Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tìm hiểu về gia đình và xã hội (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.73 KB, 130 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

ĐINH THỊ HÀ PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU
VỀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ

Người hướng dẫn

ThS.GVC. Phan Thị Thạch

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô giáo trong
tổ bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp đỡ em trong thời gian
học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - Th.S Phan
Thị Thạch – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và giúp em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, em xin chân
thành cảm ơn Ban Giám hiệu, toàn thể các cô giáo trường Mầm non Đại
Thịnh đã giúp em có những tư liệu tốt.


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ,
động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận.
Do hạn chế về thời gian, do bước đầu tập làm quen với công tác nghiên
cứu, khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy,
em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn
để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Hà Phương


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi được sự quan tâm của các thầy cô
giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo - Th.S Phan Thị Thạch.
Trong khi nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tôi đã tham khảo một số
tài liệu được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa được
công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Hà Phương



DANH MỤC VIẾT TẮT

CBĐ

: Cái biểu đạt

CĐBĐ

: Cái được biểu đạt

ĐVTCĐ : Đóng vai theo chủ đề
GV

: Giáo viên

MGB

: Mẫu giáo bé

MGN

: Mẫu giáo nhỡ

NXB

: Nhà xuất bản

SL


: Số lượng

Th.S

: Thạc sĩ

Tr

: Trang

VD

: Ví dụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 5
5. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 5
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
8. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 7
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học.................................................................................... 7
1.1.1 Những hiểu biết chung về từ trong Tiếng Việt....................................... 7

1.1.2 Vốn từ và đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non........................................ 13
1.1.3 Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp................................................. 17
1.2 Cơ sở tâm lí học........................................................................................ 18
1.3 Cơ sở giáo dục học ................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MGN TÌM HIỂU VỀ GIA
ĐÌNH VÀ XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO
TRẺ............... 24

2.1 Khảo sát thực trạng vốn từ của trẻ MGN ở trường Mầm non Đại Thịnh, xã
Đại Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ............................................... 24
2.2 Khảo sát nội dung chương trình giáo dục dành cho trẻ MGN.................. 27
2.2.1 Khảo sát nội dung chương trình giáo dục cho trẻ MGN do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành ........................................................................................ 27
2.2.2 Khảo sát việc thực hiện nội dung chương trình cho trẻ MGN ở trường
Mầm non Đại Thịnh, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ....... 36


2.3 Một số biện pháp giúp trẻ MGN tìm hiểu về gia đình và xã hội theo định
hướng phát triển vốn từ cho trẻ....................................................................... 42
2.3.1 Sử dụng biện pháp đàm thoại giúp trẻ MGN khám phá về Gia đình của
bé theo định hướng phát triển vốn từ .............................................................. 42
2.3.2 Giúp trẻ MGN phát triển vốn từ khi tìm hiểu về Nhu cầu của gia đình
thông qua việc tổ chức cho trẻ hoạt động cho trẻ hoạt động ở các góc ..........
45
2.3.3 Sử dụng biện pháp hướng dẫn trẻ quan sát giúp trẻ MGN khám phá về
Ngôi nhà gia đình ở theo định hướng phát triển vốn từ.................................. 47
2.3.4 Sử dụng trò chơi học tập giúp trẻ khám phá Một số nghề phổ biến, quen
thuộc trong xã hội và một số nghề phổ biến ở địa phương theo định hướng
vốn từ............................................................................................................... 50
2.3.5 Sử dụng đồ chơi để giúp trẻ MGN khám phá về Phương tiện giao thông

theo định hướng phát triển vốn từ................................................................... 56
2.3.6 Giúp trẻ MGN phát triển vốn từ thông qua hoạt động dạy trẻ đọc những
bài thơ tìm hiểu về một số Luật giao thông .................................................... 57
2.3.7 Sử dụng tranh ảnh để giúp trẻ khám phá về Đất nước Việt Nam diệu kì
theo định hướng phát triển vốn từ................................................................... 60
2.3.8 Giúp trẻ MGN phát triển vốn từ khi tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu thông
qua hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe............................................................ 63
2.3.9 Giúp trẻ MGN phát triển vốn từ khi tìm hiểu về Quê hương thông qua
hoạt động ngoài trời – dạo chơi tham quan.................................................... 66
2.4 Giáo án thể nghiệm ................................................................................... 67
KẾT
..............................................................................................................78

LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Các nhà khoa học giáo dục đều xác định phát triển vốn từ là một trong
những nhiệm vụ trọng yếu để thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non. Việc đề cao nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ của các nhà khoa
học xuất phát từ nhận thức của họ về vai trò, chức năng của từ trong hệ thống
ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp, tư duy của con người nói chung, của
trẻ mầm non nói riêng.
Với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ MGN, việc phát triển vốn từ giúp các
bé: tăng số lượng từ, hiểu nghĩa của chúng và biết cách sử dụng loại đơn vị
này trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Nhờ vậy trẻ được bồi dưỡng về
năng lực ngôn ngữ, trong đó có năng lực sử dụng từ, năng lực tư duy và giao

tiếp.
Hòa chung với không khí đổi mới của toàn ngành Giáo dục – Đào tạo,
trước những đòi hỏi của công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và xu thế
hội nhập toàn cầu, trong những năm gần đây nội dung chương trình giáo dục
ở bậc mầm non đã có những thay đổi. Biểu hiện rõ nhất về sự thay đổi đó là
việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo những đề tài, những
chủ đề thuộc cấp độ khác nhau. Những thay đổi đó góp phần giúp trẻ hình
thành và phát triển các năng lực cơ bản trong đó có năng lực sử dụng từ.
Trong ngôn ngữ, từ là một thể thống nhất giữa âm thanh và nội dung ý
nghĩa, là đơn vị trung tâm, là vật liệu trực tiếp để tạo ý, tạo lời và tạo câu. Để
có thể giao tiếp tốt, để có thể tự bộc lộ những nhu cầu, momg muốn, tâm tư,
tình cảm của bản thân trẻ em cần được trang bị cho mình một vốn từ ngữ
phong phú. Việc có được một vốn từ ngữ phong phú sẽ giúp ích cho trẻ rất
nhiều, nhờ đó trẻ có thể tự nắm bắt được những gì mà trẻ nghe được từ mọi
người xung quanh. Trẻ có thể tự do bày tỏ cảm xúc và nói lên suy nghĩ của
bản thân với nhiều người khác, qua đó nâng cao khả năng giao tiếp xã hội của
trẻ. Trẻ mầm non nói chung và trẻ MGN nói riêng cần phải được trang bị cho
mình một vốn từ nhất định để giao tiếp, tiếp thu những tri thức ban đầu trong
trường mầm non, là nền tảng để trẻ lĩnh hội các kiến thức ở các bậc học tiếp
theo.

1


Có thể thấy rằng, Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Nếu ví rằng quá trình học tập của con người giống như
quá trình xây dựng một ngôi nhà thì bậc học mầm non chính là những “viên
gạch” đầu tiên đặt nền móng cho ngôi nhà ấy, nền móng có chắc thì ngôi nhà
mới trở nên vững chãi. Như vậy, bậc học mầm non được coi là bước đệm, là
tiền đề vô cùng quan trọng cho trẻ trước khi đến trường phổ thông. Sinh thời,

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Điều đó cho thấy rằng trẻ em ở lứa tuổi mầm non cần được nâng niu,
chăm sóc và dạy dỗ một cách đặc biệt. Trường mầm non là nơi nuôi dưỡng,
khơi dậy và phát huy tối đa các năng lực và trí tuệ của trẻ ngay từ những năm
tháng đầu tiên của cuộc sống. Ở đó, trẻ phải được hoạt động để bộc lộ mình
và phát triển tối đa các năng lực, phẩm chất, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, lao
động. Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non gắn
với chín chủ đề và khi nói về chủ đề “Gia đình và xã hội” là nói tới chủ đề mà
GV có thể tích hợp nhiều tri thức để phát triển vốn từ cho trẻ MGN. Có thể
nói rằng, Gia đình và xã hội là một trong những chủ đề quan trọng và hấp
dẫn, một trong những chủ đề khơi nguồn cho sự tìm tòi, khám phá đối với trẻ
mầm non đặc biệt là trẻ MGN. Thông qua các hoạt động tìm hiểu về gia đình
và xã hội, ngôn ngữ của trẻ ngày càng được mở rộng và hoàn thiện dần, giúp
trẻ tích lũy được nhiều vốn từ vựng cần thiết và lĩnh hội ý nghĩa của từ. Để
thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi người giáo viên khi tổ chức cho trẻ hoạt
động phải có sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp, hình thức dạy học để
trẻ có thể phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển hoàn
thiện bản thân.
Là một sinh viên khoa Giáo dục Mầm non, tương lai sẽ chăm lo đến
từng bữa ăn, từng giấc ngủ, chăm sóc những mầm xanh của cuộc đời, chúng
tôi thực sự rất chú ý đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đặc biệt là
phát triển vốn từ cho trẻ MGN.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm
non và mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc cụ thệ hóa nội dung,
biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non thông qua một nội dung cụ thể,
2



chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ
thông qua hoạt động tìm hiểu về gia đình và xã hội”.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về từ, vốn từ và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo không phải
là vấn đề mới mẻ vì đã có nhiều nhà khoa học, nhiều sinh viên khoa Giáo dục
Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nghiên cứu. Chúng ta có thể
tổng thuật tình hình nghiên cứu về vấn đề này từ các nhóm tác giả sau:
2.1 Việc tìm hiểu về vốn từ nói chung và phát triển vốn từ cho trẻ mầm non
nói riêng từ góc nhìn của các nhà khoa học:
Đỗ Hữu Châu,“Giáo trình Việt ngữ tập hai”, NXB Giáo dục, 1962.
Trong cuốn giáo trình này, Đỗ Hữu Châu đã nghiên cứu các đơn vị từ vựng
trong tiếng Việt. Vốn từ là một trong những nội dung được ông đề cập đến
khi tìm hiểu về loại đơn vị ngôn ngữ được xem là đơn vị trung tâm, đơn vị cơ
bản của tiếng Việt.
- Nguyễn Xuân Khoa là nhà khoa học giáo dục đầu tiên ở Việt Nam đã
đề cập đến và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Trong cuốn giáo trình
“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB Đại học Sư
phạm, 2004 tác giả đã dành chương V- một trong mười hai chương sách để
trình bày khái quát những nội dung liên quan đến việc phát triển vốn từ cho
trẻ mẫu giáo.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ dưới 6 tuổi”,
nhóm tác giả Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2005 cũng đã dành một chương (chương IV) trong tám
chương của giáo trình để trình bày phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ
thuộc đối tượng nghiên cứu.
Đinh Hồng Thái - tác giả giáo trình: “Phương pháp phát triển lời nói
cho trẻ em” đã trình bày ba vấn đề chính. Ở phần thứ ba của giáo trình tác giả
đã dành chương VI để trình bày khái quát về nội dung, biện pháp hình thành
và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.
2.2 Việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non từ góc nhìn của sinh viên khoa

Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

3


Trong những năm gần đây, phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển
vốn từ cho trẻ mầm non nói riêng là một vấn đề được rất nhiều sinh viên khoa
Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đi vào nghiên cứu trên
các khía cạnh khác nhau.
Năm 2009 với đề tài: “Phương pháp trực quan trong việc phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé”, Nguyễn Thị Hoa, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
trình bày cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu. Đồng thời, ở khóa luận này
Nguyễn Thị Hoa cũng đã đưa ra những hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng
trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ MGB.
Trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi phát triển nhất về nhận thức trong giai đoạn mẫu
giáo, trẻ chuẩn bị bước vào một môi trường hoàn toàn mới mẻ nên việc trang
bị cho các em một vốn từ ngữ phong phú là rất cần thiết. Xuất phát từ góc
nhìn này, năm 2012 khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Quyên, Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã bàn về: “Một số biện pháp dùng lời nói nhằm phát triển
vốn từ ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học”. Vũ Thị Quyên
đã trình bày những cơ sở lí luận sắc bén về đề tài nghiên cứu, đưa ra những
kết luận khoa học trên cơ sở phân tích và miêu tả kết quả một số biện pháp
dùng lời để phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tác phẩm văn
học.
Cũng nghiên cứu về vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ, Trần Ngọc Anh,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 lại nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn khác. Với
đề tài: “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện cổ
tích”,2013 Trần Ngọc Anh đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận của việc phát
triển vốn từ, đồng thời đề ra các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGL
thông qua truyện cổ tích rất sáng tạo và sinh động.

Với đề tài: “Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông
qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật” (2016), Nguyễn Thị
Huệ, sinh viên khoa Giáo dục Mầm non – Trường Đại học sư Phạm Hà Nội 2
lựa chọn được một số lí thuyết tiêu biểu của ngôn ngữ học, tâm lí học và giáo
dục học làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. Cũng ở đề tài này, tác giả
khóa luận đã bước đầu đề xuất một số nội dung, biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật.

4


Tựu chung, các nhà khoa học, các bạn sinh viên đều muốn tìm ra các
hình thức, biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ một cách hiệu quả nhất, nâng
cao chất lượng dạy và học của ngành Giáo dục Mầm non nói riêng và nền
giáo dục của đất nước ta nói chung. Chúng ta có thể thấy rằng, tìm hiểu về
vốn từ và phát triển vốn từ cho trẻ mầm non không phải là một vấn đề mới
mẻ. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này chưa có một tác giả, một công trình
khoa học nào đi sâu, tìm hiểu vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua
hoạt động tìm hiểu về gia đình và xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề này, chúng tôi lựa chọn và tìm hiểu đề tài: “Phát triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động tìm hiểu về gia đình và xã hội”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những biện pháp phát triển vốn
từ cho trẻ thông qua hoạt động tìm hiểu về gia đình và xã hội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Lựa chọn những lí thuyết chuyên ngành sát thực làm cơ sở lí luận cho
khóa luận
4.2 Khảo sát thống kê
a. Thực trạng vốn từ của trẻ MGN trong hoạt động tìm hiểu về gia đình và
xã hội ở trường Mầm non Đại Thịnh, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, thành

