Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Yếu tố kì ảo trong bộ tiểu thuyết "CHẠNG VẠNG" của S. Meyer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.72 KB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHÓA 2013 - 2017

ĐỀ TÀI:
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG BỘ TIỂU THUYẾT
CHẠNG VẠNG CỦA S. MEYER

Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Phạm Phƣơng Mai
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Xuân Ngọc
Lớp: D13NV02
Khóa: 2013 - 2017
Hệ: Chính quy

---o0o--Bình Dƣơng, tháng 5 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHOÁ: 2013 - 2017

ĐỀ TÀI:
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG BỘ TIỂU THUYẾT
CHẠNG VẠNG CỦA S. MEYER

Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Phạm Phƣơng Mai
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Xuân Ngọc


Lớp: D13NV02
Khóa: 2013 - 2017
Hệ: Chính quy

---o0o--Bình Dương, tháng 5 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn
trường Đại học Thủ Dầu Một, đã không ngừng bồi dưỡng và cung cấp kiến thức
cho tôi trong suốt thời gian qua. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương. Nhờ sự góp ý tận tình của thầy cô, mà
tôi nhận ra những khiếm khuyết và hạn chế của mình, để xây dựng đề cương hoàn
chỉnh hơn.
Kế tiếp, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Thạc sĩ
Phạm Phương Mai, giảng viên bộ môn Văn học phương Tây của trường. Cô đã luôn
ủng hộ, động viên và theo sát tôi trong quá trình làm việc. Những gợi ý của cô rất
mới lạ và độc đáo, nó thật sự giúp ích cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã không ngừng động viên, khuyến khích và
giúp đỡ tôi trong suốt chặn đường học tập. Đó chính là hậu phương tinh thần vững
chắc, giúp tôi có thể theo đuổi ước mơ của mình đến tận bây giờ và hoàn thành
được khóa luận.
Tuy đã cố gắng hết sức để khóa luận được hoàn thành nhưng không thể nào
tránh khỏi những sai sót nhất định. Nên tôi rất mong nhận được sự góp ý từ phía
thầy cô, để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Hồ Thị Xuân Ngọc



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.

Sinh viên

Hồ Thị Xuân Ngọc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................5
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận ......................................................5
7. Bố cục của khóa luận ........................................................................6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ YẾU TỐ KÌ ẢO
1.1 Yếu tố kì ảo ................................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm yếu tố kì ảo ...................................................... 8
1.1.2 Biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn học ....................... 12
1.2 S. Meyer và bộ tiểu thuyết Chạng vạng ...................................... 13
1.2.1 Tác giả S. Meyer ............................................................ 13
1.2.2 Bộ tiểu thuyết Chạng vạng ............................................. 14
1.2.2.1 Đề tài ma cà rồng ......................................... 14
1.2.2.2 Tóm tắt bộ tiểu thuyết Chạng vạng ............. 19
CHƢƠNG 2: YẾU TỐ KÌ ẢO NHÌN TỪ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

2.1

2.2

Nhân vật ma cà rồng ..................................................................26
2.1.1

Ngoại hình .....................................................................26

2.1.2

Đặc điểm .......................................................................29

2.1.3

Phân loại .........................................................................34

Nhân vật người sói .....................................................................37
2.2.1

Xuất thân .......................................................................37

2.2.2

Ngoại hình .....................................................................40

2.2.3

Đặc điểm .......................................................................42


2.2.4

Mối quan hệ giữa người sói và ma cà rồng ....................44


2.3

Nhân vật lai ................................................................................46
2.3.1 Xuất thân ........................................................................46
2.3.2 Đặc điểm .........................................................................47

CHƢƠNG 3: YẾU TỐ KÌ ẢO NHÌN TỪ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
3.1

Không gian kì ảo ........................................................................ 53
3.1.1 Không gian rừng thâm u ................................................. 53
3.1.2 Không gian lâu đài huyền bí .......................................... 57
3.1.3 Không gian giấc mộng huyễn tưởng .............................. 59
3.1.4 Không gian tiên tri .......................................................... 63

3.2

Thời gian kì ảo ............................................................................ 65
3.2.1 Thời gian đêm huyễn hoặc ............................................. 66
3.2.2 Thời gian vĩnh hằng bất biến .......................................... 70
3.2.3 Thời gian mơ hồ vô định ................................................ 73

KẾT LUẬN .....................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................78



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ tiểu thuyết Chạng vạng đã thu hút được đông đảo sự chú ý của độc giả,
đặc biệt là thanh thiếu niên. Vào năm 2008, đó là bộ tiểu thuyết bán chạy nhất ở Mỹ
và được dịch ra thành 37 thứ tiếng khác nhau. Thời điểm đó, Chạng vạng là bộ tiểu
thuyết dẫn đầu về kỉ lục lượng sách bán chạy nhất ngay khi vừa xuất bản của
Hachette Book Group USA, nên hàng loạt sách được xuất bản nhưng vẫn không đủ
để cung cấp cho bạn đọc. Với sự xuất hiện của mình, sức ảnh hưởng của Chạng
vạng đã dần vượt xa cả Chúa tể của những chiếc nhẫn và ngang hàng thậm chí vượt
qua cả Harry Potter. Phải thừa nhận rằng, Chạng vạng có một sức hút rất đặc biệt.
Nó như khiến ta không thể rời mắt được trang sách, bởi chính sự li kì hấp dẫn rất
riêng của mình. Và hơn hết, đó chính là sức mạnh của tình yêu, nó làm ta tin rằng
bất kì sự nỗ lực nào cũng sẽ được đền bù xứng đáng, và rằng vẫn có phép màu giữa
cuộc đời thường. Chính vì sự thành công của mình, Chạng vạng đã khiến chúng tôi
tò mò và muốn khám phá xem yếu tố thật sự tạo nên tiếng vang của nó là gì.
Khi nhắc đến Chạng vạng, người ta không chỉ nhớ đó là một tiểu thuyết
lãng mạn cùng với những pha hành động gay cấn đầy hấp dẫn, mà còn nhớ đến nó
với yếu tố kì ảo rất đặc biệt, một trong những yếu tố chính tạo ra sự thành công cho
tác phẩm. Yếu tố kì ảo có mặt từ rất sớm trong những sáng tác của nhân loại, nó tồn
tại và phát triển cùng với con người. Và đến bây giờ, yếu tố kì ảo đã và đang thu hút
được sự quan tâm của giới phê bình và nghiên cứu văn học. Không chỉ thế, yếu tố kì
ảo như một sự quyến rũ kì lạ, nó thu hút không biết bao nhiêu ngòi bút sáng tác. Và
chúng ta có thể khẳng định rằng, yếu tố kì ảo là sản phẩm được tinh chế từ tư duy
phong phú của con người, đó là một vùng đất màu mỡ bất tận cho trí tưởng tượng
và sự sáng tạo của con người. Đó là một vùng đất hứa không chỉ trong quá khứ,
hiện tại mà còn cả tương lai. Nó dung chứa sự mới lạ và độc đáo, nó khơi nguồn
cho sự sáng tác. Chính lẽ đó, chúng tôi đã chọn làm về “kì ảo”.


GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


2
Cuối cùng, bắt nguồn từ yếu tố chủ quan, chúng tôi rất thích yếu tố kì ảo và
rất muốn được khám phá những bí ẩn của bộ tiểu thuyết Chạng vạng. Với yếu tố kì
ảo, Chạng vạng đưa người ta vào một thế giới mà ranh giới giữa thật và ảo rất mong
manh, cho ta những trải nghiệm mới về thế giới. Đặc biệt, nó cho ta thấy được sức
mạnh của tình yêu và ý chí của con người.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn “Yếu tố kì ảo trong bộ
tiểu thuyết Chạng vạng của S. Meyer” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong phần này, chúng tôi sẽ khảo sát một số công trình có liên quan đến đề
tài theo hai vấn đề chính: yếu tố kì ảo và bộ tiểu thuyết Chạng vạng của S. Meyer
Yếu tố kì ảo đã và đang là xu hướng được giới phê bình văn học, giới
nghiên cứu rất quan tâm. “Năm 1963, tại Bruxells, hiệp hội các nhà nghiên cứu văn
học kì ảo đã được thành lập với mục đích hợp tác nghiên cứu và công bố những
phát hiện liên quan đến lĩnh vực kì ảo. Đã có rất nhiều sách được dịch và phát hành
rộng rãi trên khắp thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Và quyển Dẫn luận về văn
chương kì ảo của Tzevan Todorov do Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch, xuất
bản năm 2008 tại Nhà xuất bản Đại học Sư phạm”[8; tr.5], được xem là nổi bật hơn
cả cho những ai muốn khám phá và nghiên cứu về văn học kì ảo. Ở đây, chúng tôi
xin được nói thêm về người đầu tiên đề cập đến vấn đề kì ảo là một học giả người
Anh tên là Joseph Addison (1672 – 1719). “Trong nghiên cứu của mình, ông đã đề
cập đến “những khoái cảm của sự tưởng tượng”, bằng cách học theo những câu
chuyện cổ có từ lâu đời và những khúc ballad có tính chất siêu nhiên cổ xưa. Chính
luận giải của Addison về sự tưởng tượng đã đặt nền móng cho những tiểu luận mĩ

học thế kỉ 18 bàn về cái kì ảo như là một diễn ngôn về cái siêu phàm trong văn
chương với những tác giả nổi tiếng như: Hurd, Aikin, Scott,... cho đến những tiểu
luận của các nhà nghiên cứu về sau, từ Mac Donald bàn về sự tưởng tượng kì ảo
cho tới cái lạ lùng trong nghiên cứu của S. Freud, hay “sự do dự” như là bản chất
của cái kì ảo theo quan niệm của Todorov”[20]. Vậy Addison là người khơi nguồn

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


3
cho văn học kì ảo, song Todorov là người kế tục và phát triển yếu tố này lên một
tầm cao mới.
Theo sau đó, là hàng loạt những bài lí luận về văn học kì ảo được ra đời :
Khái niệm về cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học, tác giả
Lê Nguyên Long, năm 2006.
Văn học kì ảo: Nhìn từ hệ hình thế giới quan, tác giả Lã Nguyên, năm 2007.
Những đường bay của mê lộ (Về Văn học kì ảo), tác giả Ngô Tự Lập, năm
2009,Tạp chí sông Hương, số 128, tháng 10.
Và khi những bài lí luận ra đời, nó sẽ tạo cơ sở lí luận vững chắc, làm xuất
hiện những bài nghiên cứu, luận án, khóa luận hay luận văn:
Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung
Bộ, luận án tiến sĩ, Nguyễn Định, năm 2007.
Yếu tố kì ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1940, luận
văn thạc sĩ, Trần Thanh Tùng, năm 2009.
Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX), luận văn
thạc sĩ, Lê Thùy Dung, năm 2012.
Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter, khóa luận tốt nghiệp, sinh viên
Nguyễn Phi Yến, năm 2015.

Đến đây ta thấy rằng, yếu tố kì ảo đóng một vai trò khá quan trọng và
chiếm được nhiều sự quan tâm, bằng chứng là có rất nhiều bài nghiên cứu và bài
viết liên quan đến yếu tố kì ảo ra đời. Không chỉ thế, với sự hấp dẫn vô tận của
mình, yếu tố kì ảo đã thu hút không biết bao nhiêu ngòi bút và tạo nên những cơn
sóng mãnh liệt trong dòng chảy văn học.
Và Chạng vạng của Meyer, cũng là một tác phẩm được xây dựng dựa trên
yếu tố kì ảo. Không phải chỉ đến khi S. Meyer xuất hiện thì hình tượng ma cà rồng
mới xuất hiện, mà trái lại, hình tượng này đã có từ rất lâu. Nó đã xuất hiện trong rất
nhiều sáng tác, chẳng hạn như: Cô dâu vùng Corinth – The Bride Corinth được sáng
tác năm 1797 của đại thi hào JohannWolfgangvon Geothe. Sau đó là truyện ngắn
viết về ma cà rồng -The Vampire của nhà văn John Willam Polidori được sáng tác
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


4
vào năm 1819. Hay cuốn tiểu thuyết về ma cà rồng mang tên Bá tước Dracula của
Bram Stoker,... Mặc dù là một đề tài khá cũ nhưng với sự phá cách của mình, S.
Meyer đã tạo ra sự khác biệt thật sự. Nếu những mẫu chuyện về nhân vật huyền
thoại ma cà rồng trước đó chỉ là những bữa tiệc máu với sự rùng rợn đầy sợ hãi và
kinh hoàng hay là những ẩn ức tình dục bị kiềm nén,... thì đến S. Meyer, bà đã tạo
ra một sự mới mẽ đầy thích thú. Bà không xoay câu chuyện của mình quanh sự rùng
rợn, mà bà chỉ mượn nó để làm bật lên sức mạnh của tình yêu và cất tiếng ca ngợi
cho những phẩm chất cao đẹp vốn có của con người.
Chính vì đó là mốc đánh dấu cho sự khác biệt, trong cách sáng tác về chủ
đề ma cà rồng, nên tác phẩm đã nhận được rất nhiều nhận xét:
“Yếu tố gây sốc và ly kỳ của cuốn tiểu thuyết tăng vụt cùng với sự cuồng
nhiệt của một mối tình bí mật… Chạng vạng sẽ khiến người đọc chìm đắm vào nó
theo nhận xét của School Library Journal”[11;tr bìa]

