Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tìm hiểu hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật với việc phát triển một số năng lực cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.25 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

HOÀNG THỊ HUỆ

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ CỦA NGÔN NGỮ
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ĐỐI VỚI VIỆC
BỒI DƯỠNG MỘT SỐ NĂNG LỰC
CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học

ThS.GVC PHAN THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non và các thầy cô giáo trong
tổ bộ môn chuyên ngành Tiếng việt đã giúp em trong quá trình học tập tại
trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – ThS. Phan
Thị Thạch – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và giúp em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Thị Huệ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. GVC. Phan Thị Thạch. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Hoàng Thị Huệ


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CN

: Chủ ngữ

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

HS

: Học sinh

MGL


: Mẫu giáo lớn

NXB

: Nhà xuất bản

GV

: Giáo viên

GD – ĐT

: Giáo dục – Đào tạo

PGS.TS

: Phó giáo sư Tiến sĩ

ThS

: Thạc sĩ

TrN

: Trạng ngữ

SGK

: Sách giáo khoa


SV

: Sinh viên

VB

: Văn bản

VN

: Vị ngữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
8. Cấu trúc của khóa luận.............................................................................. 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................ 7
1.1. Những hiểu biết chung về năng lực ....................................................... 7
1.1.1. Khái niệm Năng lực và Năng lực hành động.................................. 7
1.1.2. Quá trình hình thành năng lực........................................................ 8
1.1.3. Năng lực cốt lõi của trẻ mầm non................................................... 9
1.1.4. Năng lực ngôn ngữ và Năng lực giao tiếp .................................... 10

1.2. Cơ sở ngôn ngữ học ............................................................................. 11
1.2.1. Khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật ......................................................................................................... 11
1.2.2. Những hiểu biết chung về văn VB xuôi nghệ thuật....................... 14
1.3. Cơ sở tâm lý học .................................................................................. 16
1.3.1. Đặc điểm tri giác........................................................................... 16
1.3.2. Đặc điểm chú ý.............................................................................. 17
1.3.3. Đặc điểm trí nhớ ........................................................................... 17
1.3.4. Đặc điểm tư duy ............................................................................ 17
1.3.5. Đặc điểm ngôn ngữ ....................................................................... 18
1.3.6 .Đặc điểm tưởng tượng .................................................................. 18


1.3.7. Đặc điểm xúc cảm - tình cảm........................................................ 18
1.4. Tiểu kết chương ................................................................................... 19
Chương 2. HIỆU QUẢ CỦA NGÔN NGỮ VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ĐỐI
VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN CÁC NĂNG LỰC:
NGÔN NGỮ, TƯ DUY, GIAO TIẾP, HỢP TÁC XÃ HỘI
VÀ THẨM MĨ ................................................................................................ 20
2.1. Kết quả thống kê phân loại phương tiện ngôn ngữ trong các VB văn
xuôi nghệ thuật thuộc chương trình giáo dục trẻ MGL .............................. 20
2.1.1. Tiêu chí thống kê phân loại các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật
trong VB văn xuôi.................................................................................... 20
2.1.2. Kết quả thống kê phân loại các phương tiện ngôn ngữ trong VB
văn xuôi nghệ thuật ................................................................................. 20
2.2. Hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật đối với việc bồi dưỡng
một số năng lực cơ bản cho trẻ MGL ......................................................... 34
2.2.1. Hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật đối với việc bồi dưỡng
năng lực ngôn ngữ cho trẻ MGL............................................................. 35
2.2.2. Hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật đối với việc bồi dưỡng

cho trẻ MGL năng lực giao tiếp.............................................................. 43
2.2.3. Hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật đối với việc giúp trẻ
MGL nâng cao năng lực tư duy .............................................................. 44
2.2.4. Hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật đối với việc giúp trẻ
MGL phát triển năng lực hợp tác xã hội................................................. 47
2.2.5. Hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật đối với việc giúp trẻ
MGL hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩ ................................... 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 53


