Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 144 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
––––––––––––––––

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
THƠ NÔM NGUYÊN BỈNH KHIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hiên

HẢI PHÒNG - 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian theo học tại Trƣờng Đại học Hải Phòng và đặc
biệt là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh
nghiệm quí báu từ gia đình, thầy cô, bạn bè. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Gia đình - những ngƣời luôn giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn
thành nhiệm vụ một cách tốt nhất;
Quý Thầy, Cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam khóa 6 tại
trƣờng Đại học Hải Phòng, những ngƣời đã hết lòng truyền đạt kiến thức và
những kinh nghiệm quí báu cho chúng tôi;
Cô giáo TS. Nguyễn Thị Hiên, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp;
Các anh chị học viên trong lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa 6 và
các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài

liệu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này;
Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe quý thầy cô, gia đình và các anh
chị học viên.
Hải Phòng, ngày tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
2.1. Những nghiên cứu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm .............. 2
2.2. Những nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ........................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
5.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại ............................................................... 6
5.2. Phƣơng pháp miêu tả.................................................................................. 7
5.3. Thủ pháp so sánh, đối chiếu ....................................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 7

6.1.Về mặt lí luận .............................................................................................. 7
6.2. Về mặt thực tiễn ......................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 9
1.1. Khái quát về thơ và ngôn ngữ thơ .............................................................. 9
1.1.1. Khái quát về thơ ...................................................................................... 9
1.1.2. Ngôn ngữ thơ......................................................................................... 17


iv
1.1.3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của ngôn ngữ thơ ................. 25
1.2. Vài nét về thơ Nôm và ngôn ngữ thơ Nôm .............................................. 28
1.2.1. Vài nét về thơ Nôm ............................................................................... 28
1.2.2. Vài nét về ngôn ngữ thơ Nôm ............................................................... 30
1.3. Một số vấn đề lí thuyết ngôn ngữ học ...................................................... 31
1.3.1. Khái quát về từ và từ tiếng Việt ............................................................ 31
1.3.2. Khái quát chung về ngữ ........................................................................ 36
1.3.3. Nghĩa và trƣờng nghĩa........................................................................... 37
1.3.4. Phƣơng tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng Việt .................................... 40
1.4. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn ............................ 43
1.4.1.Vài nét về tiểu sử và con ngƣời Nguyễn Bỉnh Khiêm ........................... 43
1.4.2. Vài nét về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm .............................. 45
1.5. Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................... 46
CHƢƠNG 2.ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NÔM CỦA NGUYỄN BỈNH
KHIÊM XÉT TRÊN PHƢƠNG DIỆN HÌNH THỨC .................................... 48
2.1. Đặc điểm về thể thơ trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm ...................... 48
2.1.1. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn............................................................. 49
2.1.2. Thể thơ thất ngôn bát cú........................................................................ 53
2.1.3. Thể thơ thất ngôn lục cú và thể thơ tự do ............................................. 56
2.2. Đặc điểm sử dụng vần, nhịp và thanh trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh

Khiêm .............................................................................................................. 60
2.2.1. Đặc điểm về vần .................................................................................... 60
2.2.2. Đặc điểm về nhịp .................................................................................. 63
2.2.3. Đặc điểm về hài thanh ........................................................................... 67
2.3. Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................... 73
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH
KHIÊM XÉT TRÊN PHƢƠNG DIỆN NGỮ NGHĨA ................................... 74
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa các lớp từ ngữ đặc trƣng trong thơ Nôm Nguyễn
Bỉnh Khiêm ..................................................................................................... 74


v
3.1.1. Lớp từ ngữ về thiên nhiên ..................................................................... 75
3.1.2. Lớp từ ngữ về cuộc sống ....................................................................... 82
3.1.3. Lớp từ ngữ về thế sự ............................................................................. 85
3.2. Một số phƣơng tiện và biện pháp tu từ thƣờng gặp trong thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm ....................................................................................... 91
3.2.1. Ẩn dụ ..................................................................................................... 92
3.2.2. Đối ......................................................................................................... 97
3.2.3. Điển cố, điển tích ................................................................................ 100
3.3. Tiểu kết ................................................................................................... 103
KẾT LUẬN ................................................................................................... 106
TƢ LIỆU KHẢO SÁT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ 109
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 113


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Giải thích

CV

Chủ vị

B

Bằng

T

Trắc


vii
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

2.2

2.3


2.4

2.5

3.1

Kết quả khảo sát về thể thơ trong Bạch Vân quốc ngữ
thi tập
Các dạng thể hiện của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Kết quả khảo sát về vần trong Bạch Vân quốc ngữ thi
tập
Kết quả khảo sát về nhịp điệu trong Bạch Vân quốc
ngữ thi tập
Bảng thống kê các kiểu hài thanh trong Bạch Vân
quốc ngữ thi tập
Kết quả khảo sát các lớp từ đặc trƣng trong Bạch Vân
quốc ngữ thi tập

48

50

61

64

68

75


Kết quả khảo sát các từ ngữ về thiên nhiên trong
3.2.

