Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tổ chức một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non hùng vương – phúc yên – vĩnh phúc (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------------------

ĐẶNG THỊ HUYỀN NGỌC

TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 3 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chăm sóc và vệ sinh trẻ em
Người hướng dẫn khoa học
ThS. DƯƠNG THỊ THANH THẢO

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô
giáo ThS. Dương Thị Thanh Thảo, tôi xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô khoa GDMN – Trường
ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đặng Thị Huyền Ngọc



LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Tổ chức một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho
trẻ 3 tuổi ở trường mầm non Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc” là
kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương
Thị Thanh Thảo không trùng với kết quả nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là: Trung thực, rõ
ràng, chính xác, chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên
cứu nào.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đặng Thị Huyền Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................... 4
1.1. Môi trường .............................................................................................. 4
1.2. Bảo vệ môi trường................................................................................... 5
1.3. Giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ............ 7
1.4. Đặc điểm của trẻ 3 tuổi .............................................................................. 9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG ................... 11
2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 11
2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................... 11
2.3. Nội dung khảo sát..................................................................................... 11
2.4. Phương pháp khảo sát............................................................................ 11
2.5. Kết quả .................................................................................................. 14

CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON..................... 17
3.1. Đề xuất một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 tuổi
ở trường mầm non ........................................................................................ 17
3.2. Tổ chức thực nghiệm ở trường mầm non............................................... 29
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 34
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 35


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về bảo vệ môi trường của trẻ .............................. 14
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát việc thực hiện bảo vệ môi trường của trẻ ........... 15
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm về nhận thức của trẻ về bảo vệ môi
trường .............................................................................................. 30
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm về việc thực hiện bảo vệ môi trường của
trẻ .................................................................................................... 31


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay khi nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự
nhiên đang trở thành những vấn đề cấp bách thì nhu cầu hiểu biết về môi
trường và con người càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.Tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng cao ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống con
người rất lớn. Do đó, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem
là vấn đề cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một
trường học quan tâm mà vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới
nói chung. Vì vậy, chúng ta nên giáo dục con người nhận thức việc bảo vệ
môi trường ngay từ còn nhỏ và trường mầm non là nơi lý tưởng để phát huy

vấn đề này.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng
người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ
môi trường, năng lực phát hiện và xử lý vấn đề môi trường.
Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu
rõ cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành
vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành
trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động
giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng VươngPhúc Yên – Vĩnh Phúc” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ý
thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, đề
xuất một số biện pháp đối với công tác giáo dục bảo vệ môi trường nhằmgóp
phần nâng cao chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và hình thành
thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ 3 tuổi ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ lớp 3 tuổi của trường Mầm non
- Đối tượng nghiên cứu: Một số hoạt động giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường ở trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường đưa ra có hiệu quả thì sẽ
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non
và hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận của việc bảo vệ môi trường ở trường mầm non.
- Xác định thực trạng bảo vệ môi trường của trẻ 3 tuổi ở trường Mầm
non Hùng Vương.
- Đề xuất một số biện pháp đưa vào hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương.
- Tổ chức thực nghiệm khoa học ở trường mầm non Hùng Vương.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Trường Mầm non Hùng Vương – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Chúng tôi nghiên cứu tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu để tìm
hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường.

2


7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn (trò chuyện)
để tìm hiểu thực trạng của việc việc hình thành thói quen, ý thức bảo vệ môi
trường của trẻ 3 tuổi ở trường Mầm non Hùng Vương.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu.
7.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng thống kê toán học để xử lý các số liệu nghiên cứu nhằm rút ra
những nhận xét, kết luận có giá trị khách quan.
8. Đóng góp của đề tài
- Phân tích và đánh giá được ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 3 tuổi.
- Đưa ra một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 tuổi.