phố Hà Nội.
b. Nội dung chương trình hướng dẫn trẻ MGN tìm hiểu về gia đình và xã
hội trong chương trình giáo dục ở bậc mầm non.
5. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài trước hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc cơ sở lí
luận của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời,
nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn tìm ra được các biệm pháp tốt
nhất để phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua hoạt động tìm hiểu về gia
đình và xã hội.
Đề tài nghiên cứu góp phần cung cấp thêm một tài liệu tham khảo cho
các bạn sinh viên cuối khóa khoa Giáo dục Mầm non và những người quan

5


tâm đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo
dục của trẻ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung tìm hiểu nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho
trẻ MGN thông qua hoạt động tìm hiểu về gia đình và xã hội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thu thập tài liệu và xử lí những
số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
7.2 Phương pháp phân tích
Đây là một trong những phương pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng
để phân tích hiệu quả tác động của các hoạt động tìm hiểu về gia đình và xã
hội đến việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN.
7.3 Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm khái quát các kết quả

nghiên cứu, từ đó rút ra những nhận xét, tiểu kết, kết luận cần thiết.
7.4 Ngoài những phương pháp trên, trong khóa luận này chúng tôi còn sử
dụng các phương pháp: quan sát, đàm thoại, so sánh.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được chia thành
hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Một số biện pháp giúp trẻ MGN tìm hiểu về gia đình và xã hội
theo định hướng phát triển vốn từ cho trẻ

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1 Những hiểu biết chung về từ trong tiếng Việt
1.1.1.1 Khái niệm về từ
Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” do Nguyễn
Như Ý (chủ biên), NXB Giáo dục, 1996, khái niệm về từ được Đỗ Hữu Châu
quan niệm như sau: “Từ là một đơn vị định danh của ngôn ngữ, nó cũng là
một hình thức ngữ pháp được các thành viên của một tập thể hiểu như nhau
trong quá trình trao đổi. Từ có âm thanh và hình thức. Tuy vậy âm thanh và
hình thức chỉ là những phương tiện cấu tạo nên từ, bản thân chúng chưa phải
là từ. Chỉ khi nào gắn liền với một ý nghĩa nào đấy thì chúng mới có khả năng
biểu đạt tư tưởng” [1, tr.330-331].
1.1.1.2 Đặc điểm của từ trong tiếng Việt
a. Về mặt cấu tạo
Từ là đơn vị được cấu tạo bởi hai mặt: hình thức (CBĐ) và nội dung
(CĐBĐ). Hình thức của từ có thể là ngữ âm (ở dạng nói) hoặc chữ viết (ở

dạng viết). Nội dung của từ là các thành phần ý nghĩa được biểu đạt trong
hình thức của nó.
b. Về tính chất
Từ là đơn vị thực tại, hiển nhiên, sẵn có. Trong hệ thống từ vựng tiếng
Việt hình thức và nội dung của từ có tính chất cố định, bền vững.
c. Về mặt chức năng
Từ là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ nhưng lại là đơn vị nhỏ
nhất dùng để tạo câu [2, tr.8].
1.1.1.3 Sự phân loại từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo

7


Dựa vào phương thức được vận dụng để cấu tạo từ, các nhà khoa học
phân chia thành hai kiểu chính, đó là từ đơn và từ phức.
a.Từ đơn
a1. Khái niệm
Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra rằng: “Từ đơn là những từ một hình vị. Về mặt
ngữ nghĩa chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu nghĩa chung.
Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của chúng từng từ một riêng rẽ. Kiểu cấu
tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ” [1,
tr.354].
a2. Phân loại
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong “Tiếng Việt” (tập hai) đã chia từ đơn
thành hai loại:
- Từ đơn đơn âm: là những từ có một âm tiết.
VD: ăn, mặc, đi, đứng, chạy, nhảy,…
- Từ đơn đa âm: là những từ có nhiều âm tiết, đó là những từ thuần Việt và
từ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
VD: radio, karaoke,…

b. Từ phức
Dựa vào phương thức cấu tạo, người ta phân chia từ phức thành từ ghép
và từ láy.
b1. Từ ghép
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về từ ghép. Ở đây, chúng tôi lựa chọn
khái niệm: “Khác với các từ láy trong đó một hình vị (hình vị láy) được sản
sinh từ hình vị kia (hình vị cơ sở), từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai
hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo), taxhs biệt, riêng rẽ, độc lập đối với
nhau”.
(Đỗ Hữu Châu [1, tr.361])
VD: xăng dầu, điện nước, buôn bán, phố phường, đường sá,…
8