3.3

3.4

Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Một số phƣơng tiện và biện pháp tu từ thƣờng gặp
trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập
Kết quả khảo sát các kiểu đối trong Bạch vân quốc
ngữ thi tập

76

92

98


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghệ thuật của văn chƣơng là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ
thơ bao giờ cũng là sự hóa công của ngƣời nghệ sĩ, mỗi chữ trong thơ đều là
sự vang vọng từ tâm hồn thi nhân. Bằng chất liệu ngôn ngữ, các nhà thơ đã
học hỏi, chắt lọc, sáng tạo để làm nên sự lung linh huyền diệu cho đứa con
tinh thần của mình. Chịu quy định bởi những đặc thù về mặt thể loại, ngôn
ngữ văn học, ngôn ngữ thơ ca luôn mang những nét riêng liên quan mật thiết

đến đặc điểm nội dung, hình thức nghệ thuật cũng nhƣ đối tƣợng tiếp nhận
của nó.
1.2. Là một tác gia lớn, giữ vị trí quan trọng trong dòng văn học trung
đại Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại hai tập thơ: Bạch Vân am thi
tập (chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm) mở đầu cho một
dòng văn học chạm chân vào hiện thực, đã mô tả xã hội dƣới góc nhìn đời tƣ
và đời thƣờng, là một cống hiến lớn của văn học thời Mạc đối với tiến trình
phát triển và hoàn thiện của văn học dân tộc. Thơ ông là sự kết hợp độc đáo
giữa ngôn ngữ thơ và cấu trúc thơ, ở mỗi mảng đề tài ông đều có những đóng
góp khác nhau, song thành công nhất phải kể đến việc sử dụng ngôn ngữ dân
tộc trong thơ Nôm.
1.3. Cho tới nay, có nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu, tìm hiểu về cuộc
đời và văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào
nghiên cứu một các hệ thống và toàn diện về phƣơng diện ngôn ngữ của thơ
Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vì vậy, luận văn này, từ góc độ ngôn ngữ văn chƣơng, nghiên cứu,
khảo sát “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm” để có đƣợc
cái nhìn hệ thống toàn diện về ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm từ
hình thức thể hiện đến nội dung biểu đạt.


2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhƣ đã dẫn ở phần Mở đầu, cho tới nay việc nghiên cứu về cuộc đời và
thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm:
Trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo
dục, Hà Nội , tác giả Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh (2001) đã tổng hợp 67
bài viết tập trung nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhiều phƣơng diện.
Trong đó, phần thứ nhất tập trung làm rõ thời đại ông sống, tƣ tƣởng chính trị

xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa thế kỷ XVI đầy biến động. Phần thứ hai
phác họa diện mạo tƣ tƣởng nhà thơ với tƣ cách là ẩn sĩ, nho sĩ, cƣ sĩ. Phần
thứ ba nêu những vấn đề chung về sự nghiệp văn học, những thành tựu trong
thơ văn chữ Hán và chữ Nôm của nhà thơ. Phần thứ tƣ nhấn mạnh vị trí của
nhà thơ trong lòng dân tộc xƣa và nay.
Trong cuốn Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (1983), NXB Văn học, Hà
Nội, tác giả Đinh Gia Khánh đã tổng hợp 161 bài thơ Nôm và gần 100 bài
thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng những lời giới thiệu xoay quanh
vấn đề văn bản, giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm có công trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc (1991), NXB TP Hồ Chí Minh tập
hợp 28 bài viết đi sâu khai thác hoàn cảnh lịch sử, thân thế, tƣ tƣởng và thơ
văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong đó đáng chú ý là những bài viết ở phần
thứ hai, các nhà nghiên cứu đã đi sâu khai thác đƣợc vẻ đẹp tài hoa và nhân
cách tuyệt vời của Bạch Vân cƣ sĩ.
Trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân Am thi tập(1997), NXB
Văn học, Hà Nội, tác giả Nguyễn Khuê cũng đã công phu đi vào nghiên cứu
các vấn đề lớn về hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời, tác phẩm Hán Nôm của nhà
thơ, khai thác sâu thế giới tình cảm và tƣ tƣởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.


