt”
(Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 11/2003), “TĐ báo chí tiếng Anh và tiếng Việt
trên bình diện ngữ dụng” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 12/2005), “TĐ báo
tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số
1+2/2005) và “Những đặc trưng ngôn ngữ của TĐ báo chí tiếng Anh và tiếng Việt
trên bình diện nghĩa học” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 7/2015). Trong những
bài báo trên đã chỉ ra một số phương thức chuyển nghĩa thường gặp như ẩn dụ, hoán
dụ, chơi chữ trong TĐ báo chí tiếng Anh, liên hệ với tiếng Việt. Trong khi nghiên
cứu về cấu trúc ngữ pháp, tác giả cũng cho thấy các nhà báo đã khai thác một cách
triệt để các ngữ cố định trong TĐ để tạo những hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Ở bài viết “Từ trái nghĩa trong các TĐ trên báo chí Nga” đăng trên Tạp chí
Ngôn ngữ số 1/2007, Vũ Thị Chín đã cho thấy một xu hướng nổi bật trong cách đặt
TĐ báo chí tiếng Nga là cách sử dụng các từ trái nghĩa. Bằng cách này, tác giả bài
báo đưa ra những nghịch đề tạo hứng thú cho độc giả.
Tác giả Nguyễn Văn Hưng (2011) trong luận văn thạc sĩ ngôn ngữ Tìm hiểu


7
TĐ văn bản báo chí tiếng Việt trên cứ liệu báo Tuổi trẻ và Thanh niên đã phác hoạ
được cái nhìn bao quát về đặc trưng ngôn ngữ của TĐ báo tiếng Việt trên một số
phương diện ngôn ngữ: từ vựng, ngữ pháp, mối quan hệ giữa TĐ với phần còn lại
của văn bản báo chí trong tổ chức văn bản. Tuy vậy, cấu trúc nội dung của luận văn
có phần bất hợp lí khi không nghiên cứu phương diện ngữ nghĩa của TĐ báo.
Tóm lại, có thể thấy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về ngôn ngữ báo chí nói chung

và TĐ báo điện tử nói riêng vốn không phải vấn đề mới mẻ, đã được nhiều người
quan tâm. Có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về đặc điểm, tính chất, yêu
cầu, loại hình của tít báo điện tử. Thậm chí, một số tác giả đã bước đầu nhìn nhận ra
mô hình giao tiếp đặc biệt của báo điện tử hoặc vai trò chi phối của người đọc tới TĐ
báo điện tử chứ không chỉ ở phía người phát tin, tạo lập thông điệp là nhà báo. Tuy
nhiên, vẫn chưa có công trình nào áp dụng đầy đủ các kiến thức mới của ngữ dụng
học hiện đại để nghiên cứu TĐ báo điện tử một cách hệ thống.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm khái quát được những đặc điểm về hình
thức (cấu trúc), nội dung và sự thích ứng của TĐ báo chí điện tử tiếng Việt hiện
nay. Từ đó đánh giá được tác động tích cực, tiêu cực của TĐ báo điện tử đối với sự
trong sáng của tiếng Việt.
Nhiệm vụ nghiên cứu chung của luận văn là tìm hiểu những đặc điểm, đặc
trưng về ngôn ngữ của TĐ báo điện tử. Từ đó, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của
báo điện tử trong việc sử dụng ngôn ngữ, đồng thời đề xuất một số kiến nghị, định
hướng đối với người làm báo và bạn đọc. Cụ thể là:
- Xác định cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu;
- Khảo sát hiện trạng sử dụng ngôn ngữ trong đặt TĐ báo điện tử để làm cơ
sở cho việc nghiên cứu.
- Khái quát những đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của TĐ báo
điện tử;
- Chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ của TĐ
báo điện tử hiện nay.


8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiêu đề báo điện tử tiếng Việt được
xuất bản trên các trang báo và trang thông tin điện tử trong thời gian từ 01-01-2014
đến 31-10-2016. Trong đó, tập trung vào các báo lớn như Dantri.com.vn,

Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, Tuoitre.vn, Thanhnien.vn, News.zing.vn… và các
trang thông tin điện tử lớn như Kenh14.vn, Soha.vn, 2sao.vn…
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu trong thời gian xuất bản là 2,5
năm là vì như vậy có thể đủ ngữ liệu để khảo sát, đánh giá và phù hợp với quy mô
nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các thủ pháp và phương
pháp sau: khảo sát, thống kê, phân loại; phân tích, so sánh; miêu tả và các phương
pháp nghiên cứu liên ngành.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của luận văn có kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2.Một số đặc điêm tiêu đề báo điện tử về mặt cấu trúc hình thức
Chương 3. Một số đặc điểm tiêu đề báo điện tử về mặt nội dung


