Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác trong tiếng việt và tiếng anh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.31 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

TRẦN THỊ HẢI BÌNH

ĐỐI CHIẾU CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Ngành:
Mã số:

N nn

ọ so s n – đối chiếu

9.22.20.24

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỌC VIỆN KHOA HỌC CÁC HỘI VIỆT NAM
N ƣời ƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn K an
Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Việt Hùng


Phản biện 2: GS.TS. Lâm Quan Đ n

Phản biện 3: PGS.TS. Lê Hùng Tiến

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477
Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trường từ vựng ngữ nghĩa không phải là vấn đề mới mẻ trong lí thuyết
ngôn ngữ học. Các vấn đề của trường từ vựng ngữ nghĩa được nghiên cứu
từ lâu, mang tính truyền thống. Việc nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa
theo hướng đối chiếu giúp phát hiện những đặc điểm giống nhau và khác
nhau, nhất là những điểm khác nhau; từ đó chỉ ra được những đặc trưng tư
duy –văn hóa dân tộc. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có những nghiên cứu
đối chiếu chuyên sâu về nhóm từ chỉ cơ quan thị giác của con người trong
tiếng Việt và tiếng Anh. Vì vậy, chúng tôi đã lấy các đơn vị từ thuộc trường
thị giác để nghiên cứu nhằm chỉ ra các đặc điểm tư duy văn hóa dân tộc của
người Việt và người Anh, đồng thời tìm hiểu sự phát triển các nghĩa mới và
tham gia vào tạo các tổ hợp từ, thành ngữ dựa theo mối tư duy liên tưởng
của mỗi dân tộc khi nghiên cứu nhóm từ này.
2. Mụ đí và n iệm vụ n iên ứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, khảo sát các đơn vị thuộc trường thị giác trong
tiếng Việt và tiếng Anh: chỉ ra đặc điểm nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan
thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác, hoạt động của cơ quan thị giác
và đặc điểm của cơ quan thị giác; làm sáng tỏ sự phát triển nghĩa và khả
năng kết hợp của nhóm từ theo tư duy liên tưởng của mỗi dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu có nhiệm vụ: tổng quan tình hình nghiên cứu, xây dựng
cơ sở lí luận, xác lập nhóm từ thuộc trường thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, khảo sát
đặc điểm ngữ nghĩa, khảo sát khả năng tham gia vào thành ngữ với tư
cách là yếu tố cấu tạo của nhóm từ; chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của
chúng giữa hai ngôn ngữ.
3. Đối tƣợn , p ạm vi n iên ứu và n uồn tƣ liệu n iên ứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu là đơn vị từ thuộc trường thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh, cấu trúc nghĩa của các đơn vị từ thuộc trường thị giác
trong tiếng Việt, phương thức chuyển nghĩa, chuyển trường; phát hiện các
đặc điểm điển hình, đặc trưng của nhóm từ này, đồng thời nghiên cứu các
đơn vị từ trong các tổ hợp từ, cụm từ cố định là thành ngữ. Trên cơ sở kết
quả thu được từ tiếng Việt, tiến hành đối chiếu với nhóm từ tiếng Anh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các đơn vị từ thuộc trường thị giác trong Việt
và tiếng Anh. Do số lượng từ thuộc trường thị giác khá lớn, chúng tôi tập


2
trung nghiên cứu 24 đơn vị từ vựng tiếng Việt, từ đó so sánh, đối chiếu
sang nhóm từ tương ứng thuộc trường thị giác trong tiếng Anh.
3.3. Nguồn tư liệu nghiên cứu

Nguồn tư liệu của luận án là nhóm từ thuộc trường thị giác được khảo
sát và nghiên cứu chủ yếu dựa trên các từ điển tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng
Việt – Anh, Anh –Việt, từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh của các
nhà xuất bản có uy tín.
4. P ƣơn p p n iên ứu
Luận án sử một số phương pháp và thủ pháp chủ yếu như: phương
pháp phân tích thành tố nghĩa, phương pháp miêu tả, phương pháp so
sánh – đối chiếu, thủ pháp thống kê.
5. C i mới ủa luận n
Luận án nghiên cứu đối chiếu một cách hệ thống các đơn vị từ thuộc
trường thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt, gồm: danh từ, động từ và
tính từ, đồng thời chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau trong đặc điểm
cấu tạo và phương thức chuyển nghĩa, nghiên cứu ngữ nghĩa của nhóm từ
này trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để chỉ ra tương đồng và khác
biệt trong tư duy, văn hóa của hai dân tộc.
6. Ý n ĩa k oa ọ ủa luận n
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án nghiên cứu chi tiết và có hệ thống về trường thị giác trong
tiếng Việt bằng các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học và ngôn ngữ văn hóa học. Kết quả của luận án đóng góp một phần cho lý thuyết về
trường nghĩa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, tạo ra cơ
sở lý thuyết cũng như thực tiễn cho các nghiên cứu về trường nghĩa nói
chung và trường nghĩa tiếng Việt nói riêng có đối chiếu so sánh với tiếng
Anh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án sẽ giúp việc học, và dạy các từ thuộc trường thị
giác trong tiếng Việt và tiếng Anh thêm hiệu quả, và cũng có thể dùng
như một tài liệu hỗ trợ công tác biên soạn từ điển.
7. Bố ụ luận n
Luận án, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên

cứu và cơ sở lí thuyết, Chương 2. ối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa nhóm từ
thuộc trường thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh, Chương 3. ối chiếu
từ ngữ thuộc trường thị giác tham gia vào tạo thành ngữ trong tiếng Việt
và tiếng Anh


3
C ƣơn 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về trường từ vựng ngữ nghĩa và
trường thị giác
Trên thế giới, vấn đề trường nghĩa đã được nghiên cứu từ lâu và được
vận dụng vào nghiên cứu, khảo sát đối với nhiều nhóm từ cụ thể. Chẳng
hạn, A. Lehrer và L.P. Battan (1945) nghiên cứu trường từ vựng ngữ
nghĩa chỉ động vật và phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ thông dụng trên
ngữ liệu từ điển American Heritage Dictionary và Oxford English
Dictionary. Với mục đích nghiên cứu các cặp từ đồng nghĩa và mối liên
hệ với cú pháp, Li-li Chang, Keh-jiann Chen, Chu-Ren Huang (1999)
nghiên cứu trường từ vựng các động từ chỉ cảm xúc trong tiếng Trung
Quốc phổ thông. Theo hướng áp dụng trường từ vựng ngữ nghĩa vào thực
tiễn, Chunming Gao và Bin Xu (2013) đã tập trung vào các cụm từ, các từ
đồng nghĩa và trái nghĩa, từ đó đề xuất phương pháp giảng dạy nhóm từ
này trong tiếng Anh. Hướng nghiên cứu tương tự cũng đã được Ali
Nasser Harb Mansouri (1985), Guo Changhong (2010) và nhiều nhà
nghiên cứu khác áp dụng.
So sánh trường từ vựng của hai hoặc nhiều ngôn ngữ đã cho các kết
quả có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Ali Mansouri (2007) giải quyết vấn đề
trong dịch thuật bằng cách lấp khoảng trống trong trường nghĩa của hai
ngôn ngữ: tiếng Ả-rập và tiếng Anh. Mary K. Bolin (2015) đã nghiên cứu

so sánh đối chiếu trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ thái độ (grace) trong các
ngôn ngữ Anh, ức, Do Thái, Hy Lạp và Latin (English, German,
Hebrew, Greek, và Latin) với nguồn dữ liệu từ các cuốn kinh thánh. Asifa
Majid (2009) đã đưa ra các dẫn chứng khoa học với hai trường: trường
nhận thức và trường cơ thể để minh chứng cho tương đồng và khác biệt
của các ngôn ngữ.
Ngoài việc dựa vào các lớp nghĩa của từ có trong từ điển, tác giả
Sherali Shokirov (2017) còn quan tâm đến chức năng cấu tạo của các từ
liên quan đến từ mắt trong tiếng Anh và tiếng Uzbekistan. Jansson Kajsa
(2017) sử dụng từ điển Oxford Thesaurus (1991) và Nordstedts Svenska
Synonymordbok (2009) nghiên cứu so sánh – đối chiếu trường nghĩa của
LOVE và ÄLSKA (tình yêu).
Ngoài các nghiên cứu kế trên còn có rất nhiều các nghiên cứu về
trường từ vụng ngữ nghĩa khác đã được thực hiện bởi Ricardo Mairal
Usón (1990), Zhou và Weijie (2001), Clark E. V. (1972), ...
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về trường từ vựng ngữ nghĩa và
trường thị giác