3
Viện Văn học và Hội đồng lịch sử Hải Phòng (1991) cũng đã xuất bản
Kỷ yếu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân dịp kỉ niệm 500 năm ngày sinh
của ông. Tác phẩm bao gồm 52 bài tham luận xoay quanh những vấn đề về sự
nghiệp sáng tác và cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó,
các tác giả trong kỷ yếu cho chúng ta thấy đƣợc vị trí của Nguyễn Bỉnh
Khiêm trong tâm thức con ngƣời hiện nay.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu của một số tác giả về

cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhƣ: Bùi Duy Tân,
Bùi Văn Nguyên, Trần Lê Sáng, Vũ Tiến Phúc, Mai Quốc Liên… và rất
nhiều Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ viết về đề tài này nhƣ: Hệ thống chủ
đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm của tác giả Vũ
Thanh Huyền (2009, Luận văn Thạc sĩ, Đại học sƣ phạm Thái Nguyên); Thế
giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm “Bạch Vân am thi tập” và
“Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Tạ Thị Hoa (2014, Luận văn Thạc sĩ , Đại
học Quốc gia Hà Nội); Ảnh hưởng của nhân sinh quan Lão - Trang trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm của Nguyễn Thị Tuyết Đào ( 2012, Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh)…
Điểm qua một số công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của
Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy đƣợc mức độ quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên
cứu đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngƣời đƣợc xem là cây đại thụ của văn
chƣơng thế kỷ XVI.
2.2. Những nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ, chƣa có công trình hay đề tài nào nghiên cứu
một cách có hệ thống và toàn diện về đặc điểm ngôn ngữ văn thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm nói chung, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng. Tuy nhiên,
cũng có những bài viết ít nhiều đã đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ của một bài
thơ, chùm thơ hoặc những bài viết có tính chất so sánh về ngôn ngữ thơ


4
Nguyễn Bỉnh Khiêm với Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng ... Có thể kể đến một
số bài viết tiêu biểu nhƣ:
Bài viết Sự phát triển của tiếng Việt qua cái nhìn đối sánh giữa “Quốc
Âm thi tập” của Nguyễn Trãi với “Bạch Vân quốc ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh
Khiêm của tác giả Nguyễn Kim Châu (2012) đã khẳng định: Bạch Vân quốc
ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tập thơ viết bằng chữ Nôm đặc sắc của
văn học trung đại Việt Nam thế kỷ XVI. Nó đánh dấu một bƣớc tiến đáng kể

trong nghệ thuật ngôn từ thơ Nôm so với tập thơ “Quốc âm thi tập” của
Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV. Để minh chứng cho bƣớc tiến này, bài viết tiến
hành phân tích, thống kê, so sánh một số yếu tố trong cách lựa chọn, sử dụng
ngôn từ của hai nhà thơ và đi đến kết luận là Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
trong sáng, giản dị và sâu sắc.
Tác giả Lê Văn Tấn trong bài viết Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Bạch Vân
quốc ngữ thi tập”: các hình thức diễn đạt về sự ẩn dật trong Tạp chí Khoa
học Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh - số 7(73) năm 2015 đã chỉ rõ
khác với các nhà nho ẩn dật khác trƣớc và sau ông, con đƣờng trở về với
không gian ẩn này với Nguyễn Bỉnh Khiêm khá nhẹ nhàng, thanh thản. Ông
đã lựa chọn đƣợc một cách ứng xử với thời cuộc rất độc đáo, có một không
hai. Từ điểm nhìn không gian Trung Am, thi nhân đã diễn đạt thành công các
hình thức ẩn của mình trong tập thơ. Đây là nội dung chính đƣợc tác giả triển
khai trong bài báo của mình.
Tác giả Nguyễn Hữu Sơn với bài viết Góp phần tìm hiểu hình thức câu
thơ lục ngôn trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm in trong Tạp chí Văn học, số
3 - 1987 đã đi vào tìm hiểu đặc điểm hình thức câu thơ lục ngôn trong thơ
Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm để từ đó nhận xét đƣợc đặc điểm thơ Nôm của ông
và mối quan hệ khi diễn đạt nội dung tƣ tƣởng trong tác phẩm.
Trong Chƣơng 3, Luận án tiến sĩ với đề tài Bạch Vân quốc ngữ thi tập:
đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Lê Thị Hƣơng (2009, Trƣờng Đại học