9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Ngôn ngữ báo chí có tính thời sự
Những sự kiện trong đời sống xã hội diễn ra từng giờ, từng phút và người
đọc luôn đòi hỏi báo chí phải thông tin nhanh, kịp thời. Các báo cũng luôn cạnh
tranh với nhau để có thể đưa tin kịp thời. Bởi vậy, một trong những đặc điểm quan
trọng nhất của báo chí là tính thời sự, tức là “sự kiện được thông tin nhanh, kịp thời
(thông tin tức thời càng tốt)” [21, tr.23]. Theo Ted Turner, “tính thời sự trong tin
tức thậm chí là những gì “cập phút, cập giờ”, chứ không còn là những gì cập nhật
nữa” [21, tr.22].
Theo đó, ngôn ngữ báo chí cũng phải mang tính thời sự để đáp ứng nhu cầu
thông tin nhanh, kịp thời. Điều này đồng nghĩa với việc ngôn ngữ báo chí phải luôn

luôn vận động, thay đổi từng ngày, từng giờ để theo sát hình thái/trạng thái ngôn
ngữ của xã hội đương đại. Nói cách khác, ngôn ngữ báo chí luôn chịu sự tác động từ
phía người đọc, phải thay đổi, cập nhật để hấp dẫn, thu hút người đọc và bắt kịp
thời đại. Người làm báo luôn phải tự đặt mình ở vị trí người đọc để nắm bắt kịp thời
cách sử dụng từ ngữ, thành ngữ, lối nói hiện đại của xã hội. Từ tính thời sự mà hình
thành nên tính cập nhật của ngôn ngữ báo chí.
Chẳng hạn, trước năm 1945, trên báo chí thường sử dụng từ phiên âm Hán
Việt để gọi tên các quốc gia, như: Phi Luật Tân, Xiêm, Mã Lai, Miến Điện, Tân Gia
Ba, Hương Cảng, Ý Đại Lợi, A Mỹ Lợi Gia, Gia Nã Đại, v.v.; tên các thành phố
lớn, như: Nữu Ước, Mạc Tư Khoa, Mạn Cốc, Hoa Thịnh Đốn, v.v. Nhưng ngày nay,
cùng với trào lưu hội nhập quốc tế, các từ nêu trên đã không còn sử dụng. Thay vào
đó là các từ rút gọn, như: Mỹ, Ý; hoặc phiên âm trực tiếp, như: I-rắc, I-ran, Ma-laysi-a, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Hồng-Kông, Cam-pu-chia, Pa-ri, Băng-Cốc, Tô-ky-ô,
Mi-an-ma, v.v. Một xu hướng mới của các báo điện tử hiện nay là dùng nguyên ngữ
(thường là tiếng Anh), như tên các thành phố: Iraq, Italia, Bangkok, Hongkong,
Philipines, Singapore, Paris, London, New York, Milan, Tokyo, New Zealand,
Indonesia, Seoul, Syria, v.v.; tên người: Britney Spears, Obama, Donal Trump,


10
Putin, Whitney Houston, Celine Dion, Madonna, Ronaldo, Hillary Clinton, v.v.
Những từ ngữ phiên âm tên riêng đang dần trở nên xa lạ trên mặt báo, như: Đô-nan
Trăm (Donal Trump), Ba Rắc Ô Ba Ma (Barrak Obama), v.v.
Ngày nay, tiếng Anh trở nên thông dụng, có mặt trong nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhiều thông tin về các sản phẩm, sự kiện, nhân vật đều liên quan mật
thiết tới tiếng Anh. Bởi vậy, các từ tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong xã hội
cũng được báo chí cập nhật mà không cần phiên âm tiếng Việt, như: internet, chat,
email, gmail, smart phone, laptop, macbook, hot boy, hot girl, model, shipper, v.v.
Báo chí luôn phải cập nhật vốn từ tiếng Anh thông dụng trong xã hội để đáp ứng
nhu cầu tin tức nhanh chóng, thời sự. Một số từ như 8x, 9x, 90s, 80s, v.v. cũng được
báo chí ngày nay sử dụng triệt để.

Nhiều từ tiếng Việt mới xuất hiện, nhưng dần phổ biến trong xã hội ngày nay
cũng được báo chí tiếp nhận sử dụng, như: đi phượt, chơi săm, đập đá, quẩy, hít ke,
dân lắc, đi bay, lầy lội, soái ca, mỹ nam, đam mỹ, v.v.
Như vậy, để cập nhật những thông tin nóng hổi hàng ngày đến với người
đọc, ngôn ngữ báo chí phải có tính thời sự, theo sát chuyển biến ngôn ngữ của xã
hội đương đại. Nó phải là thứ ngôn ngữ thông tin để người đọc cảm nhận được biến
động, phát triển của xã hội diễn ra quanh họ.
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ toàn dân. Báo chí hướng đến đối tượng phục
vụ là tất cả các tầng lớp xã hội, ở các trình độ khác nhau đều có thể đọc, hiểu được.
Bởi vậy, một trong những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ báo chí là tính phổ
cập, đại chúng.
Tính phổ cập, đại chúng yêu cầu ngôn ngữ báo chí phải cụ thể, dễ hiểu, đúng
phong cách chức năng, mang tính quy phạm, khuôn mẫu và phổ quát.
Báo chí chỉ nên sử dụng phương ngữ ở một mức độ cho phép nhất định, và
khi sử dụng phải phù hợp với ngữ cảnh trước và sau nó. Nhà báo không được tùy
tiện sử dụng, sẽ gây khó hiểu cho người đọc. Theo Nguyễn Đức Dân, “từ địa
phương có thể gây khó hiểu cho một số bạn đọc và trở thành rào cản độc giả đến