4
Với các phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhiều nghiên cứu trường
nghĩa được thực hiện ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã có những đóng
góp về lí luận cũng như thực tiễn về ngôn ngữ học đối chiếu và trường
nghĩa. Trong nghiên cứu về trường nghĩa tên gọi động vật trong tiếng
Việt và tiếng Nga, Nguyễn Thúy Khanh (1996) đã phát hiện đặc trưng
định danh tên gọi động vật tiếng Việt và tiếng Nga, đưa ra ý nghĩa biểu
trưng của các từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ so sánh. Với phương
pháp tương tự, Cao Thi Thu (1996) đã thực hiện các nghiên cứu với
trường tên gọi của cây, trường tên gọi động vật. Trên cơ sở của ngôn ngữ
học chức năng, Hoàng Thị Hòa (2007) nghiên cứu lớp động từ tri giác

trong tiếng Anh có liên hệ tiếng Việt. ỗ Minh Hùng (2009) nghiên cứu
về động từ chỉ hoạt động thị giác trong tiếng Anh và tiếng Việt trên ngữ
liệu từ điển: Từ điển tiếng Việt và từ điển tiếng Anh Oxford Advanced
Learner‟s Dictionary, với mục đích hỗ trợ dạy tiếng Anh cho người Việt.
Cũng dùng thủ pháp phân tích nghĩa tố, Trần Thị Hường (2009) nghiên
cứu nhóm từ biểu thị hoạt động thị giác của con người trong tiếng Việt và
tiếng Pháp tập trung vào 12 từ vị biểu thị hoạt động thị giác và các đơn vị
từ vựng phái sinh. Nghiên cứu trường từ vựng thị giác trong truyện Kiều,
Trần Thị Hưởng (2011) đã chia trường từ vựng thị giác ra làm 3 tiểu
trường. Còn nhiều các nghiên cứu so sánh đối chiếu trường từ vựng tiếng
Việt và một ngôn ngữ khác đã được thực hiện như: Lại Thị Phương Thảo
(2016), Lê Thị Lệ Thanh (2001), Nguyễn Thị Bảo (2003), Nguyễn Minh
(2006), ... Có thể thấy,
Có thể nói, nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa vẫn là hướng
nghiên cứu đã và đang được quan tâm. Trong đó, nghiên cứu so sánh đối
chiếu trường nghĩa đang trở nên khá phổ biến ở trên thế giới cũng như ở
Việt Nam.
1.2. Cơ sở lí thuyết
1.2.1. Một số vấn đề lý luận chung về trường từ vựng ngữ nghĩa
Trường từ vựng-ngữ nghĩa:
Từ “Field” (trường) lần đầu tiên được G. Ispen sử dụng trong cụm từ
“semantic filed” (bedeutungsfeld). “Semantic field” giống như một tranh
bức khảm (a mosaic) với những viên đá đặt kề bên nhau, từ được đặt với
từ, mỗi từ có hình dạng khác nhau, nhưng có đường viền khớp với nhau,
tất cả tạo nên một chỉnh thể có trật tự cao. J.Trier (1931) với quan điểm
về trường nghĩa được áp dụng đã “nâng ngữ nghĩa học lên một tầm cao
mới” với thuật ngữ “trường ngôn ngữ”. Khác với Trier, W.Porzig (1934)
phát hiện ra mối quan hệ ngữ nghĩa mật thiết giữa các từ loại, ông đề xuất
sử dụng mối quan hệ ngữ đoạn để xác định trường từ vựng. Kế thừa quan
niệm về trường của Trier, L.Weisgerber (1950) cho rằng ngôn ngữ ảnh



5
hưởng đến các thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ bằng các phương
tiện của trường; đặc trưng của từ tồn tại chỉ trong trường, và đề xuất
trường 3 chiều, và tỏa ra nhiều hướng khác và do hệ thống ngữ nghĩa của
các dân tộc khác nhau nên các trường tạo cấu thành cũng không giống
nhau. Tư tưởng của F. Saussure (19730 đã thúc đẩy một cách quyết định
sự hình thành lí thuyết về các trường với quan niệm giá trị của mỗi yếu tố
ngôn ngữ được xác định trong mối quan hệ với các yếu tố còn lại.
Ở Việt Nam, ỗ Hữu Châu (1998) đưa ra định nghĩa về trường từ
vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào
đó về ngữ nghĩa, trong hệ thống từ vựng, mỗi từ bao giờ cũng đối lập với
những từ còn lại và chỉ có giá trị khi được đặt trong mối tương quan với
các từ khác trong hệ thống. Nguyễn Thiện Giáp (2001) cho rằng trường
nghĩa là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về nghĩa, các đơn
vị từ vựng này có thể là một từ vị hay một đơn vị thành ngữ (ngữ vị).
Trích dẫn quan điểm của Trier, ông chỉ ra mối quan hệ lẫn nhau về nghĩa
trong định nghĩa trường từ vựng, trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được
ý nghĩa qua cái toàn thể. Cùng chung quan điểm với Nguyễn Thiện Giáp,
ỗ Việt Hùng (2011), Nguyễn Tất Thắng (2008) đề xuất tiêu chuẩn để
nhóm từ vào các trường khác nhau với các từ ngữ trung tâm và ngoại vi.
Vũ ức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp (2009) định nghĩa trường ngữ nghĩa
là những tiểu hệ thống, tổ chức của từ vựng, trong đó các từ ngữ có quan
hệ với nhau một cách có hệ thống.
Quan điểm chung của các nhà nghiên cứu là: một tập hợp từ có quan
hệ với nhau về nghĩa, tạo thành một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là
“trường từ vựng”, “trường nghĩa” hay “trường từ vựng - ngữ nghĩa”.
Quan niệm về quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng – ngữ nghĩa:
Căn cứ vào các dạng quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng ngữ

nghĩa, các nhà ngôn ngữ phân loại các trường nghĩa thành các loại khác
nhau, trường thường quy về hai mối quan hệ chính: quan hệ tuyến tính và
quan hệ liên tưởng. Theo F. de Saussure (1973), quan hệ liên tưởng rộng
hơn quan hệ tuyến tính (ngữ đoạn).. L. Wesigerber (1950) và J. Trier
(1931) quan niệm về trường theo quan hệ dọc: trường trực tuyến, một
khuynh hướng khác với đại diện là W. Porzig (1934), đã xây dựng khái
niệm về trường tuyến tính dựa theo quan hệ ngang và đã phân biệt trường
trung tâm và trường chuyển nghĩa. Kế thừa các thành tựu nghiên cứu về
trường nghĩa trên thế giới, ỗ Hữu Châu (1981) chia trường nghĩa làm 3
loại: trường đối vị, trường tuyến tính/kết hợp và trường liên hội /tổng hợp.
Ông đề xuất lấy danh từ có tính khái quát cao làm gốc để đưa nghĩa biểu
vật của một từ vào một trường thích hợp. Ví dụ, từ mắt có thể có các
trường biểu vật: bộ phận của mắt, đặc điểm của mắt (đặc điểm ngoại hình,


6
đặc điểm về năng lực), cảm giác của mắt, bệnh của mắt, … ối với
trường biểu niệm và biểu vật, một trường lớn đều có thể chia thành các
trường nhỏ.
Nghĩa của từ:
Theo ỗ Hữu Châu (1981), ý nghĩa của từ là tập hợp một số thành
phần nhất định gồm: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu
thái và ý nghĩa ngữ pháp; ngoài ra còn có ý nghĩa liên hội. Trong nghiên
cứu trường nghĩa, việc xác định nghĩa biểu vật và biểu niệm trở nên quan
trọng vì nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng, … trong thực tế
vào ngôn ngữ còn nghĩa biểu niệm thông qua khái niệm để hiên hệ với sự
vật, hiện tượng ngoài ngôn ngữ, và thông qua ý nghĩa biểu vật để liên hệ
với thực tế khách quan. Việc nghiên cứu ngữ nghĩa (ngữ nghĩa học) cần
một quan điểm toàn diện: nghiên cứu cả đơn vị ngôn ngữ và đơn vị lời
nói, mối quan hệ nghĩa của từ với nhận thức, hiện tại, cấu trúc nội bộ, hệ

thống và tổ hợp với nghĩa của từ khác (Hoàng Phê, 2008). Một từ có
nhiều nghĩa và mỗi nghĩa được tạo ra từ những thành tố nhỏ hơn được gọi
là nghĩa tố hay nét nghĩa (seme). Mỗi nét nghĩa lại có thể phân tích thành
các nét nghĩa nhỏ hơn và có thể tiếp tục cho đến yếu tố ngữ nghĩa cơ bản.
Theo Nguyễn Thiện Giáp (2014), định nghĩa của các từ trong từ điển giải
thích được tường giải theo lối miêu tả nên thường được dùng làm cơ sở
phân tích các thành tố nghĩa.
Sự chuyển nghĩa của từ:
Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến khá nhiều phương thức chuyển
nghĩa, thường tập trung vào các phương thức: khu biệt hóa
(specialization), khái quát hóa (generalization), hoán dụ (metonymy) và
ẩn dụ (metaphor). Trong các phương thức này thì hoán dụ và ẩn dụ là
phương thức phổ biến, đặc biệt là ẩn dụ - được coi là trái ngọt của trí
tưởng tượng sáng tạo. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ thường bị chi phối
bởi quy luật nhận thức. Do đó, các nghĩa chuyển có tính dân tộc sâu sắc.
Hiện tượng đa nghĩa của từ:
Hiện tượng đa nghĩa hay còn gọi là hiện tượng nhiều nghĩa là một hiện
tượng mang tính phổ quát, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp của con người
và thể hiện quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ, thể hiện về mặt từ vựng là:
cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt được nhiều nội dung khác
nhau (Nguyễn Thiện Giáp, 2014). Các nghĩa biểu vật thường được phát
triển trên cơ sở một hoặc vài nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm mà nhóm
nghĩa biểu vật lấy làm trung tâm.
Hiện tượng chuyển trường:
Một đơn vị từ vựng có thể có nhiều nghĩa, nên cũng có thể thuộc nhiều
trường nghĩa. iều này liên quan đến một hiện tượng phổ biến, đó là