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công cuộc CNH – HĐH đất nước và xu thế hội nhập đang diễn ra
mạnh mẽ đã tác động sâu sắc làm thay đổi tất cả các lĩnh vực trong đó có GD
– ĐT ở Việt Nam. Chính sự thay đổi đó giúp các nhà khoa học giáo dục nhận
thức sâu sắc rằng phải đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm bồi
dưỡng những năng lực cần thiết cho người học để họ có thể trở thành những
chủ nhân đáng tin cậy của quốc gia dân tộc trong tương lai. Nhận thức của các
nhà khoa học sư phạm về việc đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt
động giáo dục ở bậc Mầm non không nằm ngoài quỹ đạo trên.
PH.ĂNGGHEN đã từng nói: “Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố đã làm
cho con vật trở thành con người” khi xem xét vai trò của ngôn ngữ đối với
nhận thức. Câu nói đó quả chí lí vì lẽ ngôn ngữ quan hệ mật thiết đến nhận
thức cũng như đời sống tình cảm của con người.
Ngôn ngữ phục vụ cho tất cả mọi thành viên trong xã hội, từ việc lao
động, học tập đến giải trí, vui chơi. Có thể thấy rằng, trong bất kỳ lĩnh vực
nào con người cũng cần đến ngôn ngữ. Nó không thể tồn tại bên ngoài xã hội
loài người và không thể bị tiêu diệt khi xã hội loài người còn tồn tại. Vì vậy
với mỗi người từ thời thơ ấu, việc phát triển ngôn ngữ là vô cùng quan trọng.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG để trang bị cho trẻ những nhận thức về
thế giới xung quanh và mở rộng quan hệ với mọi người, hơn thế phát triển
ngôn ngữ cho trẻ còn có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách
trẻ. Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao
gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy và chuẩn mực hành vi văn hóa. Vai trò
của ngôn ngữ đặc biệt quan trọng đối với trẻ lứa tuổi Mầm non, đặc biệt trẻ
lứa tuổi MGL.

1


Mặt khác, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng để trẻ giao lưu với
những người xung quanh, để tư duy, bồi dưỡng tâm hồn. Nhờ có ngôn ngữ trẻ
hình thành được những năng lực cần thiết để phát triển bản thân như năng lực
tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác… từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến
thức và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Vì đây
là giai đoạn trẻ học hỏi và tiếp thu kiến thức từ thế giới xung quanh rất nhanh,
cho nên việc bồi dưỡng những năng lực cơ bản cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ sẽ
mang lại hiệu quả rất cao tạo nền tảng và xây dựng cơ sơ vững chắc của
tương lai sau này của trẻ.
Có rất nhiều những phương pháp cũng như các cách thức khác nhau đề
phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng như các năng lực của trẻ. Nhưng do đặc thù
đối tượng giáo dục ở bậc mầm non có sắc thái riêng: trẻ lứa tuổi mẫu giáo nói
chung và lứa tuổi 5-6 tuổi nói riêng rất giàu cảm xúc và tình cảm, với trí
tưởng tượng phong phú, một tư duy trực quan hình tượng và thường xuyên được
tiếp xúc với các những câu chuyện. Cho nên để đạt được các mục tiêu giáo
dục đã đề ra, việc chú trọng hiệu quả của ngôn ngữ nghệ thuật trong đó có
ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật vào việc bồi dưỡng một số năng lực cơ bản cho
trẻ mẫu giáo là việc làm cần thiết.
Nhận thức rõ về tính cấp thiết của việc bồi dưỡng năng lực cho trẻ

thông qua loại phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật ở một thể loại cụ thể, chúng
tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tìm hiểu hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ
thuật với việc phát triển một số năng lực cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn”.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật không phải là vấn đề mới, vì trước
đây đã có những nhà khoa học và một số SV khoa Giáo dục Mầm non trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nghiên cứu.
Trong cuốn giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt”, NXB Giáo dục,
1999, Đinh Trọng Lạc đã trình bày khái niệm, các đặc trưng của các phong