11
với bài báo của bạn, thậm chí chúng có thể làm độc giả hiểu lầm sang một nghĩa
khác” [21, tr.191].
Ví dụ: Trong câu sau có hai từ địa phương: “… đã cho các gia đình nghèo
trong xã mượn tiền không lấy lãi, bán thiếu heo con, thức ăn hoặc tiền heo
giống…” là “heo” và “bán thiếu”. Tuy cùng là phương ngữ, nhưng từ “heo” được
mọi người hiểu vì được dùng thường xuyên và rộng rãi. Trong khi đó, từ “bán
thiếu” lại khá khó hiểu với người thuộc phương ngữ Bắc Bộ vì nó không phổ biến.
Do vậy, sẽ có tình trạng hiểu lầm thành “bán không đủ số lượng”.
Các đại từ thuộc phương ngữ miền Trung đa số đều không được sử dụng
trong ngôn ngữ báo chí, như: tê, mô, tui, bọn tui, tụi tau, choa, bọn choa, ông nớ, bà

nớ, dì nớ, rứa, tề, mầy, cổ, chỉ, ảnh, bả, v.v. Một số danh từ, động từ thuộc phương
ngữ miền Trung và miền Nam cũng phải thật hạn chế sử dụng trên báo chí, như:
mạo, nón, vớ, tẩy, viết, gôm, xài, bịnh, tiền thối, trả thiếu, v.v.
Tuyệt đối không sử dụng thổ ngữ trên báo chí, trừ trường hợp đặc biệt cần
trích dẫn, ví dụ: răng, núa neng, muối mẹn, lọa, téc đèn, xa quéc, hỉ, chừ, ngằng,
nhá nhơi, nghĩ ngỡn, v.v.
Báo chí cũng cần sử dụng lớp từ chuyên môn một cách đúng mực. Nhà báo
trước khi đặt bút phải xem xét rõ đối tượng tiếp nhận của mình là ai, có đủ khả năng
tri thức để tiếp nhận kiến thức mình đưa ra hay không. “Đối tượng trong các tờ báo
đại chúng rất rộng rãi, người viết hãy nghĩ tới đối tượng thường thường bậc trung
trong tờ báo, bài viết của bạn. Luôn luôn tự hỏi liệu viết như vậy người đọc có hiểu
nổi bài viết của mình không. Nên luôn luôn nghĩ rằng độc giả không phải những
nhà chuyên môn trong lĩnh vực đó nên họ có thể không am hiểu tường tận vấn đề
mà mình đang viết. Có những câu, chữ, hình ảnh bạn cho là đúng, nhưng không
phải là ai đọc cũng hiểu” [21, tr.193]. Vì vậy, khi viết một bài báo chuyên môn,
người viết hãy tìm những từ ngữ giản đơn, đại chúng hơn thay thế cho các thuật ngữ
chuyên ngành. Trong trường hợp không có từ nào thay thế, nhất thiết phải có lời
giải thích ngắn gọn, dễ hiểu về ý nghĩa của thuật ngữ đó.
Ví dụ: TĐ “Phát hiện sớm trẻ tự bế” (báo Dân trí, 4/2/2012) gây khó hiểu
cho người đọc vì ít người hiểu được “trẻ tự bế” là cái gì, phải đọc cả bài mới hiểu


12
được đó là bệnh loạn tâm thần.
Hay những từ ngữ chuyên môn, chuyên ngành trong bài báo “Chưa bao giờ
bạn đọc được những điều như thế này về Thanh Lam và Hồng Nhung” (Soha.vn,
26/4/2016) như “kéo dài note với vibrato hoặc non-vibrato”, “Hồng Nhung head
voice tới C6”, “xuống D3”, v.v. gây khó hiểu cho người đọc. Các thuật ngữ này có
thể thông dụng với người học nhạc và tìm hiểu âm nhạc, nhưng hoàn toàn xa lạ với
đa phần người đọc.