7
chuyển trường từ vựng - ngữ nghĩa (hiện tượng chuyển trường). Hiện

tượng chuyển nghĩa của một từ là cơ sở của hiện tượng chuyển trường.
Chuyển trường làm tăng tác dụng gợi hình ảnh của từ ngữ.
1.2.2. Lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu ngôn ngữ
Ngôn ngữ học đối chiếu (Contrastive linguistics) là một lĩnh vực trong
Ngôn ngữ học so sánh và ngày càng phát triển do nhu cầu khắc phục lỗi
trong học ngoại ngữ. Việc đối chiếu các ngôn ngữ giúp thấy được giới
hạn của ngôn ngữ nhân loại. So sánh đối chiếu ngôn ngữ học cũng như so
sánh đối chiếu khác, luôn được thực hiện trên một cơ sở xác định, các đối
tượng so sánh thường thuộc cùng một phạm trù. Một quy trình đối chiếu
chung được xác lập dựa trên những nguyên tắc chung gồm: Bước 1: Miêu
tả ngôn ngữ được đối chiếu một cách phù hợp với mục đích đối chiếu,
Bước 2: Xác định những yếu tố có thể đối chiếu, Bước 3: Thực hiện đối
chiếu, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các yếu tố trong
các ngôn ngữ được đối chiếu.
1.3. T ị i và trƣờn từ vựn
ỉt ị i
1.3.1. Thị giác
Thị giác là sự nhận cảm bằng mắt nhìn, và là cả một quá trình thu nhận
và xử lí thông tin từ môi trường qua ánh sáng. Quá trình này được các bộ
phận thị giác phức tạp thực hiện, trong đó mắt, còn được gọi là cơ quan
thị giác, là bộ phận chính.
1.3.2. Khái niệm trường thị giác
Với phương thức xác định trường từ vựng – ngữ nghĩa được các nhà
nghiên cứu như Khanegrefs (1980) và ỗ Hữu Châu (1981) đề xuất, danh
từ mắt có thể được dùng làm gốc để xác định trường thị giác vì mắt là bộ
phận đại diện cho thị giác. Trường thị giác là hệ thống các từ có nét nghĩa
biểu vật liên quan đến cảm giác phân biệt ánh sáng, màu sắc, hình dạng;
hay nói cách khác các từ có nghĩa biểu vật liên quan đến mắt.
1.3.3. Các từ ngữ trong trường thị giác
Trường thị giác có thể được xác định gồm những nhóm từ như sau: từ

chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác (mắt, lông mày, lông
mi, mí,…), từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác (nhìn, trông, ngó, …), từ
chỉ đặc điểm của liên quan đến cơ quan thị giác (đặc điểm hình dáng, đặc
điểm màu sắc, đặc điểm về năng lực của cơ quan thị giác), từ chỉ cảm
giác của cơ quan thị giác (chói, quáng, hoa, cộm, xót, …), từ chỉ các bệnh
của cơ quan thị giác (quáng gà, thong manh, cận thị, viễn thị, …)
1.3.4. Đối chiếu từ ngữ trong trường thị giác
Việc đối chiếu trường từ vựng thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh
được thực hiện như các bước đã được miêu tả trong phần trên. Trước hết,
các từ được xếp vào trường từ vựng hay tiểu trường. Sau đó, nhà nghiên


8
cứu nhận xét về: danh sách các đơn vị từ vựng thuộc trường, cấu trúc ngữ
nghĩa của từng đơn vị thuộc trường, tần số sử dụng của các đơn vị từ
trong một văn bản nhất định (ví dụ như Truyện Kiều) hoặc trong thành
ngữ, quán ngữ, giá trị tu từ của đơn vị từ. Dựa vào kết quả của đối chiếu,
các kết luận về sự khác biệt và tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh
được rút ra, từ đó thấy được đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa – dân tộc
1.4. Tiểu kết
Kinh nghiệm của các nghiên cứu đi trước, việc định hướng, phương
pháp và mục đích nghiên cứu trở nên rõ ràng hơn. Cơ sở lí luận đã cung
cấp những hiểu biết sâu rộng hơn về trường từ vựng – ngữ nghĩa, các
quan niệm về trường từ vựng ngữ nghĩa và ngôn ngữ học đối chiếu. Trong
nghiên cứu này chúng tôi quan niệm bộ phận cấu thành trường từ vựng –
ngữ nghĩa (hay còn dược gọi là trường từ vựng, trường ngữ nghĩa) là các
từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa và nghiên cứu đối chiếu các đơn vị từ
vựng thuộc trường thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh là đối chiếu
nghĩa của các đơn vị từ theo phạm trù truyền thống để tìm ra các đặc điểm
tương đồng và khác biệt trong trường nghĩa của hai ngôn ngữ để tìm được

các đặc trưng văn hóa dân tộc Việt và Anh.
C ƣơn 2
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG-NGỮ NGHĨA NHÓM TỪ
THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

2.1. Giới ạn n iên ứu và k ảo s t
ể xác định được các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác cho nghiên
cứu, chúng tôi đã sử dụng hai cuốn từ điển: Từ điển tiếng Việt của Hoàng
Phê (2018) và Từ điển Anh-Anh-Việt (Oxford Advanced Learner‟s
Dictionary with Vietnamese Translation – 8th Edition) (2015). Các danh
từ chỉ thị giác và bộ phận của thị giác, động từ mô tả hoạt động của thị
giác và tính từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác trong hai cuốn từ điển
trên được thống kê cùng với giải thích nghĩa liên quan đến trường thị giác.
Kết quả thống kê như sau: danh từ chỉ thị giác và bộ phận của thị giác:
tiếng Việt: 32 từ, tiếng Anh: 24 từ; động từ chỉ hoạt động của thị giác:
tiếng Việt: 43 từ, tiếng Anh: 62 từ, tính từ mô tả đặc điểm của thị giác:
tiếng Việt: 70 từ, tiếng Anh: 51 từ.
2.2. Đối iếu về từ vựn
từ n t uộ trƣờn t ị i tron tiến
Việt và tiến An
2.2.1. Nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của thị giác
Số lượng từ tiếng Việt (32 từ) nhiều hơn tiếng Anh (24 từ), một số từ
chỉ bộ phận của thị giác xuất hiện trong từ điển tiếng Việt nhưng lại
không có trong từ điển tiếng Anh và ngược lại: màng, ve, tròng – không


9
tìm được từ tương ứng trong tiếng Anh; rim (of sb‟s eyes) có nghĩa the
edge (of sb‟s eyes) không tìm được từ tương ứng trong tiếng Việt.
Trong số 32 danh từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận thị giác trong

tiếng Việt có 22 từ ghép và 10 từ đơn, các từ ghép đều là từ ghép chính
phụ, số lượng từ ghép và đơn trong tiếng Anh tương ứng là 7 và 17. Tiếng
Việt có xu hướng lấy các đơn vị từ có sẵn để tạo thành các danh từ chỉ thị
giác và bộ phận thị giác. Số lượng từ đơn trong tiếng Anh nhiều hơn thể
hiện xu hướng tạo đơn vị từ mới cho các bộ phận của cơ quan thị giác.
Số lượng từ chỉ một bộ phận thuộc cơ quan thị giác khác nhau trong
tiếng Việt và tiếng Anh: tiếng Việt có 2 bộ phận thuộc cơ quan thị giác có
3 từ mô tả trong tiếng Việt (lông mày/mày/chân mày, lông mi/mi/lông
nheo); 7 bộ phận cơ quan thị giác có 2 từ mô tả (cầu mắt/nhãn cầu, con
ngươi/đồng tử, giác mạc/màng kính, lòng đen/tròng đen, lòng trắng/tròng
trắng, màng lưới/võng mạc, mắt/thu ba), 8 bộ phận thuộc cơ quan thị giác
có 1 từ mô tả (điểm mù, hốc, quầng, thủy tinh thể, ve, chắp, khóe, tròng,
màng); tiếng Anh có 4 bộ phận thuộc cơ quan thị giác với 2 từ mô tả
(eyebrow/brow, eyelid/lid, eyelash/lash, bags/shadow), 20 bộ phận thuộc
cơ quan thị giác có 1 từ mô tả (eyeball, pupil, blind spot, socket, cornea,
iris, white, chalazion, choroid, eye, retina, scela, lens, rim, shiner,
socket). Từ vựng tiếng Việt đa dạng hơn tiếng Anh thể hiện ở số lượng bộ
phận thị giác có nhiều hơn 01 từ gọi tên trong tiếng Việt nhiều hơn.
Trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có lược bỏ từ: lông mày, lông mi
thành: mày, mi; eyebrow, eyelash, eyelid thành brow, lash và lid.
2.2.2. Nhóm từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác
Số lượng từ tiếng Việt (43 từ) thấp hơn tiếng Anh (62 từ). Một số động
từ không tìm thấy từ tương đương trong tiếng Việt và tiếng Anh: không
tìm thấy từ tương ứng về nghĩa với từ linger trong từ điển tiếng Việt,
không tìm thấy động từ tiếng Anh chỉ hoạt động của thị giác tương ứng về
nghĩa với 18 động từ trong tiếng Việt.Tuy nhiên, có 12 động từ chỉ hoạt
động của thị giác tiếng Anh tương đương với cụm động từ gồm động từ
nhìn kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc.
Trong số các từ chỉ hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và
tiếng Anh, số lượng từ đơn cao hơn các loại từ khác.

2.2.3. Nhóm từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác
Số lượng từ tiếng Việt (70 từ) cao hơn tiếng Anh (51 từ). Các tính từ
mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác được chia làm 4 nhóm: từ mô tả đặc
điểm màu sắc của cơ quan thị giác, từ mô tả đặc điểm liên quan đến thị
lực của cơ quan thị giác, từ mô tả đặc điểm hình dạng/kích cỡ của cơ quan
thị giác, từ mô tả đặc điểm liên quan đến trạng thái của cơ quan thị giác.