2


cách, chức năng nghệ thuật. Những lí thuyết đó giúp người đọc có thể nhận ra
được rằng, ngoài những đặc trưng chung của ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ
nghệ thuật có những đặc trưng riêng.
Trong cuốn “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non”, NXB Đại học Sư
phạm, Đinh Hồng Thái đã đề cập đến việc phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho
trẻ mẫu giáo thông qua các tác phẩm truyện. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu
được vai trò của các tác phẩm văn chương đối với việc phát triển ngôn ngữ
nghệ thuật cho trẻ ở các độ tuổi.
Ở cuốn “Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”, NXB
Giáo dục, 2004, tác giả PGS.TS Lã Thị Bắc Lý - PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết
đã đi nghiên cứu đặc điểm của các tác phẩm truyện lứa tuổi mầm non và nói
đến vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ. Từ đó họ đã đưa ra các biện
pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học hay các hoạt động tích hợp ở trường mầm non.
Đứng trên phương diện một nhà giáo dục học, một nhà tâm lí học, tác
giả Nguyễn Ánh Tuyết đã nghiên cứu ý nghĩa của truyện cố tích trong việc
bồi dưỡng những cảm xúc lành mạnh và trong sáng, góp phần giáo dục đạo

đức cho trẻ trong cuốn “Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực
tiễn”, NXB Đại học Sư phạm, 2007.
Các tác giả SGK Ngữ văn 10, tập Hai, NXB Giáo dục, 2015 đã chọn
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là một nội dung dạy học cho học sinh lớp 10.
Ở bài học này, các tác giả giúp HS nhận thức được khái niệm và các đặc trưng
cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
Gần đây (năm 2016), một số sinh viên khoa Giáo dục Mầm non trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong khóa luận tốt nghiệp đã tìm hiểu hiệu quả
của một biện pháp tu từ trong các bài thơ thuộc chương trình Giáo dục Mầm
non. Tiêu biểu là:
- Hoàng Kim Dung, 2016, Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa trong

3


các bài thơ thuộc Chương trình Giáo dục Mầm non.
- Lê Thị Lanh, 2016, Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài
thơ thuộc Chương trình Giáo dục Mầm non.
Đối tượng và mục đích nghiên cứu của hai SV trên thể hiện rõ ở tên đề
tài nghiên cứu của họ.
Thông qua việc tổng thuật tình hình nghiên cứu đã được trình bày ở
trên, chúng ta thấy tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật không phải đề tài mới,
nhưng “Tìm hiểu hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật với việc phát
triển một số năng lực cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn” lại là một vấn đề không
cũ, không trùng lặp với ai.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Là tìm hiểu hiệu quả của ngôn
ngữ văn xuôi nghệ thuật đối với việc bồi dưỡng một số năng lực cơ bản cho
trẻ MGL.
- Khách thể nghiên cứu của khóa luận: Quá trình giáo dục hình thành

và bồi dưỡng năng lực cơ bản cho trẻ mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Lựa chọn những lí thuyết chuyên ngành xác thực làm cơ sở lí luận
cho khóa luận.
4.2. Khảo sát, thống kê, phân loại các phương tiện ngôn ngữ, từ, các biện
pháp tu từ (từ vựng - ngữ pháp, cú pháp), các loại câu sử dụng trong VB văn
xuôi nghệ thuật thuộc chương trình MGL ở trường Mầm non.
4.3. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để chỉ ra hiệu quả của ngôn
ngữ trong các VB văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình giáo dục trẻ MGL
đối với việc bồi dưỡng các năng lực cơ bản cho trẻ.
5. Mục đích nghiên cứu
5.1. Tổng hợp những vấn đề lí luận về ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật, về

4


những hiểu biết chung về năng lực.
5.2. Phân tích, làm rõ chỉ ra được hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ
thuật đối với việc bồi dưỡng các năng lực cơ bản: năng lực ngôn ngữ, năng lực
giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực hợp tác và năng lực thẩm mĩ cho trẻ MGL.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Tập trung tìm hiểu hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật trong
việc bồi dưỡng một số năng lực cơ bản, đó là: năng lực ngôn ngữ, năng lực tư
duy, năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ và hợp tác xã hội cho trẻ MGL.
6.2. Giới hạn ngữ liệu thống kê
Khảo sát thống kê 17 VB văn xuôi nghệ thuật trong chương trình giáo
dục trẻ MGL ở trường mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin khoa học
mang tính lí luận về VB truyện, về chức năng và đặc trung của ngôn ngữ nghệ
thuật.
7.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê số lượng VB
văn xuôi nghệ thuật trong chương trình giáo dục trẻ MGL ở trường mầm non,
đồng thời thống kê việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong các VB đó.
7.3. Phương pháp phân tích
Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích các
ngữ liệu có sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm chỉ ra hiệu quả của nó.
7.4. Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp được tác giả khóa luận vận dụng để tống hợp những

