Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ của Báo cáo viên trong công tác tuyên truyền miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 93 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
___________________________________

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA BÁO CÁO VIÊN
TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
THUỘC ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

( Khảo sát từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2016 )

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Kim Bảng

HẢI PHÒNG - 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:


www.foxitsoftware.com/shopping

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Tổ ngôn
ngữ, Khoa Ngữ văn – Địa lý, Phòng quản lí sau đại học Trường Đại học Hải Phòng.
Tác giả đặc biệt biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Kim Bảng, viện
Ngôn ngữ học Việt Nam, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, khích lệ tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo cơ quan Quận ủy Lê Chân
và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi yên tâm học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Xin được cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè- những người ủng
hộ tôi về mặt tinh thần trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã đã nỗ lực cố gắng nhưng luận văn của tôi không tránh khỏi những

thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy giáo cô giáo
và những người quan tâm đến đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 18 tháng 12 năm 2016
Người thực hiện


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. .............ii
MỤC LỤC................................................................................................................... ...........iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... ............iv
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. .............v
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... .............1
1. Lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu…………………………............................... .............1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu …………………………………….………................2
2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nói chung……….……...………... .............2
2.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ của báo cáo viên trong tuyên truyền miệng
(báo nói) thuộc Đảng bộ Hải Phòng.......................................................................... .............6
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ......................................................................... .............6
3.1. Mục tiêu……………………………………..……………………….…... .............6
3.2. Nhiệm vụ………………………………………………………….….….. .............6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….. …........7
4.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………….………… .............7
4.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..….. .............7
5. Phương pháp nghiên cứu………………...……………………..…………... .............7
6. Cấu trúc của luận văn………………………………………………...……. .............7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN………. ...........9

1.1. Tổng quan về báo chí Việt Nam......................................................................................9
1.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam...................................... .............9
1.1.2. Các thể loại báo chí tiêu biểu…………......................................................... ...........12
1.2. Những vấn đề ngôn ngữ của báo chí.............................................................................20
1.2.1. Phong cách ngôn ngữ báo chí…………………………………………... ...........20


1.2.2. Tính chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí....................................................................23
1.2.3. Sự khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ giữa báo nói và báo viết………...….. ...........25
1.2.4. Mối quan hệ giữa văn bản viết và văn bản nói trong tuyên truyền miệng..............27
1.3. Tiểu kết Chương 1…………………………………………........................ ...........34
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VIẾT CỦA BÁO CÁO VIÊN
TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG THUỘC ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG…………………………………………….……...........35
2.1. Các lớp từ báo cáo viên sử dụng trong công tác tuyên truyền miệng xét về
nguồn gốc………………………………………….........................................................36
2.1.1. Lớp từ thuần Việt………………………….. ..........................................................36
2.1.2. Lớp từ vay mượn……………………………………................................ ...........39
2.2. Các lớp từ báo cáo viên sử dụng trong công tác tuyên truyền miệng xét về
phạm vi sử dụng……………………………………………………………… ...........43
2.2.1. Từ toàn dân………………………………………..................................... ...........43
2.2.2. Từ ngữ địa phương (Hải Phòng)…………………………………..……. .….…45
2.2.3. Từ ngữ chuyên môn…………………………………… ……….…….. …..…47
2.3. Tiểu kết chương 2................................................................................................ ...........50
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI CỦA BÁO CÁO VIÊN
TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG THUỘC ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG................................................................................................52
3.1. Đặc điểm nhịp của báo cáo viên trong công tác tuyên truyền miệng…...….. ...........52
3.1.1. Khái niệm nhịp……………........................................................................... ...........52
3.1.2. Đặc điểm nhịp của báo cáo viên trong tuyên truyền miệng……................. .... ......53

3.1.3. Kiến nghị về cách ngắt nhịp của báo cáo viên trong công tác tuyên truyền
miệng.......................................................................................................................................63
3.2. Các khuôn mẫu ngôn từ thường được báo cáo viên sử dụng trong công tác
tuyên truyền miệng……………………………………………………………...........64


3.2.1. Các khuôn mẫu ngôn từ trong phần mở đầu của văn bản tuyên
truyền miệng………………………………………………………………............65
3.2.2. Các khuôn mẫu ngôn từ trong phần thân bài của văn bản tuyên truyền
miệng………………………………………………………………………… ...........66
3.2.3. Các khuôn mẫu ngôn từ trong phần kết luận của văn bản tuyên truyền
miệng……………………………………………………………………….... ...........70
3.3. Các yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm ngôn ngữ nói của báo cáo viên trong công
tác tuyên truyền miệng……………………………………………………....... ...........71
3.3.1. Yếu tố không gian, thời gian……………………………………...…….. .….…71
3.3.2. Cử chỉ, điệu bộ và biểu cảm của báo cáo viên trong công tác tuyên truyền
miệng……………………………………………………………………......... .…….72
3.3.3. Kiến nghị về các yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm ngôn ngữ nói của báo cáo
viên trong công tác tuyên truyền miệng…………………………………..….... ...…...73
3.4. Tiểu kết chương 3................................................................................................ ...........73
KẾT LUẬN............................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... ...........79
PHỤ LỤC.................................................................................................................... …..……


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích


BCV

Báo cáo viên

TTM

Tuyên truyền miệng


v
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
3.1
3.2.
3.3.
3.4

Tên bảng

Trang

Các file tuyên truyền nói của báo cáo viên

54

Kiểu nhịp (theo âm tiết), trường độ trung bình kiểu nhịp và ngắt
56
nhịp BCV1

Kiểu nhịp (theo âm tiết), trường độ trung bình kiểu nhịp và
58
ngắt nhịp BCV2
Kiểu nhịp (theo âm tiết), trường độ trung bình kiểu nhịp và
59
ngắt nhịp BCV3
Kiểu nhịp (theo âm tiết), trường độ trung bình kiểu nhịp và