3



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Môi trường
1.1.1. Khái niệm
Khi nghiên cứu về môi trường, có rất nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể:
- Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005, quy định: Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật. Thành phần môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tạo
thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ
sinh thái và các hình thái vật chất khác.
- Môi trường của một vật thể, sự kiện, sinh vật là tổng hợp các điều kiện
bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể, sự kiện, sinh vật đó. Môi trường tự nhiên
là một hệ thống thống nhất, ổn định, cần bằng động, tồn tại và vận động tuân
theo những quy luật tự nhiên nhất định [1].
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là cả vũ trụ bao la, bao
gồm tổng hợp các điều kiện tự nhiên (tài nguyên và môi trường), nhân tạo
(công cụ, phương tiện,…), xã hội (tổ chức, thể chế, luật lệ,…) bao quanh và
có ảnh hưởng tới con người nói riêng và sự phát triển của xã hội loài người
nói chung [1].
- Môi trường sống của con người theo nghĩa hẹp (gọi tắt là môi trường)
chỉ bao gồm những nhân tố liên quan trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người, đó là chất lượng môi trường tự nhiên, nhân tạo, xã hội trong
khuôn khổ không gian có liên quan trực tiếp tới chủ thể như không khí, ánh
sáng, cảnh quan, đạo đức, tổ chức chính trị, xã hội,... tại vùng mà con người
đang sống [1].

4



1.1.2. Các chức năng của môi trường
Chức năng của môi trường tự nhiên rất đa dạng, bao gồm:
- Cung cấp không gian sống cho con người và các sinh vật.
- Chứa đựng và cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
- Tiếp nhận, chứa đựng và phân hủy chất thải.
- Bảo vệ và làm giảm nhẹ các tác động của thiên nhiên đối với con người
và sinh vật (cung cấp vùng đệm, tín hiệu báo động, lá chắn ozon,…).
- Lưu giữ và cung cấp thông tin.
Các chức năng trên của môi trường đều có giới hạn và có điều kiện, đòi
hỏi việc khai thác chúng phải thận trọng và có cơ sở khoa học. Mặc dù các
chức năng của môi trường rất đa dạng, nhưng có lien hệ trực tiếp với nhau,
khai thác một chức năng này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác
các chức năng khác. Lợi nhuận mà các chức năng trên cung cấp không như
nhau và thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng mạnh của tiến trình phát
triển xã hội loài người.
1.2. Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu
do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp
lí các tài nguyên thiên nhiên.
1.2.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo
đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc
gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm
của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là
chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi
trường.

5


- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn
hoá,
lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác
theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Những hoạt động bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng
sinh học.
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm thiểu, thu gom, tái chế và sử dụng chất thải.
- Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí
thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon.
- Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi
trường.
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế
chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi
trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung
cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn
gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.
- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn
vệ sinh môi trường của cộng động dân cư.

- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ
tục gây hại đến môi trường.

6


- Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi
trường.
1.3. Giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ
1.3.1. Nội dung giáo dục
- Trẻ cần hiểu tại sao phải bảo vệ môi trường?
+ Vai trò của môi trường đối với con người như: vai trò của không khí,
nước, thực vật, động vật, danh lam thắng cảnh,...
+ Cho trẻ hiểu những tác hại của việc ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm
môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước; chặt phá rừng,...
- Khi nào cần bảo vệ môi trường?
+ Trẻ nhận biết được môi trường sạch, bẩn (môi trường bị ô nhiễm).
+ Trẻ phài nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Vứt rác bừa
bãi, nói to nơi công cộng, chơi đùa dưới lòng đường, bẻ cành cây,...
- Trẻ phải làm gì để tham gia bảo vệ môi trường?
+ Tham gia vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, vệ sinh lớp học,
sắp xếp đồ dùng, đồ chơi,...
+ Tiết kiệm trong sinh hoạt: Tiết kiệm nước, điện; giữ gìn đồ dùng, đồ
chơi,...
+ Yêu quý thiên nhiên: Biết chăm sóc cây cối và con vật, không bẻ cây,
không bắt động vật; biết bảo vệ và giữ gìn danh lam thắng cảnh,...
Để các hoạt động bảo vệ môi trường trở thành thói quen cho trẻ cần đảm
bảo các điều kiện sau:
- Trẻ phải được thực hiện các hành động bảo vệ môi trường trong cuộc
sống hằng ngày.

- Trong quá trình thực hiện, phải kiểm tra việc thực hiện của trẻ và dạy
trẻ tự kiểm tra mình.
- Sự gương mẫu của người lớn có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả của việc
hình thành thói quen cho trẻ.