Cách viết tắt tùy tiện cũng là điều cần tránh trong báo chí, trừ những từ viết
tắt thông dụng (như CAND, XHCN, UBND, Tp.HCM, v.v.) là được ghi thẳng, còn
lại cần được ghi đầy đủ trong ngoặc đơn ngay sau đó. Ví dụ không thể viết “Văn
hóa cơ sở và phong trào TDĐKXDĐSVH” (TĐ báo của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Bến Tre, 16/3/2016).
Không nên dùng thành ngữ, tục ngữ, ẩn dụ nước ngoài vì người đọc không
hiểu. Chẳng hạn, có bài báo bóng đá viết là “…Thành công về mặt cá nhân là thế,
nhưng dấu chấm quyết định lên chữ i lại là thành tích ở Mondial” (báo, 16/5/1998).
Rất ít người học tiếng Pháp mới biết câu thành ngữ Mettre les points sur les i (đặt
dấu chấm lên chữ i) ý nói phải rõ ràng, chính xác. Người đọc bình thường không thể
hiểu được ẩn dụ trong bài báo này.
Báo chí cũng không nên dùng những điển cố, điển tích, ẩn dụ văn học thuộc
những tác phẩm bác học, không phổ biến toàn dân. Nếu không, người đọc không
những không thấy được cái hay, mà còn không hiểu báo đang viết về cái gì. Chẳng
hạn, Tít báo “Ga-vơ-rốt không muốn về nhà” (báo, 12/9/2003) ẩn dụ về trẻ em
đường phố vì Ga-vơ-rốt là nhân vật cậu bé lang thang trong tác phẩm Những người
khốn khổ của Victo Hugo. Nhưng không phải ai cũng đọc Những người khốn khổ để
hiểu được ẩn dụ này.
Vì vậy, các tít trên dù rất hay, thâm sâu, nhưng lại khó tiếp cận với người
đọc, nên trở thành vô nghĩa. Nếu không có tính đại chúng, thì dù có tâm huyết đến
đâu, báo chí cũng không thể tác động và hòa vào quần chúng để thực hiện chức
năng định hướng dư luận, xã hội.


13
Dù phổ cập và đại chúng đến đâu, ngôn ngữ báo chí cũng không thể quá bình
dân, suồng sã, dễ dãi, thấp kém, vì đây là thể loại dành cho toàn dân, có khả năng
tác động đến xã hội rất cao.
Báo chí không thể sử dụng các tiếng lóng như: ông bô, bà bô, hãm, ô môi,
chảnh chó, cớm, choai, thuổng, trẩu, lồi lõm, quay tay, vãi, v.v. cũng như không thể

sử dụng những từ ngữ thô tục như: con mẹ, thằng cha, chịch, cứt, đái, đia ỉa, đi đái,
v.v. Cần phải tìm những từ ngữ cùng nghĩa nhưng lịch sự hơn.
Tất cả các lớp ngôn từ được sử dụng trên báo chí đều phải đúng chuẩn mực,
đảm bảo ngôn ngữ văn hóa, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ngôn ngữ báo chí
không khó hiểu nhưng cũng không dễ dãi, bỉ lậu.
1.1.2. Ngôn ngữ báo chí có tính ngắn gọn, chính xác
Báo chí cần nhất việc thông tin nhanh, kịp thời, nên ngôn ngữ phải thật ngắn
gọn, chính xác. Người đọc không có nhiều thời gian để đọc báo, và việc dùng sai
ngôn từ sẽ gây hậu quả khôn lường do lượng độc giả của báo rất lớn, là toàn thể xã
hội. “Ngắn gọn thì hay (short is beautiful). Có những thể loại, bài tin chẳng hạn,
càng ngắn gọn, càng súc tích càng hay (short is even better)” [21, tr.30]. Sự dài
dòng, phức tạp dễ làm loãng thông tin và giảm hứng thú ở người đọc.
Tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí được biểu hiện qua một số yêu cầu:
- Thông tin được dồn càng nhiều càng tốt.
- Ngôn từ được sắp xếp để làm nổi bật sự kiện cốt lõi.
- Ngôn từ có sức biểu đạt cao nhất.
- Đáp ứng được nhu cầu về dung lượng, thời lượng.
- Ngôn ngữ phù hợp với từng thể loại báo chí.
Tâm lí học đã chứng minh, một người bình thường chỉ nhớ được 7+- 2 yếu tố
ngẫu nhiên. Vì vậy, những đoạn viết dài quá 5 dòng hay 10 dòng trên một bài báo
sẽ khó nhớ, khó đọc. Trên báo chí, trung bình độ dài dưới 8 từ/câu thì dễ đọc. Câu
có độ dài 25 từ trở nên sẽ khó đọc. Khuynh hướng chung của báo chí ngày nay là
viết các câu và các đoạn ngày càng ngắn đi. Vì thế, nhiều người viết chủ trương


14
tách thành càng nhiều câu, nhiều đoạn nhỏ càng tốt. Xu hướng của báo mạng hiện
nay là chỉ để 1 tới 2 câu ngắn gọn trong một đoạn văn.
Ví dụ: viết “mười năm trở lại đây” đã ngắn, nhưng nên viết “10 năm nay” vì
nghĩa không thay đổi mà còn ngắn hơn.