3.5

ngắt nhịp BCV4

61


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1. Trong sự đa dạng của các phương tiện truyền thông hiện đại (báo viết,
báo nói, báo hình và báo điện tử) đang phát triển vượt bậc cả về mặt số lượng và
chất lượng trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam thì tuyên truyền miệng (TTM)
được coi là dạng thức truyền thông đặc biệt mang tính truyền thống, hiệu quả và
được sử dụng nhiều trong các buổi phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước; các lớp tập huấn chính trị, phổ biến nghị quyết... ở các cấp xã phường. Hình
thức TTM thực sự có hiệu quả bởi tư liệu để tuyên truyền là các chỉ thị, nghị quyết
trực tiếp của cấp trên hoặc đã được thể hiện trên các cơ quan ngôn luận của trung
ương hay địa phương (truyền thông, báo chí). Báo cáo viên (BCV) trong TTM phải
là người nắm vững các nội dung của văn bản viết sau đó sử dụng lời nói của mình
để truyền đạt những nội dung đó trực tiếp cho người nghe. Do vậy, có thể nói, TTM
là hình thức tuyên truyền trực tiếp, hiệu quả có thể trình bày toàn diện và phân tích

sâu sắc các vấn đề cần diễn đạt, thông báo cho người nghe, thông qua đó cung cấp
và định hướng thông tin cho các đối tượng khác nhau trong xã hội. TTM là một
hình thức truyền thông đặc thù được Đảng và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam sử dụng thường xuyên, liên tục và đạt được những thành tựu to lớn trong
sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
1.2. So với các loại hình truyền thông, báo chí khác, TTM có những đặc thù:
TTM là hoạt động giao tiếp thực hiện được chức năng thông tin hai chiều
trực tiếp thông qua cơ chế đối thoại giữa người nói tức là các BCV với người nghe
(công chúng). Người nói không chỉ truyền đạt một cách chủ quan một chiều (độc
thoại) những vấn đề cần tuyên truyền, giải thích mà còn lắng nghe những ý kiến
thắc mắc; trả lời những vấn đề mà người nghe đang quan tâm; tiếp thu và phản ánh
kịp thời những ý kiến đóng góp của người nghe.
TTM không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật, nghệ thuật nói, nghệ
thuật diễn đạt, tác động vào lòng người một cách truyền cảm, tự giác, nhằm giải đáp
những vấn đề bức xúc của thực tiễn đời sống, định hướng cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Chính vì vậy mà ngày nay, thời đại bùng nổ thông tin và mặc dù có nhiều phương
tiện thông tin mới hiện đại ra đời, nhưng không có phương tiện truyền thông nào có thể


2
thay thế được tuyên truyền miệng, một phương thức tuyên truyền có lịch sử lâu đời nhất,
có sức sống bền vững, gắn liền với truyền thống công tác tư tưởng, tuyên truyền vận
động cách mạng của Đảng và của nhân dân ta.
TTM còn là một "kiểu" tuyên truyền tổng hợp, kết hợp được ngôn ngữ nói
với biểu cảm, phong cách, thái độ được thể hiện trên nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, nụ
cười. Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười là một loại "ngôn ngữ thầm", nếu được kết
hợp chặt chẽ với ngôn ngữ nói sẽ có sức truyền cảm lớn mà chỉ những người làm
công tác tuyên truyền miệng mới thực hiện được. Người nghe cảm thụ được niềm
vui, nỗi buồn, sự mỉa mai, thái độ kiên quyết, niềm tin mãnh liệt từ báo cáo viên,
làm cho hiệu quả trong công tác tuyên truyền nâng lên rất nhiều. Chẳng những nó

tạo ra mối quan hệ đồng cảm, gần gũi giữa người nói với người nghe mà còn để lại
trong người nghe những ấn tượng sâu sắc về một phong cách, "cái duyên", sức hấp
dẫn của mỗi con người. Theo Lênin: “Khi được thuyết trình công khai, ta nói với
quần chúng, tiếp xúc trực tiếp với họ, được nhìn thấy họ, làm quen với họ và ảnh
hưởng tới họ theo kiểu của mình” [57, tr.36] .
Từ những tiền đề đã trình bày trên nêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát,
nghiên cứu đề tài luận văn: “Đặc điểm ngôn ngữ của báo cáo viên trong công tác
tuyên truyền miệng thuộc Đảng bộ Thành phố Hải Phòng” (khảo sát trong giai
đoạn từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2016). Luận văn góp phần quan trọng
giúp đội ngũ báo cáo viên sử dụng hiệu quả ngôn ngữ, nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền miệng của Đảng bộ Thành Phố Hải Phòng.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nói chung
Ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí
nói chung và ngôn ngữ báo cáo viên trong công tác tuyên truyền miệng nói riêng.
Các công trình này đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau, theo các hướng khác
nhau, song có thể khái quát thành 2 nhóm nghiên cứu sau:
Thứ nhất là nhóm tác giả đề cập tới báo chí một cách chung chung, khái quát
trên diện rộng, lướt qua các vấn đề nhưng không đi sâu vào một vấn đề nào cụ thể
(ngôn ngữ trên một dạng báo cụ thể: báo in, báo điện tử, …) như: Một số vấn đề về
sử dụng ngôn từ trên báo chí (Hoàng Anh), Ngôn ngữ báo chí (Vũ Quang Hào),…


3
Trong cuốn sách Ngôn ngữ báo chí, tác giả Vũ Quang Hào nêu ra những vấn đề cơ
bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Sách này đề cập đến các nội dung như: ngôn ngữ
chuẩn mực của báo chí, ngôn ngữ các phong cách báo chí, ngôn ngữ của tên riêng
trên báo chí, ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa
học, chữ tắt và số liệu trên báo chí, ngôn ngữ tít báo, ngôn ngữ phát thanh…cho đến
ngôn ngữ quảng cáo báo và quảng bá báo chí được tác giả trình bày và lý giải một