7


- Các biện pháp khen thưởng, trách phạt được sử dụng trong quá trình
giáo dục phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và tình cảm của trẻ.
- Phải tạo ra các tình huống để củng cố thói quen của trẻ trong điều kiện
mới.
1.3.2. Phương pháp và hình thức giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ được tiến hành thông
qua các hoạt động giáo dục và dạy học ở trường mầm non. Bằng hoạt động
giáo dục phong phú như vui chơi, lao động, sinh hoạt hàng ngày, ăn ngủ,... trẻ
được rèn luyện kĩ xảo, thói quen và phát triển những xúc cảm tốt của trẻ đối
với quá trình thực hiện. Bằng hoạt động dạy học, thông qua các tiết học làm
quen với môi trường xung quanh, văn học,... trẻ sẽ lĩnh hội được các kiến thức
về bảo vệ môi trường, hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Hai con đường thống nhất với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhưng
nó có những ưu thế riêng đối với việc hình thành thói quen bảo vệ môi trường
cho trẻ. Việc giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ
mầm non có thể tiến hành thông qua các hình thức giáo dục sau:
1.3.2.1. Hoạt động học tập
Việc giáo dục ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ
không nên tiến hành trên một tiết học riêng biệt mà liên hệ, lồng ghép, tích
hợp vào các tiết học ở các mức độ khác nhau. Nội dung lồng ghép phụ thuộc
vào nội dung cụ thể của hoạt động học tập nhưng phải đảm bảo tính tự nhiên,
hợp lý, khách quan của tri thức; đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung

học tập và đảm bảo tính vừa sức cho trẻ. Có thể sử dụng các phương pháp
như kể chuyện, trình bày trực quan, giảng giải, nêu gương, tổ chức trò chơi,
xử lý các tình huống, khen thưởng, giao nhiệm vụ,...
1.3.2.2. Hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quan
trọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen văn

8


hoá nói riêng. Tham gia vào trò chơi là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức một
cách tự nhiên, không bị ép buộc. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
được lồng ghép vào trong các trò chơi tuỳ thuộc vào chủ đề chơi và mức độ
hình thành thói quen bảo vệ môi trường của trẻ để xác định nội dung giáo dục
trong trò chơi của trẻ.
1.3.2.3. Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày
Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng
chính cuộc sống đó mà giáo dục trẻ em. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào nội dung hoạt động và sinh hoạt
của trẻ. Muốn xác định nội dung giáo dục cụ thể cần phân tích cuộc sống của
trẻ thành hệ thống các hoạt động, các mối quan hệ. Từ đó, phân tích thành
việc làm, các cách cư xử và các thao tác, cử chỉ,... cho trẻ định hướng vào
“mẫu” cần giáo dục trẻ rồi tổ chức cho trẻ luyện tập, đưa nội dung giáo dục
thành yêu cầu của nếp sống hàng ngày.
1.3.2.4. Phối hợp với gia đình
Việc giáo dục ý thức, thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ chỉ có thể đạt
hiệu quả nếu có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Trao đổi
thường xuyên với gia đình nhằm nâng cao hiểu biết của phụ huynh, thống
nhất yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáo dục
cần thiết ở trường và ở gia đình [3].

1.4. Đặc điểm của trẻ 3 tuổi
Đặc điểm tâm lý: Lứa tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của cả giai đoạn
đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách con người. Đồng thời ở đây đang
diễn ra một bước ngoặt quan trọng trong đời sống tâm lí của trẻ, đó là việc
chuyển từ lứa tuổi ấu nhi sang lứa tuổi mẫu giáo. Vì là điểm khởi đầu của giai
đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách nên việc giáo dục trẻ em ở
lứa tuổi mẫu giáo bé mang tính chất phức tạp riêng của nó. Hơn nữa đây lại là