“Kirkus Reviews cũng nhận xét rằng: Trang sách được mở ra, sự hấp dẫn
cũng bắt đầu! Câu chuyện về đôi tình nhân bất hạnh này có một sức hút thật lạ
lùng”[12;tr bìa].
“Voya cũng khẳng định: Một sự cân bằng gần như tuyệt hảo giữa lãng mạn
và hành động”[14;tr bìa].
“New York Times đã đánh giá: Sôi sục cảm xúc với những đam mê đầy rủi
ro, những yếu tố siêu nhiên đã đem lại những hương vị rất nồng nàn.”[14;tr bìa]
Dù đã có rất nhiều lời nhận xét, đánh giá về tác phẩm nhưng đây chỉ là
những ý kiến chủ quan, nó chưa thật sự là một công trình nghiên cứu khoa học.
Ở Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu về bộ tiểu thuyết Chạng vạng
dưới góc độ văn học như:
Bi kịch tình yêu trong Chạng vạng của S. Meyer, khóa luận tốt nghiệp, Trần
Diệu Hằng, năm 2010.
Bút pháp kì ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer, khóa luận tốt nghiệp,
Lê Quốc Hiếu, năm 2014.

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


5
Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề để chúng ta quan tâm và nghiên cứu ở bộ
tiểu thuyết nổi tiếng này. Nên với bài nghiên cứu này của mình, chúng tôi hy vọng
sẽ khai thác tác phẩm này ở nhiều tầng bậc ý nghĩa khác nhau, để có cái nhìn toàn
vẹn hơn về tác phẩm.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài “Yếu tố kì ảo trong bộ tiểu thuyết Chạng vạng của S. Meyer”, bài
viết sẽ tập trung khai thác làm rõ những khía cạnh đặc trưng của bút pháp kì ảo:
nhân vật kì ảo, không gian kì ảo và thời gian kì ảo. Từ đó khẳng định vai trò và ý

nghĩa của yếu tố kì ảo trong sự thành công của bộ tiểu thuyết Chạng vạng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Bài viết chủ yếu dựa trên bản dịch toàn văn tiểu thuyết Chạng vạng, Trăng
non, Nhật thực và Hừng đông của dịch giả Tịnh Thủy do nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp
Phân tích các hình tượng nghệ thuật trong bộ tiểu thuyết Chạng vạng để thấy
được sức hấp dẫn và sự lôi cuốn của chúng. Đồng thời, tổng hợp những kiến thức từ
nhiều nguồn tài liệu khác nhau, để tạo ra chiều sâu và độ rộng cho việc nghiên cứu.
5.2 Phƣơng pháp thống kê
Với phương pháp này, chúng tôi sẽ thống kê những hình tượng nghệ thuật kì
ảo trong tiểu thuyết theo kết cấu nghiên cứu của khóa luận. Nhân vật kì ảo: kiểu
nhân vật ma cà rồng, kiểu nhân vật người sói và kiểu nhân vật lai; không gian kì ảo
và thời gian kì ảo.
5.3 Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp này sẽ làm tăng sức thuyết phục của vấn đề được nêu. So sánh
các hình tượng nghệ thuật của S. Meyer với những hình tượng nghệ thuật đã có
trước đó, để thấy được sức sáng tạo của nhà văn.
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận
Khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai có hứng thú với yếu tố kì ảo
và đam mê muốn khám phá bộ tiểu thuyết Chạng vạng.
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


6
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận có ba chương :

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ YẾU TỐ KÌ ẢO
1.1

Yếu tố kì ảo
1.1.1 Khái niệm yếu tố kì ảo
1.1.2 Biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn học

1.2

S. Meyer và bộ tiểu thuyết Chạng vạng
1.2.1 Tác giả S. Meyer
1.2.2 Bộ tiểu thuyết Chạng vạng
1.2.2.1 Đề tài ma cà rồng
1.2.2.2 Tóm tắt bộ tiểu thuyết Chạng vạng

CHƢƠNG 2: YẾU TỐ KÌ ẢO NHÌN TỪ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
2.1

2.2

2.3

Nhân vật ma cà rồng
2.1.1

Ngoại hình

2.1.2

Đặc điểm


2.1.3

Phân loại

Nhân vật người sói
2.2.1

Xuất thân

2.2.2

Ngoại hình

2.2.3

Đặc điểm

2.2.4

Mối quan hệ giữa người sói và ma cà rồng

Nhân vật lai
2.3.1 Xuất thân
2.3.2 Đặc điểm

CHƢƠNG 3: YẾU TỐ KÌ ẢO NHÌN TỪ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
3.3

Không gian kì ảo

3.3.1 Không gian rừng thâm u
3.3.2 Không gian lâu đài huyền bí

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


7
3.3.3 Không gian giấc mộng huyễn tưởng
3.3.4 Không gian tiên tri
3.4

Thời gian kì ảo
3.4.1 Thời gian đêm huyễn hoặc
3.4.2 Thời gian vĩnh hằng bất biến
3.4.3 Thời gian mơ hồ vô định

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


8
Chƣơng 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ YẾU TỐ KÌ ẢO

1.1

Yếu tố kì ảo


1.1.1

Khái niệm yếu tố kì ảo

Yếu tố kì ảo hay cái kì ảo, đây không phải là khái niệm lần đầu được nhắc
đến trong văn học. Mà nó đã xuất hiện từ rất sớm, bắt nguồn từ dòng văn học dân
gian Folklore được tinh luyện từ ngàn đời với hành trình lịch sử của nhân loại. Và
hình thái sơ khai của nó là: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,... thường nhân vật
thuộc những thế lực siêu nhiên: thần linh, ma quỷ,.... Nên ta có thể kết luận rằng
“Kì ảo là kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng”[15; tr.78].
Thạc sĩ Lê Nguyên Long đã đưa ra một nhận định về yếu tố kì ảo trong bài
viết của mình như sau: “Về mặt từ nguyên học, chữ fantastic (tiếng Pháp:
fantastique; tiếng Latin: phantasticus), xuất hiện trong tiếng Anh Trung cổ thế kỉ 14,
vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp chữ phantastikos, có nghĩa là “tạo ra những hình
ảnh thuộc về tinh thần”, và chữ phantazein có nghĩa là “xuất hiện trong tâm trí”...
Joseph Addison (1672 - 1791) trên tờ Spectactor năm 1712 đã cho đăng Những
khoái cảm của sự tưởng tượng đề cập đến “lối viết theo kiểu truyện cổ tích thần
kì”... Tuy không đề cập đến thuật ngữ fantastic, nhưng bài phê bình của Addison đã
cho rằng sáng tác theo phương thức này đã “tạo ra một loại khoái cảm về nỗi sợ hãi
trong tâm trí độc giả và làm thỏa mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi cái lạ lùng và
tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó... Vậy cái kì ảo
không chỉ đơn thuần là cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra; cái siêu nhiên, cái
không thể xảy ra ấy muốn trở thành cái kì ảo thì phải có tác dụng tạo ra hiệu ứng
hoang mang cho những người nào đối diện với nó”[10; tr.40].
Còn Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận Cái ảo trong tác phẩm của
Balzac đã đưa ra kết luận “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật. Nó được tạo
ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi
thường, độc đáo... Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại.
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai


SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


9
Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức
khác của trí tưởng tượng”[3; tr.16].
Cả trong chuyên luận Những đường bay của mê lộ do nhà văn Ngô Tự Lập
viết đã cho rằng: “Kì ảo đó chính là mê lộ nghệ thuật và cũng như trong lĩnh vực
khác, nó xuất hiện ở mọi nơi khi trật tự đã trở nên bó buộc vừa đáng ghét vừa đáng
sợ và tính hợp lí của trật tự ấy đã trở thành câu hỏi. Tuy nhiên những thiết chế văn
minh càng chặt chẽ, càng ráo riết thì sự xuất hiện của nó cũng kịch tính như những
gì chứng kiến ở Phương Tây”[23].
Và chính Maupassant đã khẳng định fantastique chính là “sự đột nhập dữ dội
của cái huyền bí vào khuôn khổ đời thực”[8;tr.8]. Còn Roger Caillois, một chuyên
gia về văn học kì ảo cũng xác định “Mọi cái kì ảo đều là sự vi phạm trật tự quen
thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những quy tắc
bất biến của đời thường”[8; tr.8].
Tóm lại, yếu tố kì ảo chính là cái lạ thường, nó vừa mang tính chân thật nhưng
cũng vừa mang tính huyền ảo. Đó là sự xâm nhập, tác động và chuyển hóa lẫn nhau
giữa cái bình thường với cái phi thường. Và đôi khi, cái phi thường lấn át đi cái
bình thường, để từ đó nó phá tung cái trật tự bình thường vốn có, để mở đường cho
sự phát triển của cái phi thường, cái siêu nhiên. Và đặc trưng tiêu biểu của yếu tố kì
ảo chính là sự tưởng tượng; còn cái lõi của nó chính là hướng đến sự sợ hãi, với
mục đích phục vụ nhu cầu giải trí cho con người. Chính điều này, đã giúp nhà văn
dễ dàng khám phá thế giới và tự do thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của chính mình. Và
nhờ khả năng phản ánh không giới hạn của mình, yếu tố kì ảo đã hiển nhiên trở thành
một phương tiện nghệ thuật được vận dụng rộng rãi và tạo ra sức lôi cuốn kì diệu.
Khi chúng ta đã lí giải được yếu tố kì ảo là gì? Và nắm được đặc trưng cơ bản
của yếu tố kì ảo là gì ? Thì lại có một vấn đề mới đặt ra khiến chúng ta phải suy

nghĩ, đó là yếu tố kì ảo – fantasy và yếu tố huyền thoại – myths giống và khác nhau
như thế nào?
Cả kì ảo – fantasy và huyền thoại – myths đều giống nhau ở một điểm. Đó là,
cả hai đều mang sắc màu tưởng tượng, hư cấu. Nó là sản phẩm từ trí tưởng tượng
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


10
của con người. Và nó được tạo ra nhằm đáp ứng một mục đích, một nhu cầu thẫm
mĩ nhất định.
Và bên cạnh điểm giống nhau, kì ảo – fantasy và huyền thoại - myths cũng có
những điểm khác biệt rõ rệt.
Trước hết, trung tâm thẫm mĩ của kì ảo chính là sự sợ hãi, bởi người viết
không tin hoàn toàn vào cái mình viết và đỉnh điểm của kì ảo chính là kinh dị. Mục
đích của kì ảo là tạo ra sự giải trí cho độc giả. Và tiêu biểu cho kì ảo- fantasy là tác
phẩm Bá tước ma cà rồng Dracula. Câu chuyện được tái hiện qua những trang nhật
kí của anh chàng Jonathan Harker – một cố vấn luật sư đến từ Anh quốc. Từ đó,
những điều quái dị của ngài Bá tước từng bước được hé lộ với những bữa tiệc máu
kinh hoàng. Cũng như thế, sự rùng rợn cùng với những bí ẩn của tòa lâu đài được
bật mí, với những sinh vật kì lạ, những cái xác sống,... Không chỉ là sự sợ hãi, câu
chuyện còn đề cập đến cả ẩn ức tình dục libido, khi anh chàng Jonathan đang cố tìm
cách thoát khỏi tòa lâu đài thì anh bị ba nữ ma cà rồng dụ dỗ. Dường như những
điều luật hà khắc thời bấy giờ, đã kìm hãm những nhu cầu tự nhiên của con người,
nên họ bị rơi vào trạng thái ẩn ức cao độ và họ phải giải tỏa cảm xúc ấy bằng cách
gởi nó vào những trang viết. Nhưng vẫn còn e dè tiếng nói của dư luận, nên họ phải
tạo ra những con quái vật để thể hiện những ẩn ức của mình. Và khi câu chuyện kết
thúc, cái đọng lại trong chúng ta là nỗi kinh hoàng tột độ với những chiếc răng nhọn
hoắt đầy máu, những đôi mắt đỏ tươi đầy khao khát giết chóc,... và cả những trải

nghiệm cực kì mới lạ và thú vị nữa. Đó chính là kì ảo, tạo ra sự rùng rợn đến kinh dị
nhằm phục vụ mục đích giải trí.
Còn huyền thoại thì khác, nó không tạo ra sự sợ hãi, vì người viết đặt một
niềm tin tuyệt đối vào nó. Huyền thoại không chỉ mang tính giễu nhại, mà hơn hết
nó còn hướng đến những ý nghĩa sâu xa. Tiêu biểu cho huyền thoại là tác phẩm
Trăm năm cô đơn của G. Marquez, đã từng đạt giải Nobel. Chuyện kể về ngôi làng
Macondo với bao điều kì lạ, nơi đó chỉ có thế giới của thực tại nhưng lại mang tính
siêu thực. Cái huyền thoại và cái bình thường tự do tồn tại trong ngôi làng bé nhỏ
đó: những người sống đang chuyện trò với những bóng ma, rồi những người ăn đất,
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