Về mặt ngữ pháp, Từ ghép được chia thành hai nhóm lớn dựa vào quan
hệ ngữ pháp giữa các thành tố tham gia cấu tạo từ, đó là: từ ghép đẳng lập và
từ ghép chính phụ.
b1.1 Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa, từ ghép tổng hợp)
Từ ghép đẳng lập được Đỗ Hữu Châu định nghĩa như sau: “Hai hình vị
kết hợp với nhau để tạo nên một từ ghép hợp nghĩa phải cùng một phạm trù
ngữ nghĩa (nghĩa là hoặc cùng chỉ sự vật, hoặc cùng chỉ hoạt động, hoặc
cùng chỉ tính chất, hoặc cùng chỉ số lượng…) và phải hoặc đồng nghĩa, hoặc
trái nghĩa với nhau cùng chỉ những sự vật, hiện tượng…có quan hệ cùng
cấp…(tức thuộc cùng một loại) gần gũi nhau” [1, tr.367].
VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, ăn uống, yêu thương, già trẻ, gái trai,…
b1.2 Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa, từ ghép phân loại)
“Từ ghép phân nghĩa là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị (hay
đơn vị) theo quan hệ chính phụ, trong dod cơ một hình vị chỉ loại lớn (sự vật,
hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành
những loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập với nhau, và độc lập với loại

lớn. Các từ ghép phân nghĩa lập thành những hệ thống lớn gồm một số từ
thống nhất với nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn”.
( Đỗ Hữu Châu, [1, tr.364])
VD: đỏ lòm, xanh biếc , tím ngắt, dưa hấu, hoa cúc, hoa hồng,…
b2. Từ láy
Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” do Nguyễn
Như Ý (chủ biên), khái niệm từ láy được Đỗ Hữu Châu diễn đạt như sau: “Từ
láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại
toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến
đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm:
nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và thanh thấp: thanh huyền,
thanh ngã, thanh nặng – của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [1, tr.374]
Phân loại từ láy:

9


b2.1 Dựa vào số lượng tiếng tham gia cấu tạo, người ta phân chia thành: từ
láy đôi, từ láy ba, từ láy tư.
VD1: nhỏ nhắn, xinh xắn, xấu xa, đùng đùng, khéo léo, rì rào,…
VD2: sạch sành sanh, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, tẻo tèo teo,…
VD3: nhí nha nhí nhảnh, khấp kha khấp khểnh, dung dăng dung dẻ, vội
vội vàng vàng,…
b2.2 Dựa vào yếu tố ngữ âm của tiếng gốc được láy lại trong cấu tạo từ, người
ta phân chia từ láy thành:
- Từ láy toàn phần
VD: xanh xanh, ào ào, ầm ầm, oang oang,…
- Từ láy bộ phận: Ở kiểu từ này, người ta lại phân chia thành từ láy phụ âm
đầu và từ láy vần
VD1: nhỏ nhoi, đẹp đẽ, phảng phất, đo đỏ, lấp lánh,…

VD2: lúng túng, lỏng chỏng, bối rối, bồi hồi, linh tinh,…
1.1.1.4 Sự phân loại từ theo đặc điểm ngữ nghĩa
a. Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa
a1. Từ một nghĩa
Những từ gắn với một hình thức biểu đạt có một ý nghĩa được biểu đạt
là những từ một nghĩa.
Theo Đỗ Hữu Châu (1999), tất cả những từ chỉ quan hệ thân thuộc của
người Việt Nam đều là những từ một nghĩa.
VD: ông, bà, cha, mẹ,…
a2. Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa hay còn gọi là từ đa nghĩa được Đỗ Hữu Châu định
nghĩa: “Từ đa nghĩa là một từ, có sự thống nhất về nội dung và hình thức.
Trong một giai đoạn lịch sử nhất định các ý nghĩa khác nhau của một từ đa
nghĩa vẫn có liên hệ chặt chẽ với nhau và không thoát li nghĩa chính” [1,
tr.3387].

10


Hiện tượng nhiều nghĩa có thể xảy ra với cả ý nghĩa biểu vật, cả với ý
nghĩa biểu niệm, cả với ý nghĩa biểu thái.
VD: Từ “MŨI” trong tiếng Việt, với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ có
những nghĩa khác nhau
1.
2.
3.
4.
5.
6.