5
Sƣ phạm Hà Nội) đã làm rõ đặc điểm nghệ thuật không gian, thời gian, việc
sử dụng từ, ngữ, các kiểu cấu trúc… trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhƣ vậy, văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm,
xem xét nhƣng chƣa có một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống về đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi

trƣớc, đề tài đi sâu nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ thơ
Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trên cả hai phƣơng diện:
- Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp và cách tổ chức bài thơ trong thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Các lớp từ ngữ đƣợc sử dụng, khả năng biểu đạt, xây dựng các hình
ảnh, biểu tƣợng của ngôn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Với hai phƣơng diện nghiên cứu trên, luận văn nhận diện, phân tích
những đặc điểm riêng của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trong việc sử dụng
ngôn ngữ dân tộc. Qua đó, góp phần khẳng định những giá trị tƣ tƣởng cũng
nhƣ những đặc trƣng phong cách nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ
sau:
1/ Trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nhƣ: Khái quát
về thơ và ngôn ngữ thơ, giới thiệu đôi nét về thơ Nôm và ngôn ngữ thơ Nôm,
một số lý thuyết về ngôn ngữ học, giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp
thơ văn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.


6
2/ Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trên
phƣơng diện hình thức.
3/ Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trên
phƣơng diện ngữ nghĩa.
4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm
của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát 177 bài thơ trong cuốn Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
(tập một) - Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nhà xuất bản Giáo dục, 1980) do
Bùi Văn Nguyên phiên âm - chú thích - giới thiệu.
Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát đặc điểm về ngôn ngữ thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm trên hai phƣơng diện: hình thức (thể loại, ngữ âm, từ
vựng, cú pháp) và ngữ nghĩa (đặc điểm ngữ nghĩa các lớp từ ngữ đặc trƣng, ý
nghĩa của các phƣơng tiện tu từ và biện pháp tu từ….).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phƣơng pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp này sử dụng khi khảo sát, để thống kê tần số xuất hiện,
phân loại các yếu tố ngôn ngữ về hình thức và ngữ nghĩa trong thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ đó làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá về những
đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.


7
5.2. Phương pháp miêu tả
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các tín hiệu ngôn ngữ trong thơ
Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm nhƣ việc sử dụng từ ngữ, các biểu tƣợng ngôn từ,
các hình thức: thể thơ, vần, nhịp…chúng tôi sẽ khái quát những đặc điểm cơ
bản về ngôn ngữ thơ và phong cách thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5.3. Thủ pháp so sánh, đối chiếu
Thủ pháp so sánh đƣợc sử dụng để thấy rõ nét sự tƣơng đồng và khác
biệt của Nguyễn Bỉnh Khiêm so với các nhà thơ cùng thời, sự vận động và
phát triển của chính bản thân thơ Nôm so với mảng thơ chữ Hán của Nguyễn

Bỉnh Khiêm, để từ đó thấy đƣợc sự sáng tạo, cách tân, và bản sắc riêng của
thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
6. Đóng góp của đề tài
6.1.Về mặt lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm tƣ liệu, bổ sung cách
nhìn, tiếp cận văn chƣơng từ góc độ ngôn ngữ học.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng cho việc nghiên cứu,
học tập, giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông theo hƣớng tiếp
cận tác phẩm văn học từ bình diện nghệ thuật sử dụng ngôn từ, phân tích ngữ
nghĩa các đơn vị từ vựng, các đặc điểm hình thức thơ, nhằm nâng cao chất
lƣợng giảng dạy của giáo viên và năng lực cảm thụ văn chƣơng của học sinh
cũng nhƣ của độc giả yêu thích văn chƣơng, đặc biệt đối với các tác phẩm thơ
Nôm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chƣơng:


8
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm xét
trên phương diện hình thức
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm xét
trên phương diện ngữ nghĩa


9
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái quát về thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái quát về thơ
1.1.1.1. Khái niệm
Mọi tác phẩm văn học đều tồn tại trong các hình thức thể loại nhất
định: một cuốn tiểu thuyết, một truyện ngắn, một bài thơ, một vở kịch, một kí
sự... Không có tác phẩm văn học nào đƣợc xây dựng ngoài những hình thức
quen thuộc đó. Trong số đó, thơ có lịch sử lâu dài hơn so với các thể loại văn
học khác. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi xin nêu một số
quan điểm về thơ của các học giả, nhà thơ, nhà nghiên cứu nhƣ sau:
Quan niệm chính thống về thơ của Nho giáo là “thi ngôn chí” (Thiên
“Thuấn điển” trong Kinh Thƣ). Quan niệm này cũng đã thống trị hàng ngàn
năm thơ Trung đại Việt Nam. Phan Phu Tiên (đời Trần) đã viết trong lời tựa
“Việt âm thi tập tân san”: “Trong lòng có điều gì tất hình thành ở lời cho nên
thơ để nói chí vậy”.[26,tr.239]. Trong thơ Trung Quốc cổ còn có quan niệm
“thi ngôn tình” xuất hiện từ thế kỷ III (đời Đông Tấn). Quan niệm thi ngôn
tình đã ảnh hƣởng đến trào lƣu nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX mà tiêu biểu là "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du. Quan niệm “thi ngôn tình” gần với thuyết biểu hiện trong thơ
phƣơng Tây. Theo đó, thơ là sự tuôn tràn, bột phát những tình cảm mãnh liệt.
Cách đây khoảng 1.500 năm, tại đất nƣớc Trung Hoa, tác giả Lƣu Hiệp
trong Văn tâm điêu long đã nêu ra ba tiêu chí cơ bản cấu thành một văn bản
thơ là: “hình văn, thanh văn và tình văn”.[23]. Theo quan niệm này thì tính
thẩm mĩ đƣợc coi là yếu tố cốt lõi để tạo nên cảm hứng thi ca.
Tác giả Mã Giang Lân lại khẳng định: “Thơ là một thông báo thẩm mĩ
trong đó kết hợp 4 yếu tố: Ý - Tình - Hình - Nhạc”.[21] Ở đây, Mã Giang Lân