cách cô đọng.
Thứ hai là nhóm tập trung nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng chuyên sâu, vào
một nội dung, một khía cạnh cụ thể (ngôn ngữ tít báo, ngôn ngữ của người dẫn
chương trình, thuật ngữ trên báo chí, …).
Trong nhóm thứ hai, cũng đã có những nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí trên các
bình diện khác như: các bình diện ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ, cấp độ ngôn ngữ,…
Xét trên bình diện ngôn ngữ, báo chí được quan tâm trên mọi phương diện:
từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ dụng với mức độ nông – sâu, nhiều -ít
khác nhau. Cũng có thể thấy rằng tùy đặc trưng của mỗi thể loại báo mà người ta
xem xét báo chí ở bình diện ngôn ngữ này nổi trội hơn bình diện ngôn ngữ khác.
Về mặt từ vựng, các nghiên cứu báo chí tập trung đi vào việc sử dụng từ ngữ
trên báo chí sao cho chuẩn, cho hay. Những vấn đề đã được nghiên cứu có thể kể
đến: vấn đề sử dụng từ ngữ địa phương; sử dụng thành ngữ - tục ngữ - danh ngôn;
chơi chữ; từ vựng nước ngoài – gốc nước ngoài; viết tên riêng (Việt, Anh); viết tắt;
tiếng lóng; thuật ngữ khoa học, danh pháp; … trên báo chí. Ví dụ như: Vận dụng tục
ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí (Nguyễn Đức Dân); Vài nhận xét về quá
trình tiêu chuẩn hóa tiếng Việt thể hiện qua cách dùng từ địa phương trong sách vở,
báo chí trước và sau cách mạng Tháng tám (Hoàng Thị Châu); Chơi chữ trên báo
chí (Hoàng Anh); Thực trạng cách viết tên riêng tiếng Anh trên báo chí Việt Nam
hiện nay (Nguyễn Cảnh Phúc); Viết tắt trên báo chí hiện nay (Nguyễn Bảo); Thực
trạng sử dụng ngôn ngữ "lóng" trên văn bản dành cho giới trẻ hiện nay (Phạm Thị
Thu Hoài); Cách khắc phục tình trạng lạm dụng từ ngữ (Đức Dũng)…
Về mặt ngữ pháp, có không nhiều các công trình xem xét báo chí trên
phương diện ngôn ngữ này. Một số công trình đi vào miêu tả cấu trúc ngôn ngữ thể
hiện trên một số kênh tin tức, sự phân bố từ loại trên báo chí…


4
Về mặt ngữ nghĩa, nội dung ngữ nghĩa thường được xen/ kết hợp vào trong
các nghiên cứu về từ vựng: chữ và nghĩa trên báo chí, ngữ nghĩa của lớp từ mới,

chất liệu văn học trên báo chí: Đôi nét về chữ và nghĩa trên báo "Giáo dục và thời
đại chủ nhật" (Ngô Gia Thi); Việc sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo
chí (Hoàng Anh); Bước đầu xem xét đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ mới tiếng Việt
trên báo chí (Huỳnh Văn Tài)…
Về mặt ngữ dụng, xem xét ngôn ngữ báo chí trên bình diện dụng học là
một hướng nghiên cứu rất hấp dẫn và thú vị, thường hướng đến các thao tác nghề
nghiệp – viết làm sao cho sâu sắc, hấp dẫn, hiệu quả cao. Các nội dung nghiên
cứu liên quan tới ngữ dụng có thể kể đến là: cách giật tít, chất hài trên báo chí,
hiện tượng bất thường trên báo, xảo thuật ngôn từ và đánh tráo khái niệm, như:
Hiện tượng bất thường được xem như biện pháp hấp dẫn ngôn ngữ báo chí
(Hoàng Trọng Phiến); Món “khai vị” trong một bài báo (Trần Quang), Nhờ đâu
tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn (Hồ Lê)…
Về ngữ âm, có không nhiều các công trình nghiên cứu ngôn ngữ báo trên
bình diện này: dạng thức nói trên truyền hình, nguyên tắc đọc chữ tắt…như:
Dạng thức nói trên truyền hình (Nguyễn Bá Kỷ); Ngôn ngữ của người dẫn
chương trình truyền hình (Lê Thị Phong Lan); Ngôn ngữ của người dẫn chương
trình trò chơi trên truyền hình (Hoàng Anh); Những kĩ năng về sử dụng ngôn
ngữ trong truyền thông đại chúng (Hoàng Anh); Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam
(Mai Thị Minh Thảo) ...
Xét về cấp độ ngôn ngữ, các nghiên cứu ngôn ngữ báo chí đã đề cập đến các
cấp độ: từ, ngữ, cú, câu, văn bản (diễn ngôn). Các trích dẫn, tít báo (tiêu đề báo),
cách mở đầu, cách triển khai, cách kết thúc, cấu trúc tin, … đều đã được quan tâm
nghiên cứu, như: Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị - xã hội trên tư liệu báo chí
tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại (Nguyễn Hòa); Cấu trúc ngôn ngữ hiển thị trên một
số kênh tin tức nước ngoài (Nguyễn Đình Thuận)…
Xét về mặt phong cách ngôn ngữ, có thể thấy phong cách ngôn ngữ báo chí là
một trong số các phong cách chức năng ngôn ngữ, nó có những đặc điểm, quy phạm
riêng phân biệt với các phong cách chức năng khác (phong cách ngôn ngữ hành
chính, phong cách nghệ thuật, phong cách khoa học,…). Bên cạnh những điểm chung