11
người có cái đuôi lợn quái lạ, người được thai nghén từ kén của một con bướm...,
nhưng không một ai sợ hãi, trái lại họ xem đó như một điều hiển nhiên. Chẳng có
thiên đàng mà cũng chẳng có địa ngục, dường như thời gian và không gian đã bị bôi
xóa, nó không còn hiện hữu và chẳng còn giới hạn nào nữa. Từ đó nó giúp chúng ta
có cái nhìn bao quát được toàn bộ biên niên sử của một vùng không gian rộng lớn
châu Mỹ, nó gợi đến quá khứ vĩnh hằng của dân tộc bản nguyên. Và hơn hết với cái
kết của mình, tác phẩm đã mang lại một thông điệp đầy ý nghĩa. Sau một trăm năm
sống trong sự đơn độc tự khóa kín mình, cuối cùng ngôi làng Macondo bị một trận
cuồng phong hất bay mãi mãi ra khỏi thế giới. Để thấy rằng, nếu chúng ta chỉ mãi
miết sống trong ốc đảo của chính mình, tự tách mình ra khỏi cộng động thì sớm
muộn hủy diệt sẽ đến với chúng ta. Vậy nên hãy cởi mở, hãy học cách hòa nhập với
cộng đồng, bỏ qua những định kiến của xã hội cũng như thành kiến của cá nhân để
sống đúng bản chất người hơn. Một ngôi làng chỉ tồn tại duy nhất một thế giới, với
những điều kì lạ nhưng đằng sau đó lại ngầm gửi gắm những ý nghĩa sâu sắc, đó
chính là đặc trưng của cái huyền ảo.

Và nét khác biệt cuối cùng là, cái kì ảo quy định sự vận hành, diễn biến của
cốt truyện. Hay nói cách khác, “kì ảo được viết theo lối bóc vỏ hành”[19], phần vỏ
bên ngoài là cái hiện thực đang che khuất cái lõi bên trong là kì ảo, và người ta phải
từng bước tháo bỏ lớp vỏ ngoài, thì mới thấy được cái kì ảo. Còn huyền thoại thì
không tham gia, cũng như không quy định diễn biến của cốt truyện. Huyền thoại
được viết theo “lối cắt cà rốt” [19], nghĩa là yếu tố huyền thoại xuất hiện ngay từ
đầu câu chuyện và gần như là xuyên suốt, nó phân phối tương đối đều trong cả câu
chuyện như những lát cắt của một củ cà rốt.
Vậy khi so sánh yếu tố kì ảo – fantasy với yếu tố huyền thoại – myths, chúng
ta sẽ thấy rằng: Cái huyền thoại sẽ bao hàm cái kì ảo. Và mục đích hướng đến của
huyền thoại sẽ rộng hơn, nó dùng để lí giải cội nguồn của vũ trụ, của nhân loại và
thể hiện những ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gởi gắm. Còn mục đích hướng đến
của kì ảo lại hẹp hơn, nó chủ yếu là dùng để giải trí.

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


12
1.1.2

Biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn học

Văn học kì ảo, đóng một vai trò rất quan trọng trong nền văn học của nhân
loại. Nó xuất hiện từ văn học nói đến văn học viết, từ thuở hồng hoang đến thời
hiện đại. Và ở mỗi thời kì, văn học kì ảo tồn tại ở một dạng thức khác nhau, để phù
hợp với sự phát triển không ngừng của trí tuệ loài người.
Vào thời cổ đại, con người còn non nớt về trí tuệ, thiếu thốn về phương tiện và
họ buộc phải phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, cho nên họ sợ hãi mọi thứ quanh

mình. Và hiển nhiên rằng, khi trí tuệ thua cuộc thì tâm linh sẽ thắng thế, họ mượn
những lực lượng siêu nhiên để giải thích cho tất cả và họ tin tưởng tuyệt đối vào
những điều đó. Rồi thần thoại ra đời từ đây, với những ông thần Lửa, thần Sấm,
thần Chớp, thần Gió, thần Trụ Trời,... Đây chính là nguồn gốc sâu xa nhất của văn
học kì ảo.
Theo thời gian, công xã thị tộc bị thay thế bởi chế độ phong kiến. Trong chế
độ này, con người bị áp bức bóc lột đến cùng cực, mâu thuẫn giữa giàu và nghèo đã
phân chia xã hội thành nhiều giai cấp khác nhau. Sống trong một xã hội, mà con
người bị đày ải với những luật lệ hà khắc đầy những bất công, thì họ đã gởi gắm
ước mơ của mình vào những câu chuyện. Đến đây thì cổ tích xuất hiện, với những
bà tiên, ông bụt luôn xuất hiện để cứu giúp những người lương thiện như cô Tấm
ngoan hiền (Tấm Cám), chàng hoàng tử Sọ Dừa (Sọ Dừa),... .
Sau đó, văn học viết thời kì trung đại xuất hiện. Những câu chuyện truyền
miệng trong dân gian được chọn lọc lại, để đưa vào trang viết như tác phẩm Nghìn
lẻ một đêm, tập hợp những câu chuyện cổ ở Ả Rập, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ
tiếng và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn học kì ảo ở Phương Tây. Bên
cạnh đó, cũng có những tác giả mượn chất liệu từ thần thoại và dân gian để sáng
tác, như Thần khúc của Dante, hay những vở kịch của Shakespeare (Giấc mộng đêm
hè, Hamlet,...),...Và kì ảo thời trung đại khác hẳn với những thời kì trước, hầu hết
tác giả mượn yếu tố kì ảo để gửi gắm đến người đọc những bài học, những triết lí
đạo lí tốt đẹp.