Theo Nguyễn Đức Dân, “sửa những câu rối rắm, phức tạp cho ngắn lại thực
chất là sửa về cấu trúc tư duy, sửa lại câu theo cấu trúc tư duy chặt chẽ” [21, tr.15].
Đây là công việc cần thiết của người biên tập khi phải rút ngắn câu mà không làm
mất ý.
Thay vì viết câu dài, có thể viết những câu ngắn liên kết với nhau. Ví dụ:
“Madonna là nữ hoàng nhạc pop. Cô là nữ ca sĩ có album bán chạy nhất. Cô hoạt
động hơn 30 năm qua. Cô gây ảnh hưởng mạnh tới thế giới”. Để làm được điều
này, cần chú ý dùng những phương thức liên kết văn bản để tạo câu ngắn và có mối
liên hệ mạch lạc. Đó là liên kết hình thức và liên kết nội dung:
- Liên kết hình thức: còn gọi là liên kết ngữ pháp, gồm các phương thức lặp
từ vựng, thay thế từ vựng, dùng hư từ, v.v.
- Liên kết nội dung: còn gọi là liên kết logic – ngữ nghĩa, gồm sự liên tưởng,
phép đối, liên kết qua những thuộc tính, qua những quan hệ logic, v.v.
Để đảm bảo tính ngắn gọn, ngôn ngữ báo chí tránh các cách diễn đạt dùng
nhiều từ hoa mĩ xen vào bài báo. Ví dụ: trong bài “Dọc đường ấp văn hóa” sử dụng
nhiều từ hoa mỹ không cần thiết ở đề dẫn “Khuôn mặt được trang điểm kĩ càng
của cô nhân viên Phòng VHTT Bình Chánh tỏ vẻ ái ngại khi tôi hỏi đường tới một
ấp văn hóa nào đó của huyện. “Xa lắm”… nhưng rồi cô cũng cho tôi địa chỉ của ấp
4, xã Tân Phúc, một trong 5 ấp văn hóa của huyện Bình Chánh hiện nay” [21,
tr.227] vừa dài dòng, vừa gây khó hiểu cho người đọc.
Không dùng tới hai, ba từ đồng nghĩa nếu chỉ một từ là đủ và chỉ viết những
gì cần thiết với độc giả. “Hãy dũng cảm cắt bỏ những câu thừa, chữ thừa, ý lặp,
những chi tiết rườm rà, vô ích”. [21, tr.228].
Để đảm bảo tính chính xác, ngôn ngữ báo chí hạn chế các cách diễn đạt mơ
hồ, lập lờ, nước đôi mà hướng tới sự rõ ràng, mạch lạc. Phải làm sao để hạn chế


15
được thật nhiều hiểu lầm trong ngôn từ khi bài báo đến tay người đọc. Một trong
những chức năng quan trọng nhất của báo chí là cung cấp thông tin chính xác cho

người đọc, nên “nguyên tắc báo chí và cũng là một phẩm chất hàng đầu của nhà
báo là: trung thực và chính xác” [21, tr.24]. Bởi vậy, ngôn từ của nhà báo phải làm
sao để thể hiện được tính trung thực, không bịa đặt, không mập mờ.
1.1.3. Ngôn ngữ báo chí có tính cụ thể
Ngôn ngữ báo chí cần phải có sự miêu tả, tường thuật tường tận, cụ thể, cặn
kẽ đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đây là cơ sở của tính chính xác. Đặc biệt, trong bản
tin tường thuật, cần cụ thể đến từng số phút, số giờ. Có như vậy, người đọc mới cảm
giác như mình là người trong cuộc, đang chứng kiến trực tiếp sự việc.
Khi viết báo, người viết phải nắm được đầy đủ thông tin của đối tượng cần
viết, về định danh, không gian, thời gian, tuổi tác, v.v. Nhiều khi, phải viết rõ năm
sinh, quê quán, biệt danh, v.v. của đối tượng. Phải rõ ràng đến từng chi tiết thì thông
tin đưa ra mới có tính thuyết phục, người đọc mới có thể dựa vào đó để kiểm chứng
tính chính xác của tin báo.
Báo chí cần hạn chế các kiểu cấu trúc mơ hồ như: “một ai đó…”, “một người
nào đó…”, “một nơi nào đó…”, “vào khoảng…”, “hình như…”, “có vẻ như…”, “có
lẽ là…”, “người đàn ông ấy…”, “cô gái kia…”, “đoán là…”, “biết đâu là…”, v.v.
Do chịu sự giới hạn về không gian, thời gian trong một diện tích báo nhất
định nên ngôn từ trong một bài báo cũng phải được căn chỉnh, tính toán sao cho
đảm bảo về dung lượng yêu cầu, không quá dài mà cũng không quá ngắn.
Hiện nay, rất nhiều báo quy định rõ ràng về số lượng chữ trong một bài báo.
Chẳng hạn, TĐ không được quá 20 chữ, đề dẫn không được quá 52 chữ. Ở báo điện
tử, người ta đã thiết kế chương trình soạn thảo dành riêng cho phóng viên và được
cài đặt để nếu quá số chữ cho phép sẽ không thể viết tiếp.
Bởi vậy, người viết phải lựa chọn từ ngữ sao cho cô đọng, hàm súc và biết
lược bỏ những câu chữ không cần thiết.
1.1.4. Ngôn ngữ báo chí có tính khuôn mẫu
Đề truyền đạt thông tin nhanh nhạy nhất, ngôn ngữ báo chí phải sử dụng tính


