Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ chồng người việt (qua ngữ liệu truyện ngắn văn học giai đoạn 1930 – 1945) (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.69 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------

ĐÌNH THỊ NGUYỆT

HỒI ĐÁP HÀNH VI HỎI TRỰC TIẾP
TRONG GIAO TIẾP
VỢ CHỒNG NGƯỜI VIỆT
(Qua ngữ liệu truyện ngắn văn học giai đoạn 1930 – 1945)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học
TS. KHUẤT THỊ LAN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện cho tôi thực hiện hoàn thiện khóa luận tốt
nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Khuất Thị
Lan, giảng viên tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, trường ĐHSPHN2. Người đã
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Do điều kiện thời gian hạn hẹp, cùng với hạn chế về kiến thức, năng
lực tìm tòi, nghiên cứu của bản thân nên khóa luận của tôi không thể tránh


khỏi những thiếu sót, vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của quý thầy giáo, cô giáo và toàn thể bạn đọc để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên làm khóa luận

Đinh Thị Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan khóa luận
“Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ chồng người Việt (qua
ngữ liệu truyện ngắn văn học giai đoạn 1930 – 1945)” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của T.S Khuất Thị
Lan, giảng viên tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, trường ĐHSPHN2. Những tư
liệu và số liệu trong khóa luận là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên
cứu và các kết luận chưa được ai công bố.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên làm khóa luận

Đinh Thị Nguyệt


DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT

1. C

: Chồng


2. V

: Vợ

3. SP1 : Người nói
4. SP2 : Người nghe
5. [ ]

: Ví dụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .................................................................. 5
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 8
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................... 9
1.1 Hoạt động giao tiếp và giao tiếp vợ chồng người việt................................ 9
1.1.1. Hoạt động giao tiếp ................................................................................. 9
1.1.2. Giao tiếp vợ chồng người Việt................................................................ 9
1.2. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ. ............................................................... 11
1.2.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ................................................................. 11
1.2.2. Hành vi ở lời.......................................................................................... 11
1.2.2.1. Hành vi ở lời trực tiếp. ....................................................................... 11
1.2.2.2. Hành vi ở lời gián tiếp........................................................................ 11
1.2.3. Hành vi hỏi............................................................................................ 12

1.2.3.1. Hành vi hỏi trực tiếp .......................................................................... 12
1.2.3.2.Hành vi hỏi gián tiếp ........................................................................... 13
1.3. Lí thuyết về hội thoại. .............................................................................. 13
1.3.1. Hội thoại là gì? ...................................................................................... 13
1.3.3. Các phương châm hội thoại của Grice.................................................. 14
1.3.3.1. Phương châm về chất ......................................................................... 14
1.3.3.2. Phương châm về lượng ...................................................................... 15


1.3.3.3.Phương châm quan hệ ......................................................................... 15
1.3.3.4. Phương châm cách thức ..................................................................... 15
1.4. Lý thuyết về giới ...................................................................................... 15
1.4.1. Quan niệm về giới: giới tính hay giới ................................................... 15
1.4.2. Đặc trưng ngôn ngữ giới. ...................................................................... 17
1.4.2.1. Bình diện ngữ âm ............................................................................... 17
1.4.2.2. Bình diện từ ( ngôn ngữ nói về mỗi giới) .......................................... 18
1.4.2.3. Bình diện giao tiếp ( phong cách ngôn ngữ của mỗi giới)................. 19
Chương 2: HỒI ĐÁP HÀNH VI HỎI TRỰC TIẾP NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÁC
PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI CỦA GRICE .............................................. 21
2.1.. Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp nhìn từ góc độ phương châm về chất....... 21
2.1.1. Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp tôn trọng phương châm về chất ............ 22
2.1.2 Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp vi phạm phương châm về chất............... 26
2.2. Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp nhìn từ góc độ phương châm về lượng..... 29
2.2.1 Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp tôn trọng phương châm về lượng........... 30
2.2.2 Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp vi phạm phương châm về lượng ............ 33
2.3. Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp nhìn từ góc độ phương châm quan hệ ..... 36
2.3.1. Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp tôn trọng phương châm quan hệ. .......... 36
2.3.2. Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp vi phạm phương châm quan hệ............. 37
2.4 Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp nhìn từ góc độ phương châm cách thức..... 41
2.4.1 Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp tôn trọng phương cách thức .................. 41

2.4.2 Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp vi phạm phương châm cách thức........... 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 49