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


13
Và đến giai đoạn văn học hiện đại, với sự phát triển của trí tuệ, tư duy lí trí đã
thắng thế trước tư duy huyễn hoặc. Mặc dù con người đã thôi tin vào thần thoại, cổ

tích nhưng văn học kì ảo vẫn tồn tại, như là biểu tượng cho khả năng sáng tạo vô
biên của con người. J.R.R. Tolkien đã gọi dậy những nhân vật đầy quyền năng
trong thần thoại Bắc Âu qua tác phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn – Lord of the
Rings. Trong thời đại số với sự lên ngôi của trí tuệ và sự phát triển vượt bậc của
công nghệ, thì việc làm hồi sinh những vị thần là một điều rất thú vị. Như một góc
nhỏ, để người ta được sống với những tưởng tượng của mình, thay cho việc sống
một cách lí trí hóa khô cứng như thường nhật, chính điều đó đã khiến văn học kì ảo
trở nên thật sinh động. Và tiếp bước cho xu hướng đó, đã có hàng loạt tác phẩm tên
tuổi ra đời, một thế giới phù thủy sinh động với những phép màu dưới ngòi bút của
J.K. Rowling trong Harry Potter. Hay một thế thế với những ma cà rồng và người
sói giữa đời thường như trong Chạng vạng – Twilight của S. Meyer,... Và nếu buổi
hồng hoang, những câu chuyện về thần thánh là niềm tin, là tư duy đặc trưng của
con người thuở ấy. Thì bây giờ, sự có mặt của chúng như một hình thức để giải trí, khi
mà những bước tiến của trí tuệ đã chia rõ ranh giới giữa huyễn tưởng và thực tại.
Vậy ở mỗi giai đoạn khác nhau, yếu tố kì ảo được sử dụng với những quan
điểm và mục đích khác nhau, để phù hợp với từng chặn đường phát triển của lịch sử
nhân loại. Không chỉ chăm chăm hướng vào nội dung như thời cổ đại, mà dần về
sau, yếu tố kì ảo còn chú trọng đến cả hình thức và ngày càng có sự cân bằng hơn
về cả nội dung lẫn hình thức. Song quá trình này không phải nhanh chóng được
hoàn thiện, mà nó cần phải thực hiện từng bước và trong một thời gian dài.
1.2

S. Meyer và bộ tiểu thuyết Chạng Vạng

1.2.1

Tác giả S. Meyer

Stephenie Meyer (nhũ danh Morgan, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1973) là nhà
văn Mỹ, nổi tiếng với bộ tiểu thuyết ăn khách dành cho giới trẻ Chạng vạng, đó là

một câu chuyện xoay quanh tình yêu mãnh liệt giữa một con người bình thường –
Bella Swan, với một anh chàng ma cà rồng – Edward Cullen, đầy hấp dẫn với vẻ
đẹp bên ngoài cũng như một tâm hồn thánh thiện cao khiết bên trong.
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


14
Chạng vạng được dịch ra hơn 37 thứ tiếng và tiêu thụ hơn 40 triệu bản trên
toàn thế giới. Và phim dựa theo Chạng vạng được phát hành tại Mỹ vào ngày 21
tháng 11 năm 2008. Với sự tham gia của 3 diễn viên chính: Kristen Stewart; Robert
Pattinson và Taylor Lautner. Và với sự chuyển thể từ tiểu thuyết sang phim ảnh, bộ
tiểu thuyết Chạng vạng đã đạt được những thành công trên cả sự mong đợi. Vào
năm 2008, S. Meyer là tác giả có tác phẩm bán chạy nhất năm. Có thể gọi đó là năm
của Meyer, năm cho sự lên ngôi của Chạng vạng.
Ngoài ra, S. Meyer còn là tác giả của cuốn tiểu thuyết The Host, một tác phẩm
chiếm vị trí số một trong Bảng xếp hạng New York Times và đã giữ vững vị trí dẫn
đầu trong 26 tuần. Và Meyer dự định sẽ viết tiếp bộ truyện The Host với những tập
tiếp theo như: The Sould và The Seeker.
Quay lại với người phụ nữ đầy tài năng – Stephenie Meyer, bà sinh tại
Hartford, Connecticect, là con gái của Stephen và Candy Morgan. Bà lớn lên ở
Phoenix, Aizonna cùng 5 anh chị em của mình: Seth, Emily, Jacob, Paul và Heidi.
Meyer theo học tại Chaparral High school, Scottsdle, Arizona và đại học Brigham
Young ở Provo, Utah, nơi bà nhận bằng cử nhân văn học Anh năm 1995. Meyer là
một thành viên của The Church of Jenus Christian of Latter day Saints. Bà gặp ông
Christian với biệt danh là “pancho”, ở Arizona và họ cưới nhau vào năm 1994, sau
có được 3 con: Gabe, Seth, Eli.
Và Meyer luôn ngưỡng mộ khả năng tạo nên những tình huống tưởng tượng,
và từ đó thêm vào những nhân vật hoàn toàn có tính người để tình huống trở nên

đáng tin, của một vài tác giả. Vì thế khi viết Chạng vạng, Meyer luôn mong sẽ
mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm như thế.
1.2.2

Bộ tiểu thuyết Chạng vạng

1.2.2.1

Đề tài ma cà rồng

Trong tiếng Anh, Vampire có nghĩa là ma cà rồng. Đó là cách gọi một sinh vật
huyền huyễn được truyền tụng từ rất lâu trong kí ức của dân gian, loài này được cho
là tồn tại bằng cách uống máu từ các cá thể sống.

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


15
Và nguồn gốc ra đời của ma cà rồng vẫn luôn là một ẩn số, tất cả mọi thứ liên
quan đến nhân vật huyền thoại này, vẫn còn nằm trong điểm mù. Qua những câu
chuyện cổ, người ta biết rằng chỉ có ma cà rồng, mới có thể tạo ra một ma cà rồng
mới. Vậy lịch sử của ma cà rồng, phải được bắt đầu bởi một ma cà rồng gốc đời F1,
nhưng ma cà rồng gốc ấy được tạo ra như thế nào, thì phải đợi đến khi kinh tiên tri
Delphi ra đời mới lí giải được.
Vậy kinh Delphi là gì? Trước hết, Delphi là một vùng đất thiêng ở Hy Lạp, đó
là nơi mà nữ tiên tri Pythia tiếp nhận những lời sấm truyền của thần Apollo để
truyền đạt lại cho con người. Kinh tiên tri Delphi thật ra là tập hợp những lời sấm
truyền của thần Apollo, trong đó có một phần nhắc đến nguồn gốc của ma cà rồng.