Bộ phận của cơ quan hô hấp
Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi dao, mũi súng
Phần trước của tàu thuyền: mũi tàu, mũi thuyền
Phần đất nhô ra ngoài biển: mũi đất, mũi Cà Mau
Năng lực cảm giác về mũi: Con chó có cái mũi rất thính.
Đơn vị quân đội: Mũi quân bên trái.
[2, tr.131-132].

b. Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa
b1. Từ đồng nghĩa
Khái niệm từ đồng nghĩa được Đỗ Hữu Châu định nghĩa một cách ngắn
gọn như sau: Từ đồng nghĩa “là những từ căn bản tương đồng về nội dung, là
những đồng nghĩa tự nhiên không bị lệ thuộc vào hoàn cảnh ngôn ngữ”.
[1, tr.347].
VD: Cùng nói về sự chết chóc, mất mát ta có các từ: hi sinh, mất, chết,
qua đời, băng hà, khuất núi, toi, ngỏm,…Tùy theo từng ngữ cảnh cụ thể mà sử
dụng các từ với mức độ biểu hiện khác nhau.
b2. Từ trái nghĩa
Đỗ Hữu Châu đã đưa ra khái niệm về từ trái nghĩa như sau: “Từ trái
nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau, biểu thị những khái nệm tương
phản, chống đối nhau. Sự tương phản bao giờ cũng thuộc một sự thống nhất
nào đó: nếu không có sự thống nhất thì các sự vật không thể là tương phản
được.” [1, tr.401]
VD: tốt > < xấu, thiện > < ác, chăm chỉ > < lười biếng, dũng cảm > < hèn
nhát,…
1.1.1.5 Sự phân loại từ theo đặc điểm ngữ pháp

11



Dựa vào đặc điểm ngữ pháp (tức là dựa vào khả năng kết hợp của từ
trong cụm từ và chức năng của nó trong cụm từ và câu), các nhà khoa học
phân chia từ tiếng Việt thành 9 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ,
phụ từ, quan hệ từ, thán từ, tình thái từ.
- Danh từ: là những thực từ dùng để biểu đạt các sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan
VD1: Thùy Linh, Hà Nội, sách vở, cái bàn, cái ghế,…
- Động từ: là những thực từ dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của các sự vật
hiện tượng.
VD2: đi, đứng, chạy, nhảy, ao ước, biến mất, sinh ra,…
- Tính từ: là những thực từ biểu thị tính chất, đặc điểm, màu sắc của sự vật
VD3: xanh lơ, nóng, lạnh, nặng, nhẹ, nhiều ít, cao, thấp, đầy, vơi,…
- Đại từ: là những từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Đại từ không trực tiếp biểu
thị thực thể, quá trình hoặc đặc trưng như danh từ, động từ và tính từ. Đại
từ chỉ biểu thị các ý nghĩa đó một cách gián tiếp, chúng mang nội dung
phản ánh vốn có của các thực từ được chúng thay thế.
VD4: chúng tôi, mình, tớ, sếp, bác sĩ, vì sao, bao giờ, bao lâu,…
- Số từ: gồm những từ biểu thị ý nghĩa số. Xét theo đối tượng phản ánh
trong nhận thức và tư duy, ý nghĩa số vừa có tính chất thực, vừa có tính
chất hư.
VD5: một, hai, ba, một phần hai, một phần tư, chừng, khoảng,…
- Phụ từ: bao gồm định từ và phó từ
+ Định từ: là những từ chuyên đi kèm với danh từ để bổ sung ý nghĩa số
lượng cho danh từ.
VD6: những, các, mọi, mỗi, từng,…
+ Phó từ: là những từ chuyên đi kèm với động từ và tính từ để thể hiện các ý
nghĩa ngữ pháp, cách thức, mức độ hay kết quả của hành động, hoạt động.
VD7: đã, đang, vừa, mới, sắp, từng, hãy, đừng, chớ, không, chưa,
chẳng, chả,…


12


- Quan hệ từ: là từ loại biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm
và đối tượng được phản ánh. Quan hệ từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các
từ, các cụm từ, giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu mà nó liên kết.
Quan hệ từ không có ý nghĩa từ vựng chỉ thuần túy mang ý nghĩa ngữ pháp.
VD8: và, với, cùng, hay, hoặc, do, vì, bởi, tại,…
- Thán từ: là từ loại dùng để biểu hiện cảm xúc, biểu lộ trực tiếp thái
độ, tình cảm chủ quan của chủ thể phát ngôn.
VD9: ôi, chao ôi, trời ơi, ủa, chà, ái chà,…
- Tình thái từ: là những tiểu từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái
trong quan hệ của chủ thể phát ngôn với người nghe hay với nội dung phản
ánh, hoặc ý nghĩa tình thái gắn với mục đích phát ngôn.
VD10: à, ạ, ư, nhỉ, nhé, chứ, chăng, hử, hả,…
1.1.2 Vốn từ và đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
1.1.2.1 Khái niệm về vốn từ
Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về vốn từ.
Trong “777 khái niệm ngôn ngữ học”, NXB Đại học Quốc gia, 2010, Nguyễn
Thiện Giáp đã trình bày khái niệm về vốn từ một cách ngắn gọn như sau:
“Vốn từ là một bộ phận trong tập hợp từ vựng của ngôn ngữ. Từ vựng của
một ngôn ngữ là cái khách quan, là bộ phận cấu thành một ngôn ngữ. Vốn từ
chỉ là bộ phận từ vựng của một cá nhân, một văn bản nào đó hay của một lĩnh
vực nào đó mà thôi”.
1.1.1.2 Sự phân loại vốn từ từ góc nhìn của các nhà khoa học
Các nhà ngôn ngữ học đã phân chia vốn từ thành hai loại: Vốn từ tích
cực và vốn từ tiêu cực.
- Nguyễn Thiện Giáp đã cho rằng: “Từ vựng tích cực là những từ ngữ
quen thuộc, được sử dụng thường xuyên trong phạm vi nào đó của việc giao
tiếp bằng ngôn ngữ” [1, tr.429].