10
Trong số 70 tính từ tiếng Việt có 33 tính từ không tìm được từ tương ứng
trong tiếng Anh, trong đó: nhóm từ mô tả đặc điểm liên quan đến trạng
thái/cảm xúc của cơ quan thị giác số từ không tìm thấy từ tiếng Anh
tương ứng nhiều nhất: 21 từ; nhóm từ mô tả đặc điểm màu sắc:7 từ; nhóm
từ mô tả đặc điểm hình dạng, kích cỡ: 4 từ; nhóm từ mô tả đặc điểm liên
quan đến các tật của mắt có 01 từ. Số lượng tính từ mô tả đặc điểm của cơ
quan thị giác trong tiếng Anh không tìm thấy từ tương ứng trong tiếng
Việt là 5 từ: beady, grey, lazy, sapphire, snow-blind và puffy; trong đó có
3 từ thuộc nhóm mô tả đặc điểm trạng thái của cơ quan thị giác, 2 từ mô
tả đặc điểm màu sắc của thị giác, 1 từ mô tả hình trạng thái của thị giác.
Trong tiếng Việt, số lượng từ ghép mô tả đặc điểm của cơ quan thị
giác bằng với số lượng từ đơn (27 từ), số lượng từ láy là 16. Số lượng từ
đơn ở tiếng Anh lớn hơn nhiều so với từ ghép (từ đơn: 40, từ ghép: 11).
Nhận xét:
Xét về từ loại, tiếng Việt và tiếng Anh đều có số lượng cao tính từ và
động từ thuộc trường thị giác, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt
động và đặc điểm của cơ quan thị giác đối với người Việt và người Anh.
Tính từ mô tả đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt có số lượng
cao hơn động từ, động từ mô tả hoạt động của cơ quan thị giác trong tiếng
Anh có số lượng cao hơn tính từ. Sự khác biệt về số lượng từ loại cho
thấy người Việt quan tâm đến trạng thái của đôi mắt, còn người Anh quan

tâm đến hoạt động của đôi mắt trong giao tiếp. Ví dụ, tương ứng với 5
mức độ đỏ của màu mắt là các trạng thái khác nhau của đôi mắt và biểu
cảm cũng có phần khác nhau (hoe – có màu đỏ, hoặc vàng nhạt, đỏ hoe –
có màu đỏ nhạt nhưng tươi, đỏ kè – đỏ đục và tối, gây cảm giác không ưa
nhìn, đỏ nọc/đỏ đọc – đỏ đến mức độ cao, với vẻ như pha sắc máu, nhìn
thấy ghê, đỏ ngầu – đỏ sẫm và pha sắc đục, gây cảm giác không ưa nhìn).
Tiếng Anh chỉ có 2 cấp độ màu đỏ cho đôi mắt: red (đỏ) và blood-shot
(đỏ ngầu). Với động từ nhìn trong tiếng Việt, tiếng Anh có đến 14 từ
tương ứng (behold, look, cast, bore, gawk, gawp, stare, devour, olge,
drop, glower, peek, penetrate, leer) với sắc thái của hành động dùng mắt
để nhận biết khác nhau: nhìn = behold/look/cast, nhìn chòng chọc =
bore/gawk/gawp/stare, nhìn hau háu = devour/ogle, …
Tổng số đơn vị từ trong trường thị giác ở tiếng Việt và tiếng Anh
không có sự khác biệt nhiều: tiếng Việt: 145 từ, tiếng Anh: 137 từ. Tỉ
trọng từ đơn và từ ghép trong trường thị giác ở tiếng Việt là 68 – 54, tiếng
Anh là 117 – 19. Trong cả hai ngôn ngữ, số lượng từ đơn đều cao hơn từ
ghép, nhưng trong tiếng Anh, từ đơn chiếm số lượng lớn hơn gấp nhiều
lần. iều này chứng tiếng Việt sử dụng các đơn vị từ có sẵn để tạo ra từ
mới chỉ khái niệm, hiện tượng liên quan đến thị giác nhiều hơn tiếng Anh.


11
2.3. Đối iếu n n ĩa ủa n óm từ t uộ trƣờn t ị i tron
tiến Việt và tiến An
2.3.1. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ cơ quan thị giác
và bộ phận của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh
Chúng tôi chỉ nghiên cứu 03 danh từ chỉ 3 bộ phận của cơ quan thị
giác, gồm: mắt, mày, mi tương ứng với eye, eyebrow, eyelid, eyelash
trong tiếng Anh
Dựa vào định nghĩa và phân tích nét nghĩa, có thể thấy trong số các nét

khu biệt của eye, eyelid, eyelash, eyebrow đều có nét nghĩa chỉ vị trí và
thể hiện phạm trù số lượng của các bộ phận này. Từ eye có nét nghĩa trên
mặt (in the face) và một hoặc hai (either of), eyelid có nét nghĩa trên và
dưới (above or below) và một hoặc hai (either of), eyelash - nét nghĩa rìa
mí mắt (on the edge of eyelids) và một trong (one of), eyebrow – phía trên
con mắt (above the eye) và một hàng lông (the line of hair). Trong khi đó,
khi đưa ra định nghĩa của các từ cùng chỉ một bộ phận tương ứng trong
tiếng Việt, các từ mắt, mi không có nét nghĩa chỉ vị trí và số lượng. Có thể
nói, người Anh quan tâm đến vị trí và số lượng hơn người Việt khi giải
thích các từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác.
Qua việc khảo sát nghĩa phái sinh thấy trong các từ mô tả cơ quan thị
giác và bộ phận của cơ quan thị giác được nghiên cứu, mắt/eye có nhiều
nghĩa phái sinh nhất trong cả hai ngôn ngữ. iều này chứng tỏ tầm quan
trọng của đôi mắt trong văn hóa của hai dân tộc. Xét các phương thức
chuyển nghĩa, tiếng Việt và tiếng Anh có dòng chuyển nghĩa tương đối
giống nhau. Phương thức ẩn dụ tạo ra 07 nghĩa phái sinh của từ mắt, 08
nghĩa phái sinh của từ eye, trong đó 06 nghĩa tương đồng trong hai ngôn
ngữ là: thị lực, đánh giá qua vẻ bề ngoài, sự theo dõi và cách nhìn để đưa
ra đánh giá, vật có hình dạng lồi lõm giống con mắt và vật có hình dạng
giống mắt. Từ mắt có thêm nghĩa ẩn dụ: Thiết bị điện tử có hình dạng
giống con mắt và có thể nhận diện tín hiệu, từ eye có thêm nghĩa phái sinh
mà tiếng Việt không có, đó là: vị trí dưới con mắt. Phương thức hoán dụ
tạo ra 02 nghĩa phái sinh của từ mắt trong kết hợp từ tai mắt (người nghe
ngóng tình hình và người có danh vọng), tuy nhiên không tạo ra nghĩa
phái sinh của từ eye. Các từ mô tả bộ phận của mắt hầu như không có
nghĩa phái sinh trong cả hai ngôn ngữ. Chỉ duy nhất có từ mày có 01
nghĩa ẩn dụ: khí phách (đàn ông) qua cụm mày râu và 01 nghĩa hoán dụ:
mặt của con người trong mày mặt.
2.3.2. Đối iếu đặ điểm n n ĩa ủa n óm từ ỉ oạt độn ủa
ơ quan t ị i tron tiến Việt và tiến An

Trong giới hạn của nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào 9 động từ: mở
(mắt), nhắm, nháy, nhìn, xem, liếc, ngó, dòm, khóc. Các từ tương ứng


12
trong tiếng Anh là: open (eye), close (eyes), wink, watch/see, glance,
look, peep, cry. ộng từ xem tương ứng với hai động từ: watch và see.
ộng từ ngó có nghĩa tương tự như nhìn nên tương ứng với từ look.
Các động từ chỉ hoạt động của đôi mắt đều là từ đơn trong cả tiếng
Việt và tiếng Anh. Trong số 9 động từ nghiên cứu trong tiếng Việt thì chỉ
có động từ mở có thể được sử dụng linh hoạt với các danh từ khác ngoài
đôi mắt. Trong 10 động từ tương ứng trong tiếng Anh, có 2 động từ kết
hợp linh hoạt với các danh từ thuộc các trường khác: open và close.
Xét trên phương diện chuyển nghĩa, tất cả các từ mô tả hoạt động của
đôi mắt và bộ phận của đôi mắt trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có
nghĩa phái sinh. iều đặc biệt là có 06 cặp từ tương ứng tiếng Việt và
tiếng Anh có các nghĩa phái sinh giống nhau:
- Mở mắt/Open eyes có 01 nghĩa phái sinh giống nhau: nhận ra điều
mà trước đây chưa biết đến
- Nhắm (Nhắm mắt)/Close eyes có 01 nghĩa phái sinh giống nhau: vờ
như không biết sự thật nào đó
- Nháy (Nháy mắt)/Wink có 03 nghĩa phái sinh giống nhau: ra hiệu
bằng cách nháy mắt, lóe lên rồi vụt tắt
- Nhìn/Ngó/Look có 04 nghĩa phái sinh giống nhau: xem xét để thấy
được và biết được, quan tâm/để ý tới, đưa ra nhận xét dựa trên quan
sát, hướng mặt tiền của công trình xây dựng
- Xem/Watch, see có 02 nghĩa phái sinh giống nhau: đánh giá dựa trên
kết quả theo dõi và cảm nhận, coi như/coi là
- Liếc/Glance có 01 nghĩa phái sinh giống nhau: đọc lướt
Các nghĩa phái sinh tương đương của hai ngôn ngữ cho thấy sự tương

đồng trong tư duy của hai dân tộc đối với các động từ thuộc trường thị
giác. Trong số nghĩa phái sinh giống nhau của các cặp từ, luôn luôn có
nghĩa thuộc trường nhận thức, các nghĩa này đều liên quan đến quan điểm,
nhận thức và cảm giác của chủ thể trong giao tiếp. Ngoài các nghĩa vừa
nêu trên, các từ còn có các nghĩa ẩn dụ thuộc trường nhận thức khác, rõ
ràng phương thức ẩn dụ tạo ra nhiều nghĩa hơn so với phương thức hoán
dụ cho các động từ được nghiên cứu.
Tổng số nghĩa phái sinh của các động từ thuộc trường thị giác trong
tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh (tiếng Việt: 35, tiếng Anh: 19). Trong số
các động từ nghiên cứu, từ nhắm và mở trong cụm nhắm/mở mắt là hai
trong số ba từ nhiều nghĩa phái sinh nhất trong tiếng Việt, tuy nhiên các
từ tương ứng trong tiếng Anh là close/open eyes có duy nhất một nghĩa
mới. Ngoài liên tưởng đến nhận thức, cụm từ mở mắt và nhắm mắt được