Từ đó chúng ta biết rằng, ma cà rồng đầu tiên không phải sinh ra đã là một ma cà
rồng, mà đó là một nhà phiêu lưu người Ý tên Ambrogio. Số phận đã đưa ông ta
đến xứ Delphi, để từ đó cuộc đời ông chuyển sang một hướng khác. Đầu tiên, chính
thần mặt trời Apollo đã nguyền rủa Ambrogio rằng, da của ông sẽ bốc cháy nếu tiếp
xúc với mặt trời, nên từ đó nảy sinh ra những câu chuyện rằng ma cà rồng sẽ ngủ
trong quan tài, và đến đêm họ mới ra ngoài để đi săn. Kế đến, trong một lần đánh
cược, ông đã thua thần Hades nên phải thế linh hồn của mình cho vị chúa tể của địa
ngục. Về sau, những ma cà rồng thế hệ tiếp theo, đều bị Hades giam cầm linh hồn
dưới địa ngục. Và vị chúa tể âm ti này đã tuyên bố rằng, ma cà rồng sẽ lấy lại được
linh hồn của mình, nếu họ xuống địa ngục, nhưng khi có được linh hồn, cũng là lúc
họ mãi mãi bị cầm tù nơi đó. Cuối cùng, Ambrogio bị dính lời nguyền của nữ thần
săn bắt Artemis - người chị gái của Apollo, đã tuyên bố rằng da của ông cũng sẽ bị
bỏng nếu chạm phải bạc. Nhưng ít lâu sau, vị nữ thần này thương cho Ambrogio,
nên người đã tặng cho ông ta sự bất tử để sống mãi trong hình hài hiện có của mình,
và ban cho ông ta cả sức mạnh lẫn tốc độ để trở thành kẻ săn mồi giỏi nhất trong
tam giới, chỉ sau Artemis. Từ đây mà đặc điểm của ma cà rồng hình thành như: sợ
ánh sáng, không thấy bóng của mình ở trong gương,...
Và khởi nguồn lịch sử ma cà rồng, đã theo chân Ambrogio về Ý đến thành
Florence, nơi Ambrogio đã tạo nên một đội quân Vampire đầu tiên. Và kể từ đây,
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


16
những câu chuyện về ma cà rồng được ra đời. Tác phẩm Bá tước ma cà rồng
Dracula của nhà văn Bram Stoker, được sáng tác năm 1897. Bram Stoker đã dựa
vào một nhân vật có thật trong lịch sử, là Hoàng thân xứ Wallachia sống vào
khoảng thế kỷ 15 – Vlad III Dracula hay còn gọi là Vlad III Tapes. Hắn nổi tiếng
với cách sống rất quái dị, với tính cách rất tàn bạo. Và một trong số những hình phạt

yêu thích của hắn là dùng cọc nhọn để xuyên vào tim những người phạm tội; hắn
thích cảm giác được tra tấn và được nhìn người khác phải quằn quại đau đớn đến
chết. Chính sở thích man rợ đó, mà Vlad III Dracula có biệt danh là “kẻ xiên
người”. Dracula đích thị là ác quỷ, là hiện thân của cái ác. Và người thiên cổ đã
đồng quy Dracula chính là hóa thân của một loài sinh vật sấu xa, chuyên đi hút máu
là ma cà rồng. Nên khi nói đến ma cà rồng thì không ai là không nhớ đến Dracula.
Và Bram Stoker đã mượn hình mẫu đó, để xây dựng nên nhân vật chính cùng tên
trong tác phẩm của mình. Theo sự mô tả của B. Stoker, thì Bá tước Dracula là kẻ có
hình thù rất gớm ghiếc, với những chiếc răng nanh nhọn hoắt ươn ướt máu, với đôi
mắt đỏ màu máu và đôi tay gân guốc với bộ móng dài ngoằng rất đáng sợ. Qua
những trang nhật kí và thư từ của anh chàng Jonathan Harker, Dracula hiện lên như
một cơn ác mộng của loài người. Hắn là là một cỗ máy sát nhân, vô hồn và rất tàn
bạo. Trong một lần dung túng cho cơn khát của mình, Dracula đã giết sạch cả đoàn
thủy thủ trên một chiếc tàu của Nga, hắn thậm chí còn xé cả xác của họ để ăn sống.
Với những bữa tiệc máu kinh hoàng của mình, Bá tước ma cà rồng Dracula đã trở
thành một tác phẩm kinh dị kinh điển nói về ma cà rồng. Đây là một tác phẩm đánh
dấu cho sự xâm lấn, sự thâm nhập mạnh mẽ của ma cà rồng vào thế giới văn học.
Và theo sau đó là sự bùng nổ của hiện tượng ma cà rồng với hàng loạt những tác
phẩm. “Những chuyến phiêu lưu của một Ma cà rồng trẻ tuổi - Young Vampire
Adventures của tác giả Star Donovan kể cho khán giả biết về trải nghiệm của một
chàng trai khi bắt đầu bị biến thành ma cà rồng và phải học cách sống thích ứng với
những người bình thường. Ba mươi ngày của đêm - 30 Days of Night của Steve
Niles kể về Ma cà rồng chúa Vicente nhân thời gian mặt trời bị che lấp ở Bắc cực
30 ngày đã tìm đến nơi đây để thỏa mãn việc uống máu người mà không phải trốn
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


17

tránh ánh nắng mặt trời. Chàng trai Sheriff Eben Oleson trước tình cảnh đó đã chấp
nhận biến mình thành ma cà rồng nhằm có sức mạnh để đối đầu với Vincent… Ma
cà rồng xuất hiện khắp nơi trong lĩnh vực văn học, tạo nên những câu truyện ly kỳ
rùng rợn nhưng cũng vô cùng lãng mạn khiến người đọc say mê.”[23].
Tại sao ma cà rồng lại trở thành đề tài yêu thích của người phương Tây? Nếu
người phương Đông sống hướng nội, tâm linh và họ luôn tin vào sự tồn tại của tiên
- phật, của yêu tinh - ma quỷ. Thì người phương Tây lại sống hướng ngoại, thiết
thực, nên họ cụ thể hóa tội ác thành những nhân vật như ma cà rồng hay ma sói,...
Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến một cuộc chiến kinh hoàng đã đi vào lịch sử
phương Tây - Thập tự chinh. Đó là một loạt các cuộc chiến tranh đẫm máu của tôn
giáo, chủ yếu là sự thảm sát lẫn nhau giữa Kitô giáo với Hồi giáo. Và người ta quan
niệm rằng, những kẻ thực thi tội ác chính là hiện thân của ma cà rồng. Bên cạnh đó,
ma cà rồng là một nhân vật rất huyền bí, nên nó kích thích sự tò mò muốn khám phá
của con người. Từ những lí do đó, ma cà rồng đã trở thành một hiện tượng trong
nền văn học phương Tây.
S. Meyer dựa trên đề tài ma cà rồng đã có từ trước, để sáng tác nên Chạng
vạng. Tuy nhiên, bà đã tự tạo cho mình một lối đi mới – thay vì sợ hãi khi nhắc đến
ma cà rồng, thì người ta lại khao khát. Bộ tiểu thuyết Chạng vạng gồm 4 quyển:
Chạng vạng, Trăng non, Nhật thực và Hừng đông. Đó là câu chuyện kể về cô gái
trẻ Bella Swan 17 tuổi, chuyển từ Phoenix đến Forks, ở đây cô đã gặp và phải lòng
Edward Cullen - chàng trai ma cà rồng. Từ đây cuộc đời cô ngã sang một rẽ đường
mới, luôn phải đối mặt với những hiểm nguy bất trắc, nhưng cô sẵn sàng đánh đổi
vận mệnh của mình, để có được những khoảnh khắc bên cạnh người mình yêu. Với
tình yêu và sự dũng cảm, cô gái trẻ đã khám phá ra những bí mật cổ đại về ma cà
rồng, về người sói và cô sẵn sàng từ bỏ kiếp người, để được bên cạnh người mình
yêu mãi mãi. Bốn tập của tiểu thuyết là hành trình tìm kiếm, đấu tranh cho tình yêu
và những ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Với sự vĩ đại của mình, tình yêu giữa người và
ma cà rồng đã trở thành hội chứng văn hóa trên toàn cầu.