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất: Hội thoại là một hoạt động thường xuyên và phổ biến giữa
người với người trong xã hội. Là hoạt động mà người nói dung ngôn ngữ để
tương tác nhằm trao đổi một thông tin hay một vấn đề nào đó với người nghe.
Giáo sư Đỗ Hữu Châu nói: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên,
phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn
ngữ khác” [3, 201]. Hội thoại có vai trò rất quan trọng, là cơ sở cho mọi hoạt
động khác của con người trong xã hội, là nhịp cầu nối giữa những người tham
gia quá trình trao nhận nội dung thông tin. Mối quan hệ liên tương tác giữa con
người với con người được thiết lập và duy trì nhờ vào những cuộc hội thoại.
Thứ hai: Giao tiếp được hiểu: “là sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình
cảm, thái độ, thiết lập các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người”.
Có thể nói, giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, chính
nhờ vào hoạt động này mà con người mới có thể trao đổi thông tin một cách
dễ dàng, chính xác và thiết lập được các mối quan hệ xã hội trong đó. Đó có
thể là giao tiếp thầy - trò, anh - em, vợ - chồng, cha - con…Môi trường có thể
diễn ra giao tiếp như: nhà trường, gia đình, xã hội. Mỗi vùng miền, địa
phương, quốc gia có sự thay đổi, sự biến chuyển nhất định trong giao tiếp.
Tạo ra sự phong phú và đa dạng về ngôn ngữ.
Thứ ba, trong lĩnh vực giao tiếp thì giao tiếp vợ chồng là một loại giao
tiếp phổ biến trong xã hội loài người và nó có những đặc trưng rất khác biệt
so với các loại giao tiếp khác. Đây là loại giao tiếp diễn ra giữa những người
khác giới đó là vợ và chồng. Loại giao tiếp này thường diễn ra giữa những
người trong độ tuổi trưởng thành,…Giao tiếp vợ chồng dưới góc nhìn của

ngôn ngữ rất hấp dẫn, thực tế trong cuộc sống, giao tiếp vợ chồng trở nên rất
cần thiết và thiết thực và khi đi vào những sáng tác văn chương nó càng trở
nên sinh động và biến đổi rất linh hoạt. Trong văn chương, ở mỗi giai đoạn
1


khác nhau thì giao tiếp vợ chồng lại có sự thay đổi. Văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945 được coi là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của trào lưu văn
học hiện thực phê phán với những cây bút tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan,
Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố…Họ đã để lại một
dung lượng tác phẩm khá đồ sộ với sự đa dạng và phong phú về chủ đề, đề
tài, các hình thức nghệ thuật. Thể loại truyện ngắn được các tác giả sáng tác
thành công nhất, nó được coi như “những viên ngọc quý” ẩn lấp dưới sỏi đá
văn đàn văn học. Các truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn hiện thực phê
phán lúc bấy giờ thì loại giao tiếp vợ chồng được thể hiện khá phổ biến, nó rất
gần gũi với đời sống thực tế mà văn chương có giá trị cao khi nó tái hiện được
chính đời sống. Giao tiếp vợ chồng xuất hiện trong các truyện ngắn với tần
xuất khá nhiều bởi vì văn chương chính là “hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan”, và vợ chồng là một trong những mối quan hệ trong xã hội loài
người.
Thứ tư, hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ chồng qua các
truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,
Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân là một trong những hướng tiếp cận
mới của ngôn ngữ học. Mở ra nhiều hướng đi mới, hướng nghiên cứu mới cho
văn học từ ngôn ngữ.
Từ những lý do trên mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hồi đáp
hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ chồng người Việt qua ngữ liệu truyện
ngắn văn học giai đoạn 1930 - 1945” với hi vọng tìm hiểu một cách sâu sắc và
có hệ thống hơn về các hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp cũng như sự thể hiện và
hiệu quả sử dụng chúng trong những truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn

Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Kim
Lân.