9


lứa tuổi chuyển tiếp, trong khi dấu ấn của cuộc khủng hoảng ở trẻ lên ba vẫn
còn nặng nề ở một số cháu. Tuy nhiên, ở lứa tuổi bắt đầu nên mọi cái chưa
hình thành sẽ được hình thành từ đây, do đó nhà giáo dục (cô giáo, cha mẹ và
những người lớn khác) có thể chủ động trong việc hướng sự phát triển của trẻ
theo mục đích giáo dục của mình. Vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng, phù
hợp để giáo dục môi trường cho trẻ. Giáo viên cần nắm được các đặc điểm
của trẻ để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi một cách hợp lí, có phương
pháp dạy học phù hợp. Cô cung cấp cho trẻ kiến thức ban đầu về môi trường,
sự tác động của môi trường đến con người để trẻ dần hình thành ý thức bảo vệ
môi trường [2].
Đặc điểm sinh lý: Ở độ tuổi này, tốc độ phát triển về số lượng (chiều cao,
cân nặng) chậm hơn so với giai đoạn trước nhưng lại có sự thay đổi về chất
lượng: Hệ tiêu hóa phát triển nhanh (răng sữa mọc đủ, số lượng dịch tiêu hóa
tiết ra nhanh và tập trung hơn, trẻ có thể ăn các thức ăn cứng dần và đa dạng
hơn), hệ cơ xương tiếp tục phát triển, hệ thần kinh và cơ quan cảm thụ phát
triển nhanh, sự phối hợp vận động được tăng cường, phạm vi giao tiếp mở
rộng [3].
Đặc điểm bệnh lý: Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn (sởi, bạch cầu, ho
gà, lao,…) do sự miễn dịch tiếp nhận qua sữa mẹ ít dần, trẻ chưa có ý thức tự

phòng bệnh [3].

10


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG
2.1. Mục đích khảo sát
Xác định thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 3 tuổi. Từ đó,
đề ra một số biện pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
ý thức, hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non.
2.2. Đối tượng khảo sát
Tiến hành khảo ở lớp 3 tuổi A1, Trường mầm non Hùng Vương – Phúc
Yên – Vĩnh Phúc.
Số trẻ: 30 trẻ.
2.3. Nội dung khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành theo các nội dung:
- Tại sao phải bảo vệ môi trường?
- Khi nào cần bảo vệ môi trường?
- Những hoạt động bảo vệ môi trường của trẻ?
2.4. Phương pháp khảo sát
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá ý thức, thói quen bảo vệ môi trường
Theo Bloom, mục tiêu giáo dục con người thường được thực hiện trên ba
lĩnh vực: nhận thức, kĩ năng, thái độ. Do vậy, việc đánh giá kết quả giáo dục
cũng phải quan tâm đến cả ba lĩnh vực này. Nghĩa là, nhà giáo dục phải biết
dược những thay đổi về mặt nhận thức ở đối tượng giáo dục, họ có khả năng
làm được cái gì? Và thái độ nhìn nhận sự việc của họ ra sao? Khi đánh giá
thói quen vệ sinh của trẻ cần phải tìm hiểu cả mức độ nhận thức và thực hiện
của trẻ để có thể tìm ra những tác động giáo dục phù hợp với chúng. Để có

thể thu thập thông tin một cách đầy đủ, có giá trị và đủ độ tin cậy, cần lựa

11


chọn các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được xây dựng phải bao quát được
mọi khía cạnh của vấn đề cần được đánh giá, phải độc lập với nhau nhưng lại
cho phép có thể kiểm tra nhiều tiêu chí cùng một lúc.
Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức
- Trẻ có biết về hành động.
- Biết rõ các yêu cầu đối với hành động đó.
- Hiểu cách thể hiện.
- Hiểu ý nghĩa của hành động.
Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện
- Tính tự giác của hành động.
- Tính đúng đắn của hành động.
- Mức độ thành thạo của hành động.
- Động cơ thực hiện hành động.
Dựa vào các tiêu chí, cần xây dựng thang đánh giá thói quen vệ sinh của
trẻ mầm non. Thang đánh giá được chia thành 5 loại: tốt, khá, trung bình, yếu,
kém.
* Thang đánh giá nhận thức và thực hiện của trẻ
Thang nhận thức
Loại tốt

Thang thực hiện

Trẻ có biết về hành động;

Trẻ thực hiện đúng các


biết rõ các yêu cầu đói vói

yêu cầu của hành động;

Điểm
5 điểm

hành động đó; hiểu cách thể thực hiện một cách tự
hiện; hiểu ý nghĩa của hành

giác; thể hiện thái độ

động.

đúng; thực hiện thành
thạo.