- “Từ vựng tiêu cực là những từ ngữ ít dùng hoặc không được dùng. Nó
bao gồm các từ ngữ đã lỗi thời và các từ ngữ còn mang sắc thái mới, chưa
được dùng rộng rãi” (Nguyễn Thiện Giáp, [1, tr.430].
13


Đinh Hồng Thái trong “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em” đã đưa
ra khái niệm về vốn từ tích cực và vốn từ tiêu cực (vốn từ thụ động) như sau:
- Vốn từ tích cực: là vốn từ bao gồm những từ người ta hiểu và sử dụng
được trong giao tiếp.
- Vốn từ tiêu cực: là vốn từ con người hiểu mà không sử dụng được. Khi
nghe người khác nói, ta hiểu, nhiều khi đoán hết nghĩa của từ nào đó (nhất là
nghe tiếng nước ngoài) nhưng lại không sử dụng vào giao tiếp được. Trẻ mẫu
giáo có giai đoạn chỉ nghe hiểu mà không nói được. Tích cực hóa vốn từ
(chuyển từ thụ động sang tích cực) là một nội dung quan trọng của giáo dục
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.
1.1.2.3 Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo
a. Vốn từ xét về mặt số lượng
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non là một quá tình từ thấp đến cao
với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi của
trẻ.
Trẻ sơ sinh chưa hiểu được ngôn ngữ của người lớn. Ở giai đoạn này,
trẻ bắt đầu cảm nhận ngữ điệu và giọng nói của người mẹ.
Khi trẻ được 7 – 8 tháng, trẻ bắt đầu biết tên của mình.
Đến 10 – 11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ các sự vật, người mà
trẻ thường xuyên được tiếp xúc.
Từ 12 tháng trở đi, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện từ ngữ chủ động
đầu tiên. Ở 18 tháng tuổi, số từ bình quân là 11 từ, trẻ bắt chước người lớn lặp
lại một số từ đơn gần gũi: bà, mẹ, bố,…
Từ 19 – 21 tháng, số lượng từ tăng nhanh. Đến 21 tháng trẻ đạt tới 220

từ. Giai đoạn 21 – 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234 từ vào tháng 24, sau
đó tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ.
Theo thống kê của tác giả Đinh Hồng Thái, đến năm thứ ba, trẻ đã sử
dụng được trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ và các loại khác
rất ít. Trẻ nắm được một số danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con

14


vật gần gũi như: gà, chó, mèo,…Động từ chỉ hoạt động gần gũi với trẻ và
những người xung quanh như: ăn, uống, đi, đứng, chạy, nhảy,…
Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ. Ưu thế vẫn thuộc về danh
từ và động từ. Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ.
Từ 5 – 6 tuổi, vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1.033 từ, tính từ và
các
loại khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn.
Tốc độ tăng vốn từ của trẻ em ở các độ tuổi là khác nhau, chậm dần
theo độ tuổi: cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 107%; cuối 4 tuổi
so với đầu 4 tuổi tăng 40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ của
trẻ tăng
10,04%; cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi chỉ tăng 10,01%.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng quy luật tăng số lượng từ của trẻ diễn
ra
như sau:
- Số lượng từ của trẻ tăng theo thời gian.
- Sự gia tăng tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai
đoạn
tăng
chậm.
- Trong năm thứ 3 tốc độ số lượng từ của trẻ tăng nhanh nhất.