10
muốn đề cao mối quan hệ khăng khít, hòa quyện giữa ý nghĩa, cảm xúc, hình
ảnh và tính nhạc trong thơ.

Nhà thơ Phan Ngọc từng phát biểu: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết
sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy nghĩ
do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này”.[22]. Qua phát biểu “lạ” này, Phan
Ngọc muốn đề cao giá trị của ngôn từ trong thơ. Ngôn từ trong thơ phải đƣợc
chắt lọc, gọt rũa tỉ mỉ để đạt tới sự kết tinh giữa cảm xúc và lý trí.
Nhà thơ Chế Lan Viên lại quan niệm rằng: “Thơ là một sản phẩm của
tâm hồn, trí tuệ con người…Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống,
nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm
hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo,
càng hay”.[32]. Theo Chế Lan Viên, thơ là kết tinh của tâm hồn và trí tuệ.
Thơ phản ánh thực tại, tác động trở lại thực tại để tạo dấu ấn trong thực tại.
Tóm lại, trong quá trình vận động, phát triển của đời sống xã hội sẽ còn
nhiều quan niệm mới về thơ ra đời. Tuy nhiên, để tiện cho việc nghiên cứu
chúng tôi xin dẫn ra định nghĩa về thơ trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học
làm cơ sở triển khai đề tài: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc
sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ
hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”.[12].
1.1.1.2. Vài nét về thể loại thơ
Theo tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, các thể thơ luôn có những
diện mạo mới, phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc. Mỗi thể thơ sẽ thích hợp
với một hoàn cảnh nhất định và cũng tùy tâm trạng, thời điểm, hoàn cảnh, thời
gian, không gian, đối tƣợng sáng tác… mà ngƣời làm thơ chọn cho mình một
loại hình thơ nhƣ: trƣờng ca, truyện thơ, thể thơ lục bát, thơ Đƣờng luật…
* Ở Trung Quốc, thành tựu đáng kể về thi ca phải nói đến thời Đƣờng,
với một số thể loại chính. Đó là: Thơ cổ phong (cổ thể); Thơ luật (thơ Đƣờng
luật: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú… ) và Thơ tuyệt cú.


11
* Ở Việt Nam, cùng với những thăng trầm của lịch sử cũng xuất hiện

nhiều thể thơ khác nhau, phản ánh cuộc sống và quá trình phát triển của xã
hội, tiêu biểu là một số thể thơ sau:
- Thơ Lục bát: là một trong hai thể thơ chính của Việt Nam (Lục bát và
Song thất lục bát). Vần thơ lục bát có tiếng 2, 4, 6 – bằng, trắc, bằng; tiếng 2,
4, 6, 8 – bằng, trắc, bằng, bằng; tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6
của câu bát; tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.
Ví dụ:
…“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”…
(Việt Bắc, Tố Hữu)
- Thơ Song thất lục bát: Cũng là một thể thơ đặc biệt của Việt Nam,
gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là
trắc, tiếng thứ 5 là bằng, tiếng thứ 7 là trắc; trong câu thất dƣới, tiếng thứ 3 là
bằng, tiếng thứ 5 là trắc, tiếng thứ 7 là bằng. Hai câu lục bát theo luật thƣờng
lệ. Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng thứ 5 câu thất dƣới, tiếng thứ 7 câu
thất dƣới vần với tiếng thứ 6 câu lục, tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6
câu bát. Và tiếng thứ 8 câu bát vần với tiếng 5 của câu thất khổ tiếp theo.
Ví dụ:
…Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.