Loại khá

Trẻ có biết về hành động;

Trẻ thực hiện đúng các

biết rõ các yêu cầu đói vói

yêu cầu của hành động;

hành động đó; hiểu cách thể tự giác thực hiện trong


12

4 điểm


hiện; hiểu ý nghĩa của hành

một số tình huống quen

động trong tình huống quen

thuộc; có thể hiện thái

thuộc; có thể được ý nghĩa

độ đúng; thực hiện

của hành động khi được giáo thương đối thành thạo.
viên gợi ý.
Loại trung Trẻ có biết về hành động;

Trẻ thực hiện đúng các

bình

yêu cầu của hành động;

biết rõ các yêu cầu đói vói

3 điểm


hành động đó; hiểu cách thể tự giác thực hiện trong
hiện; hiểu ý nghĩa của hành

một số tình huống quen

động trong tình huống quen thuộc hoặc khi có mặt
thuộc; chưa hiểu ý nghĩa

của giáo viên; có cố

của hành động.

gắng thể hiện đúng thái
độ; thực hiện chưa thành
thạo.

Loại yếu

Trẻ có biết về hành động;

Trong những tình huống

2 điểm

nêu ra các yêu cầu của hành quen thuộc, khi được
động không phù hợp với

giáo viên nhắc nhở, có


tình huống cụ thể.

cố gắng thực hiện một số
yêu cầu đối với hành
động, nhưng thể hiện
thái độ không đúng.

Loại kém

Trẻ không biết các hành

Không thực hiện hành

động bảo vệ môi trường.

động bảo vệ môi trường.

1 điểm

2.4.2. Cách tổ chức đánh giá ý thức, thói quen bảo vệ môi trường của trẻ
Để đánh giá ý thức, thói quen văn hóa của trẻ, cần phối hợp sử dụng
nhiều phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trao đổi với trẻ, quan sát

13


hành vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tạo tình huống
giáo dục,… Đồng thời, kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết
thêm thông tin về trẻ. Kết quả thu được sẽ được xử lí bằng phương pháp toán
thống kê.

- Khảo sát sự nhận thức của trẻ: Người kiểm tra tạo tâm trạng thoải mái
cho trẻ dễ hòa vào công việc sắp thực hiện bằng những câu chào, hỏi thăm trẻ.
Khi trẻ thoải mái, sẵn sàng mới giới thiệu công việc: “Cô và cháu sẽ cùng trò
chuyện với nhau: cô sẽ hỏi cháu, cháu nghe và trả lời cô nhé!”. Người kiểm
tra đặt ra các câu hỏi để xác định trẻ biết gì về bảo vệ môi trường.
- Khảo sát việc thực hiện: Tiến hành bằng cách quan sát hoạt động và
sinh hoạt hằng ngày của trẻ tại trường mầm non. Mỗi hành động cần tạo điều
kiện cho trẻ được thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu không có cơ hội quan sát đủ số
lần, người kiểm tra tạo tình hướng cho trẻ tự giải quyết. Ngoài ra, kết quả
khảo sát còn được xem xét thêm thông qua trao đổi với giáo viên và phụ
huynh.
2.5. Kết quả
Để tìm hiểu thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 3 tuổi trong
trường mầm non Hùng Vương, tôi đã tiến hành điều tra trên 30 trẻ lớp 3 tuổi
A1 - Trường mầm non Hùng Vương và tôi tổng kết được kết quả như sau:
2.5.1. Nhận thức của trẻ về bảo vệ môi trường
Sau khi khảo sát việc nhận thức của trẻ, tôi đã thu được kết quả ở bảng dưới
đây:
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
Mức độ
Tiêu chí
Nhận thức

Tốt
SL

Khá
%

SL


Trung bình

%

SL

%

Yếu
SL

%

Kém
SL

%

1/30 3,3% 7/30 23,3% 15/30 50% 5/30 16,7% 2/30 6,7%

Kết quả khảo sát cho thấy, trẻ nhận thức về thói quen bảo vệ môi trường
còn khá chậm. Trẻ mới chỉ bắt đầu làm quen với thói quen bảo vệ môi trường
14


một cách có chủ đích. Chỉ một số ít trẻ biết hành động bảo vệ môi trường và
hiểu ý nghĩa của hành động đó (chiếm 3,3%). Một số trẻ biết các hành động
bảo vệ môi trường (nhưng chưa đầy đủ), biết ý nghĩa của môi trường và việc
bảo vệ môi trường khi có sự gợi ý của giáo viên (chiếm 23,3%). Còn đa số trẻ