5


vấn đề lí luận có liên quan đến các VB văn xuôi nghệ thuật, đến ngôn ngữ
văn xuôi nghệ thuật trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Phương pháp này còn được chúng tôi vận dụng để rút ra các nhận xét
các kết luận từ kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong các VB văn
xuôi thuộc chương trình giáo dục trẻ MGL ở trường mầm non.
7.5. Ngoài những phương pháp trên, trong khóa luận này chúng tôi còn sử
dụng một số phương pháp khác như so sánh, miêu tả… trong quá trình nghiên
cứu vấn đề.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm hai
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Hiệu quả của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật đối với việc bồi
dưỡng cho trẻ MGL các năng lực: ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy, hợp tác xã hội

và thẩm mĩ

6


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những hiểu biết chung về năng lực
1.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực hành động
1.1.1.1. Khái niệm năng lực
Đã có rất nhiều những quan niệm khác nhau của các nhà khoa học về
khái niệm năng lực. Trong cuốn “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học
sinh - Quyển 2” của Trần Thị Thanh Thủy (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội, các nhà khoa học đã đưa ra các khái niệm về năng lực như sau:
- “Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể
hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng
hạn như khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh…”
- “Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ hay một hành
động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ
năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động”. Đây là khái niệm được mọi người sử
dụng nhiều nhất khi nói đến năng lực?
Nhưng đối với trẻ lứa tuổi mầm non, theo chúng tôi khái niệm năng lực
có thể được hiểu là khả năng mà cá nhân trẻ thể hiện khi tham gia một hoạt
động nào đó ở một thời điểm nhất định (khả năng giao tiếp, khả năng tư duy,
khả năng hợp tác, khả năng thẩm mĩ).
1.1.1.2. Năng lực hành động
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, người học có năng lực
hành động về một lĩnh vực hoạt động nào đó cần hội đủ các dấu hiệu cơ
bản sau:
- Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/chuyên sâu về lĩnh vực hoạt

động đó.

7


- Biết cách tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với
mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/phương pháp thực
hiện hành động/lựa chọn được các giải pháp phù hợp… và cả các điều kiện,
phương tiện để đạt mục đích).
- Hành động có kết quả, ứng phó hoạt động linh hoạt, hiệu quả trong
những điều kiện mới, không quen thuộc.
Từ đó, năng lực hành động được định nghĩa như sau:
“Năng lực hành động là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ
năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như: hứng thú, niềm tin, ý chí… để
thực hiện thành công một loại công việc trong bối cảnh nhất định”.
(Trần Thị Thanh Thủy (Chủ biên), “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học
sinh - Quyển 2”, Nxb ĐHSPHN)
1.1.2. Quá trình hình thành năng lực
Trong “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh - Quyển 2”, Trần
Thị Thanh Thủy (Chủ biên), Nxb ĐHSPHN, các nhà khoa học đã phân chia
quá trình hình thành năng lực thành 7 bước theo thứ tự quan trọng như sau:
1. Tiếp nhận thông tin
2. Xử lí thông tin (thể hiện hiểu biết/kiến thức)
3. Áp dụng/vận dụng kiến thức (thể hiện khả năng)
4. Thái độ và hành động
5. Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trên để tạo thành năng lực
Sự kết hợp 5 yếu tố trên tạo thành năng lực ở người học. Tuy nhiên cần
kết hợp nhiều năng lực mới tạo ra sự chuyên nghiệp, kết hợp với học hỏi kinh
nghiệm mới có thể tạo thành năng lực nghề nghiệp.
6. Tính trách nhiệm thể hiện sự chuyên nghiệp/thành thạo

7. Kết hợp với kinh nghiệm/trải nghiệm thể hiện năng lực nghề nghiệp
Như vậy năng lực không chỉ là kiến thức, khả năng thực hiện nhiệm vụ
mà còn bao gồm trách nhiệm và kinh nghiệm nghề nghiệp.