16

khuôn mẫu, tức là những hệ thống ngôn từ có sẵn, thống nhất, được dùng lặp đi lặp
lại một cách quen thuộc.
Khuôn mẫu ngôn từ thường đơn giản, đơn nghĩa, mang sắc thái biểu cảm
trung tính, không cứng nhắc, bất di bất dịch mà linh hoạt, uyển chuyển. Có hai dạng
khuôn mẫu là:
- Khuôn mẫu hình thức: ngôn ngữ báo chí thường sử dụng các khuôn như
“cho chúng ta thấy…”, “chúng ta có thể thấy…”, “…gây xôn xao dư luận”,
“…khiến cộng đồng bức xúc”, “phát sốt vì…”, “…dậy sóng cộng đồng”…
- Khuôn mẫu nội dung: việc sử dụng các khuôn mẫu nội dung thường phụ
thuộc vào mối quan tâm của độc giả. Chẳng hạn, xu hướng chung của báo chí hiện
nay là gán tên các người đẹp chân dài với “đại gia”. Hay nhắc tới Thanh Lam, Mỹ
Linh, Hồng Nhung, Hà Trần thì báo chí là gán kèm với từ “diva”.
Dù mô phạm, khuôn mẫu đến đâu, ngôn ngữ báo chí vẫn phải có tính biểu
cảm. Tức là việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá
nhân, tạo được sự sinh động, hấp dẫn và ấn tượng với người đọc.
Người viết có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vay mượn các hình
ảnh, từ ngữ, lối nói, diễn đạt từ văn học nghệ thuật như trào phúng, ẩn dụ, hoán dụ,
chơi chữ, nói lái, v.v. cho bài báo thêm tinh tế, sinh động. Nhưng cần chú ý tính đại
chúng, không nên dùng những lối nói quá xa vời, khó hiểu với người đọc. Ví dụ,
các nhân vật văn học quá nổi tiếng và quen thuộc như Thúy Kiều, Từ Hải, Thị Nở,
Chí Phèo, Tấm, Cám, v.v. thường xuyên được mượn danh để ẩn dụ ở các tít báo
như: “Cuộc đời khổ hơn Thúy Kiều của Hoàng tử bolero Quang Hiếu”
(Doisongphapluat.com, 30/6/2016), “Thị Nở Đức Lưu gặp rắc rối vì cảnh nóng với
Chí Phèo ở vườn chuối” (Vtc.vn, 28/6/2016), v.v.
Chính tính biểu cảm trong ngôn ngữ là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho một tác
phẩm báo chí, đặc biệt là những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự, bình luận, vốn có
dung lượng dài hơn, mất nhiều thời gian để đọc hơn.


17

1.2. Tiêu đề báo chí
1.2.1. Khái niệm
TĐ (nói chung) còn có các tên gọi khác như: tít (title, titre), đầu đề, tiêu đề,
nhan đề, tên bài, v.v. Đối với lĩnh vực báo chí thường chỉ dùng thuật ngữ TĐ hoặc
tít (từ ngữ nghề nghiệp).
Trước hết ta cần tìm hiểu TĐ văn bản nói chung. Ở dạng đầy đủ, văn bản
thường có tiêu đề. Tiêu đề văn bản là một bộ phận của văn bản, có chức năng
“đánh dấu đầu vào của văn bản” và thông báo nội dung tóm tắt của văn bản một
cách cô đọng, súc tích, ngắn gọn nhất. TĐ văn bản thể hiện đề tài được phản ánh (sự
việc được nói đến), cũng có thể thể hiện chủ đề (vấn đề chủ yếu) của văn bản.
Nhà nghiên cứu người Nga I.R. Galperin (1977) trong cuốn Stylistics đã
khẳng định: “TĐ văn bản nói lên ý đồ chủ đạo, tư tưởng, quan điểm của người tạo
ra văn bản khi thì dưới hình thức văn bản rõ ràng cụ thể, khi thì dưới hình thức ẩn
ý.” [21, tr. 121]
TĐ báo chí (title) không phụ thuộc vào quy mô bài viết. TĐ là một bộ phận
của bài báo. Có vai trò quan trọng trong việc xác định chủ đề của bài báo.
Theo VTV, “Xét về mặt thuật ngữ thì tít báo còn được gọi là nhan đề, đầu
đề, tiêu đề… nhưng thuật ngữ tít được sử dụng rộng rãi bởi đây vừa là thuật ngữ
báo chí vừa là một từ nghề nghiệp. Ngoài ra, thuật ngữ này còn có khả năng phái
sinh cao, nói cách khác nó tiện lợi cho việc gọi tên các thao tác xử lý tít” [79]. Như
vậy, tít báo thực chất cũng là tiêu đề, nhưng được dùng riêng cho báo chí để mang
tính thuật ngữ cao hơn và phân biệt rõ một bài báo với những tác phẩm thuộc thể
loại khác, đồng thời nhấn mạnh vào tính chất nghề nghiệp của người làm báo.
Trần Thị Thanh trong bài viết Đặc trưng đặt tít của báo mạng điện tử định
nghĩa “Tít (đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với
bài báo khác, giúp người đọc xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn
đọc” [72]. Như vậy, tít báo là yếu tố tóm lược những thông tin quan trọng nhất của
một bài báo để gây ấn tượng với người đọc.
Đào Minh Trang trong bài viết Báo Mạng điện tử: Tầm quan trọng của việc