2. Lịch sử vấn đề
Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp thực ra được phân tích dựa trên các
phương châm hội thoại của Grice. Các phương châm hội thoại là nội dung cơ
bản, thiết yếu trong nguyên tác cộng tác hội thoại của Grice, nó có tác dụng
và đem lại hiệu quả cho việc điều phối hội thoại về mặt nội dung và phương
thức truyền đạt. Đầu tiên đó là những phác thảo của nguyên tắc cộng tác hội
thoại được Grice nêu ra trong những bài giảng của mình tại trường Đại học
Havard nam 1967. Đến năm 1975 nó được xuất bản trong một tác phẩm tuy
ngắn nhưng có tiếng vang rất sâu rộng trong thế giới ngôn ngữ học với nhan
đề Logic và hội thoại (Logic and conversation). Từ năm 1978 đến 1981 Grice
thuyết minh và bổ sung thêm cho nguyên tắc của mình trong một số bài báo.
Nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice bao gồm bốn phạm trù đó là
phạm trù chất, phạm trù lượng, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức theo
tinh thần các phạm trù của nhà triết học Kant. Mỗi phạm trù đó tương ứng với
một tiểu “nguyên tắc” mà Grice sẽ gọi là phương châm (Maxim), mỗi phương
châm lại bao gồm những tiểu phương châm.
Đã có khá nhiều công trình và các đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề
này và sự nghiên cứu, tìm hiểu được diễn ra với nhiều cấp độ khác nhau. Có
khi là nghiên cứu một vài phương châm nào đó cũng có khi là nghiên cứu tất
cả các phương châm. Điều này còn phụ thuộc vào phạm vi nghiên cứu của đề
tài cũng như sự am hiểu hay hứng thú của tác giả đề tài. Sau đây tôi xin chỉ ra
một số bài nghiên cứu có đề cập đến nội dung về các phương châm hội thoại
của Grice:
* Tác giả Đỗ Hữu Châu với cuốn sách “Ngữ dụng học” đề cập rất nhiều
tới các phương châm hội thoại của Grice. Ông có đóng góp rất lớn trong lĩnh
vực ngôn ngữ học, đưa ngành ngữ dụng học vào trong nghiên cứu. Phần lớn



các đề tài nghiên cứu hay bài viết của ông đều nói tới nguyên tắc cộng tác
của Grice.
* Tác giả Đào Nguyên Phúc với bài viết “Biểu thức rào đón trong hành
vi ngôn ngữ xin phép tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết về phương châm hội thoại
của H.Grice” trong Tạp chí ngôn ngữ số 6 (169) năm 2003. Bài viết đã đề cập
đến các phương châm hội thoại của Grice trong hành vi ngôn ngữ xin phép
nhìn nhận ở việc sử dụng những biểu thức rào đón. Bài viết đã cho ta những
hiểu biết về sự biến đổi của các hành vi ngôn ngữ xin phép khi nhìn từ góc độ
các phương châm hội thoại. Ở đó cho ta cái nhìn khá mới mẻ và lí thú về các
phương châm hội thoại.
* Bài viết “Một số chiến lược rào đón trong hội thoại của người Việt”
trên Tạp chí ngôn ngữ số 3 (190) năm 2005 của tác giả Vũ Thị Nga, bài viết
đã chỉ ra những nội dung hết sức cơ bản về những hành vi ngôn ngưc rào đón
nhìn nhận từ góc độ các phương châm hội thoại của Grice. Bài viết cũng đi
khá sâu vào tìm hiểu, phân tích các phương châm hội thoại ở phương diện rào
đón trong hội thoại.
* Tác giả Khuất Thị Lan với bài viết “Hành vi ngôn ngữ rào đón
phương châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao” đăng
trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 8 (178) năm 2010. Bài viết đã đi sâu
phân tích một cách kĩ lưỡng về hành vi ngôn ngữ rào đón trong một phương
châm hội thoại khá cơ bản là phương châm về chất trong phạm vi một số
truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao. Phương châm về chất có sự chi phối lớn
trong các cuộc hội thoại và nó có sự thay đổi khá linh hoạt trong giao tiếp.
Có thể nói các phương châm hội thoại của Grice đã được đề cập đến
trong một số bài viết nhưng tìm hiểu về hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong
giao tiếp vợ chồng dựa vào các phương châm hội thoại của Grice thì chưa có
ai đề cập tới. Kế thừa và tiếp thu những kết quả từ những bài viết đó chúng tôi
đi vào nghiên cứu đề tài: “Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ



chồng người Việt giai đoạn 1930 - 1945 qua ngữ liệutác phẩm văn học giai
đoạn 1930 - 1945” để từ đó giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về
hồi đáp hành vi hỏi theo các phương châm hội thoại của Grice trong phạm vi
giao tiếp cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Nhằm củng cố, nâng cao và hệ thống hóa những kiến thức lí thuyết
trong giao tiếp nói chung cũng như trong giao tiếp vợ chồng nói riêng. Hội
thoại, hồi đáp hành vi trong hội thoại, các phương châm hội thoại của Grice.
Qua đó vận dụng những kiến thức lí luận nói trên vào nghiên cứu, phân
tích, tìm hiểu khám phá một trong những vấn đề quan trọng trong ngôn ngữ
học hiện đại đó là loại hồi đáp trong giao tiếp vợ chồng qua một số truyện
ngắn tiêu biểu của các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn
Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân. Từ đó rút ra những luận điểm về việc sử dụng
ngôn ngữ giới trong giao tiếp vợ chồng trên hai phương diện tuân thủ và phá
vỡ các phương châm hội thoại của Grice như thế nào cũng như hiệu quả của
nó. Cần lưu ý thêm rằng hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp giao tiếp vợ chồng trong
phạm vi đề tài này được xem xét dựa trên phông nền văn hóa và phong cách
nói năng của mỗi giới của người Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ chồng qua một số
truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn
Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân chúng tôi xác định những nhiệm vụ chủ yếu
của đề tài như sau:
Thứ nhất, nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống
những kiến thức về giao tiếp, giao tiếp vợ chồng, ngôn ngữ giới, hội thoại, hồi
đáp hành vi hỏi trực tiếp qua các phương châm hội thoại của Grice.



Thứ hai, từ việc nắm vững những kiến thức đó chúng tôi đi vào tìm
hiểu, khảo sát thống kê sự xuất hiện, biến đổi hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp
trong giao tiếp vợ chồng qua truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn Nam
Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân
nhìn từ góc độ các phương châm hội thoại của Grice.
Thứ ba, giao tiếp vợ chồng còn được nhìn nhận, đánh giá thông qua
ngôn ngữ của mỗi giới. Có cái nhìn khách quan hơn về ngôn ngữ của mỗi giới
trong xã hội hiện đại ngày nay.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, chúng tôi đi tìm hiểu, phân tích,
đánh giá và phân loại chúng theo những phương châm hội thoại của Grice để
nhận thức được sự đa dạng, phong phú, linh hoạt của loại hồi đáp hành vi hỏi
trực tiếp tiếp trong giao tiếp vợ chồng qua truyện ngắn tiêu biểu của các nhà
văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Kim
Lân.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp tiếp trong giao tiếp vợ chồng là một vấn
đề tương đối rộng và phức tạp. Để đi sâu tìm hiểu thì cần có một quá trình
nghiên cứu lâu dài và biên độ làm việc lớn. Do đó mà luận văn này chúng tôi
chỉ đi vào nghiên cứu tìm hiểu vấn đề trong một giới hạn nhất định - đó là qua
một số truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên
Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân. Luận văn này dực trên cơ sở
kiến thức lí thuyết về giao tiếp, giao tiếp vợ chồng, ngôn ngữ giới, hội thoại,
hồi đáp hành vi qua các phương châm hội thoại của Grice để tìm hiểu vấn đề
hồi hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp tiếp trong giao tiếp vợ chồng qua truyện
ngắn tiêu biểu

của các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,

Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân. Qua đó chúng tôi đi sâu vào nghiên

cứu và tìm hiểu vấn đề hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ chồng
nhìn từ phương diện ngôn ngữ học.


5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Tiến hành thống kê loại hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ
chồng xem nó xuất hiện với số lượng và tần suất như thế nào qua một số
truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan như: Một gánh khoai lang, Xuất
giá tòng phu, Đàn bà là giống yếu, Mất cái ví,…Trong một số truyện ngắn
của Nam Cao như: Nước mắt, Cười, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đôi
mắt, Đời thừa, Nghèo, Mua danh,…Trong một số truyện ngắn của Kim Lân
như: Làng, Con chó xấu xí…Trong truyện ngắn của Ngô Tất Tố như: Tắt đèn,
Lều chõng…Trong truyện ngắn của Nguyên Hồng như: Bỉ vỏ, Nhà bổ Hầu…
Trong truyện ngắn của Tô Hoài như: Nhà nghèo, Bóng đè, Một buổi chiều…
Tiến hành thống kê trong khoảng 80 Tác phẩm với khoảng 350 cuộc
thoại.
Phân loại hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ chồng theo
từng phương châm hội thoại của Grice.
5.2. Phương pháp phân tích
Qua việc thống kê và phân loại chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, phân
tích, lí giải và nhận xét về loại hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ
chồng xem chúng được sử dụng như thế nào qua một số truyện ngắn tiêu biểu
của các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan,
Tô Hoài, Kim Lân và hiệu quả của chúng trong quá trình sử dụng. Mặt khác,
qua đấy chúng tôi đi phân tích hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp trong giao tiếp vợ
chồng theo các phương châm hội thoại của Grice để thấy được sự thay đổi vô
cùng linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ cũng như bản sắc riêng trong giao

tiếp người Việt.
5.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích vấn đề hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp tiếp
trong giao tiếp vợ chồng qua truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn Nam