12
Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu…
(Bản dịch Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)
- Thơ bốn chữ là thể thơ có bốn tiếng ở mỗi câu thơ. Nếu tiếng thứ 2 là
bằng thì tiếng thứ 4 là trắc và ngƣợc lại. Thơ bốn chữ thƣờng gieo vần chân,
vần lƣng, vần cách và vần liền. Ví dụ nhƣ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
(Trần Đăng Khoa - Hạt gạo làng ta).
- Thơ năm chữ (ngũ ngôn) là thể thơ có năm tiếng ở mỗi câu thơ. Cũng
giống nhƣ thơ bốn chữ, nếu tiếng thứ 2 là trắc thì tiếng thứ 4 là bằng và
ngƣợc lại. Ngoài ra, còn có các thể thơ sáu chữ, bẩy chữ và tám chữ… đều là
những thể thơ độc đáo của Việt Nam.
Về thơ mới, trên thế giới bắt đầu bằng việc trên thi đàn xuất hiện
những bài thơ có thể tài nghệ thuật và thanh vận khác biệt với thơ truyền
thống, đƣợc sự ủng hộ của những cây bút trẻ. Từ những năm cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX, tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,
Malaysia… thơ mới đã trở thành một hiện tƣợng. Trong đó, Nhật Bản là quốc
gia châu Á đi đầu trong phong trào thơ mới, với sự xuất hiện của thể loại
Shintaishi (tân thể thi) vào năm 1882, khi Toyama Seiichi (1848-1900),
Yatabe Ryokichi (1851-1899) và Inoue Tetsujiro (1855-1944), ba giáo sƣ Đại
học Tokyo, trong khi dịch thơ phƣơng Tây đã thử sáng tác một số bài thơ
theo phong cách châu Âu đƣơng thời và cho in thành tập mang tên Shintaishi-


13

sho (tân thể thi sao). Thơ mới đạt mốc lớn tiếp theo vào cuối thời Meiji với sự
ra đời của thơ tự do, hay còn gọi là thơ sử dụng văn nói.
Về thơ tự do, số chữ trong mỗi câu và số câu, số khổ trong mỗi bài thơ
không giới hạn. Không có những khái niệm về niêm, luật, đối. Không có
những quy định về vần, nhịp. Thơ tự do thƣờng có nhiều âm thanh, hình
tƣợng, màu sắc đa dạng và phong phú, biểu thị bởi cách dùng từ mới lạ, mang
tính cách tân, không hàm chứa những hình ảnh cũ kỹ, xáo mòn. Thậm chí có
những từ chỉ những vật thể bình thƣờng hay tầm thƣờng, những sinh vật bé
bỏng, gớm giếc cũng đƣợc sử dụng. Ngoài ra, còn có những khái niệm trừu
tƣợng, siêu thực, hoang tƣởng, phi vật thể, đôi khi “quái dị” đan xen, thay thế
cho những hình tƣợng cụ thể, quen thuộc. Lời kết đôi khi, hoặc thƣờng xuyên
đƣợc bỏ ngỏ, không tròn trịa, không có đầu, có đuôi nhƣ thơ cũ, để tùy ngƣời
đọc kết luận và tƣởng tƣợng. Ý thơ cũng đa dạng, không gò bó. Vì vậy, thơ tự
do thƣờng đƣợc hiểu một cách đơn giản và sai lầm nhƣ là một loại thơ rối
rắm, tối nghĩa, khó hiểu, khó cảm thụ, khó đọc và khó nhớ. Nhƣng thật ra
không phải vậy, thơ tự do cho chúng ta đƣợc bay bổng, tự do trong cảm nhận
và trải nghiệm cuộc sống, giúp chúng ta dễ dàng hóa thân vào nhân vật trữ
tình một cách sâu sắc nhất, để từ đó vốn sống của chúng ta phong phú thêm.
Tuy nhiên, một số tác giả trong quá trình sáng tác đã vận dụng thể thơ
Đƣờng luật của Trung Quốc nhƣng đƣa những yếu tố sáng tạo rất mới vào
trong thơ tạo ra những thể thơ “lạ”, độc đáo nhƣ: thể thất ngôn xen các câu
lục ngôn, thất ngôn lục cú…v.v. nó không hoàn toàn bỏ các quy định về
niêm, luật của thơ Đƣờng nhƣng cũng không sử dụng đúng theo quy tắc
nghiêm ngặt của thơ Đƣờng luật. Nó là sự phá cách tài tình, độc đáo thể hiện
tài năng của các nhà thơ.
1.1.1.3. Một số vấn đề về vần, nhịp và hài thanh trong thơ
a) Vần thơ