là có biết về việc bảo vệ môi trường nhưng chỉ biết thế nào là môi
trường trong một số trường hợp quen thuộc; cũng biết nhặt đồ chơi sau khi
chơi xong nhưng còn chậm và phải có sự nhắc nhở của giáo viên; trẻ chưa
hiểu được ý nghĩa của những hành động góp phần bảo vệ môi trường (50% số
trẻ). Một số khác thì chỉ biết về việc bảo vệ môi trường nhưng không biết là
mình phải bảo vệ môi trường những lúc nào? Không biết bảo vệ môi trường
như thế nào? Và tại sao lại phải bảo vệ? (chiếm 16,7%). Vẫn có một vài em
không biết gì về thói quen này.
2.5.2.Việc thực hiện bảo vệ môi trường của
trẻ
Sau khi khảo sát việc thực hiện của trẻ, tôi đã thu được kết quả ở bảng
dưới
đây:
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát việc thực hiện bảo vệ môi trường của trẻ
Mức độ
Tiêu chí
Thực hiện

Tốt
SL
0

%

Khá
SL

Trung bình
%


SL

%

Yếu
SL

Kém
%

SL

%

0% 5/30 16,7% 15/30 50% 8/30 26,7% 2/30 6,7%

Từ bảng 2.2, ta có thể thấy trẻ đã biết thực hiện bảo vệ môi trường.
Song chưa có trẻ nào thực hiện thành thạo, thể hiện thái độ đúng, thực hiện
tự giác. Một số em biết cách thực hiện các hành động một cách thành
thạo, tự giác thực hiện trong một số tình huống quen thuộc (chiếm 16,7%).
Số trẻ ở mức trung bình (chiếm 50%) là những trẻ đã biết thực hiện bảo vệ
môi trường đất,

15


nước, không khí,… trong một số tình huống quen thuộc, khi có mặt giáo viên
nhưng thực hiện vẫn chưa thành thạo như: Chưa biết cách khi rửa tay như thế

16



nào cho tiết kiệm nước (vặn to vòi nước, khi đang xoa xà phòng vẫn cứ để vòi
nước chảy), không biết cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi thế nào cho gọn, chưa
biết tưới cây đúng cách, chỉ nhặt rác trong lớp còn ngoài sân trường thì
hầu như không chú ý đến,... Một số trẻ khác đã cố gắng thực hiện bảo vệ môi
trường khi giáo viên nhắc nhở, nhưng thực hiện chưa đúng (xếp ở mức yếu
chiếm 26,7%) như: trẻ chỉ bỏ rác vào đúng nơi quy định, cất đồ chơi khi cô
nhắc nhở. Ngoài ra, một vài trẻ không thực hiện bảo vệ môi trường, còn
vứt rác bừa bãi ra lớp học, sân trường, chơi đồ chơi xong chưa biết cất, đi vệ
sinh xong không xả nước, không rửa tay,…
Tóm lại, trong quá trình khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 3
tuổi ở trường mầm non Hùng Vương, tôi có nhận xét sau:
Hầu hết, trẻ chưa tự nhận thức được về vấn đề môi trường và việc bảo
vệ môi trường, chưa biết vì sao và khi nào cần bảo vệ môi trường, vẫn phải
để giáo viên gợi ý, chỉ nhận thức được trong tình huống quen thuộc. Trẻ chưa
có kiến thức, chưa hiểu ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ môi trường.
Từ việc chưa có nhận thức dẫn đến việc thực hiện bảo vệ môi trường
của trẻ, đa số trẻ mới chỉ thực hiện một số tình huống quen thuộc khi có mặt
giáo viên hay được giáo viên nhắc nhở, trẻ thực hiện các việc làm bảo vệ môi
trường chưa thành thạo, chưa tự giác.
Vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để giáo dục môi trường đạt kết quả
cao đối với trẻ 3 tuổi, từ những kết quả điều tra trên ta thấy giáo viên cần có
chọn lọc những kiến thức về môi trường phong phú, xây dựng một số biện
pháp phù hợp để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non.