7


Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Kim Lân
nhìn từ góc độ các phương châm hội thoại của H.P.Grice. Chúng tôi đi vào so
sánh đối chiếu để thấy được sự thay đổi linh hoạt của các phương châm hội
thoại được thể hiện trong một lĩnh vực giao tiếp cụ thể là giao tiếp vợ chồng.
6. Bố cục khóa luận
- Lời cảm ơn
- Lời cam đoan
- Danh mục các kí tự viết tắt
- Mục lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục khóa luận
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Hồi đáp hành vi hỏi trực tiếp nhìn từ góc độ các phương
châm hội thoại của Grice.
Kết luận
Tài liệu tham khảo



NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Hoạt động giao tiếp và giao tiếp vợ chồng người Việt
1.1.1. Hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp là hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ để
truyền đạt cho người nghe những hiểu biết, tình cảm, thái độ, tư tưởng của
mình về một thực tế khách quan nào đó để người nghe có hành động thực tế
như người nói mong muốn. Hoạt động giao tiếp chỉ được thực hiện khi các
nhân vật trực tiếp tham gia vào hoạt động trao đổi thông tin. Một hoạt động
giao tiếp chỉ đúng khi có nhân vật giao tiếp bao gồm người nói và người
nghe. Hoạt động giao tiếp được tiến hành trước hết người nghe phải có hiểu
biết, tư tưởng, thái độ, tình cảm về hiện thực như người nói để từ đó người
nghe có hành động, ý định với hiện thực như người nói mong muốn.
Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục giữa
người với người trong cộng đồng ngôn ngữ. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ thì
người nói và người nghe có thể sử dụng nhiều yếu tố ngôn ngữ để thực hiện
chức năng giao tiếp.
1.1.2. Giao tiếp vợ chồng người Việt
Giao tiếp vợ chồng là hoạt động giao tiếp trong đó vai giao tiếp là vợ
và chồng, sử dụng ngôn ngữ để trao đổi với nhau những thông tin, tình cảm,
tư tưởng, thái độ nhất định có liên quan đến cuộc sống gia đình của vợ và
chồng.
Giao tiếp vợ chồng là lĩnh vực giao tiếp ứng xử trong gia đình và là
giao tiếp giữa những người khác giới.
Khác với những hoạt động xã hội thông thường như giao tiếp học
đường, giao tiếp thầy trò, giao tiếp mua bán…theo tác giả Nguyễn Văn Khang



trong Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt [45], giao tiếp vợ
chồng có những đặc điểm riêng. Cụ thể:
Thứ nhất, đây là một hoạt động giao tiếp được thực hiện bởi những
người khác giới, trong độ tuổi trưởng thành. Giao tiếp vợ chồng còn là một
hoạt động giao tiếp mà ở đó có đối tượng tham gia giao tiếp tương đối đồng
nhất về trình độ văn hóa, hiểu biết, vốn sống, nghề nghiệp…Trong giao tiếp
vai của các thành viên tham gia giao tiếp luôn được khẳng định rõ ràng.
Thứ hai, giao tiếp vợ chồng có không gian rộng, có nội dung giao tiếp
đa dạng, phong phú theo những định hướng giao tiếp nhất định, cụ thể. Ở mỗi
hoàn cảnh giao tiếp khác nhau thì lại có sự chuyển hóa nhất định, và có ảnh
hưởng tương đối lớn đến quá trình diễn tiến các cuộc hội thoại trong giao tiếp
vợ chồng. Chính vì vậy, người ta nhận thấy ở đây sự đa sắc thái trong việc sử
dụng ngôn từ cũng như các nghi thức ứng xử.
Thứ ba, mặc dù giao tiếp vợ chồng tồn tại ở thể động nhưng lại lệ thuộc
vào những qui tắc xã hội. Khác với những loại hình giao tiếp thông thường,
giao tiếp vợ chồng luôn được xác định trước về các mặt cá nhân của những
người tham gia giao tiếp như trật tự, tôn ti, quyền uy, vị thế…và chịu sự quy
định của hang loạt các tác động xã hội khác như: tuổi tác, giới tính, nghề
nghiệp, dân tộc…Chính vì thế mà giao tiếp vợ chồng khuôn mẫu trong cách
ứng xử, xưng hô, khuôn mẫu trong việc hình thành đặc điểm ngôn ngữ và
nghi thức lời nói khác.
Tóm lại, giao tiếp vợ chồng là hình thức giao tiếp vừa mang tính xã hội,
vừa mang tính gia đình, vừa mang tính hiện đại vừa mang tính truyền thống.
Có thể nói đây là loại hình giao tiếp tồn tại ở thể động với tất cả sự tinh tế, đa
dạng của nó. Khiến cho giao tiếp vợ chồng rất linh hoạt và biến hóa không chỉ
về hình thức mà còn cả về nội dung, trở thành một loại hình giao tiếp uyển
chuyển, hấp dẫn.