14

Về khái niệm vần thơ: Trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận
khái niệm vần từ hai góc độ lí luận văn học và ngôn ngữ học nên đã đƣa ra
những kiến giải khác nhau. Xin đƣợc không trình bày các quan niệm về vần
thơ, ở đây, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xin đƣợc sử dụng
định nghĩa về vần thơ của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học đó là: “Vần là một phương tiện tổ
chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở
những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hoà và liên kết của
dòng thơ và giữa các dòng thơ” [12]. Trên quan điểm ngôn ngữ học, một
ngôn từ thi ca đƣợc phân biệt với ngôn từ văn xuôi trƣớc hết ở chỗ, nếu trong
ngôn từ văn xuôi, các đơn vị ngôn ngữ xuất hiện một cách tự nhiên, liền mạch
và xuôi chiều thì trong ngôn từ thi ca chúng đƣợc phân chia thành những vế
tƣơng đƣơng chiếu ứng lên nhau ở những vị trí nhất định.
Về chức năng của vần thơ: Vần là nhịp cầu nối liền các câu vào một
bài thơ; là chất xi măng gắn liền các câu thơ, các ý thành một thể thốngnhất
hoàn chỉnh. Vần nhằm nối liền tiết điệu và âm của các dòng thơ, nhấn mạnh
vào một số từ. Vần có tác dụng liên kết dòng thơ, vần giúp cho thơ dễ nhớ, dễ
thuộc, hiệp vần là để tạo nên những tiếng vọng theo chu kỳ, đảm bảo mối
quan hệ qua lại giữa các đơn vị ngữ điệu. Tóm lại, vần thơ thực hiện 3 chức
năng sau đây:
Chức năng liên kết: Nói theo ngữ pháp văn bản, vần thực hiện chức
năng liên kết văn bản thơ và là một trong những phƣơng tiện liên kết chủ yếu
trong tác phẩm thơ.
Chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp và xác lập mối quan hệ giữa vần
và nhịp: Vần liên kết các vế tƣơng đƣơng trong ngôn từ thi ca. Cho nên có thể
nói, ngắt nhịp là tiền đề của hiện tƣợng hiệp vần nhƣng ở chiều ngƣợc lại,
chính vần cũng có tác động trở lại đối với nhịp.


15

Chức năng biểu trưng ngữ nghĩa: Trong một dòng thơ, từ hoặc tiếng
(âm tiết) mang vần luôn luôn đƣợc nhấn mạnh, trở thành tiêu điểm của dòng
thơ (câu thơ).
Trong thơ ca tiếng Việt, đơn vị hiệp vần là âm tiết. Tất cả các yếu tố
cấu tạo âm tiết tiếng Việt đều tham gia vào việc tạo nên sự khác biệt và hòa
âm trong thơ. Sự kết hợp chặt chẽ giữa âm đầu, âm chính, âm cuối có vai trò
quyết định đến sự hòa âm của các âm tiết hiệp vần với nhau. Trong thơ ca
Việt Nam nói chung, tất cả các yếu tố của âm tiết đều tham gia vào việc tạo
lập âm hƣởng hài hòa cho thơ. Trong tất cả các yếu tố đó, vai trò của thanh
điệu, âm cuối và âm chính nổi lên nhƣ những yếu tố đắc dụng nhất.
Về phân loại vần thơ: nhìn chung các tác giả đều thống nhất dựa
vào một trong ba tiêu chí cơ bản: vị trí, thanh điệu và sự hòa âm. Cụ thể nhƣ sau:
- Dựa vào tiêu chí về vị trí của tiếng hiệp vần, có: vần chân, vần lƣng.
Trong vần lƣng lại có: vần liền, vần cách, vần ôm, vần chéo...
- Dựa vào thanh điệu, có: vần bằng, vần trắc.
- Dựa vào mức độ hoà âm âm tiết gieo vần, có: vần chính, vần thông,
vần ép.
- Dựa vào cách kết thúc âm tiết gieo vần, có: vần mở, vần nửa mở, vần
khép, vần nửa khép.
b) Nhịp thơ
Nhịp đƣợc tạo nên do âm thanh của từ; nhạc trong thơ đƣợc tạo nên bởi
ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Nói đến tiết tấu là nói đến nhịp điệu của câu thơ.
Dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn
vẹn, đó là nhịp dài (--); trong mỗi vế lại chia thành từng bộ phận, đó là nhịp
ngắn (-). Nhịp trong thơ đƣợc tạo nên bởi sự phân định của câu và của từ,
tƣơng tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngƣng hơi.