- Trẻ từ 4 – 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm
dần. b. Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại
Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một têu chí để đánh giá
chất
lượng từ. Số lượng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho
trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu. Các loại từ xuất hiện dần dần trong vốn từ
của trẻ, ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ, các loại
từ khác xuất hiện muộn hơn.
Theo Xtecnơ, trong ngôn ngữ trẻ em xuất hiện trước hết là danh từ
rồi
15


đến động từ và sau đó mới đến các từ loại
khác.
Theo nghiên cứu của Đinh Hồng Thái, đến 3 – 4 tuổi, về cơ bản trong
vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy nhiên, tỉ lệ danh từ và động từ cao
hơn rất nhiều so với các loại khác. Danh từ chiếm: 38%, động từ: 32%,
tính từ:
6,8%, đại từ: 3,1%, phó từ: 7,8%, tình thái từ: 4,7%, số từ 2,5%, quan hệ từ
1,7%.

16


Giai đoạn 5 – 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu
từ loại trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ khoảng 50%),
các từ loại khác tăng lên: tính từ đạt tới 15%, quan hệ từ tăng lên đến
5,7%, còn lại là các loại từ khác [6, tr.78].
Trẻ mẫu giáo nói nhiều nhưng chưa phải là nói hay, vì vậy cần bồi

dưỡng cho trẻ các từ loại khác nhau để trẻ nói hay, diễn đạt chính xác
nội
dung thông báo và biểu cảm.
c. Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mẫu giáo
Theo Fedorenko (Nga), trẻ em nói chung có 5 mức độ hiểu nghĩa khái
quát nghĩa của từ, tương ứng với các mức độ: mức độ zero (mức độ 0),
mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3, mức độ 4.
- Mức độ zero (mức độ 0): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Cuối một tuổi,
đầu hai tuổi, trẻ hiểu được những từ ngữ thể hiện một sự vật đơn lẻ, cụ
thể, tách biệt, những từ ngữ ở mức độ khái quát (nghĩa biểu danh).
VD: bà, cốc, cây, bàn, ghế,…
- Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tên gọi chung cuả sự vật
hiện tượng cùng loại
VD: “Bóng” chỉ một quả bóng bất kì nào đó, “ghế” chỉ vật dùng để
ngồi,…
- Mức độ 2: Mức độ hiểu nghĩa từ của trẻ mang tính khái quát hơn
VD: Trẻ hiểu được rằng “xe” có thể chỉ bất cứ một loại xe nào đó: xe
đạp, xe máy, xích lô, ô tô,…
“con vật” có thể là: chó, mèo, gà, vịt, cá, tôm,…
- Mức độ 3: Đây là mức độ hiểu nghĩa của từ cao hơn mà trẻ 5 – 6 tuổi có
thể nắm được
VD: “đồ vật” có thể chỉ “đồ chơi” như: búp bê, siêu nhân,…; “đồ dùng
gia đình” như: giường, tủ, bàn ghế,…; “đồ dùng học tập” như: bút chì, thước
kẻ, vở, tẩy,…
17


“bút chì” chính là mức độ 1 của sự khái quát, “đồ dùng học tập”: mức
độ 2 của sự khái quát; “đồ vật”: mức độ 3 của sự khái quát.


18


- Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng.
VD: vật chất, hành động, trạng thái, chất lượng, số lượng,…
1.1.3 Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
1.1.3.1 Khái niệm về năng lực
Phạm trù năng lực thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau và
mỗi
cách hiểu lại có những thuật ngữ tương ứng:
- Năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện
khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng
hạn, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh,…thường được đánh giá
bằng các trắc nghiệm trí tuệ.
- Năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ / một
hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu
biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động [11, tr.7].
1.1.3.2 Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ được hiểu là: “Khả năng sáng tạo cuả người nói
không phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp nhằm tạo ra hàng loạt các
phát ngôn và hiểu được chúng một cách tự nhiên, còn gọi là “ngữ năng”.
Nhờ năng lực này mà con người tạo ra những câu có tính ngữ pháp, có thể
nói năng một cách tự nhiên, nhận thức và hiểu một cách tự nhiên số câu mà
phần lớn trước đó họ chưa hề nói. Năng lực này được hình thành rất sớm,
ngay từ khi còn rất nhỏ” [1, tr.142].
Các nhà ngữ pháp tạo sinh cho rằng: “Con người sinh ra đã có hiểu biết
về tiếng mẹ đẻ”. Mức độ hiểu biết đó ở mỗi cá nhân có sự khác biệt nhau
do: đặc điểm lứa tuổi, giới tính, môi trường sống, khả năng nhận thức, đặc
điểm cá tính của mỗi người. Khả năng đó phản ánh năng lực ngôn ngữ của
mỗi cá nhân.

Giải thích về hiện tượng trẻ em trước khi được tiếp thu giáo dục chính
quy đã có thể nói được những câu hoàn chỉnh, các nhà ngữ pháp tạo sinh
cho rằng: vì đứa trẻ sinh ra trong môi trường tiếng mẹ đẻ thì trong “tâm
19


×