1.2. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ.

1.2.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ.
Hành vi ngôn ngữ là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì
đồng thời người ta thực hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn [ 9,
88]. Theo Austin (1962) khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng đồng thời
thực hiện 3 hành vi: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời, hành vi ở lời. Trong
đó, hành vi ở lời là một trong những phát hiện quan trọng cảu ngôn ngữ học
nghiên cứu theo chức năng giao tiếp.
1.2.2. Hành vi ở lời.
Hành vi ở lời là loại hành vi có ý định hay có đích, có quy ước và có
thể chế. Vì vậy có thể nói, nắm được ngôn ngữ không chỉ đơn thuần nắm
được quy tắc vận hành của các đơn vị của ngôn ngữ (từ vựng, ngữ âm, ngữ
nghĩa, ngữ pháp…) mà còn phải nắm được quy tắc điều khiển các hành vi ở
lời trong ngôn ngữ đó.
Khi tham gia giao tiếp ngôn ngữ, người giao tiếp có thể lựa chọn theo 2
cách đó là trực tiếp và gián tiếp.
1.2.2.1. Hành vi ở lời trực tiếp.
Hành vi ngôn ngữ theo lối trực tiếp (đúng với đích mà hành vi đó
hướng tới). Ví dụ: SP1- Mấy giờ rồi Hoa? SP2- 10 giờ rồi. Người nói (SP1)
đã dùng hành vi ở lời trực tiếp là hỏi giờ
1.2.2.2. Hành vi ở lời gián tiếp.
Hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp (không đúng với đích mà hành vi
đó hướng tới).
Mối quan hệ giữa trực tiếp và gián tiếp được hiểu là: “Khi nào có một
quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một
quan hệ trực tiếp” ; “Một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự
thực hiện một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là hành vi gián tiếp” [Searle,
Gordon & Lakoff; dẫn theo 26, tr 30].


1.2.3. Hành vi hỏi

Theo quan điểm của Ngữ dụng học, hỏi là một động từ ngữ vi với hành
động ngôn trung là hành động hỏi, hành vi hỏi có thể được thể hiện bằng các
biểu thức ngôn ngữ có chứa động từ ngữ vi “hỏi” (biểu thức ngữ vi tường
minh) và biểu thức không chứa động từ ngữ vi “hỏi” (biểu thức ngữ vi nguyên
cấp).
Trong giao tiếp, hành vi hỏi xuất hiện với tần xuất nhiều nhất, mỗi hành
vi hỏi lại mang những sắc thái khác nhau, cũng có thể là tích cực (hỏi để biết
thông tin, hỏi để khen, hay là hỏi để tán dương), ví dụ: Bác ăn nói lịch sự, văn
minh, nền nã, bác có phải là giáo viên không ạ?. Hoặc cũng có khi là tiêu cực
(hỏi không phải để khai thác thông tin mà chủ yếu hướng tới đích bác bỏ, chê
bai, mỉa mai), ví dụ : Em gái miền núi à? (chê gái nhà quê).
Như vậy, xét ở mặt “chính diện”, hỏi là để khai thác thông tin, đánh giá
tốt với các mục đích khác nhau như hỏi thực lòng, hỏi nhằm khen, nịnh (hỏi
khéo). Xét ở mặt “phản diện”, tức là, ẩn đằng sau bề mặt ngôn từ hỏi là hàm ý
giễu cợt, mỉa mai, châm chọc (hỏi đểu).
1.2.3.1. Hành vi hỏi trực tiếp
Hành vi hỏi trực tiếp xuất hiện nhiều nhất trong giao tiếp ngôn ngữ, là
hành vi được sử dụng đúng với đích ở lời và bồn điều kiện sử dụng hành vi
ngôn ngữ gồm: điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện
chân thành và điều kiện căn bản.
Ví dụ: Cô cho hỏi đây có phải nhà Bà Hoa không cô? – Phải rồi chị ạ!
(điều kiện nội dung mệnh đề SP1 đưa ra nôi dung hỏi nhà, điều kiện chuẩn bị
là SP1 biết SP2 có khả năng trả lời được, điều kiện chân thành là SP1 thực
lòng muốn biết nhà và điều kiện căn bản là SP1 ràng buộc SP2 vào trách
nhiệm trả lời
Cao Xuân Hạo, hành vi hỏi trực tiếp là câu hỏi chính danh hay Nguyễn
Đăng Sửu thì đó là câu hỏi đích thực.