5
thuộc về phong cách báo chí thì mỗi thể loại báo chí lại có phong cách riêng, đặc thù:
xã luận, bình luận, tin (trong nước, quốc tế), thông cáo báo chí, phỏng vấn, phóng sự,
kí, phát thanh – truyền hình, tùy bút,… Với mỗi thể loại này, lại có những đề tài
nghiên cứu ngôn ngữ chuyên về một thể loại, nhằm nêu bật lên đặc trưng ngôn ngữ/
phong cách từng thể tài. Về mặt này có thể thấy có khá nhiều các công trình nghiên
cứu ngôn ngữ nhìn từ hoạt động báo chí, song có thể chia làm 3 nhóm sau:
Nhóm thứ nhất gồm các thể loại mà để viết được, nhà báo cần phải phát hiện
và khai thác các vấn đề sự kiện trong thực tế, nói cách khác là nó phản ánh khách
quan, trực tiếp các sự kiện, vấn đề có tính thời sự: tin, phóng sự, ghi nhanh, tường
thuật, phỏng vấn, bài phản ánh, bài điều tra.
Nhóm thứ hai gồm các thể loại tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ logic
lí luận là chủ yếu thông qua các tài liệu, thông tin trong kho trữ tư liệu để tạo nên
tác phẩm: bình luận, xã luận, chuyên luận.
Nhóm thứ ba gồm các thể loại kí nằm ở khoảng giao thoa giữa văn học và
báo chí. Kí viết về người thật, việc thật, không cho phép hư cấu mà chỉ có sự suy
ngẫm, liên tưởng, thẩm định của nhà báo về sự việc được phản ánh: Ngôn ngữ tác
giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí (Hoàng Anh); Ngôn ngữ phóng
sự báo chí (Phan Thảo Linh Chi); Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay (Phạm Thị Mai)…
Ngoài ra, ngôn ngữ báo chí còn được quan tâm dưới góc độ của các ngành
khoa học khác (liên ngành): tâm lý, xã hội, truyền thông,… Một số tác giả đi theo
hướng nghiên cứu liên ngành trên đối tượng là báo chí, như: Ngôn ngữ phát thanh
truyền hình nhìn từ góc độ tâm lý (Nguyễn Đức Tồn), Những kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ trên truyền thông đại chúng (Hoàng Anh), Ngôn ngữ của người dẫn chương
trình trên truyền hình (Hoàng Anh), Ngôn ngữ quảng cáo (Vũ Quang Hào)…
Bên cạnh việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trên báo chí, người ta cũng rất
quan tâm tới các ngôn ngữ phi văn tự trên báo: ngôn ngữ phi văn tự - maquette,
thông tin đồ họa,… Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn luôn là yếu tố quan trọng số một và là

công cụ quan trọng nhất đối trong việc thực hiện chức năng truyền tin của báo chí.
Đây có thể xem là cơ sở soi rọi cho việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn sử dụng ngôn ngữ trên các báo chí hiện nay.


6
2.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ của báo cáo viên trong tuyên truyền
miệng (báo nói) thuộc Đảng bộ Hải Phòng
Nghiên cứu về báo nói nói riêng và báo chí Hải Phòng nói chung có thể kể
đến công trình do Sở Thông tin-Truyền thông chủ trì mang tên Đề án phát triển báo
chí Hải Phòng đến năm 2020. Tuy nhiên, công trình này được nghiên cứu dưới góc
độ khoa học quản lý của Đảng và Nhà nước, chủ yếu nghiên cứu, phân tích, đưa ra
những ý tưởng về mặt quy hoạch tổng thể các cơ quan báo chí, trong đó có báo nói.
Đối với báo Hải Phòng nói chung và báo nói Hải Phòng nói riêng, vấn đề
đặc điểm ngôn ngữ mới chỉ dừng lại ở các quy định, các trao đổi chuyên môn
nghiệp vụ của nội bộ cơ quan báo Hải Phòng, trong đội ngũ phóng viên, phát
thanh viên, biên tập viên.
Năm 2013, lần đầu tiên có hai luận văn viết về đặc điểm ngôn ngữ báo chí
thể loại báo in và báo điện tử là: "Đặc điểm sử dụng từ ngữ mục chính trị, kinh tế
trên báo Hải Phòng" của Bùi Văn Kiệm và "Đặc điểm sử dụng từ ngữ chuyên mục
văn hóa, thể thao trên báo Điện tử Hải Phòng (khảo sát từ năm 2006 đến nay)" của
Hàn Ngọc Trang.
Có thể nói đây là những nghiên cứu tiên phong về đặc điểm hình thức sử dụng
ngôn ngữ đáng ghi nhận trên báo Hải Phòng.
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Luận văn đặt vấn đề trên cơ sở khảo sát thực trạng những đặc điểm ngôn ngữ
của BCV trong công tác TTM hay còn gọi là một hình thức đặc biệt của "báo nói"
trong cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng âm thanh, khuôn mẫu và những hình thức
phi ngôn ngữ đi kèm trong các bài nói của BCV tuyên truyền miệng để từ đó đưa ra

một số giải pháp hướng tới những chuẩn mực chung cho BCV trong công tác TTM
thuộc Đảng bộ Thành phố Hải Phòng. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của luận
văn mong muốn góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu này, luận văn này sẽ thực hiện các nội dung cụ thể sau:
- Chỉ rõ những đặc điểm sử dụng từ ngữ trong các văn bản viết (bản chuẩn bị
đề cương) của BCV sử dụng cho việc TTM;


7
- Chỉ rõ những đặc điểm sử dụng âm thanh (cách ngắt nhịp và dùng các khuôn
mẫu) và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ) khi các BBV trình
bày trong quá trình TTM;
- Nêu ra những kinh nghiệm rút ra các về việc chuẩn bị văn bản và trình bày
các bài TTM của BCV thuộc Đảng bộ Thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ngôn ngữ của 25 văn bản
viết và 4 văn bản nói tiếng Việt của BCV trong công tác TTM thuộc Đảng bộ Thành
Phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đảm bảo nguồn cứ liệu đầy đủ, toàn diện luận văn đã khảo sát 25 văn bản
viết (bản chuẩn bị bằng văn bản viết của BCV, dung lượng ) và 4 văn bản nói (bài
nói trực tiếp của BCV, dung lượng ) tiếng Việt của BCV trong công tác TTM thuộc
Đảng bộ Thành Phố Hải Phòng được thực hiện trong thời gian từ tháng 6/2011đến
tháng 6/2016.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng xem xét đến một số cứ
liệu ngôn ngữ trên báo chí khác nhằm đối chiếu, so sánh để làm rõ hơn những vấn
đề có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài những thao tác cơ bản như quan sát, sưu tập, lập luận theo các hướng
quy nạp, diễn dịch luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân loại, thống kê;
- Phương pháp miêu tả, so sánh, đối chiếu.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ pháp,
ngữ dụng, đối chiếu... Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp được vận dụng
linh hoạt tùy vào từng đối tượng cụ thể.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc
gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận văn