13
liên tưởng đến sự khởi đầu và kết thúc của sự sống nên tạo ra nhiều nghĩa
mới, còn cụm open/close eyes chỉ liên tưởng đến nhận thức.
2.3.3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ đặc điểm của cơ
quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh
Trong giới hạn của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu 12 từ chỉ
đặc điểm liên quan đến cơ quan thị giác mắt như trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 1. Từ chỉ đặc điểm của cơ quan thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh
STT
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tính từ mô tả hình dạng và kích cỡ của măt
1
Híp
Closed nearly completely

2
Lồi
Bulging
3
Ti hí
Narrow
4
Xếch
Slanting
Tính từ mô tả màu sắc của mắt
5
en
Dark
6
Nâu
Brown
7
Xanh
Green/blue
8
Trắng dã
(White)
9

Red/Bloodshot
Tính từ mô tả trạng thái của mắt
10
Chột
One-eyed
11


Blind
12
Sáng
Clear

Nhận xét:
Từ híp không có từ tương ứng nghĩa trong tiếng Anh, để mô tả đôi mắt
có đặc điểm này, người Anh dùng cụm từ tường giải như: close nearly
completely (gần như khép hoàn toàn). Trong số 12 từ tiếng Việt, có 05 từ
có ý nghĩa biểu vật chỉ mô tả đặc điểm của đôi mắt: híp, ti hí, trắng dã,
chột, mù - 03 từ đơn (híp, chột, mù) và 1 từ ghép (trắng dã) và 01 từ láy
(ti hí) và trong số 11 từ tiếng Anh tương ứng chỉ có 02 từ có nghĩa biểu
vật chỉ mô tả đôi mắt: one-eyed và blind – 01 từ đơn (blind) và 01 từ ghép
(one-eyed).
Hầu hết tính từ mô tả hình dạng và kích cỡ, màu sắc của đôi mắt có
tính biểu thái trong cả hai ngôn ngữ. Khi mô tả đôi mắt, đen/dark,
nâu/brown, xanh/green thường mang ý nghĩa tích cực; từ đỏ/red, ti
hí/narrow, xếch/slanting thường có tính tiêu cực. Mắt đen láy/huyền
thường được dùng trong thơ ca; mắt xanh/xanh mắt – yêu thương hoặc sợ
hãi; mắt đỏ ngầu/đỏ mắt - tạo cảm giác sợ hãi /chờ dợi, trắng dã –gây ra
sự sợ hãi. Tương tự trong tiếng Anh, bulging eyes thể hiện sự ngạc nhiên,
narrow eyes – nghi ngờ hoặc dò xét. Trong các từ mô tả màu sắc của đôi
mắt, từ dark, brown, green thường dùng để mô tả đôi mắt đẹp, từ red eyes
thường gắn với những hình ảnh gây sợ hãi. Cặp từ có nghĩa phái sinh


14
tương ứng là mù/blind với nghĩa: mất khả năng nhận diện một phương
diện nào đó, không quan sát được, nhận thức không rõ ràng/mất sáng suốt.

Số lượng các nghĩa phái sinh được tạo ra từ nhóm từ được nghiên
cứu trong tiếng Việt (11 nghĩa) ít hơn tiếng Anh (17 nghĩa). Trong đó số
lượng nghĩa tạo ra chủ yếu từ phương thức ẩn dụ (tiếng Việt: 9 nghĩa ẩn
dụ, tiếng Anh: 10 nghĩa ẩn dụ).
2.4. Tiểu kết
Việc so sánh số lượng từ, cấu trúc từ, số lượng từ tương ứng và không
tương ứng về nghĩa giữa hai ngôn ngữ đã cung cấp cái nhìn toàn diện về
sự tương đồng và khác biệt trong từ vựng của hai ngôn ngữ. Trong trường
thị giác, số lượng tính từ trong tiếng Việt cao hơn động từ, và số lượng
động từ trong tiếng Anh cao hơn tính từ - điều này thể hiện sự quan tâm
khác biệt giữa người Việt và người Anh đối với thị giác. Sự khác biệt
trong cấu tạo từ tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện ở số lượng từ đơn, từ
ghép, từ láy thuộc trường thị giác khác nhau ở tiếng Việt và tiếng Anh. Sự
khác biệt này phản ánh rõ qua số lượng đơn vị từ ghép trong tiếng Việt
khá lớn và trong Anh từ đơn chiếm ưu thế về số lượng. Nhóm từ chỉ hoạt
động thị giác có nhiều nghĩa phái sinh nhất trong cả hai ngôn ngữ, … Một
điểm chung về ngữ nghĩa của nhóm từ thuộc trường thị giác trong tiếng
Việt và tiếng Anh là luôn có các nghĩa phái sinh thuộc trường nhận thức
và giao tiếp.
C ƣơn 3
ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ THUỘC TRƢỜNG THỊ GIÁC THAM GIA
VÀO TẠO THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
3.1. Giới ạn n iên ứu
3.1.1. Một số quan niệm về thành ngữ
Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt:
Các nhà nghiên cứu tiếng Việt đưa ra các định nghĩa khác nhau về
thành ngữ nhưng trong các định nghĩa thành ngữ luôn là ngữ cố định,
hoàn chỉnh về ý nghĩa và có giá trị biểu trưng về nghĩa. ể phân biệt
thành ngữ với các ngữ cố định khác, ỗ Hữu Châu (1998) đưa ra khái
niệm thành ngữ qua tính thành ngữ của ngữ cố định. ối chiếu ngữ cố

định nói chung, thành ngữ nói riêng, với thành phần trung tâm của cụm từ
tự do tương đương sẽ thấy được sự phức tạp và tinh tế của ngữ cố định,
làm rõ các đặc điểm của ngữ cố định, gồm: tính biểu trưng, tính dân tộc,
tính hình tượng và tính cụ thể và tính biểu thái. Theo Nguyễn Thiện Giáp
(2010) “thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về
nghĩa, vừa có tính gợi cảm’, ngoài nội dung trí tuệ, thành ngữ còn có sắc
thái „bình giá, cảm xúc nhất định‟. Phạm vi phản ánh của thành ngữ tùy
thuộc vào hoàn cảnh, cách nhìn của mỗi dân tộc do thành ngữ được hình


15
thành do nhu cầu thể hiện sự bình giá và biểu cảm. Thành ngữ tiếng Việt
chủ yếu mô tả các hiện tượng trong đời sống sinh hoạt của con người:
cách sống, tính cách, phẩm hạnh, …Ngoài ra, các khái niệm khác về
thành ngữ cũng được các nhà nghiên cứu đưa ra, như khái niệm thành ngữ
của Hoàng Phê (2018), của Nguyễn Như Ý (1998), của Hồ Lê (1976) …
Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh:
Từ điển Oxford Advanced Learner‟s Dictionary (2014), từ điển
Cambridge Dictionary đều định nghĩa thành ngữ là một cụm từ được sử
dụng cùng nhau với nghĩa không thể đoán được dựa trên nghĩa của từ
riêng lẻ trong cụm từ. Các nhà nghiên cứu tiếng Anh cũng đưa ra các định
nghĩa gần tương tự, ví dụ như định nghĩa của R. LC Mitchell (2016), F.
O‟Dell và M. McCarthy (2017),…Việc hiểu được nghĩa của thành ngữ là
quan trọng vì thành ngữ thường xuất hiện trong giao tiếp và các phương
tiện truyền thông, và vì thành ngữ thể hiện quy tắc và những quan niệm
đặc trưng của một xã hội. J.Seidl và W.McMordie (2017) cho rằng những
thành ngữ có quy tắc và nghĩa mơ hồ là khá phổ biến trong tiếng Anh. Do
hầu như không có liên hợp giữa nghĩa của từng từ thành phần nên nghĩa
của các thành ngữ này khó suy đoán. Stuart Redman (2011) đưa ra định
nghĩa thành ngữ và nêu quan hệ độc lập của nghĩa thành ngữ với đơn vị từ

cấu tạo. Theo J.Seidl và W.McMordie, các thành phần trong thành ngữ
thường là bất biến, ngoại trừ một số thành ngữ có biến thể. Gibbs (1993)
chỉ ra rằng ngôn ngữ trong thành ngữ rất phức tạp và mỗi thành ngữ cần
có cách phân tích riêng về cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và đặc tính khái
niệm.
Quan niệm thành ngữ mang tính tác nghiệp của luận án:
Trên cơ sở ý kiến của các nhà ngôn ngữ về các yếu tố xác định thành
ngữ, chúng tôi đã xây dựng giới hạn “thành ngữ” của nghiên cứu. Thành
ngữ là một cụm từ có tính cố định và tính thành ngữ. Tính cố định của
thành ngữ thể hiện trong hình thái và cấu trúc, tính thành ngữ thể hiện về
mặt nghĩa (nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn thuần nghĩa
của các thành tố cấu tạo).
3.1.2. Giới ạn n liệu n iên ứu và
t ứ tiến àn
Nguồn tư liệu:
Từ điển Thành ngữ Anh – Anh – Việt do Lương Quỳnh Mai chủ biên; Từ
điển Thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên; Từ điển Thành
ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân; Từ điển Giải thích thành ngữ
tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học; Oxford Dictionary of English Idioms
của Cowie A.P., Mackin R. và Caig I. R; English Idioms của Seidl J. và
McMordie W.
Cách thức tiến hành:


16
Bước 1. Thu thập các thành ngữ có chứa các từ thuộc trường thị giác
trong các nguồn tư liệu
Bước 2: Phân loại các thành ngữ theo: Các thành ngữ có chứa cùng từ
thuộc trường thị giác.
Phân loại thành ngữ: Thành ngữ thuộc phạm vi vẻ bề ngoài của con người,

thành ngữ mô tả tâm trạng, cảm xúc, thành ngữ thể hiện trí tuệ - nhận
thức, thành ngữ mô tả tính cách, thành ngữ thuộc phạm vi cách ứng xử và
thành ngữ mô tả các tình huống cụ thể khác.
Bước 3: Lập bảng thống kê, so sánh để tìm ra tương đồng và khác biệt.
3.2. Đối iếu
từ n
t uộ trƣờn t ị i t am ia vào tạo
t àn n tron tiến Việt và tiến An
3.2.1. Số lượng chung về thành ngữ và tần số xuất hiện của các đơn vị
từ thuộc trường thị giác trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
Dựa vào các tư liệu kể trên chúng tôi đã liệt kê được 137 thành ngữ
tiếng Việt và 134 thành ngữ tiếng Anh có chứa các đơn vị từ thuộc trường
thị giác. Số lượng thành ngữ trong hai ngôn ngữ gần như tương đương.
Số lần xuất hiện của từ mắt trong các thành ngữ nhiều nhất với 101 lần,
sau đó đến (lông) mày (27 lần), khóc (14 lần), nhắm (8 lần), nhìn/ngó (8
lần), mù (8 lần), sáng (4 lần) , xem và liếc xuất hiện 3 lần, dòm, trắng dã,
(mắt) đỏ xuất hiện 2 lần, mở (mắt) – nháy – ti hí – (măt) xanh xuất hiện 1
lần. Các đơn vị từ không xuất hiện trong các thành ngữ là mi, híp, lồi,
xếch, (mắt) đen, (mắt) nâu, chột, lác. Từ eye xuất hiện nhiều nhất trong
thành ngữ (77 lần), sau đó đến watch/see (10/18 lần), look (12 lần), blind
(10 lần), wink và cry (5 lần), close eyes (4 lần), open eyes và read (3 lần),
eyebrow/brow và glance (2 lần), eyelid, eyelash, peep, green/blue (eyes),
read/bloodshot (eyes) xuất hiện 1 lần. Các từ không xuất hiện trong thành
ngữ là: bulging, narrow, slanting, dark (eyes), brown (eyes), white (eyes),
one-eyed, squinty và clear (eyes).
3.2.2. Số lượng thành ngữ được phân loại theo từ ngữ thuộc trường thị
giác trong tiếng Việt và tiếng Anh
Từ các thành ngữ thu thập được, chúng tôi tiến hành phân loại và
thống kê thành ngữ dựa theo từ ngữ thuộc trường thị giác, tần số xuất hiện
của các thành ngữ này trong tổng số các thành ngữ đã được liệt kê.

Số lượng thành ngữ liệt kê theo đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác
hầu như không tương ứng với số lượng lần xuất hiện của đơn vị từ trong
thành ngữ, sự chênh lệch thể hiện rõ với những đơn vị từ có tần số xuất
hiện cao trong tiếng Việt. Từ mắt có trong 87 thành ngữ (số lần xuất hiện
101), từ (lông) mày có trong 24 thành ngữ (27 lần xuất hiện), khóc có
trong 12 thành ngữ (14 lần xuất hiện), mù có trong 5 thành ngữ (8 lần
xuất hiện), nhìn/ngó có trong 4 thành ngữ (8 lần xuất hiện), liếc có trong 2


17
thành ngữ (3 lần xuất hiện). Trong tiếng Anh, số lượng thành ngữ liệt kê
theo đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác hầu như tương ứng với số lượng
lần xuất hiện của đơn vị từ trong thành ngữ, ngoại trừ hai trường hợp: từ
eye(s) có trong 75 thành ngữ với 76 lần xuất hiện, từ wink có trong 4
thành ngữ với 5 lần xuất hiện.
3.2.3. Nhận xét
Từ mắt/eyes được sử dụng nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh, với số lượng và tần số xuất hiện tương ứng 101/73.72% và
77/57.46%. iều này chứng tỏ mắt/eyes đóng vai trò quan trong giao tiếp
của hai dân tộc. Bộ phận mắt dường quan trọng hơn đối với người Việt
khi từ mắt được sử dụng với tần số nhiều hơn so với người Anh sử dụng
từ eye. Bộ phận (lông) mày cũng mang nhiều ý nghĩa đối với người Việt
khi được sử dụng nhiều trong thành ngữ, trong khi đó từ eyebrows chỉ
xuất hiện duy nhất trong một thành ngữ.
Tổng số lần xuất hiện của các từ liên quan đến hoạt động của thị giác
trong tiếng Việt (41 lần) ít hơn so với tiếng Anh (63 lần). Từ khóc là từ có
ý nghĩa tính biểu cảm rõ nhất và được sử dụng với tần số nhiều nhất
(18%) so với các từ liên quan đến hoạt động của thị giác khác, trong khi
đó từ cry có tần số sử dụng rất thấp (3.7%). Các thành ngữ có chứa từ
khóc thường mô tả các cấp độ khác nhau của sự đau khổ như: khóc đứng

khóc ngồi, khóc như mưa, khóc như cha chết, khóc như ri, khóc hết nước
mắt; trong khi đó chỉ có hai thành ngữ mô tả cấp độ đau khổ có chứa từ
cry: cry one’eyes out và cry someone’s heart out. Trong văn hóa làng xã
của người Việt, mối gắn kết với gia đình, với dòng tộc, với cộng đồng nơi
cư trú đóng một vai trò rất quan trọng; sự hỗ trợ và chia sẻ giữa các cá
nhân trở thành nét văn hóa. Ngược lại, văn hóa phương Tây lại đề cao sức
mạnh của cá nhân, sự tự chủ, tự lập. “Người Việt Nam luôn có tính tập
thể rất cao, gắn bó với tập thể, hòa mình vào với lợi ích chung của tập thể,
điều này khác hẳn với phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức
về cá nhân từ khi còn nhỏ, …” (Trần Ngọc Thêm,1996). Có lẽ chính vì
vậy mà người Việt có nhiều thành ngữ mô tả nỗi đau khổ khác nhau được
thể hiện qua hành động khóc hơn người Anh. Từ nhắm xuất hiện với tần
số gần gấp đôi so với số lần xuất hiện của từ close (eyes) trong thành ngữ.
Người Anh dùng một số lượng lớn các từ watch/see, look (tấn số xuất
hiện 30%), từ tường ứng tiếng Việt xem, nhìn/ngó xuất hiện rất ít (8.3%).
Trong số các từ mô tả màu sắc của cơ quan thị giác thì các từ đỏ/red,
xanh/green đều mang tính ẩn dụ – xuất hiện cả trong thành ngữ tiếng Việt
và tiếng Anh, dù số lần xuất hiện thấp (đỏ/red: 2/1 lần, xanh/green: 1/1
lần). Các từ đen/dark, nâu/brown đều không xuất hiện trong các thành
ngữ ở cả hai ngôn ngữ. Sự khác biệt ở màu trắng/white, trong tiếng Việt


18
có một thành ngữ chứa từ trắng (mắt trắng môi thâm) nhưng tiếng Anh
không có thành ngữ nào chứa từ white.
Các từ mô tả khả năng của mắt ít được sử dụng trong cả thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh. Các từ: xếch, lồi, híp, chột – không xuất hiện
trong thành ngữ tiếng Việt, từ sáng, ti hí xuất hiện mỗi từ một lần. Trong
tiếng Anh, các từ không xuất hiện trong thành ngữ là slanting, narrow,
one-eyed, clear, bulging. Từ mù/blind được sử dụng với số tần số nhiều

hơn cả các từ khác cùng loại thuộc trường thị giác trong thành ngữ. Người
Anh sử dụng từ bind nhiều gần gấp đôi người Việt sử dụng từ mù trong
thành ngữ.
Xét về số lượng các thành ngữ được phân loại theo từ ngữ thuộc
trường thị giác có thể thấy có sự tương đồng và không tương đồng giữa
tần số xuất hiện của các đơn vị từ và số lượng thành ngữ chứa đơn vị từ
đó. Vì mắt/eyes xuất hiện với tần số cao trong cả hai ngôn ngữ, nên số
thành ngữ chứa mắt/eyes lớn hơn nhiều so với thành ngữ có chứa các đơn
vị từ vựng khác. iều tương tự xảy ra với các đơn vị từ khác và thành ngữ
chứa đơn vị từ đó. Số lần xuất hiện của đơn vị từ thuộc trường thị giác
trong tiếng Anh gần như tương đương tần số xuất hiện của từ trong thành
ngữ nhưng số lượng thành ngữ chứa một số đơn vị từ thuộc trường thị
giác của tiếng Việt lại thấp hơn nhiều lần tần số xuất hiện của đơn vị từ
đó. Sự khác biệt về số lần xuất hiện trong thành ngữ và số lượng thành
ngữ chứa đơn vị từ cho thấy trong thành ngữ tiếng Việt có nhiều thành tố
lặp, và hiện tượng này hiếm trong tiếng Anh, trong số 134 thành ngữ, chỉ
có 02 thành ngữ lặp từ thuộc trường thị giác.
3.3. Đối iếu p ạm vi t ể iện ủa
t àn n
ó ứa đơn vị từ
vựn t uộ trƣờn t ị i tron tiến Việt và tiến An
3.3.1. Phạm vi đối chiếu
Sau khi nhóm các thành ngữ có chứa các đơn vị từ vựng thuộc trường
thị giác tiếng Việt theo phạm vi, chúng tôi được kết quả về số lượng như
sau: Phạm vi mô tả vẻ bề ngoài: 21 thành ngữ, Phạm vi mô tả tâm trạng,
cảm xúc: 48 thành ngữ, Phạm vi mô tả trí tuệ, nhận thức: 10 thành ngữ,
Phạm vi mô tả tính cách: 12 thành ngữ,. Phạm vi mô tả thái độ ứng xử: 19
thành ngữ, Phạm vi khác: 21 thành ngữ.
Xét thấy thành ngữ trong hai phạm vi: mô tả vẻ bề ngoài và mô tả tâm trạng,
cảm xúc có số lượng lớn hơn nhiều so với thành ngữ trong các phạm vi còn lại,

chúng tôi tập trung nghiên cứu các thành ngữ trong hai phạm vi này.
3.3.2. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trường thị
giác thể hiện phạm vi vẻ bề ngoài của con người
Phạm vi vẻ bề ngoài của con người trong thành ngữ tiếng Việt:


19
Số lượng thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác thuộc
phạm vi vẻ bề ngoài của con người trong tiếng Việt là 22 (06 thành ngữ
mang nghĩa biểu thái tích cực, 02 thành ngữ trung hòa, 14 thành ngữ tiêu
cực). Xét đơn vị từ thuộc trường thị giác, trong số 25 đơn vị từ vựng tiếng
Việt thuộc trường thị giác được nghiên cứu, chỉ có 8 đơn vị xuất hiện
trong thành ngữ mô tả vẻ bề ngoài: 2 danh từ, 4 tính từ và 2 động từ với
tổng số lần xuất hiện là 32. Tuy số lượng thành tố là danh từ thuộc trường
thị giác xuất hiện không nhiều nhưng tần số sử dụng trong thành ngữ
thuộc phạm vi vẻ bề ngoài tiếng Việt lại khá lớn. Thành tố mắt và mày
xuất hiện trong các thành ngữ này với tần số tương ứng là 17 và 8 (chiếm
53.1và 25% số lần xuất hiện của các đơn vị từ thuộc trường thị giác trong
thành ngữ mô tả vẻ bề ngoài). Các thành tố còn lại: trắng (dã), (mắt) đỏ,
mù, ti hí, xem, ngó chỉ xuất hiện với tần số 1 lần.
Đối chiếu với thành ngữ tiếng Anh chỉ phạm vi vẻ bề ngoài của con người
Số lượng thành ngữ mô tả vẻ bề ngoài của con người co chứa đơn vị
từ vựng thuộc trường thị giác là 02, và đều là thành ngữ tiêu cực.
Nhận xét:
Sự chênh lệch lớn giữa số lượng thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc
trường thị giác phạm vi mô tả vẻ bề ngoài của con người trong tiếng Việt
và tiếng Anh là rất lớn, số thành tố thuộc trường thị giác xuất hiện trong
các thành ngữ ở tiếng Việt cũng nhiều hơn tiếng Anh. Các thành tố thuộc
trường thị giác có trong thành ngữ mô tả vẻ bề ngoài trong tiếng Việt là
mắt, mày, trắng, đỏ, xem, ngó, ti hí, mù (8 thành tố), trong tiếng Anh là:

eyes (1 thành tố). Từ sự khác biệt trên có thể thấy mối liên tưởng giữa đơn
vị thuộc trường thị giác và vẻ bề ngoài của con người thể hiện qua thành
ngữ trong tiếng Việt đa dạng và phong phú hơn tiếng Anh.
Từ mắt có tần số xuất hiện nhiều nhất trong các thành ngữ tiếng
Việt, từ eye hiện diện trong cả 2 thành ngữ tiếng Anh. Mối liên hệ giữa cơ
quan thị giác và vẻ bề ngoài của con người trong thành ngữ là tương đồng
trong tiếng Việt và tiếng Anh. Dù có sự khác biệt về chuẩn giao tiếp bằng
mắt trong các văn hóa khác nhau (về tình huống, thời gian nhìn, cách nhìn,
…), nhưng giao tiếp bằng mắt luôn giúp người trong cuộc hiểu đối
phương hơn và truyền tải thông tin có hiệu quả hơn, từ mắt/eye cũng vừa
chỉ cơ quan thị giác, vừa có nghĩa sự đánh giá qua vẻ bề ngoài và cách
nhìn để đưa ra đánh giá. Vì vậy, từ mắt/eye là từ có số lượng ưu thế so với
các từ khác thuộc trường thị giác trong thành ngữ mô tả vẻ bề ngoài.
Trong số 14 thành ngữ tiêu cực,12 thành ngữ chứa từ mắt. Hai thành
ngữ mô tả vẻ bề ngoài trong tiếng Anh đều chứa từ eye và đều là thành
ngữ có tính tiêu cực. Các thành ngữ mô tả vẻ bề ngoài với tình thái tiêu
cực này hầu hết đều có nghĩa ẩn dụ: mô tả hình dáng, tính cách, cách đối


20
nhân xử thế của một con người. iều này sáng tỏ quan niệm “đôi mắt là
cửa sổ tâm hồn/ The eyes are windows to the soul” của cả hai dân tộc. Hai
thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác mô tả vẻ bề ngoài
trong tiếng Anh đều có thành ngữ tương đương về nghĩa trong tiếng Việt:
Have eyes like a hawk = Mắt diều hâu và A eye candy = Xem tướng ngó
rạng anh hào, suy ra nét ở khác nào tiểu nhân. Như vậy tư duy liên tưởng
của người Việt và người Anh tương đồng ở điểm gắn đôi mắt với hình
dáng, tính cách, cách cư xử của một con người
3.3.3. Đối chiếu các thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trường thị
giác thể hiện phạm vi tâm trạng, cảm xúc

Phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt:
Theo thống kê, có 46 thành ngữ thuộc phạm vi thể hiện cảm xúc của
con người trong tiếng Việt (03 thành ngữ có biểu thái tích cực, 02 thành
ngữ trung hòa và 41 thành ngữ tiêu cực). Có 05 đơn vị từ vựng thuộc
trường thị giác xuất hiện trong các thành ngữ này, gồm: mắt, mày, khóc,
(mắt) đỏ, (mắt) xanh. Xét về tần số xuất hiện, mắt, mày và khóc xuất hiện
nhiều nhất với số lần xuất hiện lần lượt là: 26, 12 và 8 trong tổng số 55
lần. Giống như trong các thành ngữ mô tả vẻ bề ngoài, (lông) mày chiếm
vị trí thứ 2 xét về tần số xuất hiện trong thành ngữ phạm vi tâm trạng,
cảm xúc. Khóc là động từ duy nhất trong nhóm nhưng lại có số lần xuất
hiện lớn trong thành ngữ chỉ tâm trạng cảm xúc (12 lần). Tính từ chỉ màu
sắc của mắt đỏ và xanh chỉ xuất hiện 1 lần. Các thành ngữ chứa đơn vị từ
thuộc trường thị giác thuộc phạm vi tâm trạng, cảm xúc tiêu cực thể hiện
tâm trạng tức giận, đau khổ, chán nản, xấu hổ, sợ hãi, trông ngóng, tiếc
rẻ, khó chịu.
Phạm vi tâm trạng, cảm xúc trong thành ngữ tiếng Anh
Chúng tôi liệt kê được 17 thành ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc có
chứa đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác trong tiếng Anh (02 thành ngữ
tích cực, 03 thành ngữ trung hòa và 12 thành ngữ tiêu cực). Có tất cả 9
đơn vị từ thuộc trường thị giác xuất hiện trong các thành ngữ mô tả tâm
trạng, cảm xúc, trong đó có 6 động từ (look, cry, close eyes, glance,
watch, see), 2 danh từ (eye, eyebrow), 1 tính từ (green). Eyes có tần số
xuất hiện hiều hơn các thành tố khác (8/19 lần), từ look, cry và eyebrow
(brow) xuất hiện 2 lần và các từ còn lại chỉ xuất hiện 1 lần trong các thành
ngữ chỉ tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Anh. Các thành ngữ tiêu cực có số
lượng nhiều nhất trong số các thành ngữ mô tả tâm trạng và cảm xúc. Các
thành ngữ này được chia thành các nhóm trạng thái, cảm xúc tiêu cực
khác nhau, gồm: tức giận, đau khổ, chán nản, xấu hổ, ghen tuông, lo lắng
và khó chịu.
Nhận xét:



21
Số lượng các thành ngữ chứa đơn vị từ thuộc trường thị giác biểu thị
tâm trạng, cảm xúc trong tiếng Việt nhiều hơn tiếng Anh. Mối liên tưởng
giữa các đơn vị từ thuộc trường thị giác với cảm xúc và tâm trạng của
người Việt phong phú hơn người Anh. Số lượng thành ngữ biểu thị tâm
trạng, cảm xúc tiêu cực trong hai ngôn ngữ đều nhiều hơn so với thành
ngữ tích cực và trung hòa. Dường như những tâm trạng, cảm xúc tiêu cực
khó có thể giãi bày một cách trực tiếp nên các thành ngữ được sáng tạo,
qua hình thức ẩn dụ của ngôn từ, để có thể giúp dễ dàng thể hiện đa dạng
cảm xúc, tâm trạng tiêu cực với các mức độ, biểu hiện khác nhau trong
ngôn ngữ của hai dân tộc.
Số lượng động từ trong thành ngữ tiếng Anh cao hơn tiếng Việt thể
hiện động từ thuộc trường thị giác trong tiếng Anh có giá trị liên tưởng
nhiều hơn khi thể hiện tâm trạng, cảm xúc. Danh từ và tính từ thuộc
trường thị giác tiếng Việt có giá trị liên tưởng nhiều hơn với tần số xuất
hiện nhiều hơn trong thành ngữ. Biểu hiện trên khuôn mặt: lông mày và
đôi mắt được người Việt chú ý nhiều hơn.
Thành ngữ có chứa từ thuộc trường thị giác và mô tả tâm trạng, cảm
xúc trong tiếng Việt đa dạng hơn trong tiếng Anh, điều này thể hiện ở số
lượng thành ngữ ở mỗi loại: tích cực, trung hòa, tiêu cực đều nhiều hơn
trong tiếng Việt. Xét trong phạm vi thành ngữ mô tả tâm trạng tiêu cực,
thành ngữ tiếng Việt mô tả 08 loại tâm trạng, thành ngữ tiếng Anh chỉ mô tả 07
loại tâm trạng. Ngoài thể hiện 6 tâm trạng và cảm xúc giống nhau (tức giận,
đau khổ, xấu hổ, chán nản, lo lắng và khó chịu), thành ngữ chứa đơn vị thuộc
trường thị giác trong tiếng Việt còn thể hiện tâm trạng trông ngóng, tiếc rẻ;
thành ngữ trong tiếng Anh thể hiện sự ghen tuông. iểm chung của tư duy hai
dân tộc trong liên tưởng thị giác và cảm xúc là đều có các thành ngữ diễn tả
tâm trạng: tức giận, đau khổ, chán nản, xấu hổ và khó chịu – trong đó tâm

trạng đau khổ có số lượng thành ngữ nhiều nhất.
Do số đơn vị từ trong tiếng Việt xuất hiện ít hơn tiếng Anh, nhưng số
lượng thành ngữ nhiều hơn và biểu thị nhiều tâm trạng hơn tiếng Anh, các
đơn vị từ thuộc trường thị giác trong các thành ngữ mô tả tâm trạng, cảm
xúc tiếng Việt có nhiều biểu trưng hơn tiếng Anh. Thành ngữ mô tả tâm
trạng cảm xúc tiếng Việt và tiếng Anh có hình ảnh biểu trưng giống nhau
(tuy rất ít) và đa số hình ảnh biểu trưng khác nhau. Thể hiện sự ngạc
nhiên, có các thành ngữ: không tin vào mắt và not believe one’s eyes.
Nhưng cùng màu xanh của mắt, trong “sợ xanh mắt” là biểu trưng cho nỗi
sợ hãi lớn, còn trong “a green-eyed monster” (con quỷ mắt xanh) lại là
tâm trạng ghen tuông, bất an. Màu đỏ của mắt gắn với sự chờ mong trong
mong đỏ con mắt, nhưng lại là sự tức giận trong see red. Từ cry và khóc
được sử dụng nhiều trong các thành ngữ diễn tả sự đau khổ, cùng với các


22
định tố khác nhau để mô tả các cấp độ khác nhau của nỗi đau lòng. Cùng
là cảm giác đau khổ bên trong mà không thể bộc lộ ra bên ngoài, nhưng
người Việt dường như quan tâm đến cách mọi người xung quanh đánh giá
hơn là cảm xúc nên có thành ngữ khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt (đau
khổ mà vẫn phải che giấu đi vì sẽ thấy xấu hổ khi khóc); còn người Anh
có thành ngữ close your eyes and think of England (nhắm mắt lại để để
chịu đựng và chịu đựng bằng cách nghĩ về những điều tốt đẹp).
3.4. Tiểu kết
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lần xuất hiện và tần số xuất hiện trong
thành ngữ của các đơn vị thuộc trường thị giác trong tiếng Việt và tiếng
Anh thể hiện phần nào đặc trưng văn hóa của hai dân tộc. Trong cả hai
cộng đồng, thị giác đóng vai trò quan trọng tương đương nên số lượng
thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác trong hai ngôn ngữ
có số lượng gần bằng nhau. Sự khác biệt về số lần xuất hiện và tần số

xuất hiện của các đơn vị từ trong thành ngữ thể hiện mối quan tâm đặc
thù của mỗi dân tộc về đơn vị ngôn ngữ, và khái quát hơn về hiện thực
khách quan. Tần số xuất hiện của đơn vị từ so với số thành ngữ chứa đơn
vị từ đó thể hiện đặc trưng cấu trúc thành tố của thành ngữ chứa đơn vị từ
vựng thuộc trường thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh. Khác biệt của
thành tố cấu tạo thành ngữ chứa đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác
trong tiếng Việt là lặp từ. ặc điểm văn hóa, dân tộc của người Việt và
người Anh cũng được thể hiện qua phạm vi thể hiện của các thành ngữ
chứa đơn vị từ thuộc trường thị giác. Phạm vi mô tả vẻ bề ngoài và phạm
vi mô tả tâm trạng, cảm xúc là hai phạm vi có số lượng thành ngữ chứa
đơn vị từ vựng thuộc trường cao nhất.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu về trường nghĩa và trường
thị giác trên thế giới và trong nước, cùng với cơ sở lí luận với nội dung:
trường từ vựng - ngữ nghĩa, ngôn ngữ học đối chiếu và trường thị giác,
nghiên cứu đã thực hiện đối chiếu các đơn vị từ vựng thuộc thị giác trong
tiếng Việt và tiếng Anh theo phạm trù truyền thống để tìm ra các đặc
điểm tương đồng và khác biệt về từ vựng và ngữ nghĩa trong trường nghĩa
của hai ngôn ngữ, đối chiếu từ ngữ thuộc trường thị giác tham gia cấu tạo
thành ngữ, để từ đó thấy được đặc trưng văn hóa của 2 dân tộc.
1. Sử dụng thống kê từ hai từ điển uy tín, việc so sánh số lượng từ, cấu
trúc từ, số lượng từ tương ứng và không tương ứng về nghĩa giữa hai
ngôn ngữ đã cung cấp cái nhìn toàn diện về sự tương đồng và khác biệt
trong từ vựng của hai ngôn ngữ. Sự quan tâm của người Việt và người
Anh khác nhau khi số lượng động từ cao hơn tính từ thuộc trường thị giác


23
trong tiếng Anh và sô lượng tính từ cao hơn động từ thuộc trường thị giác
trong tiếng Việt. Sự khác biệt trong cấu tạo từ thuộc trường thị giác nói

riêng và từ vựng nói chung của hai ngôn ngữ thể hiện ở số lượng từ ghép
trong tiếng Việt cao và số lượng từ đơn khá lớn trong tiếng Anh. Một số
từ chỉ một số phạm trù thuộc trường thị giác trong tiếng Việt nhưng
không tìm thấy từ tương ứng trong tiếng Anh và ngược lại, có những từ
chỉ một phạm trù liên quan đến thị giác trong tiếng Việt nhưng lại tương
ứng với hơn một từ trong tiếng Anh và ngược lại. Những sự khác biệt này
thể hiện sự phân chia thực tại khách quan khác nhau của hai dân tộc.
2. Trường thị giác được phân lập thành 5 tiểu trường trong nghiên cứu:
(1) chỉ cơ quan thị giác và bộ phận của cơ quan thị giác (2) chỉ hoạt động
của cơ quan thị giác, (3) chỉ hình dạng, kích cỡ cơ quan thị giác, (4) chỉ
màu sắc cơ quan thị giác, (5) chỉ trạng thái cơ quan thị giác.
3. Nghĩa của từ trong mỗi tiểu trường được phân tách thành các nét nghĩa,
trên cơ sở lý thuyết ngôn ngữ học và văn hóa học, các phương thức
chuyển nghĩa và cơ chế chuyển nghĩa được xác định. Từ kết quả này, các
nét nghĩa, nghĩa phái sinh của các đơn vị từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
được so sánh – đối chiếu. Kết quả đã cho thấy sự tương đồng và khác biệt
trong cấu trúc nghĩa và dòng chuyển nghĩa của các đơn vị từ trong tiếng
Việt và tiếng Anh. Trong cả hai ngôn ngữ, nhóm từ chỉ hoạt động thị giác
có nhiều nghĩa phái sinh nhất, nhóm từ chỉ cơ quan thị giác và bộ phận
của cơ quan thị giác, đặc biệt nhóm từ chỉ đặc điểm của cơ quan thị giác
có ít nghĩa phái sinh. iểm chung trong phương thức chuyển nghĩa của
các đơn vị thuộc trường thị giác của hai ngôn ngữ là phương thức chuyển
nghĩa ẩn dụ được áp dụng nhiều hơn hoán dụ, tạo ra nhiều nghĩa ẩn dụ
cho các đơn vị từ; và với các nghĩa ẩn dụ này, đa số các đơn vị từ có xu
hướng chuyển trường: từ trường thị giác sang trường nhận thức. Sự khác
biệt trong cấu trúc nghĩa và hướng chuyển nghĩa của các từ thuộc nhóm từ
nghiên cứu trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng được chỉ ra chi tiết nhằm
giúp nhận biết đặc trưng văn hóa –dân tộc.
4. Kết quả nghiên cứu so sánh – đối chiếu 137 thành ngữ tiếng Việt và
134 thành ngữ tiếng Anh có chứa các đơn vị từ vựng thuộc trường thị giác

đã củng cố đặc trưng văn hóa dân tộc qua thành ngữ. Qua tần số xuất hiện
của các đơn vị thuộc trường thị giác trong tiếng Việt và tiếng Anh, ý
nghĩa của các thành ngữ, các phạm vi biểu đạt của thành ngữ, ý nghĩa của
các đơn vị từ trong cấu tạo thành ngữ được xác định. Cơ quan thị giác là
bộ phận biểu thị cảm xúc và gắn liền với tư duy liên tưởng nên mắt/eye(s)
xuất hiện với tần số cao nhất trong số các đơn vị từ vựng thuộc trường thị
giác trong thành ngữ. Một số đơn vị từ tương đương thuộc trường thị giác
trong tiếng Việt và tiếng Anh, đặc biệt là các từ thuộc nhóm từ chỉ đặc


×