16
Theo ngữ học, mỗi từ đơn thƣờng là một âm tiết, khi phát lên nhẹ hay

mạnh, trong hay đục tùy theo vị trí phát âm của nó trong khẩu cung. Một từ
đƣợc phát lên tại vị trí nào trong khẩu cung đều chịu ảnh hƣởng của bốn yếu
tố: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh. Vì thế từ nào có nguyên
âm bổng: i, ê, e; phụ âm vang: m, n, nh, ng; thanh bổng: không dấu, dấu sắc,
dấu hỏi, thì từ đƣợc phát ra, âm sẽ cao, trong, nhẹ và ngƣợc lại. Sự trong, đục
của các từ ngắt nhịp trong câu và nhất là của các từ dùng làm vần có ảnh
hƣởng nhiều đến nhạc tính của thơ.
Ví dụ:
Hôm qua (-) tát nước đầu đình (--)
Bỏ quên cái áo (-) trên cành hoa sen (--)
Em được (--) thì cho anh xin (--)
Hay là (-) em để làm tin (-) trong nhà. (--)
(Ca dao)
Những từ ngắt nhịp và những từ dùng làm vần trong 4 câu thơ trên hầu
hết đều có những yếu tố tạo nên âm vang và trong nên nhạc thơ nghe vui, diễn
tả đƣợc tình cảm trong sáng, yêu đời của chàng trai.
Nhịp thơ là cái đƣợc nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất
chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ
ngắt và của những đơn vị văn bản nhƣ câu thơ (dòng thơ), khổ thơ, thậm chí
cả đoạn thơ. Nhịp thơ có thể dài hay ngắn, đọc lên có thể nhanh hay chậm phụ
thuộc vào cảm xúc.
Sự ngắt nhịp trong thơ cũng rất đa dạng, dễ nhận thấy, nhất là ngắt nhịp
trong từng câu thơ hay dòng thơ. Có hai kiểu ngắt nhịp, đó là: ngắt nhịp trong
từng câu thơ và ngắt nhịp ở cuối dòng thơ. Sự ngắt nhịp còn phụ thuộc vào
từng thể loại thơ. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, khi vần và nhịp đƣợc đặt
đúng chỗ có ý nghĩa nghệ thuật rất lớn và bổ sung chặt chẽ cho nhau.


17
c) Luật phối thanh/ hài thanh trong thơ

Hài thanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng để tạo tính nhạc cho thơ.
Trong các phƣơng tiện biểu đạt mà ngôn ngữ văn học vận dụng, khai thác thì
thanh điệu là phƣơng tiện ngữ âm độc đáo. Sự tồn tại giàu có của thanh điệu
trong tiếng Việt là điều kiện thuận lợi, là cơ sở để các nhà văn, nhà thơ vận
dụng, khai thác, tạo hiệu quả nghệ thuật cao. Việc vận dụng yếu tố thanh điệu
trong văn chƣơng rất đa dạng, phong phú và thể hiện rõ nhất trong thơ. Tiếng
Việt hiện đại có 6 thanh điệu có giá trị âm vị học. Trong đó, chữ viết có 5
thanh điệu đƣợc ghi lại bằng 5 dấu: huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng và một thanh
không đƣợc biểu hiện bằng dấu, có thể gọi là thanh ngang.
Thanh điệu đƣợc phân loại dựa vào 2 đặc trƣng là độ cao của điểm kết
thúc và dựa vào đƣờng nét vận động. Dựa vào độ cao của điểm kết thúc, ta có
các thanh có âm vực cao: thanh ngang, thanh ngã, thanh sắc; các thanh có âm
vực thấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng. Dựa vào âm điệu hay đƣờng
nét vận động, ta có các thanh có đƣờng nét bằng phẳng: thanh ngang, thanh
huyền (thanh bằng); các thanh có đƣờng nét không bằng phẳng, gãy khúc:
thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng (thanh trắc). Sự đối lập về âm
điệu là tiền đề để xây dựng luật bằng trắc trong thơ. Hai mặt đối lập đó tạo
nên giá trị biểu trƣng của thanh điệu tiếng Việt.
1.1.2. Ngôn ngữ thơ
1.1.2.1. Một số tính chất và đặc điểm ngôn ngữ thơ
Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ thơ có sự kết hợp hài hòa
giữa ngôn từ và tƣ tƣởng. Ngôn ngữ thơ luôn không ngừng biến sinh mãnh
liệt và biệt lập với ngƣời cầm bút bởi khả năng tự tồn, sinh sôi, nảy nở của nó.
Nói nhƣ Chế Lan Viên: “làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai bằng ngôn
ngữ”.[32]. Thơ có thể gắn với chính trị, triết học, đạo đức…nhƣng phải biến
tất cả thành nhƣ là vấn đề của cá nhân nhà thơ. Nghĩa là bài thơ phải xuất
phát từ bộ máy cảm quan độc đáo, không lặp lại của chính ngƣời làm thơ.



×