17


CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO TRẺ 3 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
3.1. Đề xuất một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 tuổi ở
trường mầm non
Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường có thể được tch
hợp vào các hoạt động giáo dục sau đây:
3.1.1. Giáo dục thông qua hoạt động học tập
* Con người với môi trường sống
- Chủ đề “Trường mầm non của bé”
Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề như: địa chỉ trường, lớp;
trường, lớp có những ai thì cô cần phải giáo dục để trẻ biết cần làm gì để giữ
gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, cụ thể: Không vứt rác, không bôi bẩn ra tường
của lớp; giữ gìn đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ dùng trong lớp như giường, tủ,
bàn ghế; không hái hoa, bẻ cành cây xung quanh trường, lớp; không dẫm lên
bồn hoa; cùng cô vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi,…
Giờ khám phá khoa học: Cô cho trẻ tìm hiểu xem lớp có sạch sẽ, gọn
gàng không?
+ Các con thấy lớp mình thế nào? Lớp mình có sạch không? Có rác và
bụi bẩn không? Chỗ nào trong lớp hay bị bụi bẩn?
Qua đó giúp trẻ phân biệt được môi trường sạch, bẩn.
+ Chúng ta phải làm gì cho sạch? Cô hướng dẫn trẻ cách lau chùi đồ đạc,
cách quét nhà, cùng trẻ làm vệ sinh.
+ Đồ dùng, đồ chơi có được xếp gọn gàng, đúng chỗ không? Cô hướng
dẫn trẻ cách sắp xếp, chia nhóm sắp theo các góc.

18


Cô tổng kết: Nhận xét, khen các trẻ làm tốt, động viên các trẻ làm chưa
tốt, chưa có ý thức. Yêu cầu các trẻ tự giác xếp gọn đồ dùng, đồ chơi sau khi

học, chơi, ngủ dậy. Cô đưa ra lịch dọn vệ sinh lớp học cho trẻ thực hiện.
- Chủ đề “Gia đình thân yêu của bé”
Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận
biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình. Biết quý trọng giữ
gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng
nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi,...; có ý thức về những điều nên làm
như: khóa vòi nước khi không sử dụng, tắt điện, quạt khi ra khỏi phòng,…
Giờ khám phá khoa học:“Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình
bé”:
Trẻ biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện
để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ lạnh, nồi cơm điện, ấm điện,...
Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách
vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây
cháy nổ hay nguy hiểm khác. Cô đưa ra các tình huống, câu hỏi nhằm lồng
ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như:
+ Chúng ta có cần phải tiết kiệm điện không?
+ Làm thế nào để tiết kiệm điện?
+ Khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? (tắt đèn, tắt tivi, tắt quạt,…).
- Chủ đề: “Giao thông”
Cô giúp trẻ có thể hiểu được:
+ Trẻ phải nắm được phương tiện giao thông thải ra khói bụi: ô tô, xe
máy, tàu hỏa,… Hằng ngày, các phương tiện này thải khói vào không khí,
gây ô nhiễm không khí, hiện tượng tắc đường cũng gây ô nhiễm không khí.
(cô có hình ảnh, tranh vẽ, video để cho trẻ xem các phương tiện giao
thông gây và không gây ô nhiễm môi trường).

19


+ Chúng ta phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

Người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang; ngồi trên xe
không thò đầu qua cửa sổ, người ngồi sau không đứng lên xe đạp, xe máy; đi
đúng làn, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông tránh tắc đường,...
Khi bố mẹ đưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi
vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi trường.
- Chơi trò chơi: Cho trẻ gạch nối những hành động đúng - sai khi tham
gia giao thông, tô tranh những phương tiện giao thông bảo vệ môi trường
hay lựa chọn những phương tện giao thông không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động tạo hình
- Cô chuẩn bị các nội dung, 1 số nội dung phải cho trẻ chuẩn bị trước
như các nguyên vật liệu bỏ đi (vỏ sữa chua, lọ đựng thuốc,..).
- Hướng dẫn trẻ cách làm, tuỳ nội dung có thể chia nhóm.
- Tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt, dán, xé, gấp thể hiện hiểu biết của mình
về môi trường như: vẽ đường phố xanh, sạch, đẹp và đường phố bẩn hoặc
xé dán, tô màu các hành vi làm sạch môi trường hoặc giải thích cho trẻ hiểu
và cùng trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải,…Cho trẻ làm đồ chơi từ
các nguyên liệu đã qua sử dụng như: lọ hoa, dây trang trí, chùm nho, con
bướm, con rối, các con vật, các loại quả,…


×