1.2.3.2.Hành vi hỏi gián tiếp

Theo cách hiểu của Đỗ Hữu Châu [9, 145] là hành vi không được sử
dụng đúng với đích ở lời và bốn điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ chân
thực (vi phạm điều kiện chân thành). Nói cụ thể, đây là hành vi ngôn ngữ có
hình thức của hành vi hỏi nhưng lại hướng tới đích của một hành vi ngôn ngữ
khác. Ví dụ, học sinh đi học muộn, cô giáo hỏi: - Em cho cô biết bây giờ là
mấy giờ rồi? – Thưa cô em bị hỏng xe đạp ạ! Hành vi hỏi gián tiếp còn được
gọi là câu hỏi không chính danh (theo cách gọi của Cao Xuân Hạo, Nguyễn
Thị Thìn) hay là câu hỏi không đích thực (theo cách gọi của Nguyễn Đăng
Sửu).
Bên cạnh đó, trong giao tiếp chúng ta còn gặp những cách hỏi vòng.
Đây là cách sử dụng hành vi ngôn ngữ có đích hỏi nhưng lại được biểu hiện
dưới dạng những hành vi ngôn ngữ không phải là hành vi hỏi.
1.3. Lí thuyết về hội thoại
1.3.1. Hội thoại là gì?
Hội thoại một hoạt động thường xuyên phổ biến giữa người với người
trong xã hội và nó là hoạt động mà người nói dung ngôn ngữ để tương tác
nhằm trao đổi một vấn đề hoặc một thông tin nào đó tới người nghe.
Theo GD.TS Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường
xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động
ngôn ngữ khác”.
[3, 201]
1.3.2. Các quy tắc của hội thoại
Hội thoại là một hoạt động cơ bản của xã hội loài người, đây là một
hoạt động có đích, có ba quy tắc quan trọng quyết định đến chất lượng (sự
thành công hay thất bại) của một cuộc hội thoại đó là:
1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại


3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự

1.3.3. Các phương châm hội thoại của Grice
Các phương châm hội thoại của Grice thuộc nguyên tắc cộng tác nằm
trong quy tắc “điều hành nội dung hội thoại”. Trong hội thoại nguyên tắc
cộng tác (Cooperative) là một nguyên tắc rất quan trọng và cốt yếu. Những
phác thảo đầu tiên của nguyên tắc cộng tác được Grice nêu ra trong các bài
giảng của mình ở trường đại học Havard năm 1967. Đến năm 1975 nó được
xuất bản trong một tác phẩm tuy ngắn nhưng có tiếng vang rất sâu rộng trong
thế giới ngôn ngữ học với nhan đề “logic và hội thoại” (logic and
conversation). Từ năm 1978 đến 1981 Grice thuyết minh và bổ sung thêm
nguyên tắc của mình trong một số bài báo.
Nguyên tắc cộng tác hội thoại được Grice khái quát như sau: “Hãy làm
cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại – HĐC) đúng như nó
được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại – HĐC) mà nó xuất hiện phù
hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh, chị đã chấp nhận
tham gia vào”.
[3,229]
Nguyên tắc cộng tác này bao gồm bốn phạm trù mà Grice gọi là phạm
trù lượng, phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức. Và tương
ứng với nó là bốn phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
phương châm cách thức
Mỗi phương châm lại bao gồm các tiểu phương châm được Grice phát
biểu như sau:
1.3.3.1. Phương châm về chất
a. Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng
14



b. Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực.
1.3.3.2. Phương châm về lượng
a. Hãy làm cho phần đóng của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi (đối
với những mục đích hiện hữu của lần trao đổi đó)
b. Đừng làm cho phần đóng của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi.
1.3.3.3.Phương châm quan hệ
Phương châm này được Grice phát biểu rất ngắn gọn: Hãy quan
yếu
(Berelevant) nghĩa là hãy nói những điều có dính líu và liên quan đến hội
thoại.
1.3.3.4. Phương châm cách thức
a. Tránh lối nói tối nghĩa
b. Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa)
c. Hãy ngắn gọn (tránh dài dòng)
d. Hãy nói có trật tự
[3, 230]
1.4. Lý thuyết về giới
1.4.1. Quan niệm về giới: giới tính hay giới
Vấn đề giới tnh (sex)/ giới (gender) là một chủ đề lớn liên quan đến
nhiều mặt của đời sống con người như : nhận thức, thói quen, hành vi ứng
xử, xã hội, văn hóa…Đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các
nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và giới đã định nghĩa về giới tính/ giới như sau:
Giới tính “là những đặc điểm chung phân biệt nam và nữ, giống đực và
giống cái” [62]. Giới tính (giống) còn chỉ sự khác biệt về mặt thể chất giữa
nam và nữ. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến chức năng tái sản xuất
giống nòi và do yếu tố di truyền tự nhiên quy định. Chúng ta nhìn rộng ra thì
giới tính còn được hiểu là: “Giới tính có hàm ý không chỉ trong quan hệ về
chủng tộc, trong tầng bậc xã hội, luật pháp và thói quen, thể chế giáo dục
15



mà còn tác động đến tôn giáo, giao tiếp xã hội, phát triển xã hội và nhận
thức, vai trò trong gia đình và công sở, phong cách xử sự, quan niệm về
cái tôi,

16


phân bố nguồn lực, các giá trị thẩm mĩ và đạo đức và nhiều lĩnh vực khác
nữa” [Sally Me Connell Ginet].
Giới là khái niệm chỉ mối quan hệ xã hội, mối tương quan về địa vị xã
hội của nam và nữ trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Giới được xét trên hai
phương diện. Thứ nhất về mặt lí luận, “Giới là sự tập hợp các hành vi học
được từ xã hội và những kì vọng về các đặc điểm và năng lực cần được cân
nhắc nhằm xác định thế nào là một nam giới hay một phụ nữ (hoặc một
cậu bé hay một cô bé) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định” [50].
Thứ hai về mặt thực tiễn, “Vấn đề giới liên quan mật thiết đến sự thay đổi về
quan niệm và đời sống, vị thế ở cả gia đình cũng như ở ngoài xã hội giữa
nam và nữ” (47, 242-243).
Nếu giới tính được hiểu là sự phân định giữa nam và nữ về mặt sinh
học thì giới lại là sự phân định giữa nam và nữ về mặt xã hội. Giới tính có
tính bẩm sinh, đồng nhất, không biến đổi thì giới có tnh tập nhiễm, tnh đa
dạng và năng động. Tuy nhiên, đi vào từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể hai
khái niệm này lại nhìn nhận khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà tâm lí xã hội học thì: Giới tnh và giới là
hai khái niệm liên quan nhưng có nội hàm khác nhau. Về giới tính, nam giới
và nữ giới khác nhau ở hai khía cạnh đó là thể chất (sinh lý học) và xã hội.
Còn đối với giới không phải là cái bẩm sinh, sẵn có ma là cái được hình thành
trong quá trình con người hành động, chịu ảnh hưởng rất lớn từ giáo dục.
Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học, thuật ngữ “giới tính” và

„giới” đều được sử dụng trong nghiên cứu Ngôn ngữ học xã hội. Có thể thay
thế cho nhau ở một số trường hợp. Chẳng hạn: D.Baron (1986) sử dụng
sex; D.Bolinger (1980) sử dụng sex; J.Holmes (1989, 1991, 1993) sử dụng
gender. Trong tiếng việt, Vũ Thị Thanh Hương (1999) sử dụng giới tnh;
16


Nguyễn Thị Thanh Bình (2000) sử dụng giới; Nguyễn Văn Khang sử dụng giới
tính (1989,
2005), sử dụng giới (2012).

17


×