18
rút tít đưa ra kết luận “tít là tên gọi của tác phẩm và là cơ sở để phân biệt bài báo
này với bài báo khác” [80].
Từ những quan niệm trên đây, chúng tôi xác định: TĐ báo chí (còn gọi là tít
báo) là tên gọi, phần mở đầu của một tác phẩm báo chí, giúp phân biệt bài báo này
với bài báo khác. TĐ báo có nhiệm vụ tóm lược những thông tin quan trọng, hấp
dẫn nhất trong một bài báo để thu hút người đọc.
Trong báo viết, các mẩu tin thường không cần đặt tiêu đề. Bởi vì, các mẩu tin
bản thân chúng đã rất vắn tắt, không cần TĐ để giới thiệu và tóm tắt nội dung của
chúng. Như vậy, đối với các bài báo, TĐ có chức năng định danh và khu biệt. So
sánh với nhân danh, địa danh, nhãn hiệu thường là là những tín hiệu có tính võ
đoán, tách rời và độc lập với đối tượng thì TĐ là một tín hiệu có lý do, mang tính
biểu trưng. TĐ là yếu tố để gọi tên, để đại diện cho bài báo.
Cách đặt TĐ thường được gọi bằng từ nghề nghiệp là “giật tít”.
1.2.2. Chức năng của tiêu đề báo chí
Chức năng quan trọng đầu tiên của TĐ báo chí là thu hút sự chú ý, tức là phải
“bắt mắt”. Độc giả sẽ quyết định bài báo có đáng đọc hay không ngay từ việc nhìn lướt
qua tiêu đề. Điều này tác động đến cách thức sử dụng ngôn từ để đặt tiêu đề.
Chức năng tiếp theo của TĐ báo chí là chức năng khu biệt: phân biệt bài báo
này với bài báo khác. Tiêu đề, như đã nói, giúp làm nổi bật chủ đề của bài báo; khái
quát thông tin mới nhất và sớm nhất đến độc giả.
TĐ ngoài chức năng cung cấp thông tin còn có khả năng định hướng cho
người đọc. Nó giúp độc giả nắm sơ bộ sự kiện và quyết định thái độ, quan điểm
trước sự kiện. Có những trường hợp, người đọc chỉ cần đọc xong TĐ và không còn
quan tâm bài báo viết gì nữa. Có những TĐ báo điện tử ngày nay mặc dù không làm
cho người đọc hứng thú về sự kiện được nêu mà lại làm cho họ quan tâm đến việc
đưa lời bình (comment) của mình ở cuối bài báo.
Malcolm F. Mallette trong cuốn Handbook for Journalists of Central and
Europe, đã tổng kết bốn chức năng của TĐ bài báo là: (1) tổng kết thông tin;

(2) phân định mức độ quan trọng của câu chuyện; (3) gây chú ý đối với độc giả; (4)


19
gây cảm tình đối với người xem (giúp họ quyết định trở thành độc giả) [dẫn theo
Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), tr.32].
1.2.3. Vai trò của tiêu đề báo chí
Vai trò quan trọng của TĐ là giúp người đọc xác định mức độ quan trọng của
thông tin và việc quyết định chọn đọc bài báo của người đọc. Vì thế, TĐ có vai trò
quyết định số phận bài báo, quyết định mức độ quan tâm của độc giả. Nhất là đối
với báo điện tử, là kênh báo chí có khối lượng thông tin lớn, khả năng truy cập
nhanh, nhiều, nếu TĐ hay, hấp dẫn, nó sẽ mời gọi, gây sự chú ý của độc giả; ngược
lại, nếu TĐ dở, sai, khó hiểu sẽ khiến cho độc giả khó chịu và bỏ qua bài báo. TĐ
tốt là có khả năng gợi sự hứng thú, sự tò mò cho độc giả.
Chẳng hạn, TĐ trên Báo Dân trí ngày 04/10/2016: “Thủ tướng: Nếu không
giải quyết tốt, miền Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng” gây cho độc giả sự khó chịu vì
đặt câu sai, thiếu thông tin.
Một bài báo bao giờ cũng có nội dung và hình thức gắn liền không thể tách
rời với nhau, và “trước khi nhờ nội dung gây được sự hứng thú thực sự ở người đọc
thì cần nhờ hình thức để kích thích sự chú ý bước đầu ở họ. Hình thức ở đây trước
hết là TĐ của bài viết” [21, tr.80]. TĐ là yếu tố hình thức đầu tiên và tiếp xúc nhiều
nhất với người đọc.
Theo Nguyễn Đức Dân, “TĐ của một bài báo có tầm quan trọng đặc biệt vì
nó mang tính “áp phích” để thu hút người đọc” [21, tr. 80] và “nếu bài báo không
có ảnh minh họa, lại chưa đủ dài và đủ tầm cần có sa pô, thì gánh nặng lôi kéo độc
giả dồn cả vào tít báo. Ấy thế là tít báo thành tấm áp phích quảng cáo bài báo. Nó
cần bắt mắt để kích thích và kéo bạn đọc đi đến chặng cuối của bài” [58]. Sức hút
của một bài báo mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào tiêu đề, “nó làm nên thành
công bước đầu của một bài báo” [21, tr., 80]. Đa số người đọc ngày nay có thói
quen đọc lướt TĐ để xem có gì hấp dẫn họ không rồi mới đọc vào nội dung hoặc