8
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ viết của báo cáo viên trong công tác tuyên
truyền miệng thuộc Đảng bộ Thành phố Hải Phòng
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ nói của báo cáo viên trong công tác tuyên
truyền miệng thuộc Đảng bộ Thành phố Hải Phòng


9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1.1. Tổng quan về báo chí Việt Nam
1.1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam
Báo chí của Việt Nam ra đời tương đối muộn. Tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ
xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX, khởi đầu là tờ Gia Định báo (ra số đầu tiên vào ngày
1/4/1865). Một dấu mốc quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam là sự kiện Báo
Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên, khai sinh ra nền báo
chí cách mạng Việt Nam vào ngày 21/6/1925. Từ đó đến nay, báo chí Cách mạng

Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng và lực lượng những
người làm báo. Theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 2-5-1985, Ban Bí
thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52-QĐ/TƯ lấy ngày
21- 6 hằng năm là “Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam”.
Tính từ năm 1865 đến nay, báo chí Việt Nam có chặng đường lịch sử phát
triển trên hơn một thế kỉ nhưng nó đã thực sự đạt được nhiều thành tựu, với những
dấu mốc đáng ghi nhớ.
1.1.1.1. Giai đoạn từ trước năm 1930 đến Cách mạng tháng Tám 1945
Giai đoạn 1908-1918: Sau khi Thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu
tranh của nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt trong thời gian này là sự phát triển
của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản như Đông Du, Đông
Kinh Nghĩa Thục.
Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất bùng nổ (1914-1918), vì mục đích chính
trị, người Pháp đã đề ra chủ thuyết mang tên mình nhằm mục đích: ca ngợi Thực
dân Pháp, hạ thấp uy tín của nước Đức, chống lại Đức; dùng báo chí tiếng Việt và
tiếng Pháp để cắt đứt mối liên hệ của Báo chí Việt Nam với Trung Hoa; đồng thời
lôi kéo nhằm nô dịch tầng lớp tri thức Việt Nam mà chủ yếu là tri thức Bắc kỳ.
Giai đoạn 1919-1930: Trong nước giai đoạn này xuất hiện nhiều Đảng phái
chính trị theo những khuynh hướng khác nhau và chính những tổ chức này đã khai
sinh ra ở nước ta một dòng báo chí bí mật và cách mạng. Các Đảng phái trên đều có
hệ thống báo chí riêng, các dòng báo chí đó luôn luôn đấu tranh với nhau để tuyên
truyền và tập hợp lực lượng cho mình, khiến cho hoạt động báo chí ở nước ta trở nên


10
khá sôi động. Báo chí Việt Nam lúc này vì vậy mà chia thành 2 khuynh hướng khác
nhau đó là phái ca ngợi tư tưởng Pháp- Việt đề huề và phái chống lại tư tưởng đó.
Giai đoạn 1930-1936: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra
những thuận lợi nhất định cho sự phát triển của báo chí: Xác định phương hướng và
đường lối phát triển, báo chí trở thành một vũ khí chiến đấu, tuyên truyền của

Đảng… Tuy nhiên, sau cao trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh, cuộc khủng bố trắng của thực
dân Pháp đã khiến cho nước ta trong không khí u ám, hoang mang. Điều này ảnh
hưởng tiêu cực đến báo chí khi một lực lượng lớn nhà báo mất tinh thần; báo chí
hoạt động theo sự chỉ đạo của Nha mật thám Pháp; xuất hiện nhiều tờ báo có màu
sắc mê tín dị đoan; sự xuất hiện của báo song ngữ và dòng văn thơ bi quan, tiêu cực.
Giai đoạn 1936-1939: Thời kỳ này Đảng ta chuyển hướng đấu tranh, đưa ra
khẩu hiệu “Độc lập dân chủ”, chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất cho việc làm báo;
hội truyền bá chữ Quốc ngữ đẩy mạnh hoạt động giúp tăng nhanh lực lượng bạn
đọc… Thực dân Pháp ban hành 40 văn bản về báo chí nhằm kiểm soát một cách
khôn khéo Báo chí Việt Nam.
Báo chí nước ta thời gian này phát triển tăng vọt về số lượng, là thời kì bùng
nổ nhiều thể loại báo chí mới. Đọc báo trở thành một sinh hoạt tư tưởng không thể
thiếu của phần đông người Việt.
Giai đoạn 1939-1945: Toàn quyền Đông Dương ra hàng loạt văn bản nhằm
thủ tiêu những quyền lợi ta vừa giành được trong cuộc vận động Dân chủ 19361939; mọi mối liên hệ với Đảng cộng sản, với các phong trào cách mạng tiến bộ đều
bị cấm ngặt, báo chí Cách mạng phải đóng cửa…
Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc cho nước ta, tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của Báo chí.
1.1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến năm 1954
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công với việc thành lập Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, báo chí Cách mạng Việt Nam có thời cơ phát triển mới
đồng thời cũng nhận thêm những nhiệm vụ nặng nề. Sự ra đời của Đài Phát thanh
Tiếng nói Việt Nam và hãng Thông tấn Quốc gia đã mang lại diện mạo mới cho hệ
thống báo chí Cách mạng Việt Nam. Cả hệ thống báo chí, đặc biệt là báo chí Cách