8


Theo chúng tôi, quá trình hình thành năng lực cho trẻ mầm non bao
gồm: trẻ tiếp nhận thông tin và xử xứ thông tin đó bằng hiểu biết của mình,
tiếp đó là khả năng áp dụng những kiến thức đó vào những tình huống cụ thể
mà trẻ gặp thông qua những hành động và thái độ của bản thân, tính trách
nhiệm đối với hoạt động mình làm.
1.1.3. Năng lực cốt lõi của trẻ mầm non
1.1.3.1. Khái niệm năng lực cốt lõi
“Năng lực cốt lõi (thường gọi là năng lực chung) là năng lực cơ bản,
thiết yếu mà bất kì một người nào cũng cần có để sống, học tập và làm việc”.
(“Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh – Quyển 2”, Trần Thị Thanh
Thủy (Chủ biên), Nxb ĐHSPHN).
1.1.3.2. Những năng lực cốt lõi của trẻ mầm non trong thế kỉ XXI
Tất cả các hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học và các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo) với khả năng khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu
hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi của người học. Có nhiều hệ thống
năng lực cốt lõi khác nhau, tuy nhiên đối với trẻ mầm non của thế kỉ XXI thì
các hệ thống này thường gồm có:
- Khả năng tự phục vụ
- Khả năng lao động
- Khả năng thao tác với đồ vật
- Khả năng chơi các trò chơi
- Năng lực làm chủ kiến thức, trò chơi
- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực tư duy
- Năng lực hợp tác xã hội
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực thẩm mĩ

9


1.1.4. Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp
1.1.4.1. Năng lực ngôn ngữ
- Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Như Ý
(Chủ biên), NXB Giáo dục, 1996:
Năng lực ngôn ngữ là khả năng sáng tạo của người nói không phụ
thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp nhằm tạo ra hàng loạt các phát ngôn và hiểu
được chúng một cách tự nhiên, còn gọi là ngữ năng. [Sđd, tr.142]
Các nhà ngữ pháp tạo sinh cho rằng : “Con người sinh ra đã có hiểu
biết về tiếng mẹ đẻ”. Mức độ hiểu biết đó ở mỗi cá nhân có sự khác biệt nhau
do : đặc điểm lứa tuổi, giới tính, môi trường sống, khả năng nhận thức, đặc
điểm cá tính của mỗi người. Khả năng đó phản ánh năng lực ngôn ngữ của
mỗi cá nhân.
Giải thích về hiện tượng trẻ em trước khi được tiếp thu giáo dục chính
quy đã có thể nói được những câu hoàn chỉnh, các nhà ngữ pháp tạo sinh đã
cho rằng : vì đứa trẻ sinh ra trong môi trường tiếng mẹ đẻ thì trong “tâm linh”
của chúng đã dần hình thành một số quy tắc cơ bản. Vì thế DellHymes đề
nghị nên gọi năng lực ngôn ngữ là năng lực ngữ pháp. [ , tr.180].
Theo chúng tôi năng lực ngôn ngữ của trẻ biểu hiện ở việc trẻ có vốn từ
phong phú, hình thành nên những câu nói đúng.
1.1.4.2. Năng lực giao tiếp
Trong “Ngôn ngữ học xã hội”, 1999, Nguyễn Văn Khang định nghĩa:
Năng lực giao tiếp là “khả năng lựa chọn, vận dụng ngôn ngữ vào giao

tiếp xã hội của mỗi cá nhân”. Để có năng lực giao tiếp mỗi người trước hết
phải có năng lực ngôn ngữ. Tuy vậy năng lực giao tiếp của mỗi cá nhân còn
tùy thuộc vào nhiều nhân tố như khả năng nhận thức, hoàn cảnh sống, đặc
điểm tính cách, trình độ văn hóa... của mỗi người. [Sđd, tr.183]
Theo chúng tôi, trường mầm non khi tổ chức các hoạt động giáo dục
cho trẻ phải dành sự quan tâm thích hợp đến sự phát triển năng lực ngôn ngữ

10


và năng lực giao tiếp. Nhờ có năng lực ngôn ngữ trẻ MGL sẽ giải mã được
các phương tiện ngôn ngữ dùng trong văn bản văn xuôi nghệ thuật từ đó nhận
thức sâu sắc được nội dung của văn bản đồng thời khám phá vẻ đẹp của các
đối tượng được phản ánh cũng như vẻ đẹp của những cách dùng ngôn ngữ
mang tính nghệ thuật.
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.1. Khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật
1.2.1.1. Khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật
a. Khái niệm
Tác giả SGK Ngữ văn 10, tập Hai, đã đưa ra khái niệm ngôn ngữ nghệ
thuật như sau:
“Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm
văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh
luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được những giá trị nghệ thuật – thẩm
mĩ”.
Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là
ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, được dùng trong VB văn chương. Ngôn ngữ
nghệ thuật được chia thành:

- Ngôn ngữ tự sự (ngôn ngữ trong truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết,
bút kí, kí sự, phóng sự, tùy bút...).
- Ngôn ngữ thơ (ngôn ngữ được dùng trong các thể loại trữ tình như ca
dao, thơ...)
- Ngôn ngữ sân khấu dùng trong văn bản kịch, chèo, tuồng…
b. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật
Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng ngôn ngữ nghệ thuật là loại
ngôn ngữ có thể đảm nhiệm nhiều chức năng.
Giống như ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ nghệ thuật có hai chức năng
11


cơ bản: là phương tiện giao tiếp và là công cụ để con người tiến hành tư duy.
Tuy vậy, sự biểu hiện hai chức năng trên của ngôn ngữ nghệ thuật lại mang
tính đặc thù.
- Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện giao tiếp giữa tác giả văn chương
với độc giả.
- Ngôn ngữ nghệ thuật là công cụ tư duy – đó là công cụ để tác giả văn
chương nhận thức và phản ánh nhận thức về hiện thực theo lăng kính riêng
của họ. Đó cũng là công cụ để độc giả hiểu biết sâu xa về hiện thực cuộc sống
thông qua những hình tượng được xây dựng bằng ngôn ngữ.
Ngoài hai chức năng trên ngôn ngữ nghệ thuật còn có những chức năng
khác như: tạo hình – biểu cảm, thẩm mĩ, liên nhân…
1.2.1.2. Khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
a. Khái niệm
Tác giả SGK Tiếng Việt 11, Nxb Giáo dục, 2000 giúp chúng ta hiểu:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là những kiểu diễn đạt bằng ngôn ngữ
được dùng trong các tác phẩm văn chương thuộc thể loại văn xuôi, thơ, kịch.
b. Các đặc trưng của Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Đinh Trọng Lạc, trong “Phong cách học Tiếng Việt”, Nxb Giáo dục

cho rằng:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có các đặc trưng tiêu biểu như: tính
hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
- Tính hình tượng:
Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong Ngôn ngữ học, đặc biệt trong Phong cách học, tính hình tượng
theo nghĩa rộng nhất có thể xác định là thuộc tính của lời nói truyền đạt không
chỉ thông tin logic mà còn cả thông tin được tác giả văn chương phản ánh
bằng hình tượng ngôn từ.

12


VD từ “vũng” trong câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
Buổi chiều ứa máu
Ngổn ngang những vũng bom
Từ “vũng” ở đây là “vũng bom” chứ không phải “hố bom”. Trong
“vũng” có nét nghĩa thường trực “có nước” mà từ “hố” không nhất thiết phải
có. Chính nét nghĩa “có nước” này tạo nên sự cộng hưởng giữa từ “vũng” và
từ “máu” trong câu đi trước để tạo nên hình ảnh sống động về sự tàn khốc của
chiến tranh.
Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ đơn thuần có chức năng nhận thức mà
điều quan trọng là nó có chức năng thẩm mĩ: phản ánh cái đẹp và khơi dạy
cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc bằng những hình tượng văn học
giàu khả năng gợi hình, gợi cảm.
Hình tượng trong trong văn chương thường chứa đựng nhiều ý nghĩa.
VD như để bày tỏ quan niệm sống trong sạch, thanh cao của người lao động
xưa kia, các tác giả dân gian dân gian đã mượn hình ảnh bông sen:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn.
Ngôn ngữ của bài ca dao này không đơn thuần miêu tả cây sen và môi
trường sống của nó, mà chủ yếu là khẳng định vẻ đẹp và phẩm chất cao quý
của nó. Dù sống giữa bùn lầy, sen vẫn tươi xanh, ngạo nghễ vươn cao và tỏa
hương thơm ngát. Giữa bông sen với con người Việt Nam có những nét tương
đồng về bản chất, rất đáng yêu quý và trân trọng. Hình tượng bông sen thật
ngoài đời đã chuyển hóa thành bông sen tinh thần nở tưng bừng trong tâm
tưởng, nhắc nhở mọi người hãy ghi nhớ rằng: cái đẹp có thể hiện hữu và tồn
tại ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu. Vì vậy, mọi người hãy cố
gắng giữ gìn phẩm giá và nếp sống trong sạch, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