quyết định mua báo. Theo một kết quả điều tra xã hội học, “những nhà báo được
hỏi cho rằng chỉ có khoảng 30% tít đặt hay. Đồng thời họ cũng cho rằng đặt tít hay
không phải là khâu đơn giản, mặc dù cố gắng nhưng chưa chắc đã có kết quả tốt.
100% những nhà báo được hỏi đều công nhận luôn có hứng thú đọc những bài báo


20
có tít hấp dẫn, có 18% số người được hỏi nói họ không thường xuyên cố gắng đặt
tít hấp dẫn. Cũng theo kết quả này thì có tới 80% số người thích tít báo hấp dẫn về
phương diện nội dung và 20% thích tít báo được trình bày hấp dẫn” [79]. Bởi vậy,
đặt đầu đề là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo, “bài báo rất hay
nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc giả” [79].
Với người làm báo, đặt TĐ thường được ví như đặt tên cho “đứa con” tinh
thần của họ. Đặt TĐ không hề đơn giản vì “vừa cần nội dung vừa cần hấp dẫn” [21,
tr.81]. Phải làm sao để TĐ toát lên toàn bộ nội dung bài báo, nhưng phải thật hấp
dẫn người đọc. Vì vậy, “đặt TĐ là công việc cuối cùng khi viết một bài báo” [21,
tr.81]. Một phóng viên của báo Nhân đạo (Pháp) nói rằng ông ta thường dành cả
nửa thời gian viết báo cho việc đặt tiêu đề. Còn Dan Shure thì đề nghị, “các biên tập
viên tin tức và báo chí nên dành 80% thời gian của họ để suy nghĩ đặt TĐ cho bài
viết, thời gian nào còn lại thì dành cho nội dung” [62]. Và cũng không ít sự việc
đáng tiếc xảy ra chỉ vì TĐ báo. Chẳng hạn, trang 2sao.vn đã từng bị ca sĩ Thu Minh
từ mặt chỉ vì một tít báo “Diva xứ Hàn dạy ca sĩ Việt hát nốt cao” (1/1/2015). Từ
“dạy” trong tít báo khiến Thu Minh cho là “láo” và thiếu tôn trọng cô. Bài báo sau
đó đã phải đổi lại tít khác.
TĐ vô cùng quan trọng, nên “đặt TĐ là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật làm
thế nào để ngay cả độc giả lười đọc nhất cũng dừng lại ở bài báo chúng ta viết”
[21, tr. 81]. Người làm báo phải làm sao để lôi kéo được lực đọc ở độc giả vào tít
báo, từ đó mới tìm đến nội dung. Nói như tác giả Nguyễn Bùi Khiêm là “viết TĐ là
một nghệ thuật. Bạn có thể có bài viết thú vị nhất từng được viết, nhưng nếu nó
không có một TĐ được sự chú ý để mọi người đọc nó, thì sức thu hút của bài viết đó

cũng là vô nghĩa? Chức năng của một TĐ là tạo ra sự chú ý. Một TĐ tốt làm cho
người đọc muốn tìm hiểu thêm bằng cách đọc các bài viết, tài liệu, hay quảng cáo”
[88]. Chẳng hạn, trên trang 2sao.vn có tít báo “Dân mạng xôn xao với giọng ca xuất
sắc không kém Thu Minh” (10/12/2015). Thực chất nội dung của bài báo này chỉ là
giới thiệu giọng hát ca sĩ Mỹ Như. Nhưng vì Mỹ Như không nổi tiếng nên người
viết báo đã cho thêm tên Thu Minh (ca sĩ đang rất nổi tiếng, nhiều fan) vào tít báo
để kéo người đọc. Thậm chí, người viết báo còn mượn “cư dân mạng xôn xao” để
giật tít cho “hot” hơn và giấu tên ca sĩ Mỹ Như đi khiến người đọc tò mò mà nhấn


×