11
mạng đã lên đường tiến hành kháng chiến chống Pháp. Chính trong thử thách khắc
nghiệt đó, hàng loạt tờ báo đã ra đời như: Sự thật, Nhân dân, Văn nghệ, Quân đội

nhân dân, Đài tiếng nói Nam bộ, Nhân dân miền Nam... Báo chí giai đoạn này
đã có những bước nhảy vọt trong việc chuyển tải nội dung thông tin, sự đổi mới
hình thức trong mỗi trang báo; đặc biệt các thiết bị máy móc kĩ thuật được sử dụng
nhiều hơn, nâng cao chất lượng cũng như tăng sức hấp dẫn cho tờ báo. Thời gian
này, báo chí đã trở thành một phương tiện chuyển tải thông tin quen thuộc và không
thể thiếu đối với quần chúng nhân dân. Từ năm 1945 đến năm 1954, báo chí Cách
mạng Việt Nam đã hoàn thành sứ mạng của mình trong cuộc kháng chiến trường kì
chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng để tiếp tục gánh vác những
nhiệm vụ mới của giai đoạn mới.
1.1.1.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Trong thời kì từ 1954 đến 1975, báo chí Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát
triển hơn những cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Hầu hết các tờ báo
đều hướng tới mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Số lượng nhà báo cũng tăng lên đáng kể. Trước thềm Đại hội lần thứ 3 của
Hội Nhà báo Việt Nam 1962, riêng miền Bắc đã có 1500 nhà báo làm việc trong
khoảng 120 cơ quan báo chí các loại.
Báo chí đã trở thành động lực góp phần to lớn tạo dựng và tổ chức những
phong trào thi đua, những cuộc vận động rầm rộ trong toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị như: Sóng Duyên hải, Gió đại phong,
Cờ ba nhất, Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ ba đảm đang….
Báo chí cách mạng ở miền Nam như “báo chí tiền phương” đã bám sát thực
tế chiến đấu, có mặt ngay tại các chiến hào, tại các mặt trận ác liệt để phản ánh kịp
thời, sinh động cuộc chiến đấu của đồng bào ta. Các nhà báo thực sự là các chiến sĩ
ra trận, vừa cầm súng, vừa cầm bút, cầm máy ảnh, máy quay phim…đóng góp xứng
đáng vào chiến thắng chung của dân tộc.
1.1.1.4. Giai đoạn từ 1975 đến nay
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, lần đầu tiên báo chí Việt Nam trở thành
nền báo chí duy nhất của đất nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của
nhà nước. Chính sách đổi mới của Đảng đã tạo những điều kiện thuận lợi để báo chí



12
phát triển. Chỉ trong khoảng 20 năm đổi mới, nền báo chí đã lớn lên cả chục lần, đã
có những bước phát triển chưa từng thấy về công nghệ và kĩ thuật, về quy mô ảnh
hưởng cũng như trình độ tác nghiệp. Ở một số mặt, báo chí đã bắt kịp trình độ phát
triển hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế...
Ở Việt Nam, sự phát triển của hệ thống cơ quan truyền thông đại chúng hiện
nay có thể nói là vô cùng lớn mạnh. Theo đánh giá, thống kê trong Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016:
- Về báo chí in: Hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí (gồm 199 báo in, 658
tạp chí); 01 hãng thông tấn quốc gia – TTX VN;
- Về Phát thanh - truyền hình (báo nói, báo hình): Hiện cả nước có 67 đài
PTTH (02 đài quốc gia là Đài Truyền hình VN, Đài Tiếng nói VN; 64 đài địa
phương). Số kênh chương trình PTTH quảng bá là 183 kênh; kênh chương trình
truyền hình trả tiền là 75 kênh .
- Cả nước có khoảng 48.000 nhà báo, báo cáo viên, phóng viên được cấp thẻ
hành nghề. Điều này không chỉ cho thấy sự lớn mạnh của báo chí nước ta mà còn
thấy được vai trò của báo chí trong việc thực hiện chức năng là cơ quan ngôn luận
của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra khẩn trương, sôi động,
với sự tham gia hoạt động của nhiều lực lượng, trong đó báo chí có vai trò vô cùng
quan trọng. Đội ngũ nhà báo, báo cáo viên, phóng viên phải không ngừng rèn luyện,
nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Cần nâng cao năng lực lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với báo chí và hệ thống hội nhà báo các
cấp, thực hiện giám sát đối với hoạt động báo chí. Đồng thời, không ngừng tổng kết
thực tiễn, đánh giá hoạt động, đúc rút kinh nghiệm qua mỗi chặng đường hoạt động.
Đó là cơ sở cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, những người sẽ kế
tục sự nghiệp các thế hệ nhà báo cha anh, xây dựng nền báo chí Việt Nam phát triển
lớn mạnh và hiện đại hơn.
1.1.2. Các thể loại báo chí tiêu biểu

Cùng với sự phát triển của xã hội, báo chí ngày càng trở nên quan trọng
trong đời sống, bởi nhu cầu về thông tin xã hội của người dân ngày càng lớn. Sự
phát triển của báo chí được đánh dấu một phần bởi sự phong phú và đa dạng khi thể


13
hiện tin, bài dưới nhiều hình thức, các vấn đề được đề cập dưới nhiều góc độ, mức
độ giúp cho độc giả có điều kiện tiếp xúc với nhiều thông tin dưới nhiều hình thức
khác nhau.
1.1.2.1. Phân loại báo chí dựa vào nội dung
Năm 1995, trong cuốn sách Từ lí luận đến thực tiễn báo chí, tác giả Tạ
Ngọc Tấn đưa ra quan niệm, chia báo chí thành các thể loại: tác phẩm thông tin;
loại tác phẩm chính luận; loại tác phẩm chính luận nghệ thuật. Trong cuốn sách
Các thể loại báo chí, tác giả Trần Quang đề xuất cách chia: Nhóm thông tấn –
nhóm chính luận – nghệ thuật. Trong bài viết Luận bàn về thể loại báo chí, tác
giả Đinh Hường cũng nêu lên quan niệm phân chia thể loại báo chí làm ba nhóm:
nhóm các thể loại báo chí thông tấn, nhóm các thể loại báo chí chính luận, nhóm
các thể loại chính luận nghệ thuật.
Trên cơ sở đối tượng phản ánh chức năng và nhiệm vụ chúng tôi cho rằng, hệ
thống thể loại báo chí nước ta gồm ba thể loại.
Nhóm các thể loại thông tấn báo chí: nhóm này thể hiện nội dung thông tin
sự kiện thời sự, thông tin được thể hiện nhiều cách khác nhau nhưng đó đều có quan
điểm chung là phải đảm bảo tính xác thực. Chúng ta biết rằng tin là thể loại tiêu
biểu của báo chí, nó không có sự xuất hiện của nhân vật, không có ngôn ngữ giàu
hình ảnh.
Nhóm các thể loại chính luận báo chí: Nhóm này có nhiệm vụ đánh giá, phân
tích, giải thích, bình luận về những sự thật của đời sống, thế mạnh của nó là năng lực
thông tin lí lẽ. Nhóm này không những có nhiệm vụ thông tin về sự thật mà còn nhằm
hướng dẫn và điều chỉnh dư luận. Trong nhóm này có các thể loại nhỏ như bình luận,
xã luận, điều tra, bài phê bình... trong đó thể loại phê bình giữ vai trò là hạt nhân thể