13


Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, tác giả văn chương thường dùng rất
nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…
Những phép tu từ này được dùng sáng tạo, hoặc đơn lẻ hoặc phối hợp với
nhau một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo để mang lại hiệu quả nghệ thuật và
thẩm mĩ cao nhất. Chính điều đó làm nên tính hàm súc (tính đa nghĩa) của
ngôn ngữ nghệ thuật.
- Tính truyền cảm:
Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thật được thể hiện ở chỗ nó có
khả năng làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích… như chính
người nói (viết). Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng,
giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc trong người đọc về vẻ đẹp vô hình. Nó khiến
người ta tưởng như mọi vật đang hiển hiện trước mắt người đọc.
Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật có được là nhờ sự lựa
chọn ngôn ngữ để miêu tả, bình giá đối tượng khách quan (truyện và kịch) và
tâm trạng chủ quan (thơ trữ tình).

- Tính cá thể hóa:
Ngôn ngữ nghệ thuật khi sử dụng được nhà văn có khả năng thể hiện
một giọng riêng, một phong cách riêng. Cái riêng đó biểu hiện ở cách dùng
từ, cách đặt câu, cách dùng hình ảnh. Cái riêng đó bắt nguồn từ cá tính sáng
tạo của từng nhà văn, nhà thơ.
Tính cá thể hóa còn biểu lộ ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật
trong tác phẩm nghệ thuật, ở nét riêng trong phong cách diễn đạt từng sự việc,
từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm văn xuôi.
1.2.2. Những hiểu biết chung về văn VB xuôi nghệ thuật
1.2.2.1. Khái niệm
Văn bản văn xuôi nghệ thuật là những văn bản tái hiện hiện thực đời
sống xã hội thông qua các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng các
phương tiện ngôn ngữ theo phương thức tự sự là chủ yếu.

14


1.2.2.2. Sự phân loại VB văn xuôi nghệ thuật
Dựa vào đặc trưng của VB người ta phân chia các văn bản văn xuôi
nghệ thuật thành các tiểu loại sau: truyện (truyện ngắn, truyện vừa,
truyện dài), tùy bút, bút kí, phóng sự, tản văn…
Trong số những tểu loại trên, truyện là thể loại chiếm tỉ lệ lớn nhất.
1.2.2.3. Đặc trưng của VB truyện
a. Cốt truyện
Văn bản truyện thường có cốt truyện. Cốt truyện là những sự việc tiêu
biểu được sắp xếp theo trình tự nhất định nhằm thể hiện theo một chủ đề
nhất định.
b. Nhân vật
Truyện bao giờ cũng có nhân vật. Nhân vật trong truyện thường là
người, nhưng có khi nhân vật là động vật, thực vật, đồ vật hoặc các

hiện tượng tự nhiên được hóa thân như con người.
Nhân vật của truyện có thể được phân chia thành:
- nhân vật chính, nhân vật phụ;
- nhân vật chính diện, nhân vật phản diện,…
- nhân vật tính cách, nhân vật nhận thức.
Thông qua nhân vật của truyện, nhà văn giúp người đọc hiểu chủ
đề của VB và mục đích sáng tác của tác giả.
c. Phương thức kể chuyện
Phương thức kể chuyện là cách kể chuyện mà tác giả lựa chọn trong
VB. Phương thức kể chuyện liên quan đến ngôi của người kể chuyện trong
một VB cụ thể. Nhà văn có thể để nhân vật trong truyện kể lại câu chuyện
của cuộc đời theo ngôi thứ nhất. Nhà văn cũng có thể đóng vai người thứ ba
– người chứng kiến câu chuyện để kể lại cho mọi người (về điều mình được