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai


SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


18
Chạng vạng thuộc thể loại tưởng tượng và lãng mạn, chủ yếu dành cho giới
trẻ. Tác phẩm đề cao tình yêu, sự bao dung và đức hy sinh. Không chỉ thế, tác phẩm
còn níu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống đang mất dần như: chất người, sự
hướng thiện, khả năng kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là kiềm chế dục vọng. Trong một
xã hội xô bồ như ngày nay, khi mà người ta sống tùy theo cảm xúc và buông thả
theo dục vọng, thì tác phẩm như một lời nhắc nhở kéo ta về lại với những nét đẹp
truyến thống vốn có của con người.
Bộ truyện được kể ở ngôi thứ nhất, theo điểm nhìn của Bella. Nhưng trong
Nhật thực, Hừng đông có một phần là được kể theo ngôi của Jacob Black, và trong
Mặt trời đêm kể theo Chạng vạng bằng ngôi kể của Edward, song tác phẩm Mặt
trời đêm vẫn còn chưa hoàn thành và chưa xuất bản. Khi Meyer để cho nhân vật tự
nói về chính cuộc đời của mình, vô hình chung bà đã tạo được tính chân thật và tính
biểu cảm sâu sắc.
Và ý tưởng, để S. Meyer viết nên bộ tiểu thuyết Chạng vạng là bắt nguồn từ
một giấc mơ vào đêm ngày 2 tháng 6 năm 2003. Giấc mơ về một thiếu nữ và một
ma cà rồng vừa yêu nàng lại vừa khao khát máu của nàng. Điều đó đã giúp cho
Meyer hoàn thành nên bộ tiểu thuyết đồ sộ của mình.
Và khi nói đến sự thành công của Chạng vạng, thì đó cũng chính là sự thành
công của yếu tố kì ảo. Dưới ngòi bút kì ảo điêu luyện của mình, S. Meyer đã tạo ra
một thế giới rất mới lạ, nơi đó thật ảo - ảo thật như được lồng ghép vào nhau (cả
con người, cả ma cà rồng và cả người sói cùng tồn tại với nhau; với những sự bất tử,
với những mối duyên ngầm kì lạ,...) tạo ra một không gian vừa hiện thực vừa mộng
ảo nhuốm màu cổ tích, để từ đó nói lên được những quan điểm mới mẽ của nhà văn
về thế giới.
Tóm lại, bộ tiểu thuyết Chạng vạng của S. Meyer tuy có nhiều yếu tố kinh dị,

hồi hộp nhưng suy cho cùng thì vẫn hướng về tình cảm lãng mạn. Bởi bà luôn cho
rằng đó là cảm xúc mãnh liệt nhất của con người, và còn bởi còn người sinh ra là để
yêu thương chứ không phải để giết chóc hay thù hận.

GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


19
1.2.2.2

Tóm tắt bộ tiểu thuyết Chạng vạng

Quyển 1: Chạng vạng
Chạng vạng được lấy cảm hứng từ một tác phẩm kinh điển, đó là Kiêu hãnh
và định kiến của Jane Austen. Ngay ở trang bìa, Meyer đã chọn một quả táo đỏ
mộng được giữ chặt trong đôi tay, làm hình ảnh đại diện cho quyển tiểu thuyết
Chạng vạng. Đó không phải là ngẫu hứng, mà là sự lựa chọn có ẩn ý. Quả táo đầy
dẫn dụ ấy, chính là trái cấm và con người không được phép ăn nó, bởi “những cây
hiểu thiện biết ác thì chớ ăn, vì bất cứ ngày nào ngươi ăn vào, ngươi sẽ phải chết đoạn trích Sách Sáng thế 2:17 trích trong lời mở đầu của cuốn Chạng vạng”[11;
tr.7]. Và khi họ đang giữ trong tay trái cấm, hay chính tình yêu bị cấm của mình tình yêu giữa một con người và một ma cà rồng, thì họ phải đối điện với những lựa
chọn, hoặc nếm trái cấm để được yêu rồi đi vào cõi chết, hoặc từ bỏ mãi mãi tình
yêu của mình để được sống nhưng đau khổ.
Không chỉ lôi cuốn về ý nghĩa hình ảnh, mà ngay tên tác phẩm cũng tạo ra rất
nhiều ý nghĩa – Chạng vạng. Đó là thời điểm giao thoa giữa ngày và đêm, là lúc
bóng tối và ánh sáng đang chen chút nhập nhằn vào nhau, cũng như sự lưỡng lự của
mọi quyết định, hay chính xác hơn, thời điểm đó cũng nói lên tình yêu của họ đang
chuẩn bị rơi vào những bế tắc.
Câu chuyện bắt đầu khi Bella – cô thiếu nữ 17 tuổi, chuyển từ Phoenix đến

Forks. Ở đây, cô đã gặp và phải lòng anh chàng ma cà rồng Edward. Từ đó, cô biết
nhiều hơn về nhà Cullen, đó là một gia đình luôn khao khát được sống như con
người. Họ không hút máu người mà chỉ săn động vật để sống, bởi họ luôn tin có cả
thiên đàng lẫn địa ngục, đang chờ mình khi họ biến mất trên cõi đời này. Rồi trong
một lần chơi bóng chày ở bãi đất trống, vô tình gia đình Cullen gặp một nhóm ma
cà rồng khác, nhóm này không giống gia đình của Edward, họ săn người. Khi James
nhận ra mùi máu thơm nồng và rất đặc biệt của Bella, hắn đã rất khát. Nhưng khi
nhận ra tình yêu của Edward dành cho cô cũng như cách bảo vệ rất đặc biệt của anh
ấy, đã khiến James muốn chơi trò đi săn. Đọc được những ý nghĩ tàn bạo đó của
James, Edward đã thu xếp cho cô tạm lánh đến Phoenix, nhưng đến đây Bella đã
GVHD: Ths. Phạm Phương Mai

SVTH:Hồ Thị Xuân Ngọc


×