hiện cơ bản và sinh động nhất đặc điểm của nhóm.
Nhóm các thể loại Tài liệu – nghệ thuật: Nhóm này mang đặc trưng không
hoàn toàn giống hai nhóm trên, nó có tính sinh động hơn, mô tả một cách có hình
ảnh, có cảm xúc về những sự thật của đời sống. Nhóm này phản ánh một cách linh
hoạt kết hợp được đặc điểm bên ngoài và bên trong của báo chí. Phóng sự được coi
là hạt nhân của nhóm này, ngoài ra nhóm này còn có các thể loại chất văn học như


14
phỏng vấn chân dung, ký chính luận. Một điều đáng chú ý là một dạng của tiểu
phẩm cũng có thể xếp vào nhóm này.
1.1.2.2. Phân loại báo chí dựa vào phương thức truyền thông
Sự ra đời và phát triển của báo chí không chỉ phụ thuộc vào nội dung thông
tin giao tiếp mà còn phụ thuộc vào kĩ thuật công nghệ thông tin. Trong thời đại
ngày nay, sự phát triển của khoa học, kĩ thuật; các phương tiện in ấn và đặc biệt là
công nghệ thông tin như kĩ thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình,
máy tính điện tử, cáp quang đến vệ tinh nhân tạo đã đem đến cho báo chí một diện
mạo mới. Do vậy, căn cứ vào kĩ thuật và phương thức thực hiện truyền thông, về cơ
bản người ta chia truyền thông đại chúng thành 4 loại hình sau: báo in (báo viết);
báo nói; báo hình và báo điện từ (internet). Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng
của 4 loại hình báo chí gắn liền với phương thức truyền thông và đặc điểm sử dụng
ngôn ngữ trong việc truyền tải thông tin của mỗi loại báo đó.
a) Tuyên truyền miệng
Tuyên truyền miệng có lịch sử xuất hiện sớm nhất trong các loại hình báo mà
xã hội sử dụng. Đó là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiến hành thông
qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền với đối tượng tuyên truyền, chủ
yếu bằng lời nói trực tiếp.
Những ưu thế đặc trưng của tuyên truyền miệng: là sự giao tiếp trực tiếp để
cung cấp và trao đổi thông tin nên sử dụng được mọi ưu thế của giao tiếp trực tiếp.
Có thể giải thích được những vấn đề mà vì một lý do nào đó không thể đưa công

khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền miệng qua hình thức đối
thoại giữa người nói với người nghe, là một hình thức tuyên truyền dân chủ nhất,
thực hiện được chức năng thông tin cả hai chiều, không mang tính áp đặt; tuyên
truyền miệng có thể sử dụng triệt để nhất ưu thế của ngôn ngữ nói và "kênh" phi
ngôn ngữ; có điều kiện và nhiều khả năng tiến hành một cách thường xuyên và rộng
rãi ở nhiều nơi, trong các điều kiện khác nhau. BCV có khả năng thích nghi với các
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tiến hành nhiệm vụ tuyên truyền được giao.
Những hạn chế của tuyên truyền miệng: lời nói có tính tuyến tính, chỉ đi một
chiều, không quay trở lại. Vì vậy, người nói cần thận trọng, người nghe cần chú ý
nếu không, không lấy lại được lời đã nói và không nghe được lời BCV đã nói; phạm


15
vi về không gian có giới hạn, do khả năng phát ra của lời nói trực tiếp (dù đã có
phương tiện khuyếch đại) và khả năng tập hợp một số đông tại một địa điểm và thời
điểm nhất định; dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tập trung đông người
và ở các địa điểm khác nhau.
b) Báo in (báo viết)
Báo in là những sản phẩm định kì chuyển tải nội dung thông tin mang tính
thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Báo in gồm hai bộ phận: báo và tạp
chí. Báo xuất hiện theo chu kì đều đặn và cố định (định kì), hằng ngày (nhật báo),
thưa kì (2, 3, 4, 5 ngày một số), hằng tuần (tuần báo), nửa tháng (bán nguyệt san),
hằng tháng (nguyệt báo) hằng tháng hay hai, ba tháng.
Do báo in chuyển tải nội dung thông qua chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ,
bảng biểu…và công chúng tiếp nhận thông tin trên báo in qua thị giác (đọc báo) nên
báo in có những ưu điểm sau:
- Do chủ động về thời gian ra báo nên các thông tin trên báo in có chiều sâu,
tính phổ cập cao; đảm bảo tính chính xác mà các loại hình báo khác khó có thể thay
thế được. Báo in giúp người đọc biết và hiểu rất rõ sự kiện.
- Người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin: từ việc bố trí

thời gian đọc, trình tự đọc, tốc độ đọc, cách thức đọc, nội dung mà mình quan tâm.
- Việc lưu giữ báo in hết sức đơn giản và thuận tiện. Do đó, nó trở thành
nguồn tư liệu được lưu giữ lâu dài và nguyên bản, khi cần tra lại nội dung thông tin
gì, có thể mở xem lại.
- Việc đọc báo cũng như đọc sách mang tính truyền thống và đã trở thành
"văn hoá đọc" đối với nhiều người
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, báo in cũng có những hạn chế nhất định:
- Khả năng cập nhật chậm hơn các loại hình báo khác. Báo in chỉ xuất hiện
vào một thời điểm cụ thể và nhất định nên thông tin chậm, thông tin đề cập chỉ là
các sự kiện, vấn đề xảy ra trong chu kì xuất bản, thông tin sau đó phải đợi thời điểm
định kì sau. Như vậy, có một khoảng trống thông tin trong báo in, hạn chế tính cập
nhật hơn so với phát thanh, truyền hình. Để khắc phục hạn chế này, trước đây,
người ta cho ra thêm số báo buổi chiều.