15


chứng kiến). Nhà văn cũng có thể lựa chọn phương thức kể chuyện nửa
trực

16


tếp - phương thức kể chuyện mà ở đó lời của nhà văn và lời của nhân vật
có sự hòa quyện.
d. Ngôn ngữ trong VB truyện
Ngôn ngữ trong truyện thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì thế
các phương tện ngôn ngữ trong thể loại này giàu tính tạo hình - biểu cảm, có
tính hàm súc, tính thẩm mĩ và tnh cá thể hóa cao.
Ngôn ngữ trong truyện được nhà văn sử dụng chủ yếu theo

phương thức tự sự. Ngoài ra, tùy vào từng văn cảnh, tác giả có thể kết
hợp phương thức tự sự với phương thức miêu tả, phương thức thuyết minh
hoặc phương thức nghị luận…
1.3. Cơ sở tâm lý học
Những trẻ lứa tuổi mẫu giáo ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia
khác trên Thế giới đều có độ tuổi từ 3–6 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ có nhiều
biến đổi quan trọng về tâm, sinh lí cũng như đặc điểm tư duy nhận thức
của trẻ. Ở độ tuổi này, hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, nên trẻ
thường học, lấy kiến thức thông qua các trò chơi do trẻ được tham gia chơi.
Lứa tuổi càng nhỏ thì hoạt động học của trẻ càng ngắn. Đến độ tuổi 5–6 tuổi
hoạt động học của trẻ được chú trọng hơn do ý thức của trẻ đã tốt hơn, khả
năng tếp thu, khả năng tập trung của trẻ đã cao hơn trước. Tuy nhiên, do
đặc điểm lứa tuổi, trẻ luôn thích những điều mới lạ, thích những gì nổi bật,
gây ấn tượng mạnh, thích khám phá, tìm hiểu, hay tò mò về mọi thứ xung
quanh mình dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về tâm lí. Sau đây chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu rõ hơn về một số đặc điểm tâm lí của các trẻ lứa tuổi mầm
non.
1.3.1. Đặc điểm tri giác

17


Trẻ mẫu giáo thường tri giác những gì phù hợp với nhu cầu của mình,
những gì thường gặp hoặc được GV chỉ dẫn. Tính xúc cảm thể hiện rõ khi các
em tri giác. Đặc điểm tri giác của trẻ mẫu giáo mang đậm tnh trực quan
sinh

18



động, trẻ sẽ tri giác những gì trực quan rực rỡ, sinh động hấp dẫn đối với trẻ
hơn. Điều này cho thấy tnh cần thiết phải đảm bảo tính trực quan trong dạy
học nói chung và kể chuyện nói riêng. Mỗi câu chuyện cụ thể sẽ đem lại cho
trẻ những bài học đạo đức, hơn nữa là cung cấp vốn từ vựng mới cho trẻ. Và
việc sử dụng hình ảnh trực quan sinh động sẽ giúp cho mỗi câu chuyện
hấp dẫn hơn với trẻ. Đồng thời, nó giải quyết nhiệm vụ giải thích từ mới cho
trẻ mẫu giáo.
1.3.2. Đặc điểm chú ý
Trẻ 5-6 thì chú ý không chủ định phát triển mạnh, chú ý có chủ định đã
xuất hiện nhưng còn hạn chế. Trẻ chỉ tập trung chú ý vào những gì mới mẻ,
rực rỡ, các em chỉ thực sự chú ý khi có động cơ cần được thúc đẩy như: được
cô khen, được các bạn biểu dương, thán phục. Vì vậy khen thưởng có ý nghĩa
lớn đối với trẻ.
1.3.3. Đặc điểm trí nhớ
Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo là tính trực quan hình tượng, tính
không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp dẫn
bên ngoài. Với trẻ MGL trí nhớ trực quan phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ
- logic. Trẻ ghi nhớ những sự vật hiện tượng cụ thể dễ dàng hơn nhiều so
với lời giải thích dài dòng. Ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổi bật và cần
được phát huy trong những câu chuyện kể cho trẻ.
1.3.4. Đặc điểm tư
duy
Tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh mẽ
và chủ yếu. Tuy nhiên ở cuối độ tuổi mẫu giáo thì kiểu tư duy này không
đáp ứng được nhu cầu nhận thức đang phát triển mạnh mẽ ở trẻ MGL, vì vậy
ở trẻ xuất hiện thêm kiểu tư duy trực quan - sơ đồ, kiểu tư duy này vẫn giữ
mãi tính chất hình tượng, song bản thân hình tượng cũng có sắc thái: hình
19



×