16
- Những người đọc được báo in thì phải biết chữ (có trình độ văn hóa nhất
định), hoặc không gặp trở ngại về thị giác. Do đó, không phải đối tượng nào trong
xã hội cũng có thể tiếp nhận được thông tin mà báo in mang lại, điều này là một hạn
chế so với phát thanh, truyền hình và đặc biệt là báo điện tử.
- Khả năng tương tác 2 chiều (người đọc – người viết) kém.
- Việc phát hành báo in phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là phương tiện
giao thông. Ở những nơi xa trung tâm, những người công tác và làm việc ở những
nơi xa (thám hiểm, trong rừng, trên biển…) không thể đợi thông tin từ báo in được.
c) Báo nói (phát thanh)
Khi đề cập đến báo nói, chúng ta biết rằng báo nói chủ yếu được thực hiện
dưới hai dạng thức. Đó là phát thanh bằng kỹ thuật đường truyền và diễn thuyết trực
tiếp, tuyên truyền miệng của người diễn ngôn, báo cáo viên.
Cuối những năm 30 của thế kỉ XX, kĩ thuật phát thanh FM bắt đầu phát triển
có tính chất thử nghiệm và dần dần phát triển mạnh. Hiện nay, kĩ thuật vệ tinh địa

tĩnh, cáp quang, kĩ thuật số đang là những yếu thúc đẩy sự phát triển đa dạng, phong
phú của phát thanh trên thế giới. Phát thanh là một loại hình truyền thông hiệu quả,
sinh động bởi nó chuyển tải thông tin đến người nghe bằng 3 yếu tố đặc trưng cơ
bản là: lời nói, âm nhạc và tiếng động.
Phát thanh có các ưu thế: nhờ các âm thanh, âm nhạc và tiếng động thực với
chất lượng âm thanh cao, báo tiếng có khả năng kích thích trí tưởng tượng của công
chúng trong việc tiếp thu thông tin; sử dụng kỹ thuật không quá phức tạp nhưng hiệu
quả (cần có không gian phù hợp và chỉ cần một thiết bị thu, phát tín hiệu); khả năng
phủ sóng rộng vượt được các khoản cách về không gian. Phát thanh đã trở nên phổ
biến khắp các vùng đồng bằng, miền núi, trung du hay nơi hải đảo xa xôi, ít bị hạn
chế bởi địa hình, hoàn cảnh; tiếp nhận thông tin không cần điều kiện phức tạp (so với
báo hình và báo điện tử). chỉ cần một máy thu thanh bỏ túi là người ta có thể nghe
được thông tin trên đài phát thanh dù họ đang ở đâu (đồng bằng, rừng núi, hải đảo…),
thậm chí đang làm việc khác, người ta cũng có thể cùng lúc tiếp nhận thông tin (ăn
uống, lái xe, nội trợ,…); đối tượng tiếp nhận thông tin đa dạng cho quảng đại quần
chúng nhân dân lao động, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vùng miền
(vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo…) và cả cho những người khiếm thị; Báo


17
nói có khả năng truyền tải thông tin hết sức nhanh nhạy, cung cấp thông tin một cách
nhanh nhất (tính tức thời), đảm bảo tính thời sự, tính cập nhật, tạo hiệu ứng xã hội
một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, phát thanh cũng có những hạn chế: do chỉ sử dụng âm thanh
(giọng đọc, kể, âm nhạc, tiếng động), triệt tiêu yếu tố ngôn ngữ cử chỉ đi kèm bằng
hình ảnh nên người nghe khó ghi nhớ; hạn chế về khả năng tra cứu và lưu giữ tư
liệu; do cách tiếp cận duy nhất của phát thanh là nghe, mà thông tin xuất hiện theo
chuỗi tín hiệu âm thanh tuyến tính (trật tự thời gian) nên công chúng không được
quyền chủ động lựa chọn chương trình theo sở thích, trình độ, khả năng. Thông tin
nghe một lần thoảng qua, không kéo chậm lại được. Buộc người nghe phải tập

trung, chú ý cao độ mới bắt kịp tốc độ đọc vận hành của âm thanh lời nói nếu muốn
hiểu đầy đủ nội dung thông điệp; người nghe phải phụ thuộc vào trình tự phát tin,
nghe tuần tự từ đầu đến cuối một cách bị động (không chủ động tìm thông tin cần thiết
như đối với báo in).
d) Báo hình (truyền hình)
Kĩ thuật truyền phát hình ảnh ra đời năm 1927 với chương trình truyền hình
đầu tiên qua dây dẫn đã được thực hiện giữa hai thành phố Washington và New
York với khoảng cách 250 dặm. Ngày nay, truyền hình trên thế giới đã trở nên phố
biến và có sức mạnh đặc biệt mà khó có phương tiện truyền thông nào sánh nổi. Với
sự giúp đỡ của mạng lưới vệ tinh địa tính trong không gian, các chương trình truyền
hình được truyền đi khắp thế giới bất chấp các biên giới quốc gia.
Báo hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải
thông điệp bằng hình ảnh động và âm thanh. Cội nguồn trực tiếp của truyền hình là
điện ảnh. Điện ảnh đã cũng cấp cho truyền hình những ý tưởng về một phương thức
truyền thông mới có sức thuyết phục mạnh mẽ với những đặc trưng kĩ thuật riêng.
Với sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh, truyền hình mang lại cho con người cảm
giác về một cuộc sống thực đang hiện ra trước mắt.
Báo hình có những ưu thế sau:
- Do báo hình sử dụng cả hình ảnh và âm thanh để chuyển tải thông tin nên
các chương trình của nó phong phú về nội dung, đa dạng hóa về chức năng, cuốn
hút và đáp ứng nhu cầu thông tin của toàn xã hội.


×